Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giáo án âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.3 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Ngày soạn : 05/10/2019 </i>
<i>Ngày giảng: 07/10/2019</i>


<b>TUẦN 5</b>


<b>&5: ÔN TẬP BÀI HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE</b>
<b>GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG – BÀI TẬP TIẾT TẤU.</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


- Hs hát thuộc lời và truyền cảm bài: Bạn ơi lắng nghe. Trình bày bài hát kết hợp
múa hoặc các động tác phụ hoạ.


- Hs nhận biết được nốt trắng và tập thể độ dài của nó.


- Thực hiện đúng 2 bài tập tiết tấu: đọc đúng hình nốt, gõ đúng tiết tấu và kết
hợp 2 hoạt động trên.


- HS HN: hát thuộc bài hát Bạn ơi lắng nghe. Nhận biết được nốt trắng.
<b>II. Chuẩn bị </b>


- Đàn, nhạc cụ gõ.


- Gv chuẩn bị 1 vài động tác vận động phụ hoạ
- Tập trình bày bài hát theo cách hát đuổi.
<b>III. Hoạt động dạy và học. </b>


<b>A. Kiểm tra bài cũ.</b>


- Gọi cá nhân hoặc nhóm hát và gõ đệm lại bài “ Bạn ơi lắng nghe” -> Gv nhận
xét, đánh giá.



<b>B. Bài mới</b>
<b>1.Giới thiệu bài.</b>


- Hôm nay cô cùng các em tiếp tục ôn bài hát “ Bạn ơi lắng nghe”
<b>2. Các hoạt động</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


<i><b>* Hoạt động 1: Ôn bài hát: Bạn ơi lắng nghe</b></i>


- Gv: Bài hát “ Bạn ơi lắng nghe” là dân ca dân
tộc nào?


- Gv mở băng bài hát.


- Gv điều khiển cho Hs hát ôn kết hợp gõ đệm
với 3 âm sắc: mõ, phách, xắc xô. Gv chỉ định


- Hs: Dân ca dân tộc Ba na.
- Hs nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhóm 4 – 5 Hs trình bày truớc lớp.


- Gv hướng dẫn Hs trình bày bài hát theo cách
hát nhắc lại:


+ 1 nhóm hát giai điệu, Hs làm mẫu hát nhắc lại
đoạn: “ .... cùng nhau lắng nghe”. Câu 2 Gv
nhắc lại đoạn: “ ... ngồi xa thì thào”.



+ Sau đó chia lớp thành 2 nửa, nửa hát trước
nửa hát nhắc lại. Đổi lại cách trình bày.


- Gv điều khiển Hs hát ơn bài hát kết hợp múa
hoặc các động tác phụ hoạ.


+ Gv làm mẫu: Lời 1.


Câu 1: đầu nghiêng sang trái, ngón trỏ tay trái
chỉ ngang tai ( trùng vào tiếng nhau). Chân
nhún nhẹ nhàng.


Câu 2: Bàn tay phải ngửa, đưa ra trước mặt ứng
với tiếng xa, tay trái chống ngang sườn.


Câu 3: Giống như câu 2 nhưng đổi tay ngược
lại. Câu 4: 2 bàn tay úp thấp phía trước, làm
động tác lượn sóng bằng cổ tay.


Lời 2:


Câu 1 và 2: Giống câu 1 và câu 2 của lời 1.
Câu 3: 2 tay làm động tác mô phỏng cánh chim
bay ứng với tiếng về.


Câu 4: 1 bàn tay úp , 1 bàn tay ngửa, 2 tay cùng
lượn tạo thành làn sóng. Khi chuyển động xoay
cổ tay để 3 bàn tay đổi tư thế cho nhau.


+ Gv hướng dẫn Hs thể hiện từng động tác.


+ Chỉ định tổ nhóm 4- 5 Hs trình bày trước
lớp.


- Hs quan sát và 1 nhóm
thực hiện mẫu. Cả lớp
nghe.


- Hs quan sát.


- Hs luyện tập từng động
tác cho nhuần nhuyễn thì
ghép cả bài.


- Hs thực hành theo nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>* Hoạt động 2: Giới thiệu hình nốt trắng.</b></i>


- Gv giới thiệu:


* Về hình thức: Gồm thân nốt và đi nốt. Thân
nốt hình bầu dục nằm nghiêng, đi nốt chạm
vào bên phải thân nốt.


- Gv hướng dẫn viết hình nốt trắng lên bảng,
hướng dẫn Hs tập viết.


- Gv giải thích: Về giá trị độ dài: độ dài của nốt
trắng bằng 2 nốt đen:


Nếu ta quy định độ dài mỗi nốt đen bằng 1


phách ( 1 lần gõ) thì độ dài nốt trắng bằng 2
phách.


- Gv hướng dẫn Hs thể hiện hình nốt trắng , so
sánh độ dài giữa nốt trắng với nốt đen trong VD
sau:


2
4


Trắng đen đen trắng trắng đen đen
trắng ...


<i><b>* Hoạt động 3: Bài tập tiết tấu.</b></i>


<i>Bài tập 1:</i>


- Gv viết bài tập tiết tấu lên bảng.
2


4


- Gv: Bài tập tiết tấu có hình nốt nào?
- Gv chỉ định cá nhân.


- Gv vỗ tay hoặc gõ thể hiện hình nốt trắng:
phách 1 vỗ 2 tay, phách 2 xoè 2 tay, lòng bàn
tay ngửa lên cao. Quy ước với Hs đó là cách
thể hiện nốt trắng.



- Hs tập viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Gv chỉ định nhóm đọc câu tiết tấu kết hợp vỗ
tay.


- Sau đó thay thế bằng các âm tượng thanh:
tùng – nốt trắng, cắc – nốt đen.


- Gv: Ai có thể cho biết, tiết tấu trên có trong
bài hát nào?


- Gv: Giống tiết tấu câu: Vào đây chơi rừng
hoa tươi, chim líu lo hót nghe vui vui ( Bài:
Vào rừng hoa). Hoặc bài Con chim non, câu:
Em yêu chim, em mến chim, vì mỗi lần chim
hót em nghe.


<i>Bài tập 2: </i>


- Gv viết bài tập lên bảng:
2


4


- Gv hướng dẫn Hs tập tiết tấu tương tự BT1.
- Ai có thể cho biết, tiết tấu trên có trong bài
hát nào?


- Gv kết luận: Có trong bài Múa vui, câu: Nắm
tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa ca.



- 1 hoặc 2 Hs trả lời.
- Hs nghe và ghi nhớ.
- Hs lần lượt thể hiện các
bài tập tiết tấu.


- Nhóm đọc


- Hs thảo luận và trả lời.


- Hs nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b> C.Củng cố, dặn dị</b>


- Nhóm hát và vận động lại bài hát.
- Cả lớp đọc lại câu tiết tấu.


- Dặn dò Hs về nhà học thuộc bài hát.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×