Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH le long việt nam trên thị trường nội địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.77 KB, 97 trang )

....

Đ inh Hồng tuấn

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
-----------------------------------

luận văn thạc sỹ khoa học
Quản trị kinh doanh
2005 2007
Hà Nội
2007

Ngành: Quản trị kinh doanh

Một số giải pháp nâng cao khả năng
cạnh tranh của Công ty TNHH Le Long
Việt Nam trên thị trường nội địa

Đinh Hång tuÊn

Hµ néi, 2007


Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học bách khoa hà nội
---------------------------------------

luận văn thạc sỹ khoa học


Một số giải pháp nâng cao khả năng
cạnh tranh của Công ty TNHH Le Long
Việt Nam trên thị trường nội địa
ngành: quản trị kinh doanh
mà số:

đinh hồng tuấn

Người hướng dẫn khoa học: ts đặng vị tïng

hµ néi, 2007


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

lời giới thiệu
* Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
Trong xu thế phát triển chung của kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam
đà có những khởi sắc rõ rệt, sự khởi sắc đó được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng
kinh tế, thu nhập của người dân được cải thiện, xà hội ổn định, đầu tư nước ngoài
tăng mạnh. Đặc biệt là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài luôn có tốc độ tăng trưởng
cao góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Với phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường trong những năm qua
cùng sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
tạo ra một cơ hội phát triển hơn bao giờ hết cho các doanh nghiệp trong đó có cả
các doanh nghiệp của Việt Nam ,doanh nghiệp nước ngoài.
Nền kinh tế thị trường cũng tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của
nhiều loại hàng hoá ,dịch vụ khác nhau.Với dân số trên 80 triệu dân cùng với sự

phát triển kinh tế nhu cầu của người dân về phương tiện đi lại ngày một tăng cao.
Trong khi nhu cầu các phương tiện giao thông công cộng vẫn chưa đáp ứng được
thì nhu cầu cho các phương tịên giao thông cá nhân trở nên hết sức cần thiết và
quan trọng. Bên cạnh đó nhu cầu cần đến các thiết bị tin học viễn thông, khai
thác khoáng sản cũng ngày một nhiều đặc biệt là các thiết bị sử dụng cho lĩnh
vực tin học viễn thông.Gắn với mỗi loại hình phương tiện hay thiết bị này là
những sản phẩm ắc quy đi kèm. Hiện nay các sản phẩm thay thế cho sản phẩm ắc
quy hầu như chưa có nên nhu cầu cho sản phẩm này là không thể thiếu được.
Nhu cầu và sự cần thiết của sản phẩm tại một thị trường đầy tiềm năng như
ở Việt Nam tạo ra cơ hội hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh các loại ắc quy dân dụng và công nghiệp. Với sự thuận lợi của một
thị trường đầy tiềm năng số lượng các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất ắc

Đinh Hồng Tuấn

1


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

quy dân dụng công nghiệp ngày càng nhiều ,quy mô sản xuất ngày càng được
mở rộng, công nghệ ngày càng hiện đại đà tạo ra một môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt và khốc liệt.
Cạnh tranh không có nghĩa là huỷ diệt mà là sự thay thế những doanh
nghiệp không có khả năng đáp ứng nhu cầu bằng những doanh nghiệp có khả
năng hơn, cạnh tranh tạo ra động lực cho các doanh nghiệp phát triển,
Trong bối cảnh đó để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải có những giải
pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường

* Đề tài lựa chọn
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của doanh nghiệp trong quá trình công tác
thực tế tại Công ty TNHH Le Long Việt Nam kết hợp với lý luận được trang bị
trên ghế nhà trường, tôi xin chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao khả năng
cạnh tranh của Công ty TNHH Le Long, Việt Nam trên thị trường nội địa
cho luận văn tốt nghiệp của mình .
* Phạm vi của đề tài:
- Cạnh tranh trên thị trường nội địa sản phẩm ắc quy của Công ty TNHH
Le Long Việt Nam.
* Mục đích của đề tài:
Tìm ra những điểm mạnh điểm yếu cũnh như năng lực của Công ty trên thị
trường để từ đó giup doanh nghiệp đề ra những giải pháp nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình trên thị trường Việt Nam.
Giúp doanh nghiệp đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường
đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu lý thuyết liên quan đến nghiên cứu của luận văn.

Đinh Hồng Tuấn

2


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

- Tiến hành thu thâp thông tin,thu thập số liệu thống kê hoạt động thực tế
của doanh nghiệp.Thăm dò và thu thập ý kiến của người tiêu dùng về doanh
nghiệp và ản phẩm của doanh nghiệp thông qua các phiếu điều tra của phòng thị

trường của công ty.
- Thu thập từ nguốn số liệu thống kê của các bộ phận, phòng ban liên quan
trong Công ty TNHH Le Long Việt Nam.
-Thông qua những thôngtin thu thập được từ đó có những phân tích đánh
giá về thị trường,thấy được những khó khăn và thuận lợi của doanh nghiệp trong
cạnh tranh trên thị trường nội địa.
* Nội dung
Phần I: Cơ sở lý luận chung
Phần II: Phân tích hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Phần III: Đề ra một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của
Công ty TNHH Le Long, ViƯt Nam.

§inh Hång Tn

3


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Chuơng I
Một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và khả năng
cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
1.1 Cạnh tranh - đặc trưng cơ bản của kinh tÕ thÞ tr­êng
1.1.1 ThÞ tr­êng , kinh tÕ thÞ tr­êng - Cơ chế thị trường
a) Thị trường
Thị trường xuất hiện và hoạt động gắn liền với sự ra đời và phát triển của
nền sản xuất hàng hoá. Thị trường, hiểu theo nghĩa đơn giản là nơi mua bán hàng
hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành các hoạt động mua bán giữa người bán và người

mua. Mỗi loại thị trường đòi hỏi phải có:
Đối tượng trao đổi: Hàng hoá và dịch vụ
Đối tượng tham gia trao đổi: Người bán, người mua.
Điều kiện thực hiện trao đổi: Phương thức thanh toán.
Trong quá trình trao đổi (giữa bên bán và bên mua), trên thị trường đà hình
thành những mối quan hệ giữa người bán và người mua, giữa những người bán
hay người mua với nhau. Chính những mối quan hệ này là cơ sở để xác định giá
và số lượng một loại hàng hoá nào đó.
Từ đó, có thể khái quát: Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình
mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào,
các quyết định của Công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết
định của các công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hoà bằng sự
điều chỉnh bằng giá cả.
Như vậy thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người
mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Thị trường luôn diễn ra các hoạt

Đinh Hồng Tuấn

4


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

động mua bán và các quan hệ hàng hoá và tiền tệ, bao gồm cả những yếu tố
không gian và thời gian.
Có thể nói, thị trường là môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi
hoạt động của doanh nghiệp đều phải chịu sự chi phối của thị trường. Các doanh
nghiệp tìm kiếm trên thị trường nhu cầu mà người tiêu dùng cần thiết, thông qua

thị trường để trả lời các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp:
Sản xuất cái gì ?
Sản xuất như thế nào ?
Sản xuất cho ai ?
Không chỉ có vậy, thị trường còn là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Mục tiêu hoạt động của mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để thu được nhiều lợi
nhuận nhất. Các biện pháp và phương thức mà các nhà kinh doanh áp dụng như
hạ gia thành, giá bán, tăng sản lượng... nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Doanh nghiệp
chỉ có thể hoạt động có hiệu quả khi mà tỷ trọng hàng hoá được tiêu thụ, sản
xuất, ngày càng lớn trên thị trường.
Là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường tồn tại khách
quan, các nhà sản xuất kinh doanh khó có khả năng làm thay đổi thị trường, mà
ngược lại, họ phải tìm cách thích ứng với nó. Thị trường là một tấm gương để các
nhà doanh nghiệp nhận biết nhu cầu xà hội và để đánh giá hiệu quả kinh doanh
của chính bản thân mình. Vì thế, để tổ chức hoạt động và kinh doanh có hiệu
quả, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về đặc điểm của thị trường mà mình tham gia.
b) Kinh tế thị trường
Trên thị trường luôn luôn có các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá.
Một nền kinh tế trong đó sản xuất và trao đổi hàng hoá diễn ra trên thị trường
một cách tự nhiên, tuân theo các quy luật khách quan của thị trường thì được gọi
là nền kinh tế thị trường. Theo Kinh tế học thì Kinh tế thị trường là một hình

Đinh Hồng Tuấn

5


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


thức tổ chức hoạt động kinh tế xà hội, trong đó các mối quan hệ kinh tế giữa con
người và con người được biểu hiện thông qua thị trường, thông qua trao đổi mua
bán hàng hoá quan hệ hàng - tiền.
Cần phân biệt rõ kinh tế thị trường với nền kinh tế mệnh lệnh mà trước đây
ở nước ta đà từng áp dụng. Đó là một nền kinh tế mà Chính phủ đề ra mọi quyết
định về sản xuất và tiêu thụ. Trong nền kinh tế mệnh lệnh, mọi hoạt động sản
xuất, kinh doanh đều do nhà nước quyết định. Các cơ quan kế hoạch của Chính
phủ sẽ quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Cho ai? Ph©n phèi ra
sao? ... Trong nỊn kinh tÕ này, các quy luật kinh tế không được thừa nhận, do đó
sự cạnh tranh giữa các đơn vị, cơ sở cũng sẽ không có. Nhà nước quyết định mọi
vấn đề, từ sản xuất đến phân phối,
Người tiêu dùng cũng sẽ không có cơ hội để lựa chọn cho mình những thứ
tốt nhất phù hợp với mình.
Ngược lại với nền kinh tế mệnh lệnh, kinh tế thị trường hoạt động theo sự
dẫn dắt của cơ chế thị trường và các quy lt cđa nã. Trong nỊn kinh tÕ nµy, mäi
quan hƯ kinh tế giá cả, biến động cung cầu đều do thị trường quyết định, Nhà
nước không can thiệp, các doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo mục đích tối
đa hoá lợi nhuận. Trên thị trường sự cạnh tranh diễn ra một cách mạnh mẽ và là
một điều tất yếu, người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn một cách tốt nhất
những nhu cầu của mình. Chính những nhân tố này đà tạo điều kiện và môi
trường cho sản xuất phát triển đa tới sự tăng trưởng về kinh tế và xà hội.
Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng không phải lúc nào cũng hoàn hảo, bản
thân nó cũng chứa đựng những khuyết tật không thể tự điều tiết được, cần phải có
sự can thiệp của Nhà nước. Đó chÝnh lµ nỊn kinh tÕ mµ hiƯn nay ë n­íc ta áp
dụng: Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Đinh Hồng Tuấn

6



Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

c) Cơ chế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá
của người sản xuất và người tiêu dùng đều phải thông qua thị trường và tuân theo
một cơ chế vận động của thị trường được gọi là cơ chế thị trường.
Như vậy cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ, môi trường,
động lực và quy luật chi phối sự vận động của thị trường.
Sự tác động qua lại giữa người bán và người mua được xác định bởi giá cả,
chất lượng cũng như số lượng một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó, qua đó mà
xác định việc phân bố và sử dụng tài nguyên của xà hội. Đây chính là nguyên tắc
hoạt động của cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường có một số đặc điểm sau:
(i) Cơ chế thị trường hoạt động không có sự kiểm soát và can thiệp trực
tiếp của Nhà nước. Trong cơ chế này không tồn tại những hình thức quản lý bằng
mệnh lệnh của Chính phủ. Nhà nước đảm bảo thực hiện chức năng quản lý vĩ mô
nền kinh tế thông qua công cụ pháp luật, tài chính, kinh tế...
(ii) Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường sẽ có sự tồn tại của
nhiều thành phần kinh tế được Nhà nước thừa nhận. Các thành phần sản xuất và
kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh.
(iii) Cơ chế thị trường thúc đẩy cạnh tranh, phát huy được tính chủ động
sáng tạo buộc mỗi nhà sản xuất kinh doanh phải tính toán lựa chọn phương án
kinh doanh tối ưu, nâng cao hiệu quả kinh tế xà hội.
(iv) Cơ chế thị trường có tính tự phát cao, khả năng tự điều tiết chưa mạnh
do vậy sẽ dẫn tới sự khủng hoảng về kinh tế, lạm phát, sự mất công bằng xà hội.
(v) Đặc trưng nổi bật nhất của cơ chế thị trường là hệ thống các quy luật

kinh tế mà mọi hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá trên thị trường đều phải tuân

Đinh Hồng TuÊn

7


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

theo. Các quy luật này tưởng chừng như độc lập với nhau song lại có mối liên hệ
chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau, quy định cơ chế hoạt động của thị trường.
1.1.2 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
a) Khái niệm:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một
loại hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một
điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường. Cạnh tranh phát
triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Vậy
cạnh tranh là gì ?
Theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh), cạnh tranh trong cơ
chế thị trường được định nghĩa là Sự ganh đua, sự kình địch, cạnh tranh giữa các
nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía
mình.
Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa
các doanh nghiệp trong việc giành giật thị trường và khách hàng.
Cạnh tranh là một phương thức vận động của thị trường. Nói đến thị trường
còn có nghĩa là nói tới sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế. Không có cạnh
tranh thì không có nền kinh tế thị trường. Thực chất của cạnh tranh là sự tranh
giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường. Đối với người mua,

họ muốn mua được loại hàng hoá có chất lượng cao, với mức giá rẻ. Còn ngược
lại, các doanh nghiệp bao giờ cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình. Vì mục
tiêu lợi nhuận, họ phải giảm chi phí và tìm cách giành giật khách hàng và thị
trường về phía mình. Và như vậy, cạnh tranh sẽ xảy ra.
Cạnh tranh là một điều tất yếu của thị trường. Các doanh nghiệp bắt buộc
phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để
giành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc

Đinh Hång TuÊn

8


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh
bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu
quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tèi ®a. ë ViƯt Nam, cïng víi sù chun
®ỉi nỊn kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và
được coi nh là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh trong
từng doanh nghiệp.
b) Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, khái niệm cạnh tranh hầu như không tồn
tại, song tõ khi nỊn kinh tÕ n­íc ta chun ®ỉi, vËn động theo cơ chế thị trường
thì cũng là lúc cạnh tranh và quy luật cạnh tranh được thừa nhận, vai trò của cạnh
tranh ngày càng được thể hiện rõ nét hơn:
Cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên mét c¸ch tèi ­u
Khun khÝch ¸p dơng c¸c tiÕn bé khoa học kỹ thuật.

Thoả mÃn nhu cầu của người tiêu dùng.
Thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả
kinh tế .
Phân hoá doanh nghiệp mạnh hơn.
* Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
Cạnh tranh là một điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường. Các
doanh nghiệp, các nhà sản xuất khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự
cạnh tranh. Cạnh tranh có thể coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp
không thể lẩn tránh và phải tìm mọi cách để vươn lên, chiếm ưu thế.
Mục tiêu trước hết của một doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi
nhuận chỉ có được khi mà bán được sản phẩm hàng hoá của mình. Lượng bán
càng nhiều thì lợi nhuận càng lớn. Điều này phụ thuộc nhiều vào người tiêu
dùng. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn những gì mà mình thích, những gì mà

Đinh Hồng TuÊn

9


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

họ cho là tốt nhất, phù hợp nhất. Đó là một đặc điểm cơ bản của cơ chế thị
trường. Như vậy cạnh tranh buộc các nhà sản xuất phải luôn tìm cách nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, của thị trường.
Mặt khác, cạnh tranh có khả năng tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả. Để thu
hút khách hàng, bao giờ các đối thủ cạnh tranh cũng tìm cách đa ra mức giá thấp
nhất có thể, chính điều này đà bắt buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án
sản xuất tốiưu với mức chi phí nhỏ nhất, công nghệ hiện đại nhất.

Ngày nay, xu thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm cao ngày càng tăng vì
thế các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, cải tiến quản lý và phương thức sản xuất kinh doanh. Như vậy là cạnh
tranh đà khuyến khích áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, tạo sức ép buộc
doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong phạm vi doanh
nghiệp để giảm giá thành, giảm giá bán, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo
hoạt động có hiệu quả, giành được ưu thế trên thị trường.
* Đối với nền kinh tế - xà hội
Đối với toàn bộ nền kinh tế xà hội, cạnh tranh là động lực phát triển kinh
tế, nâng cao năng suất lao động xà hội.
Trên thị trường, các cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày
càng gay gắt thì người được nhiều lợi nhuận nhất chính là khách hàng. Khi có
cạnh tranh, người tiêu dùng không thể bị bóc lột, các đối thủ cạnh tranh do sự
giành giật thị trường và khách hàng nên luôn tìm mọi cách để nâng cao chất
lượng và hạ giá bán sản phẩm, khi đó người tiêu dùng có quyền lựa chọn những
sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất. Trong cuộc cạnh tranh này, người sản xuất và
người tiêu dùng không thể lợi dụng ưu thế của nhau trên thị trường. Lúc đó, cạnh
tranh còn là một lực lượng điều tiết trên thị trường.

Đinh Hồng Tuấn

10


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Cạnh tranh loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất, điều
này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất có chi phí thấp nhất.

Đó cũng chính là quy luật của thị trường: cạnh tranh là động lực, là bàn tay vô
hình của thị trường (Adam Smith). Vì vậy cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ
bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của
người tiêu dùng và lợi ích xà hội.
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đà thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh
tranh không chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn là yếu tố quan
trọng việc lành mạnh các quan hệ kinh tế - xà hội.
Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ toàn là những ưu điểm, mà còn có cả
những khuyết tật cố hữu mang đặc trưng của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường
bắt buộc các doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào cạnh tranh để tồn tại và
phát triển. Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp quan tâm trước hết là lợi
ích của bản thân mình, không chú ý tới việc giải quyết các vấn đề xà hội từ đó
xuất hiện những mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp và sẽ kéo theo
các vấn đề xà hội như nạn thất nghiệp, tiền công rẻ mạt, môi trường sinh thái bị
huỷ hoại...
Cạnh tranh, một mặt sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và mặt khác nó cũng
dẫn tới tình trạng phân hoá ghê gớm, kẻ thắng người thua, dễ dàng đa tới tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh hay là tình trạng độc quyền trên thị trường.
Chính điều này đòi hỏi cần phải có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo cho các
doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh, có hiệu quả.
1.2 Các yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về khả năng c¹nh tranh cđa doanh nghiƯp.
HiƯn nay, mét doanh nghiƯp mn có một vị trí vững chắc trên thị trường
và thị trường ngày càng được mở rộng thì cần phải có một tiềm lực đủ mạnh để

Đinh Hồng Tuấn

11



Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

có thể cạnh tranh trên thị trường. Cái đó chính là khả năng cạnh tranh của một
doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng, năng lực
mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường
cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ đòi hỏi cho
việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở nhiều mặt. Các doanh
nghiệp phải luôn luôn đa ra các phương án, các giải pháp tối ưu nhất để giảm chi
phí sản xuất để từ đó giảm giá thành, giá bán, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ
chức tốt mạng lưới bán hàng và biết chọn đúng thời điểm bán hàng nhằm thu hút
được khách hàng, mở rộng thị trường.
Trong đó thị phần là một trong những chỉ tiêu và qua đó ta có thể xác định
phần nào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại, mức
tiêu thụ của doanh nghiệp đó cũng như quy mô và ảnh hưởng của doanh nghịêp
đó đến thị trường. Nó không phải là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá.khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp
Trên thực tế có những doanh nghiệp chiếm mặt thị phần rất (đủ, dư, khả
năng cạnh tranh trong quá khứ và thời điểm hiện tại rất cao. Nhưng trong tương
lai khả năng đó chưa chắc đà còn, nó phụ thuộc vào sự thay đổi của các doanh
nghiệp với môi trường kinh doanh. Nếu biết tận dụng lợi thế vẫn có doanh nghiệp
để củng cố và phát triển vị thế trên thương trường và ngược lại. Điều này rất đúng
với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đà và đang trong quá trình cổ phần hoá
(Bảo Việt, Vietcombamk v v..)
1.2.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
(i) Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm:


Đinh Hồng Tuấn

12


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Điều quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh là phải trả lời được những câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì ? Sản xuất cho ai
? Sản xuất như thế nào ? và như vậy có nghĩa là doanh nghiệp đà xây dựng cho
mình một chính sách sản phẩm. Không một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị
trường mà lại không có sản phẩm kinh doanh cho dù là hữu hình hay vô hình.
Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm cho sản phẩm của mình thích
ứng được với thị trường một cách nhanh chóng thì mới có thể tiêu thụ hết trên thị
trường, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải
thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm không chỉ là để đảm bảo
đáp ứng được nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp
phân tán rủi ro trong kimh doanh khi mà cuộc cạnh tranh ngày càng trở lên gay
gắt quyết liệt.
Đi đôi với việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, để đảm bảo đứng vững
trong điều kiện cạnh tranh gay g¾t, doanh nghiƯp cã thĨ thùc hiƯn träng tâm hoá
sản phẩm vào một số loại sản phẩm cung cấp cho một nhóm người hoặc một
vùng thị trường nhất định của mình.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện chiến lược khác biệt hoá
sản phẩm, tạo ra các nét độc đáo riêng cho mình để thu hút, tạo sự hấp dẫn cho
khách hàng vào các sản phẩm của mình, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Như vậy, sản phẩm và xác định cơ cấu sản phẩm tối ưu là một trong những
yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường .
(ii) Yếu tố giá cả
Giá của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ
cung cầu. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không của
khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của doanh nghiệp,

Đinh Hồng Tuấn

13


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

khách hàng là thượng đế họ có quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt nhất
và cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựa
chọn mức giá thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Giá cả được thể hiện như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá
của sản phẩm: Định giá thấp, định giá ngang thị trường hay là chính sách định
giá cao.
Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải chọn
các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ
sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm từng vùng thị trường.
(iii) Chất lượng sản phẩm
Nếu như trước kia, giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh
tranh thì ngày nay nó đà phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Trên
thực tế, cạnh tranh bằng giá là biện pháp nghèo nàn nhất vì nó làm giảm lợi
nhuận thu được, mà ngược lại, cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào

tốt đáp ứng được yêu cầu thì người tiêu dùng cũng sẵn sằng mua với một mức giá
cao hơn một chút cũng không sao, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa
học kỹ thuật đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đời sống của nhân dân được
nâng cao rất nhiều so với trước.
Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng
các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thoả mÃn những điều kiện kỹ
thuật và những yêu cầu nhất định của người tiêu dùng và xà hội. Chất lượng sản
phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả sau khi
tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ dây chuyền sản
xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý...
Chất lượng sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp
Nhà nước ở Việt Nam. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo thì

Đinh Hồng Tuấn

14


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

cũng có nghĩa là doanh nghiệp bị mất khách hàng, mất thị trường, nhanh chóng
đi tới chỗ suy yếu và bị phá sản.
Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, một quan niệm mới về chất
lượng đà xuất hiện: Chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, bền đẹp, mà nó còn do
khách hàng quyết định. Chất lượng là thoả mÃn nhu cầu của khách hàng. Đây là
một quan niệm mới xuất phát từ thực tế là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày
càng trở lên quyết liệt hơn.
Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng quyết định khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp ở chỗ:
Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng
khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ của sản phẩm.
Sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích thích
khách hàng mua hàng và mở rộng thị trường.
Chất lượng sản phẩm cao làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
(iv) Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Đây cũng là giai đoạn thực hiện bù đắp chi phí và thu lợi nhuận.
Việc đầu tiên của quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các
kênh phân phối sản phẩm một cách hợp lý và có hiệu quả nhằm mục đích đáp
ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải phóng
nguồn hàng để bù đắp chi phí sản xuất, thu hồi vốn.
Bên cạnh việc tổ chức mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp cũng cần đẩy
mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại, các dịch vụ sau
bán hàng. Đây là một hình thức cạnh tranh phi giá cả, gây sự chú ý và thu hút
khách hàng.

Đinh Hồng Tuấn

15


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Các hoạt động như quảng cáo, tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách
hàng...là những hình thức tốt nhất để giới thiệu về các sản phẩm và doanh nghiệp

của mình, từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm ra được nhiều bạn hàng mới, mở rộng
thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
(v) Nguồn nhân lực
Đây chính những người tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp và gián tiếp.
Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt
động sản xuất kinh doanh: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế
nào, khối lượng bao nhiêu? Mỗi một quyết định của họ có một ý nghĩa hết sức
quan trọng liên quan tới sự tồn tại phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp.
Chính họ là những người quyết định cạnh tranh như thế nào, khả năng cạnh tranh
của Công ty sẽ tới mức bao nhiêu, bằng cách nào.
Cùng với máy móc thiết bị và công nghệ, công nhân là những người trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm. Sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm là do họ
quyết định. Trình độ tay nghề cao cùng với một lòng hăng say làm việc là cơ sở
đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Đây là tiền đề doanh
nghiệp có thể tham gia cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
(vi) Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Đây là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu
hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Bất cứ một hoạt động đầu tư,
mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu hay phân phối, quảng cáo... đều phải
được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp
có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị các dây truyền sản xuất công
nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành, giá bán sản phẩm, tổ chức các
hoạt động quảng cáo khuyến mÃi mạnh mẽ, nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra,
với một khả năng tài chính hùng mạnh, một doanh nghiệp cũng có khả năng chấp

Đinh Hồng Tuấn

16



Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

nhận lỗ một thời gian ngắn, hạ giá sản phẩm nhằm giữ và mở rộng thị phần của
doanh nghiệp để sau đó lại tăng giá, thu được nhiều lợi nhuận hơn.
1.2.3. Các nhân tố bên ngoài tác động tới khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
(i) Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gắn liền
với môi trường kinh doanh và do vậy, nó phải chịu sự tác động của nhiều nhân tố
thuộc về môi trường linh doanh. Mét sè m«i tr­êng kinh doanh bé phËn gåm:
- Môi trường kinh tế
Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế có tác động trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định về
kinh tÕ tr­íc hÕt vµ chđ u nỊn tµi chÝnh qc gia, ổn định tiền tệ, khống chế
lạm phát. Nền kinh tế được ổn định sẽ là điều kiện tốt để tăng trưởng. Khi một
nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả
năng thanh toán của người dân cũng tăng lên. Mặt khác, nền kinh tế phát triển
mạnh có nghĩa là khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, và như vậy tốc độ đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các
doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt được những cơ
hội này thì chắc chắn sẽ thành công và khả năng cạnh tranh cũng tăng lên.
Tuy nhiên, do sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ kéo theo sự tăng lên một
cách nhanh chóng lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường và như vậy mức
độ cạnh tranh sẽ lại trở lên gay gắt. ai đi trước trong cuộc cạnh tranh này người
đó sẽ thắng. Và ngược lại, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ
lạm phát tăng làm cho giá cả sẽ tăng, sức mua của người dân bị giảm sút, các


Đinh Hồng Tuấn

17


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giữ khách hàng, do đó sự cạnh tranh trên thị
trường cũng sẽ khốc liệt hơn.
LÃi suất cho vay của ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng
tơi khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với mức lÃi suất đi vay cao, chi phÝ
s¶n xt cđa doanh nghiƯp cịng sÏ tăng lên do phải trả lÃi tiền vay lớn, do vậy
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ bị giảm đi đặc biệt là đối với các
đối thủ có tiềm lực mạnh về tài chính.
- Môi trường chính trị và pháp luật
Chính trị và pháp luật là nền tảng cho phát triển kinh tế cũng như là cơ sở
pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Luật
pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho
các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả.
ổn định về chính trị đem lại sự lành mạnh hóa xà hội, ổn định kinh tế, tạo
hành lang thông thoáng cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Hệ thống luật pháp quy định và cho phép những lĩnh vực, những hoạt động
và hình thức kinh doanh nào mà doanh nghiệp có thể tiến hành và những lĩnh
vực, những hình thức, mặt hàng...doanh nghiệp không được phép tiến hành. Vì
thế nếu những sự quy định này rõ ràng thì sẽ tạo một sân chơi thông thoáng, bình
đẳng cho các doanh nghiệp, trên cơ sở đó cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có
cơ hội để phát triển, do đó thúc đẩy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- M«i tr­êng khoa häc c«ng nghƯ kü tht

Khoa häc c«ng nghệ tác động một cách mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán. Bất kỳ một sản
phẩm được sản xuất ra đều phải gắn liền với một công nghệ kỹ thuật nhất định.
Công nghệ sản xuất sẽ quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi

Đinh Hồng TuÊn

18


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

phí cá biệt của từng doanh nghiệp từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng
doanh nghiệp cũng như của toàn doanh nghiệp.
Khoa học công nghệ cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp xử lý thông tin
một cách chính xác và có hiệu quả nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như
hiện nay. Để có thể cạnh tranh trong thời đại hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp
nào cũng cần phải có đầy đủ chính xác thông tin và thị trường, đối thủ cạnh tranh
và biết cách xử lý có hiệu quả, khoa học công nghệ hiện đại sẽ giúp cho các
doanh nghiệp có thể thu nhập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin một cách
nhanh nhất, đầy đủ và chính xác nhất.
Khoa học công nghệ mới sẽ tạo hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại
của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như của từng doanh nghiệp nói riêng,
đây là tiền đề để các doanh nghiệp ổn định khả năng cạnh tranh của mình.
- Môi trường tự nhiên văn hóa xà hội
Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc
khó khăn cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vị trí địa lý thuận lợi ở những
thành phố lớn phát triển hay trên các trục đường giao thông quan trọng... cũng

như nguồn tài nguyên phong phú đa dạng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát
triển, giảm chi phí thu được nhiều lợi nhuận song mức độ cạnh tranh tại những
vùng này cũng sẽ hết sức quyết liệt buộc các doanh nghiệp phải luôn nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển.
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu trình độ văn hoá tác động một cách
gián tiếp tới khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua khách hàng và cơ cấu
nhu cầu của thị trường. Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng còn có ảnh hưởng
rất lớn đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hóa có chất lượng tốt nhưng nếu không được
người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận.
(ii) Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Đinh Hồng Tuấn

19


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

- Khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp tiềm ẩn
Đó là sự xuất hiện các Công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả
năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường (thị phần ) của các Công ty khác.
Để hạn chế mối đe dọa này các nhà quản lý thường dùng lên các hàng rào như:
+ Mở rộng khối lượng sản xuất của Công ty để giảm chi phí.
+ Dị biệt hoá sản phẩm (khác biệt hoá sản phẩm ).
+ Mở rộng khả năng cung cấp vốn.
+ Đổi mới công nghệ, đổi mới hệ thống phân phối, tăng đầu tư vốn.
+ Mở rộng các dịch vụ bổ xung.
Ngoài ra có thể lựa chọn địa điểm thích hợp nhằm khai thác sự hỗ trợ của

chính phủ và lựa chọn đúng đắn thị trường nguyên vật liệu và thị trường sản phẩm.
- Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp
Là nhân tố phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với Công ty ở khía
cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, giảm chất lượng hàng hóa khi tiến hành
giao dịch với Công ty.
Nhà cung cấp có thể chi phối đến Công ty là do sự thống trị hoặc khả năng
độc quyền của mét sè Ýt nhµ cung cÊp. Nhµ cung cÊp cã thể đe doạ tới nhà sản
xuất do sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà người mua phải chấp nhận và tiến
hành do sự đe doạ tiềm tàng, do liên kết của những người bán gây ra.
- Khách hàng (người mua)
Khách hàng có thể mặc cả thông qua sức ép giá giảm khối lượng, hàng hóa
mua từ Công ty hoặc đa ra yêu cầu chất lượng tốt hơn với cùng một mức giá...
Các nhân tố tạo ra sự mặc cả lớn cho người mua gồm: khối lượng mua lớn;
sự đe doạ của quá trình liên kết giữa người mua khi tiến hành mặc cả với Công ty
do sử dụng thông tin từ phía nhà cung cấp đối với khách hàng; do sự tập trung lớn
của người mua đối với các sản phẩm chưa được dị biệt hoá hoặc các dịch vụ.

Đinh Hồng Tuấn

20


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

- Sức ép của sản phẩm thay thế
Khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên thì khách hàng có xu
hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát thị
trường của Công ty. Các Công ty đa ra thị trường những sản phẩm thay thế có

khả năng khác biệt hoá cao độ so với sản phẩm của Công ty hoặc tạo ra các điều
kiện ưu đÃi hơn về các dịch vụ hay các điều kiện tài chính.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Trong điều kiện này các Công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả,
sự khác biệt hoá vế sản phẩm hoặc sự đổi sản phẩm giữa các Công ty trong cùng
thị trường. Sự cạnh tranh này ngày càng gay gắt là do các đối thủ cạnh tranh
nhiều và gần như cân bằng; do sự tăng trưởng của ngành công nghiệp hiện tại ở
mức độ thấp; do các loại chi phí ngày càng tăng; do chưa quan tâm đầy đủ tới
quá trình khác biệt hoá sản phẩm hoặc các chi tiết về chi phí; do sự thay đổi của
các nhà cung cấp, do các đối thủ cạnh tranh có chiến lược kinh doanh đa dạng, có
xuất sứ khác nhau, do những hàng rào kinh tế làm cho Công ty khó có thể tự do
di chuyển giữa các ngành.

Đinh Hồng Tuấn

21


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tóm tắt chương I:
Theo Kinh tế học thì Kinh tế thị trường là một hình thức tổ chức hoạt
động kinh tế xà hội, trong đó các mối quan hệ kinh tế giữa con người và con
người được biểu hiện thông qua thị trường, thông qua trao đổi mua bán hàng hoá
quan hệ hàng - tiền. Thị trường, hiểu theo nghĩa đơn giản là nơi mua bán hàng
hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành các hoạt động mua bán giữa người bán và người
mua. Mỗi loại thị trường đòi hỏi phải có:
Đối tượng trao đổi: Hàng hoá và dịch vụ

Đối tượng tham gia trao đổi: Người bán, người mua.
Điều kiện thực hiện trao đổi: Phương thức thanh toán.
Có thể nói, thị trường là môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi
hoạt động của doanh nghiệp đều phải chịu sự chi phối của thị trường. Các doanh
nghiệp tìm kiếm trên thị trường nhu cầu mà người tiêu dùng cần thiết, thông qua
thị trường để trả lời các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp:
Sản xuất cái gì ?
Sản xuất như thế nào ?
Sản xuất cho ai ?
Không chỉ có vậy, thị trường còn là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Mục tiêu hoạt động của mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để thu được nhiều lợi
nhuận nhất.
Kinh tế thị trường hoạt động theo sự dẫn dắt của cơ chế thị trường và các
quy luật của nó. Trong nền kinh tế này, mọi quan hệ kinh tế giá cả, biến động
cung cầu đều do thị trường quyết định, Nhà nước không can thiệp, các doanh
nghiệp được tự do kinh doanh theo mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Trên thị trường
sự cạnh tranh diễn ra một cách mạnh mẽ và là một điều tất yếu, người tiêu dùng
có thể thoải mái lựa chọn một cách tốt nhất những nhu cầu của mình.

Đinh Hồng Tuấn

22


Khoa Kinh tế và quản lý

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá
của người sản xuất và người tiêu dùng đều phải thông qua thị trường và tuân theo

một cơ chế vận động của thị trường được gọi là cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường có một số đặc điểm sau:
(i) Cơ chế thị trường hoạt động không có sự kiểm soát và can thiệp trùc
tiÕp cđa Nhµ n­íc.
(ii) Trong nỊn kinh tÕ vËn hµnh theo cơ chế thị trường sẽ có sự tồn tại của
nhiều thành phần kinh tế được Nhà nước thừa nhận.
(iii) Cơ chế thị trường thúc đẩy cạnh tranh
(iv) Cơ chế thị trường có tính tự phát cao.
(v) Đặc trưng nổi bật nhất của cơ chế thị trường là hệ thống các quy luật
kinh tế.
Cạnh tranh là một điều tất yếu của thị trường. Các doanh nghiệp bắt buộc
phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để
giành được ưu thế tương đối so với đối thủ.
Cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu
Khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Thoả mÃn nhu cầu của người tiêu dùng.
Thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả
kinh tế .
Phân hoá doanh nghiệp mạnh hơn.
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp.
(i) Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm:
(ii) Yếu tố giá cả
(iii) Chất lượng sản phẩm

Đinh Hồng Tuấn

23



×