Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá biện pháp canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến bệnh thán thư và năng suất khoai môn trồng tại huyện lấp vò tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 96 trang )

..

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THAC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN BỆNH THÁN
THƯ VÀ NĂNG SUẤT KHOAI MƠN TRỒNG
TẠI HUYỆN LẤP VỊ, TỈNH ĐỒNG THÁP

TRẦN TRỌNG HỮU

AN GIANG, THÁNG 8 NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THAC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN BỆNH THÁN
THƯ VÀ NĂNG SUẤT KHOAI MƠN TRỒNG
TẠI HUYỆN LẤP VỊ, TỈNH ĐỒNG THÁP
TRẦN TRỌNG HỮU
MSSV: CH165810


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

AN GIANG, THÁNG 8 NĂM 2020


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Đánh giá biện pháp canh tác và sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật đến bệnh thán thư và năng suất khoai mơn trồng tại
huyện Lấp Vị, tỉnh Đồng Tháp” do học viên Trần Trọng Hữu thực hiện dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Chương. Tác giả đã báo cáo luận văn
nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo thông qua ngày....
tháng….năm 2020.

Thư ký

TS. .....................................
Phản biện 1

Phản biện 2

TS. ................................

TS.................................
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Văn Chương
Chủ tịch Hội đồng

..............................................................



LÝ LỊCH KHOA HỌC
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Trần Trọng Hữu
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 01/01/1982; Nơi sinh: Long Hưng A, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp.
Quê quán: ấp Hưng Quới I, xã Long Hưng A, huyện lấp Vò, Đồng Tháp.
Dân tộc: Kinh
Địa chỉ liên lạc: ấp Hưng Quới I, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp.
Số điện thoại: 0982 658300
E-mail:
2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Từ năm 1989 – 1994: Học sinh – Trường Tiểu học Long Hưng A
Từ năm 1994 – 1998: Học sinh – Trường Trung học cơ sở Long Hưng A
Từ năm 1998 – 2001: Học sinh – Trường THPT Lấp Vò II
Từ năm 2001 – 2004: sinh viên – ngành Trồng trọt BVTV, Trường Trung học và
dạy nghề NN&PTNT Nam Bộ.
Từ năm 2008 – 2013: sinh viên – ngành Hành chính học, Trường Chính trị tỉnh
Đồng Tháp.
Từ năm 2009 – 2013: sinh viên – ngành Khoa học cây trồng, Trường Đại học An
Giang.
Từ năm 2015 – 2016: sinh viên – ngành lý luận chính trị - hành chính, Trường
Chính trị tỉnh Đồng Tháp.
Từ năm 2016 – 2018: Học viên Cao học – Ngành Khoa học cây trồng, Trường
Đại học An Giang.
3. Q TRÌNH CƠNG TÁC
Từ tháng 02/2004 đến tháng 01/2006: Cán bộ sản xuất nơng nghiệp xã Long
Hưng A, huyện Lấp Vị, tỉnh Đồng Tháp.
Từ tháng 02/2006 đến tháng 11/2009: Phó Chủ tịch UBND xã Long hưng A,

huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010: Quyền Chủ tịch UBND xã Long Hưng
A,huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Từ tháng 6/2010 đến tháng 8/2014: phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã
Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Từ tháng 9/2014 đến nay: Chuyên viên Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội huyện Lấp Vò, tỉnh đồng Tháp.
An Giang, ngày 01 tháng 04 năm 2020
Tác giả luận văn
2


3


LỜI CẢM TẠ

Chân thành cảm tạ
TS. Nguyễn Văn Chƣơng đã tận tình hƣớng dẫn, cung cấp kiến thức và
kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn
Quý Thầy, Cô và Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên, các
Phòng Ban của Trƣờng Đại học An Giang, tập thể Phịng Nơng nghiệp và PTNT
huyện Lấp Vị, tỉnh Đồng Tháp đã giúp tơi trong q trình thu thập số liệu và
thực hiện nghiên cứu hoàn thành khóa học.
Tập thể học viên lớp Cao học Khoa học cây trồng khóa 3 đã nhiệt tình hỗ trợ và
động viên tôi trong suốt thời gian học tập cũng nhƣ thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả mọi ngƣời đã giúp đỡ
và chia sẽ khó khăn để tơi hồn thành luận văn này. Trong q trình viết luận văn
khơng thể tránh khỏi những sai sót, rất mong đƣợc sự góp ý của q thầy cơ và

tồn thể các bạn.
An Giang, ngày 01 tháng 4 năm 2020
Tác giả luận văn

Trần Trọng Hữu

i


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu
khoa học của bản thân, các số liệu và kết quả đƣợc trình bày trong luận văn tốt
nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố công khai trong bất kỳ luận
văn nào trƣớc đây.

An Giang, ngày 01 tháng 04 năm 2020
Tác giả luận văn

Trần Trọng Hữu

ii


TRẦN TRỌNG HỮU. 2020. “Đánh giá biện pháp canh tác và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật đến bệnh thán thư và năng suất khoai mơn trồng tại huyện Lấp
Vị, tỉnh Đồng Tháp” Khoa Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên – Đại Học
An Giang. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CHƢƠNG

TĨM LƯỢC
Trong sản xuất khoai mơn vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến năng suất và

hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng khoai môn chƣa cao do rất nhiều ngun nhân,
trong đó việc áp dụng qui trình canh tác giữa những nông hộ chƣa đồng nhất,hậu
quả của việc lạm dụng thuốc trừ sâu, bón phân mất cân đối trong canh tác đƣa
đến sâu bệnh nhiều, năng suất khoai mơn thấp, chi phí tăng, lợi nhuận thấp.Xuất
phát từ thực trạng, đềtài nghiên cứu “Đánh giá biện pháp canh tác và sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật đến bệnh thán thư và năng suất khoai môn trồng tại huyện
Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp” đƣợc thực hiện với các mục tiêu sau: (i) Xác định đƣợc
hiện trạng kỹ thuật trồng khoai môn của nông dân 03 xã Hội An Đông, Mỹ An
Hƣng A và Mỹ An Hƣng B, huyện Lấp Vò, (ii) Đánh giá hiệu quả, kỹ thuật và
kinh tế mơ hình trồng khoai mơn theo hƣớng an tồn sinh học. Kết quả điều tra
nông dân tại 3 xã ở huyện Lấp Vị - tỉnh Đồng Tháp trên khoai mơn đều xuất hiện
bệnh thán thƣ với mức độ khác nhau xã Mỹ An Hƣng B mức độ nhiễm bệnh cao
nhất với tỷ lệ bệnh 7,36% và chỉ số bệnh 1,24%. Kế đến là ở xã Hội An Đơng có
tỷ lệ bệnh 5,26% và chỉ số bệnh 0,65%. Xã Mỹ An Hƣng A mức độ nhiễm bệnh
thấp nhất với tỷ lệ bệnh 4,94% và chỉ số bệnh 0,63%. Lƣợng phân đạm bón càng
cao thì bệnh thán thƣ xuất hiện và phát triển càng nhanh. Thí nghiệm ứng dụng
mơ hình sản xuất khoai mơn theo hƣớng an tồn góp phần tiết kiệm chi phí đầu tƣ
giúp cây khoai mơn tăng chất lƣợng và tăng lợi nhuận hơn so với ruộng đối
chứng nông dân và theo khuyến cáo từ 10,2% đến 21,1%, có hàm lƣợng nitrat
(NO3-) thấp nhất so với hai qui trình cịn lại. Lợi nhuận mơ hình sản xuất khoai
mơn theo hƣớng an tồn cao hơn so với ruộng nơng dân là 11.307.000 VNĐ/ha
và khuyến nông là 5.507.000 VNĐ/ha. Từ những kết quả trên cho thấy, hiệu quả
kinh tế mơ hình sản xuất khoai mơn theo hƣớng an tồn sinh học đã tiết kiệm
đƣợc chi phí đầu tƣ làm tăng lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với
ruộng nơng dân. Ngồi ra, chất lƣợng khoai cũng đƣợc cải thiện.
Từ khóa: Khoai mơn, an tồn sinh học, huyện Lấp Vò, xã Mỹ An Hưng A

iii



TRAN TRONG HUU, 2020. “Evaluating of farming techniques and use of
pesticides on anthracnose disease and taro yield in Lap Vo district, Đong Thap
province" Thesis Master's in Plant Sciences. Faculty of Agriculture and Natural
Resources - An Giang University. Science instructor: Dr. Nguyen Van Chuong
ABSTRACT
Consequences of the abuse of pesticides, imbalance in fertilizer in taro
production led to fertility decline, the potential for yields to decline, providing
inorganic fertilizers in high doses, spraying insecticides, several times on
business but do not increase yields. So the topic "Evaluating of farming
techniques and use of pesticides on anthracnose disease and taro yield in Lap Vo
district, Đong Thap province " is made with the following objectives: (i) Identify
current status of taro cultivation techniques of farmers in threeof Hoi An Dong,
My An Hung A and My An Hung B communes in Lap Vo district; (ii)Evaluating
the effectiveness, technique and economics of taro model in the direction of
biosecurity.Survey result showed that anthracnose appeared with different
degrees on taro in three communes. My An Hung B commune had the highest
level of infection with the disease rate of 7,36% and the disease index of 1,24%.
The next is in Hoi An Dong commune with the disease rate of 5,26% and the
disease index of 0,65%. My An Hung A commune has the lowest level of
infection with the prevalence of 4,94% and the disease index of 0,63%.The
higher quantity of nitrogen fertilizer, the faster anthracnose appears and
grows.The application of taro production model towards biosecuritycontributed
to save investment costs and help taro plant to increase the quality and profits
compared to the control field of farmers and as recommended from 10,2% to
21,%, having the lowest nitrate (NO3-) content compared to two other
processes.the profits of taro production in the biosecurity model is higher
thanfarmer's modedand agricultural extension moded is 11.307.000 VND/ha and
5.507.000 VND/ha, respectively. From the above results, it shows that the
economic efficiency of the model of taro production toward the biosafety has
saved investment costs and increased profits, bringing higher economic

efficiency than the farmer model . In addition, the quality of taro has also
improved.
Keyword:taro, biosecurity, Lap Vo district, Mỹ An Hưng A commune

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Cảm tạ

i

Lời cam kết

ii

Tóm lƣợc

iii

Abtract

iv

Mục lục


v

Danh sách bảng

x

Danh sách hình

xii

Chử viết tắt

xiii

Chương 1: Giới thiệu

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Nội dung nghiên cứu

2


1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

Chương 2: Lược khảo tài liệu

3

2.1 Nguồn gốc lịch sử phát triển

3

2.1.1 Tình hình sản xuất khoai mơn trên thế giới

4

2.1.2 Tình hình sản xuất khoai mơn ở Việt Nam

4

v


2.1.3 Gía trị kinh tế

6

2.1.3.1 Thành phần dinh dƣỡng

6


2.1.3.2 Giá trị kinh tế và sử dụng

7

2.2 Đặc tính thực vật học

9

2.2.1 Rễ

9

2.2.2 Thân củ

9

2.2.3 Lá

10

2.2.4 Sinh trƣởng phát triển

11

2.2.4.1 Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển

11

2.2.4.2 Giai đoạn ra rễ mọc mầm


11

2.2.4.3 Giai đoạn sinh trƣởng thân lá

11

2.2.6.4 Giai đoạn phình to của thân củ

11

2.2.5 Các đặc điểm sinh lý

12

2.2.6 Điều kiện sinh thái

12

2.2.6.1 Nhiệt độ

12

2.2.6.2 Nƣớc

13

2.2.6.3 Ánh sáng

13


2.2.6.4 Đất đai

13

2.2.6.5 Chất dinh dƣỡng

13

vi


2.2.7 Kỹ thuật trồng

14

2.2.7.1 Chuẩn bị đất

14

2.2.7.2 Phân bón

14

2.2.7.3 Giống

15

2.2.7.4 Thời vụ trồng


16

2.2.7.5 Mật độ trồng

16

2.2.7.6 Cách trồng

16

2.2.7.7 Chăm sóc

17

2.2.7.8 Phòng trừ sâu bệnh

17

2.2.7.9 Thu hoạch, bảo quản và chế biến

20

2.3 Phân hữu cơ, phân vi sinh và phân hữu cơ-vi sinh

21

2.3.1 Phân hữu cơ

21


2.3.1.1 Vai trò của phân hữu cơ

22

2.3.1.2 Hiệu quả của phân hữu cơ

23

2.3.2 Phân vi sinh

23

2.3.3 Phân hữu cơ-vi sinh

24

2.3.4 Tầm quan trọng của ba loại phân trên đối với sản xuất nông
nghiệp
2.4 Khái niệm rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP

27

Chương 3: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

30

vii

28



3.1 Phƣơng tiện

30

3.1.1 Vật liệu thí nghiệm

30

3.1.2 Thời gian và địa điểm

30

3.2 Phƣơng pháp

30

3.2.1 Điều tra nơng hộ

30

3.2.2 Bố trí thí nghiệm

30

3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

31

3.2.4 Quy trình kỹ thuật áp dụng


33

3.3 Xử lý số liệu

38

Chương 4: Kết quả và thảo luận

39

4.1 Thực trạng trồng khoai môn trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh
Đồng Tháp

39

4.1.1 Ảnh hƣởng của việc bón phân đạm đến sự phát sinh phát triển
bệnh thán thƣ trên khoai môn vụ Thu Đông tại huyện Lấp Vị – tỉnh
Đồng Tháp
4.1.2 Ảnh hƣởng của bố trí cơ cấu cây trồng đến sự phát sinh phát

39

40

triển bệnh thán thƣ trên khoai môn vụ Thu đông tại huyện Lấp Vị –
tỉnh Đồng Tháp
4.1.2 Ảnh hƣởng của việc bón phân đạm đến sự phát sinh phát triển
bệnh
4.1.3 Ảnh hƣởng của thời điểm xuống giống đến sự phát sinh phát

triển bệnh thán thƣ trên khoai môn vụ Thu đông tại huyện Lấp Vò –
tỉnh Đồng Tháp.

viii

40
42


4.1.4 Ảnh hƣởng của thời điểm xuống giống

43

4.2 Kết quả thực hiện qui trình

44

4.2.1 Đặc điểm điều kiện thời tiết khí hậu và chất lƣợng đất, nƣớc
vùng nghiên cứu.

44

4.2.1.1 Đặc điểm điều kiện thời tiết khí hậu ở tỉnh Đồng Tháp

44

4.2.1.2 Hàm lƣợng kim loại nặng (KLN) trong đất và nƣớc trƣớc thí

44


nghiệm (TN)

4.2.2 Ảnh hƣởng của các qui trình canh tác đến khả năng hút thu
kim loại nặng của cây khoai môn

46

4.2.3 Chỉ tiêu nông học

47

4.2.3.1 Thuốc trừ bệnh thán thƣ khoai mơn theo qui trình truyền thống

4.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế

53

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

53

5.1 Kết luận

53

5.2 Kiến nghị

53

Tài liệu tham khảo


54

Phụ chƣơng 1

57

Phụ chƣơng 2

62

Phụ chƣơng 3

65
\

ix


DANH SÁCH BẢNG
Nội dung

Trang

Bảng 2.1 Phân bố khoai môn trên thế giới trong những năm gần đây

3

Bảng 2.2 Diện tích và năng suất của khoai môn trên thế giới


4

Bảng 2.3 Thành phần các chất trong củ môn, sọ

7

Bảng 3.1 Các nghiệm thức đƣợc bố trí theo qui trình trồng khoai mơn

31

Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

31

Bảng 3.3 Qui trình bón phân cho cây khoai mơn

35

Bảng 3.4 Lƣợng phân bón cho 2 nghiệm thức

37

Bảng 3.5 Giới hạn hàm lƣợng tổng số của một số KLN trong nông sản

37

Bảng 3.6 Giới hạn hàm lƣợng tổng số của một số KLN trong một số loại
đất

37


Bảng 4.1 Ảnh hƣởng của lƣợng phân đạm đến sự phát sinh phát triển
bệnh thán thƣ trên khoai môn vụ Thu đông năm 2018 tại 3 xã ở huyện
Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp (60 NSKT), n=90

39

Bảng 4.2 Ảnh hƣởng của bố trí cơ cấu cây trồng đến tỷ lệ bệnh (%) thán
thƣ trên khoai môn vụ Thu Đông năm 2018 tại 3 xã ở huyện Lấp Vò –
tỉnh Đồng Tháp (60 NSKT), n=90

40

Bảng 4.3 Ảnh hƣởng của bố trí cơ cấu cây trồng đến chỉ số bệnh (%)
thán thƣ trên khoai môn vụ Thu Đông năm 2018 tại 3 xã ở huyện Lấp
Vò – tỉnh Đồng Tháp (60 NSKT), n=90

41

Bảng 4.4 Ảnh hƣởng của thời điểm xuống giống đến tỷ lệ bệnh (%) thán
thƣ trên khoai môn vụ Thu Đông năm 2018 tại 3 xã ở huyện Lấp Vò –
tỉnh Đồng Tháp (60 NSKT), n=90

42

Bảng 4.5 Ảnh hƣởng của thời điểm xuống giống đến chỉ số bệnh (%)
thán thƣ trên khoai môn vụ Thu Đông năm 2018 tại 3 xã ở huyện Lấp
Vò – tỉnh Đồng Tháp (60 NSKT), n=90
Bảng 4.6 Hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc, đất trƣớc thí nghiệm


43

Bảng 4.7 Ảnh hƣởng của qui trình canh tác lên hàm lƣợng kim loại nặng

45

x

43


củ khoai mơn. Thí nghiệm ngồi đồng tại xã Mỹ An Hƣng A, huyện
Lấp Vò, Đồng Tháp, tháng 4, năm 2019.
Bảng 4.8 Ảnh hƣởng của qui trình canh tác lên thành phần dinh dƣỡng
củ khoai mơn. Thí nghiệm ngồi đồng tại xã Mỹ An Hƣng A, huyện
Lấp Vò, Đồng Tháp, tháng 4, năm 2019

45

Bảng 4.9 Ảnh hƣởng của các loại thuốc thí nghiệm đến tỷ lệ bệnh (%)
thán thƣ trên khoai mơn. Thí nghiệm ngồi đồng tại xã Mỹ An Hƣng A,
huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, tháng 8, năm 2019
Bảng 4.10 Ảnh hƣởng của các loại thuốc thí nghiệm đến chỉ số bệnh
(%) thán thƣ trên khoai môn vụ Thu Đơng năm 2018 tại huyện Lấp Vị tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.11 Hiệu lực phòng trừ (%) bệnh thán thƣ của các loại thuốc thí
nghiệm trên khoai mơn vụ đơng xn năm 2019 tại huyện Lấp Vò – tỉnh
Đồng Tháp

46


Bảng 4.12 Ảnh hƣởng của các loại thuốc thí nghiệm đến các yếu tố cấu
thành năng suất thực thu của khoai môn vụ Thu Đơng năm 2018 tại
huyện Lấp Vị – tỉnh Đồng Tháp

50

Bảng 4.13 Ảnh hƣởng của qui trình canh tác lên các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất củ khoai mơn. Thí nghiệm ngồi đồng tại xã Mỹ
An Hƣng A, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, tháng 4, năm 2019, n=19
Bảng 4.14 Chi phí và lợi nhuận của các qui trình thí nghiệm khoai mơn
vụ đơng xn. Thí nghiệm ngồi đồng tại xã Mỹ An Hƣng A, huyện
Lấp Vị, Đồng Tháp, tháng 4, năm 2019

51

xi

47

49

52


DANH SÁCH HÌNH
Nội dung

Trang

Hình 3.1 Bản đồ huyện Lấp Vị


30

Hình 3.2 Chăm sóc khoai mơn

35

Hình 3.3 Thu hoạch khoai mơn

36

Hình 4.1 Ảnh hƣởng của bố trí cơ cấu cây trồng đến tỷ lệ bệnh (%)

41

xii


CHỬ VIẾT TẮT
Kí hiệu
ĐBSCL

Chú thích
Đồng Bằng Sơng Cửu Long

ĐHCT
BVTV

Đại học Cần Thơ
Bảo vệ Thực vật


KHKT NN

Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp

KLN

Kim loại nặng

QCVN
BNNPTNT

Qui chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

NSKT

Ngày sau khi trồng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

xiii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây khoai môn [Colocasia esculenta (L.)Schott], thuộc họ Ráy
(Araceae) là một trong những cây lương thực có lịch sử trờng trọt lâu đời, từ
khoảng 9.000 năm trước. Nó được thuần hóa đầu tiên ở Ấn Độ và Đơng Nam
châu Á, sau đó tiếp tục phát triển kh ắp thế giới (Ramanatha Rao cs., 2010).
Khoai mơn có ưu điểm vừa là cây lương thực, cây thực phẩm, thức ăn chăn
nuôi, làm thuốc chữa bệnh, vừa có tiềm năng chế biến cao (Lakhanpaul và cs.,
2003). Cây khoai môn được trồng rộng rãi ở các vùng sinh thái từ 8°N đến
23°N vĩ độ Nam và từ 102°E đến 110°E kinh độ Đông, từ đồng bằng đến miền
núi (Nguyen Thi Ngoc Hue và cs, 2010). Ở nước ta khoai môn là cây lấy củ
quan trọng thứ 4 sau khoai tây, khoai lang và sắn, đóng vai trò quan trọng đối
với an ninh lương thực của hộ nơng dân sản xuất nhỏ, diệ̣n tí́ ch trờ̀ng khoai
mơn sọ hàng năm khoảng15.000 ha (Nguyen Thi Ngoc Hue & cs., 2010).
Khoai môn là cây lương thực cũng là cây làm thực phẩm được người
dân trong nước và trên thế giới sử dụng. Sản lượng của khoai môn trên thế
giới ước lượng khoảng 11,8 triệu tấn/năm (Kreike và cs, 2004) được sản xuất
từ khoảng 2 triệu ha với năng suất trung bình 6 tấn/ha (Plucknettvà cs, 2017).
Hầu hết sản lượng trên thế giới bắt nguồn từ các quốc gia đang phát triển với
hệ thống sản xuất gồm nhiều nông hộ nhỏ (Plucknett và cs, 2017).
Ở nước ta từ Bắc tới Nam và đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) khoai mơn được trồng lâu đời với diện tích rất lớn. Riêng ở huyện
Lấp Vị, tỉnh Đồng Tháp tính đến tháng 6 năm 2018 toàn huyện trồng 674 ha
năng suất bình qn 40 tấn củ tươi/ha, các hộ nơng dân trồng khoai mơn rất
phấn khởi vì tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa; khoai môn là
một trong những cây màu chủ lực của huyện Lấp Vị được đăng ký nhãn hiệu
khoai mơn Mỹ An Hưng và là vùng trọng điểm trồng khoai môn của tỉnh. Tuy
nhiên nhiều nơng dân trồng khoai mơn ở huyện LấpVị đã áp dụng kỹ thuật rất
đa dạng có người thành cơng năng suất cao bán được giá, có nhiều hộ trồng
năng suất thấp không mang lại hiệu quả do chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật,
nhiều hộ sử dụng thuốc hóa học phịng trừ sâu, bệnh chưa theo ngun tắc 4
đúng và việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong việc trồng khoai còn hạn chế

nên dẫn đến năng suất sản lượng rất thấp, chất lượng không đảm bảo yêu cầu
của thị trường. Sản phẩm được cung ứng theo chuổi cung ứng rau củ quả
truyền thống: sản xuất – thu hoạch – sơ chế - đóng gói – vận chuyển – bán sĩ –
bán lẻ - nguy cơ ngộ độc. Hạn chế sản phẩm cung ứng rau củ quả truyền thống
là: sản phẩm khơng đảm bảo an tồn và chất lượng; sản phẩm không truy được
1


nguồn gốc; qua nhiều trung gian, mất nhiều thời gian, tăng tỷ lệ hao hụt (sản
phẩm đến tay người tiêu dùng trong tình trạng kém chất lượng, kém an tồn
thực phẩm); giá bán cao, giá thu gom tại vườn rất thấp; Tóm lại sản phẩm
khơng nguồn gốc xuất xứ khơng bao bì nhãn mác.
Xuất phát từ tình hình trên đề tài “Đánh giá biện pháp canh tác và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật đến bệnh thán thư và năng suất khoai mơn trồng
tại huyện Lấp Vị, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện dưới mục tiêu có được một
quy trình kỹ thuật trồng khoai mơn có hiệu quả, sản phẩm đáp ứng được nhu
cầu của thị trường.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được hiện trạng kỹ thuật trồng khoai môn của nông dân 03
xã Hội An Đông, Mỹ An Hưng A và Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, Đồng
Tháp.
- Đánh giá hiệu quả, kỹ thuật và kinh tế mơ hình trồng khoai mơn theo
hướng an tồn sinh học.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra thực trạng kỹ thuật canh tác khoai môn của nông dân mỗi xã
30 hộ.
- Bố trí thí nghiệm ngồi đồng so sánh kỹ thuật trồng khoai mơn theo
hướng an tồn sinh học với kỹ thuật của nông dân.
- So sánh chất lượng sản phẩm qua phân tích dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật giữa 02 mơ hình trồng khoai mơn theo hướng an tồn sinh học với kỹ

thuật trồng khoai môn của nông dân.
1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
mô hình canh tác khoai mơn theo hướng an tồn sinh học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung thêm những tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu về kỹ thuật
trồng khoai mơn theo hướng an tồn sinh học.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng quy trình thâm canh
tăng năng suất cũng như chất lượng củ khoai môn phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng, góp phần tăng thu nhập của người trồng trên địa bàn huyện.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu quý cho nông dân tham
khảo kỹ thuật trồng khoai môn theo hướng an toàn sinh học.
2


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 NGUỒN GỐC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Nguồn gốc của cây khoai mơn đang cịn là vấn đề cần được tiếp tục
nghiên cứu, chưa có ý kiến thống nhất của nhiều nhà khoa học chuyên nghiên
cứu về cây này. Tuy nhiên, gần đây nhiều tác giả đều thống nhất rằng rất nhiều
dạng hoang dại và dạng trồng của cây khoai mơncó nguồn gốc tại các dãy đất
kéo dài từ Đông Nam Ấn Độ và Đông Nam Á tới Papua New Guinea và
Melanesia (Nguyen Thi Ngoc Hue. 2010). Vào khoảng 100 năm trước công
nguyên khoai môn đã được trồng ở Trung Quốc và Ai Cập. Trong thời tiền sử,
sự trồng trọt được mở rộng tới các quần đảo Thái Bình Dương, sau đó nó được
đưa tới vùng Địa Trung Hải rồi tới Tây Phi. Từ Tây Phi, cây này được mở
rộng tới Tây Ấn và tới các vùng nhiệt đới của Châu Mỹ. Ngày nay, khoai môn

được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới cũng như ôn đới ấm áp (Kreike
và cs, 2004).
2.1.1. Tình hình sản xuất khoai môn trên thế giới
Theo số liệu thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới
(FAO) tính đến năm 2001, diện tích trồng khoai mơn trên thế giới đạt 1,463
triệu ha (lấy số tròn), năng suất bình quân 6,13 tấn/ha và tổng sản lượng 8,974
triệu tấn.
Bảng 2.1. Phân bố khoai môn trên thế giới trong những năm gần đây (FAO 2001)
Châu lục

Năm

Diện tích
( triệu ha)

1998
1999
2000
2001
1998
1999
2000
2001
1998
1999
2000
2001

Năng suất
( tấn/ha)


Sản lượng
(triệu tấn)

Thế
giới
1,38
1,42
1,450
1,463
6,30
6,23
6,12
6,13
8.706
8.855
8.878
8.974

Châu
Phi
1,207
1,247
1,276
1,291
5,42
5.35
5.22
5.23
6,538

6,672
6,662
6,756

Bắc Mỹ

Nam
Mỹ
0,00076
0,00076
0,001
0,001
5,4
5.4
5.4
5.4
0,0041
0,0041
0,0041
0,0041

0,0016
0,0018
0,0018
0,0018
10,08
10.12
10.23
10.13
0,0161

0,0182
0,0185
0,0183

Châu
Á
0,131
0,130
0,129
0,127
14,5
14,5
14.9
15.1
1,900
1,899
1,928
1,923

Châu Đại
Dương
0,042
0,041
0,042
0,042
5,9
6,4
6.3
6,5
0,247

0,261
0,265
0,273

Châu Âu

Khơng
trồng
khoai mơn

Về mặt diện tích, châu Phi có diện tích lớn nhất và có xu hướng tăng dần
từ 1998 đến 2001 trong lúc đó ở các châu lục khác diện tích ổn định. Về năng
suất, châu Á có năng suất bình qn cao nhất (15,1 tấn/ha) và châu Phi có năng
suất thấp nhất (5,23 tấn/ha).

3


Bảng 2.2. Diện tích và năng suất của khoai mơn trên thế giới (FAO 2001)
Châu lục
Châu Phi
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Châu Á
CĐD

1

Nước có diện tích (ha)
Cao nhất

Thấp nhất
Nigeria: 594.000
Mauritius:16
Dominica: 1150
Antigua and
arbuda: 8
French Guiân: 760
-

8

Trung Quốc: 86.881 Lebanon: 55

Nước có năng suất (tấn/ha)
Cao nhất
Thấp nhất
Egypt: 25,0
Togo: 1,2
Mỹ: 16,1
Antigua and
arbuda: 3,75
French
Guiân: 5,4
Cyprus: 27,4 Turkey: 5,0

10

Papua New guinea:
32.000


Solomon
Islands: 20,0

Số
nước
19
6

Wallis and
Futuna Is: 120

American
Samia: 3,3

2.1.2. Tình hình sản xuất khoai môn ở Việt Nam
Khoai môn chắc chắn đã là cây trồng quan trọng trong lịch sử nông
nghiệp ở Châu Á bao gồm cả Việt Nam, mặc dù hiện nay nó đã khơng cịn có
vai trị chính trong sản xuất lương thực vì đã được thay bằng cây lúa và các
cây trồng khác. Ở nước ta khoai môn đặc biệt là khoai mơn nước được thuần
hóa sớm, trước cả cây lúa nước, cách đây khoảng 10.000-15.000 năm. Nó đã
từng là cây lương thực quan trọng của cư dân các vùng châu thổ sơng Hồng,
sơng Cửu Long. Nó là giống khoai được sử dụng trong bữa ăn của người dân
Việt Nam từ ngàn đời nay, góp phần quan trọng vào cơ cấu thành phần lương
thực của sản xuất nông nghiệp.
Nguồn gen môn phân bố trong điều kiện tự nhiên rất đa dạng: được
tìm thấy ở độ cao từ 1m đến 1.500 m so với mặt nước biển, có giống sống
trong điều kiện bão hòa nước, trong điều kiện ẩm, hoặc có giống phát triển
trên đất khơ hạn. Có giống sinh trưởng nơi dãi nắng nhưng cũng có giống mọc
trong rừng sâu….Sự tồn tại và phát triển của chúng chủ yếu do nhu cầu tất yếu
của cuộc sống và giá trị kinh tế mà chúng mang lại cho người dân bản địa.

Việc trồng và lưu giữ các giống khoai môn địa phương ở cấp hộ gia đình chịu
ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội như: tình trạng kinh tế, trình độ văn
hóa, phong tục tập qn, quyền quản lý đất đai trong gia đình, số lượng vật
ni và khả năng tiếp cận thị trường. Những vùng có sự phân bố lớn của khoai
môn là: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hịa Bình, Sơn La, Lai Châu, Quảng Ninh và
Quảng Trị. Những vùng này rất đa dạng về hệ sinh thái nơng nghiệp và đa
dạng về văn hóa các dân tộc. Phải chăng đây cũng là một nguyên nhân dẫn
đến sự đa dạng về loài và giống của loại cây lấy củ này (Nguyễn Thị Ngọc
Huệ và Nguyễn Văn Viết, 2004).
Kết quả điều tra của Trung tâm tài nguyên di truyền thực vật, Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp (KHKT NN) Việt Nam cho thấy tuy diện tích
trồng mơn có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều
4


giống địa phương được người nông dân trồng phổ biến cả ở trong vườn nhà
cũng như ngoài ruộng, trên nương; ở mọi vùng sinh thái từ đồng bằng tới cao
nguyên nhờ đặc tính dễ trồng, dễ nhân và bảo quản giống đơn giản. Tại một số
vùng nhiều nông dân trồng với diện tích lớn các giống khoai mơn có giá trị
kinh tế (đặc biệt ngon, dùng làm bánh, năng suất củ và dọc lá cao) (Nguyen
Thi Ngoc Hue và cs 2010).
Cụ thể, tại Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình, giống khoai Mơn ruột vàng Hậu
Dồng được trồng với diện tích lớn, bởi vì giống này thích nghi tốt với điều
kiện đất đai trong vùng và có chất lượng ngon, đáp ứng nhu cầu của thị
trường. Một vài giống khoai môn như khoai Lúi dọc xanh, khoai dọc tím có
chất lượng tốt, kích thước vừa phải được thị trường rất ưa chuộng, đang được
trồng làm hàng hóa với diện tích lớn, tập trung ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh
Bình. Tại thơn Đồng Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định có hai giống khoai Tía
Riềng và khoai Nước cũng được hầu hết các nông hộ trồng với mục đích sử
dụng thân, lá, củ làm thức ăn chăn nuôi. Ở Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, khoai mơn

là cây trồng phụ nhưng nó là nguồn quan trọng đóng góp vào thu nhập của
nơng hộ, đứng hàng thứ hai sau cây lúa (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Nguyễn
Văn Viết, 2004). Tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, khoai mơn thích
nghi tốt với đất cát và có vai trị quan trọng trong chăn ni lợn, tăng thu nhập
và làm giảm bớt sự thiếu lương thực. Trồng khoai môn là một phần của phát
triển hệ thống canh tác trong nơng hộ của vùng này, do đó đa dạng khoai mơn
được duy trì cho nhiều nhu cầu khác nhau của nông hộ. Tại Lạng Sơn, khoai
môn được trồng khá phổ biến và là cây mang tính đặc sản, là nguồn thu nhập
của nhiều hộ nông dân. Khoai môn ở đây đã tiếp cận được với thị trường của
Hà Nội và Trung Quốc. Tuy nhiên theo Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2005), để thực
sự cây khoai Mơn Lạng Sơn có chỗ đứng bền vững trong sản xuất nơng
nghiệp ở địa phương thì sản phẩm đầu ra của nó phải có thị trường ổn định và
ngày càng được mở rộng.
Như vậy có thể nói, mặc dù thực tiễn tồn tại và vai trị của khoai môn
trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam, là không thể phủ nhận và được xã hội
thừa nhận, nhưng chỗ đứng của chúng ở đâu trong phân nhóm phát triển kinh
tế là vấn đề khó giải thích theo cách phân loại thống kê hiện nay. Tuy chưa có
số liệu thống kê cụ thể về diện tích và sản lượng, song kết quả điều tra của
Chương trình cây có củ quốc gia năm 2012 cho thấy hàng năm có khoảng
15.000 ha mơn được trồng với năng suất bình qn khoảng 8-13 tấn/ha tùy
giống (Nguyễn Văn Giang, 2013).
Trong tương lai gần, khoai môn sẽ được phát triển trong những điều
kiện sinh thái mà những cây trồng khác rất khó tìm thấy chỗ đứng. Trong sản
xuất ít nhất cây khoai mơn có thể phát triển được trên các chân đất sau:
5


- Đất ngập và đất hẩu cùng với cây lúa của các vùng trũng.
- Một số giống mơn có tính chống chịu tốt với đất mặn (25-50% nước
biển).

Khoai môn là loại cây có thể phát triển tốt trong điều kiện bị che bóng,
vì thế nó là cây trồng lý tưởng để trồng xen với các cây thân gỗ như dừa, cây
ăn quả…
Ngồi ra mơn cịn là loại cây mang tính văn hóa truyền thống, đặc biệt
là trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Nhiều kết quả nghiên cứu đã
cho thấy, nguồn gen môn được bảo tồn khá tốt trong các vườn gia đình và tại
một số vùng có truyền thống sản xuất khoai môn như huyện Yên Thủy và Đà
Bắc tỉnh Hịa Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng…(Dương Thị Thu Hằng và cs,2005).
Hiện nay phát triển khoai môn trong sản xuất cịn gặp một số khó
khăn như nó là cây có thời gian sinh trưởng dài, chiếm đất lâu, chưa thực sự
có thị trường, chế biến cịn hạn chế do thiếu công nghệ phù hợp. Tuy nhiên,
với những nỗ lực trong nghiên cứu chọn tạo giống ngắn ngày và nếu có những
chính sách phù hợp hỗ trợ cho khâu chế biến và tạo thị trường, hy vọng cây
khoai môn sẽ giữ được vị trí của nó trong việc cung cấp lượng thực, thực
phẩm, tạo thu nhập cho người trồng thông qua thị trường trong nước và quốc
tế và giữ vai trị quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội của người dân.
2.1.3. Giá trị kinh tế
2.1.3.1 Thành phần dinh dưỡng
Phần có giá trị kinh tế chính của khoai mơn là củ cái, các củ con và ở
một số giống là dọc lá. Lồi Colocasia esculenta là lồi đa hình, được biết như
loại cây dị hợp tử. Bởi vậy, sự đa dạng về giống dẫn đến đa dạng về thành
phấn dinh dưỡng của sản phẩm sử dụng. Tùy theo giống trồng mà thành phần
hóa học của khoai mơn thay đổi. Trong bảng 2 trình bày về thành phần hóa
học chung của củ khoai môn.
Trong củ tươi, nước chiếm 63-85% và hydrat cacbon chiếm 13-29%
tùy thuộc vào giống, trong đó tinh bột chiếm tới 77,9% với 4/5 là amylopectin
và 1/5 là amylase. Hạt tinh bột của môn, sọ rất nhỏ nên dễ tiêu hóa. Chính yếu
tố này đã tạo cho khoai mơn ưu thế như là món ăn đặc biệt, phù hợp cho trẻ

nhỏ bị dị ứng và những người bị rối loạn dinh dưỡng. Trong củ, tinh bột tập
trung nhiều ở phần dưới củ hơn trên chỏm củ.

6


Bảng 2.3. Thành phần các chất trong củ môn (khối lượng tươi)

Thành phần
Nước, %
Cácbon hydrat, %
Protein, %
Chất béo, %
Xơ thô, %
Tro, %
Vitamin C, mg/100g
Thiamin, mg/100g
Riboflavin, mg/100g
Niacin, mg/100g

Tỷ lệ
63-85
13-29
1,4-3,0
0,16-0,36
0,60-1,18
0,60-1,3
7-9
0,18
0,04

0,9
Nguồn: FAO/ Onwueme, 2001
Củ môn chứa 1,4% - 3,0% protein, cao hơn khoai mỡ, sắn và khoai
lang với thành phần với nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Một điểm đáng
chú ý là lượng protein nằm ở phía gần vỏ củ hơn là ở trung tâm củ, vì vậy nếu
gọt củ quá dày sẽ làm mất đi lượng protein trong củ. Lá khoai môn rất giàu
protein, chứa khoảng 23%protein theo khối lượng khô (trong khi củ chứa 7,013,2%). Lá cũng rất giàu nguồn canxi, photpho, sắt, vitamin C, thiamin,
riboflavin và niacin là những thành phần cần thiết cho chế độ ăn uống của
chúng ta. Lá khoai mơn tươi có 20% chất khơ trong khi dọc lá chỉ có 6 % chất
khơ.
Một điểm lưu ý là nhiều giống môn khi chúng ta ăn hoặc khi da tiếp
xúc với củ khoai sống thường cảm thấy ngái hoặc ngứa. Độ ngứa này biến
động rất lớn giữa các giống. Thường người tiêu dùng và người sản xuất thích
sử dụng các giống khơng gây ngứa hoặc ít ngứa. Hiện tượng ngứa này gây ra
bở sự hiện diện của các bó tinh thể oxalate canxi trong các mơ tế bào. Tuy
nhiên khi được nấu chín hoặc rán lên độ ngứa này sẽ mất đi.
2.1.3.2 Giá trị kinh tế và sử dụng
Cây khoai môn được sử dụng làm lương thực và thực phẩm rộng khắp
thế giới, từ châu Á, châu Phi, Tây Ấn Độ cho đến Nam Mỹ. Theo nhiều tài
liệu cơng bố, cây mơn có vai trị quan trọng như là nguồn lương thực chính
của các nước ở quần đảo Thái Bình Dương. Khoai mơn cịn có giá trị cao về
văn hóa xã hội tại các nước có truyền thống trồng loại cây này. Nó đã dần trở
thành một hình ảnh trong văn hóa ẩm thực, có mặt trong những ngày lễ hội,
ngày lễ tết, là quà tặng bày tỏ mối quan hệ ràng buộc…Hơn nữa, ngày nay cây
mơn cịn là cây làm tăng nguồn thu nhập cho nông dân nhờ bán trên thị trường
trong nước và quốc tế.
7



×