Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Biện pháp phát triển kĩ năng sống ở hoạt động vui chơi của trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.63 KB, 3 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo ở trường mầm
non được giáo viên tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui
chơi và nhận thức, đồng thời giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ, góp phần củng
cố, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Thông qua vui
chơi, trẻ biết yêu thương, biết chăm sóc, biết cảm thơng , chia sẻ, quan tâm, thật
thà, dũng cảm, lòng nhân ái,… Điều quan trọng là thơng qua trị chơi trẻ tự rèn
luyện những đức tính và kỹ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú. Nhờ vậy
hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn so với những phương thức giáo dục khác. Nhiều kỹ
năng sống có thể được dạy ngay từ nhỏ giúp trẻ em tạo dựng được nền tảng cơ bản
trong suốt những năm thơ ấu của mình.
Tuy nhiên, việc hình thành kỹ năng cho trẻ không phải thực hiện riêng lẻ
trong chương trình kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ mà được lồng ghép trong quá
trình diễn ra các hoạt động, vì thế tơi chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ phát
triển kỹ năng sống ở hoạt động chơi vui chơi của trẻ 5-6 tuổi”.
B. NỘI DUNG:
Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động vui chơi, thông qua vui chơi,
trẻ được chơi với đồ vật, được trải nghiệm thực tế, trẻ càng hứng thú và tích cực
hơn bởi đáp ứng được nhu cầu. Đối với trẻ 5-6 tuổi, trẻ thường hay chú ý tới hành
vi của người khác cũng như hành động, phản ứng và thái độ của mọi người . Đây
là giai đoạn ta nhận thấy được tình bạn giữa những đứa trẻ phát triển và chúng có
thể cùng nhau đưa ra những ý tưởng rất sáng tạo cho các trò chơi chung. Giai đoạn
này cũng là thời điểm thích hợp để chỉ dẫn cho trẻ những thái độ đúng đắn và
những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp giữa người với người.Vì thế việc rèn
luyện kỹ năng sống rất cần thiết trong việc phát triển tồn diện cho trẻ, tơi đã tìm ra
một số biện pháp để giúp trẻ “Phát triển kỹ năng sống thông qua hoạt động vui
chơi cho trẻ 5-6 tuổi”.
Vào đầu năm học, khi tổ chức các giờ hoạt động vui chơi cho trẻ, tơi thấy lớp
tơi trẻ cịn hạn chế một số kỹ năng: trẻ còn giành đồ chơi chưa biết nhường nhau
hay cùng nhau chơi chung, trẻ còn chen lấn, trẻ chưa biết thoả thuận vai chơi. Với
mong muốn cho trẻ có những kỹ năng sống tồn diện, khơng gị bó, ép buộc và dễ


hình thành thói quen tốt đẹp, tôi đã áp cụng một số biện pháp sau:.
-Với kỹ năng biết chia sẻ công việc của các thành viên trong gia đình, ở trị
chơi phân vai, tôi hướng dẫn cho trẻ biết thỏa thuận vai chơi và thực hiện tốt vai
chơi của mình ( ba biết phụ mẹ nấu ăn, em giúp chị bày bàn ăn,…). Giáo dục lễ


phép, tôi dạy trẻ cách xưng hô đúng vai của mình: nói chuyện với bố mẹ phải biết
dạ thưa. Giáo dục lễ giáo khi khách đến nhà không làm ồn.
-Vui chơi giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích
của nội dung chơi, làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển
tri thức cho trẻ. Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển tư duy và giao tiếp thơng
qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ.
VD: Góc kể chuyện: Trẻ được hoá thân thành những nhân vật trong các câu chuyện
cổ tích, trẻ sẽ làm quen ngơn ngữ văn học, từ đó ngơn ngữ trẻ được rõ ràng, mạch
lạc và trau chuốt hơn.
-Vui chơi cịn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình
cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan
hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một
cách chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, bán hàng, xây dựng, kể chuyện,…
VD:
* Bán hàng: Trẻ biết cách giao tiếp giữa người bán và người mua, biết
xưng hơ, biết xếp hàng chờ đợi đến lượt mình.
* Trị chơi xây dựng: Trẻ biết phân cơng cơng việc cho từng thành viên trong
nhóm , biết phối hợp cùng nhau làm hồn tất cơng trình (khi làm xong việc xây
vườn hoa biết ra giúp bạn làm công việc như trồng hoa để vườn hoa đẹp hoặc ráp
người đi công viên, xây khu vui chơi trong công viên,… )
-Vui chơi giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, trẻ biết cùng chơi với nhau
theo nhóm, thể hiện sự đồn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi. Qua vui
chơi hình thành cho trẻ kinh nghiệm sống tốt, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn
minh được thể hiện. Khi chơi trẻ được thể hiện những kỹ năng riêng của mỗi cá

nhân với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.
Qua vui chơi, tơi tạo cho trẻ có được những mối liên hệ mật thiết với những
bạn khác trong lớp, giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ chăm sóc, dạy trẻ về cách cư
xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm
chơi, dạy trẻ biết nhường nhịn và chờ đến lượt.
Thông qua vui chơi, tơi tập cho trẻ tính tự tin, mạnh dạn, biết thể hiện các
hành vi văn minh nơi công cộng: không làm ồn, không xả rác, không chen lấn,…
VD: Các góc chơi biết trao đổi với nhau giữa các bạn trong nhóm vừa đủ nghe để
khơng làm ảnh hưởng đến các góc khác trong lớp nhất là đối với góc đọc sách.
Ngồi việc tổ chức các góc chơi giáo viên còn chú ý thay đổi những đồ dùng
đồ chơi theo từng chủ điểm phù hợp với nội dung chơi cho trẻ. Góc chơi càng
phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn
được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Đồng
thời kích thích sự sáng tạo, tưởng tượng của trẻ, trẻ biết sử dụng vật thay thế
(Dùng viên gạch thay cho điện thoại di động, dùng khối mút màu làm máy chụp
hình,...)


Để đồ chơi của trẻ đa dạng và phong phú kích thích trẻ chơi, tơi phải tìm tịi
qua sách báo , học hỏi thêm ở các bạn đồng nghiệp để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi
phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi.
Tôi đã vận động, tuyên truyền với các bậc phụ huynh hiểu được ý nghĩa
quan trọng của việc chơi hoạt động góc để hỗ trợ cho giáo viên những đồ chơi cần
thiết cho hoạt động chơi của trẻ, đồng thời giúp cho đồ chơi thêm phong phú gây
hứng thú cho trẻ trong quá trình chơi.
Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển đạo đức trẻ: vì chơi
là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, đạo đức của trẻ. Hoạt
động vui chơi còn giúp giáo dục và phát triển thể chất: trò chơi mang lại niềm vui
cho trẻ giúp phát triển thể lực và tinh thần khỏe mạnh, sảng khối, giúp trẻ phát
triển hồn thiện các vận động cở bản dưới sự hướng dẫn của cô giáo.

C. KẾT LUẬN :
Để giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ thơng qua hoạt động vui chơi ở góc
đạt hiệu quả cao, cần chú ý đến một số điều sau:
- Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc
chuyên môn. Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phong phú, sáng tạo, sinh động hấp dẫn với
trẻ.
- Lập kế hoạch vui chơi dựa vào ý tưởng của trẻ, tạo và giúp trẻ tham gia các
tình huống .
- Cung cấp vốn kinh nghiệm sống cho trẻ để trẻ thể hiện vào trò chơi.
-Phối hợp phụ huynh để nắm được tình hình, tính cách của từng cá nhân trẻ,
có phương pháp tác động kịp thời ở lớp cũng như ở nhà.
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một vấn đề mà bất cứ ai
trong chúng ta đều quan tâm. Đây là lứa tuổi trẻ tiếp thu và thể hiện một cách tự
nhiên trong các hoạt động chơi, giáo viên sẽ là người hỗ trợ, giúp đỡ cho trẻ thông
qua những biện pháp trên để giúp trẻ hứng thú, tích cực, tự điều chỉnh bản thân và
từ đó sẽ giúp trẻ phát triển tồn diện hơn về các mặt. Nhà giáo dục người Nga
A.X.Makarenkô đã cho rằng: “Trẻ em trong vui chơi như thế nào thì phần lớn nó
sẽ như vậy trong cơng việc khi lớn lên. Vui chơi là một hoạt động sống không thể
thiếu được đối với mỗi đứa trẻ”./.



×