Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng dcom 3g viettel của sinh viên khóa 9 khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 47 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

 

LÊ TẤN ĐẠT

NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG DCOM 3G VIETTEL
CỦA SINH VIÊN KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ
KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ NĂM BA

An Giang, tháng 7 năm 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



CHUYÊN ĐỀ NĂM BA
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG DCOM 3G VIETTEL CỦA
SINH VIÊN KHÓA 9 KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH
DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH



SVTH: LÊ TẤN ĐẠT
LỚP: DH9QT
MSSV: DQT083292
GVHD: PHẠM TRUNG TUẤN

An Giang, tháng 7 năm 2011



Tóm Tắt
Đề tài nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - QTKD
trường Đại Học An Giang. Đề tài này với mục tiêu đưa ra những kết luận và kiến nghị về
sản phẩm Dcom 3G Viettel để sinh viên có thể chọn, sử dụng tốt hơn, các nhà cung cấp có
nhiều thơng tin về mức độ tiêu dùng và yêu cầu đối với sản phẩm.
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương.
Chương 1: Giới thiệu lý do khi thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa của đề. Đây là cơ sở ban đầu để tiến thành thực hiện đề tài.
Chương 2: Nói về các cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài, các định nghĩa có liên
quan đến hành vi tiêu dùng. Chương này giúp hiểu hơn về những đặc tính của người tiêu
dùng và q trình ra quyết định mua sản phẩm.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu của đề tài chỉ ra cách thức chọn mẫu, các bước
tiến thành đề tài. Chương này cung cấp các thơng tin giúp người nghiên cứu tiến hành theo
trình tự các bước đã đề ra, quy trình, thang đo sử dụng cho nghiên cứu giúp cho việc nghiên
cứu được dễ dàng hơn.
Chương 4: Đây là chương quan trọng nhất trong q trình nghiên cứu, các thơng
tin, số liệu sau khi thu thập xử lý sẽ được thể hiện ở chương này. Từ kết quả nghiên cứu
cho thấy sinh viên quan tâm nhiều đến tốc độ, độ bền và giá sản phẩm, đây là những tiêu
chí ảnh hưởng đến việc chọn mua và không chọn mua được đánh giá cao nhất. Kết quả và
số liệu là cơ sở để đưa ra những kết luận về hành vi tiêu dùng của sinh viên.

Chương 5: Đây là chương tổng hợp các kết quả đã nghiên cứu, từ đó đưa ra kết
luận cho nhà cung để khắc phục và cải thiện những vấn đề mà sinh viên quan tâm, nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của sinh viên và nguời tiêu dùng.


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... c
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................................... c
Chương 1. Giới Thiệu .......................................................................................................... 1
1.1

Lý do chọn đề tài. ................................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................... 2

1.3

Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................................ 2

1.4

Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................... 2

1.5


Ý nghĩa. ................................................................................................................... 2

Chương 2. Cơ Sở Lý Thuyết ............................................................................................... 3
Lý thuyết về hành vi............................................................................................................ 3
2.1 Định nghĩa hành vi người tiêu dùng ........................................................................... 3
2.2 Các đặc tính của người tiêu dùng. ............................................................................. 4
2.3 Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng. .................................................... 8
Chương 3. Phương Pháp Nghiên Cứu .............................................................................. 12
3.1

Vùng nghiên cứu ................................................................................................... 12

3.2

Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 12

3.2.1
3.3

Cỡ mẫu ............................................................................................................ 12

Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................... 12

3.3.1

Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................ 13

3.3.2

Dữ liệu sơ cấp ................................................................................................. 13


3.4

Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................. 13

3.4.1

Phân tích dữ liệu sơ cấp ................................................................................... 13

3.4.2

Phân tích dữ liệu thứ cấp: ................................................................................ 14

3.5

Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 14

3.5.1

Nghiên cứu sơ bộ. ........................................................................................... 16

3.5.2

Nghiên cứu chính thức. ................................................................................... 16

3.6

Tiến độ thực hiện ................................................................................................... 16

3.7


Các bước nghiên cứu ............................................................................................ 17

3.8

Thang đo ............................................................................................................... 17

3.8.1

Thang đo danh nghĩa: ....................................................................................... 17

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang a


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
3.8.2

Thang đo Likert: ............................................................................................. 17

Chương 4. Kết Quả Nghiên Cứu ...................................................................................... 18
4.1

Thông tin mẫu ....................................................................................................... 18

4.2

Nhận thức nhu cầu ................................................................................................ 19


4.2.1

Thời điểm phát sinh nhu cầu sử dụng Dcom 3G............................................. 19

4.2.2

Mục đích quan trọng nhất khi sử dụng............................................................ 20

4.3

Tìm kiếm thơng tin................................................................................................. 20

4.4

Đánh giá các phương án ....................................................................................... 22

4.4.1

Tiêu chí chất lượng sản phẩm ......................................................................... 22

4.4.2

Thái độ của nhân viên bán hàng ...................................................................... 23

4.4.3

Đặc tính của sản phẩm .................................................................................... 24

4.4.4


Hình thức chiêu thị được quan tâm nhất ......................................................... 24

4.4.5

Loại và gía sản phẩm thường được chọn mua ................................................ 26

4.5

Ra quyết định......................................................................................................... 27

4.5.1

Các yếu tố ảnh hưởng quyết định mua ............................................................ 27

4.5.2

Yếu tố con người ảnh hưởng nhất đến quyết định mua. ................................. 29

4.6

Hành vi sau khi mua .............................................................................................. 29

4.6.1

Mức độ hài lòng .............................................................................................. 30

4.6.2

Yếu tố ảnh hưởng không chọn Dcom 3G Viettel. ........................................... 31


4.6.3

Số lần sử dụng trong tuần................................................................................ 32

Chương 5. Kết Luận Và Kiến Nghị .................................................................................. 34
5.1

Kết luận ................................................................................................................. 34

5.2

Kiến nghị ............................................................................................................... 34

Tài Liệ Tham Khảo ............................................................................................................ 36
Bảng Hỏi Thảo Luận ........................................................................................................... i
Phụ lục ................................................................................................................................... ii
Bản Phỏng Vấn Câu Hỏi .................................................................................................... ii

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang b


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình chi tiết hành vi người tiêu dùng ........................................................... 3
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Theo Philip Koter

1998, trang 198 ..................................................................................................................... 4
Hình 2.3: Thứ bậc của nhu cầu Maslow ............................................................................ 7
Hình 2.4: Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng................................................... 8
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu............................................................................................ 10
Hình 2.6 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 15

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Giới tính .......................................................................................................... 18
Biểu đồ 4.2 Mức thu nhập sinh viên ................................................................................. 18
Biểu đồ 4.3 Thời điểm phát sinh nhu cầu sử dụng Dcom 3G ......................................... 19
Biểu đồ 4.4 Mục đích quan trọng nhất khi sử dụng........................................................ 20
Biểu đồ 4.5 Nguồn thông tin nhận biết ............................................................................. 21
Biểu đồ 4.6 Mức quan tâm về chất lượng ........................................................................ 22
Biểu đồ 4.7 Mức quan tâm về thái độ phục vụ ................................................................ 23
Biểu đồ 4.8 Đặc tính ưu tiên khi mua sản phẩm ............................................................. 24
Biểu đồ 4.9 Các hình thức chiêu thị .................................................................................. 25
Biểu đồ 4.10 Loại sản phẩm thường mua ........................................................................ 26
Biểu đồ 4.11 Giá sản phẩm thường mua .......................................................................... 27
Biểu đồ 4.12 Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua ...................................................... 28
Biểu đồ 4.13 Yếu tố con người ảnh hưởng đến quyết định mua .................................... 29
Biểu đồ 4.14 Mức hài lòng về Dcom 3G ........................................................................... 30
Biểu đồ 4.15 Các yếu tố khơng hài lịng về Dcom 3G ..................................................... 30
Biểu đồ 4.16 Các yếu tố ảnh hưởng không chọn mua ..................................................... 31
Biểu đồ 4.17 Số lần sử dụng Dcom trong tuần ................................................................ 32

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang c



Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang

Chương 1. Giới Thiệu
1.1

Lý do chọn đề tài.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mà trong thời gian
gần đây nổi bậc là sự phát triển của mạng 3G. Sự xuất hiện của mạng 3G đã góp phần rất
lớn trong việc cung cấp và tìm kiếm thơng tin cho mọi người, đặc biệt và nổi trội hơn cả là
một sản phẩm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và học tập cho sinh viên. Với mức đòi hỏi ngày
càng cao, một chiếc Dcom 3G là sự trang bị cần thiết cho sinh viên với mức độ tiện ích và
hiệu quả cao. Đó cũng là thách thức đối với các nhà cung cấp các sản phẩm 3G và các dịch
vụ 3G, trong đó ta thấy một sản phẩm thân thiện với sinh viên nhất là Dcom 3G của nhà
cung cấp Viettel. Với mức giá từ 580.000đ – 770.000đ không quá cao với sinh viên để sở
hữu một chiếc Dcom 3G, cùng với chiếc Dcom 3G của Viettel sinh viên có thể try cập vào
Internet bất kì nên đâu và các loại máy tính khác nhau mà khơng cần đến một đường truyền
hay wifi.
Sự tiện lợi, nhỏ gọn nhưng tín năng khơng kém với các mạng bằng đường truyền
hay wifi thì Dcom 3G thật sự đồng hành cùng sinh viên trong quá trình học tập, chính vì lý
đó mà ta thấy sự phát triển của các loại sản phẩm Dcom 3G của Viettel ngày một đa dạng
cùng việc sử dụng phổ biến trong sinh viên ngày một tăng cao. Việc sử dụng sản phẩm
Dcom 3G của Viettel của sinh viên có gì khác so với hành vi tiêu dùng của những đường
truyền khác hay các mạng wifi, nhu cầu sử dụng của sinh viên và việc tăng cao về số lượng
sản phẩm cũng như khách hàng sinh viên đã nói lên đều gì bên chiếc Dcom 3G. Có thể thấy
được tốc độ và tính thân thiện của nhà mạng Viettel dành cho sinh viên hay những chương
trình khuyến mãi chỉ dành riêng cho sinh viên, những yếu tố đó có phải là những vấn đề
chính tác động đến hành vi tiêu dùng của sinh khóa 9 khoa Kinh Tế - QTKD đối với sản
phẩm Dcom 3G của Viettel hay sự phổ biến đó có từ chính hành vi sử dụng của từ cá nhân

sinh viên, sự dễ dàng trong sử dụng, tiện lợi trong q trình học tập, có nhiều sinh viên
khác cùng sử dụng sản phẩm này, hay sản phẩm có giá rẻ hơn, cùng một chiếc DCom 3G
có thể sử dụng được cả ba nhà mạng khác nhau. Vậy hành vi tiêu dùng của sinh viên khoa
Kinh Tế - QTKD như thế nào với chiếc Dcom 3G cùng muôn vàng kiến thức mà trong
những trang sách vở khơng có nhưng với Dcom 3G thông tin như được gom vào một nơi,
cùng nguồn kiến thức vơ tận và những hình thức giải trí thú vị sau những giờ học của sinh
viên.
Hành vi sử dụng của sinh viên tác động đến việc cung cấp, cũng như việc nâng cao
hiểu quả của DCom 3G như thế nào cho từng mục đích sử dụng khác nhau của từng cá
nhân trong từng lĩnh vực khác nhau. Với những thiết bị kèm theo cho từng cá nhân mà
hành vi sử dụng khác nhau của sinh viên làm nổi bậc lên tính tiện ích của nó. Những nhu
cầu đó là thách thức cho nhà mạng Viettel nhằm thỏa mãn cũng như cạnh tranh cùng các
nhà mạng khác trong việc cung cấp sản phẩm DCom 3G cho sinh viên với một sản phẩm
vừa tốt vừa hợp túi tiền cho sinh viên.
Việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD ảnh hưởng như
thế nào đến nhà cung cấp Viettel, hành vi sử dụng của sinh viên có tác động như thế nào
đối với nhà mạng, việc chọn sinh viên để tìm hiểu hành vi tiêu dùng nói lên ý nghĩa như thế

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 1


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
nào? Có những tác động gì cho việc cung cấp sản phẩm trong thời gian tiếp theo của nhà
mạng Viettel.
Do đó, để hiểu rõ hơn hành vi tiêu dùng của sinh viên đối với DCom 3G của Viettel
chính xác cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của sinh viên? Cũng
như việc tăng cao trong việc sử dụng của sinh viên về DCom 3G của Viettel, những tác

động của nhà cung cấp đến hành vi tiêu dùng của sinh viên như thế nào? Cho nên, tôi quyết
định chọn đề tài “ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng DCom 3G Viettel của sinh viên khóa 9
khoa Kinh Tế - QTKD trường ĐH An Giang”.
Mục tiêu nghiên cứu.

1.2


Mô tả hành vi tiêu dùng của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - QTKD trường ĐH An
Giang đối với sản phẩm DCom 3G của Viettel.



Giải pháp cho nhà mạng Viettel cung cấp sản phẩm DCom 3G tốt hơn nhằm đáp
ứng hành vi tiêu dùng của sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu.

1.3


Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - QTKD trường ĐH An
Giang.



Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2011 đến 7/2011



Không gian nghiên cứu: khu trung tâm trường ĐH An Giang




Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của sinh viên khóa 9 khoa
Kinh Tế - QTKD trường ĐH An Giang đối với sản phẩm DCom 3G.
Phương pháp nghiên cứu.

1.4


Dùng phương pháp ngẫu nhiên phỏng vấn các sinh viên thuộc khóa 9 Khoa Kinh Tế
- QTKD



Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng thông bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp
sinh viên với cỡ mẫu là 50 mẫu.



Dùng công cụ Excel để phân tích dữ liệu thu thập được thơng qua 50 bảng câu hỏi
phỏng vấn.
Ý nghĩa.

1.5


Kết qủa nghiên cứu cho thấy được hành vi tiêu dùng của sinh viên về sản phẩm
DCom 3G, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của sinh viên.




Dùng làm tài liệu tham khảo cho nhà mạng Viettel nhận định rõ hành vi tiêu dùng
của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD, để có những chiến lược phù hợp hơn trong
thời gian tới.



Đánh giá sự thay đổi của sinh viên trong học tập cũng như trong nhận thức khi sử
dụng DCom 3G.

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 2


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang

Chương 2. Cơ Sở Lý Thuyết
Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng thơng qua q
trình ra quyết định mua và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Thông
qua các định nghĩa, các giả thuyết về hành vi để phát thảo mô hình nghiên cứu hành vi
người tiêu dùng.
Lý thuyết về hành vi
2.1 Định nghĩa hành vi người tiêu dùng1
Người tiêu dùng là người mua sắm hàng hóa để phục vụ cho nhu cầu cá nhân hoặc
một nhóm người vì nhu cầu sinh hoạt.
Hành vi người tiêu dùng là hành động của một ngừơi tiến hành mua và sử dụng sản
phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy

ra hành động. Hành vi tiêu dùng không liên quan đến hành động cụ thể xảy ra bởi từng cá
nhân khi mua và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, mà còn tất cả những yếu tố tâm lý và xã
hội ảnh hưởng đến hành động này.
Do đó, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng để tìm hiểu nhu cầu, đặc điểm, sở thích,
nhu cầu của khách là vấn đề mà các công ty và doanh nghiệp luôn quan tâm. Để hiểu rõ
hơn về hành vi của người tiêu dùng ta có mơ hình chi tiết hành vi người tiêu dùng.

Các tác
nhân
Marketing

Các tác
nhân khác

Đặc điểm
của người
mua

Quá trình
quyết định của
người mua

Quyết định của
người mua

Nhận thức vấn
đề

Lựa chọn sản
phẩm

Lựa chọn
thương hiệu
Lựa chọn đại lý
Định thời gian
mua
Định số lượng
mua

Sản phẩm

Kinh tế

Xã hội

Giá cả

Công nghệ

Văn hóa

Địa điểm

Chính trị

Cá tính

Tìm kiếm
thơng tin

Khuyến

mãi

Văn hóa

Tâm lý

Đánh giá
Quyết định
Hành vi mua

Hình 2.1 Mơ hình chi tiết hành vi người tiêu dùng2
1

Philip Kotler. 2001. Quản trị marketing. Nhà xuất bản thống kê

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 3


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
Từ mơ hình nghiên cứu ta thấy các yếu tố marketing và các yếu tố bên ngồi tác động
đến đặc điểm và q trình ra quyết định của người mua thúc đẩy quyết định của người mua
về sản phẩm. Đây chính là vấn đề các nhà kinh doanh muốn biết các yếu tố marketing tác
động như thế nào và người tiêu dùng phản úng như thế nào với các yếu tố marketing đó,
nhằm cũng cố và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ khác.
2.2 Các đặc tính của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng khi lựa chọn hay quyết định mua một sản phẩm sẽ chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố khác nhau xung quanh sản phẩm của họ.

Theo Philip Koter 1998, có bốn yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm của
người tiêu dùng.
Văn hóa
Xã hội
Cá nhân

Nền văn hóa

Tâm lý

Nhánh văn
hóa.

Nhóm tham
khảo.

Nghề nghiệp.
Gia đình.

Tầng lớp xã
hội.

Tuổi và giai
đoạn của chu
kỳ sống.
Hồn cảnh
kinh tế.
Lối sống.

Vai trị và địa

vị.

Động cơ.
Nhận thức.
Hiểu biết.
Niền tin và
thái độ.

NGƯỜI
MUA

Nhân cách và
tự ý thức.

Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Theo Philip
Koter 1998, trang 198


Các yếu tố văn hóa.

Trong bốn yếu tố được nêu yếu tố văn hóa có ảnh quan trọng nhất đối với hành vi của
người mua. Các yếu tố văn hóa gồm: văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội.
Văn hóa
Văn hóa là một hệ thống những niềm tin, giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập qn của
cộng đồng. Văn hóa được hình thành và tiến triển qua nhiều thế hệ, được lưu truyền và
2

Philip Kotler. 1999. Marketing căn bản. Nhà xuất bản thống kê

SVTH: Lê Tấn Đạt


Trang 4


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
được hấp thụ ngay từ buổi đầu của cuộc sống con người từ gia đình, trường học, tôn giáo,
từ các thành viên khác trong cộng đồng xã hội.
Văn hóa là yếu tố cơ bản và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu và hành vi của con
người, gồm cả hành vi tiêu dùng.
Nhánh văn hóa
Văn hóa của mọi cộng đồng chứa đựng những nhóm nhỏ hơn gọi là nhánh văn hóa.
Việc phân chia nhánh văn hóa căn cứ vào các yếu tố cơ bản như: dân tộc, vùng địa lý, lứa
tuổi, giới tính, tơn giáo….
Văn hóa có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng nhưng các nhóm văn hóa nhỏ
ảnh hưởng rõ nét đến sở thích, lựa chọn, đánh giá, mua sắm sản phẩm.
Tầng lớp xã hội
Trong một xã hội vấn đề phân định đẳng cấp xã hội là điều tất yếu. Vì vậy tầng lớp xã
hội có thể được định nghĩa là một nhóm người có thức bậc, đẳng cấp tương đương trong xã
hội.
Sự hình thành thứ bậc khơng chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà cịn phụ thuộc vào trình
độ, khả năng, nghề nghiệp, địa vị, nơi sinh sống, mối quan hệ giữa các thành viên khác
trong xã hội. Hành vi tiêu dùng của các tầng lớp khác nhau biểu hiện qua nhu cầu, thị hiếu
về sản phẩm, về nhãn hiệu, về địa điểm mua hàng…
Trong xã hội có nhiều tầng lớp như tầng lớp thượng lưu, trung lưu, hạ lưu…


Các yếu tố xã hội

Trong xã hội hành vi của con người chịu nhiều tác động và ràng buộc, ảnh hưởng lẫn

nhau. Nên, hành vi tiêu dùng của con người cũng chịu tác động từ các yếu tố như nhóm
tham khảo, gia đình, vai trị và địa vị.
Nm
Theo Philip Koter, nhóm thao khảo là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp đến thái độ và cách ứng xử của người nào đó.
Nhóm tham khảo ảnh hưởng trực tiếp bao gồm gia đình, bạn bè, láng giềng, đồng
nghiệp hoặc các tổ chức tơn giáo, đồn thể, hiệp hội cơng đồn…
Nhóm tham khảo ảnh hưởng gián tiếp mà bản thân người chịu ảnh hưởng khơng phải
là thành viên của nhóm bao gồm nhóm ngưỡng mộ, nhóm tẩy chay.
Các nhóm tham khảo thường ảnh hưởng đến quan điểm, cách ứng xử, phong cách
sống và cả hành vi tiêu dùng của con người.
Gia đình
Gia đình là nhóm xã hội ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi tiêu dùng cá nhân. Có thể
phân lọai gia đình thành hai loại: gia đình định hướng và gia đình phân phối.
Gia đình định hướng là gia đình gắn với khái niệm huyết thống bao gồm ông bà, cha
mẹ, con cái. Từ ông bà, cha mẹ mà mỗi thành viên có những định hướng về tơn giáo, chính

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 5


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
trị, kinh tế, phẩm chất khác nhau. Những ảnh hưởng từ loại gia đình này mang tính chất vơ
thức hoặc mang tính chất quyết định.
Gia đình phân phối bao gồm vợ chồng, con cái là nhóm tiêu dùng quan trọng nhất.
Vai trị quyết định của vợ chồng, con cái thay đổi tùy thuộc vào loại sản phẩm, trình độ
hiểu biết, kinh nghiệm về sản phẩm, vai trị và địa vị trong gia đình.
Vai trị và địa vị

Một người có thể là thành viên của nhiều nhóm trong xã hội như: thành viên của gia
đình, của câu lạc bộ, một tổ chức,… Trong từ nhóm khác nhau họ có vai trị và địa vị khác
nhau, mỗi vai trò tương ứng với một địa vị của họ trong xã hội.
Vai trò và địa vị của một người ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người đó
như: giám đốc công ty sử dụng phương tiện cấp cao ( xe ôtô, điện thoại Iphone…), mua
hàng đắt tiền….


Các yếu tố cá nhân

Quyết định mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm cá nhân
của người đó như độ tuổi, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống cá tính và quan niệm
bản thân.
Độ tuổi và chu kỳ sống
Con người thay đổi hàng hóa dịch vụ mà họ mua sắm qua các giai đoạn khác nhau
trong cuộc đời.
Ví dụ: Người trẻ tuổi thích các bộ quần áo hợp thời trang theo phong cách mới, ngược lại
người già thích những bộ đồ đơn sơ, màu sắc phù hợp phù hợp với luổi của họ.
Hành vi tiêu dùng cũng khác nhau qua các giai đoạn của chu kỳ sống gia đình. Các
giai đoạn gia đình được phân biệt bởi các yếu tố như kết hơn, có con, con cái trưởng thành,
sống tự lập,…
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ.
Ví dụ: Sự lựa chọn quần áo, giầy dép, thức ăn, các hình thức giải trí tới các phương tiện
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt rất khác nhau: công nhân khác hẳn so với một giám đốc.
Tình trạng kinh tế
Tình trạng kinh tế của một người có thể được đánh giá qua thu nhập, tài sản, khả
năng vay mượn, quan niệm về chi tiêu và tích lũy.
Tình trạng kinh tế của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến loại hàng hóa và số
lượng hàng hóa mà họ chọn lựa và mua sắm.

Phong cách sống
Phong cách sống của một người có liên quan tới kết cấu sinh hoạt của người đó trong
cuộc sống và được diễn đạt thành những hoạt động, mối quan tâm, quan điểm của người

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 6


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
đó. Phong cách sống mơ tả tổng thể một người trong sự tác động qua lại giữa người đó với
mơi trường.
Nếu biết được cá tính của một người thuộc loại gì, thì ta có thể suy ra một số điều về
những đặc điểm tâm lý nổi bậc của người đó, nhưng khơng thể suy ra được hành động, mối
quan tâm và quan điểm của người đó. Phong cách sống cố gắng kết hợp cấu trúc toàn thể về
thành động và sự ảnh hưởng qua lại trong cuộc sống của một người.
Cá tính và tự ý thức
Cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bậc của mỗi con người tạo ra thế ứng xử có tính
ổn định và nhất qn với mơi trường xung quanh.
Cá tính thường được mơ tả bằng những đặc tính vốn có của cá thể như tính tự tin, tính
thận trọng, tính tự lập, khiêm tốn, ngăn nắp, năng động, bảo thủ, tính cởi mở,…


Các yếu tố tâm lý

Hành vi tiêu dùng của con người chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý cơ bản là:
động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.
Động cơ
Động cơ là lực lượng đều khiển cá nhân và thúc đẩy họ hành động để thỏa mãn một

nhu cầu hay mong muốn nào đó. Mọi người đều có nhiều nhu cầu và nhu cầu trở thành
động cơ khi nhu cầu đó gây sức ép mạnh mẽ thúc đẩy con người kiếm cách thỏa mãn nhu
cầu đó.
Thuyết về động cơ của Abraham Maslow, thuyết này đánh giá mức độ nhu cầu theo
thứ bậc và mức độ quan trọng của các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự.

Nhu cầu tự
khẳng định mình
Nhu cầu được tôn trọng
( Tự trọng, công bằng, địa vị…)
Nhu cầu xã hội
(Tình u, cảm giác...)
Nhu cầu an tồn
(An ninh, sự bảo vệ…)
Nhu cầu sinh lý
(Đói, khát, ăn uống,..)

Hình 2.3: Thứ bậc của nhu cầu Maslow
Theo tháp Maslow ta thấy, con người cố gắn thỏa mãn nhu cầu của bản thân, từ thấp
cho đến cao. Các nhu cầu cấp thấp đòi hỏi con người thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, sau
SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 7


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
khi nhu cầu cơ bản được thỏa mãn thì các nhu cầu cấp cao hơn sẽ xuất hiện và được sắp
xếp theo mức độ quan trọng khác nhau.
Nhận thức.

Động cơ thúc đẩy con người hành động nhưng hành động của con người lại phụ
thuộc vào nhận thức của họ về môi trường xung quanh. Do đó, nhận thức là khả năng tư
duy của con người, là nột q trình mà cá nhân có thể lựa chọn, tổ chức và giải thích các
thơng tin có ý nghĩa về thế giới xung quanh.
Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các tác nhân kích tố vật lý, mà còn
phụ thuộc vào mối quan hệ của tác nhân kích thích đó với mơi trường xung quanh. Các cá
nhân có nhận thức khác nhau cùng một hiện tượng do ba yếu tố thuộc về nhận thức của mọi
người: sự chú ý có chọn lọc, sự chỉnh sửa có chọn lọc, sự lưu giữ có chọn lọc.
Sự hiểu biết
Sự hiểu biết điễn tả những thay đổi trong hành vi của một người, do đó kết quả của
kinh nghiệm có được từ học hỏi và cuộc sống.
Sự hiểu biết có thể giúp người tiêu dùng tổng quát hóa khi tiếp xúc với những kích
thích và phân biệt những kích thích khác nhau.
Niềm tin và thái độ
Thơng qua thực tiễn và sự hiểu biết mà con người có được niềm tin và thái độ. Từ đó,
niềm tin và thái độ ảnh hưởng đến hành vi của họ.
Niềm tin là những ý nghĩa cụ thể mà con người có được và một sự vật hay một vấn đề
gì đó.
Thái độ là những đánh giá tốt, xấu những xu hướng tương đối nhất qn của cá nhân,
có tính chất thuận lợi hay bất lợi về sự vật hay vấn đề gì đó.
2.3 Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng.
Quá trình ra quyết định của người mua là những diễn biến tâm lý mà người mua phải
trải qua trước khi ra quyết định mua sản phẩm, dịch vụ nào đó. Đó là một tiến trình gồm 5
giai đoạn: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thơng tin, đánh giá các phương án, quyết định mua
và hành vi sau khi mua.
Nhận biết
nhu cầu

Tìm kiếm
thơng tin


Đánh giá
các lựa chọn

Quyết định
mua

Hành vi sau
khi mua

Hình 2.4: Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng3
Nhận biết nhu cầu.
Diễn trình thường được bắt đầu khi một đòi hỏi chưa được thỏa mãn được gợi lên.
Điều kiện để phát sinh địi hỏi thường mang tính cách nội tại. Chẳng hạn như cảm giác đói
3

Philip Kotler. 1999. Marketing căn bản. Nhà xuất bản thống kê.

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 8


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
của con người. Đòi hỏi cũng có thể phát sinh do một sự kích thích từ bên ngoài như sự tác
động của quảng cáo hay hình ảnh đẹp của sản phẩm. Một nguồn gốc khác có thể xuất hiện
từ việc khơng thỏa mãn với mặt hàng đang sử dụng.
Một khi đòi hỏi xuất hiện, khách hàng thường xảy ra những xung đột hay đắn đo đối
với những điều kiện về thời gian hay tiền bạc mà họ có.

Nhu cầu có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại hay bên ngồi. Người
mua cảm thấy có sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và tình trạng mong muốn, và từ đó có
những nhu cầu khác nhau: đói, khát, mặc, du lịch, giải trí…
Cân nhắc các yếu tố có liên quan
Đơi khi địi hỏi xuất hiện nhưng khách hàng lại chưa có được những thông tin đầy đủ
về sản phẩm nên họ quyết định tìm hiểu thêm về sản phẩm. Trường hợp này thường làm
cho họ suy tính rất kĩ lưỡng trước khi quyết định mua.
Ngược lại, nếu họ đã có đầy đủ thơng tin về sản phẩm, họ có thể mua ngay mà khơng
cần qua các bước suy tính q cận trọng.
Các cân nhắc thường trở nên quan trọng trong những điều kiện sau:


Khách hàng thiếu thông tin về việc mua sắm.



Sản phẩm được coi là quan trọng.



Nhận thấy rủi ro cao nếu quyết định sai lầm.



Sản phẩm được coi là mang lại lợi ích to lớn.

Thơng thường những hàng hóa giá cả thấp, quen thuộc với người mua thì họ sẽ không
cân nhắc. Tuy nhiên, mua cân nhắc hay không cân nhắc cịn tùy thuộc vào người tiêu dùng,
khơng phải tùy thuộc vào sản phẩm.
Xác định các lựa chọn

Một khi nhu cầu đã phát sinh và người tiêu dùng đã quyết định tập trung nhiều hay ít
nỗ lực để mua hàng, các lựa chọn bắt đầu đặt ra: mua loại sản phẩm gì, nhãn hiệu nào. Việc
tìm kiếm phụ thuộc vào:
Thơng tin mà người tiêu dùng có xuất phát từ kinh nghiệm của họ.


Mức độ tin cậy đối với thông tin đó.



Sự tốn kém về thời gian và tiền bạc.

Đánh giá các phương án
Khi đã lên được danh sách các sản phẩm, nhãn hiệu có thể thỏa mãn nhu cầu, người
tiêu dùng tiến hành đánh giá các lựa chọn trước khi đưa ra quyết định chính thức. Để đánh
giá phải thiết lập nên những tiêu chuẩn (ví dụ: đối với thức ăn: tốc độ phục vụ, ngon miệng,
dinh dưỡng và giá...), các tiêu chuẩn này không phải quan trọng như nhau. Chẳng hạn sự
ngon miệng hệ số có thể cao hơn sự dinh dưỡng. Những tiêu chuẩn người tiêu dùng đưa ra
dựa trên những kinh nghiệm của bản thân họ.

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 9


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
Quyết định mua
Sau khi tìm kiếm sản phẩm và đánh giá các khả năng, người tiêu dùng sẽ quyết định
mua hoặc không mua sản phẩm. Khi đã quyết định mua sản phẩm, sẽ nảy sinh tiếp các vấn

đề: mua ở đâu, khi nào mua và các vấn đề khác.
Một trong những quyết định quan trọng nhất là việc chọn lựa cửa hàng. Thông
thường ngươi ta chọn lựa những cửa hàng ở đó họ được thoải mái lựa chọn và giá trị họ
được nâng cao, ví dụ: vị trí thuận lợi, phục vụ nhanh, hàng hóa có sẵn, giá phải chăng,
người bán hàng biết cách phục vụ.
Hành vi sau khi mua
Hành vi sau khi mua ảnh hưởng đến việc mua lần tới và việc họ kể cho những người
khác nghe về sản phẩm.
Nếu người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sản phẩm đáp ứng những mong đợi của
họ. Từ đó, họ có thể mua sản phẩm nhiều hơn trong tương lai và giới thiệu sản phẩm với
những người xung quanh.
Nếu người tiêu dùng thấy không hài lịng với những gì sản phẩm mang lại, họ có thể
sẽ khơng sử dụng sản phẩm đó nữa và im lặng khơng nói gì hoặc thậm chí nói cho người
khác nghe về những khuyết điểm của sản phẩm.
Đặc điểm người mua.
Cá tính
Hồn cảnh kinh tế
Nhận thức, Hiểu biết, Thu nhập

Các yếu tố marketing
Sản phẩm, Giá cả, Khuyến mãi
Cửa hàng bán DCom 3G
Dành riêng cho sinh viên

Quá trình ra quyết định mua

Nhận thức
nhu cầu
-Thời điểm
phát sinh

- Nguồn thơng
tin kích thích
nhu cầu

Tìm hiểu
thơng tin
- Bên trong
(kinh nghiệm,
hiểu biết bản
thân)
- Bên ngồi:
Bạn bè, người
thân,…
Tivi, Internet,
báo chí,…

Đánh giá các
phương án
- Sản phẩm
- Giá cả
- Địa điểm bán
hàng
- Chiêu thị

Ra quyết định
- Sản phẩm
- Giá cả
- Địa điểm bán
hang
- Chiêu thị

- Yếu tố khác
ảnh hưởng đến
q trình ra
quyết định

Hành vi sau
khi mua

Hài lịng

Khơng hài
lịng

Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 10


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
Hành vi tiêu dùng được thể hiện qua các giai đoạn.
Nhận thức nhu cầu: Là quá trình đầu tiên trong hành vi của người tiêu dùng, đây
là giai đoạn đầu tiên của quá trình, nhằm phát hiện nhu cầu, nhận thấy sự cần thiết của
DCom 3G Viettel đối với sinh viên.
Tìm hiểu thơng tin: Nhu cầu của người tiêu dùng thúc đẩy họ tìm kiếm những
thông tin liên quan đến sản phẩm, để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết về sản phẩm họ quan tâm
đến. Nguồn thơng được cung cấp nhiều hay ít tùy vào khối lượng thơng tin có sẵn hay
khơng, có dễ tìm kiếm không…

Đánh giá các nhu cầu: Nguồn thông tin mà người tiêu dùng có được, có cho họ
nhiều lựa chọ về sản phẩm, nhằm so sánh đánh giá các tính năng cùng sản phẩm, thương
hiệu khác nhau. Để làm cơ sở cho người tiêu dùng đưa ra quyết định chọn mua sản phẩm.
Quyết định chọn mua: Sau khi đánh giá và so sánh giữa các lựa chọn về sản phẩm
người tiêu dùng sẽ đi đến quyết định mua sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ban đầu về sản
phẩm.
Hành vi sau khi mua: Sản phẩm sau khi được đánh giá thơng qua q trình sử
dụng người tiêu dùng cảm nhận hài lịng hay khơng hài lịng. Người tiêu dùng cảm thấy hài
lòng khi sản phẩm đáp ứng được nhu cầu như mong đợi hoặc hơn thế nữa. Nếu sản phẩm
không đáp ứng những nhu cầu nhu mong đợi người tiêu dùng có những thái độ phản ánh về
sản phẩm.

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 11


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang

Chương 3. Phương Pháp Nghiên Cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mô tả hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh
viên khóa 9 khoa Kinh Tế - QTKD trường ĐH An Giang nên phương pháp nghiên cứu
được dùng là phương pháp mô tả. Nội dung của chương bao gồm: phương pháp thu thập dữ
liệu, giới thiệu quy trình nghiên cứu và các bước trong quy trình, phương pháp chọn mẫu
và các loại thang đo.
3.1

Vùng nghiên cứu


Đề tài tìm hiểu về hành vi sử dụng Dcom 3G Viettel khóa 9 khoa Kinh Tế - QTKD,
nên khu vực nghiên cứu là khu trung tâm trường ĐH An Giang. Đây là khu vực tập trung
hầu hết các sinh viên các ngành thuộc khoa kinh tế, nên việc phỏng vấn ngẫu nhiên được
tiến hành dễ hơn, thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu làm cơ sở nghiên cứu.
3.2

Phương pháp chọn mẫu

Quá trình chọn mẫu là chọn ra từ tổng thể với số lượng lớn bằng cách khảo sát những
cá thể trong tổng thể đó, nhằm dựa vào số lượng cá thể nghiên cứu ta có thể khái quát cho
tổng thể.
Nhằm giảm thời gian và chi phí trong việc khảo sát ta chọn trong tổng thể những cá
thể mang tính đại diện.
Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện bằng cách phát bảng hỏi cho sinh viên ngành kinh
tế, đây là cách chọn mẫu tận dụng được nhiều thời gian để phỏng vấn các bạn sinh viên, có
thể phát bảng hỏi đầu giờ học và thu lại vào giờ ra chơi. Với phương pháp này số bảng hỏi
thu được sẽ mang tính khách quan khơng gị bó vì thời gian và sự có mặt của người phỏng
vấn.
Số lượng mẫu được lấy là 50 mẫu, căn cứ vào tổng thể và phần mềm Excel có thể
chạy tốt với số lượng mẫu tối thiểu là 30 mẫu.
3.2.1

Cỡ mẫu

Cỡ mẫu phỏng vấn nói lên mức độ chính xác của q trình nghiên cứu, cỡ mẫu càng
lớn thì độ tin cậy càng cao. Ở đây chọn cỡ mẫu là 50 mẫu cho việc nghiên cứu hành vi tiêu
dùng DCom 3G của sinh viên để thu thập dữ liệu và đưa ra kết luận cho quá trình nghiên
cứu.
3.3


Phương pháp thu thập dữ liệu

Gồm có hai nguồn dữ liệu được thu thập trong quá trình nghiên cứu là: Dữ liệu thứ
cấp và dữ liệu sơ câp

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 12


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
3.3.1

Dữ liệu thứ cấp

Nơi thu thập dữ liệu
Tập đồn Viettel

Loại dữ liệu

Nội dung

Có sẵn

Chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành
cho sinh viên, giới thiệu về sản phẩm.

Tạp chí, Internet ( tuổi trẻ, Có sẵn
thanh niên, …)


Thông tin về Dcom, các tin tức mới nhất
về sản phẩm và khuyến mãi

Cơng trình nghiên cứu, bạn Có sẵn
bè, người thân

Kết quả của những nghiên cứu trước đó
về sản phẩm,…

3.3.2

Dữ liệu sơ cấp

Quá trình thu thập dữ liệu bắt đầu bằng phỏng vấn thử 3…5 sinh viên ngẫu nhiên,
nhằm nắm bắt thông tin và thu thập ý kiến từ phía sinh viên với các câu hỏi xoay quanh vấn
đề Dcom 3G Viettel. Thơng qua dàn bài có sẵn, các ý kiến phản ánh được ghi nhận để làm
cơ sở hiệu chỉnh thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn.
Qua quan sát trực tiếp thái độ và phản ứng của người được phỏng vấn thơng qua bản
câu hỏi, từ đó rút ra những vấn đề chưa phù hợp những câu hỏi gây khó hiểu, câu trả lời
khơng thỏa đáng từ người được phỏng vấn, xác định vấn đề và hiệu chỉnh bản hỏi hồn
chỉnh cho phỏng vấn chính thức.
Bản hỏi chính thức được phỏng vấn với các sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế QTKD, bằng cách phát bản hỏi trực tiếp với các sinh viên.
3.4

Phương pháp phân tích dữ liệu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài nghiên cứu nguồn dữ liệu và các thông tin thu thập
được cần phải qua một q trình phân tích làm sạch, sàng lọc và mã hóa các dữ liệu có
được để thuận tiện cho việc nghiên cứu đề tài. Dữ liệu cần phân tích ở đây gồm 2 nguồn

khác nhau: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, do hai dữ liệu này được lấy từ 2 đối tượng
khác nhau và có những đặc điểm khác nhau nên q trình phân tích cũng khác nhau cho
phù hợp.
3.4.1

Phân tích dữ liệu sơ cấp

Đây là dữ liệu thơ thu được qua q trình phỏng vấn trực tiếp sinh viên khóa 9 khoa
Kinh Tế - QTKD trường ĐH An Giang nên việc phân tích cần áp dụng một số cơng cụ hỗ
trợ để việc phân tích đạt hiệu quả cao hơn.


Sàng lọc, làm sạch các dữ liệu có từ bảng phỏng vấn câu hỏi và tiến hành mã
hóa các dữ liệu có được.



Các dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel 2003, dùng phương pháp thống
kê mô tả và biểu diễn bằng biểu đồ để đưa ra những nhận định cho quá trình
nghiên cứu.

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 13


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
3.4.2


Phân tích dữ liệu thứ cấp:

Đây là dữ liệu thu được từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, nên việc kiểm tra các
thơng tin có được là điều hết sức quan trong nhằm đảm bảo tính chính sát của dữ liệu. Việc
tiến hành kiểm tra thông tin từ Công ty Viettel và các nguồn bên ngồi để hỗ trợ cho việc
phân tích các thơng tin liên quan trong quá trình nghiên cứu.
3.5

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu nhằm mơ tả lại các bước thực hiện đề tài trong đó có ba bước
chính được thực hiện gồm hai bước nghiên cứu sơ bộ và một bước nghiên cứu chính thức.
Trong các bước nghiên cứu chính thức được chia thành nhiều bước nhỏ theo từng phần
khác nhau nhằm mục đích phục vụ cho q trình nghiên cứu được thuận tiện và dễ dàng
hơn: xác định vấn đề nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu, phỏng vấn chun sâu, hiệu chỉnh
bảng hỏi, lập bảng hỏi chính thức, xử lý và đưa ra kết quả nghiên cứu.
Ngoài những bước nghiên cứu chính thức và các bước hỗ trợ cho nghiên cứu đòi hỏi
các dữ liệu nghiên cứu thu thập được cần mang tính chính xác cao, thơng tin từ nguồn thứ
cấp phải hoàn toàn đáng tin cậy và được xác thực.

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 14


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang

Xác
định

vấn
đề

Mục tiêu nghiên cứu
Hành vi tiêu dùng DCom 3g Viettel
của sinh viên







Mơ hình nghiên cứu
Phát hiện nhu cầu
Tìm kiếm thơng tin
Đánh giá các phương án
Quyết định mua
Hành vi sau mua

Nghiên cứu sơ bộ Lần 1
Phỏng vấn chuyên sâu: n = 3...5

Nghiên
cứu

bộ

Hiệu chỉnh thiết lập
bảng câu hỏi


Nghiên cứu sơ bộ Lần 2
phỏng vấn trực tiếp:
n = 5…10

Bảng câu hỏi chính thức
Nghiên
cứu
chính
thức

Phỏng vấn với bảng câu
hỏi chính thức: n = 50

Viết báo cáo kết
quả nghiên cứu

Làm sạch và mã hóa dữ
liệu thu được bằng
Excel

Hình 2.6 Quy trình nghiên cứu

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 15


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang

3.5.1

Nghiên cứu sơ bộ.

Nghiên cứu sơ bộ là bước đầu tiên trong quá trình tiến hành nghiên cứu của đề tài,
thông qua hai bước nghiên cứu để xác định các vấn đề đưa ra và lập bảng câu hỏi để tiến
hành nghiên cứu chính thức.
Bước 1: Phỏng vấn chuyên sâu với 3…5 sinh viên với dàn ý có sẵn, nhằm nắm bắt thơng
tin xoay quanh các vấn đề mà sinh viên quan tâm đến Dcom 3G Viettel. Các ý kiến phản
ánh thu được từ cuộc phỏng vấn này sẽ làm cơ sở cho việc thiết lập bảng câu hỏi.
Bước 2: Phỏng vấn trực tiếp 5…10 sinh viên ngẫu nhiên dựa vào bảng câu hỏi đã được
thiết lập trong lần phỏng vấn đầu tiên, với mục tiêu hồn thiện bản câu hỏi loại bỏ những
sai sót những biến mang ý chủ quan, các biến chưa phù hợp với đề tài, các câu có ý chưa rõ
ràng gây khó hiểu cho người được phỏng vấn, các câu trả lời chưa thỏa mãn với câu hỏi
được nêu, các thơng tin có được thu thập đầy đủ trong bản hỏi. Kết quả của cuộc phỏng vấn
này sẽ được bổ sung những ý cịn thiếu nhằm hồn chỉnh bản câu hỏi cho việc nghiên cứu
chính thức.
3.5.2

Nghiên cứu chính thức.

Bảng câu hỏi sau khi hiệu chỉnh và hoàn thiện khi phỏng vấn sơ bộ lần hai được dùng
làm bảng câu hỏi chính thức để tiến hành phỏng vấn các sinh viên thuộc khóa 9 khoa Kinh
Tế - QTKD. Với số lượng là 50 sinh viên.
Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel 2003, sau khi làm sạch,
dùng để phân tích hành vi tiêu dùng của sinh viên.
Phân tích thơng tin thu thập được dựa vào số liệu đã xử lý, đánh giá và nhận xét thông qua
biểu đồ.
Kết quả của các q trình phân tích dữ liệu và nhận xét sẽ được tổng hợp lại để đưa ra
nhận xét lập bài báo cáo.

3.6

Tiến độ thực hiện

Nghiên cứu được tiến hành thơng qua ba bước: trong đó gồm hai bước nghiên cứu sơ
bộ và nghiên cứu chính thức. Bước một phỏng vấn chuyên sâu 3…5 sinh viên, bước hai
phỏng vấn 5..10 sinh viên ngẫu nhiên, bước ba phát bảng hỏi trực tiếp 50 sinh viên.

Bước

Nghiên cứu

Phương pháp

Phỏng vấn

1

Sơ bộ

Định tính

Chuyên sâu: n = 3…5

2

Sơ bộ

Định tính


Thử và quan sát: n = 5..10

3

Chính thức

Định lượng

Phát bản hỏi trực tiếp: n = 50

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 16


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang
3.7

Các bước nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được áp dùng trong hai nghiên cứu sơ bộ là phương pháp
định tính để thăm dị và hồn chỉnh bảng hỏi và phương pháp định lượng cho nghiên cứu
chính thức để xử lý số liệu từ bảng hỏi.
3.8

Thang đo

Thang đo được sử dụng cho đề tài gồm hai loại thang đo: thang đo danh nghĩa và
thang đo likert. Để khảo sát 5 biến là: phát hiện nhu cầu, tìm kiếm thơng tin, đánh giá các

phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua.
3.8.1

Thang đo danh nghĩa4:

Có 2 dạng được sử dụng áp dụng trong quá trình nghiên cứu:
Câu hỏi một lựa chọn: với phương án đưa ra người được phỏng vấn chỉ chọn một đáp
án duy nhất.
Câu 7. Các bạn ưu tiên đặc tính nào nhất khi mua sản phẩm?
 Độ bền

 Tốc độ truy cập

 Màu sắc

 Kiểu dáng

Câu hỏi nhiều lựa chọn. với câu hỏi này người được phỏng vấn có thể chọn nhiều phương
án khác nhau.
Câu 1. Khi nào các bạn có nhu cầu mua Dcom 3G của viettel?

3.8.2

Khi cảm thấy cần thiết

Khi có khuyến mãi

Khi sản phẩm Dcom mới xuất hiện

Khi đủ tiền để mua


Thang đo Likert5:

Mức độ đồng ý của một đối tượng về một phát biểu với thang 5 điểm, 6, 7,…
Cảm nhận của bạn như thế nào về tốc độ của DCom 3G

4
5

12345

Ths. Huỳnh Phú Thịnh, Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong Kinh Tế - Quản trị Kinh Doanh
Ths. Huỳnh Phú Thịnh, Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong Kinh Tế - Quản trị Kinh Doanh

SVTH: Lê Tấn Đạt

Trang 17


Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang

Chương 4. Kết Quả Nghiên Cứu
Để làm rõ hơn cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương 3 và mơ hình nghiên cứu. Chương
này tập trung giải quyết phân tích các số liệu để trả lời cho nội dung gồm: Nhận thức nhu
cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua.
4.1

Thông tin mẫu


Số liệu thu thập thơng qua sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - QTKD trường ĐH An
Giang, trong đó có 54% là nam, 46% là nữ được phỏng vấn ngẫu nhiên.

Biểu đồ 4.1 Giới tính
Nữ
46%

Nam
54%

Qua biểu đồ ta thấy, tỉ lệ nam, nữ có sự trên lệch, nhưng tỉ lệ này khơng cao nên việc
ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu và hành vi sử dụng Dcom 3G Viettel. Tuy có sự phân bố
số lượng mẫu có sự trên lệch nhưng vẫn phù hợp cho nghiên cứu này. Ngoài các yếu tố về
giới tính ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng Dcom 3G Viettel bên cạnh đó thu nhập của sinh
viên cũng là yếu tố quyết địnhvà ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng.

Biểu đồ 4.2 Mức thu nhập sinh viên

58%

60%
50%
40%
30%

20%

20%

20%

10%

2%

0%
Dưới 1 triệu

SVTH: Lê Tấn Đạt

1-dưới 2 triệu

2-dưới 3 triệu

Trên 3 triệu

Trang 18


×