Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI; TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.15 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC ...
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

CHUYÊN ĐỀ

PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

BÀI TẬP NHÓM
CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI CHỢ,
TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI; TRƯNG BÀY,
GIỚI THIỆU HÀNG HỐ, DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Nhóm thực hiện:
...

...

1


I. THỰC TRẠNG VỀ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI;
TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
1. Những kết quả đạt được.
1.1. Những kết quả đạt được về mặt thực tiễn.
1.1.1. Đối với hội chợ, triển lãm thương mại.
Ở Việt Nam, các hội chợ, triển lãm thương mại trong nước đang được tổ
chức nhiều hơn. Mỗi sự kiện được lên kế hoạch triển khai và thực hiện từ cả
năm trước đó. Số tiền mà nhà đầu tư dành cho mỗi sự kiện khó ước tính chính
xác.
Hội chợ, triển lãm thương mại ở Việt Nam hiện nay cơ bản được chia làm 3
loại chính:1


- Hội chợ tổng hợp
Ví dụ: Hội chợ quốc tế thương mại do VINEXAD tổ chức hằng năm vào
tháng 4 tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ (Hà Nội); Hội chợ Thương mại Quốc
tế Việt Nam lần thứ 16 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hội chợ chuyên ngành
Ví dụ: Triển lãm Quốc tế Ngành Công nghiệp nhựa và Cao su 2018; Hội
chợ Quốc tế Hàng Công nghiệp Việt Nam lần thứ 27.
- Hội chợ hàng tiêu dùng
Ví dụ: Triển lãm quốc tế hàng tiêu dùng xuân được trung tâm hội chợ triển
lãm Việt Nam tổ chức vào tháng 1 hằng năm.
Có thể nói đây là một công cụ đắc lực trong hoạt động xúc tiến thương
mại, hầu hết các địa phương đều đánh giá hiệu quả của các hội chợ, triển lãm
thương mại ở mức từ 70% đến 100%. Người tiêu dùng khi tham quan Hội chợ
được doanh nghiệp giới thiệu, tư vấn sử dụng hàng hóa rõ ràng, được lựa chọn
trực tiếp hàng hóa dựa trên tiêu chí chất lượng, mẫu mã và giá cả.
1 (Truy cập này 16/11/2018)

2


Từ chỗ một năm chỉ có vài hội chợ, triễn lãm thương mại, bây giờ có tới
hơn 200 hội chợ triễn lãm trong nước hằng năm. Ngồi ra cịn liên kết với nhiều
hoạt động hội chợ triễn lãm quốc tế với quy mô tổ chức ngày càng chuyên
nghiệp và hiệu quả, riêng số Hội chợ Triển lãm do Trung tâm Hội chợ Triển lãm
tại Việt nam tổ chức từ năm 2005 đến 2017 tăng hơn 15 lần.2
Hiện tại, nước ta đã có một hệ thống các trung tâm hội chợ triển lãm quy
mơ và hồnh tráng, đáp ứng được nhu cầu tham gia của các thương nhân trong
và ngoài nước như: Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC) tại Hà Nội;
Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E tại Hà Nội; Trung tâm Hội chợ và Triển lãm
Sài Gòn (SECC) tại Sài Gòn; Trung tâm hội chợ triển lãm Đà Nẵng,…

Chỉ tính riêng tại SECC – Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gịn, đơn vị
có quy mơ lớn nhất khu vực miền Nam về tổ chức hội nghị, triển lãm, ngót
nghét hơn 50 triển lãm chuyên ngành và tổng hợp đã được tổ chức trong năm
2016.
Ngoài những ngành quen thuộc như làm đẹp, bao bì, ẩm thực, đồ gỗ… thì
các ngành cơng nghiệp phụ trợ, chăn ni, trang sức, máy cơng cụ... cũng thu
hút hàng trăm nghìn lượt khách tham quan. VCCI, HAWA Corp, Vietbuild,
VEAS… là những đơn vị tổ chức được nhiều sự kiện quy mô trong thời gian
qua.
Chưa có một thống kê chính xác về tốc độ phát triển của thị trường hội
chợ, triển lãm tại Việt Nam, song nhiều doanh nghiệp khi được hỏi đều cho rằng
đây là kênh xúc tiến thương mại đem đến nhiều lợi nhuận và hiệu quả nhanh có
thể nhìn thấy.
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh – Giám đốc công ty cổ phần Gỗ Liên Minh,
đơn vị tổ chức 2 triển lãm đồ gỗ cho thị trường nội địa và xuất khẩu của HAWA
cho biết giao dịch bán hàng tại triển lãm VIFA HOME năm vừa rồi là 24 tỷ đồng
trong 4 ngày diễn ra.

2 Truy cập ngày 3/11/2018

3


Còn theo tổng kết của 39/250 doanh nghiệp xuất khẩu tham gia triển lãm
VIFA-EXPO, các hợp đồng và bản ghi nhớ được ký kết trong kỳ triển lãm đạt
giá trị khoảng 12 triệu USD.
Giá trị xã hội mà ngành triển lãm đem lại cũng khơng nhỏ. Ơng Nguyễn
Đình Hùng, Tổng giám đốc Công ty Tổ chức triển lãm quốc tế xây dựng
Vietbuild cho biết mỗi kỳ Vietbuild tổ chức tại TP.HCM thu hút khoảng 2.350
gian hàng của hơn 800 DN thuộc 30 quốc gia, lượng khách tham quan xấp xỉ

300.000 lượt. Từ đó lợi ích cho các ngành giao thơng, lưu trú và du lịch cũng có
thể đi theo.
Ngồi ra, hiện nay đã có 1 trang thơng tin điện tử về hội chợ triển lãm là
TRADEPRO.VN (Vietnam international trade promotion) gồm thông tin về tất
cả các hội chợ triển lãm được tổ chức tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tất
cả các tỉnh thành khác trên cả nước, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thơng tin
của các nhà đầu tư cũng như khách hàng quan tâm đến các hội chợ, triển lãm
trong nước.
1.1.2. Đối với hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ.
Trên thực tế, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật thì các thương nhân đã
thực hiện hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ngày càng phổ biến
ở nước ta. Theo kết quả khảo sát cho thấy đây là một hoạt động tương đối
thường xuyên của cộng đồng doanh nghiệp khi có 58% doanh nghiệp trả lời với
nội dung thường xuyên tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ do mình
kinh doanh. Chẳng hạn, ở Lào Cai, Sở Công thương tỉnh phối hợp với UBND
thành phố Lào Cai đã tổ chức khai trương Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm
hàng hóa đặc trưng của tỉnh tại chợ Kim Tân, thành phố Lào Cai. Khu trưng
bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh đã đưa hình ảnh thương
hiệu hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của các địa phương trong tỉnh đến với nhiều
du khách trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng
4


hóa này sẽ hỗ trợ, tạo cơ hội tìm kiếm đầu mối tiêu thụ sản phẩm thường xuyên,
ổn định cho người nơng dân, từ đó mở rộng quy mơ sản xuất, kinh doanh; tạo
việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Qua đó giúp cho việc phát triển
thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường; đồng thời
được xem là địa chỉ mua sắm tin cậy các sản phẩm đặc trưng cho người dân và
khách du lịch khi đến Lào Cai tham quan, làm việc. Vào tháng 8/2017, Trung

tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với công ty cổ phần Trung tâm
phân phối Nơng sản thực phẩm an tồn Việt Nam đã tổ chức “Trung tâm trưng
bày, giới thiệu và phân phối nông sản thực phẩm an tồn”. Thơng qua hoạt động
trưng bày, giới thiệu sản phẩm thì sẽ hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh
các mặt hàng nông sản thực phẩm được sản xuất theo quy trình bảo vệ an tồn
thực phẩm có chất lượng và uy tín. Mặt khác, trưng bày giới thiệu góp phần tăng
cường hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường
tiêu thụ không chỉ ở Hà Nội mà cịn ở các vùng lân cận.
Trên thực tế, các nhóm hàng hóa được trưng bày, giới thiệu chủ yếu bao
gồm nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, may mặc,...), nhóm
hàng tiêu dùng khơng thiết yếu (xe hơi, đồ điện tử, gia dụng...) và nhóm hàng
cơng nghiệp (máy móc, thiết bị điện, giao thơng vận tải). Bên cạnh đó, một số
nhóm hàng hóa khác như nguyên vật liệu và năng lượng cũng được trưng bày,
giới thiệu.
Về dịch vụ được trưng bày, giới thiệu, nhóm dịch vụ phổ biến nhất bao
gồm dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo
hiểm.
1.2. Những kết quả đạt được về mặt pháp luật.
Hiện nay, Luật thương mại 2005, Nghị định 81/2018 hướng dẫn thi hành
Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Nghị định 185/2013 quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong khuyến mại, trưng bày giới thiệu sản
phẩm đã có những quy định cụ thể, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của hội chợ
5


triển lãm thương mại và hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại
Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều khả năng cải thiện được
chất lượng và độ tin cậy đối với hoạt động hội chợ, triễn lãm thương mại, cũng
như hoạt động trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ ở nước ta hiện nay.
Các quy định của pháp luật Thương mại về hội chợ, triển lãm thương mại

được quy định từ Điều 129 đến Điều 140 của Luật Thương mại 2005. Đối với
các quy định về hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hoám dịch vụ được quy
định từ Điều 117 đến Điều 128 của Luật này. Ngoài ra, Nghị định 181/2018/NĐCP là công cụ hỗ trợ đắc lực cho Luật Thương mại 2005 trong việc quy định chi
tiết hội chợ, triển lãm thương mại. Trong đó, quy định cụ thể về những yêu cầu
đối với hàng hoá được trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại; tên, chủ đề
của hội chợ, triển lãm thươn mại cũng như việc cấp giải thưởng, cấp giấy chứng
nhận,… cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại. Tiếp theo, nghị định cịn quy định chi tiết các trình tự, thủ tục đăng ký tổ
chức, tham gia hội chợ triển lãm thương mại.
2. Thực trạng quy định của pháp luật về hội chợ, triển
lãm thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về hội chợ, triển
lãm thương mại.
Thứ nhất, theo quy định của Luật Thương mại 2005, hội chợ, triển lãm
thương mại được hiểu như sau:
“Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được
thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương
nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm
cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.” (Theo quy định
tại Điều 129 – Luật Thương mại 2005).

6


Như vậy pháp luật đã có những quy định rất rõ ràng về hội chợ, triển lãm
thương mại, bao hàm đầy đủ các nội dung cơ bản về hội chợ, triển lãm thương
mại về cả bản chất lẫn mục đích của loại hình này.
Có thể thấy, hình thức hội chợ, triển lãm thương mại trên thực tế bao hàm
cả yếu tố trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; bao gồm cả quảng cáo thương
mại và khuyến mại.

Hội chợ, triển lãm thương mại được phân biệt với các hoạt động xúc tiến
thương mại khác như sau:
- Hội chợ, triễn lãm thương mại có tính xác định về thời gian, địa điểm và
nội dung;
- Hội chợ, triễn lãm thương mại có sự tham gia đồng thời của nhiều thương
nhân;
- Mục đích trực tiếp của thương nhân khi tham gia hội chợ, triễn lãm
thương mại là tìm kiếm khách hàng để giao kết hợp đồng.
Thứ hai, về chủ thể được tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Dựa trên những quy định cụ thể của pháp luật về chủ thể được tổ chức,
tham gia hội chợ, triển lãm thương mại được quy định tại Điều 131 Luật
Thương mại 2005,
a, Chủ thể được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại:
- Thương nhân Việt Nam
- Chi nhánh của thương nhân Việt Nam
- Chi nhánh của thương nhân nước ngồi tại Việt Nam
b, Chủ thể khơng được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại: văn phịng đại diện của thương nhân
Thương nhân nước ngồi được trực tiếp tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại nhưng không được trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt
7


Nam mà phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương
mại Việt Nam thực hiện.
Thứ ba, về hàng hoá, dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại.
Đối với hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm
thương mại, pháp luật có quy định cụ thể như sau:
a, Đối với hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương
mại tại Việt Nam.

Đối với việc trưng bày hàng hoá tại hội chợ ở trong nước, Luật Thương
mại 2005 sử dụng phương pháp loại trừ, quy định các loại hàng hố khơng được
trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại ở Điều 134 luật này.
b, Đối với hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương
mại tại nước ngoài.
Đối với hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm
thương mại tại nước ngồi, Luật có những quy định chặt chẽ và cụ thể đối với
việc tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ triển lãm thương mại ở nước
ngồi. Theo đó, nếu q thời hạn quy định của pháp luật thì hàng hố đó phải
chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính. Ngồi ra thì luật cũng nhấn mạnh việc hàng
hoá tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài cũng phải tuân thù
theo các quy định của pháp luật về hải quan.
Bên cạnh những quy định của Luật Thương mại 2005, Nghị định
81/2018/NĐ-CP cịn quy định chi tiết hơn về hàng hố tham gia hội chợ, triển
lãm thương mại.
Thứ tư, về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, tham gia
hội chợ, triển lãm thương mại.
Thương nhân có quyền tự tổ chức hội chợ, triễn lãm thương mại hoặc thuê
thương nhân kinh doanh dịch vụ tổ chức hội chợ, triễn lãm thương mại thực
8


hiện, có quyền chọn tên, chủ đề, địa điểm, thời gian tổ chức hội chợ, triễn lãm
thương mại.
Thương nhân có quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triễn lãm thương mại ở
Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Thương nhân tổ chức hội chợ, triễn lãm thương
mại không phải làm thủ tục xin phép nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý
Nhà nước về thương mại và phải được sự xác nhận của cơ quan này.
Thương nhân Việt Nam tham gia hội chợ nước ngoài và thương nhân nước
ngoài tham gia hội chợ Việt Nam được phép bán, tặng cho khách hàng hàng hóa

tại hội chợ, triển lãm nhưng phải tuân thủ quy định về xuất nhập khẩu và các
quy định khác có liên quan.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi tổ chức, tham gia hội
chợ, triển lãm thương mại đã được quy định khá nhất quán và đầy đủ.
2.2. Thực trạng quy định của pháp luật về trưng bày, giới
thiệu hàng hoá, dịch vụ.
Thứ nhất, theo quy định của Luật Thương mại 2005, hoạt động trưng bày,
giới thiệu hàng hoá, dịch vụ được hiểu như sau:
Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại
của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới
thiệu với khách hàng về hàng hố, dịch vụ đó. (Theo quy định tại Điều 117 –
Luật Thương mại 2005).
Theo tinh thần của Điều luật này, trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ là
một cách thức thơng tin đến khách hàng mà phương tiện truyền tải chính là bản
thân hàng hố, dịch vụ đó. Đây cũng là một đặc điểm chính để phân biệt hình
thức trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ với hình thức quảng cáo thương
mại.
Thứ hai, về quy định chủ thể được trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
a, Chủ thể được trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ:
9


- Thương nhân Việt Nam.
- Chi nhánh của thương nhân Việt Nam.
- Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
b, Chủ thể không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hố:
- Văn phịng đại diện của thương nhân (trừ việc trưng bày, giới thiệu tại trụ
sở của văn phịng đại diện đó).
- Thương nhân nước ngồi chưa được phép hoạt động tại Việt Nam.
Thứ ba, về các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ.

Theo quy định tại Điều 120 Luật Thương mại 2005 thì thương nhân được
tự mình hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng
hoá, dịch vụ để trưng bày, giới thiệu hàng hoá dịch vụ với các hình thức sau:
- Mở phịng trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
- Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại các trung tâm thương mại hoặc
trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn hố, nghệ thuật.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ.
- Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên Internet và các hình thức
khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, luật đã quy định cụ thể và chi tiết các hình thức trưng bày, giới
thiệu hàng hoá, dịch vụ để thương nhân khi tham gia hoạt động xúc tiến thương
mại này có được những sự lựa chọn nhất định, phù hợp với nhu cầu quảng bá
sản phẩm của mình cũng như khơng vi phạm pháp luật.
Thứ tư, về các hàng hoá, dịch vụ được trưng bày và không được trưng bày.
Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, do vậy
hàng hoá, dịch vụ được trưng bày, giới thiệu phải đáp ứng được một số điều
kiện đó là:
10


- Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu phải là những hàng hoá, dịch vụ
kinh doanh hợp pháp trên thị trường.
- Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu phải tuân thủ các quy định của
pháp luật về chất lượng hàng hóa và ghi nhãn hàng hố.
Đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam để trưng bày, giới thiệu, ngồi
việc đáp ứng hai u cầu trên thì cịn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là hàng hoá được phép nhập khẩu vào Việt Nam;
- Hàng hoá tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu phải tái xuất khẩu sau
khi kết thúc việc trưng bày, giới thiệu nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày
tạm nhập khẩu; nếu quá thời hạn trên thì phải làm thủ tục gia hạn tại hải quan

nơi tạm nhập khẩu.
Đối với những trường hợp cấm cấm trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch
vụ, Luật Thương mại 2005 đã có quy định cụ thể tại Điều 123. Có thể thấy
rằng, điều kiện đối với hàng hoá, dịch vụ được trưng bày và các trường hợp cấm
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là vấn đề được pháp luật quan tâm nhiều
nhất trong hình thức xúc tiến thương mại này.
Việc trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ do khơng xuất hiện hành vi
bán hàng như trong hội chợ, không được tổ chức tậptrung như trong triển lãm,
không được quảng bá rộng rãi trong một lãnh thổ địa lý rộng lớn nên hiệu quả
tác động đến lợi ích của khách hàng và các thương nhân khác cũng khơng
nhiều. Do đó, việc trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ được đánh giá là hình
thức xúc tiến thương mại đơn giản nhất.
3. Thực trạng áp dụng pháp luật về hội chợ, triển lãm
thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về hội chợ, triển lãm
thương mại.
11


Thứ nhất, việc sử dụng tên gọi của hội chợ, triễn lãm thương mại gây nhầm
lẫn cho khách hàng, cho người tiêu dùng và có tác động sai lệch đến quyết định
mua sắm của họ. Hiện nay tình trạng này diễn ra khá phổ biến nhưng pháp luật
vẫn chưa có những quy định điều chỉnh trực tiếp, có hiệu quả. Tại Điều 25, pháp
luật quy định việc sử dụng những từ ngữ để quảng bá chất lượng, danh hiệu của
hàng hố, dịch vụ thì phải có bằng chứng chứng minh chất lượng, uy tín, tuy
nhiên thì khơng giải thích rõ là bằng chứng để chứng minh phải là bằng chứng
như thế nào, nộp cho ai, nộp vào thời điểm nào? Thêm một điểm đáng chú ý nữa
là tại Điều 50 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại khơng có điều khoản nào quy định về việc

xử phạt khi tổ chức, cá nhân tham gia, tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại mà
không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP. Như
vậy các trường hợp này sẽ được xử lý như thế nào?
Ví dụ: Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, mặc dù tên gọi là như vậy
nhưng trên thực tế, khơng phải hàng hố nào khi tham gia hội chợ đều đã đạt
danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Thứ hai, do thời hạn đăng ký quá dài (sớm nhất 365 ngày và muộn nhất 30
ngày trước ngày khai mạc) nên khó có thể đảm bảo thương nhân sẽ bảo toàn
những nội dung đã đăng ký.
Thứ ba, việc xét tặng danh hiệu cho thương nhân tham gia hội chợ thiếu
chuẩn mực, tiếu độ tin cậy, thiếu cơ sở. Khi tham gia hội chợ không phải mọi
sản phẩm của họ đều đạt những danh hiệu và được chứng nhận. Mục tiêu của
các thương nhân là lợi nhuận, nên không phải lúc nào cũng đặt ra yêu cầu chọn
lọc hàng hóa, và thương nhân tham gia. Khi tham gia hội chợ không phải mọi
sản phẩm của họ đều đạt những danh hiệu và được chứng nhận. Mục tiêu của
các thương nhân là lợi nhuận, nên không phải lúc nào cũng đặt ra yêu cầu chọn
lọc hàng hóa, và chọn lọc thương nhân tham gia. Hầu hết việc tổ chức bình chọn
12


của cơ quan nhà nước, hay hiệp hội cơ quan báo chí “nào đó”. Vậy vấn đề đặt ra
là cơ quan nào sẽ đưa ra quy chế tuyển chọn giải thưởng khi mà những giải
thưởng này có tác động trực tiếp đến quyết định của người tiêu dùng, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức mua của họ sau hội chợ? Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định
rất sơ sài về việc cấp giấy chứng nhận về danh hiệu, giải thưởng cho các hàng
hóa, thương nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại trong khi thực tế hiện
nay các hoạt động cấp giấy chứng nhận về danh hiệu, uy tín… cho hàng hóa,
thương nhân trong các hội chợ, triển lãm thương mại rất phổ biến và không theo
bất kỳ quy định của pháp luật nào.
Thứ tư, Nghị định số 81/2018/NĐ-CP cũng khơng có bất kỳ nội dung nào

quy định cụ thể về hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
(ngoại trừ một số nội dung như dán nhãn). Như vậy đặt ra vấn đề: liệu hàng hoá
sử dụng để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm ngoài vấn đề pháp luật quy
định như phải hợp pháp, phải tuân thủ các quy định về pháp luật và ghi nhãn
hàng hố thì khơng cần phải đáp ứng các u cầu khác hay sao? Đa số doanh
nghiệp tham gia hội chợ triển lãm hiện nay là những doanh nghiệp vừa và nhỏ,
chưa nhận thức rõ hoặc cố tình tính chun nghiệp, hàng thật xen lẫn hàng giả,
hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng tồn kho, hàng kém chất lượng.
Ví dụ: ngày 19-12-2013, tại Hội chợ Thương mại Hà Tĩnh 2013, Đội QLTT
số 1 kiểm tra phát hiện một lô hàng 199 chiếc áo ấm Trung Quốc nhưng dán
nhãn mác Việt Nam để bán cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, thực tiễn hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
cho thấy vẫn đang tồn tại một vấn đề làm biến chất hội chợ, triển lãm thương
mại. Với bản chất của hội chợ, triển lãm thương mại là marketing, tiếp cận thị
trường, tiếp thị nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua
bán hàng hố, hợp đồng dịch vụ thì hiện tại, thương nhân tham gia hội chợ chủ
yếu là để bán hàng tại chỗ, chạy đơn hàng ào ào trong một hai ngày diễn ra hội
chợ mà không hề suy nghĩ lâu dài cho thương hiệu. Liệu sau một hai ngày diễn

13


ra hội chợ, khách hàng có nhớ để tìm đến thương nhân tiếp tục mua hàng hay
không?
3.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về trưng bày, giới
thiệu hàng hoá, dịch vụ.
Thứ nhất, Luật Thương mại mặc dù quy định về hoạt động trưng bày, giới
thiệu hàng hóa dịch vụ nhưng lại nêu rất chung chung, trong khi các nghị định
hướng dẫn thi hành lại khơng có bất kỳ nội dung nào quy định về hoạt động này,
dẫn tới không làm rõ và không cho thấy được bất kỳ sự khác biệt nào về bản

chất giữa hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa với các hoạt động quảng cáo
thương mại trong Luật Thương mại và quảng cáo trong pháp luật hiện hành về
quảng cáo.
Thứ hai, có thể thấy rằng, Luật Thương mại 2005 đã quy định bổ sung hình
thức trưng bày hàng hoá trên Internet, tuy nhiên dựa vào bản chất của hoạt động
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ, việc hàng hoá khi được trưng bày trên
Internet sẽ trở thành hình ảnh của hàng hố chứ khơng cịn là chính hàng hố đó
nữa. Việc bổ sung hình thức trưng bày trên Internet sẽ bị biến chất bản chất của
việc trưng bày, thực chất việc trưng bày trên Internet lại là hình thức quảng cáo
trên mạng thơng tin máy tính và phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo.
Thứ ba, do tính chất giới thiệu trực tiếp bằng hàng hố, hình thức trưng bày
có khả năng lan toả thông tin đến công chúng với phạm vi hẹp hơn so với quảng
cáo thương mại. Chính vì vậy có những hàng hoá hạn chế kinh doanh bị pháp
luật cấm quảng cáo nhưng lại không cấm việc trưng bày như thuốc lá, rượu có
độ cồn từ 30 độ trở lên. Theo quy định tại khoản 4 – Điều 109 – Luật Thương
mại 2005, cấm “quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản
phẩm, hàng hố chưa được phép lưu thơng, dịch vụ chưa được phép cung ứng
trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo”. Đối với việc trưng bày thuốc
lá, Thông tư 78/2008/TT – BVHTTDL có quy định như sau: Hành vi cũng được
coi là quảng cáo thuốc lá thuộc quy định cấm: “Tại điểm bán thuốc lá trưng bày
14


quá một bao/gói (10 điếu, 12 điếu, 20 điếu) hoặc trưng bày quá một tút/hộp (10
bao/gói) của một nhãn hiệu thuốc lá”. Như vậy, để tránh tình trạng hiểu sai các
quy định của pháp luật về trưng bày thuốc lá, thông tư này đã kịp thời bổ sung
quy định trên. Thực tiễn cho thấy, việc thi hành quy định về trưng bày, giới thiệu
hàng hố này vẫn cịn đang gặp nhiều vướng mắc. Theo nghiên cứu của Trường
Đại học Y tế công cộng năm 2014 tại 1.189 điểm bán lẻ của 6 tỉnh, TP trên cả
nước, có 87,3% các điểm bán lẻ quan sát được còn trưng bày quá 1 bao/1 tút của

một nhãn hiệu thuốc lá và 20,9% điểm có bán bao gói nhỏ dưới 20 điếu.3
Hầu như các đại lý, cửa hàng bán lẻ thuốc lá vẫn trưng bày nhiều bao,
nhiều tút thuốc lá của một nhãn hiệu mà không chú trọng thực hiện nghiêm quy
định của pháp luật. Ngoài việc một số nhà sản xuất thuốc lá chưa thực hiện đúng
quy định in trên vỏ bao thuốc phải có đủ 50% trở lên diện tích hình ảnh, chữ
cảnh báo hút thuốc lá có hại cho sức khỏe hoặc nếu có in dịng chữ cấm bán
thuốc lá cho trẻ em dưới 18 tuổi nhưng in chữ nhỏ, khó đọc, vì vậy, hiệu quả
cảnh báo khơng cao, cịn có nhiều cửa hàng bày, bán thuốc lá lách luật khi chỉ
trưng bày đúng một tút, một bao của một nhãn thuốc nhưng lại trưng bày nhiều
vỏ tút, hộp, bao thuốc lá (khơng có điếu thuốc bên trong) để gây sự chú ý. Nhiều
nơi trưng bày bao, tút thuốc lá nằm ngang thay vì để đứng, vì thế khơng nhìn
thấy các hình ảnh cảnh báo hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.4
Thứ tư, không giống với các hoạt động xúc tiến thương mại khác, Luật
Thương mại lại không quy định bất kỳ thủ tục hành chính nào cho thương nhân
khi thực hiện trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, Nghị định số
81/2018/NĐ-CP cũng khơng đưa ra bất kỳ nội dung nào về thủ tục hành chính.
Có thể cho thấy theo quan điểm của Luật Thương mại, hoạt động trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ được cho là không cần thiết phải được quản lý theo
hướng tiền kiểm (thông báo, đăng ký trước khi thực hiện) mà chỉ cần quản lý
3 (Truy
cập ngày 16/11/2018)
4 (Truy
cập ngày 16/11/2018)

15


theo hướng hậu kiểm (kiểm tra, giám sát đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định
của pháp luật). Quan điểm này thực sự khác biệt và theo hướng mở so với quan
điểm đối với các hoạt động xúc tiến thương mại còn lại. Tuy nhiên, do chỉ đặt

vấn đề quản lý nhà nước theo hướng hậu kiểm trong khi các nội dung quy định
tại Luật Thương mại lại rất chung chung, sơ sài nên trên thực tế phát sinh rất
nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác
quản lý đối với hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ do khơng đủ
điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực, kinh phí để thực hiện hậu kiểm.
Thứ năm, Luật Thương mại 2005 có quy định chi tiết về hàng hố, dịch vụ
cấm trưng bày, giới thiệu, trong đó có quy định như sau: cấm hành vi “Trưng
bày, giới thiệu hàng hoá của thương nhân khác để so sánh với hàng hố của
mình, trừ trường hợp hàng hố đem so sánh là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, trên thực tế việc trưng bày,
giới thiệu hàng hoá của thương nhân khác để so sánh với hàng hố của mình còn
diễn ra rất phổ biến, các cơ quan chức năng không thể phát hiện và xử lý hết
được, một mặt cũng do bản chất của hình thức xúc tiến thương mại này là chỉ
diễn ra ở một phạm vi nhỏ, sức ảnh hưởng khơng nhiều nên khó phát hiện và xử
lý kịp thời.
II. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM
PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI;
TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ.
1. Giải pháp nhằm hạn chế những hành vi vi phạm pháp
luật đối với hội chợ, triển lãm thương mại.
1.1. Các giải pháp hoàn thiện về mặt pháp luật.
Thứ nhất, đối với việc sử dụng tên gọi của hội chợ, triễn lãm thương mại.
Khi thương nhân sử dụng tên gọi cho hội chợ, triển lãm của mình thì thương
nhân phải trình giấy tờ, cam kết mặt hàng sản phẩm đúng thực là có chất lượng,
được cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận thương hiệu của mình đạt chuẩn để
16


tạo niềm tin cho khách hàng khi mua sắm tại hội chợ, triển lãm. Ngồi ra pháp
luật cịn phải bổ sung cụ thể quy định tại Khoản 2 – Điều 25 – Nghị định

81/2015/NĐ-CP về các bằng chứng mà thương nhân phải chứng minh cũng như
thời gian xuất trình, cơ quan xuất trình để thuận tiện cho việc kiểm tra và quản
lý.
Thứ hai, Cũng tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định
việc phải có bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch
vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ,
triển lãm thương mại đã đăng ký; Có bằng chứng chứng minh uy tín, danh hiệu
của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký. Tuy
nhiên tại Điều 50 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP chỉ có quy định tại khoản 1:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không
trung thực, khơng chính xác các nội dung trong hồ sơ khi đăng ký tổ chức hội
chợ, triển lãm thương mại” khơng có điều khoản nào quy định về việc xử phạt
khi tổ chức, cá nhân tham gia, tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại mà không
tuân thủ quy định về việc trình bằng chứng chứng minh chất lượng của hàng hoá
đúng như tên gọi của hội chợ. Vậy, nghị định 185/2013/NĐ-CP nên bổ sung các
quy định xử phạt trong trường hợp này, để tránh trường hợp có vi phạm nhưng
lại khơng có chế tài xử lý.
Thứ ba, đối với việc đảm bảo thương nhân sẽ bảo toàn những nội dung đã
đăng ký khi tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Cần quy định thêm
việc quản lý tiến độ, nội dung thương nhân đã đăng ký có đúng với thực tế hay
khơng, có thể quy định cụ thể “2 tháng kiểm tra một lần” (đây chỉ là con số đề
xuất mang tính cảm tính để minh hoạ với mong muốn các nhà làm luật sẽ xem
xét, đưa ra một con số chính xác, tránh tình trạng thương nhân thay đổi nội dung
đăng ký). Như vậy thương nhân sẽ đảm bảo thực hiện nội dung đó xuyên suốt
quá trình tổ chức hội chợ, triển lãm.

17



Thứ tư, đối với việc xét tặng danh hiệu cho thương nhân tham gia hội chợ.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật
Thương mại 2005 về hoạt động xúc tiến thương mại chưa quy định cơ quan nào
sẽ đưa ra quy chế tuyển chọn giải thưởng cho thương nhân tham gia hội chợ,
triển lãm. Kiến nghị Sở Công thương đưa ra quy chế chọn giải thưởng cho
thương nhân tham gia hội chợ, triển lãm ở tỉnh mình hoặc đưa ra danh mục các
tổ chức uy tín để trao giải, làm cơ sở rõ ràng, thuận lợi cho người tiêu dùng có
thể mua được sảm phẩm chất lượng và đạt hiệu quả cao.
Thứ năm, đối với việc quy định về hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ,
triển lãm thương mại, Nghị định 81/2018/NĐ-CP cần bổ sung thêm quy định về
chất lượng hàng hoá tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cũng như các chế
tài xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP.
1.2. Các giải pháp hoàn thiện về mặt cơ chế thực thi.
Thứ nhất, tăng cường sự quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, đặc biệt là trách nhiệm của Bộ Công Thương, Cục xúc tiến
thương mại, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc
tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại; thanh tra, kiểm tra giám sát định kỳ việc thực hiện các nội dung
đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại của thương nhân, tổ
chức; xử lý nhanh chóng, triệt để khi có vi phạm pháp luật của thương nhân, tổ
chức tham gia hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại.
Thứ hai, để hội chợ thành cơng, cần có vai trị quan trọng của các Trung
tâm Xúc tiến thương mại trong việc hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho các doanh
nghiệp. Các Trung tâm sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp có cơ hội giao thương,
quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm, hàng hố để chinh phục, tạo lịng tin
và khẳng định mình trước người tiêu dùng; tìm kiếm và tư vấn cho doanh
nghiệp những đối tác thực sự tin cậy, góp phần hạn chế được những rủi ro cho
các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường mạnh mẽ hiện nay.
18



1.3. Các giải pháp bổ sung
Thứ nhất, doanh nghiệp cần có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo từ khâu tìm
hiểu đối tượng đến cơng tác chuẩn bị. Cụ thể là vấn đề về khâu tài chính, sản
phẩm mẫu trưng bày, kèm theo đó là thơng tin tư liệu kèm theo. Khảo sát nhu
cầu tại các hội chợ cho thấy, phần lớn khách hàng phát sinh nhu cầu mua sắm
sau khi xem sản phẩm do đó việc trang trí gian hàng, bày trí sản phẩm và lực
chọ hàng mẫu tham gia đóng vai trị rất quan trọng tại hội chợ. Doanh nghiệp
cần căn cứ vào diện tích gian hàng, chủng loại sản phẩm và mục đích tham gia
hội chợ để có những phương án thiết kế và trang trí gian hàng sao cho có thể tạo
nên một khơng gian đẹp đẽ, bắt mắt mang bản sắc riêng, gợi lên trong tiềm thức
khách hàng về hình ảnh một doanh nghiệp giàu tiềm năng hợp tác phát triển
kinh tế.
Thứ hai, bên cạnh đó, cơng tác truyền thơng, quảng bá tại hội chợ phải
được đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp. Yêu cầu các doanh nghiệp cần
có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo từ khâu sản phẩm mẫu trưng bày, thông tin giới
thiệu đặc biệt là khâu chuẩn bị nhân sự tham gia hội chợ phải có kiến thức am
hiểu doanh nghiệp để giới thiệu cho khách hàng.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc tìm kiếm thị
trường. Các doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu, liên kết với các nhà phân phối
tại địa phương, đồng thời nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng. Tham gia hội
chợ doanh nghiệp nên lựa chọn một hình thức khuyến mại hấp dẫn để thu hút sự
quan tâm của người mua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu, quảng bá
sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cũng như tìm kiếm các đại lý, nhà phân
phối. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, với tiêu chí khách hàng là
thượng đế, vì thế các doanh nghiệp phải khai thác triệt để thế mạnh của mình.
Nếu tham gia hội chợ lần đầu các doanh nghiệp chưa gặt hái được thành cơng
thì khơng nên nản lịng và bỏ cuộc, phải xác định việc tham gia hội chợ không
phải là những kế hoạch ngắn hạn độc lập, thu được hiệu quả tức thời mà nên
gắn.

19


Thứ tư, bên cạnh đó, tham gia hội chợ doanh nghiệp nên có sự phân tích,
đánh giá về nghành hàng và đối thủ cạnh tranh, tranh thủ ghi điểm từ những
người tiêu dùng tham gia hội chợ, phải chú ý khách hàng tìm hiểu cái gì, sau đó
liên lạc với khách hàng để thăm dị ý kiến. Nếu khơng liên lạc gì với khách hàng
sau khi tham gia hội chợ có nghĩa là doanh nghiệp tự đánh mất cơ hội hợp tác
làm ăn mà mình đã bỏ cơng tạo dựng.
2. Giải pháp nhằm hạn chế những hành vi vi phạm pháp
luật đối với trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
2.1. Các giải pháp hoàn thiện về mặt pháp luật.
Thứ nhất, về việc các quy định về trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ
trong Luật Thương mại 2005 cịn chưa cụ thể và sơ sài. Các nghị định cần có
những quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn, chi tiết hơn về hoạt động trưng bày,
giới thiệu sản phẩm như các quy định về hội chợ, triển lãm thương mại mà Nghị
định 81/2018 đã nêu, giúp dễ dàng phân biệt giữa trưng bày, giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ với quảng cáo và với triển lãm thương mại. Việc này sẽ giúp
thương nhân hiểu rõ ràng hơn các quy định của luật thi tham gia hoạt động xúc
tiến thương mại này.
Thứ hai, đối với hình thức trưng bày trên Internet. Theo quan điểm của
nhóm tác giả, việc quy định hình thức trưng bày trên Internet là không hợp lý
như đã giải thích tại Mục 3.2. Đề xuất việc bỏ quy định này trong Luật thương
mại 2005 vì nó làm sai lệch bản chất của việc trưng bày, giới thiệu hàng hố,
dịch vụ cũng như khơng khơng có cơ sở để phân biệt với hình thức quảng cáo
qua mạng Internet.
Thứ ba, đối với việc trưng bày thuốc lá, do lợi ích kinh tế từ ngành công
nghiệp thuốc lá mang lại quá lớn nên không thể quy định việc cấm trưng bày,
giới thiệu thuốc lá được. Để hạn chế tình trạng “lách luật”, cố tình sử dụng
những cách trưng bày sao cho không vi phạm các quy định cấm của pháp luật

20


nhưng vẫn trưng bày được sản phẩm này, pháp luật cần bổ sung những quy định
cụ thể như sau: “cấm trưng bày quá 1 bao/gói thuốc hoặc 1 hộp/tút thuốc dù có
thuốc bên trong hay khơng”; quy định cụ thể về kích thước hộp thuốc trưng bày
để tránh tình trạng thương nhân sử dụng bao thuốc mô phỏng (to gấp nhiều lần
bao thuốc thật) để trưng bày.
Thứ tư, đối với việc quy định thủ tục hành chính cho thương nhân khi thực
hiện trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Nhóm tác giải nghĩ, cần thiết nên
có những quy định về thủ tục hành chính cho thương nhân khi thực hiện trưng
bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Cũng như các loại hình xúc tiến thương mại
khác, việc trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ cũng cần phải đăng ký, thơng
báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để các quy định về chủ thể trưng bày,
giới thiệu; hàng hoá, dịch vụ được trưng bày, giới thiệu của Luật Thương mại
2005 được thực thi một cách có hiệu quả, cũng như tạo điều kiện cho cơ quan
nhà nước quản lý hoạt động này thuận tiện hơn.
2.2. Các giải pháp hoàn thiện về mặt cơ chế thực thi.
Thứ nhất, đối với việc trưng bày, giới thiệu hàng hoá của thương nhân khác
để so sánh với hàng hố của mình. Do pháp luật đã có quy định cụ thể về việc
cấm hành vi “Trưng bày, giới thiệu hàng hoá của thương nhân khác để so sánh
với hàng hố của mình, trừ trường hợp hàng hoá đem so sánh là hàng giả, hàng
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật”; và tại Nghị định
185/2013/NĐ-CP cũng có quy định chi tiết về xử phạt hành chính hành vi vi
phạm quy định này: Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành
vi “Trưng bày, giới thiệu hàng hoá của thương nhân khác để so sánh với hàng
hoá của mình, trừ trường hợp hàng hố đem so sánh là hàng giả, hàng vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật”. Nên vấn đề làm sao để khắc
phục tình trạng này vẫn cịn diễn ra trên thực tế là ở cơ chế quản lý, kiểm tra,
giám sát của các cơ quan chức năng mà cụ thể là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các

cấp, cơ quan quản lý thị trường Quản lý thị trường và những cơ quan, tổ chức có
21


thẩm quyền. Hành vi này thường diễn ra ở các điểm bán hàng nhỏ lẻ nên mức
lan toả thông tin là yếu kém, vì vậy cần tích cực rà sốt, tuần tra liên tục hàng
tuần để kịp thời phát hiện và xử lý.
2.3. Các giải pháp bổ sung
Từ thực trạng vi phạm quy định về trưng bày, bán thuốc lá, rất cần sự vào
cuộc sát sao của các cấp, các ngành và toàn thể người dân. Trước mắt, cần đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, vận động để mỗi người dân nâng cao nhận thức, từ
đó thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá.
Tuy nhiên, việc tuyên truyền cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, bằng
nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực, có như thế mới góp phần hiệu
quả vào cơng tác phịng chống tác hại của thuốc lá.
Từ phía thương nhân, người bán hàng tại các điểm bán hàng nhỏ lẻ, phải ý
thức được các hành vi vi phạm pháp luật về trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch
vụ để tránh trường hợp vi phạm nhưng khơng biết mình vi phạm.

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật
- Luật Thương mại năm 2005
- Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật Thương mại về hoạt động xúc
tiến thương mại.
- Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng.
- Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh
vực hải quan.
- Thông tư số 19/2005/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện pháp lệnh quảng cáo và
nghị quyết 12/2000/NQ-CP của chính phủ về cấm quảng cáo thuốc lá.
- Thơng tư số 78/2008/TT-BVHTTDL sửa đổi bổ sung Thông tư số 19/2005/TTBVHTT hướng dẫn thực hiện pháp lệnh quảng cáo và nghị quyết 12/2000/NQCP của chính phủ về cấm quảng cáo thuốc lá.

Các thông tin trên trang web
- Thực trạng tổ chức hội chợ triển lãm ở Việt Nam thời gian qua, tải từ:
/>
(Truy

cập

này 16/11/2018)
- Thực trạng tổ chức hội chợ ở Việt Nam hiện nay, tải từ:
(Truy
cập ngày 3/11/2018)

23


- Quy định trưng bày nhãn hiệu thuốc lá tại điểm bán lẻ: “Bắt cóc bỏ dĩa”?, tải
từ: (Truy cập ngày 16/11/2018)
- Vi phạm quy định về trưng bày, bán thuốc lá còn phổ biến, tải từ:
(Truy cập ngày 16/11/2018)

24




×