Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra thuế tại chi cục thuế huyện châu thành tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.31 KB, 58 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

@

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA – KIỂM
TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Đăng Khoa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Ngọc
Lớp
: DT2QT

An Giang, Tháng 10 - 2009


Qua thời gian học tập ở Trường Đại học An Giang. Em đã
được quý Thầy Cô giáo ở Trường Đại học An Giang truyền đạt
những kiến thức quý báu và nay em viết hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn
- Quý Thầy, Cô Trường Đại học An Giang.
- Quý thầy cô Khoa Kinh Tế của trường với lòng biết ơn sâu
sắc. Đặc biệt là Thạc Sĩ Nguyễn Đăng Khoa đã tận tình hướng dẫn
để em viết hồn thành chuyên đề tốt nghiệp.
- Ban Giám Hiệu và toàn thể Thầy Cô giáo Trường Đại Học
An Giang.
- Ban lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Châu Thành và tất cả các


anh, chị ở Đội Kiểm tra thuế, Đội Kê khai - Kế tốn thuế và Tin
học, Đội Hành chính Chi cục Thuế huyện Châu Thành đã nhiệt tình
giúp đỡ trong việc cung cấp số liệu, tạo mọi điều kiện để em hồn
thành chun đề tốt nghiệp của mình.
Với những kiến thức cịn có hạn, khơng thể tránh những thiếu
sót. Em rất mong sự đóng góp của q Thầy Cơ giáo và Ban lãnh
đạo Chi cục Thuế để bài viết chuyên đề tốt nghiệp của em đạt kết
quả tốt.

Ngày 25 tháng 10 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Ngọc


GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Chƣơng 1 MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong mỗi quốc gia, chính sách thuế bao giờ cũng giữ vị trí, vai trị quan trọng
trong hệ thống luật pháp của quốc gia đó. Ở Việt Nam, chính sách thuế trước tiên phải
vừa đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, song song đó thuế cịn được sử dụng
như là một cơng cụ địn bẩy để phát triển kinh tế. Để thực hiện tốt vai trị nhiệm vụ đó,
địi hỏi q trình thực thi các chính sách thuế phải đảm bảo cơng bằng, dân chủ, thu
đúng, thu đủ các nguồn thu. Từ đó, đặt ra cho ngành thuế phải kiểm sốt chặt chẽ q
trình hành thu các sắc thuế thông qua công tác Kiểm tra – Thanh tra thuế.
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân
sách Nhà nước nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi ngân sách, phục vụ cho cơng cuộc cơng

nghiệp hóa - hiện đại hóa phát triển đất nước, giữ vững ổn định chính trị và phát triển
bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc.
Các tiêu thức để xây dựng hệ thống chính sách thuế là: Tính cơng bằng, tính hiệu
quả, tính chính xác và tính thuận lợi. Nội dung đề tài cơng tác Kiểm tra - Thanh tra thuế
nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện các luật thuế trong thời gian các
năm vừa qua tại Chi cục thuế huyện Châu Thành về mặt kiểm tra, thanh tra thuế nhằm
thực hiện các tiêu thức của chính sách thuế. Qua đó rút ra những mặt đạt được và tồn tại
giữa kết quả so với yêu cầu, giữa lý luận và thực tiễn của công tác Kiểm tra - Thanh tra
thuế, đồng thời xác định các nguyên nhân và đề xuất một số các giải pháp khắc phục
những tồn tại.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, qua quá trình nghiên cứu giáo trình giảng
dạy mơn Thuế, tạp chí thuế nhà Nước, các văn bản qui phạm pháp luật về thuế và tình
hình thực tế tại Chi cục Thuế huyện Châu Thành nên tôi chọn đề tài: "Hiệu quả công
tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Châu Thành - Tỉnh An Giang".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng và hiệu quả cơng tác
thanh tra, kiểm tra thuế. Từ đó có cách nhìn tổng quan về hệ thống thuế, cũng như cơng
tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế.
Thứ hai, đề tài này đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục
Thuế huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang nhằm góp phần làm rõ những lý luận và thực
tiễn của công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp.
Đồng thời tìm ra những tồn tại và ngun nhân trong cơng tác thanh tra, kiểm tra
thuế hiện nay. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và từng bước hồn
thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Châu Thành - Tỉnh An
Giang
1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu từ các bảng báo cáo tổng
kết thu thuế năm 2006 – 2007 - 2008, báo cáo chi tiết của Đội Kê khai - Kế toán thuế và
Tin học, Đội Kiểm tra thuế 2 của Chi cục Thuế Châu Thành và tham khảo các ý kiến
giải trình từ các cán bộ công nhân viên của Chi cục Thuế

Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

1


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

Phương pháp so sánh: Phương pháp này nghiên cứu sự biến động và xác định
mức biến động của các chỉ tiêu phân tích. Sử dụng các bảng biểu và so sánh các chỉ tiêu
về độ tăng giảm tuyệt đối, tương đối của năm này so với năm liền trước nó, so sánh số
liệu kỳ này với kỳ trước: Giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của
hiện tượng.
Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thực tế thu thập được trong quá trình
thực tập tại Chi cục Thuế, và các số liệu có được từ việc phỏng vấn trực tiếp nhân viên
Chi cục Thuế để từ đó rút ra những nhận xét và kết luận.
Ngoài ra đề tài dùng phương pháp phân tích tổng hợp lồng ghép giữa lý thuyết
với các tình huống thực tế; tham khảo thơng tin từ sách, báo, tạp chí... làm cơ sở cho
việc đánh giá và đưa ra kết luận chung.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu về "Hiệu quả Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục
Thuế Châu Thành - An Giang" năm 2006 - 2007 - 2008 nhằm mục đích nghiên cứu,
đánh giá kết quả thực hiện các luật thuế trong thời gian các năm vừa qua tại Chi cục
Thuế huyện Châu Thành về mặt kiểm tra, thanh tra thuế.

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT


2


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. QUI TRÌNH THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP:
Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế của ngành thuế, nâng cao năng
lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá
nhân có hành vi gian lận, trốn thuế; Tơn trọng và phát huy tính tự giác chấp hành và tự
chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng quy định của Nhà nước về
kê khai, nộp thuế; Thực hiện cải cách và hiện đại hố cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế,
góp phần tăng cường công tác quản lý cán bộ trong nội bộ ngành thuế. Tổng cục Thuế
ban hành Qui trình thanh tra kiểm tra doanh nghiệp kèm theo Quyết định số 1166 /QĐTCT ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Tổng cục Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
2.1.1. Một số khái niệm.
- Thanh tra, kiểm tra thuế là: sự xem xét hoạt động thực tế của đối tượng
được kiểm tra một cách chi tiết, khách quan để rút ra những kết luận đúng, sai và những
nhận định xu thế phát triển của hiện tượng, sự việc.
- Thanh tra cũng là công tác kiểm tra nhưng có sự khác nhau về mức độ, phạm
vi và phương pháp tiến hành.
Một số thuật ngữ tại qui trình này đƣợc hiểu nhƣ sau:
- Thanh tra tồn diện: là loại hình thanh tra tổng hợp, tồn diện tình hình tuân
thủ pháp luật thuế của DN mà DN đó có nghĩa vụ thực hiện và ngành thuế có trách
nhiệm quản lý.
- Thanh tra, kiểm tra hạn chế: là thanh tra, kiểm tra trong phạm vi hẹp gồm:
+ Thanh tra, kiểm tra một sắc thuế; một hoặc một số kỳ tính thuế;
+ Thanh tra, kiểm tra một hoặc một số bộ hồ sơ hoàn thuế;
+ Thanh tra, kiểm tra một hoặc một số yếu tố liên quan đến một hoặc một số kỳ

tính thuế: thanh tra, kiểm tra doanh thu tính thuế, giá vốn hàng bán, khấu hao, tiền
lương, tài sản rịng...
- Thanh tra, kiểm tra quyết tốn thuế: là thanh tra, kiểm tra các DN chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê
doanh nghiệp Nhà nước.
Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuộc Chi cục Thuế gồm: Các Tổ làm chức năng
thanh tra, kiểm tra thuộc Chi cục Thuế.
2.1.2 Quy trình của một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp
a. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra
- Thu thập thông tin về DN.
Bộ phận thanh tra, kiểm tra Cục thuế tập hợp cơ sở dữ liệu về DN từ các nguồn
thơng tin: báo cáo tài chính doanh nghiệp, tình hình chấp hành pháp luật thuế nắm được
qua cơng tác quản lý (tình hình số liệu kê khai, nộp tờ khai, nộp thuế, các vi phạm pháp
luật về thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, tố cáo...), thông tin của các ngành, các
đơn vị tại địa phương có liên quan đến cơng tác quản lý thuế như kết quả thanh tra,
kiểm tra của các ngành chức năng khác và kết quả kiểm toán (nội bộ, độc lập, Nhà
nước).

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

3


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

- Dự tính nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra DN năm:
Bộ phận thanh tra, kiểm tra Cục thuế các địa phương khi tính lập kế hoạch thanh
tra, kiểm tra năm phải căn cứ số lượng cán bộ, khả năng, năng lực của cán bộ và các

nhiệm vụ khác để tính tổng số ngày công làm việc tối đa cả năm cho công tác thanh tra,
kiểm tra DN.
Trên cơ sở tính số ngày cơng bình quân cho mỗi loại cuộc thanh tra, kiểm tra, số
ngày cơng làm việc kế hoạch năm nêu trên có tính trừ số ngày cơng dự tính vào các
cơng việc khác để dự tính số lượng DN mà Bộ phận thanh tra, kiểm tra Cục thuế có thể
thực hiện thanh tra, kiểm tra hàng năm.
- Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra:
Đối với Chi cục Thuế vì lý do chưa tập hợp đủ dữ liệu, chưa có điều kiện ứng
dụng tin học để phân tích rủi ro thì lập kế hoạch thực hiện theo các bước sau:
Bƣớc 1: Phân loại DN
Bộ phận thanh tra, kiểm tra Chi cục Thuế phân tích thơng tin kê khai thuế về
doanh số, số thuế nộp, đối chiếu với các tài liệu liên quan như bản kê hố đơn, báo cáo
tài chính doanh nghiệp, kết quả phân loại doanh nghiệp hoàn thuế ... đồng thời tra cứu
so sánh với doanh thu, thuế kê khai cùng kỳ năm trước để phát hiện, phân tích lập danh
sách các DN có dấu hiệu bất thường, cố tình khai man, trốn thuế.
Bƣớc 2: Căn cứ danh sách các DN nghi vấn có dấu hiệu vi phạm nêu trên kết
hợp với tình hình nắm được qua cơng tác quản lý và dự tính nguồn nhân lực dành cho
cơng tác thanh tra, kiểm tra,
b. Tổ chức thực hiện phân tích sâu các DN trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
* Công việc chuẩn bị thanh tra, kiểm tra.
Bộ phận thanh tra, kiểm tra Cục thuế tổ chức các nhóm để tập hợp, phân tích các
thơng tin chun sâu về các DN đã dự kiến thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch tháng. Mỗi
nhóm gồm một nhóm trưởng và một số thành viên, thực hiện các bước công việc này
gồm các nội dung sau:
- Tập hợp, phân tích thơng tin chun sâu về DN.
Mức độ, phạm vi tài liệu và nội dung thơng tin cần phân tích mà mỗi nhóm phân
tích phải thực hiện tuỳ theo yêu cầu đặt ra cho mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra.
Trường hợp thanh tra, kiểm tra để giải quyết đơn thư khiếu tố thì nghiên cứu kỹ
đơn, thư, hồ sơ kèm theo đơn thư khiếu tố hoặc liên hệ với người trực tiếp khiếu tố yêu
cầu trình bày rõ sự việc để từ đó xác định rõ nội dung cần thanh tra, kiểm tra.

- Kiểm tra tại cơ quan thuế.
Đây là bước tiếp xúc trực tiếp với DN mà nhóm phân tích phải thực hiện trong
q trình tập hợp và phân tích rủi ro các thơng tin chuyên sâu, nhằm kiểm tra tính xác
thực đối với các hồ sơ, thông tin, các nghi vấn về DN, đề xuất kiến nghị và giải pháp xử
lý đối với những nội dung đã được làm rõ . Khi thực hiện kiểm tra tại cơ quan thuế,
nhóm phân tích phải thực hiện đầy đủ các cơng việc theo trình tự sau:
+ Xác định nội dung kiểm tra tại cơ quan thuế: căn cứ kết quả phân tích thơng
tin về đối tượng thanh tra, kiểm tra, nhóm phân tích xác định cụ thể những nội dung
nghi ngờ cần DN cung cấp thêm thông tin hoặc những nội dung nghi ngờ cần tiếp xúc

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

4


GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

với DN để làm rõ (thông tin chung về DN, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch
toán, liên doanh liên kết, đối tác kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng, tăng giảm tài sản,
biên bản xác nhận công nợ nội bộ, công nợ người bán, người mua...).
+ Dự thảo giấy mời ghi rõ thời gian, địa điểm tiếp xúc với DN, kèm theo nội
dung kiểm tra tại cơ quan thuế nêu trên trình Lãnh đạo Cục thuế phê duyệt.
+ Lập biên bản ghi nhận các nội dung kiểm tra tại cơ quan: ghi nhận những nghi
ngờ đã làm rõ và đề xuất kiến nghị giải pháp xử lý; những nội dung chưa được làm rõ,
cần thực hiện thanh tra, kiểm tra tại DN.
- Xác định nội dung, phạm vi và hình thức TT-KT tại cơ sở của DN:
Căn cứ kết quả sau khi phân tích và kiểm tra tại cơ quan thuế, Trưởng nhóm
phân tích lập Phiếu đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra DN, kèm theo toàn bộ hồ sơ

trong q trình tập hợp, phân tích thơng tin và biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra tại
cơ quan thuế trình lãnh đạo Bộ phận thanh tra, kiểm tra Cục thuế xét duyệt, trong phiếu
trình ghi rõ đề nghị:
+ Hình thức quyết định (thanh tra hoặc kiểm tra);
+ Xác định qui mô, phạm vi của cuộc thanh tra, kiểm tra;
+ Xác định thời gian của cuộc thanh tra, kiểm tra;
+ Định hướng các nội dung chính mà đội thanh tra, kiểm tra cần đi sâu làm rõ.
* Thành lập đoàn (đội) thanh tra, kiểm tra.
Căn cứ vào Phiếu đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra của nhóm phân tích, Bộ
phận thanh tra, kiểm tra Cục thuế dự kiến thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra. Đối với
thanh tra toàn diện, các đồn thanh tra, kiểm tra có thể tổ chức theo các ngành để từng
bước đào tạo các nhóm cán bộ thanh tra, kiểm tra chuyên sâu ngành.
Riêng đối với các trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc giải quyết đơn
thư khiếu tố thì tuỳ theo tính chất, nội dung từng vụ việc, các đoàn thanh tra, kiểm tra
được thành lập theo chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
2.1.3. Thanh tra, kiểm tra tại cơ sở của DN theo quyết định.

Dự thảo QĐ thanh
tra, kiểm tra

Ban hành QĐ
thanh tra, kiểm tra

Công bố QĐ thanh
tra, kiểm tra

Lập nhật ký thanh
tra, kiểm tra

Hủy QĐ thanh tra,

kiểm tra

Sơ đồ Thanh tra, kiểm tra tại cơ sở của DN theo quyết định.

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

5


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

a. Ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra:
* Dự thảo và ký ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra:
Bộ phận thanh tra kiểm tra thuộc Chi cục Thuế dự thảo quyết định thanh tra
(hoặc kiểm tra) trình lãnh đạo Chi cục Thuế ký ban hành. Quyết định thanh tra, kiểm tra
phải ghi rõ: căn cứ pháp lý để thanh tra, kiểm tra; nội dung, yêu cầu, phạm vi thanh tra,
kiểm tra; thời hạn thanh tra, kiểm tra; thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra, quyền và
trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra; quyền và nghĩa vụ của
DN được thanh tra, kiểm tra
Quyết định thanh tra, kiểm tra lập thành 03 bản lưu tại Bộ phận thanh tra, kiểm
tra, hành chính và DN được thanh tra, kiểm tra mỗi đơn vị 01 bản.
Quyết định thanh tra, kiểm tra phải thông báo cho DN trước khi công bố quyết
định ít nhất là 07 ngày đối với quyết định thanh tra, 03 ngày đối với quyết định kiểm tra
(trừ các trường hợp thanh tra, kiểm tra bất thường).
Trong mọi trường hợp khi quyết định thanh tra, kiểm tra đã được ký ban hành,
nếu vì lý do khách quan hay chủ quan mà khơng tiến hành thanh tra, kiểm tra thì trưởng
đoàn thanh tra, kiểm tra (ghi trong quyết định thanh tra, kiểm tra) phải dự thảo quyết
định thu hồi quyết định thanh tra, kiểm tra và nêu rõ lý do báo cáo phụ trách Bộ phận

thanh tra, kiểm tra Cục thuế xem xét trình Cục trưởng, Chi cục trưởng thu hồi quyết
định đã ban hành.
Trường hợp khi quyết định thanh tra, kiểm tra đã ký ban hành nhưng phải hoãn
lại thì Trưởng đồn thanh tra, kiểm tra phải nêu rõ lý do hỗn và dự tính thời gian sẽ
tiến hành báo cáo phụ trách Bộ phận thanh tra, kiểm tra và Lãnh đạo Cục thuế hoặc Chi
cục Thuế.
* Công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
Kể từ ngày hết thời hạn sau khi thông báo Quyết định thanh tra, kiểm tra cho
DN được thanh tra, kiểm tra, đoàn thanh tra, kiểm tra phải tiếp xúc với giám đốc và kế
toán trưởng hoặc phụ trách kế toán. Khi tiếp xúc với đại diện của DN, Trưởng đoàn
thanh tra, kiểm tra thực hiện:
+ Công bố nội dung của quyết định thanh tra, kiểm tra: giới thiệu thành viên của
đoàn thanh tra, kiểm tra; giải thích cụ thể về mục đích, yêu cầu và nội dung thanh tra,
kiểm tra để đại diện của DN hiểu rõ và có trách nhiệm thực hiện quyết định thanh tra,
kiểm tra.
+ Trường hợp phạm vi thanh tra, kiểm tra bao gồm cả các đơn vị thành viên, chi
nhánh, đơn vị trực thuộc DN được thanh tra, kiểm tra thì Trưởng đồn thanh tra, kiểm
tra phải thơng báo cụ thể danh sách, thời gian, nội dung thanh tra, kiểm tra.
+ Đối với các trường hợp DN có hành vi khơng chấp hành Quyết định thanh tra,
kiểm tra thì đồn thanh tra, kiểm tra thực hiện trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi vi phạm về thanh tra, kiểm tra về thuế theo Nghị định số
100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
* Lập nhật ký thanh tra, kiểm tra.
Nhật ký thanh tra, kiểm tra được lập riêng cho từng cuộc thanh tra, kiểm tra.
Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm lập nhật ký thanh tra, kiểm tra để ghi
nhận toàn bộ diễn biến của từng cuộc thanh tra, kiểm tra từ khi thực hiện thủ tục thanh
tra, kiểm tra đến khi kết thúc.

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT


6


GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Trưởng đoàn và từng đoàn viên đoàn thanh tra, kiểm tra phải ký nhận và chịu
trách nhiệm về tính xác thực đối với các nội dung đã ghi trong nhật ký thanh tra, kiểm
tra; thực hiện lưu nhật ký cùng hồ sơ thanh tra, kiểm tra.
b. Thực hiện thanh tra, kiểm tra bằng việc xem xét số liệu và xác lập hồ sơ
chứng lý.

Kiểm tra,
đối chiếu số
liệu tổng hợp

Lập biên bản thu
giữ tài liệu (và
hiện vật) nếu cần
giám định tài liệu

Kiểm tra chi
tiết, lập hồ
sơ chứng lí

Báo cáo đề nghị ra
quyết định Thanh
tra thay quyết định
kiểm tra


Lập biên
bản, thanh
tra, kiểm tra

Chuyển hồ sơ DN hoặc
cơ quan quản lí cấp trên
hoặc cơ quan điều tra nếu
có dấu hiệu phạm tội

Sơ đồ Các bƣớc thực hiện thanh tra, kiểm tra
* Kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp.
Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp được thực hiện tuỳ theo phạm vi, qui
mô, nội dung cuộc thanh tra, kiểm tra theo quyết định thanh tra, kiểm tra ban hành có
gắn với yêu cầu của từng cuộc thanh tra, kiểm tra đó. Các nội dung kiểm tra đối chiếu
số liệu tổng hợp gồm:
Kiểm tra hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, mã số thuế, tình hình
đăng ký sử dụng hố đơn...
Kiểm tra đối chiếu tài liệu, hồ sơ gửi cơ quan thuế với thực tế xuất trình của DN:
báo cáo quyết tốn tài chính quí, năm; tờ khai thuế Giá trị gia tăng, bản xác định số thuế
Thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quí, tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp tự quyết
tốn năm.
Kiểm tra việc mở sổ sách và tính hợp pháp: sổ cái, các sổ theo dõi chi tiết theo
các chuẩn mực kế toán nhà nước qui định, đối chiếu số liệu tổng hợp giữa sổ chi tiết với
bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng kết tài sản.
Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể cần kiểm tra xem xét các tài liệu, hồ
sơ liên quan khác: số thuế đầu kỳ trước chuyển sang, xác nhận của cơ quan thuế, cơ
quan kho bạc nhà nước về số nộp ngân sách trong kỳ, các tài liệu liên quan đến hoàn
thuế, miễn giảm thuế ...
* Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng lý.

Căn cứ nhiệm vụ được phân cơng, từng thành viên đồn thanh tra, kiểm tra thực
hiện kiểm tra sổ sách, chứng từ và các hồ sơ liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra
theo đúng nội dung đã ghi tại quyết định thanh tra, kiểm tra.

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

7


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

Khi yêu cầu cung cấp tài liệu thì phải lập danh sách ghi rõ tên các loại tài liệu và
thời hạn cung cấp; khi nhận tài liệu phải kiểm tra lại tình trạng thực tế của các tài liệu
đó (Bản sao hay bản gốc? Có sửa chữa, can ghép gì khơng?). Nếu có nghi vấn thì thành
viên đồn thanh tra, kiểm tra phải ghi vào sổ tay riêng mà không được đánh dấu hoặc
ghi ký hiệu gì vào tài liệu đó; phải bảo quản chu đáo, cẩn thận tài liệu; khi nhận và hoàn
trả tài liệu phải có biên bản giao nhận hoặc hồn trả.
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: đối chiếu số liệu hạch tốn, số
liệu tính, kê khai, thu nộp thuế và hạch toán thực tế của doanh nghiệp với các chuẩn
mực nhà nước qui định
Trường hợp cần thiết phải giám định tài liệu, cần lập biên bản thu giữ tài liệu ghi
rõ tình trạng của tài liệu đó (kể cả hiện vật nếu có) để yêu cầu cơ quan có trách nhiệm
giám định. Đồn thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đúng qui định về giám định: Lập yêu
cầu giám định; công bố kết quả giám định; hoàn trả lại tài liệu hoặc tiếp tục tạm giữ để
xử lý.
Trong trường hợp thay đổi nội dung đã ghi trong Quyết định thanh tra, kiểm tra
hoặc trong quá trình thực hiện Quyết định kiểm tra thấy vụ việc cần phải tiến hành
thanh tra thì trưởng đồn phải lập báo cáo nêu rõ lý do, kèm theo Quyết định thanh tra,

kiểm tra đã ban hành trình Chi cục thuế: Trường hợp được chấp nhận thì thực hiện thủ
tục ban hành và lưu trữ như hướng dẫn tại điểm 1 mục này; trường hợp khơng được
chấp nhận thay đổi thì đoàn thanh tra kiểm tra phải thực hiện đúng các nội dung đã ghi
tại Quyết định thanh tra, kiểm tra đã ký.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì
Trưởng đồn thanh tra, kiểm phải kiến nghị Lãnh đạo Cục thuế, Chi cục Thuế chuyển
hồ sơ doanh nghiệp hoặc thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan điều tra
theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự.
c. Lập biên bản thanh tra, kiểm tra.
- Nội dung biên bản thanh tra, kiểm tra:
Đoàn thanh tra, kiểm tra phải lập kết luận thanh tra khi kết thúc cuộc thanh tra
hoặc kiểm tra. Biên bản kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng, chính xác,
phản ánh đầy đủ kết quả của cuộc thanh tra, kiểm tra, gồm 4 phần chủ yếu sau:
Phần 1: Nêu tóm tắt về căn cứ pháp lý để đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện
nhiệm vụ, thành phần đoàn thanh tra, kiểm tra, thời gian bắt đầu và kết thúc thanh tra,
kiểm tra; các thông tin định danh về DN được thanh tra, kiểm tra.
Phần 2: Mô tả thực trạng diễn biến của sự việc theo nội dung đã thanh tra, kiểm
tra; nêu rõ các căn cứ của vụ việc mà đoàn đã kiểm tra, xác minh; phản ánh đầy đủ tình
tiết của sự việc về hiện tượng cũng như bản chất theo các chứng lý đã kiểm tra, xác
minh; nêu cụ thể số liệu kết quả của đoàn thanh tra, kiểm tra với số liệu kê khai, báo cáo
của DN; giải thích lý do, nguyên nhân.
Phần 3: Trình bày những kết luận rút ra từ sự phân tích, tổng hợp các số liệu,
các chứng cứ đã xác minh. Các kết luận này được viết theo trình tự nội dung các sự việc
đã nêu ở phần 2. Trong từng nội dung kết luận phải khẳng định đúng sai theo các văn
bản pháp quy nào? Mức độ, phạm vi của từng vụ việc đúng sai đó.
Phần 4: Kiến nghị của đồn thanh tra, kiểm tra về giải pháp xử lý.
- Trình tự lập biên bản:

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT


8


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

+ Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra kèm theo
đầy đủ hồ sơ chứng lý đã lập với DN trong quá trình thanh tra, kiểm tra làm căn cứ lập
Biên bản thanh tra, kiểm tra.
+ Tổ chức xem xét, thảo luận thống nhất trong đoàn thanh tra, kiểm tra về các
nội dung, kết quả thanh tra, kiểm tra.
+ Tiến hành lập dự thảo Biên bản thanh tra, kiểm tra và lấy ý kiến tham gia của
các thành viên trong đoàn thanh tra, kiểm tra để hoàn chỉnh biên bản trước khi tổ chức
họp thông báo kết quả thanh tra kiểm tra với đại diện của DN được thanh tra kiểm tra.
+ Đoàn thanh tra, kiểm tra tổ chức gặp và công bố dự thảo Biên bản thanh tra,
kiểm tra đến đại diện của DN.
Riêng đối với các trường hợp chậm lập biên bản thanh tra, kiểm tra do chờ ý
kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về giải đáp các vướng mắc hoặc vì lý do khách
quan khác thì trưởng đồn phải lập tờ trình nêu rõ lý do chưa lập biên bản thanh tra,
kiểm tra chính thức báo cáo lãnh đạo Cục thuế hoặc Chi cục Thuế.
d. Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra.
- Chậm nhất 2 ngày kể từ ngày công bố Biên bản thanh tra, kiểm tra chính thức
với DN, trưởng đồn thanh tra, kiểm tra dự thảo quyết định xử lý kèm theo biên bản
thanh tra, kiểm tra trình phụ trách Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuộc Cục thuế để tổng
hợp báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra theo
đúng quy định. Quyết định xử lý phải đảm bảo ban hành chậm nhất trong thời gian 10
kể từ sau ngày công bố biên bản thanh tra, kiểm tra chính thức.
e. Báo cáo đánh giá kết quả cuộc thanh tra, kiểm tra.
Chậm nhất 10 ngày sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra, Đoàn thanh tra, kiểm tra

phải lập báo cáo kết quả cuộc thanh tra, kiểm tra. Riêng đối với DN lớn, hàng tháng Bộ
phận thanh tra, kiểm tra cơ quan Cục thuế tập hợp, photo gửi Tổng cục Thuế mỗi đơn vị
01 bản trước ngày 10 của tháng sau đó
g. Lƣu trữ hồ sơ.
Bộ phận thanh tra, kiểm tra Cục thuế tổng hợp toàn bộ hồ sơ liên quan đến mỗi
cuộc thanh tra, kiểm tra: Biên bản, quyết định xử lý, bảng phân tích trước khi thanh tra,
kiểm tra, nhật ký... mỗi đơn vị 02 bộ: lưu Bộ phận thanh tra, kiểm tra 01 bộ, Bộ phận xử
lý dữ liệu tờ khai kế toán thuế 01 bộ lưu vào hồ sơ của doanh nghiệp.
h. Theo dõi việc thực hiện Quyết định xử lý.
Hàng tháng, Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuộc cơ quan Cục thuế, bộ phận thanh
tra, kiểm tra thuộc Chi cục Thuế có trách nhiệm:
- Phối hợp với các bộ phận thu nợ, bộ phận xử lý tờ khai, bộ phận quản lý hoá
đơn ấn chỉ và các bộ phận khác có liên quan: theo dõi, đơn đốc thu ngay vào ngân sách
các khoản phải truy thu, truy hoàn, tiền phạt;
2.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA THUẾ:
Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước. Nhà
nước có nhu cầu chi tiêu cho hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, bảo vệ sự
tồn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc phòng, chăm lo giáo dục, y tế, văn hố, xã hội,
đầu tư phát triển kinh tế…Vì thế nhà nước cần phải có nguồn tài chính, tức là quỹ ngân
sách nhà nước.

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

9


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa


Các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước được thực hiện theo luật định. Như
vậy, cơ sơ chính trị xã hội của thuế là quyền lực của nhà nước. Cơ sở về kinh tế của
thuế chính là sự phát triển của nền kinh tế. Thuế là công cụ để phân phối sản phẩm
thặng dư của nền kinh tế xã hội. Nền kinh tế phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư
thì khả năng điều tiết của thuế nhiều hơn. Ngược lại thuế có tác dụng kích thích nền
kinh tế phát triển. Trong hai cơ sở trên thì cơ sở về kinh tế mang ý nghĩa quyết định đối
với thu thuế.
Tóm lại, sự cần thiết của thuế gắn liền với nguồn gốc ra đời, cơ sở tồn tại và
phát triển của thuế. Thuế là một phạm trù kinh tế khách quan mang tính chất lịch sử.
Nhiệm vụ của bộ máy nhà nước ngày càng mở rộng địi hỏi phải có ngân sách lớn, do
đó thuế ngày càng phát triển.
2.3 BẢN CHẤT CỦA THUẾ:
2.3.1 Khái niệm về thuế:
Thuế là một khoản thu của Nhà nước đối với mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội,
khoản thu đó mang tính chất bắt buộc, khơng hồn trả trực tiếp được pháp luật qui định.
Sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi cơ sở vật chất để đảm bảo điều kiện cho Nhà
nước tồn tại và thực hiện chức năng của mình. Nhà nước dùng quyền lực chính trị để
ban hành những qui định pháp luật cần thiết làm công cụ phân phối tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là tất yếu khách quan xuất phát từ
nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà nước. Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với
sự ra đời và phát triển của Nhà nước. Nhà nước sử dụng thuế làm công cụ thực hiện
chức năng của mình. Vì vậy, mỗi Nhà nước mang bản chất giai cấp nhất định nên thuế
mang bản chất giai cấp của Nhà nước sinh ra nó.
Tóm lại: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức cá nhân theo
mức độ và thời hạn được pháp luật qui định, khơng mang tính chất hồn trả trực tiếp,
nhằm sử dụng cho mục đích chung của tồn xã hội.
2.3.2. Phân loại thuế:
Tuỳ thuộc vào mục tiêu, yêu cầu của từng giai đoạn mà cơ cấu và nội dung các
sắc thuế có sự thay đổi khác nhau. Cũng tùy thuộc vào yêu cầu của việc xem xét đánh

giá và phân tích mà phân ra các loại thuế, thông thường được căn cứ theo tính chất hay
đối tượng đánh thuế của sắc thuế.
a. Phân loại theo tính chất:
- Thuế gián thu: là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản của
người nộp thuế, người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu thuế.
- Thuế trực thu: là loại thuế đánh vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế,
mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế.
b. Phân loại theo đối tƣợng đánh thuế:
- Thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ như thuế giá trị gia
tăng.
- Thuế đánh vào một số sản phẩm hàng hoá như thuế hàng hoá, thuế tiêu thụ đặt
biệt, thuế xuất nhập khẩu...

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

10


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

- Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất, thuế trước bạ, chuyển quyền...
- Thuế đánh vào việc sử dụng tài sản của Nhà nước như thuế tài nguyên, thuế về
sử dụng đất, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp...
Hệ thống thuế được áp dụng đối với nhiều đối tượng khác nhau như trên nhằm
vừa phát huy tác dụng riêng của từng sắc thuế, vừa hỗ trợ bổ sung cho nhau để bảo đảm
thực hiện chức năng toàn diện của cả hệ thống thuế.
2.3.3. Vai trò của thuế:
Mỗi loại thuế đều mang một sắc thái riêng biệt và phát huy vai trò, tác dụng nhất

định của nó. Nhưng nhìn chung tồn bộ hệ thống thuế trong cơ chế thị trường có các vai
trị đặc trưng cơ bản sau:
a. Thuế là cơng cụ chủ yếu tập trung nguồn thu cho Ngân sách Nhà nƣớc:
Để huy động nguồn lực vật chất cho mình, Nhà nước có thể sử dụng nhiều hình
thức khác nhau như phát hành thêm tiền; phát hành trái phiếu để vay trong nước và
ngoài nước; bán một phần tài sản quốc gia; thu thuế ...Trong các hình thức nêu trên thì
thuế là cơng cụ chủ yếu và có vai trị quan trọng nhất. Sử dụng cơng cụ thuế có những
ưu điểm:
- Thuế là một cơng cụ phân phối có lĩnh vực và phạm vi rộng lớn. Đối tượng
nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phát sinh nguồn
thu nhập nộp thuế.
- Tính ưu thế của động viên thông qua thuế so với các cơng cụ khác cịn thể hiện
ở chỗ: thuế kết hợp hài hịa giữa phương pháp cưỡng bức và kích thích vật chất nhằm
tạo ra sự quan tâm của các đối tượng nộp thuế tới chất lượng sản xuất và hiệu quả kinh
doanh.
b. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nƣớc:
Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng chứa đựng những
khuyết tật vốn có của nó. Đó là lý do biện minh cho sự can thiệp của Nhà nước vào quá
trình hoạt động của nền kinh tế thị trường. Nhà nước thực hiện điều tiết nền kinh tế ở
tầm vĩ mô bằng cách đưa ra những chuẩn mực mang tính định hướng lớn trên diện rộng
và bằng các cơng cụ địn bẩy để hướng các hoạt động kinh tế - xã hội theo các mục tiêu
Nhà nước đã định và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế - xã hội thực hiện
trong khuôn khổ pháp luật.
c. Thuế là cơng cụ điều hồ thu nhập, thực hiện cơng bằng trong phân phối:
Một trong những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường là có sự chênh lệch
lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Kinh tế thị trường
phát triển thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng có xu hướng
gia tăng. Sự phát triển mọi mặt của một đất nước là thành quả của sự nổ lực của cả cộng
đồng, mổi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định. Nếu không chia sẻ
thành quả phát triển kinh tế cho mọi thành viên sẽ thiếu công bằng và tạo nên sự đối lập

về quyền lợi và của cải của các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải can
thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, của cải xã hội. Thuế là một công cụ mà Nhà
nước sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này.
Các sắc thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với việc sử dụng thuế
suất luỹ tiến là sắc thuế có tác dụng rất to lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập, đảm bảo
công bằng xã hội.

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

11


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

d. Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất
kinh doanh:
Vai trị này được xuất hiện chính do quá trình tổ chức thực hiện các Luật thuế
trong thực tế. Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các qui định của các Luật
thuế đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm
vững số lượng, qui mô các cơ sở sản xuất kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh
doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh. Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ
phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đở họ tìm mọi biện pháp tháo gỡ.
Như vậy, qua cơng tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm sốt tồn diện
các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về
mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
2.2.4. Những yếu tố cấu thành nên sắc thuế
Mỗi sắc thuế đều có mục đích, yêu cầu riêng nhưng đều cấu thành bởi các yếu
tố sau:- Tên gọi: Nói lên đối tượng tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế

- Đối tượng chịu thuế: Là tập thể, cá nhân được nhà nước công nhận về mặt
pháp lý có hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản hoặc thu nhập thuộc phạm vi điều tiết
của thuế.
- Thuế suất, mức thuế, biểu thuế.
- Đối tượng tính thuế: là căn cứ để áp dụng mức thuế suất phù hợp và tính tiền
thuế phải nộp
- Chế độ kê khai, nộp thuế, hồn thuế (nếu có), miễn thuế, giảm thuế.
- Trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế
Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhằm thực hiện nghiệm chỉnh các
luật Quản lý thuế, pháp lệnh thuế, đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời tiền thuế vào
ngân sách Nhà Nước. Qui trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp áp dụng cho tất cả
các sắc thuế nhưng nổi bật nhất là 3 sắc thuế sau đây:
- Thuế giá trị gia tăng ( thuế GTGT);
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN);
- Thuế tiêu thụ đặc biệt ( thuế TTĐB);
a. Thuế giá trị gia tăng:
* Khái niệm: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng
hoá, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng.
* Đối tƣợng chịu thuế GTGT bao gồm: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế
đã ghi trong luật định.
* Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
- Giá tính thuế đƣợc quy định nhƣ sau:
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá
bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT


12


GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác
định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;
+ Đối với hàng hố, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh
tốn là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo cơng thức sau:
Giá thanh tốn

Giá chưa có thuế GTGT =

1 + thuế suất của hàng hố, dịch vụ (%)
+ Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí
thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
+ Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp
thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Có 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%. Mở rộng
diện áp dụng thuế suất 0% để khuyến khích xuất khẩu dịch vụ, bãi bỏ việc khấu trừ thuế
giá trị gia tăng đầu vào theo tỷ lệ % nhằm ngăn chặn lợi dụng việc khấu trừ thuế nhằm
chiếm đoạt tiền của ngân sách Nhà Nước.
* Phƣơng pháp tính thuế
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị
gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
- Phƣơng pháp khấu trừ thuế

Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
+ Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số
thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng
hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng;
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia
tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị
gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật
này.
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn,
chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Phƣơng pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:
+ Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị
gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị
gia tăng;
Số thuế phải nộp bằng (=) GTGT của hàng hoá, dịch vụ nhân (*) với thuế suất thuế
GTGT.

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

13


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

+ Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ

bán ra trừ giá thanh tốn của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngồi kinh doanh khơng có cơ
sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện
đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
* Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu vào phần
thu nhập chịu thuế sau khi trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ.
* Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất.
Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc
năm tài chính.
* Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng
dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân
biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hố, hồn
thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quy định
cụ thể như sau:
+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức
trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả
chậm;
* Các khoản chi phí hợp lý đƣợc trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:
- Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hố, dịch vụ.
- Chi phí ngun liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ
được tính theo mức tiêu hao hợp lý, giá thực tế xuất kho do cơ sở kinh doanh tự xác định và

chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của
Bộ luật Lao động, tiền ăn giữa ca, tiền ăn định lượng:
- Chi phí nghiên cứu khoa học, cơng nghệ; sáng kiến, cải tiến; y tế; đào tạo lao
động theo chế độ quy định; tài trợ cho giáo dục.
- Chi phí dịch vụ mua ngồi: điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định;
tiền thuê tài sản cố định; kiểm toán;
* Thuế suất:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 28%.

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

14


GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh tiến
hành tìm kiếm, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50%.
- Đối với hoạt động xổ số kiến thiết, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế
suất là 28%. Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản thu
nhập sau thuế của hoạt động xổ số kiến thiết.
c. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):
* Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hoá,
dịch vụ đặc biệt theo danh mục Nhà Nước quy định.
* Phạm vi áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt: Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt bao gồm các loại hàng, dịch vụ sau đây:
- Hàng hố:

+ Thuốc lá điếu, xì gà; Rượu, bia;
+ Xăng các loại, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm để pha chế xăng;
+ Ơ tơ dưới 24 chỗ ngồi;
+ Bài lá;
+ Vàng mã, hàng mã;
- Dịch vụ:
+ Kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke; Kinh doanh casino; Kinh doanh
giải trí có đặt cược; Kinh doanh gơn: Bán thẻ hội viên, vé chơi gơn.
* Giá tính thuế TTĐB:
- Đối với hàng sản xuất trong nước: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá của
cơ sở sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng, được xác
định cụ thể như sau:
Giá bán
Giá tính thuế TTĐB =
1 + thuế suất thuế TTĐB
- Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của luật
thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế tiệu thụ đặc biệt đối với hàng nhập
khẩu thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được tính như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
+ Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo quy định của luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn giảm thuế nhập khẩu thì
thuế nhập khẩu được xác định trong giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo số thuế nhập
khẩu cịn phải nộp.
+ Đối với hàng hố bán theo phương thức trả góp: Giá tính thuế tiêu thụ đặc
biệt là giá bán chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng của hàng hoá bán
theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản chi trả góp.

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT


15


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA,
KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CHÂU THÀNH
3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH:
3.1.1. Vị trí địa lý:
Huyện Châu Thành - An giang nằm ven bờ Sông Hậu, là huyện hàng năm lũ về
bù đắp lượng phù sa màu mỡ rất thích hợp cho việc sản xuất nơng nghiệp.
- Huớng Đông giáp Thành phố Long Xuyên - AG.
- Hướng Tây giáp huyện Tri Tôn - AG
- Hướng Nam giáp huyện Thoại Sơn - AG
- Hướng Bắc giáp huyện Châu Phú, bờ Sông Hậu huyện Chợ Mới - AG.
a. Về đƣờng bộ:
Nằm trên Quốc lộ 91 bị giới hạn bởi Phường Bình Đức (Thành phố Long
Xuyên) và xã Bình Thuỷ (Huyện Châu Phú).
Hiện nay cơ sở hạ tầng được xây dựng tương đối hồn chỉnh, hệ thống giao
thơng nơng thôn liên xã, tiếp giáp các huyện lân cận đã được nhựa hóa, tạo điều kiện
thơng thống cho xe đi lại giữa các xã trong huyện và các huyện lân cận.
b. Về đƣờng thuỷ:
Nằm cặp bờ Sông Hậu và hệ thống kênh, mương được chính quyền địa phương
chăm lo nạo vét tạo thuận lợi về nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng, thuận lợi cho các
phương tiền ghe xuồng qua lại thông thương vận chuyển giao lưu mua bán hàng hóa.
c. Về diện tích: Diện tích đất tự nhiên tồn huyện là: 35.506 ha. Trong đó:
- Đất sản xuất nơng nghiệp: 30.863 ha
- Đất chuyên dùng: 2.746 ha

- Đất ở: 1.274 ha
- Đất chưa sử dụng, sông,kênh, mương: 623 ha
d. Về dân số:
Tồn huyện có: 175.613 người (số liệu thống kê năm 2007). Mật độ dân số
trung bình: 506 người/ Km2.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI CỤC THUẾ HUYỆN CHÂU
THÀNH:
3.2.1. Chức năng của Chi cục Thuế:
- Chi cục Thuế là cơ quan chuyên môn trực thuộc Cục Thuế tỉnh An Giang,
được đặt tại huyện Châu Thành (Quốc lộ 91, Ấp Hòa Long IV, Thị Trấn An Châu), có
chức năng quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách Nhà nước
trên địa bàn theo quy định của Pháp luật.
- Chi cục Thuế được thành lập theo Quyết định số 315 TC/QĐ-TC CB ngày 21
tháng 8 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Hồng Quy) Về việc thành lập Chi cục
Thuế Nhà nước.

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

16


GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

3.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thuế:
a. Số lƣợng cán bộ: 58 người (Tính đến ngày 31/12/2008)
- Ban lãnh đạo: 03 người
- Cán bộ viên chức trực tiếp: 55 người
b. Sơ đồ tổ chức:

CHI CỤC TRƢỞNG

PHĨ CHI CỤC TRƢỞNG

Đội

khai kế
tốn
thuế
và tin
học

Đội
Quản
lý thu
nợ và
cƣỡng

chế
nợ
thuế

Đội
Quản

thu
Lệ
phí
TB&
TK


PHĨ CHI CỤC TRƢỞNG

Đội
HC Nhân
sự Tài vụ
- Ấn
chỉ

Đội
Kiểm

tra
thuế
1

Đội
Kiểm
tra
thuế
2

CÁC
VÀ THỊ
3/- Phạm vi tráchUNT
nhiệm
vàXÃ
nhiệm
vụ:TRẤN


Đội
nghiệp

vụ dự
tốn

Đội
Tun
truyền
và HT
ngƣời
nộp
thuế

Đội
thuế
liên
xã, thị
trấn

:

An Châu, Bình Hịa , An Hịa, Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình, Vĩnh Lợi, Vĩnh
Vĩnh
An, Bình Thạnh, Tân phú, H.B.Thạnh, Vĩnh Thành.
3.1.Nhuận,
Ban lãnh
đạo:
3.2.3. Cơ cấu tổ chức:
Năm 2007 thực hiện QĐ 729/QĐ-TCT ngày 18/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài

Hoà hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế
chính V/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
trực thuộc Cục Thuế và chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế. Cơ
cấu tổ chức bộ máy mới của Chi cục Thuế Châu Thành gồm:
a. Ban lãnh đạo:

Nhuận V.Thành

* Chi cục Trƣởng: Phụ trách chung, điều hành mọi hoạt động của Chi cục
Thuế, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác của Đội Hành chánh - Nhân sự - Tài vụ Quản trị- Ấn chỉ; Đội Kiểm tra thuế 1; Đội Kiểm tra thuế 2, làm việc theo chế độ Thủ
trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và Chủ tịch UBND huyện.
* Phó Chi cục Trƣởng: Có trách nhiệm thay mặt Chi cục Trưởng tổ chức chỉ
đạo điều hành giải quyết các công việc trong phạm vi được ủy quyền và chịu trách
nhiệm trước Chi cục Trưởng về lĩnh vực công tác được phân công, trực tiếp phụ trách
các lĩnh vực cơng tác của Đội Kê khai - kế tốn thuế và tin học; Đội Quản lý nợ và
cưỡng chế nợ thuế và Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác.

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

17


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

* Phó Chi cục Trƣởng:
Có trách nhiệm thay mặt Chi cục Trưởng tổ chức chỉ đạo điều hành và chịu
trách nhiệm trước Chi cục Trưởng về lĩnh vực công tác được phân công , trực tiếp phụ
trách các lĩnh vực công tác của Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; Đội Nghiệp

vụ - dự toán và Đội thuế liên xã, thị trấn.
b. Các Tổ, Đội trực thuộc Chi cục Thuế:
* Đội Tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính
sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền chính
sách, pháp luật thuế cho người nộp thuế, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên
địa bàn;
- Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế cho
người nộp thuế, người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với các Đội thuộc Chi cục Thuế, các tổ chức liên quan tổ
chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế trên địa bàn;
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy
của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
* Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ
khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện cơng tác xử lý hồ sơ
khai thuế, kế tốn thuế và tin học của Chi cục Thuế;
- Tiếp nhận và đề xuất xử lý các hồ sơ xin gia hạn thời hạn kê khai thuế, thời
hạn nộp thuế;
- Tổ chức thực hiện công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản
pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
* Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng
chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu tiền thuế

nợ, tiền phạt trên địa bàn;
- Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp
kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách Nhà nước (NSNN).
- Theo dõi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện các quyết
định xử lý nợ đối với người nộp thuế;

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

18


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy
của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
* Đội Kiểm tra thuế 1:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai
thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai
thuế trên địa bàn;
- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người
nộp thuế;
- Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập
thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thơng tin của cơ quan thuế; kiểm
tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường
trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của

người nộp thuế (ngoài kế hoạch kiểm tra được duyệt hàng năm);
- Ấn định thuế đối với các trường hợp khai thuế không đủ căn cứ, không đúng
thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được;
- Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lận thuế để chuyển hồ
sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết;
- Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sát nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê
khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh
nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp...;
- Tổng hợp. đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện cơng tác kiểm tra thuế thuộc
phạm vi mình quản lý;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
* Đội Kiểm tra thuế 2:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra thuế; giải quyết
tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm
vi quản lý của Chi cục Thuế. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra thuế trên địa bàn;
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của
người nộp thuế (theo kế hoạch kiểm tra được duyệt hàng năm);
- Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm
pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế;
- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải
quyết mhữmg thông tin phản ảnh của nhân dân về hành vi vi phạm chính sách, pháp luật
của người nộp thuế.
- Kiểm tra xác minh, giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người
nộp thuế thuộc thẩm quyềm quản lý của Chi cục Thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

19



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế, chuyển cho các cơ
quan thuế cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết;
- Tổng hợp. đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế; giải
quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý;
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của
Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao;
* Đội Nghiệp vụ - Dự toán
Giúp Chi Cục trưởng Cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính
sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ
chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cơng tác xây dựng dự toán thu;
triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế cho các bộ phận, công chức thuế trong Chi
cục Thuế;
- Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các biến động ảnh hưởng đến kết
quả thu NSNN; đánh giá, dự báo khả năng thu NSNN, tiến độ thực hiện dự toán thu
thuế của Chi cục Thuế.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tồn diện tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý
thuế; tổ chức công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của
Cục thuế;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
* Đội quản lý thu lệ phí trƣớc bạ và thu khác:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển
quyền sử dụng đất. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cơng tác quản lý thu đối với các

khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác trên địa bàn;
- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ khai thuế; tính
thuế; phát hành thơng báo thu các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu
khác;
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân nếu
Chi cục chưa thành lập Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
* Đội Hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu
trữ; cơng tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt
động và quản lý ấn chỉ thuế của Chi cục Thuế hàng năm;
- Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho
hội nghị, cuộc họp của Lãnh đạo Chi cục Thuế;

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

20


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy
của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội và của Chi cục Thuế theo quy định hiện
hành về văn thư, lưu trữ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
* Đội thuế liên xã, phƣờng, thị trấn:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá

nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác quản lý thuế đối với người nộp thuế
trên địa bàn được phân công;
- Phát hiện, theo dõi, quản lý thu đối với cơ sở XDCB, vãng lai;
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy
của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.
3.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHÂU THÀNH:
Năm 2006 - 2008 tình hình kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành tiếp tục phát
triển với tốc độ cao, sản xuất nông nghiệp tăng cả về năng suất và sản lượng. Tình hình
tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp, nhất là giá lúa hàng hóa ở mức cao có lợi cho người sản
xuất, nơng dân sản xuất có lãi, sức mua của thị trường khơng ngừng tăng, đời sống sinh
hoạt của đại bộ phần dân cư ngày càng được nâng lên đã kích thích các ngành công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ ngồi quốc doanh có bước phát
triển .
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên năm 2006 - 2008 tỉnh An
Giang nói chung, huyện Châu Thành nói riêng đã phát sinh nhiều khó khăn, thách thức
ảnh hưởng đến công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước như:
- Dịch cúm gia cầm làm cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề, các hoạt động
mua bán gia cầm hầu như khơng cịn hoạt động làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh
doanh ngành nghề bán thức ăn gia súc, thuốc thú y và ngành ăn uống.
- Giá cả một số mặt hàng biến động theo chiều hướng ngày càng tăng cao như xi
măng, sắt thép, các mặt hàng vật tư nông nghiệp, xăng dầu làm cho một số ngành nghề
khác bị ảnh hưởng bởi giá thành sản phẩm tăng lên.
- Ngành sản xuất gạch ngói chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu thuế ngoài
quốc doanh của huyện, tiếp tục bị tác động theo chiều hướng bất lợi, nguyên liệu đầu
vào cao, nhất là mặt hàng trấu, giá bán không ổn định làm ảnh hưởng lớn đến kết quả
thu chung của huyện.
Nhưng dưới sự lãnh, chỉ đạo của của thường trực Huyện uỷ, thường trực Uỷ ban

Nhân dân huyện, Ban lãnh đạo Cục Thuế và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, các tổ
chức, cá nhân đã khắc phục khó khăn để duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, thực
hiện tốt nghĩa vụ thuế. Cùng với sự kiên trì, phấn đấu vượt khó của tồn thể cán bộ
công chức Chi cục Thuế Châu Thành, phát huy những thành tích đã đạt được từ những
năm qua Chi cục Thuế Châu Thành tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách
Nhà nước mà ngành cấp trên giao, kết quả cụ thể như sau:

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

21


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

Bảng 01: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU NSNN NĂM 2006
ST
T

I
1
2

3
4
5
6

CHỈ TIÊU

TỔNG THU TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI

Thu sự nghiệp
Thuế CTN –NQD
- Thuế GTGT-TNDN
+ Thuế GTGT
+ Thuế TNDN
- Thuế tài nguyên
- Thuế TTĐB
- Thuế mơn bài
- Thu khác NQD
Lệ phí trƣớc bạ
Thuế SDĐNN
Thuế nhà đất
Thu phí – lệ phí
- Phí, lệ phí huyện
- Phí, lệ phí xã
Thuế CQSD đất
Thu tiền SD đất
Thu tiền cho thuê đất

7
8
9
10 Thu tiền bán nhà ,Bán TS SHNN
Thuê nhà SHNN,thuê mặt
11
bằng
12 Các khoản thu tại xã

13 Thu khác ngân sách
- Thu CBL,KD trái pháp luật
-Thu phạt ATGT
- Phạt VPHC khác
- Thu khác
Các khoản thu phản ánh qua
II
NSNN
1 - Thủy lợi phí
2 - Học phí
3 - Viện phí
4 - Quỹ XD.CS.VC.TH
5 - Thu K.thác đá, cát sơng
6 - Thu NDĐG XDCSHT
7 - Thu lao động cơng ích

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT

So
cùng
kỳ

Dự Toán năm
2006 (Đồng)

Thực hiện
(Đồng)

TH/DT
(%)


36.880.000.000
28.880.000.000
20.000.000
16.000.000.000
14.730.000.000
6.630.000.000
8.100.000.000

41.215.079.042
32.113.523.371
25.455.360
16.113.240.553
14.594.641.474
6.276.956.565
8.317.684.909
1.413.600
23.168.151
1.293.625.000
200.392.328
1.636.074.931
191.413.500
497.349.484
4.696.687.016
422.032.516
4.274.654.500
1.542.752.867
4.836.946.480
2.450.600
14.680.400


111,75
111,2
127,28
100,71
99,08
94,68
102,69

330.000.000

339.895.000

103,00

104,05

100.000.000
2.100.000.000
650.000.000
550.000.000
800.000.000
100.000.000

442.452.100
1.774.125.080
605.744.185
663.970.000
307.260.000
197.150.895


442,45
84,48
93,19
120,72
38,41
197,15

147,36
92,88
95,71
134,21
42,43
338,26

8.000.000.000

9.101.555.671

113,77

135,63

1.150.000.000
300.000.000
650.000.000
300.000.000
100.000.000
4.500.000.000
1.000.000.000


1.097.517.329
327.007.882
1.139.334.960
454.972.072
117.800.000
4.981.341.428
983.582.000

95,44
109,00
175,28
151,66
117,80
110,70
98,36

94,61
308,44
146,48
203,35
72,29
132,15
192,64

20.000.000
1.190.000.000
60.000.000
1.300.000.000
200.000.000

420.000.000
4.450.000.000
250.000.000
4.200.000.000
460.000.000
3.500.000.000

115,84
108,71
333,99
125,85
95,71
118,42
105,54
168,81
101,78
335,38
138,20

22

112,15
106,9
117,48
114,41
114,19
114,11
114,25
72,29
117,75

107,49
255,98
152,10
79,52
135,90
107,89
135,82
105,74
316,36
71,06
11,53
32,23


GVHD: ThS.Nguyễn Đăng Khoa

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Bảng 02: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU NSNN NĂM 2007
ST
T

I
1
2

3
4
5
6


7
8
9
10
11
12
13

II
1
2
3
4
5
6

CHỈ TIÊU
TỔNG THU TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC KHOẢN THU CÂN
ĐỐI

Thu sự nghiệp
Thuế CTN –NQD
- Thuế GTGT-TNDN
+ Thuế GTGT
+ Thuế TNDN
- Thuế tài nguyên
- Thuế TTĐB
- Thuế mơn bài

- Thu khác NQD
Lệ phí trƣớc bạ
Thuế SDĐNN
Thuế nhà đất
Thu phí -lệ phí
- Phí ,lệ phí huyện
- Phí ,lệ phí xã
Thuế CQSD đất
Thu tiền SD đất
Thu tiền cho thuê đất
Thu tiền bán nhà ,Bán TS
SHNN
Thuê nhà, thuê mặt bằng

Các khoản thu tại xã
Thu khác ngân sách
- Thu CBL,KD trái pháp luật
-Thu phạt ATGT
- Phạt VPHC khác
- Thu khác
Các khoản thu phản ánh
qua NSNN
- Thủy lợi phí
- Học phí
- Viện phí
- Quỹ XD.CS.VC.TH
- Thu NDĐG XDCSHT
- Thu lao động cơng ích

Nguyễn Minh Ngọc – DT2QT


Dự tốn năm
2007 (Đồng)

Lũy kế (Đồng)

TH/
DT(%)

So cùng
kỳ

42.800.000.000

45.272.037.440

105,78

109,84

33.450.000.000
30.000.000
19.000.000.000
17.480.000.000
8.000.000.000
9.480.000.000
0
20.000.000
1.300.000.000
200.000.000

1.800.000.000
90.000.000
500.000.000
5.110.000.000
450.000.000
4.660.000.000
1.400.000.000
3.500.000.000
0

33.598.660.290
19.458.540
16.297.212.166
14.824.119.863
6.517.979.160
8.306.140.703
4.912.400
30.548.265
1.357.875.000
79.756.638
2.225.062.780
149.918.320
553.694.560
5.424.592.823
765.962.423
4.658.630.400
2.601.155.050
2.127.150.686
15.537.500


100,44
64,86
85,77
84,81
81,47
87,62

104,62
76,44
101,14
101,57
103,84
99,86
347,51
131,85
104,97
39,80
136,00
78,32
111,33
115,50
181,49
108,98
168,60
43,98
634,03

0

933.625.000


290.000.000
330.000.000
1.400.000.000
300.000.000
670.000.000
280.000.000
150.000.000

377.879.600
1.205.197.400
1.668.175.865
541.291.830
492.283.500
620.913.000
13.687.535

130,30
365,21
119,16
180,43
73,48
221,75
9,13

111,18
272,39
94,03
89,36
74,14

202,08
6,94

9.350.000.000

11.673.377.150

124,85

129,94

1.600.000.000
450.000.000
1.000.000.000
400.000.000
5.000.000.000
900.000.000

2.858.278.639
371.623.890
1.978.162.827
255.575.764
5.584.412.530
625.323.500

178,64
82,58
197,82
63,89
111,69

69,48

260,43
113,64
173,62
56,17
112,11
63,58

152,74
104,45
39,88
123,61
166,58
110,74
106,16
170,21
99,97
185,80
60,78

6359,67

23


×