Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường châu phú b thành phố châu đốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 59 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


Vũ Thị Ngọc Giàu

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG CHÂU PHÚ B - THÀNH PHỐ CHÂU
ĐỐC, GIAI ĐOẠN 2014 - 2019

An Giang, tháng 08 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG CHÂU PHÚ B - THÀNH PHỐ CHÂU
ĐỐC, GIAI ĐOẠN 2014 - 2019

Chuyên ngành : Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Khương Thị Huế
Sinh viên

: Vũ Thị Ngọc Giàu



Lớp

: DT6QT1

Mã số sinh viên

: DQT105541

An Giang, tháng 08 năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tơi xin tỏ lịng biết ơn vô cùng sâu sắc đến thầy cô khoa
kinh tế quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tận tình và truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt những năm học qua, trên hết là sự tận tình giúp đỡ và hướng dẫn của
cô Khưu Thị Huế người đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ tơi hồn
thành chun đề tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân Phường Châu
Phú B, bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và dành thời gian hỗ trợ, cung
cấp những thông tin cần thiết giúp tôi làm cơ sở để phân tích, đánh giá chuyên
đề.
Thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi
những thiếu sót, với tinh thần học hỏi tơi trân trọng đón nhận từ thầy cơ, các
anh chị và các bạn những lời góp ý để bổ sung cho cuốn đề tài này được hoàn
thiện hơn.
Một lần nửa tơi xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe đến tồn
thể thầy cơ – giảng viên trường đại học An Giang.

Sinh viên thực tập

Vũ Thị Ngọc Giàu


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đơn vị: Ủy Ban Nhân Dân Phường Châu Phú B
Địa chỉ: đường 30/04, Khóm Châu Long 8, Phường Châu Phú B, Thành Phố Châu Đốc
Điện thoạ: 0763866761. Fax: ………………………………
Người đánh giá: Ơng Huỳnh Chí Tâm
Chức vụ: Chủ tịch UBND Phường
Tên sinh viên thực tập: Vũ Thị Ngọc Giàu. Lớp: DT6QT1
Mức độ

TT

Tiêu chí đánh giá

1

Q trình thực tập tốt nghiệp

Kém TB Khá Tốt

1.1 Ý thức học hỏi, nâng cao chuyên môn



1.2 Mức độ chuyên cần




1.3 Khả năng hòa nhập vào thực tế công việc



1.4 Giao tiếp với cán bộ-nhân viên của đơn vị



1.5 Chấp hành nội quy, quy định của đơn vị



1.6 Đánh giá chung



2

Chun đề/ khóa luận

2.1 Tính thực tiễn của đề tài



2.2 Năng lực thu thập thông tin




2.3 Khả năng phản ánh chính xác và hợp lý tình hình của đơn
vị



2.4 Khả năng xử lý, phân tích dữ liệu



2.5 Mức khả thi của các giải pháp, kiến nghị (nếu có) mà tác
giả đề ra



2.6 Hình thức (cấu trúc, hành văn, trình bày bảng-biểu…)



2.7 Đánh giá chung



Các ý kiến khác đối với Trường Đại học An Giang:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Châu Phú B, ngày 28 tháng 08 năm 2014
Người đánh giá


Lãnh đạo đơn vị
(ký tên, đóng dấu)


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Giới tính và trình độ của thanh niên từ 15 – 35 tuổi ..........................13
Bảng 4.1: Tiến độ nghiên cứu .............................................................................18
Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu ..............................................................19 - 20
Bảng 4.3: Phương pháp và nội dung phân tích dữ liệu .......................................20
Bảng 5.1: Thơng tin mẫu nghiên cứu...........................................................23 - 24
Bảng 5.2: Bảng số liệu kết quả các ngành nghề cơ bản được thanh niên ưu tiên
lựa chọn.........................................................................................................27 - 28
Bảng 5.3: Giới tính với lĩnh vực đào tạo nghề.....................................................34
Bảng 5.4: Giới tính với ngành nghề muốn được đào tạo.....................................35
Bảng 5.5: Giới tính với thời gian học nghề.........................................................35
Bảng 5.6: Sự khác biệt giữa nơi ở và học phí đào tạo..................................36 - 37
Bảng 5.7: Sự khác biệt về đối tượng đào tạo.......................................................38


DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Tháp nhu cầu theo thuyết E.R.G ...........................................................5
Hình 2.2: Các hình thức đào tạo ...........................................................................7
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu ............................................................................11
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu ..........................................................................17
Hình 5.1: Cơ cấu mẫu theo nhu cầu đào tạo nghề...............................................25
Hình 5.2: Mức độ nhận biết tầm quan trọng của đào tạo nghề............................25
Hình 5.3: Kênh thơng tin truyền thơng................................................................26
Hình 5.4: Mức độ quan tâm các kênh truyền thơng.............................................26

Hình 5.5: Cơ cấu mẫu theo lĩnh vực nghề nghiệp...............................................27
Hình 5.6: Cơ cấu mẫu về nơi đào tạo..................................................................28
Hình 5.7: Cơ cấu mẫu về điều kiện học tập.........................................................29
Hình 5.8: Cơ cấu mẫu về phương tiện học tập....................................................29
Hình 5.9: Cơ cấu mẫu về thời gian đào tạo.........................................................30
Hình 5.10: Nhu cầu học tập các buổi trong tuần.................................................30
Hình 5.11: Số buổi học trong tuần.......................................................................31
Hình 5.12: Cơ cấu mẫu về số lượng học viên/lớp...............................................31
Hình 5.13: Cơ cấu mẫu về hình thức đào tạo......................................................32
Hình 5.14: Mức độ quan tâm chi phí đào tạo......................................................32
Hình 5.15: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp...........................................................33


DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
UBND .........................................................Ủy ban nhân dân
TT HTCĐ ....................................................Trung tâm học tập cộng đồng
DB DCư ......................................................Địa bàn dân cư
TCN ............................................................Trung cấp nghề
NQ ...............................................................Nghị quyết
ĐU ...............................................................Đảng ủy
CP ................................................................Chính phủ


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài …………………………...…………......………………...1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………..………………...1
1.3 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………....……..…2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………....2

1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ……………………………………………...2
1.6 Kết cấu nội dung của đề tài....................................................................................2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU....................4
2.1 Các khái niệm về nhu cầu ………………......…………………....…………....4
2.1.1 Nhu cầu …………………………………………………………….....…….....4
2.1.2 Thuyết E.R.G ………………………………………………………….....…....4
2.1.3 Mong muốn ………………………...…………………………...….……….…6
2.1.4 Yêu cầu ……………………………………………………………….......…...6
2.2 Khái niệm đào tạo ……………………………………………………….…......6
2.3 Các hình thức đào tạo …………………………………………………….........6
2.3.1 Đào tạo theo nội dung …………………………………...…………….......…..7
2.3.2 Đào tạo theo cách thức tổ chức …………………………………..……………8
2.3.3 Đào tạo tại nơi làm việc ……………………...……………………….......…...8
2.3.4 Tạo điều kiện cho nhân viên tự học ………………………………….............10
2.4 Mơ hình nghiên cứu...........................................................................................11
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU........13
1. Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu ……………………………….....…13
2. Tình hình thanh niên của phường Châu Phú B ……………………………...…..13
3. Hoạt động đào tạo nghề của phường Châu Phú B, giai đoạn 2010 – 2013 …......14
4. Thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo nghề cho thanh niên phường Châu
Phú B, giai đoạn 2010 – 2013....................................................................................14
5. Định hướng đào tạo nghề của phường Châu Phú B trong thời gian tới ………...15
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................17


4.1 Thiết kế nghiên cứu ………………………..…....…..…………..……………17
4.1.1 Quy trình nghiên cứu ……………………………………......……………….17
4.1.2 Tiến độ nghiên cứu ……………………………………..…........……....……18
4.2 Các bƣớc nghiên cứu …………………………………………………....……18
4.2.1 Nghiên cứu sơ bộ lần 1……….......……………………........………………..18

4.2.2 Nghiên cứu sơ bộ lần 2 ……………………………...………………….....…18
4.2.3 Nghiên cứu chính thức …………………………...…………………..………18
4.3 Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu …………………………………….…....19
4.3.1 Phương pháp chọn mẫu …………………………………………………...….19
4.3.2 Cỡ mẫu ………………………………………………...……....…………..…19
4.4 Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu …………………………..….....20
4.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ……………………………………..................20
4.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu …………….…………………………….…..20
4.5 Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu ………………………..………22
CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................24
5.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu...........................................................................24
5.2 Kết quả nghiên cứu............................................................................................24
5.2.1 Nhu cầu và mức độ nhận biết về tầm quan trọng của việc học nghề................24
5.2.2 Phương tiện và mức độ quan tâm kênh truyền thông để tìm hiểu thơng tin về
đào tạo nghề...............................................................................................................25
5.2.3 Lĩnh vực học nghề............................................................................................26
5.2.4 Ngành nghề mong muốn được đào tạo.............................................................27
5.2.5 Nơi đào tạo nghề...............................................................................................28
5.2.6 Điều kiện, cơ sở vật chất...................................................................................29
5.2.7 Thời gian đào tạo và quy mô lớp học...............................................................29
5.2.7.1 Mong muốn thờ gian đào tạo nghề................................................................29
5.2.7.2 Buổi học trong ngày thanh niên mong muốn.................................................30
5.2.7.3 Mong muốn số buổi học trong tuần...............................................................31
5.2.7.4 Mong muốn về số lượng học viên.................................................................31
5.2.8 Mức học phí mong muốn của thanh niên..........................................................32


5.2.9 Yêu cầu của thanh niên sau khi được đào tạo nghề.........................................33.
5.3 Kiểm định sự khác biệt về nhu cầu đạo tạo nghề với các biến nhân khẩu
học.............................................................................................................................34

5.3.1 Đối với giới tính ...............................................................................................34
5.3.2 Sự khác biệt giữa nơi ở và mức học phí đào tạo nghề......................................36
5.3.3 Sự khác biệt về đối tượng và nơi đào tạo nghề.................................................38
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................40
6.1 Kết luận...............................................................................................................40
6.2 Kiến nghị.............................................................................................................41
PHỤ LỤC BẢN HỎI
PHỤ LỤC DÀN BÀI THẢO LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài.
Đào tạo nghề cho thanh niên là vấn đề cấp thiết, quan trọng trong tổ
chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; thực hiện
chương trình, kế hoạch của các ngành, các cấp về vấn đề đào tạo nghề và giải
quyết việc làm.
Thực tế tại địa phương hiện nay, hầu hết các lao động đều chưa qua đào
tạo nghề và đa số là đi làm ăn xa do địa phương chưa thu hút nhiều nhà đầu tư,
các cơ sở sản xuất thì nhỏ lẻ (chủ yếu phát triển kinh tế hộ gia đình) nên khơng
thu hút được lao động tham gia; số thanh niên trên địa bàn chưa có việc làm có
nguy cơ mắc vào các tệ nạn xã hội như đánh bạc, đá gà, đua xe, trộm vặt,…
Trước tình hình trên, năm 2013, Đảng ủy phường đã ban hành Nghị
quyết chuyên đề 263 nhằm cụ thể hóa vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm và
vệ sinh môi trường. Đến nay Nghị quyết đã đi vào cuộc sống của người dân địa
phương như: nâng cao nhận thức của người dân về tham gia đào tạo nghề, giữ

gìn vệ sinh mơi trường trên địa bàn.
Việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm vững chắc cho thanh niên an
tâm trong phát triển kinh tế cá nhân, gia đình cịn góp phần làm giảm tỷ lệ lao
động khơng có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao trình độ lao động có tay
nghề; bên cạnh còn giảm tỷ lệ thanh niên tham gia vào các tệ nạn xã hội,…; giúp
kinh tế địa phương ngày càng phát triển, giàu mạnh; bảo đảm trật tự an toàn xã
hội.
Tuy nhiên, số lao động bình quân mỗi năm trong nhiệm kỳ có tăng
nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề ở địa phương còn rất thấp, còn nhiều
bất cập, khó khăn; chưa đáp ứng nhu cầu của đại đa số lao động mà nhất là các
lao động trẻ.
Do bản thân là ủy viên Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam của Ủy
ban Phường giai đoạn 2014-2019 nên muốn hiểu thêm về nhu cầu, và tìm ra
nguyên nhân, giải pháp vấn đề đào tạo nghề của thanh niên phường Châu Phú B
để nâng cao nhận thức của tầng lớp thanh niên và nhân dân địa phương về việc
tích cực tham gia học nghề nhằm giúp mỗi thanh niên có được một nghề nghiệp
vững chắc, việc làm ổn định tạo thu nhập cho bản thân và gia đình góp phần thúc
đẩy kinh tế xã hội ở địa phương phát triển, làm giảm nguy cơ thanh niên tham gia
vào các tệ nạn xã hội.
Vì vậy mà bản thân quyết định chọn đề tài “Khảo sát nhu cầu đào tạo
nghề cho thanh niên trên địa bàn phƣờng Châu Phú B, Thành phố Châu
Đốc, giai đoạn 2014-2019”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và yêu cầu thực tế của thanh niên đối
với hoạt động đào tạo nghề.
SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

1



Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

- Tìm hiểu sự khác biệt về nhu cầu học nghề của thanh niên phường
Châu Phú B với biến nhân khẩu học.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu.
Bài nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ định tính định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận tay
đơi với 10 thanh niên trong phường (nghiên cứu sơ bộ lần 1) để xây dựng bảng
hỏi. Tiếp theo (nghiên cứu sơ bộ lần 2) sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
10 đáp viên nhằm thử nghiệp và hiệu chỉnh bảng hỏi, để đưa ra bảng hỏi chính
thức.
- Nghiên cứu chính thức định lượng, sau khi kết thúc nghiên cứu sơ bộ
sẽ lập ra bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 110 thanh niên nam nữ trong phường.
Sau khi thu thập số liệu sẽ tiến hành sàng lọc loại bỏ những mẫu khơng phù hợp,
nhập liệu và phân tích bằng thống kê mô tả.
- Phương pháp chọn mẫu phi xác suất (thuận tiện) được áp dụng trong đề tài
nghiên cứu.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa
bàn phường Châu Phú B, Thị xã Châu Đốc.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2014 đến tháng 6/2014.
- Không gian thực hiện nghiên cứu: phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, tỉnh An Giang.
- Đối tượng khảo sát là các thanh niên sinh sống trên địa bàn phường
trong độ tuổi từ 15- 35 tuổi (độ tuổi theo Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam và
Luật thanh niên quy định).
1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đề ra kế hoạch đào

tạo nghề cho địa phương; là cơ sở, tài liệu để UBND phường, các ngành tham
khảo xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên hiệu quả,
thiết thực hơn; đáp ứng nhu cầu đông đảo tầng lớp thanh niên trên địa bàn
phường.
1.6 Kết cấu nội dung của đề tài.
Chương 1: Giới thiệu
Chương này nêu lý do lực chọn đề tài; mục tiêu, phương pháp nghiên
cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa và nội dung nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Chương này nêu các khái niệm về nhu cầu; thuyết E.R.G; các hình thức
đào tạo nghề.

SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

2


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

Chương 3: Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
Khái quát về địa bàn phường châu Phú B (dân số; tổng số thanh niên
địa bàn, vị trí địa lý;loại hình phát triển kinh tế - xã hội,…); bên cạnh nêu tóm tắt
hoạt động dạy nghề giai đoạn 2010-2013, những thuận lợi khó khăn cũng như đề
xuất định hướng trong đào tạo nghề cho thanh niên phường Châu Phú B, Thành
phố Châu Đốc.
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu.
Chương này sẽ hướng dẫn về các quy trình, các bước nghiên cứu về
nhu cầu đào tạo nghề trong thanh niên của phường Châu Phú B, Thành phố Châu
Đốc.

Chương 5: Kết quả nghiên cứu.
Đây là chương trình bày kết quả của quá trình nghiên cứu về nghiên
cứu đào tạo nghề và những mong muốn yêu cầu của thanh niên phường Châu
Phú B với hoạt động đào tạo nghề.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu từ đó đề xuất kiến nghị các giải pháp đối
với Đảng ủy, các tổ chức Đoàn thể và UBND phường Châu Phú B về công tác
đào tạo nghề cho thanh niên.

SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

3


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này chú trọng trình bày các lý thuyết có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, trên cơ sở đó để đưa ra mơ hình nghiên cứu thích hợp.
2.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU.
2.1.1. Nhu Cầu.
“Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự
thỏa mãn cơ bản nào đó”. Nhu cầu xuất hiện khi con người cảm nhận được sự
thiếu hụt, cảm thấy có khoảng trống cần bù đắp giữa hai trạng thái hiện tại và
tương lai. Trạng thái hiện tại là biểu hiện cái mà cá nhân đang làm và đang có,
cịn trạng thái tương lai là thể hiện của cái mà các nhân tố muốn làm và muốn có
ở tương lai. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào đặc
điểm của từng cá nhân, địa vị của cá nhân đó trong xã hội và mơi trường sống

của cá nhân đó mà nhu cầu có thể khác với những cá nhân khác.
Có 3 dạng tồn tại của nhu cầu nhƣ sau:
Nhu cầu hiện hữu: là dạng cầu hiện có và đang được thõa mãn của
khách hàng trong thị trường.
Nhu cầu tiềm ẩn: là dạng cầu sẽ xuất hiện nếu sản phẩm hay dịch vụ
được tung ra thị trường cùng với các phương thức markting phù hợp. Như vậy,
khi sản phẩm hay dịch vụ chưa được tung ra thị trường thì cầu tiềm ẩn bằng
khơng, nhưng khi nó được tung ra thị trường thì cầu tiềm ẩn sẽ trở thành cầu hiện
hữu.
Nhu cầu phôi thai: cầu phôi thai là dạng cầu sẽ xuất hiện khi xu hướng
hiện tại về kinh tế xã hội tiếp diễn. Ví dụ khi thu nhập của khách hàng còn thấp,
họ chưa có khả năng thanh tốn chi trả cho một chiếc xe hơi. Nhưng khi kinh tế
tiếp tục tăng trưởng cao và đường sá phát triển thì cầu về xe hơi sẽ biến thành
cầu hiện hữu.
2.1.2. Thuyết E.R.G: Do học giả Clayton Alderfer đưa ra, là một sự
bổ sung, sửa đổi thành công cho lý thuyết về Tháp nhu cầu của Abraham
Maslow. Còn được biết đến dưới cái tên “Thuyết nhu cầu Tồn tại/Quan hệ/Phát
triển” (Exictence, Relatedness and Growth).
Thuyết ERG nhận ra 3 kiểu nhu cầu chính của con ngƣời:
Nhu cầu tồn tại: (Exictence needs): Ước muốn khỏe mạnh về thân xác
và tinh thần, được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu căn bản để sinh tồn như các nhu
cầu sinh lý, ăn, mặc, ở, đi lại, học hành,… và nhu cầu an toàn.
Nhu cầu giao tiếp (Relateness needs): Ước muốn thỏa mãn trong quan
hệ với mọi người. Mỗi người đều cóp những ham muốn thiết lập và duy trì các
mối quan hệ cá nhân khác nhau. Ước tính một người thường bỏ ra khoảng phân
nữa quỹ thời gian để giao tiếp với các quan hệ mà họ hướng tới.
SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

4



Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

Nhu cầu phát triển (Growth): Ước muốn tăng trưởng và phát triển các
nhân trong cả cuộc sống và công việc. Các công việc, chuyên môn và cao hơn
nữa là sự nghiệp riêng sẽ đảm bảo ứng đáng kể thỏa mãn của nhu cầu phát triển.
Thuyết ERG cho rằng: tại cùng một thời điểm có thể có nhiều nhu cầu
ảnh hưởng đến sự động viên - Khi một nhu cầu cao hơn khơng thể được thỏa
mãn (frustration) thì một nhu cầu ở bậc thấp hơn sẵn sàng để phục hồi
(regression)

Nghiên cứu
phát triển

Nghiên cứu có mối liên hệ với
cá nhân khác

Nghiên cứu sinh học

Hình 2.1 Tháp nhu cầu theo thuyết E.R.G
Cơ sở và đóng góp của Thuyết ERG:
Mơ hình này được xây dựng trên cơ sở Tháp nhu cầu của Maslow và là
một sự hỗ trợ tốt cho mơ hình tháp này. Thực tế có nhiều nghiên cứu hỗ trợ
thuyết này hơn thuyết của Maslow.
Thuyết ERG của Alderfer cũng chỉ ra rằng thường xuyên có nhiều hơn
một nhu cầu có thể ảnh hưởng và tác động trong cùng một con người, vào cùng
một thời gian. Nếu nhưng nhu cầu ở mức cao không được đáp ứng đủ, khao khát
thảo mãn những nhu cầu ở mức dưới (của mơ hình) sẽ tăng cao. Clayton Alderfer
xác định hiện tượng này trong một thuật ngữ chuyên môn rất nỗi tiếng là “mức

độ lấn át của thất vọng và e sợ” (frustration & shy aggression dimension). Sự
liên quan của nó đến cơng việc là: thậm chí khi các nhu cầu ở cấp độ cao khơng
được thỏa mãn thì cơng việc vẫn đảm bảo cho những nhu cầu sinh lý ở cấp thấp,
và cá nhân sẽ tập trung vào các nhu cầu này. Tại thời điểm này, nếu một điều gì
đó xảy ra đe dọa đến công việc hiện tại, những nhu cầu cơ bản của cá nhân sẽ bị
đe dọa nghiệm trọng. Nếu không có những nhân tố nhằm giải tỏa nỗi lo lắng, một
cá nhân có thể rơi vào tình trạng tuyệt vọng và hoản loạn.
Thuyết ERG giải thích được tại sao các nhân viên hay tìm kiếm mức
lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn ngay cả khi những điều kiện này là
tốt và đạt các tiêu chuẩn của thị trường lao động. Khi các nhân viên chưa cảm
thấy thỏa mãn với nhu cầu giao tiếp và nhu cầu tăng trưởng hiện tại, họ sẽ tìm
cách được thỏa mãn.

SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

5


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

2.1.3. Mong muốn.
Nếu như nói nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một thứ gì đó thì mong
muốn là sự ao ước có những thứ cụ thể thõa mãn nhu cầu đó. Cũng giống nhu
cầu,mong muốn của một cá nhân là rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc và từng
điều kiện cụ thể mà nó có những hình thức mong muốn khác nhau.
Ví dụ một người giàu khi có nhu cầu ăn sáng thì họ có thể chọn Phở
hay Hủ Tiếu và thức uống họ chọn là cà phê hay nước ngọt, nhưng đối với những
người nghèo thì họ chọn bánh mì hay cơm và thức uống họ chọn chỉ là nước đã
được đun sôi.

Nhu cầu của con người tuy ít nhưng mong muốn của một con người thì
nhiều và khơng ngừng phát triển, khi mong muốn của họ được thõa mãn sẽ nảy
sinh nhu cầu mới và mong muốn mới. Một người khi đã ăn no thì họ sẽ có nhu cầu
được uống một loại nước giải khát, khi đã thõa mãn thì con người lại chuyển sang
nhu cầu mới cao hơn.
2.1.4. Yêu cầu.
Yêu cầu là mong muốn có khả năng thanh tốn và sẵn sàng thanh tốn
để có được những sản phẩm cụ thể mà mình muốn, mong muốn của cá nhân là
rất nhiều những có thể có khả năng thanh tốn nhằm thảo mãn mong muốn đó thì
rất ít. Khi tơi muốn mua một chiếc xe gắn máy thì có rất nhiều loại xe Wave RZ
của cơng ty Honda, Serius, để tơi có thể lựa chọn. Nhưng tơi chỉ có thể chọn một
chiếc xe hiệu SIAMMOTOR của công ty SIAMMOTOR với giá bán rẻ hơn
nhiều so với các loại kia. Tại vì tơi khơng có đủ tiền và ngược lại.
2.2. Khái niệm đào tạo.
Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị những kiến thức nhất định
về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận một nghề
nào đó, hay để làm tốt hơn một cơng việc nào đó, hoặc để làm những cơng việc
khác trong tương lai.
Đào tạo nguồn nhân lực có phạm vi hẹp hơn, nó chính là một nội dung
của pháp triển nguồn nhân lực. Đào tạo chỉ mang tính chất ngắn hạn, để khắc
phục những sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng cho những cơng việc hiện tại.
Do đó đào tạo là một quy trình có hoạch định và có tổ chức nhằm tăng
kết quả thực hiện cơng việc.
2.3. Các hình thức đào tạo
Trong điều kiện nền kinh tế đang có những chuyển biến để hội nhập
nền kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp có những địi hỏi mới về nhân lực chất
lượng cao. Đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân viên ngay trong công việc là một
giải pháp tự đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực. Song mỗi doanh
nghiệp, tại mỗi thời điểm có những nhu cầu và điều kiện làm việc đặc thù, do đó
khó có thể nói tới một hình thức đào tạo chung chung cho tất cả các công ty. Việc

đào tạo nhân viên cũng trở thành một chiến lược kinh doanh đối với mỗi doanh

SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

6


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

nghiệp. Hiểu về các hình thức đào tạo khác nhau có thể giúp lựa chọn một hình
thức phù hợp nhất với đặc điểm doanh nghiệp mình.
Đào tạo hƣớng dẫn
Đào tạo theo mục
đích, nội dung đào tạo
Đào tạo theo nội dung

Đào tạo theo doanh
nghiệp

Đào tạo huấn luyện
kỹ năng
Đào tạo nâng cao trình độ
chun mơn kỹ thuật

Đào tạo theo cơng việc

Đào tạo phát triển
năng lực quản trị


Các hình thức đào tạo

Đào tạo tại nơi
làm việc

Kèm cặp hƣớng dẫn
tại chỗ
Luân phiên thay đổi
cơng việc

Đào tạo chính quy
Đào tạo theo cách
thức tổ chức

Đào tạo tại chức
Lớp cạnh doanh nghiệp

Hình 2.2 Các hình thức đào tạo
2.3.1. Đào tạo theo nội dung
Đào tạo theo nội dung có 3 hình thức đào tạo: đào tạo theo công việc,
đào tạo theo doanh nghiệp, đào tạo theo mục đích của nội dung đào tạo.
Đào tạo theo cơng việc: chủ yếu đào tạo kỹ năng thực hiện một loại
công việc nhất định, nhân viên được đào tạo theo hình thức này có thể áp dụng
những kỹ năng đã học được ở tất cả các đơn vị như hình thức đào tạo kỹ năng
bán hang cho nhân viên bán hang.
Đào tạo theo doanh nghiệp: đây là hình thức đào tạo những ký năng,
cách thức, phương pháp thực hiện một cơng việc điển hình trong một tổ chức cụ
thể. Người học không thể áp dụng đối với đơn vị khác.
Đào tạo theo mục đích của nội dung đào tạo: có các loại đào tạo sau:


SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

7


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

Đào tạo hướng dẫn: chỉ áp dụng đối với người mới được tuyển dụng
với mục đích định hướng nhân viên, cung cấp cho họ những thông tin và kiến
thức mới.
Đào tạo huấn luyện kỹ năng: trang bị cho người học những kỹ năng
phù hợp và trình độ lành nghề để họ có thể thực hiện cơng việc theo u cầu như
đào tạo kỹ năng kế tốn tài chính, kỹ năng ghi kế toán kép cho nhân viên kế tốn.
Đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, kỹ thuật: loại đào tạo này
thường được tổ chức định kỳ giúp nhân viên cập nhật được kiến thức cũng như
kỹ năng mới. Hình thức đào tạo này thường được áp dụng đối với các công nhân,
nhưng người trực tiếp tạo ra sản phẩm.
Đào tạo phát triển năng lực quản trị: đối tượng đào tạo là các nhà quản
trị. Cách thức đào tạo này giúp họ tiếp xúc với các quan niệm, phương pháp làm
việc mới và cung cấp cho họ những kỹ năng hỗ trợ cho quá trình quản lý.
2.3.2. Đào tạo theo cách thức tổ chức
Các hình thức đào tạo là: đào tạo chính qui, đào tạo tại chức và lớp
cạnh doanh nghiệp.
Đào tạo chính qui: hình thức đào tạo này địi hỏi học viên phải tách hẳn
cơng việc thường ngày để tập trung vào việc học. Đào tạo theo chính qui có thời
gian đào tạo tương đối dài và chất lượng đào tạo thường cho hiệu quả cao. Tuy
nhiên số lượng người tham gia thường ít và nhà quản trị nhân sự gặp nhiều khó
khăn trong cơng tác quản lý người học.
Đào tạo tại chức: người tham gia hình thức đào tạo này có thể vừa đi

làm vừa đi học do thời gian đào tạo rất linh hoạt (ngoài giờ làm việc).
Lớp canh doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ có cơ sở đào tạo riêng,
chuyên hướng dẫn học viên về lý thuyết sau đó người học sẽ tham gia thực hành
tại đơn vị. Đào tạo kiểu này mang lại hiệu quả cao nhưng rất tốn kém. Chỉ có
những đơn vị sản xuất - kinh doanh với qui mô lướn mới có khả năng tổ chức
đào tạo theo hình thức này.
2.3.3. Đào tạo tại nơi làm việc.
Có 2 kiểu đào tạo là: kèm cặp hướng dẫn tại chỗ và luận phiên thay đổi
công việc. Hai đối tượng chủ yếu mà doanh nghiệp chú trọng đầu tư là nhân viên
mới vào làm và nhân viên đang trong q trình làm việc có nhu cầu nâng cao
năng lực.
* Kèm cặp hướng dẫn tại chỗ.
- Kèm cặp trong quá trình làm việc
Đào tạo các nhân viên đương nhiệm để chia sẽ gánh nặng công tác của
họ. Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương án trực tiếp đào tạo nhân viên dưới
hai hình thức: nhà quản lý trực tiếp kèm cặp hoặc cử nhân viên có kinh nghiệm
hướng dẫn những người chưa vững vàng.

SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

8


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

Ưu điểm của phương án này là công tác đào tạo được tiến hành thường
xuyên, duy trì liên tục, không gián đoạn; doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực
nội bộ; điều kiện đào tạo linh hoạt theo từng tình huống kinh doanh; việc dạy học diễn ra theo một chu trình tuần hồn “lý luận - thực tiễn”.
Một số doanh nghiệp bố trí một nhân sự có trình độ cao hướng dẫn một

nhân viên còn yếu kém giúp người này, một mặt, học được nhiều kỹ năng và kỹ
xảo nghiệp vụ từ đồng nghiệp, mặt khác, anh ta có thể làm việc tự tin vì được sẵn
sàng cố vấn nếu có vấn đề. Đối với nhân viên giàu kinh nghiệm, kèm cặp người
khác chính là một sự khẳng định đối với công việc của họ, cho họ một cảm giác
về vai trò quản lý.
Đa số các doanh nghiệp thường chọn cách kèm cặp nhân viên trong quá
trình làm việc. Hình thức đào tạo này diễn ra theo trình tự như sau:
+ Xác định công việc: Căn cứ vào sở trường, sở đoản của từng nhân
viên, chia công việc cần làm thành nhiều phần, mỗi phần tương ứng với một bài
đào tạo được giao cho nhân viên đảm nhiệm. Xác định thời gian dự kiến và mục
tiêu cần đạt cho mỗi nhân viên, tùy theo thời gian cho phép và tính chất cơng
việc.
+ Hướng dẫn lý thuyết: Khi cung cấp các kiến thức về lý thuyết nên
lồng vào đó kinh nghiệm riêng của người được kèm cặp và truyền cho nhân viên
lịng hăng hái muốn hồn thành nhiệm vụ.
+ Làm mẫu: Người hướng dẫn cần làm thử trước cho nhân viên để giúp
họ hình dung lý thuyết được triển khai trong thực tế ra sao, giải đáp các thắc mắc
của họ trước khi để nhân viên tự làm. Cần theo sát, chú ý từng chi tiết nhỏ nhặt
nhất và uống nắn các sai sót của người học để tạo thói quen tốt ngay từ đầu.
+ Thực hiện: Đây là giai đoạn nhân viên tự thực hiện công việc để tích
lũy kinh nghiệm riêng cho bản thân. Người hướng dẫn chỉ theo dõi tiến độ và kết
quả công việc để can thiệp khi cần thiết.
+ Thảo luận: Khi nhân viên đã thành thạo kỹ năng mới, người dạy và
người học cùng xem xét lại quá trình học hỏi và luyện tập, qua đó kích thích khả
năng sáng tạo, động viên người học tìm cách mới để thực hiện cơng việc được
nhanh hơn, hiệu quả hơn. Việc thảo luận cũng giúp nhà quản lý đúc kết lại các
kinh nghiệm huấn luyện cho riêng mình.
Đào tạo nhân viên mới :
Sau quá trình tuyển dụng, nếu tiến hành định hướng và đào tạo cho các
nhân viên một cách bài bản sẽ quyết định đến hiệu quả làm việc về sau của đội

ngũ nhân viên, giữ họ ở lại lâu dài với doanh nghiệp, giảm chi phí đào tạo lại.
Mục đích của cơng tác đào tạo nhập môn là giúp nhân viên mới cảm
thấy tự tin khi hịa nhập với mơi trường mới, nhanh chóng thích nghi với cơng
việc chung và giúp doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ hợp lý đối với sự phát triển
trong tương lai.
Việc tiến hành đào tạo nhân viên mới cần chú ý tới các vấn đề sau:
SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

9


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

+ Lựa chọn người đào tạo từ những nhân viên cũ có kinh nghiệm
chun mơn và hiểu biết hoạt động doanh nghiệp.
+ Xây dựng quan hệ tương tác cá nhân từ buổi đầu nhân viên quen với
môi trường mới. Có thể giới thiệu họ với người giám sát trực tiếp và các đồng
nghiệp khác dưới hình thức một cuộc trò chuyện thân mật, thoải mái, một buổi đi
ăn trưa hoặc một bữa tiệc thân mật. Đồng thời, nên thơng báo trước về tên tuổi,
hình ảnh, chức vụ của họ để nhân viên cũ biết và chào đón.
+ Giúp nhân viên mới có một bức tranh tổng quan về doan h nghiệp,
bao gồm: lịch sử thành lập và hoạt động của cơng ty, các quy định, ngun tắc,
chính sách đối với nhân viên, chức năng của các phòng ban.
+ Tiến hành đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và những kỹ năng cơ bản
như giao tiếp, lam việc nhóm,…tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc và trau dồi
thêm kinh nghiệm ở những công việc liên quan đến phạm vi mà họ đảm trách
hoặc tìm hiểu cơng việc của các phịng ban khác để họ nắm bắt được tình hình
hoạt động chung của doanh nghiệp.
Hoạch định cho tương lai bằng cách tìm hiểu những tiềm năng, nguyện

vọng cơng tác của nhân viên mới (đơi khi q trình tuyển dụng chưa đủ điều
kiệm làm rõ), từ đó chuẩn bị để giúp phát triển nghề nghiệp và định hướng đầu tư
cho họ hiệu quả hơn.
* Luân phiên thay đổi công việc.
Nhân viên được luân chuyển sang nhiều bộ phận trong quá trình đào
tạo. Vì thế họ sẽ học nhiều kỹ năng, nhiều phương pháp khác nhau và điều quan
trọng là họ hiểu được cách phối hợp để thực hiện công việc của các bộ phận khác
nhau vì mục tiêu là phát triển doanh nghiệp.
Chắc chắn trong quá phát triển doanh nghiệp sẽ cần đến ngoại lực.
Nhưng khơng vì thế mà lơ là cơng tác đào tạo nội bộ. Vì người mới đến cũng cần
phải có bộ máy đủ tầm để kết hợp và cộng hưởng. Cần có sự kết hợp đào tạo bân
ngồi và đào tạo trong cơng việc. Cần kết hợp cả hai loại hình này, kết hợp giữa
kiến thức lý thuyết và thực tiễn.
2.3.4. Tạo điều kiện cho nhân viên tự học.
Việc giao các nhiệm vụ vượt quá khả năng là cách đào tạo cho nhân
viên tự nâng cao năng lực. Đặc điểm của phương pháp này là nó địi hỏi người
nhân viên phải vượt ra khỏi những gì đã biết, tự học hỏi thêm những kỹ năng mới
để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì thế, đối tượng áp dụng của phương pháp
phải là những nhân viên có nhiều triển vọng phát triển. Cơng ty sẽ có thêm nhiều
nhân viên tài năng, cịn nhân viên lại có cơ hội học các kỹ năng mới, tạo các mối
quan hệ bên ngoài và thăng tiến trong sự nghiệp.
Với mục tiêu nhân viên có cơ hội trau dồi thêm kinh nghiệm cơng tác,
có thể u cầu nhân viên sử dụng một cơng nghệ mới, hoặc giao cho họ phụ trách
nhóm các khách hàng có trình độ cao. Biết cách giao nhiệm vụ vượt qua khả
năng một cách hợp lý, phương pháp này sẽ trở thành một thứ công cụ quý giá.
SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

10



Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

Lựa chọn những nhân viên có khả năng hồn thành một nhiệm vụ vượt
q năng lực. Đó thường là những người đãm nhiệm thành thục một công việc
suốt một thời gian dài và đang cảm thấy nó trở nên nhàm chán; hoặc là những
người có tài và có chí vươn lên, khát vọng thăng tiến trong sự nghiệp.
Khuyến khích đúng cách để nhân viên sẵn sang đảm nhận nhiệm vụ. Có
thể dựa vào các nhu cầu khác nhau của từng nhân viên để tạo động lực thực thi
cho họ: lương bổng, vị trí cơng tác, tương lai nghề nghiệp.
Giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực của nhân viên.
Sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Để không cảm thấy mình bị cơ lập với
những thử thách khó khăn, những người được lực chọn này cần có sự trợ giúp
của đồng nghiệp và những người cố vấn. Ban giám đốc cũng cần trợ giúp và
cung cấp các công cụ cần thiết để những nhân viên đang nhận những nhiệm vụ
vượt q năng lực có nhiều cơ may thành cơng hơn.
Biết cách chấp nhận thất bại của nhân viên. Phải giúp cho nhân viên
hiểu rằng thất bại trong bài tập nâng cao năng lực không phải là dấu chấm hết
trong sự nghiệp và anh ta vẫn góp phần quan trọng trong sự phát triển của công
ty. Như vậy nhân viên sẽ không sợ thất bại để rồi một ngày nào đó họ lại tham
gia vào các bài tập rèn luyện năng lực.
2.4. Mơ hình nghiên cứu
Lĩnh vực học nghề

Điều kiện, cơ sở vật
chất
H1

Ngành nghề mong
muốn được đào tạo


H2

Nơi đào tạo nghề

H3

Nhu
cầu
đào
tạo
nghề
cho
thanh
niên

H4

H5

H6

Thời gian đào tạo và
quy mơ lớp học

Mức học phí mong
muốn của thanh niên

Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu thể hiện xu hướng chọn nghề của thanh niên chịu

ảnh hưởng bởi các yếu tố: lĩnh vực học nghề, ngành nghề mong muốn được đào
tạo, nơi đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian đào tạo và quy mơ lớp học,
mức học phí mong muốn...Từ những yếu tố đó những thanh niên này sẽ thể hiện
được những nhu cầu mong muốn hay lý tưởng để đạt được một vị trí chức danh
cơng việc hay quan điểm về thế giới quan của thanh niên là nhìn nhận xem xét
đánh giá về những lĩnh vực nghề để chọn nghề cho phù hợp. Tuy nhiên, niềm tin
SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

11


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

và ý chí con người cũng cần phải có khi họ quyết định chọn được cơng việc phù
hợp với địa điểm làm việc tốt nhất.

SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

12


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
Phường Châu Phú B là phường nằm ở trung tâm Thành phố Châu Đốc
với đặc thù nửa nông thôn nửa thành thị, được chia làm 14 khóm. Diện tích đất tự

nhiên 11.156 ha, diện tích đất nơng nghiệp 635 ha, chun canh lúa 03 vụ. Trong
đó có 03 khóm nơng nghiệp (Châu Thới 1, Châu Thới 3 và khóm Châu Long 8)
giáp với phường Núi Sam và xã Vĩnh Châu.
Địa bàn dân cư chạy dọc theo các trục lộ chính của trung tâm thành
phố, giao thông thuận lợi cho việc đi lại; có trên 99% hộ sử dụng điện ánh sáng
và nước sạch. Hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân chủ yếu là dịch vụ thương mại - nông nghiệp và một số ngành nghề tự do khác.
Phường hiện có trên 2.179 cơ sở dịch vụ tiểu thủ công nghiệp; hàng
năm giải quyết từ 700 đến 900 lao động có việc làm trong đó thanh niên chiếm từ
60 - 70%. Các lao động ở địa phương chủ yếu là lao động nơng thơn, lao động
thuộc hộ nghèo, khó khăn, hạn chế trình độ, chun mơn, tay nghề; thu nhập
khơng ổn định.
2. Tình hình thanh niên của phƣờng Châu Phú B.
Bảng 3.1 Giới tính và trình độ của thanh niên từ 15 – 35 tuổi
Trình độ

Nam

Nữ

Tiểu Học

243

113

THCS

6147

3566


THPT

1118

641

Tồn phường hiện có 11.828 thanh niên/28.741dân đạt 41,15%. Đa số
các thanh niên đều đạt trình độ tốt nghiệp THCS trở lên (trong đó cấp tiểu học
đạt 3.01%, cấp THCS đạt 82,12%, cấp THPT đạt 14.87%).
Có 8.427 thanh niên có việc làm, tỷ lệ 71,25%. Vậy số thanh niên có
việc làm chiếm tỷ lệ trên 70% tuy nhiên chủ yếu là lao động chân tay, chưa qua
đào tạo nghề cơ bản và hầu hết làm ăn ở các tỉnh, thành phố lớn như Tp Hồ Chí
Minh., Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,…; thường xuyên thay đổi công việc
do việc làm không phù hợp và khơng có nghề nghiệp ổn định. Bên cạnh đó do
điều kiện kinh tế gia đình dẫn đến thanh niên thiếu quan tâm, nhận thức về một
nghề nghiệp ổn định, chỉ chú trọng theo tập quán “Làm ngày nào ăn ngày đó”.
Để thực hiện thành cơng Nghị quyết Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 20102015, Đảng ủy phường đã tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể tập
trung quan tâm trong công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho thanh niên,
SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

13


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

xem đào tạo nghề cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội của phường. Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên được vay
vốn và giới thiệu việc làm ổn định; bên cạnh cịn định hướng cho thanh niên

nơng thôn lựa chọn nghề phù hợp, vận động thanh niên mạnh dạn tham gia xuất
khẩu lao động.,…từ đó trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết
việc làm đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi.…. Tuy nhiên tình hình việc làm
của thanh niên trên địa bàn phường vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm
như: các cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ yếu vừa và nhỏ nên không thu hút đông
lao động, thu nhập thấp từ đó tình trạng thanh niên phải đi lao động xa để tạo thu
nhập; đối với lao động tại chỗ chủ yếu là lao động chân tay (làm th) khơng
trình độ,…
3. Hoạt động đào tạo nghề của phƣờng Châu Phú B, giai đoạn 2010 –
2013.
Trong 3 năm (2010-2013) phường chủ yếu kết hợp với trường trung cấp
nghề của Thành phố (được thành lập từ năm 2009) và trung tâm giới thiệu việc
làm tỉnh; Hội liên hiệp phụ nữ, nơng dân, đồn thanh niên của Thành phố tổ chức
các lớp nghề ngắn hạn như: làm móng, trang điểm, may dân dụng. Kết quả đã
vận động tổ chức được 28 lớp với 624 người tham gia; đối tượng tham gia chủ
yếu nông dân, phụ nữ trong độ tuổi lao động; với tổng kinh phí trên 856.0000
triệu đồng. Kết quả trong 3 năm đã đào tạo được 328/534 đối tượng lao động, tỷ
lệ 61,42% …. Như vậy số lao động học nghề và số được cấp giấy chứng nhận
nghề rất thấp so với tổng số thanh niên chưa có việc làm và chưa qua đào tạo
nghề là 3.401 thanh niên.
Ngoài ra giới thiệu 11 đối tượng tham gia xuất khẩu lao động các nước
Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia,…tuy nhiên loại hình việc làm này hiện nay giảm
dần và từ đầu năm đến nay chưa có trường hợp đăng ký tham gia xuất khẩu lao
động.
4. Thuận lợi và khó khăn trong cơng tác đào tạo nghề cho thanh niên
phƣờng Châu Phú B, giai đoạn 2010 - 2013
* Thuận lợi
Được sự quan tâm sâu sát của cấp ủy Đảng, Chính quyền và các tổ chức
đồn thể chính trị - xã hội ở địa phương về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc
làm cho thanh niên.

Phường có 01 trường trung cấp nghề; và 01 trung tâm giới thiệu việc
làm, đào tạo nghề của Tỉnh là điều kiện thuận lợi cho thanh niên có nhu cầu học
nghề, tìm việc làm. Bên cạnh cịn có 01 trung tâm dạy nghề (may dân dụng) của
Thành phố thu hút nhiều lao động nữ tham gia học nghề.
Thanh niên tham gia học nghề được Nhà nước hỗ trợ các chính sách ưu
đãi như: học nghề miễn phí, vay vốn,…thực hiện theo đề án 1956 của Thủ tướng
Chính Phủ ban hành năm 2009 về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”.

SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

14


Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn phường Châu Phú B, Thành phố
Châu Đốc, giai đoạn 2014-2019

Sự nhiệt tình ủng hộ về tinh thần, vật chất của các mạnh thường quân,
các cơ sở - dịch vụ sản xuất kinh doanh, gia đình đối với cơng tác đào tạo nghề.
* Khó khăn.
Trình độ mặt bằng dân trí của phường khơng đồng đều; một số hộ gia
đình và thanh niên xem nhẹ việc học nghề nên dẫn đến chất lượng lao động yếu
kém, tay nghề thấp - chủ yếu là lao động phổ thơng.
Cịn trơng chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.
Tổ chức bộ máy và và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa phù hợp.
Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn ở cơ sở thiếu và yếu, khơng có kinh
phí hoạt động.
Mặt khác địa phương là phường khơng có các khu kinh tế nên khơng
thu hút được lao động tại địa phương, công tác tuyên truyền cịn hạn chế, đồng
thời người dân ít được tiếp xúc với môi trường đào tạo nghề.

Phần đông thanh niên có việc làm khơng qua đào tạo (làm th, cơng
nhân các khu cơng nghiệp,…) và là lao động chính trong gia đình do đó cũng
khơng thu hút số lao động này tham gia học nghề tại địa phương.
Công tác đào tạo nghề có tăng cường đầu tư, tuyên truyền, vận động
thanh niên tham gia nhưng hiệu quả, chất lượng chưa cao.
Thời gian đào tạo nghề quá ngắn; các cơ sở thu hút lao động thì nhỏ lẻ;
sau học nghề thanh niên khơng tìm được việc làm hoặc có việc làm thu nhập thấp
không đảm bảo cuộc sống dẫn đến tư tưởng không an tâm học nghề.
(Nguồn từ báo cáo công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm phường
Châu Phú B, giai đoạn 2010- 2013)
5. Định hƣớng đào tạo nghề của phƣờng châu Phú B trong thời gian
tới.
Tăng cường vai trò lãnh chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân phường đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho
thanh niên.
UBND phường cần chủ động phối hợp với trường trung cấp nghề của
Thành phố hoặc các trung tâm tư vấn đào tạo nghề, giới thiệu việc làm tổ chức
các lớp học nghề cho thanh niên.
Cán bộ văn hóa, thơng tin chủ động tăng cường cơng tác tham mưu
phối kết hợp với đồn thể từ phường đến khóm tun truyền về mục đích, ý
nghĩa của việc tham gia đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với các hoạt động
như: phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào
“Dân vận khéo”, 22 tiêu chí xây dựng nơng thơn mới,…thơng qua sóng phát
thanh của phường.
Các ngành, đồn thể chính trị xã hội phường có kế hoạch phối kết hợp
cùng đồn thể khóm điều tra, nắm chính xác số lao động chưa qua đào tạo, số lao
động đã qua đào tạo, số thanh niên trong độ tuổi lao động.
SVTT: Vũ Thị Ngọc Giàu

15



×