Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Xây dựng tiêu chí đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng và đánh giá thực nghiệm tại địa bàn phường hòa minh, quận liên chiểu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.52 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------- oOo ----------

PHẠM THỊ BÍCH NGỌC

C
C

R
L
T.

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ

DU

Ở THẤP TẦNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM
TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG HÒA MINH, QUẬN LIÊN CHIỂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Đà Nẵng, 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------- oOo ----------

PHẠM THỊ BÍCH NGỌC



XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ

C
C

Ở THẤP TẦNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM

R
L
T.

TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG HÒA MINH, QUẬN LIÊN CHIỂU,

DU

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kiến trúc cơng trình (K38_KT)
Mã số: 60.58.01.01
……..

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS LÊ PHONG NGUYÊN

Đà Nẵng, 2020



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của bài luận văn này hồn tồn được hình thành
và phát triển từ những quan điểm của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học
của.TS.KTS Lê Phong Nguyên. Các số liệu, kết quả nêu trong bài tiểu luận là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

TS.KTS Lê Phong Nguyên

Phạm Thị Bích Ngọc

DU

R
L
T.

C
C


ii

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG VÀ
ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG HÒA MINH, QUẬN
LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Học viên: Phạm Thị Bích Ngọc Chun ngành: Kiến Trúc
Mã số: ................. Khóa: K38_KT Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN
Tóm tắt – Hiện nay, tại Việt Nam trong quá trình phát triển đang ngày càng xuất hiện
nhiều quy hoạch khu dân cư mới, trong đó nhà ở thấp tầng chiếm một tỷ lệ lớn. Việc xây
dựng nhiều nhà ở thấp tầng một mặt tích cực đã cải thiện được cuộc sống cho người dân,
nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại những hạn chế như chưa phù hợp tiêu chuẩn thiết kế nhà ở,
chưa tuân thủ theo thiết kế mẫu trong quy hoạch hay trong q trình sử dụng cịn phát sinh ra
nhiều vấn đề khác...
Việc xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá nhà ở nhằm đem lại một công cụ giúp
các nhà phát triển kiến trúc nhà ở hoạch định chiến lược phát triển phù hợp với nhu cầu của
nhà ở trong tương lai. Cũng thông qua hệ thống tiêu chí này, người dân có nhận thức rõ ràng
hơn về các đặc điểm, đặc thù của nhà ở, để qua đó có những lựa chọn chỗ ở phù hợp hơn. Hệ
thống tiêu chí đánh giá này giúp cho các chủ đầu tư, các nhà tư vấn hiểu rõ và hồn thiện hơn
sản phẩm.
Từ khóa – Hệ thống, tiêu chí đánh giá, nhà ở, chất lượng ở, kiến trúc.

C
C

R
L
T.

DU

CONSTRUCTION CRITERIA FOR ASSESSMENT OF LOW-RISE HOUSING
ARCHITECTURE AND EXPERIMENTAL VALUE AT HOA MINH WARD,
LIEN CHIEU DISTRICT, DA NANG CITY
Summary - Currently, in the process of development, there are more and more new
residential planning in Vietnam, in which low-rise housing accounts for a large proportion.

The construction of many low-rise houses on the one hand has positively improved the lives
of people, but besides that, there are still limitations such as not conforming to housing design
standards, not complying with the design. Model in planning or in use also raises many other
problems ...
The development of a system of housing assessment criteria aims to provide a tool to
help residential architecture developers plan development strategies that match the needs of
future housing. Also through this system of criteria, people have a clearer awareness of the
characteristics and characteristics of the house, thereby making more suitable accommodation
choices. This system of evaluation criteria helps investors and consultants to better understand
and complete the product.
Keywords - System, evaluation criteria, housing, housing quality, architecture.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TRANG TÓM TẮT ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2
5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................3
6. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG ...........................4
1.1. Một số khái niệm ......................................................................................................4
1.1.1.Khái niệm chung và sự ra đời, quá trình phát triển của nhà ở qua các giai

đoạn .................................................................................................................................4
1.1.2. Khái niệm kiến trúc nhà ở thấp tầng trong đô thị .......................................18
1.1.3. Khái niệm về khu đô thị mới, khu tái định cư ............................................19
1.2. Thực trạng kiến trúc nhà ở thấp tầng ở TP Đà Nẵng. ............................................20
1.2.1. Giới thiệu các khu ở mới tại thành phố Đà Nẵng .......................................20
1.2.2. Tình hình phát triển nhà ở tại thành phố Đà Nẵng. ....................................22
1.3. Kết luận Chương 1..................................................................................................23
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG
NHÀ Ở THẤP TẦNG .................................................................................................24
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và khí hậu .............................................................24
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................24
2.1.2. Điều kiện địa hình .......................................................................................24
2.1.3. Đặc điểm khí hậu ........................................................................................24
2.2. Các cơ sở xã hội học ...............................................................................................25
2.2.1. Cơ cấu dân số ..............................................................................................25
2.2.2. Sự biến đổi về cấu trúc gia đình .................................................................26
2.2.3. Thói quen cư trú của người dân ..................................................................28
2.3. Các cơ sở về vi khí hậu và mơi trường ...................................................................29
2.4. Một số cơ sở lý thuyết đánh giá chất lượng kiến trúc nhà ở ..................................30
2.4.1. Các yêu cầu tâm lý – sinh học của khơng gian ở........................................30
2.4.2. Mơ hình “Tháp công năng” trong Kiến trúc nhà ở .....................................31
2.5. Một số cơ sở pháp lý thiết kế nhà ở. .......................................................................33

C
C

DU

R
L

T.


iv
2.5.1.QCXDVN 01: 2008/BXD quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây
dựng ...............................................................................................................................33
2.5.2. TCVN 9258:2012 Chống nóng cho nhà ở - hướng dẫn thiết kế.................33
2.5.3.QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn ..........................................................33
2.5.4.Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết
kế ...................................................................................................................................33
2.5.5.TCXDVN 266:2002- Nhà ở. Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn tật
tiếp cận sử dụng .............................................................................................................34
2.6. Kết luận chương 2 ..................................................................................................34
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NHÀ Ở
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...................35
2.1. Tổng quan hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng nhà ở một số nước ...................35
3.1.1. Pháp ............................................................................................................35
3.1.2.Thụy Sỹ ........................................................................................................38
3.1.3. Anh..............................................................................................................40
3.1.4. Bồ Đào Nha ................................................................................................42
3.1.5. Ấn độ...........................................................................................................43
3.1.6. Hàn Quốc ....................................................................................................44
3.1.7. Việt Nam .....................................................................................................45
2.2. Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng
nhà ở thấp tầng từ một số nước trên thế giới. ................................................................50
3.2.1.Mục tiêu và nhiệm vụ của việc xây dựng hệ thống tiêu chí chất lượng. .....50
3.2.2.Xây dựng tiêu chí dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và định hướng
phát triển nhà ở mỗi quốc gia ........................................................................................51
3.2.3. Xây dựng thông tin đầu ra rõ ràng, dễ tiếp cận với người dân ...................57
3.2.4. Cập nhật, thay đổi tiêu chí theo thời gian phù hợp với xu thế thời đại ......58

2.3. Kết luận chương 3 ..................................................................................................62
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG
NHÀ Ở THẤP TẦNG .................................................................................................63
4.1. Xây dựng quy trình thiết lập hệ thống đánh giá chất lượng nhà ở .........................63
4.2. Xây dựng cơ sở lý thuyết về tiêu chí hệ thống đánh giá chất lượng nhà ở tại Việt
Nam ...............................................................................................................................64
4.2.1.Vị trí cơng trình............................................................................................67
4.2.2. Chất lượng sử dụng cơng trình ...................................................................70
4.2.3. Chất lượng mơi trường ở trong cơng trình .................................................77
4.2.4.Mơi trường xung quanh, cộng đồng dân cư.................................................82
4.3.Đánh giá thực nghiệm sơ bộ ban đầu một số căn nhà địa bàn phường Hòa Minh,
Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng......................................................................................83
4.3.1.Nhà 1: của ông Nguyễn Hữu Tiến, 94 Nguyễn Huy Tưởng, P. Hòa Minh..........84

C
C

DU

R
L
T.


v
4.3.2.Nhà 2: của bà Phạm Quỳnh Anh, số 135 Đặng Huy Trứ, P. Hịa Minh......97
4.3.3.Nhà 3: của ơng Huỳnh Văn Bảy, số 2 Bàu Năng 6, Khu đô thị mới Tây
Bắc, giai đoạn 2,P. Hòa Minh......................................................................................110
4.3.4.So sánh, đánh giá nhận xét chất lượng cơng trình .....................................124
4.4. Kết luận chương 4 ................................................................................................126

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO

C
C

DU

R
L
T.


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng biểu
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.17
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8

Tên bảng biểu

Trang

Bảng số liệu tăng dân số hàng năm
Số lượng và tỷ lệ tăng số hộ dân cư bình quân năm, 1979 - 2019
Quy mơ hộ bình qn theo khu vực và vùng kinh tế - xã hội
Tỷ lệ hộ dân cư theo quy mô hộ, khu vực và vùng kinh tế - xã hội
Các quan điển chức năng của nhà ở
Ví dụ về Hồ sơ QUALITE năm 1988
Bảng tiêu chí chất lượng nhà ở NF Habitat - NF Habitat HQE
(Qualitel) Phiên bản cập nhật 7/2020(tạm dịch)
Bảng tiêu chí SEL phiên bản năm 2000

Mẫu hồ sơ HQI
Hệ thống tiêu chí đánh giá nhà ở MC. FEUP, Bồ Đào Nha.
Yếu tố vị trí trong hệ thống tiêu chí đánh giá nhà ở tại Kerala,
Ấn độ
Tiêu chí đánh giá về Mơi trường bên trong căn hộ tại Budong,
Hàn Quốc
Bảng tổng hợp tiêu chí đánh giá chất lượng phần kiến trúc
Bảng tổng hợp tiêu chí đánh giá chất lượng phần kết cấu
Bảng tổng hợp tiêu chí đánh giá chất lượng phần thi cơng
Bảng tổng hợp tiêu chí đánh giá chất lượng phần hệ thống kỹ thuật
Các tiêu chí kinh tế đánh giá chất lượng nhà cao tầng
Trọng số tương đối của 7 tiêu chí của Ấn Độ.
Bảng trọng số tương đối các yếu tố trong tiêu chí “ Cơ sở hạ
tầng” “Vật liệu và kỹ thuật xây dựng”
Ví dụ về hệ thống SEL

26
26
27
27
32
35
37

Relationship between Code for Sustainable Homes and HQI v4
Bảng kết quả đánh giá sơ bộ nhà ơng Nguyễn Hữu Tiến, số 94
Nguyễn Huy Tưởng, Hịa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Bảng tỉ lệ % các tiêu chí ĐẠT yêu cầu nhà 1
Bảng kết quả đánh giá sơ bộ nhà bà Phạm Quỳnh Anh, số 135 Đặng
Huy Trứ, P. Hịa Minh

Bảng tỉ lệ % các tiêu chí ĐẠT yêu cầu nhà 2
Bảng kết quả đánh giá sơ bộ nhà ông Huỳnh Văn Bảy, số 2 Bàu
Năng 6, Khu đô thị mới Tây Bắc, giai đoạn 2.
Bảng tỉ lệ % các tiêu chí ĐẠT yêu cầu nhà 3
So sánh tỉ lệ % ĐẠT chất lượng cả 3 công trình theo biểu đồ cột
So sánh tỉ lệ % ĐẠT chất lượng cả 3 cơng trình theo biểu đồ Radar

56
87

C
C

R
L
T.

DU

38
41
42
43
44
46
47
48
49
50
51

52
53

97
100
110
113
123
124
125


vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
Tên hình ảnh
hình ảnh
1.1
Hình ảnh nhà ở cịn lưu lại trên mặt trống đồng Đơng Sơn

Trang
5

1.2

Kết cấu vì kèo của nhà lều cỏ

5

1.3


Một số giải pháp bố trí khn viên nhà ở nơng thơn

6

1.4

Hình ảnh kiến trúc NONT bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Pháp

7

1.5

Phần lớn nhà ở những năm đầu thế kỷ 20 tại khu 36 phố phường

8

vẫn là nhà ống cổ truyền.
1.6

Phố Hàng Hòm năm 1921 đã có nhiều ngơi nhà ống cải biên được
xây mới

C
C

9

1.7


Nhà ống cải biên số 24 Nguyễn Văn Tố

1.8

Biệt thự - nhà ống số 112 Bùi Thị Xuân

1.9

Biệt thự theo phong cách Art Deco

12

1.10

Kiến trúc mái bằng và trang trí đá rửa

14

1.11

Nhà dọc theo tuyến phố với kiểu kiến trúc đặc trưng có tên gọi là

16

R
L
T.

DU


10
11

Nhà phố (ảnh nguồn internet)
1.12

Tổ chức khu nhà phố theo tuyến đồng bộ, KĐTM The Manor Hà

17

Nội- ảnh nguồn internet
1.13

Bản đồ quy hoạch Thành phố Đà Nẵng – nguồn Viện Quy hoạch Tp

20

Đà Nẵng
2.1

Nhà mặt phố chủ yếu là nhà ống [Internet]

29

3.1

Hệ thống chia làm 4 mức Đánh giá tiêu chuẩn

38


3.2

Ví dụ về File hồ sơ HQI

41

3.3

Ví dụ về Hệ thống SEL

52

3.4

Tất cả các tiêu chí đều có trọng số ngang nhau trong hệ thống HQI

54

3.5

Ví dụ về hệ thống HQI của Anh

58


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà ở có ý nghĩa rất lớn trong quốc kế dân sinh, nó ln là tâm điểm của những
vấn đề xã hội trong tất cả các giai đoạn phát triển. Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất

hiện sớm nhất. Đó là những khơng gian kiến trúc phục vụ cho đời sống sinh hoạt gia
đình và con người.
Hiện nay, tại Việt Nam trong quá trình phát triển đang ngày càng xuất hiện nhiều
quy hoạch khu dân cư mới, trong đó nhà ở thấp tầng chiếm 1 tỷ lệ lớn . Việc xây dựng
nhiều nhà ở thấp tầng một mặt tích cực đã cải thiện được cuộc sống cho người dân,
nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế như chưa phù hợp tiêu chuẩn thiết
kế nhà ở, chưa tuân thủ theo thiết kế mẫu trong quy hoạch hay trong quá trình sử dụng
còn phát sinh ra nhiều vấn đề khác...
Mặc dù nhà ở thấp tầng được thiết kế xây dựng với số lượng rất nhiều như vậy,
nhưng lại chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào nhằm đánh giá để rút ra được bài học
kinh nghiệm và định hướng kiến trúc cho nhà ở thấp tầng trong tương lai. Trong khi đó
Tiêu chuẩn xây dựng nhà ở đã được hình thành từ lâu ở các quốc gia với mục đích xác
lập những điều kiện biên tối thiểu mà giải pháp thiết kế cần đạt được để cơng trình đạt
điều kiện cơng năng, độ bền vững, an toàn trong sử dụng. Tuy nhiên, điều kiện tiện
nghi môi trường ở không ngừng thay đổi và có xu hướng ngày càng hồn thiện hơn
theo sự phát triển nhu cầu ngày càng phong phú của con người. Chính vì vậy, trong
một xã hội phát triển nền kinh tế thị trường, việc thiết lập một hệ thống tiêu chí đánh
giá nhà ở là một việc làm rất cần thiết để xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn trong thiết
kế và xây dựng nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường nhà ở theo xu hướng tốt hơn,
hiệu quả hơn tại Việt Nam.
Vì các lý do trên tơi đã chọn đề tài “Xây dựng tiêu chí đánh giá kiến trúc nhà ở
thấp tầng và đánh giá thực nghiệm tại địa bàn phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu
thành phố Đà Nẵng”
Việc xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá nhà ở nhằm đem lại một công
cụ giúp các nhà phát triển kiến trúc nhà ở hoạch định chiến lược phát triển phù hợp với
nhu cầu của nhà ở trong tương lai. Cũng thông qua hệ thống tiêu chí này, người dân có
nhận thức rõ ràng hơn về các đặc điểm, đặc thù của nhà ở, để qua đó có những lựa
chọn chỗ ở phù hợp hơn. Hệ thống tiêu chí đánh giá này giúp cho các chủ đầu tư, các
nhà tư vấn hiểu rõ và hoàn thiện hơn sản phẩm.
Đề tài là thực sự cần thiết, giúp tổng hợp, đánh giá thực trạng kiến trúc nhà ở

thấp tầng hiện nay, tiếp đó sẽ giúp xác định được phương hướng thiết kế kiến trúc nhà
ở thấp tầng trong tương lai, sao cho tạo lập được môi trường ở đáp ứng tốt nhu cầu vật
chất và tinh thần của người dân; góp phần phát triển đất nước một cách bền vững.

C
C

DU

R
L
T.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Giới thiệu tiêu chí đánh giá chất lượng nhà ở của một số nước trên thế giới, từ đó
đưa ra một số bài học kinh nghiệm.
Vận dụng phương pháp xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng của một số nước
để xây dựng cơ sở lý thuyết tiêu chí chất lượng nhà ở thấp tầng.
Thực nghiệm đánh giá được hiện trạng kiến trúc nhà ở thấp tầng tại phường Hòa
Minh, quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cơng trình kiến trúc nhà ở thấp tầng
Giới hạn về không gian là các khu ở mới bao gồm cơng trình nhà lơ phố trong
khu tái định cư phường Hồ Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng .
Giới hạn về thời gian là các cơng trình được xây dựng sau năm 2010 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập tư liệu, các thông tin sách báo, mạng internet,nhằm nắm bắt thông tin
tổng quát về thực trạng nhà ở thấp tầng tại thành phố Đà Nẵng cũng như các quy định

xây dựng thiết kế liên quan đến nhà ở thấp tầng, tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng tiêu
chí đánh giá nhà ở trong nước cũng như thế giới để có cái nhìn tổng quan về đề tài.
Phương pháp tổng hơp, thống kê, phân tích vấn đề nhằm xây dựng lên tiêu chí
chất lượng, quy trình đánh giá của hệ thống.
Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng hợp để áp dụng đánh giá các tiêu chí lên
hiện trạng nhà ở thấp tầng hiện nay trong các khu ở mới.

C
C

R
L
T.

DU

Đặt vấn đề

Tổng quan tình hình
Kinh nghiệm thế giới

Cơ sở khoa học

Kinh nghiệm trong
nước

Tổng hợp đề xuất

Quy trình xây dựng hệ
thống tiêu chí chất đánh giá


Đánh giá thực
nghiệm

Kết luận – Kiến nghị

Xây dựng cơ sở lý thuyết
Tiêu chí chất lượng nhà ở


3
5. Đóng góp của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Bổ sung nguồn tài liệu nghiên cứu về kiến trúc nhà ở thấp
tầng và định hướng cho kiến trúc nhà ở thấp tầng trong các khu dân cư mới trong
tương lai.
Ý nghĩa thực tiễn: Thơng qua hệ thống tiêu chí này, người dân có nhận thức rõ
ràng hơn về các đặc điểm, đặc thù của nhà ở, để qua đó có những lựa chọn chỗ ở phù
hợp hơn. Hệ thống tiêu chí đánh giá này giúp cho các chủ đầu tư, các nhà tư vấn hiểu
rõ và hoàn thiện hơn sản phẩm. Ngồi ra, các tiêu chí đề xuất khơng những phục vụ
trực tiếp cho công tác thiết kế kiến trúc, thi cơng xây dựng mà cịn là động lực gián
tiếp thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như kinh tế xây dựng, vật liệu
và trang thiết bị xây dựng, phát triển và quản lý năng lượng…
6. Cấu trúc của luận văn








1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lý do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đóng góp của đề tài
Cấu trúc của luận văn

C
C

R
L
T.

DU

• CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP
TẦNG
• CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG TIÊU
CHÍ CHẤT LƯỢNG NHÀ Ở THẤP.
B . P H Ầ N N Ộ I • CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG NHÀ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
DUNG

VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
NGHIÊN
• CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT TIÊU CHÍ
CỨU
CHẤT LƯỢNG NHÀ Ở THẤP TẦNG






1. KẾT LUẬN
1.1. Đánh giá tổng hợp
1.1. Dự kiến khả năng áp dụng
2. KIẾN NGHỊ


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm chung và sự ra đời, quá trình phát triển của nhà ở qua các
giai đoạn
1.1.1.1. Khái niệm chung về nhà ở
Nhà ở là loại công trình xuất hiện sớm trong lịch sử phát triển của xã hội lồi
người. Đó là tổ ấm của gia đình nhằm tạo những mơi trường thích nghi với cưộc sống
của cá nhân và gia đình, trước hết đảm bảo cho con người có thể có nơi trú ẩn, chống
được sự đe dọa của thú dữ, cũng như những điều kiện bất lợi của thiên nhiên như:
nắng, mưa, bão, gió, nhiệt độ khắc nghiệt. Xã hội càng phát triển thì chức năng gia
đình cũng có chuyển biến và nhà ở cũng được phát triển về hình thức và nội dung. Nhà

ở không chỉ là nơi trú ẩn, nương thân đơn thuần mà còn là đơn vị sản xuất kinh tế ở
quy mơ gia đình, một cơ sở để bảo vệ nịi giống, để từng cá thể và gia đình phát triển
một cách toàn điện và đã từng được xem là cơ sở tiêu thụ hàng hóa trong xã hội đương
đại để tận hưởng những phúc lợi của xã hội, thành tựu kỹ thuật và khoa học của thời
đại. [10]
1.1.1.2. Sự ra đời và Quá trình phát triển nhà ở qua từng giai đoạn ở Việt Nam
a. Giai đoạn xã hội nguyên thủy
Từ thời kỳ đồ đá cũ (khoảng 2,5 vạn năm – 1 vạn năm tr.CN) kéo dài đến thời kỳ
đồ đá mới (khoảng 1 vạn năm – 3.000 năm tr.CN) vùng phía Nam Đồng bằng Bắc Bộ
(ĐBBB) có nền văn hóa Tràng An là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất tại
Việt Nam. Lúc đầu cha ông chúng ta ở tản mạn trong các hang động đá vôi ven sông,
suối, chưa biết tạo dựng không gian ở cho mình, sinh sống bằng hái lượm và săn bắt.
Sau đó dần tập trung về trung du vùng Đồng bằng Bắc bộ và sinh sống quần cư thành
các làng mạc. Đến trước thời kỳ đồ đồng (khoảng 3.000 năm tr.CN) nhà ở vùng ĐBBB
đã có những bước tiến vượt bậc trong cấu trúc làng, xã cũng như tổ chức không gian
nhà ở. Tuy nhiên, do ngôi nhà ở vùng ĐBBB ảnh hưởng bởi nền nông nghiệp lúa nước
của người Lạc Việt nên nhà ở chủ yếu là nhà sàn. Căn cứ vào hình ảnh cịn lưu lại trên
mặt trống đồng thuộc văn hóa Đơng Sơn, chúng ta thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà
sàn mái cong hình thuyền và nhà sàn mái hình trịn (hình 1.1)[11]. Nhà sàn có mái
cong hình thuyền, hai đầu mái có hoa văn trang trí, có hai cột chống, ở giữa có bố trí
thang để lên sàn (giống nhà sàn hiện nay). Nhà mái hình trịn bố trí một cửa ở giữa, hai
bên có phên chắn trang trí, hai nóc mái cong trang trí hai hình trịn khác nhau, có hai
cột chống ở hai đầu ngơi nhà. Nhà mái trịn có thể sử dụng cho sinh hoạt tín ngưỡng,
cộng đồng. Như vậy, một thời gian dài nhà ở dân gian người Việt chủ yếu là loại nhà
sàn tựa trên cột, đây là loại nhà phù hợp với môi trường tự nhiên vùng châu thổ.

C
C

DU


R
L
T.


5

Nhà sàn hình mái trịn
Nhà sàn hình mái thuyền
Hình 1.1: Hình ảnh nhà ở cịn lưu lại trên mặt trống đồng Đông Sơn [11]
b. Giai đoạn xã hội phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc trước 1954 đối với miền
Bắc Việt Nam
Giai đoạn này kéo dài từ cuối thế kỷ
19 đến giữa thế kỷ 20, do kiều kiện xã
hội nên nền kinh tế – xã hội chủ yếu phục
vụ cho chế độ quân chủ. Vì vậy đất đai
đều thuộc quyền chiếm hữu của vua,
chúa, quan lại và địa chủ.
Nhà ở đã biến đổi hồn tồn từ nhà
Hình 1.2: Kết cấu vì kèo của nhà lều
sàn chuyển sang nhà đất, từ đó về tổ chức
cỏ[2]
khơng gian cũng đã thay đổi cho phù hợp với phương thức sản xuất mới, thân thiện,
gắn kết với môi trường tự nhiên. Nhà ở dân gian giai đoạn này được phân ra làm hai
nhóm: Nhóm nhà ở trung lưu, giàu có như quan lại, địa chủ và nhóm nhà ở dân nghèo.
Nhà ở người nghèo chủ yếu sử dụng vật liệu như tre, nứa, lá để làm nhà dạng nhà lều,
mái và vách tường lợp bằng tranh kết từ lá, cỏ (Hình 1.2)[11]. Khn viên nhà ở người
nghèo thường có điện tích đất nhỏ dưới một sào (1 sào = 360m2), nhà ở từ 1-2 gian kết
hợp với bếp nấu. Nhìn chung, nhà ở người nghèo có hình thức và cơng năng đơn giản,

khơng có nhiều giá trị về kiến trúc.
Nhà ở dành cho giới trung lưu thường có khn viên sân vườn rộng hàng mẫu
đất (1 mẫu = 3.600m2), xung quanh có hàng rào, cổng xây bằng gạch đất nung, có mái
lợp ngói hoặc hàng rào trồng cây dâm bụt, cây chè mạn, đan xen là cây lấy gỗ, cổng ra
vào trồng cây vòm xén tỉa. Bên trong khuôn viên từ cổng vào ở hướng Nam có vườn
trồng cau, ao rộng ni cá, kế đến là sân lát gạch, phía sau nhà chính là vườn chuối,
vườn cây ăn quả và cây lấy gỗ kết hợp với chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh; hai
bên nhà chính là các nhà phụ, giếng nước và vườn rau. Ngơi nhà ở dân gian thường bố
trí ở giữa khu đất, tổ hợp giữa nhà chính và nhà phụ thơng thường theo bốn hình thức:
hình chữ nhất, hình thước thợ, hình chữ đinh và hình chữ mơn.

C
C

DU

R
L
T.


6

Nhà chữ đinh

Nhà chữ nhất

C
C


DU

R
L
T.

Nhà chữ mơn
Nhà hình thước thợ
Hình 1.3 Một số giải pháp bố trí khn viên nhà ở nơng thơn [11]
1. Nhà chính; 2. Nhà phụ; 3. Sân phơi; 4. Cổng; 5. Ao cá; 6. Chuồng chăn nuôi; 7.
Nhà vệ sinh; 8. Vườn; 9. Bể cảnh, non bộ, bình phong; 10. Giếng nước.
Nhà chính từ 5-7 gian, kết cấu chịu lực vì kèo gỗ 6 cột chạm khắc với các đường
nét tinh xảo, các bộ vì kèo hay dùng là vì kèo suốt – giá chiêng, vì kèo trước kẻ – sau
bẩy, vì kèo kẻ truyền – giá chiêng, vì kèo chồng rường hoặc kết hợp các bộ vì khác
nhau trong cùng một ngơi nhà. Vật liệu xây bằng đá, gạch đất nung, gỗ, vách tường gỗ
hoặc gạch xây, mái lợp ngói mũi 2 lớp. Về tổ chức không gian nhà ở, gian giữa là gian
thờ cúng tổ tiên, các gian bên bố trí khơng gian tiếp khách và nơi ngủ cho đàn ơng,
gian buồng bố trí nơi ngủ cho đàn bà, con gái. Nhà phụ bố trí bếp nấu, phịng ăn, chỗ
ngủ của ơng bà, nơi để nông cụ sản xuất, cối xay giã gạo và nơi làm nghề phụ lúc nơng
nhàn.
Ngồi khơng gian sân, vườn, mặt nước, cây xanh góp phần tạo nên cảnh quan
Nhà ở nơng thơn (NONT), cịn có khơng gian hiên đón rất quan trọng trong việc tạo
lập mơi trường vi khí hậu. Là không gian chuyển tiếp giữa sân và trong nhà, hiên có
nhiệm vụ ngăn gió lạnh mùa đơng và giảm bức xạ mặt trời vào mùa hè làm cho không
gian nhà ở luôn giữ được nhiệt độ tiện nghi cho con người.
Thời kỳ người Pháp xâm chiếm và đặt ách đô hộ lên nước ta từ cuối thế kỷ 19
đến nửa đầu thế kỷ 20, khơng gian NONT nhìn chung khơng có biến đổi nhiều. Tuy
nhiên, hình thức kiến trúc và vật liệu đã có sự thay đổi. Về hình thức kiến trúc, do



7
quan chức nghỉ hưu hoặc người giàu mang mẫu thiết biệt thự kiến trúc Pháp về làng
xây dựng theo kiểu nhà vườn. Do không làm nông nghiệp nên khuôn viên ngôi nhà đã
bỏ bớt một số không gian như chuồng chăn nuôi, nhà vệ sinh đưa vào gần không gian
ở, bổ sung thêm gara ô tô, hồ bơi, sân chơi, vườn dạo. Ngoài ra, một số người dân lên
thành phố bn bán giàu có mang hình thức kiến trúc Pháp về phối với kiến trúc dân
gian truyền thống tạo nên một số hình thức kiến trúc lai tạp. Về vật liệu đã có bê tơng,
sắt thép và các trang thiết bị nội thất nhà ở hiện đại, xuất hiện NONT truyền thống kết
hợp với hiên mái bằng (Hiên Tây), lan can hiên có đắp phào bê tơng hoặc đắp hoa văn
bê tơng, kết cấu trong nhà vẫn là vì kèo gỗ chỉ 2 cột, phần còn lại tựa trên tường xây
chịu lực, mái nhà lợp ngói (Hình 1.4), cửa ra vào không sử dụng của bức bàn theo
truyền thống mà cánh cửa treo trên khuôn gỗ hoặc tường chịu lực. Nhìn chung, mặc dù
ảnh hưởng của kiến trúc Pháp nhưng NONT giai đoạn này vẫn mang đậm cấu trúc
không gian truyền thống, thân thiện với môi trường và đã mang lại những giá trị kiến
trúc cho NONT vùng ĐBBB.

C
C

R
L
T.

DU

Hình 1.4 Hình ảnh kiến trúc NONT bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Pháp[11]
Đối với nhà ở thị dân Hà Nội cuối triều Nguyễn, nhà ở tại khu vực 36 phố
phường những năm cuối triều Nguyễn đa phần là những ngôi nhà xây sát nhau có mặt
tiền khá hẹp hướng ra phố, tồn bộ cấu trúc chủ yếu ngơi nhà nằm vng góc với phố
và có độ sâu tới vài chục mét tạo ra một hình thức nhà ở đặc biệt thường được gọi là

“nhà ống” do tương phản giữa độ sâu và mặt tiền của ngôi nhà.
Loại nhà này thường được chia thành hai thành phần có chức năng khác nhau:
Phía ngoài là cửa hàng bao gồm nơi sản xuất, kho chứa, nơi bán hàng; phía trong là
nhà ở gồm các phòng ở, khu phụ, sân trong. Nhà được chia thành nhiều lớp phịng,
giữa các phịng là sân trong, thơng thường có hai sân, một sân trồng cây cảnh, bể cá
non bộ có thể coi là sân cảnh, một sân gắn với khu phụ có bể nước được gọi là sân ướt.


8

C
C

DU

R
L
T.

Hình 1.5 Phần lớn nhà ở những năm đầu thế kỷ 20 tại khu 36 phố phường vẫn là nhà
ống cổ truyền. [7]
Đa phần nhà ở thời kỳ này được xây bằng gạch, mái lợp ngói dốc về hai phía,
riêng lớp mái khu phụ chỉ có một dốc, các lớp mái đặt cách nhau tạo ra sân trong, hai
đầu đỉnh mái lớp ngồi cùng giáp đường phố có các trụ mái được trang trí đơn giản
bằng vữa đắp, tường mái ngăn cách giữa các nhà được xây cao vượt lên khỏi mái có
hình bậc thang theo độ dốc mái.
Nhà ở thời kỳ này chỉ có một tầng hoặc một tầng rưỡi, nghĩa là phía trên tầng
một phần ngồi của ngơi nhà có một tầng lửng, do vậy mặt đứng nhà khá đơn điệu.
Mặt chính ngơi nhà thường xây lùi vào so với các tường biên và mái để tránh mưa
nắng, cửa đi và cửa sổ bằng các tấm gỗ ván dày được xếp sát cạnh nhau tạo thành hình

thức cửa lùa, tương ứng với phần gác lửng phía trên cịn có một lỗ cửa nhỏ để lấy ánh
sáng và thơng gió, nhưng cũng có nhà khơng có lỗ cửa này nên phía trên chỉ là mảng
tường đặc (hình 1.5).
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sau khi Hà Nội trở thành thuộc địa của Pháp và sau
đó chính thức được coi là thủ đơ tồn xứ Đơng Dương, người Pháp đã cho chỉnh trang
khu 36 phố phường, mở thêm các khu phố mới chủ yếu dành cho tầng lớp trung lưu
người Việt ở phía nam hồ Hồn Kiếm thì những ngơi nhà ở truyền thống bắt đầu có sự
biến đổi mạnh mẽ.


9

C
C

R
L
T.

Hình 1.6 Phố Hàng Hịm năm 1921 đã có nhiều ngôi nhà ống cải biên được xây mới [7].

DU

Một số ngôi nhà cũ bị phá bỏ và xây dựng lại, nhiều ngôi nhà mới cũng được xây
dựng trên các tuyến phố mới mở. Những ngơi nhà đầu tiên có niên đại cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20 vẫn giữ nguyên cấu trúc nhà ống, tuy vậy số tầng tại khu ở và cửa hàng
đều được nâng lên hai tầng, một vài ngôi nhà tới ba tầng, các sân cảnh và sân ướt vẫn
được giữ lại. Tường nhà xây gạch nhưng đã tổ chức móng sâu hơn, mái lợp ngói máy
thay cho ngói ta trước đây, sàn tầng 2 thường được cấu tạo bằng gỗ, bê tơng cốt thép
cịn ít được sử dụng.

Mặt tiền các ngôi nhà thời kỳ này cũng trở nên rất phong phú do ảnh hưởng của
kiến trúc Pháp. Có hai loại mặt tiền chủ yếu ở thời kỳ này: Mặt tiền ảnh hưởng phong
cách Địa phương Pháp, nhà có ban cơng trên tầng 2, các cửa sổ và cửa đi tổ chức theo
phương đứng, cửa sổ có hai lớp kính - chớp, xung quanh cửa và trên trán tường trang
trí các hình hoa dây, gờ chỉ theo kiểu Pháp, các con sơn đỡ mái bằng gỗ tiện gần giống
với những biệt thự phong cách Địa phương Pháp ở khu phố Tây. Loại mặt tiền thứ hai
ảnh hưởng phong cách kiến trúc Tân cổ điển với việc trang trí mặt tường rất cầu kỳ,
đặc biệt là bộ phận tường hoa chắn mái được sử dựng rộng rãi. Xung quanh cửa và
trên tường các ngôi nhà loại này thường được lấp đầy các hoạ tiết cổ điển, các hình
đắp uốn lượn kiểu Baroc, các đầu cột kiểu Ionic, Corinth La Mã được dùng để trang trí
cho các bổ trụ. Đặc biệt phần tường hoa chắn mái được trang trí cầu kỳ nhất, bộ phận
này ln được tổ chức đăng đối với một phần giữa nổi bật xây nhô cao, trung tâm phần
này được trang trí bằng hoa dây đắp nổi bao lấy một hình trịn hoặc trái soan gần giống


10
hình thức Cartouche mà chúng ta thường thấy ở các cơng trình hành chính lớn thời bấy
giờ, hai bên tường là các hình hoa lá đắp nổi cũng rất cầu kỳ và phong phú (hình
1.6)[7].
Từ những năm 1930, những ngơi nhà ống được xây dựng mới càng trở nên phổ
biến, nhà 2 – 3 tầng cao ráo, một số nhà bỏ các sân ướt chỉ giữ lại sân cảnh do các khu
bếp, vệ sinh đã bắt đầu được đưa vào khối ở. Phong cách kiến trúc Art Deco ảnh
hưởng rất lớn tới những ngôi nhà kiểu này. Mặt tiền được trang trí giản dị theo phong
cách hiện đại, sử dụng hạn chế các hoạ tiết trang trí và được xử lý một cách có cân
nhắc, các cửa đi, cửa sổ mở rộng, có ban cơng rộng rãi do kết cấu bê tông cốt thép đã
được sử dụng phổ biến ở thời kỳ này, nhiều nhà còn tổ chức dàn hoa bê tơng trên mái
(hình 1.7).

C
C


R
L
T.

DU

Hình 1.7 Nhà ống cải biên số 24 Nguyễn Văn Tố [7].
Cũng từ những năm 1930, nhiều ngôi nhà dành cho tầng lớp trung lưu người Việt
được xây dựng ở các ô phố thuộc khu vực phía nam hồ Hồn Kiếm có hình thức pha
trộn rất đặc biệt. Nhà được xây dựng trên các lô đất hình chữ nhật kéo dài giống như
hình ống song có mặt tiền tương đối rộng. Nhà chính cao hai, ba tầng và được xây lùi
lại một khoảng so với hàng rào tạo ra một sân trước nhỏ, tầng 1 bố trí phịng khách,


11
phịng ăn, các phịng ngủ và sinh hoạt gia đình được bố trí trên tầng 2 và tầng 3, ở mỗi
tầng đều có khu vệ sinh. Cạnh nhà thường tổ chức một lối đi để có thể đi vào nhà phụ
một tầng xây ở cuối khu đất, giữa nhà chính và nhà phụ có một sân cảnh nhỏ. Cách cấu
trúc ngôi nhà kiểu này thực ra cũng chưa đạt được tiêu chuẩn của biệt thự xong cũng
khơng cịn là nhà ống theo kiểu cổ truyền nên ta có thể coi nó là biệt thự - nhà ống.
Cơng nghệ xây dựng thời kỳ này đã tiến bộ nhiều nên toàn bộ các sàn và mái nhà
đều được đổ toàn khối bằng bê tơng cốt thép, vì vậy các phịng ở có diện tích tương
đối rộng và chiều cao lớn. Mặt đứng theo phong cách Art Deco với các cửa mở rộng
kết hợp với các ban công lớn, sê nô và ô văng bằng bê tông cốt thép vươn ra khỏi mặt
đứng cũng là những yếu tố trang trí của những ngơi nhà loại này. Thép uốn được sử
dụng rộng rãi để trang trí hàng rào, ban cơng. Nhìn chung thì đây là sự hoà trộn rõ nét
nhất giữa kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam cổ truyền với biệt thự kiểu Pháp (hình 1.8).

C

C

R
L
T.

DU

Hình 1.8 Biệt thự - nhà ống số 112 Bùi Thị Xuân [7].
Từ nửa cuối những năm 1930, một số quan lại và tầng lớp giàu có người Việt đã
xây dựng những biệt thự hoàn toàn theo kiểu biệt thự của người Pháp. Đây là những
biệt thự kiểu hợp khối gồm ba tầng: Tầng 1 bố trí nhà xe, bếp, phòng ở gia nhân, khu
vệ sinh, kho; tầng 2 bố trí nhà khách, phịng sinh hoạt gia đình, phịng ăn bố trí gần cầu
thang nội bộ để thuận tiện cho việc đưa đồ ăn từ bếp lên; tầng 3 bố trí các phịng ngủ
trong đó phịng ngủ chính có cửa đi trực tiếp vào khu vệ sinh. Hình thức kiến trúc của


12
các biệt thự này đa phần theo phong cách Art Deco, một số rất nhỏ theo phong cách
kiến trúc Đông Dương, tuy nhiên khuôn viên các biệt thự này thường không lớn bằng
các biệt thự ở khu phố dành cho người Pháp và số lượng cũng khơng nhiều (hình 1.9).

C
C

R
L
T.

Biệt thự hoàn chỉnh số 2 Đặng Dung


Nhà nha sĩ Nghiêm Mỹ
(khoảng 1940, Hà Nội)
Hình 1.9 biệt thự theo phong cách Art Deco [7].

DU

Bảng 1.1 Những đặc diểm cơ bản của nhà ở thị dân Hà Nội qua các giai đoạn [7].
TT Giai đoạn Loại nhà chủ đạo Đặc điểm kiến trúc
Khu vực xây dựng
1884 - 1900 Nhà ống cổ truyền Một tầng, mái ngói, mặt Khu 36 phố phường
1
đứng đơn giản. Mặt
bằng hẹp và dài, gồm
nhiều lớp nhà và sân
trong.
1900 – 1920 Nhà ống cải biên
2
Hai đến ba tầng, mái
Khu 36 phố phường
ngói, mặt đứng theo
kiểu Địa phương Pháp
hoặc Tân cổ điển. Mặt
bằng thường có hai lớp
nhà và một sân trong.
1920 - 1945 - Biệt thự - nhà
3
- Nhà chính hai đến ba
- Phía bắc Thành cổ
ống

tầng, nhà phụ một tầng, (Phường Quán
mái ngói hoặc mái bằng. Thánh… hiện nay).
Trang trí theo kiểu Địa
Phía nam hồ Hồn
phương Pháp, Tân cổ
Kiếm (Phường Bùi
- Biệt thự hoàn
điển, Art Deco;
Thị Xuân, Hàng


13
TT Giai đoạn

Loại nhà chủ đạo
chỉnh

Đặc điểm kiến trúc
- Nhà ba tầng, hợp khối
với đầy đủ chức năng ở.
Trang trí kiểu Art Deco,
một số ít theo kiểu Kiến
trúc Đơng Dương

Khu vực xây dựng
Bài… hiện nay)
- Gần hồ Trúc Bạch
(Phường Trúc
Bạch… hiện nay).
Tây nam hồ Hoàn

Kiếm (Phường
Phan Chu Trinh,
Trần Hưng Đạo…
hiện nay)

c. Giai đoạn từ 1954 đến nay
 Giai đoạn 1954-1975
Hai mươi năm tiếp theo, đất nước bị chia cắt với các thể chế chính trị khác nhau
- Miền Bắc:
Mười năm đầu là kế hoạch tạo dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật tối thiểu ban đầu
cho nền kinh tế mới, trong đó chủ yếu là các cơng trình cơng nghiệp do các nước xã
hội chủ nghĩa giúp đỡ.
Mười năm tiếp theo, đất nước lại phải đối phó với chiến tranh phá hoại bằng
khơng qn của đế quốc Mỹ. Vì vậy, thời gian này xây dựng chủ yếu là các cơng trình
phịng khơng, sơ tán.
Chiến tranh cũng đã phá huỷ phần lớn thành quả mà mười năm trước đã tạo
dựng, cho đến mãi sau này cũng không phục hồi hết được.
- Miền Nam
Miền Nam có những biến động chính trị. Chính quyền, một mặt lo ổn định chế
độ cai trị (chuyển từ thực dân Pháp sang đế quốc Mỹ) mặt khác lo đối phó với cuộc

C
C

R
L
T.

DU


đấu tranh giành độc lập dân tộc- thống nhất đất nước của mặt trận giải phóng miền
Nam Việt Nam.
Mặc dù có nhiều tiềm năng kinh tế, nhưng hoạt động xây dựng của thời kỳ này
chủ yếu ở Sài Gòn và tại một số thành phố lớn hoặc các đơ thị có mục tiêu qn sự. Họ
xây dựng các khu qn sự với các cơng trình phục vụ cho người nước ngồi, cho chính
quyền cơng sở, nhà ở, nơi vui chơi, nghỉ mát, cơng trình thương mại, tài chính…và
cơng trình phục vụ chiến tranh như: Doanh trại, kho tàng, sân bay, bến cảng, đường sá,
cơng trình dịch vụ quân sự
Kiến trúc Sài Gòn xưa quy hoạch khá rõ, với các khu vực nhà phố, nhà biệt thự,
khu buôn bán… rất rõ rệt, cơ quan thẩm quyền cứ dựa vào những quy hoạch đó để xét
duyệt và cấp phép xây dựng, khơng có chuyện xây dựng bừa bãi và tràn lan. Trong
thời kỳ này, các kiến trúc Pháp do người Pháp thiết kế và xây dựng xuất hiện ít dần đi.


14
Cũng trong thời kỳ này, dân số Sài Gòn tăng nhanh do có một bộ phận di cư từ miền
Bắc vào, và các luật lệ trong xây dựng và quy hoạch đô thị bớt khắt khe hơn so với
thời trước 1954, do vậy việc xây dựng và quy hoạch diễn ra khơng đồng bộ, nảy sinh
những phức tạp và tính mỹ quan của kiến trúc dần bị xem nhẹ.
Giai đoạn người Mỹ vào Sài Gòn, cũng là giai đoạn phát triển của vật liệu trong
xây dựng, các loại hình kiến trúc bêtông đá rửa, nhà mái bằng, vuông thành thẳng cạnh
trở nên một trào lưu kiến trúc của những
năm 1960 – 1970. Thế hệ kiến trúc sư
được đào tạo tại Việt Nam và cả ở nước
ngồi bắt đầu góp phần hình thành nên các
trào lưu kiến trúc mới. Kiến trúc mái bằng
trở thành phong trào cũng có nhiều lý do,
phần vì là khác lạ so với kiến trúc kiểu
Pháp, phần vì mái bằng để chủ nhân có thể
dễ dàng cơi nới, tăng thêm tầng khi có

điều kiện, cịn kiến trúc nhà kiểu Pháp
dùng vật liệu chủ yếu bằng gỗ, mà gỗ
hiếm dần nên việc thay thế vật liệu mới
cho phù hợp là điều tất yếu. Các nhà kiểu
Pháp tường quét vôi chỉ sau vài năm bị cũ,
xuống màu, vật liệu đá rửa khi ấy đem lại
Hình 1.10 Kiến trúc mái bằng và
nét mới lạ, bền lâu nên được ưa chuộng.
trang trí đá rửa [4].
Nếu bỏ qua yếu tố phù hợp với
môi trường và điều kiện thực tế ở xứ nhiệt đới, chính là những khiếm khuyết của nhà
mái bằng như việc thốt nước khơng tốt, dễ ngấm nước vì chưa có vật liệu chống thấm
tốt, đá rửa bền nhưng dễ bám bụi, gây rêu mốc… thì kiến trúc mái bằng và trang trí đá

C
C

R
L
T.

DU

rửa là một sự thay đổi, cập nhật cái mới trong trào lưu kiến trúc của Sài Gịn xưa
những năm 1960 – 1970. (hình 1.10).
 Giai đoạn 1975-1985
Đất nước được thống nhất. Đây là giai đoạn không cịn nguồn viện trợ từ nước
ngồi, phải tự tìm hiểu, trau dồi kiến thức và phát triển các phương pháp, kỹ thuật xây
dựng mà các nước XHCN viện trợ để phục hồi cơ sở vật chất sau chiến tranh và xây
dựng mới hệ thống cơng trình phúc lợi xã hội dân sinh ở cả hai miền. Vì vậy, kiến trúc

xây dựng thời kỳ này vẫn ở trạng thái tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng.
- Chất lượng kiến trúc: Với điều kiện thực tế xây dựng cịn nhiều khó khăn như:
Suất đầu tư thấp, Nhà nước bao cấp đầu tư và phân phối, vật liệu xây dựng hoàn thiện
khan hiếm, thiếu nhiều trang thiết bị cơng trình, khơng thang máy, khơng điều hoà


15
khơng khí… nên phương châm thiết kế lúc đó, đồng thời cũng là mục tiêu chất lượng
cơng trình là “thích dụng, bền vững, kinh tế, đẹp (mỹ quan) trong điều kiện có thể”[5].
Từ đó, kiến trúc, trước hết phải đáp ứng giá trị sử dụng. Cho nên có thể coi kiến
trúc XHCN ở miền Bắc là “kiến trúc công năng”, phản ánh hiện thực xã hội từ đầu
vào, quá trình tạo dựng, đến đầu ra sử dụng.
Các nguyên lý thiết kế được bắt đầu bài bản, chuẩn mực, nhưng do cơ chế bao
cấp, phân phối mà có sự phân cấp từ cơng trình cho đến phân cấp tiêu chuẩn nên
ngun lý được vận dụng một cách mềm dẻo, mức độ tiện nghi tối thiểu, nhưng tối đa
nhu cầu.
Về hình thức, kiến trúc thời kỳ này có cơng năng đơn giản, dễ nhận biết, hình
thức bên ngồi phù hợp chức năng sử dụng bên trong, đường nét hiện đại ngay thẳng,
hình khối kiến trúc ngay ngắn sạch sẽ.
Tuy nhiên, diện mạo kiến trúc đô thị không tránh khỏi sự đơn điệu do các cơng
trình đều thấp tầng, nghèo nàn về chủng loại, vật liệu hồn thiện, chủ yếu là sơn vơi,
sau này có đá rửa, ốp gốm, và do chủ trương xây dựng điển hình hóa theo mẫu nhà…
Nghệ thuật kiến trúc càng bị hạn chế, nhất là trang trí (cả bên ngoài và nội thất, chiếu
sáng nghệ thuật càng chưa dám nghĩ tới).

C
C

R
L

T.

DU

Kiến trúc khí hậu - tạo bản sắc: Thời kỳ này kiến trúc ở cả hai miền đều xuất phát
từ yêu cầu thực tế khách quan, luôn chú trọng khai thác kiến trúc dân gian. Kiến trúc,
vì thế phản ánh rõ đặc thù khí hậu.
Bị hạn chế điều kiện đầu tư, thiết bị công nghệ nên kiến trúc phải đặt mục tiêu
“thích ứng” khí hậu nhằm tạo mơi trường tiện nghi tối đa cho con người bằng cách
khai thác lợi thế khí hậu tự nhiên như ánh sáng, gió mát, khắc phục bất lợi như gió
bão, mưa lạnh, nắng nóng bức xạ… Người thiết kế đã chọn các giải pháp như chọn
hướng nhà, tổ chức hành lang bên, thơng gió tự nhiên, ánh sáng tự nhiên, sử dụng chi
tiết kiến trúc để chắn nắng mưa, hướng bức xạ, xử lý mái - tường bao che cách nhiệt,
tiếp cận thiên nhiên…hạn chế nhân tạo, tiết kiệm được năng lượng. Và đó phải chăng
là những nội dung của kiến trúc Xanh ngày nay đang hướng tới.
Cũng chính từ kiến trúc thích ứng khí hậu mà vẻ ngồi bộc lộ rõ hình ảnh kiến
trúc của từng vùng miền, vì vậy giai đoạn này kiến trúc được coi là có “bản sắc”
Ngồi những điểm chung về bối cảnh xã hội, các tác động ảnh hưởng đến kiến
trúc xây dựng, mục tiêu xây dựng ở miền Nam có những nét riêng, do ảnh hưởng của
phương tây, kiến trúc miền Nam theo xu hướng hiện đại, thực dụng, công năng và các
nhà thiết kế quan tâm đến khí hậu nên kiến trúc tạo được đặc thù nhiệt đới.


16

Hình 1.11 Nhà dọc theo tuyến phố với kiểu kiến trúc đặc trưng có tên gọi là Nhà phố
(ảnh nguồn internet)
Ngày nay, tính thường trực và thời sự của nhà phố là đáng chú ý nhất. Nhà phố
trở thành một thuật ngữ để chỉ những ngôi nhà liền kề, nhà chia lơ được xây dựng –
hình thành trên các tuyến phố mới trong các khu đô thị, các tuyến đường mới, các khu

ở được quy hoạch triển khai. Ở nước ta, tại các thành phố đã và đang phát triển, nhà
phố cũng góp mặt trong giai đoạn hình thành và phát triển đô thị cho tới nay. Vốn liên
tục được làm mới và sửa chữa cho phù hợp ở những giai đoạn khác nhau của q trình
đơ thị hóa. Loại nhà này là một bộ phận cấu thành các đường phố và không gian đô
thị. Hơn nữa, nhà phố cũng là cơ sở để phát triển những kiểu nhà mới phù hợp với
những thay đổi của cuộc sống. Thực trạng hiện nay cho thấy, số lượng nhà phố vẫn
chiếm chủ yếu đa số tại các vùng trung tâm đô thị, và đang có xu hướng lan nhanh ra
các khu vực khác bao gồm cả khu vực ngoại thành.
Với mơ hình nhà phố phổ biến tại các đô thị hiện nay, giải pháp thích hợp là “giải
pháp kiến trúc thống hở”. Trong đó, lớp vỏ bao che của ngơi nhà cần phải được che
các tia bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp. Đối với các kết cấu như tường và mái nhà cần
được cách nhiệt để hạn chế hiện tượng dẫn nhiệt vào nhà. Đối với việc tổ chức không
gian bên trong nhà phải được bố trí thơng thống tự nhiên.
Với mặt đứng cơng trình, Ơ văng hay là kết cấu che nắng nằm ngang được lắp
đặt ngay phía trên đầu cửa sổ và thường vươn xa khỏi tường một khoảng để tạo bóng
cho cửa sổ bên dưới hạn chế các tia bức xạ mặt trời chiếu vào phịng.
Giải pháp thơng gió xun phịng là giải pháp thích hợp cho kiến trúc nhà phố.
Trong trường hợp phịng chỉ có một cửa gió vào cần sử dụng thêm các giải pháp thơng
gió chủ động như quạt hút gió, chụp hút gió, cầu thơng gió để hỗ trợ cho việc thơng
gió tự nhiên xun phịng.
Đối với các cơng trình nhà phố xây mới, thiết kế mẫu cần xuất phát chính từ các
yêu cầu tối thiểu của khơng gian chức năng, từ kích thước đồ đạc nội thất để định đoạt
kích thước ngơi nhà, tránh tình trạng chỉ tập trung vào mặt tiền bắt mắt mà đưa ra

C
C

DU

R

L
T.


×