Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non công lập quận 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.14 KB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

Nguyễn Thị Kim Nga

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8140114


Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

Nguyễn Thị Kim Nga

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8140114



NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS. TS. NGUYỄN SỸ THƯ


Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng
cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Nga


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cơ Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, khoa Khoa học Giáo dục, Phòng Đào tạo Sau đại học đã giảng dạy,
giúp đỡ chúng tơi trong q trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Sỹ
Thư đã tận tình hướng dẫn khoa học, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực
hiện đề tài này.
Xin chân thành cám ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 7, Tổ Mầm non của Phòng
Giáo dục và Đào tạo Quận 7; Các Cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh trẻ 5 - 6 tuổi
các trường mầm non công lập Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp, bạn
bè cùng gia đình đã hỗ trợ và động viên để tơi hoàn thành luận văn này.

Do khả năng và điều kiện nghiên cứu cịn hạn chế, trong luận văn này khơng
tránh khỏi thiếu sót, tơi kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của
các Thầy/ Cơ và đồng nghiệp cho luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn tất cả !

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Nga


MỤC LỤ
MỞ ĐẦU..................................……………………………………………………..1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................
3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................4
4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................5
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận..................................................... .5
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................. 5
7.3. Phương pháp toán học .................................................................................
6
8. Cấu trúc luận văn………………………………………………………………. 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ
NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.........................8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.....................................................................8
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài............................................................8
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước..............................................................11

1.2. Những khái niệm cơ bản............................................................................14
1.2.1. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN.......14
1.2.2. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
MN.......................................................................................................................... 18
1.3. Lí luận về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non.................................................................................................................20
1.3.1. Khái quát đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 – 6 tuổi..................................
20
1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5
– 6 tuổi.................................................................................................................... 22


1.3.3. Cấu trúc hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi...............23
1.4. Lí luận về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non…………………………………………………………………. 31
1.4.1. Quản lí nhận thức về tầm quan trọng của GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi..
31
1.4.2. Lập kế hoạch HĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi………………………….. 32
1.4.3. Tổ chức thực hiện HĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi…………………….. 33
1.4.4. Chỉ đạo việc thực hiện HĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi........................... 34
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho trẻ 5 - 6
tuổi………………………………………………………………………………... 35
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng
sống

cho

trẻ

5


-

6

tuổi .............................................................................................35
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ...............................................................................36
1.5.2. Các yếu tố khách quan............................................................................37
Kết luận chương 1…………………………………………………………. .…40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở C Á C TRƯỜNG MẦM NON C Ô N G
L Ậ P QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ………..……………………..41
2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát thực trạng……………………………….41
2.1.1. Vài nét về đặc diểm tình hình kinh tế - xã hội của Quận 7, Thành phố
Hồ Chí Minh ………………………………………………………..………….... 41
2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
……………………………………………………………………………………. 43
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng và cách thức xử lí số liệu ……………….... 46
2.2.1. Mục tiêu khảo sát …………………………………………………...... 46
2.2.2. Nội dung khảo sát ……………………………………………………. 47
2.2.3. Mẫu nghiên cứu………………………………………..........................47
2.2.4. Mô tả các công cụ nghiên cứu………………………………………...48
2.2.5. Quy ước xử lí thơng tin…………..........................................................48


2.3. Thực trạng về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các
trường mầm non cơng lập Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh…......................49
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của
HĐGDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MNCL Quận 7, TP. HCM………..49
2.3.2. Thực trạng mục tiêu HĐGDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MNCL tại

Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.………………………………………………………..50
2.3.3. Thực trạng nội dung GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
cơng lập tại Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.………………………………………….52
2.3.4. Thực trạng phương pháp GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MNCL
Quận 7, TP. Hồ Chí Minh………………………………………………………...53
2.3.5. Thực trạng hình thức GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MNCL Quận
7, TP. Hồ Chí Minh…………………………………………………………….…55
2.3.6. Thực trạng phương tiện và điều kiện GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
trường MNCL Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.………………………………………57
2.3.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
MNCL Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.…………………………………………….…58
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
các trường mầm non cơng lập Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh....................59
2.4.1.Thực trạng quản lí nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo
dục kĩ năng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi …......................59
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6
tuổi………………………………………………………………………………...61
2.4.3. Thực trạng tổ chức việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi………………………………………………………….
…62
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo việc thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho
trẻ 5 – 6 tuổi………………………………………….............................................
64
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
5 – 6 tuổi…………………………………………………………………………...69


2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 7, Thành phố Hồ
Chí Minh ………………………………………………………………………….71

2.6. Đánh giá chung về thực trạng ………………………………………….. 72
2.6.1. Ưu điểm……………………………………………………………….. 72
2.6.2. Hạn chế……………………………………………………………….. 73
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế……………………………………..74
Kết luận chương 2.............................................................................................76
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CƠNG LẬP
QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............................................................77
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................77
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lí……………………………..….... ….77
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ.....................................77
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn........................................................77
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả........................................................78
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi...........................................................78
3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6
tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh……..78
3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lí HĐGDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi một cách cụ
thể………………………………………………………………………………….79
3.2.2. Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện phục vụ HĐGDKNS cho trẻ 5 – 6
tuổi…………………………………………………………………………………85
3.2.3. Cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục
kĩ năng sống cho trẻ mầm non………………………………………………..….87
3.2.4. Phổ biến yêu cầu, tiêu chí cần đạt trong kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS
cho trẻ 5 – 6 tuổi trong các hoạt động……………………………………………90
3.2.5. Tăng cường quản lí sự phối hợp giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội
trong GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi………………………………………………….97
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp…………………………………..……100


3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp……………101

Kết luận chương 3………………………………………………………...….107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………………………………...108
1. Kết luận ……………………………………………………………………108
1.1. Về lí luận ………………………………………………………………...108
1.2. Về thực tiễn……………………………………………………………....108
2. Khuyến nghị………………………………………………………….........109
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ……………………………………….109
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ……………………………………….109
2.3. Đối với Ủy ban nhân dân Quận 7 ……………………………………..110
2.4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 7 ……………………….…110
2.5. Đối với các trường mầm non công lập trên địa bàn Quận 7…………110
2.6. Đối với Cha mẹ trẻ…………………………………………...…………111
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...……….112
PHỤ LỤC…………………………………………………..……………….115


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lí

CMHS

Cha mẹ học sinh

CSGD


Chăm sóc giáo dục

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTB

Điểm trung bình

GD

Giáo dục

GDKNS

Giáo dục kĩ năng sống

GD-ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDMN

Giáo dục mầm non

GV

Giáo viên


HĐGDKNS

Hoạt động giáo dục kĩ năng sống

HS

Học sinh

KNS

Kĩ năng sống

LLGD

Lực lượng giáo dục

MG

Mẫu giáo

MN

Mầm non


MNCL

Mầm non cơng lập


PPV

Phiếu phỏng vấn

QLHĐGDKNS

Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống

QLGD

Quản lí giáo dục

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TT
Tên bảng, biểu đồ
1.
Bảng 2.1. Quy mô trường mầm non công lập năm học 2019 – 2020
2.
Bảng 2.2. Tổng số học sinh các trường MNCL năm học 2019 – 2020
Bảng 2.3. Trình độ của đội ngũ CBQL giáo dục các trường MNCL năm
3.
học 2019 - 2020
Bảng 2.4. Trình độ của đội ngũ giáo viên các trường MNCL năm học
4.
2019 - 2020
5.
Bảng 2.5. Mô tả mẫu điều tra giáo dục
Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về tầm quan trọng
6.
của HĐGD KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về mức độ đồng ý của mục tiêu GDKNS
7.
cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MNCL Quận 7
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ phù hợp của các nội dung GDKNS cho trẻ
8.
5 – 6 tuổi ở các trường MNCL Quận 7
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ phù hợp của các phương pháp GDKNS cho
9.
trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MNCL Quận 7
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thực hiện các hình thức GDKNS cho trẻ 5 –
10.
6 tuổi ở các trường MNCL Quận 7
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ ảnh hưởng phương tiện và điều kiện
11.
GDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MNCL Quận 7
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá GDKNS cho
12.
trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MNCL Quận 7
Bảng 2.12. Đánh giá kết quả mức độ thực hiện và kết quả đạt được của
13.

cơng tác Quản lí nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDKNS cho trẻ 5

14.

– 6 tuổi ở các trường MNCL Quận 7
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ thường xuyên và kết quả của công tác lập

Trang
44

44
45
46
47
50
51
52
54
55
57
58
60

61


kế hoạch HĐGDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MNCL Quận 7
Bảng 2.14. Đánh giá mức độ thường xuyên và kết quả của công tác tổ
15.

chức việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các
trường MNCL Quận 7
Bảng 2.15. Đánh giá mức độ thường xuyên và kết quả của công tác chỉ

16.

18.
19.
20.
21.


65

đạo việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường
MNCL Quận 7
Bảng 2.16. Đánh giá mức độ thường xuyên và kết quả của công tác

17.

63

69

kiểm tra – đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho trẻ 5 – 6
tuổi ở các trường MNCL Quận 7
Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc thực hiện

71

HĐGD KNS cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MNCL Quận 7
Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá cơng tác quản lí hoạt động GDKNS ở

94

trường mầm non
Bảng 3.2. Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí

103

HĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi

104

giữa các biện pháp


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới ngày nay đang trải qua những thay đổi lớn lao với sự ra đời của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc cách mạng sẽ tạo ra những biến đổi mọi mặt của
đời sống xã hội. Trong thời đại này, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ quyết định sự
phát triển của mỗi quốc gia. Trẻ em là những chủ nhân tương lai, là nguồn nhân lực
của mỗi quốc gia. Vì thế, việc quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ nhất là trẻ mầm non
luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển con người.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, giáo dục Việt Nam đã đổi mới mục tiêu
GDMN, thể hiện ở Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT
ngày 30 tháng 12 năm 2016 đã xác định: “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lí,
năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp
với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho
việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời”. Theo đó, Đề án “Phát
triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025” cũng đã khẳng định: “Giáo dục
mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự
phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố căn bản
về nhân cách cho trẻ em trước khi vào lớp một”.

Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải CSGD trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở
độ tuổi MN. Chính ở trong mơi trường nhà trường, trẻ em khơng chỉ được tiếp nhận
tri thức mà cịn phải được học cách hình thành các kĩ năng và năng lực sống cho
bản thân. Trong “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”,
GDKNS cho HS là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm trong chương trình GD ở tất cả các cấp học và các bậc học. Năm 2015, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ra văn bản “Hướng dẫn số 463/BGDĐT ngày 28/01/2015 về
việc triển khai giáo dục kĩ năng sống tại các cơ sở giáo dục”.


2

Nói đến KNS là nói đến khả năng thích nghi với cuộc sống của mỗi một cá
nhân. Cá nhân đó phải biết vận dụng những hiểu biết của mình trong cuộc sống và
có những hành động, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong mỗi
lĩnh vực, phạm vi của cuộc sống đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những kĩ năng riêng.
Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề
phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực có những tác động
tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Người GVMN ngoài việc
hướng dẫn cho trẻ vui chơi, học tập, cho ăn, cho ngủ, GD trẻ trở thành những đứa
trẻ lễ phép ngoan ngỗn thơi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người GVMN còn phải chú
trọng đến việc GDKNS cho trẻ. Vì GDKNS trang bị cho trẻ những kiến thức, kĩ
năng, kinh nghiệm cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực. Trẻ sẽ
khơng bị bỡ ngỡ khi gia nhập vào xã hội và từ đó giúp trẻ sống thân thiện với mọi
người, đồng thời có khả năng xử lí các tình huống, hồn cảnh bất cập trong cuộc
sống. Mục tiêu GD không chỉ giúp con người học để biết, học để làm, học để làm
người mà cịn học để cùng chung sống. Vì thế, việc GDKNS, từng bước hình thành
nhân cách sống cho trẻ đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần
được đưa lên hàng đầu.
GDKNS địi hỏi một q trình rèn luyện liên tục, lâu dài, được bắt đầu từ những

năm đầu tiên và kéo dài trong suốt đời người. Hơn nữa, lứa tuổi MN - đặc biệt là
giai đoạn cuối tuổi MG (5 - 6 tuổi) là giai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những
KNS để phát triển nhân cách và chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa trường phổ thơng.
Do đó, cần sớm GD các KNS để trẻ 5 - 6 tuổi có nhận thức đúng và có hành vi ứng
xử phù hợp ngay từ độ tuổi MN góp phần giúp trẻ tự phục vụ bản thân trong các
hoạt động. Việc tự làm những cơng việc chăm sóc bản thân không những giúp trẻ
trở nên năng động hơn, tự lập hơn mà còn tạo tiền đề để trẻ phát triển theo hướng
tích cực trong tương lai.
Hoạt động GDKNS cho trẻ ở các trường MN, nhất là trẻ 5 - 6 tuổi là một trong
những hoạt động GD quan trọng. Thế giới quan của trẻ 5 - 6 tuổi rất rộng mở. Trẻ
rất tò mò về thế giới xung quanh và hay thích khám phá, giai đoạn này trẻ cũng tiếp
thu và học hỏi mọi thứ xung quanh rất nhanh. Chính vì vậy GDKNS cho trẻ ở giai


3

đoạn này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tích cực. Trẻ có thể hịa nhập cuộc sống nhanh
chóng, xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Có kĩ năng chăm sóc và
tự bảo vệ bản thân khỏi nhũng nguy hiểm bất ngờ trong cuộc sống. Ham học hỏi,
lĩnh hội và tự làm giàu vốn kiến  của chính mình. Giúp trẻ phát triển toàn diện về
nhân cách và đi đúng hướng. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy KNS cho trẻ
lứa tuổi MN và nhất là trẻ 5 - 6 tuổi cần xuyên suốt trong ngày, ở mọi lúc mọi nơi
với nội dung phù hợp với từng độ tuổi là vô cùng cần thiết.
Nhưng trên thực tế hiện nay, tình trạng GDKNS và cơng tác QLHĐGDKNS
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh nói chung và Quận 7 nói riêng vẫn cịn nhiều
bất cập, hạn chế. Trong kế hoạch GD năm học của các trường, nội dung GDKNS
còn mờ nhạt, nặng về kiến thức lí thuyết, chưa đồng bộ và mang tính hệ thống. GV
cịn tập trung vào GDKNS ở các hoạt động ngồi giờ học như: ăn, vệ sinh…, chưa
thực sự xây dựng một hoạt động mang tính đặc thù của GDKNS. Bên cạnh đó, cơng
tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện hoạt động GDKNS cho trẻ chưa diễn ra thường

xuyên, chưa quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng… Mặt khác, số
lượng trẻ trong lớp quá đông, dẫn đến việc GV không thể bao quát, uốn nắn hết tất
cả những KNS khơng đúng cho trẻ, vì thế nó trở thành thói quen khơng tốt cho trẻ.
Chính vì vậy, quản lí tốt HĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi là một trong những nhiệm vụ
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăm sóc, GD trẻ ở
các trường MN.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, vấn đề “Quản lí hoạt động giáo dục
kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non cơng lập Quận 7, Thành
phố Hồ Chí Minh” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
MN công lập và khảo sát, đánh giá thực trạng về QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
các trường MN cơng lập Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất các biện pháp
QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi trên địa bàn này nhằm góp phần nâng cao chất
lượng GD toàn diện cho trẻ.


4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN.
- Đối tượngnghiên cứu: QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN
công lập Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN công lập Quận 7, TP. Hồ Chí
Minh trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến và thu được một số kết quả
nhất định.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay thì vẫn cịn nhiều bất cập,
hạn chế. Nếu xây dựng được cơ sở lí luận về QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các
trường MN và khảo sát, đánh giá đúng thực trạng HĐGDKNS và công tác

QLHĐGDKNS ở các trường MN công lập của Quận 7, TP. Hồ Chí Minh thì sẽ đề
xuất được các biện pháp quản lí hoạt động này một cách hiệu quả, khả thi, đảm bảo
tính khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng GDKNS
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN công lập trên địa bàn Quận 7, đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động GDKNS và QLHĐGDKNS cho trẻ
5 - 6 tuổi ở các trường MN cơng lập Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số biện pháp QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN
công lập Quận 7, TP. Hồ Chí Minh và khảo nghiệm về tính cấp thiết, khả thi của các
biện pháp đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu đề xuất biện pháp QLHĐGDKNS cho trẻ 5 6 tuổi của Hiệu trưởng các trường MN công lập trên địa bàn Quận 7, TP. Hồ Chí
Minh.
- Đối tượng khảo sát: 12 CBQL các trường MN công lập, 60 GV dạy lớp 5 - 6
tuổi trường MN cơng lập, phụ huynh có con em học lớp 5 - 6 tuổi ở các trường MN
công lập trên địa bàn Quận 7, TP. HCM. Khảo sát ở 06/16 trường MN công lập,


5

gồm: Trường Mầm non 19/5, trường Mầm non Tân Hưng, trường Mầm non KCX
Tân Thuận, trường Mầm non Tân Kiểng, trường Mầm non Sương Mai, trường Mầm
non Tân Quy.
- Thời gian khảo sát thực trạng: Từ năm học 2018 - 2019 đến năm học 20192020.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Mục đích: Nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho luận văn, xác lập cơ sở khoa học
để xây dựng bảng hỏi điều tra.

- Cách tiến hành:
+ Thu thập, lựa chọn các tài liệu trong và ngồi nước liên quan đến cơng tác
quản lí hoạt động GD KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi.
+ Phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng quát các nghiên cứu liên quan đến
công tác HĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi và QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
MN cơng lập, từ đó xây dựng cơ sở lí luận, thiết kế cơng cụ phiếu hỏi đề điều tra
thực trạng.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Thu thập thơng tin để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động
GDKNS và QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN công lập Quận 7, TP.
Hồ Chí Minh; Ngồi ra, cịn dùng để khảo sát tính cần thiết, khả thi của các biện
pháp đề xuất.
- Nội dung: Khảo sát về thực trạng hoạt động GDKNS và QLHĐGDKNS cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN cơng lập Quận 7, TP. Hồ Chí Minh ở các đối tượng:
02 CBQL Phòng GD và ĐT; 12 CBQL trường mầm non; 18 tổ trưởng chuyên môn
và 60 GV ở 06/16 trường MN cơng lập Quận 7,TP. Hồ Chí Minh là: Trường Mầm
non 19/5, trường Mầm non Tân Hưng, trường Mầm non KCX Tân Thuận, trường
Mầm non Tân Kiểng, trường Mầm non Sương Mai, trường Mầm non Tân Quy.
- Cách tiến hành:
+ Xây dựng phiếu hỏi


6

+ Khảo sát chính thức.
7.2.2. Phương pháp quan sát
- Mục đích: sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các thông tin về
HĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động hàng ngày của trẻ tại trường MN.
- Nội dung: Quan sát HĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN công lập

ở Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- Cách tiến hành:
+ Quan sát trực tiếp GV tổ chức các HĐGDKNS
+ Xem và nghiên cứu các sản phẩm về HĐGDKNS của CBQL và GV.
- Thời gian: từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 7 năm 2020.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Thu thập thơng tin bổ trợ phục vụ cho việc phân tích, đánh giá
thực trạng HĐGDKNS và thực trạng QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường
MN công lập Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
- Nội dung: phỏng vấn sâu về thực trạng HĐGDKNS; thực trạng
QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN cơng lập Quận 7, TP.Hồ Chí
Minh.
- Cách tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp CBQL và GV
- Đối tượng: phỏng vấn 12 CBQL, 18 tổ trưởng chuyên môn và 24 GV
- Thời gian: Từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 7 năm 2020.
7.3. Phương pháp toán học
- Mục đích: Sử dụng lí thuyết về tốn thống kê để xử lí số liệu thu thập được
từ khảo sát và phân tích thực trạng, kết quả thử nghiệm được trong q trình nghiên
cứu.
- Cách tiến hành:
Xử lí, phân tích sử dụng thống kê mô tả: bảng tần suất, điểm trung bình, độ
lệch chuẩn.
8. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:


7

Chương 1. Cơ sở lí luận về QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN.

Chương 2. Thực trạng QLHĐGDKNScho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN cơng
lập Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3. Biện pháp QLHĐGDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN cơng
lập Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
Trên thế giới, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về KNS và GDKNS của các
tổ chức, cá nhân. Từ những năm đầu thế kỷ XX, thuật ngữ “giáo dục kĩ năng sống” đã
xuất hiện. Những nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được
một quan điểm chung về KNS cũng như đưa ra một danh mục các KNS cơ bản mà thế
hệ trẻ cần phải có. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn này là quan
niệm KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kĩ năng xã hội.
Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc
(viết tắt là UNESCO) quan niệm: KNS là những năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ
các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Hệ thống KNS gồm 2 nhóm kĩ
năng: 1) Những KNS chung gồm: kĩ năng nhận thức, kĩ năng đương đầu với cảm xúc,
kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác. 2) Những kĩ năng trong từng vấn đề cụ thể như:
các vấn đề về giới, phịng chống bạo lực, gia đình và cộng đồng, bảo vệ thiên nhiên và
môi trường
Theo quan niệm của tổ chức WHO (Tổ chức Y tế thế giới): Những kĩ năng
mang tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng
ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những
vấn đề, những tình huống của cuộc sống hằng ngày. WHO đưa ra các KNS cần được

giáo dục cho người học là: 1) Nhóm kĩ năng nhận thức: Tư duy phê phán, tư duy phân
tích, khả năng sáng tạo … 2) Nhóm kĩ năng đương đầu với cảm xúc: ý thức trách
nhiệm, kĩ năng kiềm chế căng thẳng…3) Nhóm kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác:
Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quyết đoán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng từ chối, kĩ năng cảm
thông và chia sẻ…

v


9

Tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc) quan niệm KNS chính là
những thử thách mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn là
kĩ năng đọc, viết, tính tốn; GDKNS là tạo ra sự thay đổi hành vi, là khả năng chuyển
đổi kiến thức và thái độ thành hành động. UNICEF đề nghị hệ thống KNS gồm 3 nhóm
kĩ năng được nhìn nhận dưới góc độ tồn tại và phát triển cá nhân bao gồm: 1) Nhóm kĩ
năng tự nhận thức và sống với chính mình: kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân,
kĩ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, kĩ năng bảo vệ bản thân…2) Nhóm kĩ năng tự
nhận thức và sống với người khác: kĩ năng thiết lập quan hệ, kĩ năng hợp tác, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm …3) Nhóm kĩ năng ra quyết định và làm việc hiệu
quả: kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng nhận thức thực tế, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng
ứng xử, kĩ năng giải quyết vấn đề.
Tại Philippines: KNS được quan niệm là những năng lực thích nghi và tính tích
cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu,
những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày.
Tại Indonesia: KNS được quan niệm là những kĩ năng, kiến thức, thái độ giúp
người học sống một cách độc lập. KNS rộng hơn kĩ năng nghề nghiệp. Người thất
nghiệp hay người về hưu, người đang đi làm hay đang đi học cũng cần có KNS vì ai
cũng có những vấn đề đối phó.
Tại Ấn Độ: KNS được quan niệm là những khả năng giúp tăng cường sự lành

mạnh về tinh thần và năng lực của con người. (Nguyễn Thanh Bình, 2007)
Nhiều nước trên thế giới đã đưa nội dung GDKNS vào dạy cho HS trong các
trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau.
GDKNS tại các nước phương Tây vận dụng một cách tổng hợp quan điểm của
những tổ chức nghiên cứu như WHO, UNICEF để GDKNS cho thế hệ trẻ.
Ở Mỹ, năm 1979, Giáo sư Tiến Sĩ Gilbert J. Botvin và các cộng sự của mình đã
lập một chương trình về GD KNS cho trẻ từ 17 – 19 tuổi. Chương trình giúp cho người
học có thể từ chối những lời rủ rê sử dụng chất gây nghiện và nâng cao việc tự khẳng
định bản thân. Tiếp sau đó, là nghiên cứu điển hình của 2 tác giả Sandy K. Wurtele và

v


10

Julie Sarno Owens trong đề tài: “Teaching personal safety skills to young children”.
Cơng trình đã thực hiện nghiên cứu trên 406 trẻ MG, mục đích là xác định mức độ kĩ
năng an tồn cá nhân, phịng chống lạm dụng tình dục, qua đó đưa ra các biện pháp
nhằm nâng cao kĩ năng an toàn cho trẻ nhỏ (Sandy K. Wurtele, Julie Sarno
Owens,1979).
Đối với các nước gần với Việt Nam như khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thì
việc nghiên cứu KNS theo hướng áp dụng thử nghiệm hoặc theo hướng ứng dụng trong
quá trình huấn luyện là chủ yếu. Các nước như Lào, Campuchia, Malaysia,
Bangladesh, chương trình GDKNS được đưa vào lĩnh vực giáo dục chính quy dưới
dạng tích hợp vào các mơn học cơ bản hay một mơn riêng, cịn một số nước khác thì
tập trung vào lĩnh vực phi chính quy như Indonesia, Thái Lan, Philipine.
Ở Thái Lan, năm 1996, GDKNS đã được thực hiện thông qua các hoạt động
ngoại khóa cùng với chương trình ngăn chặn HIV/AIDS. Đến nay GDKNS đã mở rộng
về vấn đề sức khỏe sinh sản, phịng chống nghiện ma túy, về giới tính. Họ cho rằng
KNS giúp con người đương đầu với tất cả những tình huống hằng ngày và đáp ứng với

hồn cảnh tương lai để có cuộc sống hạnh phúc
Ở Indonesia, HĐGDKNS sẽ mang đến cho người học cơ hội việc làm, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chính sách tự chủ của địa phương, tạo ra hiệu quả
GD cho người nghèo, người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn (Tài liệu hội thảo về giáo
dục kĩ năng sống trong lĩnh vực phi chính quy của các nước trong khu vực, 2003)
GDKNS ở Lào bắt đầu từ năm 1997 và được thực hiện với những nội dung cơ
bản như: Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng tư duy; Kĩ năng giải quyết vấn đề…
Ở Campuchia, GDKNS được coi là năng lực mà con người cần phải có để nâng
cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển quốc gia. Vì vậy GDKNS được đào
tạo chính quy trong nhà trường và được coi như là những nhân tố chính trong chính
sách GD nhằm kết nối GD với nhu cầu thị trường để phát triển kinh tế xã hội. Sự kết
nối này sẽ nâng cao tính hiệu quả nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp và tăng

v


11

cường sự đầu tư của địa phương và quốc tế, đồng thời sẽ tạo ra nhu cầu tự học của
người học, giảm nạn thất nghiệp và nghèo đói để góp phần phát triển xã hội. (Tài liệu
Hội thảo về giáo dục kĩ năng sống của các nước trong khu vực, 2003).
Ở Nhật Bản, vấn đề GDKNS cho trẻ là một trong những việc làm hết sức quan
trọng, cho nên trẻ em Nhật không phải chờ đến tuổi đến trường mới được GDKNS, mà
ngay từ khi mới sinh ra đã được bố mẹ dạy cho những KNS cần thiết. Khi đến tuổi đi
học, có mơn học Đạo Đức, tất cả những nội dung về KNS đều bao hàm trong môn học
này, từ đó hình thành cho HS những KNS cần thiết.
Những nội dung GD chủ yếu ở hầu hết các nước này là trang bị cho người trẻ
tuổi những KNS cần thiết nhằm nâng cao tiềm năng của con người, để có hành vi thích
ứng và tích cực đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống, mục
đích chính là dạy - trang bị và hình thành.

Mặc dù GDKNS đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và cùng xuất phát
từ quan niệm chung về KNS của WHO hoặc UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung
GDKNS ở các nước khơng giống nhau là do nó vừa thể hiện cái chung vừa mang tính
đặc thù (những nét riêng) của từng quốc gia. Cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào
đưa ra được kinh nghiệm hoặc hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng việc GDKNS cho
người học.
Tóm lại, KNS được hiểu là những kĩ năng xã hội và tâm lí, là những khả năng
hành động mà con người cần rèn luyện để thích ứng và làm chủ cuộc sống hiện tại
cũng như tương lai của mình. Nhìn chung, vấn đề KNS và GDKNS đã được các nước
trên thế giới quan tâm, nghiên cứu dưới những góc độ và cách nhìn khác nhau nhưng
chủ yếu nghiên cứu cho độ tuổi HS tiểu học và vị thành niên. Còn những nghiên cứu
đối với đối tượng trẻ MN nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng thì có rất ít và cịn hạn
chế.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Thuật ngữ GDKNS được biết đến ở Việt Nam từ năm 1996 thơng qua chương
trình của UNICEF về “GDKNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho

v


×