Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.83 KB, 34 trang )

Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
1.1. Đặc điểm kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ
1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vừa
và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký
kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc
số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn không nhỏ với vấn đề vốn, nhất
là các khoản vay trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Đặc biệt là các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Việc đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do nhận thức chưa thông
thoáng nên còn rất nhiều hạn chế. Việc thuê đất hoặc cấp đất của doanh nghiệp vừa
và nhỏ bị cản trở bởi hồ sơ và thủ tục khá phức tạp.
Hiện nay, phần lớn công nghệ mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng đã
lạc hậu hàng chục năm có khi đến vài chục năm. Điều này dẫn đến tình trạng sản
phẩm không thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, mẫu mã ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó kỹ năng,
nghiệp vụ quản lý cũng như trình độ tay nghề của lực lượng lao động trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là thấp so với nhu cầu. Một vấn đề khác là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải gánh chịu những thông lệ và điều kiện
cạnh tranh không bình đẳng, điều kiện tiếp cận với thông tin về văn bản pháp luật,
thị trường, tiến bộ công nghệ,…còn tản mạn và hạn chế.
1.1.2. Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ
1.1.2.1. Khái niệm
Bán hàng là quá trình người bán chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá cho
người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền người mua.
Hàng hoá trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm các loại vật tư, sản phẩm
có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán ra.


Đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là người tiêu dùng bao
gồm các cá nhân, các đơn vị sản xuất kinh doanh khác và các cơ quan tổ chức xã
hội.
1.1.2.2. Các phương thức bán hàng
Các doanh nghiệp có thể thực hiện bán hàng theo nhiều phương thức khác
nhau như:
- Phương thức bán buôn
- Phương thức bán lẻ
- Phương thức gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hoá
Trong mỗi phương thức bán hàng lại có thể thực hiện theo nhiều hình thức
khác nhau.
1.1.2.2.1. Phương thức bán buôn
Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các
doanh nghiệp sản xuất,… để thực hiện bán ra hoặc để gia công, chế biến bán ra.
Đặc điểm của phương thức bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu
thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Do đó, giá trị và giá trị sử dụng của hàng
hoá chưa thực hiện. Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng
lớn.
Trong bán buôn thường bao gồm 2 phương thức:
- Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho: Bán buôn hàng hoá qua kho là
phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng hoá phải được xuất từ kho bảo
quản của doanh nghiệp. Bán buôn hàng hoá qua kho có thể thực hiện dưới 2 hình
thức:
+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp
Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của bên bán để nhận
hàng. Doanh nghiệp xuất kho hàng hoá, giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau
khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá
được xác định là tiêu thụ.
+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng
Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc căn cứ vào đơn đặt

hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi
thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua
quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh
toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu
về số hàng đã giao.
- Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: Theo phương thức
này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa về nhập kho mà
chuyển bán thẳng cho bên mua. Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng có thể thực
hiện theo hai hình thức:
+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp
(còn được gọi là hình thức giao tay ba)
Theo hình thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại
diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi giao nhận, đại diện bên mua ký nhận
đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác
định là tiêu thụ.
+Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng
Theo hình thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng
phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên
mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này
vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi nhận được tiền của bên mua thanh
toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng
hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ.
1.1.2.2.2. Phương thức bán lẻ
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc
các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng
nội bộ không có tính chất sản xuất.
Bán hàng theo phương thức này là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và
đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện.
Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Bán lẻ

thường không lập chứng từ cho từng lần bán.
Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán
hàng mà trong đó tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao
hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu
tiền của khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở
quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên
bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hàng kiểm kê hàng
hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo
bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.
- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng
trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Hết ca (hoặc hết ngày) bán
hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời
tiến hành kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca,
trong ngày và lập báo cáo bán hàng.
- Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): Theo hình thức này, khách hàng tự
chọn lấy hàng hoá, mang đến bàn tính tiền để tính tiền và thanh toán tiền hàng.
Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền của
khách hàng. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo
quản hàng hoá ở quầy (kệ) do mình phụ trách.
1.1.2.2.3. Phương thức gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hoá
Phương thức gửi hàng đại lý bán là phương thức bán hàng mà trong đó doanh
nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên
nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng
hoa hồng đại lý bán. Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp được cơ sở đại lý, ký
gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán
được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này.
Khi phát sinh nghiệp vụ giao nhận đại lý thì hai bên phải tiến hành ký kết hợp
đồng, xác định mặt hàng, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán, giá bán,

tỷ lệ hoa hồng, trách nhiệm và quyền lợi của từng bên.
- Đối với bên giao đại lý là đơn vị chủ hàng được phép tính doanh thu bán
hàng và phải có trách nhiệm quản lý số hàng theo từng cơ sở từ khi giao đến khi
xác định tiêu thụ và phải thanh toán kịp thời tiền hoa hồng cho bên đại lý.
- Đối với bên nhận đại lý là người cung cấp dịch vụ có trách nhiệm quản lý và
tổ chức bán số hàng đã nhập. Sau khi bán được phải thanh toán đầy đủ, kịp thời
cho bên giao đại lý và được nhận hoa hồng tính theo tỷ lệ quy định trên giá bán để
bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận.
1.1.2.2.4. Một số phương thức bán hàng khác
Phương thức bán hàng trả góp là phương thức bán hàng mà tiền hàng được
thu làm nhiều lần, tổng số tiền thu bao gồm số tiền tính theo giá bán thu tiền ngay
và số tiền lãi mà người mua phải chịu do trả làm nhiều lần. Về thực chất, người
bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên về
mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu
thụ, bên bán ghi nhận doanh thu.
Phương thức bán hàng thu tiền một lần là phương thức bán hàng mà người
mua sẽ thanh toán tiền hàng một lần duy nhất, đúng bằng trị giá hàng hoá mua.
1.1.2.3. Các phương thức và hình thức thanh toán
1.1.2.3.1. Các phương thức thanh toán
1.1.2.3.1.1. Phương thức thanh toán ngay
Phương thức thanh toán này có đặc trưng cơ bản là khoảng thời gian từ lúc
thực hiện hợp đồng đến lúc thanh toán tiền hàng là rất ngắn, sự vận động của hàng
hoá gắn liền với sự vận động của tiền tệ. Thanh toán theo phương thức này sử dụng
chủ yếu trong bán lẻ hàng hoá, thương vụ nhỏ, số tiền không quá lớn, đảm bảo khả
năng thu hồi vốn nhanh, tránh được rủi ro trong thanh toán cho người bán.
1.1.2.3.1.2. Phương thức thanh toán chậm trả
Phương thức thanh toán này được áp dụng phổ biến trong hầu hết các giao
dịch thương mại. Sau khi người mua nhận hàng, sẽ tiến hành thanh toán cho người
bán theo thời gian quy định trong hợp đồng. Phương thức này đem lại rủi ro cao
cho người bán nếu không có sự tín nhiệm lẫn nhau. Công ty TNHH Điện - Điện tử

chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán này.
1.1.2.3.2. Các hình thức thanh toán
1.1.2.3.2.1. Hình thức thanh toán dùng tiền mặt
Đây là hình thức thanh toán khá thông dụng, được sử dụng chủ yếu trong bán
lẻ hoặc thanh toán với những đối tác không có tư cách pháp nhân. Với những
thương vụ lớn đòi hỏi lượng tiền giao dịch nhiều thì thanh toán dùng tiền mặt
không phải là sự lựa chọn tối ưu vì mang lại rủi ro cao.
1.1.2.3.2.2. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Áp dụng hình thức thanh toán này sẽ cho phép giảm tải được lượng tiền mặt
trong lưu thông, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí liên quan đến việc in tiền và phát
hành tiền, tính an toàn cao. Chính vì những ưu điểm đó, hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến trên thế giới. Hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt cũng rất đa dạng:
- Thanh toán bằng séc: Séc là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do chủ tài
khoản ký phát ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ
tài khoản tiền gửi của mình trả cho người có tên trên tờ séc hoặc theo lệnh của
người đó trả cho một người khác một khoản tiền nhất định bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản.
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi: Uỷ nhiệm chi là một tờ lệnh chi tiền từ chủ
tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho
người thụ hưởng hoặc để đáp ứng chi tiêu tài chính khác. Trong các giao dịch
thương mại, uỷ nhiệm chi thường được sử dụng khi hai bên mua và bên bán có độ
tín nhiệm cao hoặc bên bán có khả năng khống chế bên mua trong quá trình cung
cấp hàng hoá - dịch vụ, quan hệ mua bán diễn ra thường xuyên, liên tục.
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu: Uỷ nhiệm thu là một tờ lệnh thu tiền do đơn
vị bán ký phát uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền về trị giá hàng
hoá đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng. Trong các giao dịch thương mại thì uỷ
nhiệm thu chỉ áp dụng trong trường hợp độ tín nhiệm của bên bán đối với bên mua
tương đối cao.
- Thanh toán bằng thư tín dụng: Thư tín dụng là một bản cam kết trả tiền của

ngân hàng mở thư tín dụng đối với người thụ hưởng nếu người này xuất trình được
bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung và yêu cầu của thư tín dụng. Trong
các giao dịch thương mại thì hình thức này sử dụng khi hai bên mua bán không tín
nhiệm nhau, bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền thanh toán phù hợp với trị giá
hàng hoá đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng.
1.1.3. Doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu
1.1.3.1. Khái niệm
Theo chuẩn mực số 14, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã
thu hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích
kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là
doanh thu như trong phương thức gửi hàng đại lý bán, khi người nhận đại lý thu hộ
tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền
hoa hồng được hưởng. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng
vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
1.1.3.2. Phạm vi xác định hàng bán
Hàng hoá được coi là đã hoàn thành việc bán, được ghi nhận doanh thu bán
hàng phải đảm bảo các điều kiện nhất định. Theo quy định hiện hành, được coi là
hàng bán phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Hàng hoá phải thông qua quá trình mua, bán và thanh toán theo một phương
thức thanh toán nhất định.
- Hàng hoá phải được chuyển quyền sở hữu từ doanh nghiệp (bên bán) sang
bên mua và doanh nghiệp đã thu được tiền hay một loại hàng hoá khác hoặc được
người mua chấp nhận nợ.
- Hàng hoá bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh
nghiệp mua vào hoặc gia công, chế biến hay nhận vốn góp, nhận cấp phát, tặng
thưởng,…
Ngoài ra, một số trường hợp cũng được coi là hàng bán như:

- Hàng hoá xuất để đổi lấy hàng hoá khác còn gọi là hàng đổi hàng.
- Hàng hoá xuất để trả lương, tiền thưởng cho công nhân viên, thanh toán thu
nhập cho các thành viên của doanh nghiệp.
- Hàng hoá xuất dùng làm quà biếu, tặng, quảng cáo, chào hàng,…
- Hàng hoá xuất dùng trong nội bộ, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Hàng hoá hao hụt, tổn thất trong khâu bán do bên mua chịu.
1.1.3.3. Thời điểm ghi nhận doanh thu
Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm hàng hoá được xác định
là tiêu thụ. Theo chuẩn mực số 14, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng
thời thoả mãn cả 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. Trong hầu hết các trường hợp,
thời điểm giao nhận phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu
hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu và chi
phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc
phù hợp.
Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng cụ thể như sau:
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình
thức giao hàng trực tiếp: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bên
mua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ.
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình
thức chuyển hàng: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền của
bên mua hoặc bên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.

- Với phương thức bán lẻ hàng hoá: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời
điểm nhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng.
- Với phương thức là bán hàng đại lý, ký gửi: Thời điểm ghi nhận doanh thu là
thời điểm cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán hoặc
thông báo hàng đã bán được.
1.1.4. Giá vốn của hàng hoá
Để xác định được kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá thì cần phải xác định
được giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ. Theo qui định tính giá vốn hàng bán thì trị
giá thực tế của hàng hoá mua vào được tính theo nguyên tắc giá phí. Giá trị thực tế
hàng mua vào trong kỳ được xác định theo công thức sau:
Trị giá thực
tế của hàng
mua vào
=
Giá thanh toán
cho người bán (trị
giá mua thực tế)
+
Chi phí phát
sinh trong
khâu mua
-
Chiết khấu
thương mại, giảm
giá hàng bán
1.1.4.1. Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán
Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể áp
dụng 1 trong 4 phương pháp sau
1.1.4.1.1. Phương pháp đích danh
Áp dụng phương pháp đích danh, trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất bán

lần nào chính là giá mua vào của lô hàng đó.
Phương pháp đích danh đảm bảo tính chính xác cao. Song khó áp dụng trong
thực tế do đòi hỏi phải tổ chức bảo quản hàng mua theo từng lần mua hơn nữa về
phương diện kế toán, đòi hỏi phải theo dõi chi tiết giá mua của từng mặt hàng theo
từng lần mua từ khi mua đến khi xuất bán. Phương pháp này chủ yếu áp dụng
đối với các đơn vị kinh doanh xuất - nhập khẩu.
1.1.4.1.2. Phương pháp giá mua bình quân
Phương pháp này áp dụng để tính giá mua bình quân của hàng hoá trong kỳ
căn cứ vào số lượng hàng mua hiện có đầu kỳ và số lượng hàng mua vào trong kỳ.
Đơn giá mua bình quân trong kỳ được tính theo công thức sau:
Đơn giá mua
bình quân
=
Trị giá mua của hàng
hoá hiện có đầu kỳ +
Trị giá mua của hàng
hoá mua vào trong kỳ
Số lượng hàng hoá
hiện có đầu kỳ +
Số lượng hàng hoá
mua vào trong kỳ
Đơn giá mua bình quân có thể tính chung cho cả kỳ kinh doanh có thể tính
chung sau mỗi lần mua hàng. Từ đó, tính trị giá mua của hàng hoá xuất bán theo
công thức sau:
Trị giá mua của
hàng xuất bán
=
Tổng số lượng
hàng bán
x

Đơn giá mua
bình quân
Phương pháp này tiến hành đơn giản, dễ làm. Song khối lượng công việc tính
toán nhiều và bình quân hoá giá cả giữa các lần mua.
1.1.4.1.3. Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả thiết là hàng hoá nào nhập kho trước
thì xuất ra và tiêu thụ trước. Do đó kế toán phải theo dõi chính xác đơn giá mua và
số lượng hàng mua thực tế của từng lô hàng. Khi nào xuất hết số lượng của lô hàng
nhập trước thì đến số lượng lô hàng nhập sau theo giá mua thực tế từng lô hàng.
Khi xuất kho, căn cứ vào số lượng xuất để tính giá mua thực tế của lô hàng.
Trị giá mua của
hàng xuất bán
=
Số lượng hàng
xuất bán
x
Đơn giá thực tế
của lô hàng nhập
Cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của lô hàng mua trước sẽ là giá để
tính giá mua thực tế của lô hàng xuất trước. Do đó trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ
sẽ là giá mua thực tế của lô hàng mua vào sau cùng. Phương pháp này đơn giản
trong việc bố trí kho hàng, hàng hoá xuất đảm bảo chất lượng nhưng việc tính giá
vốn thực tế khó chính xác.
1.1.4.1.4. Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO)
Phương pháp này dựa trên giả thiết hàng hoá nào nhập kho sau thì xuất ra tiêu
thụ trước, hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua vào trước đó. Kế
toán cũng phải theo dõi chính xác đơn giá mua và số lượng mua thực tế của từng lô
hàng. Khi nào xuất hết số lượng của lô hàng nhập sau cùng thì kế đến số lượng của
lô hàng nhập kế trước theo giá mua thực tế từng lô hàng. Khi xuất kho căn cứ vào
số lượng xuất thì tính giá mua thực tế của lô hàng.

Trị giá mua thực tế
của hàng xuất bán
=
Số lượng hàng
xuất bán
x
Đơn giá thực tế của lô
hàng nhập sau cùng
Phương pháp này đảm bảo tính chính xác của từng lô hàng nhập, phù hợp với
sự vận động liên tục của hàng hoá nhưng hàng hoá xuất bán sau không đảm bảo
chất lượng, mất nhiều chi phí bảo quản hàng hoá.
Tóm lại, mỗi phương pháp có những ưu - nhược điểm riêng. Doanh nghiệp
phải căn cứ vào đặc điểm kinh doanh, tình hình cụ thể của doanh nghiệp để lựa
chọn phương pháp tính trị giá thực tế của hàng tiêu thụ cho phù hợp.
1.1.4.2. Chi phí phát sinh trong khâu mua
Chi phí phát sinh trong khâu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuê
kho, thuê bãi,…Do chi phí mua hàng thường liên quan đến toàn bộ hàng hoá trong
kỳ nên phải phân bổ chi phí cho hàng đã tiêu thụ và hàng chưa tiêu thụ theo tiêu
thức phù hợp. Công thức phân bổ như sau:
Chi phí mua
hàng phân
bổ cho hàng
tiêu thụ
=
Tiêu thức phân bổ cho hàng
đã tiêu thụ trong kỳ
x
Chi phí mua hàng
của hàng tồn kho
đầu kỳ và của hàng

mua vào trong kỳ
Tổng tiêu thức phân bổ cho
hàng đã tiêu thụ và hàng
còn lại trong kỳ
Khi đó giá vốn của lô hàng xuất bán được tính theo công thức sau:
Trị giá vốn của
hàng xuất bán
=
Trị giá mua của
hàng xuất bán
+
Chi phí mua hàng phân
bổ cho hàng xuất bán
1.1.4.3. Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Những khoản giảm trừ là những khoản phát sinh khi đơn vị bán giảm trừ cho
khách hàng của mình. Như vậy giá mua thực tế, chi phí phát sinh trong khâu mua
và các khoản giảm trừ đều ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán.
1.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng
1.2.1. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng
Do bán hàng là quá trình người bán chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá
cho người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền người mua,
công thức phản ánh quá trình bán hàng H - T nên quản lý nghiệp vụ bán hàng phải
quản lý cả hai mặt hàng và tiền cụ thể phải quản lý theo cả 2 chỉ tiêu sau: quản lý
cả về giá vốn hàng hoá tiêu thụ và quản lý doanh thu bán hàng.
Quản lý doanh thu bán hàng phải quản lý cả về doanh thu thực tế cả các
khoản giảm trừ doanh thu.
- Doanh thu thực tế là doanh thu tính theo giá bán ghi trên hoá đơn hoặc hợp
đồng bán hàng.

×