Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

MÃ NGỌC LINH

AN GIANG, 12/2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
MÃ NGỌC LINH
CH179066

Người hướng dẫn khoa học:


PGS, TS TRẦN VĂN ĐẠT

AN GIANG, 12/2019


Luận văn “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thơng tin trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học An Giang”, do học viên Mã Ngọc
Linh thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Trần Văn Đạt. Tác giả đã báo
cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo thông qua
ngày...................................
Thư ký

TS. Huỳnh Thanh Tiến
Phản biện 1

Phản biện 2

PGS, TS Võ Văn Lộc

PGS, TS Phạm Minh Giản
Cán bộ hướng dẫn

PGS, TS Trần Văn Đạt

Chủ tịch Hội đồng

PGS, TS Nguyễn Văn Đệ


LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn“Quản lý
hoạt động ứng dụng công nghệ thơng tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở
Trường Đại học An Giang”, tôi đã nhận được sự động viên to lớn, sự giúp đỡ
tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo, nhiều thầy giáo,
cô giáo, các anh, chị đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo Trường Đại học An
Giang, các phòng ban, trung tâm; quý Thầy, Cô đã tham gia quản lý và tận
tình giảng dạy, đồng thời tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn; PGS, TS Trần Văn Đạt - người hướng dẫn
khoa học, đã tận tâm hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên
cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ để tơi có điều kiện tốt nhất hồn
thành luận văn này; và q Thầy, Cơ cùng các bạn sinh viên Trường Đại học
An Giang đã cung cấp số liệu, những thông tin cần thiết giúp tơi trong q
trình nghiên cứu.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong q trình thực hiện, song luận văn
khơng tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Kính mong nhận được những
lời chỉ dẫn, góp ý chân thành của các nhà khoa học, các cấp lãnh đạo cùng quý
thầy, cô giáo, ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp để luận văn có chất lượng
và hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 12 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện

Mã Ngọc Linh

i


TĨM TẮT
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế

giới với nhiều ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên, trong công tác quản lý nói chung,
quản lý đào tạo nói riêng vẫn phát sinh những vấn đề phức tạp cần được giải
quyết bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin. Quản lý hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ có thể coi là nền tảng
cho mọi sự phát triển của nhà trường. Để quản lý hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ thật sự mang lại
hiệu quả cần phải thực hiện nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông
tin; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; phát
triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các điều kiện hỗ trợ. Trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và thực trạng, nghiên cứu này đề xuất một số biện pháp chủ
yếu nhằm giải quyết vấn đề gặp phải trong công tác quản lý hoạt động ứng
dụng công nghệ thơng tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại
học An Giang hiện nay.
Từ khóa: Trường Đại học An Giang, ứng dụng công nghệ thông tin,
quản lý đào tạo, hệ thống tín chỉ.

ii


ABSTRACT
The credit - based training system is the advanced training method in
the world with many outstanding advantages. However, either in general
managing work or in educational management, complex issues are always
rised to be solved by the application of information technology. Managing the
application of the information technology in the credit - based training system
can be considered as the foundation for all development of the university. It is
necessary to enhance the awareness of information technology application to
manage effectively the information technology application activities in the
credit - based training system; training, fostering and improving the capacity
to apply the information technology; development of the information

technology infrastructure and supportive conditions. Based on the theoretical
and current research, this study has proposed a number of major measures to
solve the problems encountered in the management of information technology
application activities in training according to the credit - based training system
at An Giang University now.
Keywords: An Giang University, application of the information
technology, training management, the credit - based training system.

iii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về
khoa học của cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
An Giang, ngày 12 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện

Mã Ngọc Linh

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i
TÓM TẮT ..................................................................................................... ii
LỜI CAM KẾT ............................................................................................ iv
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ....................................................................... xiv
GIỚI THIỆU.................................................................................................. 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................... 2
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .................................................................. 2
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 3
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 4
10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ....................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ
THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC .................................................. 5
1.1 KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................ 5
1.1.2 Hoạt động ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ ở trường đại học ................................................................... 18
1.1.3 Nội dung quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong
v


đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học.......................................... 20
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ứng dụng công nghệ thông
tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học ........................... 27
1.2 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 29
1.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước.......................................................... 29
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước .......................................................... 30
Tiểu kết Chương 1 ....................................................................................... 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN

CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG .................................................. 33
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG .......................... 33
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển.................................................. 33
2.1.2 Sứ mạng, tầm nhìn của Trường Đại học An Giang ..................... 33
2.1.3 Hệ giá trị cốt lỗi, bản sắc của người học và triết lý giáo dục của
Trường Đại học An Giang ........................................................................ 34
2.1.4 Bộ máy tổ chức của Trường Đại học An Giang .......................... 34
2.2 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG.................. 36
2.2.1 Mục đích khảo sát ........................................................................ 36
2.2.2 Nội dung khảo sát ........................................................................ 36
2.2.3 Đối tượng khảo sát ....................................................................... 36
2.2.4 Công cụ khảo sát .......................................................................... 37
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu............................................................ 37
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐÀO
TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG 38

vi


2.3.1 Thực trạng nhận thức của CB, GV, SV đối với việc ứng dụng
CNTT trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ................................................ 38
2.3.2 Thực trạng năng lực ứng dụng CNTT trong đào tạo theo hệ thống
tín chí ở Trường Đại học An Giang .......................................................... 40
2.3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng, điều kiện cơ sở vật chất trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ .................................................................................. 43
2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC AN GIANG ........................................................................................ 67
2.4.1 Nhận thức của CBQL, GV về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ............................................................ 67

2.4.2 Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong đào tạo theo
hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học An Giang ......................................... 67
2.5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ................................................................ 75
2.5.1 Mặt mạnh ..................................................................................... 75
2.5.2 Mặt hạn chế .................................................................................. 76
2.5.3 Nguyên nhân ................................................................................ 76
2.5.4 Đánh giá chung ............................................................................ 77
Tiểu kết Chương 2 ....................................................................................... 78
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN
CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG .................................................. 79
3.1 NGUYÊN TẮC XÁC LẬP BIỆN PHÁP ............................................. 79
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu ................................................................ 79
3.1.2 Đảm bảo tính hệ thống ................................................................ 79
vii


3.1.3 Đảm bảo thực hiện các chức năng QLGD .................................. 79
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và thực tiễn ............................ 79
3.2 CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ .................................................................. 80
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động ứng dụng CNTT
cho đội ngũ CB, GV và SV ....................................................................... 80
3.2.2 Biện pháp 2: Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực của các chế định
về hoạt động ứng dụng CNTT trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ .......... 82
3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng
cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CBQL, GV và SV ................ 85
3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt
động chuyên môn nghiệp vụ ..................................................................... 87
3.2.5 Biện pháp 5: Đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng
CNTT và khai thác, sử dụng có hiệu quả trong cơng tác quản lý ............. 92

3.2.6 Biện pháp 6: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ đảm bảo cho việc
ứng dụng CNTT của đội ngũ CB và GV .................................................. 97
3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP .......................................... 99
3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ............................................................................ 100
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm............................................................... 100
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm ............................................................. 100
3.4.3 Nội dung khảo nghiệm ............................................................... 100
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm ................................................................. 101
Tiểu kết Chương 3 ..................................................................................... 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 105
1. Kết luận ................................................................................................. 105
viii


1.1 Về lý luận ...................................................................................... 105
1.3 Về kết quả nghiên cứu................................................................... 106
2. Khuyến nghị .......................................................................................... 107
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................. 107
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ..................................... 107
2.3. Đối với Trường Đại học An Giang .............................................. 107
3. Hạn chế .................................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 109
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................... 112
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................... 122
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................... 124
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................... 127

ix



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mơ hình hoạt động quản lý ............................................................. 6
Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và vai trị của thơng tin
trong chu trình quản lý .................................................................................... 9
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức Trường Đại học An Giang ...................... 35
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ kết nối hệ thống mạng Trường Đại học An Giang................ 45
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phủ sóng wifi Trường Đại học An Giang........................... 95
Sơ đồ 3.2 Mơ hình hệ thống tin học hóa cơng tác quản lý đào tạo ............... 96
Sơ đồ 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong đào tạo theo hệ thống TC ở
Trường Đại học An Giang........................................................................... 100
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Nhận thức về sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong đào tạo
theo hệ thống TC của đội ngũ CBQL, GV và SV ......................................... 39
Bảng 2.2 Kỹ năng ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, GV và SV ................. 41
Bảng 2.3 Kỹ năng ứng dụng CNTT của GV và SV...................................... 42
Bảng 2.4 Kỹ năng ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, GV ............................ 43
Bảng 2.5 Thống kê số lượng CSVC được trang bị để hỗ trợ ứng dụng CNTT
....................................................................................................................... 44
Bảng 2.6 Đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào
tạo .................................................................................................................. 47
Bảng 2.7 Tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí về điều kiện hỗ trợ (CBQL,
GV) ................................................................................................................ 52
Bảng 2.8 Đánh giá của SV về thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT ......... 54
x


Bảng 2.9 Đánh giá hệ thống phần mềm phục vụ cho hoạt động đào tạo ...... 56

Bảng 2.10 Những khó khăn của sinh viên .................................................... 58
Bảng 2.11 Thời gian hoạt động giảng dạy .................................................... 59
Bảng 2.12 Một số thuận lợi và khó khăn của GV ......................................... 62
Bảng 2.13 Một số thuận lợi và khó khăn của CBQL khi ứng dụng CNTT .. 64
Bảng 2.14 Thống kê kết quả khảo sát của CBQL về vấn đề nâng cấp hệ
thống phần mềm quản lý ............................................................................... 66
Bảng 2.15 Thống kê hoạt động nghiên cứu khoa học................................... 68
Bảng 2.16 Đánh giá thực trạng quản lý việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực
ứng dụng CNTT cho CBQL, GV .................................................................. 70
Bảng 2.17 Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong giảng dạy 72
Bảng 2.18 Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác
chuyên môn, nghiệp vụ ................................................................................. 73
Bảng 2.19 Thống kê kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo ........................ 75
Bảng 3.1 Phân bố mạng vô quyến (wifi) tại các tòa nhà .............................. 95
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Thống kê tần số mẫu trên các nhóm đối tượng CBQL, GV, SV
....................................................................................................................... 37
Biểu đồ 2.2 Đánh giá sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong đào tạo theo
hệ thống TC của CBQL, GV và SV .............................................................. 39
Biểu đồ 2.3 Thống kê CSVC được trang bị để hỗ trợ ứng dụng CNTT ....... 46
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ thể hiện tần suất điều chỉnh TKB trong năm học 20182019 ............................................................................................................... 62
Biểu đồ 2.6 Biểu đồ thống kê phổ điểm tích lũy tích lũy học phần “Tin học
đại cương” của SV......................................................................................... 71
xi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Kết quả kiểm tra băng thông Trường Đại học An Giang............... 49
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1 Bảng thống kê tần số mẫu theo năm sinh viên ........................ 112

Phụ lục 1.2 Bảng thống kê tần số mẫu theo giới tính của sinh viên ........... 112
Phụ lục 1.3 Bảng thống kê tần số mẫu theo ngành học của sinh viên ........ 112
Phụ lục 1.4 Bảng thống kê thực trạng nhận thức của CB, GV, SV đối với sự
cần thiết ứng dụng CNTT............................................................................ 114
Phụ lục 1.5 Mức độ thực hiện của các tiêu chí về điều kiện hỗ trợ (CBQL,
GV) .............................................................................................................. 115
Phụ lục 1.6 Mức độ cần thiết của các tiêu chí về điều kiện hỗ trợ (CBQL,
GV) .............................................................................................................. 116
Phụ lục 1.7 Thống kê số tín chỉ tích lũy theo ngành hình thức giáo dục chính
quy ............................................................................................................... 118
Phụ lục 1.8 Chi tiết đánh giá hệ thống phần mềm phục vụ cho hoạt động đào
tạo ................................................................................................................ 120
Phụ lục 2.1 Phân bố mẫu khảo sát CBQL và GV theo nhóm chun ngành
..................................................................................................................... 122
Phụ lục 2.2 Băng thơng mạng Internet ở một số quốc gia trong khối Asian và
khu vực (Nguồn: và ).. 122
Phụ lục 2.3 Bình quân số tín chỉ SV đăng ký trong 1 học kỳ ..................... 123
Phụ lục 3.1 Kiểm tra độ tin cậy thang đo về mức độ cấp thiết của các biện
pháp ............................................................................................................. 124
Phụ lục 3.2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo về mức độ khả thi của các biện
pháp ............................................................................................................. 124

xii


Phụ lục 4.1 Mẫu khảo sát: Dành cho cán bộ quản lý, chuyên viên ............ 127

xiii



CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.

CB
CBQL

CCVC
CĐ, ĐH

CNTT
CTĐT
ĐH
GD&ĐT
GV
NCKH
NXB
PGS.TS
PP
QLGD
SV
TKB
TC
ThS
TS
̅

Cán bộ
Cán bộ quản lý
Công chức, viên chức
Cao đẳng, đại học
Cao đẳng
Công nghệ thông tin
Chương trình đào tạo
Đại học
Giáo dục và Đào tạo
Giảng viên

Nghiên cứu khoa học
Nhà xuất bản
Phó giáo sư, tiến sĩ
Phương pháp
Quản lý giáo dục
Sinh viên
Thời khóa biểu
Tín chỉ
Thạc sĩ
Tiến sĩ
Giá trị trung bình (Mean)
Giá trị trung vị (Median)
Độ lệch chuẩn (Std. Deviation)
Sai số chuẩn (Std. Error)
Độ tin cậy thang đo (Cronbach's Alpha)
Số mẫu khảo sát

xiv


GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, công nghệ thơng tin đã và đang giữ vai trị rất to lớn trong
phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ thúc đẩy nhanh q trình tăng trưởng
kinh tế mà cịn là chiếc chìa khố để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức,
mang lại nhiều đóng góp thiết thực phục vụ nhân loại.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực cơng nghệ thơng tin đã có những
bước tiến vượt bậc về công nghệ phần cứng lẫn phần mềm, những siêu máy
tính điện tử có thể xử lý khoảng 1 triệu mũ 4 phép tính mỗi giây (đơn vị tính
petaflops) với kho dữ liệu quản lý lên đến hàng terabyte.

Ngành CNTT không chỉ giúp con người xử lý lượng thông tin khổng lồ
một cách nhanh chóng, hiệu quả bằng máy tính điện tử, mà cịn hỗ trợ hình
thành các loại hình cơng việc mới trên nền tảng mạng máy tính như: hội thảo
trực tuyến, dạy học trực tuyến, kinh doanh trực tuyến…Công nghệ thông tin
cũng mang lại những thay đổi to lớn trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều
hành và hoạt động của trường học cũng như các cơ quan quản lý nhà nước,
góp phần hình thành nên một nền văn minh mới cho nhân loại.
Ở Việt Nam, trong vài thập kỷ vừa qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm thúc đẩy phát triển CNTT. Trong đó, các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT ngày càng được cụ thể hóa bằng nhiều
văn bản quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và
tồn xã hội về vai trị của CNTT đối với công cuộc đổi mới đất nước. Theo
định hướng đến năm 2020 của Chính phủ trong chương trình quốc gia về ứng
dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ghi rõ: “Tích hợp các hệ
thống thơng tin, tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các
hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các giao dịch của các cơ quan
nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên
nhiều phương tiện khác nhau” (Thủ tướng Chính phủ, 2010, tr.3).
Hiện nay, nhiều cơ quan đang tiếp tục cải tiến quy trình cơng việc,
chuyển từ thủ công sang quản lý và tương tác trực tuyến, thể hiện rõ nhất tại
các cơ quan nhà nước là đã triển khai cổng thông tin điện tử, hệ thống văn bản
một cửa về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo
dục, hầu hết đã chuyển sang quản lý hồ sơ, kết quả học tập của học sinh, sinh
viên trên hệ thống máy tính.
Thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT vào cơng tác quản lý nói
chung và quản lý trong cơ sở giáo dục nói riêng là điều rất cần thiết, ngồi
1


hỗ trợ đổi mới cơng tác quản lý cịn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của

tổ chức. Tuy nhiên, để hoạt động ứng dụng CNTT đạt được hiệu quả tối ưu
trong công tác quản lý, chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao là
vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
Đi lên từ nền tảng Trường Cao đẳng Sư phạm, trong những năm qua
nhờ sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn, Trường Đại học An Giang đã có những
bước phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, góp phần
khơng nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu quản lý, giảng dạy, làm việc và học tập
của giảng viên, sinh viên và đội ngũ chuyên viên trong nhà trường. Trường tọa
lạc tại một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, so với mặt bằng chung các
trường ĐH, CĐ lân cận, Trường Đại học An Giang tự hào có một cơ sở hạ
tầng CNTT tương đối hiện đại. Tuy nhiên, hiệu quả của ứng dụng CNTT lại
chưa tương xứng với những đầu tư sẵn có, do vẫn cịn tồn tại nhiều yếu kém
về mặt nhân lực và tính đồng bộ của hệ thống, mà yếu tố con người là một rào
cản khá lớn. Bên cạnh đó, hệ thống phần mềm quản lý cịn khá rời rạc, chức
năng quản lý tổng thể dữ liệu cịn nhiều hạn chế gây khó khăn trong thống kê
báo cáo.
Những tồn tại này không chỉ xuất hiện riêng tại Trường Đại học An
Giang mà còn ở đại đa số những cơ sở giáo dục, sở ban ngành khác khi mới
bắt đầu thực hiện chương trình ứng dụng CNTT vào cơng tác quản lý. Song
song với những khó khăn chung, hoạt động ứng dụng CNTT vào quản lý đào
tạo cũng gặp phải nhiều điểm bất cập tương đồng.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề “Quản lý
hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở
Trường Đại học An Giang” làm đề tài nghiên cứu, với hy vọng góp phần nâng
cao chất lượng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ tại trường.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ ở Trường Đại học An Giang.

3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ ở trường đại học.

2


4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học An Giang.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống
tín chỉ ở Trường Đại học An Giang hiện nay như thế nào?
Những biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin nào
có thể giúp hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học An
Giang đạt hiệu quả cao?
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường đại học.
6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học An
Giang.
6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông
tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học An Giang nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thơng tin trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học An Giang.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu

Tại Trường Đại học An Giang.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Năm học 2016-2017 và 2017-2018.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp các tài liệu, phân loại tài liệu liên quan về: hoạt
động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thơng; đào tạo theo học chế tín
chỉ.
8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3


Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương
pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm…nhằm khảo
sát, đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học An Giang.

8.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phép toán thống kê và phần mềm SPSS để xử lý kết quả
điều tra.
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
9.1 Về mặt lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đào tạo và hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Bổ sung và hồn thiện một số quy trình quản lý hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
9.2 Về mặt thực tiễn
Đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý hoạt
động ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở
Trường Đại học An Giang.

Đề ra một số biện pháp khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả
quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo theo hệ thống
tín chỉ tại Trường Đại học An Giang.
10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần giới thiệu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng cơng nghệ
thơng tin trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học An Giang
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học An Giang

4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO THEO
HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Quản lý
Quản lý là một thuộc tính xã hội, nó phát triển theo sự phát triển của xã
hội loài người, thường xuyên biến đổi, là nội tại của mọi quá trình lao động.
Quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động
của người khác nhằm thu được kết quả mong muốn, là sự tổ chức, kết hợp vận
dụng tri thức với lao động để phát triển sản xuất xã hội.
Từ nhiều góc độ và các phương pháp tiếp cận khác nhau, người ta đã
xây dựng nhiều học thuyết về quản lý, mỗi học thuyết trong từng hồn cảnh cụ
thể có giá trị riêng của nó, đã tạo ra được những bước ngoặc lớn cho sự phát

triển các mặt hoạt động của xã hội nói chung cũng như trong lĩnh vực quản lý
nói riêng. Quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau:
Frederics William Taylor – Mỹ (1856 – 1915) cho rằng: “ Quản lý là
biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng
họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất ” (Nguyễn Thị Doan,
Đỗ Minh Cương, & Phương Kỳ Sơn, 1996, tr.8).
Theo từ điển Tiếng Việt, Quản lý (hiểu theo ý nghĩa là một động từ :
- Quản: là trơng coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định như quản lý
hồ sơ, quản lý vật tư.
- Lý: là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định
(Họ i đồng quo c gia chỉ đạo bie n soạn từ đie n Bách Khoa, 1995, tr.565,
tr.800).
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động chủ thể quản lý
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực một cách
tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” (Trần Kiểm,
2008, tr.7).
Còn theo tác giả Thái Duy Tun: “Quản lý là q trình tác động có
mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận
dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất

5


các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra” (Thái Duy
Tuyên, 2008, tr.574).
Qua những cứ liệu trên cho thấy, quản lý là hoạt động thiết yếu nảy
sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể vào khách thể,
trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, để đạt được mục tiêu chung
của tổ chức đề ra một cách hiệu quả nhất.

Qua định nghĩa cho thấy, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm người hay một tổ
chức, là cái ra hành động hay còn gọi là hoạt động quản lý.
- Khách thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm người hay một tổ
chức, tiếp nhận sự tác động của quản lý.
- Công cụ quản lý là các phương tiện mà chủ thể quản lý dùng để tác
động đến đối tượng quản lý.
- Phương pháp quản lý là phương thức tác động của chủ thể quản lý đến
đối tượng quản lý. Có nhiều phương pháp quản lý: phương pháp kinh tế,
phương pháp tâm lý – giáo dục, phương pháp thuyết phục…
Có thể mô tả hoạt động quản lý theo Sơ đồ 1.1.

Môi trường

Công cụ
quản lý
Chủ thể
quản lý

Khách thể
quản lý

Mục tiêu
quản lý

PP
quản lý
Sơ đồ 1.1 Mơ hình hoạt động quản lý
Những khái niệm, định nghĩa về quản lý được nêu trên khá gần gũi với
những quan niệm và cách thức tổ chức, quản lý đang được áp dụng trong các

tổ chức kinh tế, xã hội ở nước ta nói chung cũng như trong các trường đại học
nói riêng. Mỗi khái niệm, định nghĩa do hoàn cảnh lịch sử cũng như do
phương pháp tiếp cận đối tượng khác nhau nên có những điểm mạnh, điểm
yếu riêng. Từ những luận điểm trên, có thể rút ra được những nội dung cơ bản
6


nhất để áp dụng vào thực tiễn nhằm giúp cho các hoạt động của nhà quản lý
đạt được kết quả mong muốn.

1.1.1.2 Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là nội dung cơ bản mà chủ thể quản lý phải thực
hiện trong quá trình hoạt động quản lý, bắt đầu từ lập kế hoạch rồi tổ chức
thực hiện, chỉ đạo thực hiện và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá. Q trình này
được tiếp diễn một cách “tuần hồn” và được gọi là chu trình quản lý.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Chức năng quản lý là dạng hoạt động
quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý
nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định” (Nguyễn Ngọc Quang, 1989,
tr.58).
Khi nghiên cứu, phần lớn các tác giả đã đề cập quản lý là một hoạt
động có tính khoa học, do vậy hoạt động quản lý phải tuân theo các quy luật tự
nhiên cũng như xã hội và muốn quản lý có hiệu quả thì người quản lý phải
thực hiện tốt bốn chức năng chủ yếu, cơ bản có liên quan mật thiết với nhau
là:
a. Chức năng lập kế hoạch
Căn cứ vào thực trạng ban đầu của tổ chức và nhiệm vụ được giao từ đó
vạch ra mục tiêu của tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, và từ đó tìm
ra con đường, giải pháp, cách thức đưa tổ chức đạt được mục tiêu đó. Như
vậy, lập kế hoạch là việc xác định mục tiêu, mục đích đối với những thành tựu
trong tương lai của tổ chức; xác định con đường, biện pháp, cách thức để đạt

được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung của chức năng lập kế hoạch:
- Xác định hình thành mục tiêu đối với tổ chức;
- Xác định và đảm bảo về các nguồn lực tổ chức để đạt được mục tiêu này;
- Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt mục tiêu đó.
b. Chức năng tổ chức
Khi nhà quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những
ý tưởng đó thành hiện thực. Xét về chức năng quản lý, tổ chức là quá trình
hình thành nên những cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ
phận trong cùng một tổ chức để họ thực hiện thành công các kế hoạch để
đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ cơng tác tổ chức tốt, người
quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn nhân lực và vật lực.

7


Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người
quản lý sử dụng các nguồn lực có trong tổ chức.
c. Chức năng chỉ đạo
Là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tổ chức
nhân lực đã có của tổ chức (đơn vị) vận hành theo đúng kế hoạch để thực hiện
mục tiêu quản lý. Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã được hình
thành, nhân sự đã được tuyển dụng, người lãnh đạo phải điều khiển cho hệ
thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Đây là quá trình sử dụng
quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng bị quản lý một cách có chủ
đích, bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ nhằm phát
huy hết tiềm năng hướng vào việc đạt mục tiêu chung của tổ chức.
d. Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là những hoạt động chủ thể của quản lý, nhằm đánh giá và xử lý
các kết quả vận hành của tổ chức. Thơng qua đó, một nhóm, một cá nhân hoặc
một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những

hoạt động khắc phục, điều chỉnh nếu cần thiết. Kết quả của một quá trình hoạt
động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu khơng tương xứng thì phải
tiến hành những hoạt động điều chỉnh, uốn nắn. Đó là q trình tự điều chỉnh,
diễn ra có tính chất chu kỳ như sau:
- Nhà quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của tổ chức.
- Đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với những chuẩn mực đặt ra.
- Nhà quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch.
- Nhà quản lý hiệu chỉnh, sửa lại những chuẩn mực nếu thấy cần thiết.
Tuy các chức năng trên kế tiếp nhau nhưng chúng thực hiện đan xen
nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau. Ngoài ra chu trình quản lý thơng tin chiếm một
vai trị quan trọng, nó là phương tiện khơng thể thiếu trong quá trình hoạt động
của quản lý.
Theo tác giả Trần Kiểm, các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin
và lập thành chu trình quản lý. Các chủ thể quản lý khi triển khai hoạt động
quản lý đều thực hiện chu trình này (Trần Kiểm, 2008, tr.78).
1.1.1.3 Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thiết chế xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn
nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội; là cấu trúc cơ sở của
hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường chủ yếu thực hiện chức năng, nhiệm

8


×