Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

10 loại thực phẩm không gây bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.24 KB, 4 trang )

10 loại thực phẩm không gây bệnh
Hanoinet - Theo nghiên cứu của bộ nông
nghiêp Mỹ cho biết, dâu là loại hoa quả chứa hàm
lượng chất chống ôxy hoá cao nhất.
Trong số hàng trăm loại thực phẩm, loại nào không đưa đến bệnh tật cho cơ thể?
Cách dùng như thế nào mới khoa học và thực sự có ích cho sức khoẻ? Dưới đây là khuyến
nghị của các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ:
1. Các loại quả mọng (dâu, việt quất, mâm xôi...)
Theo nghiên cứu của bộ nông nghiêp Mỹ cho biết, dâu là loại hoa quả chứa hàm
lượng chất chống ôxy hoá cao nhất. Chất chống ô xy hoá này có thể trung hoà gốc tự do,
loại gốc tự do này có thể gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch. Ngoài ra,
dâu rừng còn có thể phòng chống viêm nhiễm đường niệu đạo.
Mỗi ngày ăn khoảng 1 cốc dâu, hiệu quả rất tốt. Bạn có thể ăn không, cũng có thể ăn
kèm với sữa chua, bánh ga tô hoặc làm món sa lát.
2. Sản phẩm từ sữa
Chế phẩm từ sữa không những là nguồn thực phẩm tốt cung cấp canxi cho cơ thể mà
nó còn hàm chứa đại lượng protein,vitamin (bao gồm vitamin D) và khoáng chất. Những
nguyên tố này đều là nguyên tố trọng yếu để chống lại chứng loãng xương.
Năm 2005, trung tâm dinh dưỡng của Mỹ khuyến cáo mỗi người mỗi ngày cần uống
3 cốc sữa đồng thời còn kiến nghị mỗi ngày kiên trì tập luyện thể thao, như thế có thể làm
mạnh khoẻ xương cốt.
Ngoài giúp xương cốt chắc khoẻ, chế phẩm từ sữa còn có thể giúp bạn giảm béo.
Người phát ngôn hiệp hội dinh dưỡng học của Mỹ, Bonnie Taub-Dix, MA, RD nói: “Chế
phẩm từ sữa là thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường bởi vì nó có tác dụng ổn
định đường huyết”.
Ảnh minh họa
3. Cá
Cá rất giàu axit béo omega-3, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ. Loại axit béo này có thể
chống được bệnh tật, giúp giảm mỡ máu, đồng thời còn có thể phòng bệnh tim. Chuyên gia
Lichtenstein của Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyên nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần.
Một lợi ích khác khi ăn cá hồi, cá ngừ là ở chỗ là cá béo giúp tăng nhanh cảm giác no


nhưng thực chất lượng calo hấp thụ và khả năng tích lũy chất béo lại thấp.
4. Rau xanh
Rau xanh cũng là một trong những thực phẩm chống bệnh tật rất tốt.
Các loại “rau vua” là chân vịt, súp lơ xanh, bắp cải, xà lách bởi chúng rất giàu chất
carotene, vitamin C, vitamin B11, nguyên tố sắt, nguyên tố Magie, chất hoá học thực vật,
chất chống ôxy hoá.
Một nghiên cứu của trường đại học Harvard - Mỹ cho thấy ăn những thực phẩm chứa
giàu Magiê, như rau chân vịt, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
5. Ngũ cốc
Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc rất giàu vitamin B11, nguyên tố selen (Se), vitamin B
và các nguyên tố khác có lợi cho tim mạch. Những nguyên tố này còn có thể khống chế thể
trọng và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hàm lượng chất xơ trong đó cũng giúp bạn không cảm thấy đói trong thời gian giữa
các bữa ăn, đồng thời còn giúp ích cho tiêu hoá.
Theo hiệp hội ẩm thực Mỹ, lượng chất xơ mỗi ngày cần cho cơ thể là 21 - 38g.
6. Khoai lang
Nếu muốn cải thiện dinh dưỡng thì nên thêm khoai lang vào món ăn hàng ngày. Loại
thực phẩm tính khô có vị ngọt này hàm chứa đại lượng chất chống ôxy hoá, chất hoá học
thực vật, bao gồm β - carotin, vitamin C và E, vitamin B11 và các nguyên tố vi lượng như
canxi, đồng, sắt, kali.
Chất xơ trong khoai lang giúp “nuôi dưỡng” đường tiêu hoá. Chất chống ô xy hoá
trong đó có tác dụng phòng chống và ngăn chặn sự phát tác của bệnh tim và ung thư.
7. Cà chua
Cà chua có hương thơm dịu mát và cung cấp cho cơ thể chất lycopene, một loại chất
chống ô xy hoá có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư nào đó. Đồng thời, cà chua còn
cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin A và C phong phú, chất kali và chất hoá học thực
vật.
Mỗi bữa cơm chúng ta đều nên ăn cà chua như thế sẽ rất tốt cho sức khoẻ. Bạn có thể
ăn sống hay kết hợp xào nấu với các món ăn khác đều được.
8. Các loại đậu đỗ

Loại thực phẩm này hàm chứa đại lượng chất hoá học thực vật, đặc biệt nhiều chất
dinh dưỡng, không có chất béo, hàm lượng protein cao, ngoài ra còn có vitamin B11, chất
xơ và các nguyên tố vi lượng như sắt, mangan, canxi. Đậu là thực phẩm có nhiệt lượng
thấp nhất và là sự lựa chọn lý tưởng cho các chị em đang trong thời kỳ giảm béo.
Bạn nên lên một kế hoạch định kỳ ăn đậu, như thế có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung
thư, giảm cholesterol trong máu, ổn định đường máu.
9. Các loại quả hạch (củ quả có vỏ cứng, nhân bên trong)
Chúng ta đều biết các loại quả có vỏ cứng hàm chứa đại lượng chất béo, nhưng chất
béo này lại rất tốt cho sức khỏe, giúp giảm mức cholesterol đồng thời giúp phòng chống và
ngăn ngừa bệnh tim.
Nếu bạn muốn có cả protein, chất xơ, vitamin E và A, nguyên tố Selen thì hãy chọn
các loại quả này.
Một số quả vỏ cứng có thể tăng thêm nguồn năng lượng và khắc phục chứng đói, làm
no lâu, có thể giúp ích rất nhiều cho người đang giảm béo. Nhưng bạn không nên ăn quá
nhiều, vì các loại quả vỏ cứng hàm chứa đại lượng calo, ăn quá nhiều sẽ gây phản tác
dụng. Mỗi ngày nhiều nhất chỉ có thể ăn 30g (tương đương với 28 hạt lạc hoặc 14 quả hạch
đào, 12 hạt dẻ).
10. Trứng gà
Trứng gà rất giàu protein, nhiều hơn hẳn so với các loại thực phẩm chứa protein khác,
đồng thời trứng gà cũng chứa chất carotin, lecithin và các vitamin A, D, B2 và xeanthin và
choline.
Thực tế, chất choline trong trứng gà là một chất dinh dưỡng rất cần cho cơ thể, đặc
biệt là cho các bà bầu và phụ nữ mới sinh. Các cuộc nghiên cứu chỉ rõ, những chất do
trứng gà cung cấp rất tốt cho mắt, đồng thời có tác dụng ngăn chặn sạm da, vàng da ở trong
giai đoạn lão hóa, phòng chống hiện tượng mù lòa ở người cao tuổi.
Hiệp hội tim mạch của Mỹ luôn luôn “tuyên dương” trứng gà, khuyến nghị nên ăn
trứng gà hàng ngày với điều kiện mức cholesterol trong máu ở mức bình thường.
(T.T.Đại. Bài sưu tầm từ Internet)

×