Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Giáo án lớp 4 tuần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.43 KB, 38 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 3</b>
<b>Ngày soạn: 19/ 9/ 2019</b>


<b>Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019</b>
<b>Sáng</b>


TOÁN


<b>TIẾT 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo)</b>


<b>I. Mục tiêu: </b>Giúp học sinh


1. Kiến thức: Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.


2. Kĩ năng: Củng cố thêm và hàng và lớp; Củng cố cách dùng bảng thống kê số
liệu.


3. Thái độ: HS Có hứng thú trong học tốn.


<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, VBT


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


Hoạt động của GV Hoạt động của HS


<b>1. Kiểm tra bài cũ: (3p) </b>


Gv ghi số: 370856; 1653;


87506.


- HS đọc và nêu mỗi chữ số thuộc
hàng nào? Lớp nào?


<b>2. Bài mới</b>


<b>2.1. Giới thiệu bài: (2p)</b>


<b>2.2. Hdẫn hs đọc và viết số: (10p)</b>
- Gv ghi bảng phụ, Hs tự viết các
số trong SGK ra bảng: 342157413.
- HS đọc số vừa viết.


- GV hướng dẫn cách đọc cụ thể.
+ Tách số ra từng lớp.


+ Đọc từ trái sáng phải.
- HS nêu lại cách đọc số.
<b>2.3. Luyện tập: (15p)</b>


<b>Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài </b>
- GV treo bảng phụ ghi nội dung
bài


- Gọi 2 HS lên bảng viết và đọc số,
lớp làm VBT


- GV nhận xét chung và thống nhất
kết quả.



<b>Bài 2: GV chép đề bài lên bảng và</b>
cho HS nêu yêu cầu đề bài .


- GV gọi HS đọc kq
- GV chốt cách đọc số
<b>Bài 3: Viết số.</b>


- HS trả lời


- HS viết và đọc số
- HS tự làm vào vở,


<b>1. HS nêu yêu cầu đề bài.</b>


- 2 HS lên bảng viết và đọc số, lớp làm VBT
32 00 000 ; 32 516 000 ;..; 834 291 712
- HS tiếp nối đọc số


Ví dụ: 7 312 836 : Bẩy triệu ba trăm mười
hai nghìn tám trăm ba mươi sáu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- GV đọc các số trong bài yêu cầu
HS viết bảng con theo thứ tự đọc
- GV nhận xét chữa bài


<b>Bài 4: GV cho HS đọc bảng số liệu</b>
SGK


- Yc HS làm bài theo cặp 1 HS hỏi,


1 HS trả lời


- GV thống nhất kết quả .
<b>3. Củng cố- dặn dò: (5p) </b>
- Nhận xét tiết học.


- VN: Ôn bài
- Chuẩn bị bài sau.


<b>3. HS nêu yêu cầu bài tập </b>
- học sinh viết bảng con


a, 10 250 214; b, 253 564 888
c, 400 036 105; d, 700 000 231


<b>4. HS đọc thầm bảng số liệu SGK và trả lời</b>
theo nhóm đơi.


+ Số trường Trung học cơ sở: 9 873
+ Số HS tiểu học: 8 350 191


+ Số giáo viên trung học phổ thông: 98 714


TẬP ĐỌC


<b>TIẾT 5:THƯ THĂM BẠN</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


<b>1. Kiến thức: Hiểu tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau</b>


buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở và kết thư.


<b>2. Kĩ năng: Cách đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với bạn bất</b>
hạnh bị trận lũ cướp mất ba.


<b>3. Thái độ: Giáo dục môi trường: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống</b>
của con người. Để hạn chế lũ lụt con người cần phải tích cực trồng cây gây rừng,
tránh phá hoại mơi trường thiên nhiên.


* QTE: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và ngược lại( quan tâm, yêu
thương).


* BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống của con người. Để hạn
chế lũ lụt con người cần phải tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi
trường thiên nhiên.


* Các KN được GD trong bài: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp;
Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị; Kĩ năng tư duy sáng tạo.


<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: Máy chiếu: Tranh minh hoạ bài. Các bức ảnh về cứu đồng bào trong lũ; Câu
cần luyện đọc.


- HS: SGK


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
<b>1. Kiểm tra bài cũ: (3p) </b>



- 2 HS đọc thuộc lòng bài: Truyện cổ
nước mình.


+ Em hiểu ý nghĩa của hai dịng cuối bài
như thế nào?


<b>2. Bài mới:</b>


2.1. Giới thiệu bài: (1p) (CNTT)


2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu


- HS lên bảng đọc bài và trả lời câu
hỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

bài:


a. Luyện đọc.( 12p)
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Gv chia đoạn: 3 đoạn
- 3HS đọc nối tiếp lần 1


+ Sửa lỗi cho HS: lũ lụt, nước lũ…


+ Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài.
- HS đọc thầm chú giải


- 3HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải
nghĩa từ: Xả thân, quyên góp, khắc


phục.


- Hs luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn.
- Hai HS đọc cả bài.


- Gv đọc mẫu: giọng trầm buồn, chân
thành, thấp giọng ở những câu nói về sự
mất mát.


b) Tìm hiểu bài: (10p)
<b>* Đoạn 1:</b>


- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước
khơng?


- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để
làm gì?


- Bạn Hồng bị mất mát, đau thương gì?
- Em hiểu “Hi sinh” có nghĩa là gì?
- Nêu ý chính đoạn 1?


<b>* GDBVMT:</b>


- Lũ lụt gây ra thiệt hại gì, để hạn chế lũ
lụt con người cần làm gì?


<b>* Đoạn 2:</b>



- HS đọc thầm đoạn 2:


- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất
thơng cảm với bạn Hồng?


- Tìm những câu cho thấy bạn Lương
biết cách an ủi bạn Hồng?


+ Đoạn 1: Từ đầu đến Chia buồn với
bạn.


+ Đoạn 2: Tiếp đến Những người bạn
mới như mình.


+ Đoạn 3: Cịn lại
- Câu dài:


“Những chắc là Hồng cũng tự hào/ về
tấm gương dũng cảm của ba / xả thân
cứu người giữa dòng nước lũ.”


- Luyện đọc
- Theo dõi


<b>* Nơi bạn Lương viết thư và lí do</b>
<b>viết thư cho Hồng.</b>


- Khơng mà chỉ biết khi đọc báo.


- Lương viết thư để chia buồn với


Hồng.


- Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ
lụt vừa rồi.


- “Hi sinh”: chết vì nghĩa lớn, vì lí
tưởng cao đẹp, tự nhận về mình cái
chết để dành lấy sự sống cho người
khác.


- Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho
cuộc sống của con người. Để hạn chế
lũ lụt con người cần phải tích cực
trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi
trường thiên nhiên.


<b>* Những lời động viên, an ủi của</b>
<b>Lương với Hồng.</b>


- Hôm nay, đọc báo……..ra đi mãi
mãi.


- Khơi gợi lòng tự hào về người cha
dũng cảm: “ Chắc là Hồng…..nước lũ”
+ Lương khuyến khính Hồng noi
gương cha vượt qua nỗi đau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Nêu ý chính của đoạn 2?
<b>* Đoạn 3:</b>



- HS đọc thầm đoạn 3.


- Nơi bạn Lương ở mọi người đã làm gì
để động viên, giúp đỡ đồng bào vùng lũ
lụt?


- Riêng Lương làm gì để giúp đỡ Hồng?
- “Bỏ ống” có nghĩa là gì?


- ý chính của đoạn 3 là gì?
- ý chính của tồn bài là gì?


- HS đọc phần mở đầu và phần kết thúc
và trả lời câu hỏi:


- Nêu tác dụng của những dòng mở và
kết của bài?


c. Luyện đọc diễn cảm: (5p) (CNTT)
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bức thư.
- GV nêu giọng đọc toàn bài.


- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn:
“ Từ đầu đến chia buồn với bạn”
+ GV đọc mẫu.


+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Hai HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Nhận xét theo tiêu trí sau:



+) Đọc đúng bài, đúng tốc độ chưa?
+) Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chưa?
+) Đọc đã diễn cảm chưa?


- GV nhận xét
<b>* GDKNS: </b>


<b>3. Củng cố- dặn dò: (4p) </b>


- Bức thư cho em biết điều gì về tình
cảm của Lương với Hồng?


+ Cha mẹ có quyền nghĩa vụ gì đối với
con cái?


- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ
những người có h cảnh khó khăn chưa?
- Em học được tính cách gì của bạn
Lương qua bài học này? N.xét tiết học.


+ Lương làm cho Hồng yên tâm:
“ Bên cạnh Hồng…..cả mình”


<b> * Tấm lòng của mọi người đối với</b>
<b>đồng bào bị lũ lụt.</b>


- Mọi người đang quyên góp ủng hộ
đồng bào vùng lũ lụt khắc phục thiên
tai. Trường Lương góp đồ dùng học
tập.



- Riêng Lương gửi giúp Hồng toàn bộ
số tiền Lương bỏ ống từ mấy năm nay.
- “ Bỏ ống”: dành dụm, tiết kiệm


<b>* Ý chính: Tình cảm của Hồng thương</b>
bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
+ Dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời
gian viết thư, chào hỏi.


+ Dòng cuối: Ghi lời chúc, lời nhắn
nhủ, ký và họ tên người viết.


“ Bạn Hồng thân mến,


Mình là QTL, học sinh lớp 4B /
trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã
Hồ Bình. Hơm nay, đọc báo Thiếu
niên Tiền phong, mình rất xúc động
được biết / ba của Hồng đã hi sinh
trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức
thư này chia buồn với bạn.”


- Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự
trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm
thông; Xác định giá trị; Kĩ năng tư duy
sáng tạo.


- Lương rất giàu tình cảm



- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối
với con cái và ngược lại( quan tâm,
yêu thương)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

CHÍNH TẢ: ( Nghe - viết)


<b>TIẾT 3: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


1.Kiến thức


- Nghe viết lại đúng chính tả bài thơ: Cháu nghe câu chuyện của bà.


- Luyện viết đúng các tiềng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (Ch/Tr; dấu ? dấu ngã
2. Kĩ năng: Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.


3. Thái độ: HS Có ý thức viết chữ đẹp, trình bày sạch.


<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: VBT, Bảng phụ
- HS: VBT, SGK


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


Hoạt động của GV Hoạt động của HS


<b>1. Kiểm tra bài cũ: (4p) </b>



- GV đọc từ HS lên bảng viết các từ bắt
đầu bằng: x / s. HS dưới lớp viết nháp.
- Nhận xét


<b>2. Bài mới:</b>


2.1.Giới thiệu bài: (1p)


2.2. Hướng dẫn HS nghe viết: (15p)
- Giáo viên đọc bài thơ.


- Một HS đọc bài thơ.
- Nêu nội dung bài thơ?


- Cả lớp đọc thầm, nhắc HS chú ý
những từ thường viết sai.


- Bài thơ thuộc thể thơ nào?


+ Nêu cách trình bày bài thơ lục bát?
- Giáo viên đọc từng câu cho HS viết.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở.


- Giáo viên đọc lại bài cho HS soát bài.
- Giáo viên chấm 7 bài.


- Nhận xét chung


2.3. Hướng dẫn làm bài tập: (10p)
Bài 2a: ( lựa chọn)



- HS đọc yêu cầu.


- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- 1 HS lên bảng điền.


- Nhận xét, thống nhất kết quả.
- Nêu ý nghĩa của đoạn văn?
<b>3. Củng cố-dặn dò: (25p) </b>
- Nhận xét tiết học.


- Về nhà viết lại bài cho đẹp


Sạch sẽ, xinh xắn, xa xăm, sắp xếp,
sự sống.


- HS theo dõi SGK.


- Tình thương của hai bà cháu dành
cho một cụ già bị lẫn đến mức không
biết cả đường về nhà mình.


- Trước, sau, làm, lưng, lối, rưng rưng.
- Thể lục bát.


- Câu 6 lùi vào hai ô, câu 8 lùi vào một
ô.


- HS viết bài vào vở
- Theo dõi sốt lỗi



<b>- Tre , khơng chịu, đồng chí, chiến</b>
đấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Chiều</b>


KHOA HỌC


<b>TIẾT 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO</b>
I. Mục tiêu


1. Kiến thức


- Kể tên 1 số t/ăn chứa nhiều chất đạm và 1 số t/ăn chứa nhiều chất béo.
- Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể.


- PHTM


2. Kĩ năng : Xác định đuợc nguồn gốc của những t/ăn chứa chất đạm và những t/ăn
chứa chất béo.


3. Thái độ: u thích mơn học.


<b>* GDBVMT: Con người cần bảo vệ môi trường, cần thức ăn, nước uống từ môi</b>
trường (Bộ phận)


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Hình tr. 12, 13, phiếu học tập
- Máy tính bảng



<b>III. Các hoạt động dạy và học cơ bản</b>


<b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: 5’</b>


- Yêu cầu hs kể tên 1 vài thức ăn
chứa nhiều chất bột đường và
nguồn gốc của nó ?


- Gv nhận xét, tuyên dương
<b>2. Bài mới: 25’</b>


<b>2.1. Giới thiệu bài:</b>


<b>2.2. Các hoạt động cơ bản:</b>


<i>Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của</i>
<i>chất đạm và chất béo.</i>


<i>Bc 1: Yêu cầu hs trao đổi.</i>


<i>Bc 2: </i>


- Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi:
+ Nói tên những thức ăn giàu chất
đạm ở trong hình tr. 12?


+ Kể tên những thức ăn chứa


nhiều chất đạm mà các em ăn
hàng ngày hoặc các em thích ăn?
+ Tại sao hàng ngày chúng ta cần
ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?
- Tương tự, gv đặt câu hỏi với
thức ăn chứa nhiều chất béo.


- Gv đưa hê thống câu hỏi gửi bài


- 2 hs lên bảng trả lời.


- Hs làm việc theo cặp


- Hs nói với nhau tên các thức ăn chứa
nhiều chất đạm và chất béo có trong hình
tr.12, 13 và cùng nhau tìm hiểu về vai trị
của chất đạm và chất béo


- Làm việc cả lớp.


- Thịt, cá, trứng, sữa, sữa chua, đậu, lạc,
vừng, ...


-Học sinh nối tiếp nhau trả lời


-HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cho hs:



Câu 1: Các thức ăn chứa nhiều
chất đạm là:


A. Thịt, trứng, cá, cua, ốc
B. Thịt, ốc, đậu, tôm, dừa
C. Mỡ lợn, cá, cua, vừng
D. Đậu phụ, thịt, trứng, lạc
Câu 2: Vai trò của chất đạm đối
với cơ thể?


Chất đạm giúp ….. và ….. cơ thể:
tạo ra những tế bào mới làm cho
…. lớn lên, ….. những tế bào già
bị …. Trong hoạt động sống của
con người.


(hủy hoại, xây dựng, thay thế, đổi
mới, cơ thể)


Câu 3: Thức ăn chứa nhiều chất
béo là:


A. Thịt, cua, ốc


B. Đậu phụ, cá, vịt quay
C. Mỡ lợn, lạc, vừng


D. Dừa, dầu thực vật, đậu hà lan
Câu 4: Nêu vai trò của chất béo
đối với cơ thể?



<b>* Kết luận: Bạn cần biết.</b>


<i>Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc</i>
<i>của các thức ăn chứa nhiều chất</i>
<i>đạm và chất béo.</i>


<i>Bc 1: Gv phát phiếu học tập.</i>
<i>Bc 2: Chữa bài tập cả lớp.</i>


* Kết luận: Các thức ăn chứa
nhiều chất đạm và chất béo đều có
nguồn gốc từ động vật hoặc thực
vật.


<b>3. Củng cố, dặn dò: 5’</b>


<b>* GDBVMT: Tại sao con người</b>
cần có ý thức bảo vệ môi trường?
- Kể tên 1 số thức ăn chứa nhiều
chất đạm hoặc chất béo mà em
thường ăn?


Câu 1: Các thức ăn chứa nhiều chất đạm là:
E. Thịt, trứng, cá, cua, ốc


Câu 2: Vai trò của chất đạm đối với cơ thể?
Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể:
tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn
lên, thay thế những tế bào già bị hủy hoại


trong hoạt động sống của con người.


Câu 3: Thức ăn chứa nhiều chất béo là:
C. Mỡ lợn, lạc, vừng


Câu 4: Nêu vai trò của chất béo đối với cơ
thể?


Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể
hấp thụ các vitamin: A, D, E, K


- Hs làm việc với phiếu học tập


- 1 số hs trình bày kết quả làm việc trước
lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

BỒI DƯỠNG TOÁN
<b>LUYỆN TẬP </b>
<b>I. Mục tiêu</b>


1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về so sánh các số tự nhiên trong
phạm vi 100 000.


2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.



<b>III. Các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
<b>1. Hoạt động khởi động (2 phút)</b>


- Ổn định tổ chức.


- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
<b>2. Các hoạt động rèn luyện:</b>


<b>a. Hoạt động 1: Giao việc (3 phút)</b>


- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên
phiếu. yêu cầu học sinh tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.


- Hát


- Lắng nghe.


- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.


- Nhận phiếu và làm việc.
<b>b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (15 phút)</b>


<b>Bài 1. </b>



19 736 ... 18 736 40 425 ...59 235
8999 ... 36 902 96 370 ... 9637


204 517 ... 204 097 74820 ...74000 + 800 + 20.
<b>Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:</b>


a) Viết các số 5728; 5287; 5872 theo thứ tự từ lớn đến bé : …………...……
b) Viết các số 36579; 35679; 35769 theo thứ tự từ bé đến lớn : ………...………
c) …....…; …....…; …....…; 514; 515; 516.


<b>Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:</b>


a) Số bé nhất có bốn chữ số là 444 <sub></sub>
b) Số lớn nhất có bốn chữ số là 9999 <sub></sub>
c) Số bé nhất có năm chữ số là 99990 <sub></sub>
d) Số lớn nhất có năm chữ số là 99910 <sub></sub>
<b>Bài 4. Tìm số tự nhiên y biết:</b>


a) y < 3 ………...………
b) 20 < y < 24 ………...……
<b>Bài 5. Tìm x biết x là số tròn trăm và </b>


270 < x < 350 …………..………...………


<b>Bài 5. ( HS NK) Chu vi một hình chữ nhật</b>


bằng chu vi một hình vng có cạnh là Chu vi hình chữ nhật là:15 x 4 = 60 (cm)
<b>></b>


<b><</b>


<b>=</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

15cm. Tính chiều dài hình chữ nhật đó biết
số đo chiều rộng là số lẻ bé nhất có hai chữ
số khác nhau.


<b>c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):</b>
- Đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.


<b>3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):</b>
- HS tóm tắt nội dung rèn luyện.


- Nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài.


Nửa chu vi hình chữ nhật là:
60 : 2 = 30 (cm)


Chiều dài hình chữ nhật là:
30 - 13 = 17 (cm)


- Đại diện nhóm sửa bài trên bảng.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.


- Học sinh phát biểu.


<b></b>
<b>---Ngày soạn: 19/9/2019</b>


<b>Ngày dạy: Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019</b>


TOÁN


<b>TIẾT 12: LUYỆN TẬP</b>


<b>I. Mục tiêu: </b>Giúp học sinh


1. Kiến thức: Củng cố cách đọc viết số đến lớp triệu.Nhận biết được giá trị của
từng chữ số trong một số.


2. Kĩ năng: Đọc, viết số đến lớp triệu
3. Thái độ: u thích mơn học


<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: VBT, Bảng phụ
- HS: SGK, VBT


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


Hoạt động của GV Hoạt động của HS


<b>1. Kiểm tra bài cũ: (5p) </b>


- Gv đọc số – HS viết: 25831004;
198000215.


- Nêu giá trị của từng chữ số?


- Nêu lại các hàng thuộc các lớp đã
học?



<b>2. Bài mới</b>


2.1. Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục
đích yêu cầu tiết học


2.2. Thực hành: (25p)
<b> Bài 1: - GV treo bảng phụ</b>


- HS làm cá nhân, một Hs làm bảng
phụ.


- Chữa bài:


+ Nêu các hàng thuộc các lớp đã
học?


- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở kiểm tra.


- 2- HS viết số và trả lời
- Lớp viết nháp


<b>1. Viết theo mẫu </b>


- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm vở bài tập


- Lớp đơn vị gồm hàng: Trăm, chục, đơn
vị.



- Lớp nghìn gồm: hàng nghìn, chục nghìn,
trăn nghìn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

* Gv chốt: Củng cố cách đọc viết các
số đến lớp triệu.


<b>Bài 2: - HS đọc yêu cầu.</b>


- GV viết các số lên bẳng yêu cẩu HS
viết


32 640 507 ; 8 500 658 ; 830 402
960


- HS làm bài trong vở
- Chữa bài.


- HS nối tiếp đọc các số.


* GV chốt: Củng cố cách đọc số có
nhiều chữ số.


Bài 3:


- HS đọc yêu cầu.


- GV đọc các số trong bài, yêu cầu
HS viết số theo lời đọc



- HS làm bài cá nhân, một học sinh
làm bảng


- Chữa bài.


* GV chốt: Củng cố về viết số và cấu
tạo số


Bài 4:


- HS đọc yêu cầu.


- GV viết các số trong bài lên bảng
- Giáo viên hỏi trong số 715 638 chữ
số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?


- Các phần khác tương tự
- Nhận xét đúng sai.


<b>3. Củng cố- dặn dò: (4p) </b>


- Nêu cách đọc các số có n chữ số.
- Nhận xét tiết học


- Chuẩn bị bài sau.


trăm triệu.


<b>2. Đọc các số sau </b>
- HS làm trong VBT



Ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi
nghìn năm trăm linh bảy


Tám triệu năm trăm nghìn sáu trăm linh
tám.


Tám trăm ba mươi triệu bốn trăm linh hai
nghìn chín trăm sáu mươi.


- 2 HS ngồi cạnh đọc cho nhau nghe, một
số HS đọc trước lớp


<b>3. Viết các số sau: </b>


- HS nêu yêu càu bài tập
- 1 HS lên bảng viết
- Lớp làm VBT
a, 613 000 000
b, 131 405 000
c, 512 326 103
d, 86 004 702
e, 800 004 720


<b>4. Nêu giá trị của số 5 trong mỗi số sau </b>
- HS đọc yêu cầu.


- trong số 715 638 chữ số 5 thuộc hàng
nghìn, lớp nghìn.



- HS làm vở, tương tự


- HS lắng nghe


LUYỆN TỪ VÀ CÂU
<b>TIẾT 5: TỪ ĐƠN – TỪ PHỨC</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


1. Kiến thức


- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND
Ghi nhớ).


- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm
quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: Bảng phụ


- HS: SGK, VBT, từ điển TV.


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


Hoạt động của GV Hoạt động của HS


<b>1. Kiểm tra bài cũ: (3p) </b>


- Dấu hai chấm có tác dụng gì? Nêu


ví dụ?


- Nhận xét
<b>2. Bài mới:</b>


<b>2.1. Giới thiệu bài: (1p)</b>
Nêu mục đích yêu cầu.
<b>2.2. Phần nhận xét: (8p) </b>


- HS nêu yêu cầu phần nhận xét.
- Phần 1 của bài yêu cầu gì?
- Lấy ví dụ 1 từ gồm nhiều tiếng?
- HS làm vở bài tập, hai HS làm
bảng.


- Nhận xét, chữa bài.


- Qua ví dụ hãy nhận xét thế nào là từ
đơn? từ phức?


- Lấy ví dụ từ có 3, 4 tiếng tạo thành?
- Tiếng dùng để làm gì?


- Từ dùng để làm gì?
<b>2.3. Ghi nhớ: (3p) </b>
- 3 HS nhắc lại ghi nhớ.
<b>2.4. Luyện tập: (15p) </b>
<b>Bài 1:</b>


- HS nêu yêu cầu.



- HS trao đổi theo nhóm bàn làm bài
- Đại diện nhóm trình bầy.


- Nhận xét đúng sai
<b>Bài 2:</b>


- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân,


- Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ
phức?


- HS giải nghĩa từ.
<b>Bài 3:</b>


- HS nêu yêu cầu.


- Tổ chức cho Hs đọc câu trước lớp
- GV nhận xét đánh giá


- 3, 4 HS trả lời và nêu ví dụ.


Từ chỉ có một
tiếng
( Từ đơn )


từ gồm nhiều tiếng
( Từ phức)
Nhờ, bạn, lại, có,



chí, nhiều, năm,
liền, Hanh, là


Giúp đỡ, học hành,
học sinh, tiên tiến.
- VD: Vơ tuyến truyền hình, hợp tác xã,
liên hợp quốc.


- Dùng để cấu tạo nên từ: Từ có 1 tiếng
hoặc từ có nhiều tiếng.


- Từ được dùng để:


+ Biểu thị sự vật hoạt động, đặc điểm…
+ Cấu tạo câu.


<b>1. Dùng dấu gạch chéo để phân cách các</b>
từ trong hai câu thơ sau:


“Rất /công bằng/, rất/ thông minh/
Vừa /độ lượng/ lại/ đa tình/, đa mang/”
2. Tìm trong từ điển và ghi lại:


- 3 từ đơn: nhà, cốc, bút


- 3 từ phức: sách vở, hoa hồng, xe đạp
Cho HS làm quen với từ điển


<b>3. Đặt câu với một từ đơn hoặc một từ</b>


phức vừa tìm được ở bài tập 2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>3. Củng cố- dặn dò: (5p) </b>
- Thế nào là từ đơn? từ phức?
- Nhận xét tiết học


- Về nhà học thuộc lòng ghi nhớ
- Chuẩn bị bài sau.



<b>---Ngày soạn: 19/9/2019</b>


<b>Ngày dạy: Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2019</b>
<b>Sáng</b>


TOÁN


<b>TIẾT 13: LUYỆN TẬP</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


1. Kiến thức: Giúp học sinh


- Củng cố cách đọc viết số đến lớp triệu.


- Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số.
2. Kĩ năng: Đọc, viết số đến lớp triệu


3. Thái độ: u thích mơn học



<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: VBT, Bảng phụ
- HS: SGK, VBT,


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


Hoạt động của GV Hoạt động của HS


<b>1 .Kiểm tra bài cũ: (4p) </b>


- HS đọc số và nêu giá trị của từng chữ
số:2 345 800; 50 900 865 ; 789 320 134.
- Kể các hàng , các lớp đã học từ nhỏ
đến lớn?


- Các số đến lớp triệu có thể có đến mấy
chữ số?


<b>2. Bài mới:</b>


2.1. Giới thiệu bài(1p)


Nêu mục đích, yêu cầu của tiết “Luyện
tập” .


2.2. Thực hành: (27p)
<b> Bài 1: </b>


<b>- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập </b>



- GV viết các số lên bảng, yêu cầu HS
đọc và nêu giá trị của chữ số 3 và chữ số
5 trong mỗi số.


* Gv chốt: Củng cố cách đọc viết các số
đến lớp triệu.


- HS đọc số, nêu các hàng, các lớp và
giá trị của một vài số theo câu hỏi của
GV.


- 9 chữ số.


<b>1. Đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 và</b>
chữ số 5.


- HS nêu yêu cầu bài tập


- HS làm việc theo cặp sau đó 1 số HS
đọc trước lớp


a, 35 627 499: đọc là: Ba mươi lăm triệu
sáu trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm
chín mươi chín.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Bài 2: </b>


- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS tự viết số



- 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT
- Chữa bài:


- Nhận xét, cả lớp thống nhất kết quả.
<b>Bài 3: </b>


- HS đọc yêu cầu.


- Bảng số liệu thống kê về nội dung gì?
- Hãy nêu dân số của từng nước được
thống kê


- GV yêu cầu HS đọc và trả lời từng câu
hỏi của bài


- Nhận xét đúng sai.


- HS đọc đối chiếu kết quả..
<b>* Gv chốt:</b>


Giá trị của các chữ số trong một số.
<b> Bài 4: </b>


- HS đọc yêu cầu.


- GV giới thiệu 1 nghìn triệu được gọi là
1 tỉ.


- GV thống nhất cách viết đúng sau đó


cho HS cả lớp đọc dãy số từ 1 tỉ đến 10
tỉ.


- Chữa bài:


- Nhận xét đúng sai.


- HS đọc đối chiếu kết quả..
<b> Bài 5: </b>


- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ


- GV giời thiệu trên lược đồ có các tỉnh,
thành phố số ghi bên cạnh tỉnh thành
phố là số dân của tỉnh thành phố đó.
- Yêu cầu HS chỉ tên các tỉnh và đọc tên
các tỉnh, thành phố đó.


<b>3. Củng cố – Dặn dò: (3p)</b>
- Nhận xét tiết học


- Chuẩn bị bài sau.


<b>2. Viết số biết số đó gồm:</b>
- HS đọc yêu cầu.


- 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT sau
đó đổi vở kiểm tra



a, 5 760 342 b, 5 706 342
c, 50 076 342 d, 57 634 002
<b>3.</b>


- HS đọc yêu cầu.


- HS làm bài cá nhân, nêu miệng kết quả
a, Nước có số dân nhiều nhất là: Ấn Độ
Nước có số dân ít nhất là: Lào


b, Tên các nước có số dân theo thứ tự từ
ít đến nhiều là: Lào, Campuchia, Việt
Nam, Liên Bang Nga, Hoa kì, Ấn Độ.


<b>4. Viết vào chỗ chấm: </b>
- HS đọc yêu cầu.


- HS đọc dãy số từ 1 tỉ đến 10 tỉ


- HS làm bài vào vở, 1 HS điền bảng
phụ


- Lớp nhận xét chữa bài


<b>5. </b>


- HS nêu yêu cầu bài tập
- Quan sát lược đồ


- Nghe hướng dẫn, làm việc theo cặp,


sau đó nêu trước lớp.


TẬP ĐỌC


<b>TIẾT 6: NGƯỜI ĂN XIN</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

2. Kỹ năng: Đọc lưu lốt tồn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện
được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.


3. Thái độ: Yêu quý bạn bè, thầy cô


* QTE: Con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; Phải
biết thông cảm, chia sẻ với người nghèo.


* Các KNS được GD trong bài: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp;
Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị.


<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ chép đoạn đọc diễn cảm
- HS: SGK


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


<b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: (5p) </b>



- Hai HS đọc bài: Thư thăm bạn và trả
lời câu hỏi 1, 2, 3.


<b>2. Bài mới</b>


2.1. Giới thiệu bài: (1p)


- Quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu
bài: “Người ăn xin”.


2.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc. ( 10p)


- Gv chia đoạn:3 đoạn
- 3HS đọc nối tiếp lần 1
+ Sửa lỗi cho HS:


+ Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài:


+ Chao ôi! Cảnh nghèo ….nhường nào!
+ Cháu ơi, cảm ơn cháu! …..rồi.


- HS đọc thầm chú giải.


- 3HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải
nghĩa từ:


+ Gv giải nghĩa thêm các từ: tài sản;
<b>lẩy bẩy; khản đặc.</b>



- HS đọc nối tiếp lần 3.


- Hs luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn.
- 1 HS đọc cả bài.


- Gv đọc mẫu.


b. Tìm hiểu bài: (10p)


<b>*Đoạn 1: HS đọc thầm đoạn 1 và trả</b>
lời câu hỏi:


+ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương
như thế nào?


- Nêu ý chính của đoạn 1?


<b>* Đoạn 2:</b>


- 2 Hs lên bảng đọc bài Thư thăm bạn


- Theo dõi


+ Đoạn 1: Từ đầu đến ……cầu xin cứu
người”.


+ Đoạn 2: Tiếp đến …….khơng có gì để
cho ơng cả”.


+ Đoạn 3: Cịn lại



- 3HS đọc nối tiếp lần 1
- 3HS đọc nối tiếp lần 2


+) HS đọc thầm phần chú giải SGK


- Hs luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn.
- Hai HS đọc cả bài.


- Theo dõi GV đọc


<b>1. Hình ảnh đáng thương của ông lão</b>
<b>ăn xin:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Hành động và lời nói ân cần của cậu
bé chứng tỏ cậu bé đối với ông lão ăn
xin như thế nào?


- Nêu ý chính của đoạn 2?
<b>* Đoạn 3:</b>


- Hs đọc thầm đoạn còn lại và trả lời
câu hỏi:


+ Cậu bé khơng có gì cho ơng lão,
nhưng ơng lão lại nói: “ Như vậy là
cháu đã cho lão rồi” Em hiểu cậu bé đã
cho ông lão cái gì?



+ Theo em cậu bé đã nhận được gì từ
ơng lão ăn xin?


- Nêu ý chính của đoạn 3?
- Nêu nội dung chính tồn bài?


<b>* GDKNS:</b>


c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: (5p)
- 3 HS đọc nối tiếp bài.


- Gv nêu cách đọc khái quát toàn bài:
Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng,
thương cảm, ngậm ngùi, xót xa.


- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
đoạn:


+ GV đọc mẫu.


+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Hai HS thi đọc diễn cảm.


+ Nhận xét HS đọc hay nhất theo
tiêu trí sau:


+) Đọc đúng bài, đúng tốc độ chưa?
+) Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chưa?
+) Đọc đã diễn cảm chưa?



- GV nhận xét:


<b>* Liên hệ GD giới và quyền trẻ em: </b>
- Suy nghĩ về nguyên tắc lợi ích tốt
nhất dành cho mọi người trong đó có


- Hành động: rất muốn cho ơng lão một
thứ gì đó nên cố gắng lục tìm hết túi nọ
đến túi kia. Nắm chặt lấy tay ơng lão.
- Lời nói: Xin ơng đừng giận.


=> Chứng tỏ cậu chân thành thương xót
ơng lão, tơn trọng ơng, muốn giúp đỡ
ông.


<b>3. Sự đồng cảm giữa cậu bé và ông lão</b>
<b>ăn xin.</b>


- Ông lão nhận được tình thương, sự
thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua
hành động cố gắng tìm q, qua lời nói
xin lỗi chân thành, qau cái nắm tay rất
chặt.


- Cậu bé nhận được từ ơng lão lịng biết
ơn, sự đồng cảm của ơng lão hiểu tấm
lịng của cậu.


<b>* Ý chính: Ca ngợi cậu bé có tấm lịng</b>
nhân hậu, biết đồng cảm thương xót


trước nỗi bất hạnh của ơng lão ăn xin
nghèo khổ.


- Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự trong
giao tiếp.


- Thể hiện sự cảm thông
- Xác định giá trị.


“ Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm
chặt lấy bàn tay run rẩy kia:


- Ơng đừng giận cháu, cháu khơng có
gì để cho ơng cả.


Người ăn xin nhìn tơi chằm chằm bằng
đơi mắt ướt đẫm. Đôi mắt tái nhợt nở nụ
cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là
cháu đã cho lão rồi. - Ơng lão nói bằng
giọng khản đặc.


Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa tôi
cũng vừa nhận được chút gì của ơng
lão.”


- Con người phải biết yêu thương, giúp
đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

trẻ em.



<b>3. Củng cố – dặn dò: (4p) </b>


+ Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
- Nhận xét tiết học.


- Về nhà luyện đọc diễn cảm bài


- Học thuộc ý chính. Chuẩn bị bài sau.


nghèo.


LỊCH SỬ


<b>TIẾT 3: NƯỚC VĂN LANG </b>


<b>I. Mục tiêu</b>


1. Kiến thức: Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời,
những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:


- Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc
ra đời.


- Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và cơng cụ
sản xuất.


- Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.


- Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu


vật,...


* HS năng khiếu:


- Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nơ tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu,…
- Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền,
đấu vật,…


- Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.
2. Kĩ năng: Mô tả sơ lược về tổ chức XH thời Hùng Vương, mô tả những nét chính
về đời sống vật chất & tinh thần của người Lạc Việt.


3.Thái độ: Biết trân trọng và lưu giữ, phát huy một số tục lệ của người Lạc Việt


<b>II. Chuẩn bị</b>


<b>- GV: Tranh SGK, lược đồ Bắc Bộ & Bắc Trung Bộ.</b>
- HS: SGK, VBT


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


Hoạt động của GV Hoạt động của HS


<b>1. KTBC: (5p) </b>


- Kiểm tra theo câu hỏi SGK bài: Làm
quen với bản đồ.


<b>2. Bài mới </b>



2.1. Giới thiệu: (1p) Nước Văn Lang
2.2. Tìm hiểu bài: (25p)


* Hoạt động cá nhân:


- GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
và vẽ trục thời gian lên bảng .


- Yêu cầu HS dựa vào trong SGK và lược
đồ, tranh ảnh , xác định địa phận của nước
Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản


- 2-3 HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời
gian .- GV hỏi :


+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt
có tên là gì ?


+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời
gian nào ?


+ Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra
đời của nước Văn Lang.


+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu
vực nào?



+ Cho HS lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của
nước Văn Lang.


- GV nhận xét và sữa chữa và kết luận.
* Hoạt động theo cặp: (phát phiếu học tập)
- GV đưa ra khung sơ đồ (để trống chưa
điền nội dung )




H


<b> </b>


<b> </b>


- GV hỏi :


+ Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp? Đó là
những tầng lớp nào?


+ Người đứng đầu trong nhà nước Văn
Lang là ai?


+ Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ
gì?


+ Người dân thường trong xã hội Văn Lang
gọi là gì?



+ Tầng lớp thấp kém nhất trong XH Văn
Lang là tầng lớp nào? Họ làm gì trong XH?
- GV kết luận.


* Hoạt động theo nhóm:


- GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống
phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của
người Lạc Việt .


- Yêu cầu HS đọc kênh chữ và xem kênh
hình để điền nội dung vào các cột cho hợp


- Nước Văn Lang.


- Khoảng 700 năm trước.
- 1 HS lên xác định .


- Ở khu vực sông Hồng, sông Mã,
sông Cả.


- 2 HS lên chỉ lược đồ.


- HS có nhiệm vụ đọc SGK và điền
vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, Lạc
hầu, Lạc tướng, Lạc dân, nơ tì sao
cho phù hợp như trên bảng.


- Có 4 tầng lớp, đó là vua, lạc


tướng và lạc hầu, lạc dân, nô tì.
- Là vua gọi là Hùng vương.


- Là lạc tướng và lạc hầu, họ giúp
vua cai quản đất nước.


- Dân thường gọi là lạc dân.


- Là nơ tì, họ là người hầu hạ các
gia đình người giàu PK.


- HS thảo luận theo nhóm.


- HS đọc và xem kênh chữ, kênh
hình điền vào chỗ trống.


- Người Lạc Việt biết trồng đay,
gai, dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải,
biết đúc đồng làm vũ khí, cơng cụ
sản xuất và đồ trang sức …


Hùng Vương
Lạc hầu, Lạc tướng


Lạc dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

lý như bảng thống kê.
- GV nhận xét và bổ sung.
* Hoạt động cả lớp:



- GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên một số câu
chuyện cổ tích nói về các phong tục của
người Lạc Việt mà em biết.


<b> - Địa phương em còn lưu giữ những tục</b>
<b>lệ nào của người Lạc Việt ?</b>


- GV nhận xét, bổ sung và kết luận .
<b>3. Củng cố, dặn dò: (4p) </b>


- Cho HS đọc phần bài trong khung.


- Về nhà học bài và xem trước bài “Nước
Âu Lạc”.


- Nhận xét tiết học


- Một số HS đại diện nhóm trả lời.
- Cả lớp bổ sung.


- Sự tích “Bánh chưng bánh dầy”,
“Mai An Tiêm”,...


-Tục ăn trầu, gói bánh chưng, làm
bánh dầy, trồng lúa, khoai…


-HS cả lớp.
- Theo dõi


<b>Chiều</b>



KỂ CHUYỆN


<b>TIẾT 3: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


1. Kiến thức: Kể được truyện . Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về nội dung, ý
nghĩa câu chuyện.


2. Kỹ năng: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện,
đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lịng nhân hậu, tình
cảm thương u, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người.


3. Thái độ : HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời bạn kể.


* GDTTHCM: Bác Hồ là tấm gương đẹp trọn đời phấn đấu hi sinh vì vì tương lai
của đất nước vì hạnh phúc của nhân dân.


* QTE: Quyền có sự riêng tư và được tơn trọng.


<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: - Sưu tầm truyện về lòng nhân hậu; truyện cổ tích, ngụ ngơn, truyện danh
nhân, truyện thiếu nhi…


- HS: Sưu tầm truyện về lòng nhân hậu; truyện cổ tích, ngụ ngơn, truyện danh
nhân, truyện thiếu nhi…


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>



Hoạt động của GV Hoạt động của HS


<b>1. Kiểm tra bài cũ: (5p)</b>


- 1 HS kể lại chuyện: Nàng tiên ốc.
<b>2. Bài mới:</b>


<b>2.1. Giới thiệu bài: (1p)</b>
<b>2.2. Hướng dẫn học sinh kể: </b>
a. Tìm hiểu yêu cầu của đề: (8p)
- Một HS đọc đề.


- Gv giúp HS xác định yêu cầu của đề.
Gv gạch chân các từ chủ chốt.


- HS nối tiếp giới thiệu các câu chuyện


- HS lên bảng kể, HS dưới lớp nhận
xét.


- Hs đọc yêu cầu đề bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

mang đến lớp.


- Bốn HS nối tiếp đọc gợi ý 1, 2, 3, 4.
+ lớp đọc thầm gợi ý 1.


+ HS nối tiếp giới thiệu câu chuyện mình
định kể.



+ HS đọc thầm gợi ý 3.


- GV treo bảng phụ ghi dàn bài kể
chuyện.


- Hai HS đọc dàn bài.


b. Thành kc, trao đổi ý nghĩa: (18p)
- HS kể trong nhóm đơi và trao đổi ý
nghĩa truyện.


- Đại diện vài nhóm thi kể trước lớp.
- Nhận xét.


+ Cách kể, điệu bộ, cử chỉ.


+ Khả năng truyền đạt để người nghe
hiểu truyện.


<b>* Liên hệ GD tư tưởng Hồ Chí Minh: </b>
+Trong câu chuyện : Chiếc rễ đa trịn em
thấy điều gì đáng kính ở Bác?


<b>* Liên hệ GD giới và quyền trẻ em: </b>
<b>3. Củng cố- Dặn dị: (3p) </b>


- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hồn thành bài
- Chuẩn bị bài học sau.



- Hs đọc


- Ví dụ: Mùa xuân và con chim nhỏ
(Truyện đọc lớp 4); Các em nhỏ và cụ
già (Tiếng việt 5);


- HS luyện kể theo nhóm đơi
- HS đọc dàn bài.


- HS kể


- Bác Hồ là tấm gương đẹp trọn đời
phấn đấu hi sinh vì vì tương lai của đất
nước vì hạnh phúc của nhân dân.
- Quyền có sự riêng tư và được tôn
trọng.


LUYỆN TỪ VÀ CÂU


<b> TIẾT 6: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Nhân hậu - Đoàn kết.
2. Kĩ năng: Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên.


3. Thái độ: HS biết đoàn kết, và sống nhân hậu với mọi người.


* QTE: Con người cần yêu thương nhau, nhân hậu đoàn kết. Đây là truyền thống


tốt đẹp của con người VN ta. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy những truyền
thống cao đẹp đó.


<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: Từ điển Tiếng Việt
- HS: SGK, VBT Tiếng Việt 4.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu:


Hoạt động của GV Hoạt động của HS


<b>1. Kiểm tra bài cũ: (5p) </b>


- Gọi 1 HS lên bảng xác định từ đơn,
từ phức trong câu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- ở dưới lớp, GV hỏi HS trả lời miệng:
+ Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để
làm gì? Cho ví dụ?


+ Thế nào là từ đơn? Từ phức? Cho ví
dụ?


- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét chung các bạn đã được
kiểm tra.


<b>2. Bài mới: </b>


2.1. Giới thiệu bài: (1p)



- Nêu mục đích yêu cầu tiết học
2.2. Hướng dẫn làm bài tập: (25p)
<b>Bài 1:</b>


- HS nêu yêu cầu.


- Bài tập 1 yêu cầu rất rõ ràng là tìm
từ chứa tiếng đã cho (Cụ thể: hiền, ác)
- Cho HS thi tìm từ giữa các tổ:


+ Lần lượt từng tổ tìm từ dưới hình
thức giơ tay, nếu đến lượt tổ nào mà
tổ đó ko tìm được từ hoặc tìm từ trùng
với tổ khác thì sẽ mất quyền trả lời.
+ Mỗi từ tìm được sẽ đựơc tính 1
điểm.


+ Tổ nào nhiều điểm nhất sẽ là tổ
thắng


- HS chơi


- Nhận xét, công bố kết quả và giải
nghĩa một số từ.


- GV hướng dẫn HS cách tra từ điển
để HS về nhà tìm thêm.


<b>Bài 2:</b>



- HS nêu yêu cầu, 1 HS đọc các từ cho
sẵn


- Trong những từ cho sẵn này, có từ
nào con không hiểu ko?( GV giải
thích )


- Gv treo bảng phụ ( tờ giấy tô-ky to,
đã kẻ bảng sẵn nội dung bài tập) và
giải thích yêu cầu bài.( Có mấy
cột,dịng, ghi gì)


- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu
học tập đó cho 1 nhóm làm, cịn các
nhóm khác thảo luận làm trong VBT.
- Đại diện các nhóm trình bày bài làm
của nhóm mình, nhận xét.


- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ, từ để
cấu tạo nên câu.


- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Ví dụ:
ăn, ngủ, đi…


- Từ phức là từ có 2 hay nhiều tiếng. Ví
dụ: quần áo, sách vở, ….


- HS lắng nghe
<b>1. Tìm các từ:</b>



a, Chứa tiếng “hiền”.
b, Chứa tiếng “ ác”.


+ Từ chứa tiếng hiền: hiền từ, dịu hiền,
hiền dịu, hiền đức, hiền hậu…


+ Từ chứa tiếng ác: hung ác, ác nghiệt,
ác độc, ác ôn, ác khẩu…


+ Tìm các từ bắt đầu bằng tiếng: “hiền”
-> tìm chữ h vần iên


+ Tiếng ác -> Mở trang bắt đầu bằng chữ
cái a vần ác


<b>2. Xếp vào bảng các từ cho sẵn dưới</b>
<b>đây theo 2 cột (cột có dấu + ghi các từ</b>
thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần
đồn kết; Cột có dấu – ghi các từ có
nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết).


<b>+</b> <b></b>


<b>-Nhận</b>
<b>hậu</b>


nhân ái, hiền
hậu, phúc hậu,
đôn hậu, trung


hậu, nhân từ.


độc ác, tàn
ác, hung ác,
tàn bạo.


<b>Đoàn</b>
<b>kết</b>


cưu mang, che
chở, đùm bọc


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Nhận xét, bổ sung.
* GV chốt


<b>Bài 3: </b>


- Hs nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn


- HS trao đổi theo nhóm bàn.


- HS làm bài miệng, giải thích cách
lựa chọn, nhận xét.


* GV chốt


<b>Bài 4: GIẢM TẢI</b>
<b>* GDQTE:</b>



Chúng ta cần làm gì để giữ gìn truyền
thống yêu nước quý báu của dân tộc
ta?


<b>3. Củng cố- dặn dò: (4p) </b>
- Nhận xét tiết học


- Dặn dò HS Học thuộc lòng các câu
tục ngữ, thành ngữ trong bài.


- Chuẩn bị bài sau


<b>3. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền</b>
<b>vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành</b>
<b>ngữ sau:</b>


a) Hiền như bụt (hoặc đất)
b) Lành như đất (hoặc bụt)
c) Dữ như cọp.


d) Thương nhau như chị em gái.


* Con người cần yêu thương nhau, nhân
hậu đoàn kết. Đây là truyền thống tốt
đẹp của con người VN ta. Chúng ta cần
phải giữ gìn và phát huy những truyền
thống cao đẹp đó.


HOẠT ĐỘNG NGỒI GIỜ LÊN LỚP
<b>Chủ điểm: Mái trường thân yêu của em</b>



<b>Chủ đề: VUI ĐẾN TRƯỜNG</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Có một số hiểu biết về truyền thống nhà trường.


- Biết và nhớ được một số bài thơ, bài hát nói về mái trường, thầy cô, bạn bè…
2. Kĩ năng: Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sơi nổi thơng qua một số bài hát, bài
thơ... ca ngợi trường, lớp, thầy cô và bạn bè.


- Bồi dưỡng tình cảm u mến, gắn bó với trường, lớp; q trọng thầy cơ; đồn
kết thân ái với bạn bè; phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin, quyết tâm
thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học mới để phát huy truyền thống của trường.
3. Thái độ:


- Hình thành thái độ hợp tác, tinh thần trách nhiệm, có ý thức tác phong nhanh
nhẹn.


- Yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè và giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà
trường.


II TÀI LIÊU, PHƯƠNG TIỆN


- Hát, múa, đọc thơ, kể chuyển, đóng tiểu phẩm… có nội dung ca ngợi thầy cơ và
bạn bè.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề, nội dung chương trình, kế hoạch, thời gian tiến
hành cho cả lớp và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiên hoạt động.



- Cử ban giám khảo.


- Cử người dẫn chương trình
- Trang trí.


- Kê bàn hình chữ U.
<b>IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


Hoạt động của thầy Hoạt động của trò


<i><b>HĐ 1: Khởi động (5p)</b></i>


- Hát tập thể: chọn các bài hát liên quan
đến chủ đề tháng 9.


- Giới thiệu chương trình văn nghệ:
tuyên bố lý do, giới thiệu ban giám
khảo và thư ký (MC)


<i><b>HĐ 2: Giao lưu văn nghệ(15p)</b></i>


* Thi hát hoặc ngâm thơ... về trường,
lớp thân yêu


- Mỗi tổ cử 2 thí sinh đại diện


- Thí sinh từng tổ biểu diễn bài hát đã
chọn, lần lượt từ tổ 1 cho đến tổ 4



- Tổ nào đến lượt mà trong thời gian
quy định khơng hát được thì mất lượt
chuyển sang tổ khác.


- Sau số lượt quy định, tổ nào hát nhiều
bài (kể cả ngâm thơ) về trường, lớp,
thầy cơ và bạn bè thì thắng.


<b>HĐ 3: Trải nghiệm – kết nối cảm</b>
<b>xúc(10p)</b>


Người điều khiển lần lượt nêu
từng câu hỏi. Học sinh xung phong trả
lời. Ai trả lời đúng đáp án sẽ được
thưởng quà. Không trả lời được người
điều khiển chương trình nêu rõ đáp án.
Câu hỏi cụ thể là:


1. Năm học 2019-2020 khối 4 có tất cả
bao nhiêu bạn?


2. Bạn hãy cho biết họ và tên cô Hiệu
trưởng hiện nay của trường ta.


3. Bạn hãy hát bài hát có từ "mái
trường".


- Hát tập thể: Bài hát Mùa thu ngày khai
trường



- Mỗi tổ cử 2 thí sinh đại diện lên thi


- Lắng nghe luật chơi


1. Năm học 2019-2020 khối 4 có tất cả
hơn 100 bạn.


2. họ và tên cơ Hiệu trưởng hiện nay của
trường ta: Nguyễn Thị Điệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

4. Bạn hãy hát bài hát có từ "lớp"


5. Bạn hãy hát bài hát có từ chỉ dụng cụ
học tập.


* Những vần thơ mừng năm học mới
Yêu cầu và cách thực hiện:


Mỗi tổ cử 2 học sinh tham gia.
Trong thời gian quy định, thí sinh từng
tổ trao đổi với nhau để sáng tác được
một bài thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô
và bạn bè nhân dịp năm học mới.


Hết thời gian quy định, người
điều khiển thu bài và lần lượt đọc cho cả
lớp nghe bài thơ đại diện cho từng tổ
sáng tác. Ban giám khảo cho điểm từng
tổ công khai trên bảng.



<b>V. TỔNG KẾT – TRAO THƯỞNG :</b>
<b>5p</b>


- Công bố kết quả.


- Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.


đường đến trường


4. Bài hát có từ "lớp": Đi học, bụi phấn
5. Bài hát có từ chỉ dụng cụ học tập:
Người thầy


- Tổ cử 2 học sinh tham gia.


<b></b>
<b>---Ngày soạn: 19/9/2019</b>


<b>Ngày dạy: Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2019</b>
<b>Sáng</b>


TOÁN


<b>TIẾT 14: DÃY SỐ TỰ NHIÊN</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


<b>1. Kiến thức: Giúp HS: Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một</b>
số đặc điểm của dãy số tự nhiên.



<b>2. Kĩ năng: Tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.</b>
<b>3. Thái độ: u thích mơn học</b>


<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: bảng phụ, VBT
- HS: SGK, VBT


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


Hoạt động của GV Hoạt động của HS


<b>1. Kiểm tra bài cũ: (3p) </b>


- HS đọc các số sau: 176432800820;
78908865400.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Gọi HS viết
- Nhận xét.
<b>2. Bài mới: </b>


2.1. Giới thiệu bài: (1p)


- Nêu mục đích yêu cầu của bài


2.2. Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự
nhiên: (10p)


- Cho HS nêu vài số tự nhiên có 1 chữ
số, 2 chữ số, 3 chữ số….. và giới thiệu


số tự nhiên.


- 1 số HS nêu các số tự nhiên mà em
đã học.


- Yêu cầu 1 HS lên viết các số tự nhiên
theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số
0.


- HS nêu đặc điểm của dãy vừa viết.


- Gv đưa ra 1 loạt dãy số hỏi:


+ Đây có phải là dãy số TN khơng? Vì
sao?


- Gv cho HS quan sát tia số trên bảng
phụ và nhận xét.


2.3. Thực hành: (18p)


<b>Bài 1: Viết số tự nhiên liền sau liên </b>
tiếp của mỗi số sau vào ô trống
- Hướng dẫn HS cách viết


- Yêu cầu HS tự làm bài rồi nêu kết
quả


+ Muốn tìm số liền sau ta làm như thế
nào?



- Nhận xét, thống nhất kết quả.


<b>Bài 2: Viết số tự nhiên liền trước của </b>
mỗi số sau vào ô trống


- Hướng dẫn HS tiến hành như bài 1
+ Muốn tìm số liền trước ta làm như
thế nào?


- Gọi HS chữa bài trên bảng lớp


+ 1, 5, 7, …14, 18, 15….368, ….1998..,0
-> là các số tự nhiên.


+ 0, 1, 2, 3, 4, 5…..


+ Không có số tự nhiên lớn nhất và dãy
số tự nhiên có thể kéo dài mãi mãi.


+ Khơng có số tự nhiên nào liền trước số
0 nên 0 là số tự nhiên nhỏ nhất.


+ Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp
hơn kém nhau 1 đơn vị.


- 1, 2, 3, 4, 5, 6……..
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7……
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.



-> mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với 1
điểm trên tia số, số 0 ứng với điểm gốc
của tia số.


<b>1. Viết tiếp vào chỗ chấm.</b>
- Hs nêu yêu cầu.


- HS tự làm bài rồi nêu kết quả
Đáp án


- (Các số được điền theo từng ý như sau:
7; 30; 100; 101; 1001)


<b>2. Hs nêu yêu cầu.</b>
- HS làm cá nhân
- Chữa bài:


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

+ Muốn tìm số liền trước ta làm như
thế nào?


- Một Hs đọc cả lớp soát bài.


* Gv chốt: Mối quan hệ giữa hai số
TN liên tiếp: hơn kém nhau 1 đơn vị.
<b>Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm</b>
để có 3 số tự nhiên liên tiếp


- Gọi HS Nêu yêu cầu
- Cho HS tự làm bài



- Chấm 1 số bài – nhận xét
- Chữa bài, thống nhất kết quả.


Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Gọi Hs nêu yêu cầu.


- Đọc bài làm dưới lớp, nhận xét.
- Chữa bài trên bảng, thống nhất kết
quả.


+ Giải thích cách làm?


+ Nêu qui luật của từng dãy số?


* Gv chốt: HS biết cách quan sát tìm
ra qui luật của từng dãy số để tìm các
số còn trống.


<b>3. Củng cố- dặn dò: (3p) </b>


- Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên?
- Nhận xét tiết học.


- Chuẩn bị bài sau.


<b>3.</b>


- Hs nêu yêu cầu.


- HS làm bài, 1HS lên bảng làm



- HS dưới lớp đọc bài làm của mình,
nhận xét.


a, 4;5;6 b, 86;87;88 c, 896;897;898
d, 9;10;11 e, 99;100;101


<b>4.</b>


- HS nêu yêu cầu.


- HS làm cá nhân, ba HS làm bảng.
- lớp nhận xét.


a, 909;910;911;912;913;914;915;916
b, 0;2;4;6;8;10;12;14;16;18;20


c, 1;3;5;7;9;11;13;15;17;19;21


ĐỊA LÝ


<b>TIẾT 3: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN </b>


<b>I. Mục tiêu: </b>Học xong bài HS biết:


1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang
phục, lễ hội của 1 số dân tộc ở Hồng Liên Sơn.


- HS khá, giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn
để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.



2. Kĩ năng: Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức. Xác lập mối quan
hệ địa lý giữa thiên nhiên & sinh hoạt của con người ở Hồng Liên Sơn.


3. Thái độ: Tơn trọng truyền thống văn hố của các dân tộc ở Hồng Liên Sơn.


* GD BVMT: Sự thích nghi và cải tạo mơi trường của con người ở miền núi và
trung du.


<b>II. Chuẩn bị </b>


- GV : Bản đồ địa lý Việt Nam, tranh ảnh về nàh sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt
của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- HS : SGK, VBT


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
<b>1. KT Bài cũ: 5p'</b>


+ Hãy mô tả đơi nét về dãy Hồng Liên Sơn? - 1 HS trả lời
+ Hãy mô tả đôi nét về đỉnh PhanxiPăng? - Lớp nhận xét
<b>2. Bài mới: 25p'</b>


2.1. Giới thiệu: GV giới thiệu & ghi bài - HS ghi vở
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:


a./ Hồng Liên Sơn - nơi cư trú của dân tộc ít người
- Hoạt động1: Làm việc cá nhân (nhóm 2)



- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: + Đọc mục I để TLCH HS đọc thầm & t/luận
+ Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt


hơn so với đồng bằng?


+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hồng Liên Sơn?
+ Xếp thứ tự các dân tộc ít người theo địa bàn cư trú
từ thấp đến cao?


+ Người dân địa phương đi lại bằng gì?


- Bước 2: Trình bày, GV nhận xét đánh giá chốt như
SGK


1 vài em p/biểu - lớpBS
b. Bản làng với nhà sàn:


- Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - HS t/luận nhóm 4 (5)
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS để trả lời câu hỏi
- UDCNTT: Cho hs quan sát video nhà sàn


+ Bản làng thường nằm ở đâu? Bản có nhiều hay ít
nhà?


+ Vì sao 1 số dân tộc ít người lại sống ở nhà sàn?
+ Nhà sàn làm bằng vật liệu gì?


+ Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi ?



- Bước 2: Trình bày kết quả - Các đ/diện nhóm tr/bày
- GV đánh giá , giúp HS hồn thiện câu trả lời nhóm khác n/x bổ sung
- GV tóm tắt ý


c. Làm việc theo nhóm: Hoạt động 3 - HS hoạt động tương tự
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: đọc thầm mục 3, quan sát


ảnh để TLCH:+ Nêu những hoạt động ở chợ phiên?


như hoạt động 2
+ Kể tên 1 số hàng hoá, lễ hội của các dân tộc ít


người


+ N/x gì về trang phục truyền thống của dân tộc ít
người ở H5, H6


- Bước 2: Trình bày KQ. GV đ/g chốt ý như SGK
<b>3. Củng cố – dặn dò:5p' </b>


- GV nhận xét giờ học


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>Chiều</b>


KHOA HỌC


<b>TIẾT 6: VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


1. Kiến thức : Nói tên và vai trị của các thức ăn chứa nhiều vi - ta - min, chất


khoáng và chất xơ.


2. Kĩ năng


- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi - ta - min, chất khoáng và
chất xơ.


- Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều Vi-ta-min, chất khoáng
& chất xơ.


3. Thái độ: Giáo dục HS ăn đủ thức ăn chứa nhiều Vitamin, chất khoáng, xơ &
uống đủ nước.


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>
- Hình trang 14, 15. Sgk


- Bảng phụ, bút viết cho các nhóm.
<b>III. Các hoạt động dạy và học cơ bản</b>


<b>Hoạt động của thầy</b> <b>Hoạt động của trị</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: 4’</b>


- Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa
nhiều chất đạm ?


- Gv nhận xét, tuyên dương
<b>2.1 Giới thiệu bài: 1’</b>
<b>2.2 Nội dung: 25’</b>
<i><b>Hoạt động 1: Trò chơi</b></i>



Thi kể các thức ăn chứa nhiều vi ta
-min, chất khoáng và chất xơ.


<i>Bước 1: Gv chia lớp thành 4 nhóm, u</i>
cầu hs hồn thiện bảng cho sẵn.


<i>Bước 2: u cầu các nhóm trình bày sản</i>
phẩm của mình.


<i>Bước 3: Gv nhận xét, nhóm nào ghi</i>
được nhiều tên thức ăn và đánh dấu vào
các cột tương ứng đúng là thắng cuộc.
<i><b>Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của</b></i>
<i><b>vi - ta - min, chất khoáng, chất xơ và</b></i>
<i><b>nước.</b></i>


<i>Bước 1: </i>


- Kể tên 1 số vi - ta - min mà em biết,
nêu vai trị của vi - ta min đó ?


Nêu vai trị của nhóm thức ăn chứa vi
-ta - min đối với cơ thể ?


- 2 hs trả lời.
- Lớp nhận xét.


- Các nhóm về vị trí của mình.



Các nhóm trao đổi, điền bảng cho sẵn.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của
nhóm mình & tự đánh giá trên cơ sở so
sánh với sản phẩm của nhóm bạn.


- Vi - ta - min A, B, C, D.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

* Kl: Bạn cần biết: Sgk


<i>Bước2: Thảo luận về vai trị của chất</i>
khống:


- Kể tên 1 số chất khoáng mà em biết &
nêu vai trị của nó ?


- Nêu vai trị của nhóm thức ăn chứa
chất khoáng đối với cơ thể ?


<i>* Kl: Một số chất khoáng như sắt, can </i>
-xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể ...
Nếu thiếu các chất khoáng, cơ thể sẽ bị
bệnh...


<i><b>Bước 3: Thảo luận về vai trò của chất</b></i>
<i><b>xơ và nước:</b></i>


- Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn các
thức ăn chứa nhiều chất xơ ?


- Hàng ngày chúng ta cần uống bao


nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ
nước ?


* Kl: Bạn cần biết: Sgk
<b>3. Củng cố, dặn dò: 5p</b>


<i> Hãy nêu vai trò của các chất vi ta </i>
-min, chất khoáng & chất xơ?


<i>- Nhận xét giờ học.</i>
- Vn học bài.


- Chuẩn bị bài sau.


nhưng chúng cũng rất cần cho cơ thể.
Nếu thiếu vi-ta min, cơ thể sẽ bị bệnh...


- Thiếu sắt gây thiếu máu, thiếu


can - xi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ
tim ...


- Hs tự nêu.


- Chất xơ khơng có giá trị dinh dưỡng
nhưng rất cần thiết để đảm bảo hđộng
bình thường của bộ máy tiêu hoá qua
việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải
được các chất cặn bã ra ngoài.



- Hàng ngày chúng ta cần uống khoảng
2 lít nước. Nước chiếm 2/ 3 trọng lượng
cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các
chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì
vậy hàng ngày chúng ta cần uống đủ
nước.


- 2 hs trả lời


TẬP LÀM VĂN


<b>TIẾT 5 : KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩa của nhân vật để
khắc hoạ tính cách của nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện.


2. Kĩ năng: Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể
chuyện theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.


3. Thái độ: Yêu thích văn kể chuyện.


* QTE: Quyền suy nghĩ về nguyên tắc lợi ích tốt nhất giành cho trể em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- GV : bảng phụ, VBT
- HS : SGK, VBT


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>



<b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: (2p) </b>


+ Nhắc lại ghi nhớ của tiết trước?
- Nhận xét


<b>2. Bài mới: </b>


<b>2.1. Giới thiệu bài: (1p) </b>
- Nêu mục đích yêu cầu.
<b>2.2. Phần nhận xét: (10p) </b>
<b>Bài 1, 2 </b>


- HS nêu yêu cầu.


- HS làm cá nhân vào VBT, hai HS làm
bảng.


- Chữa bài:


<b>Bài 3:</b>


- HS đọc yêu cầu.


- Hai HS đọc hai cách kể.


+ Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin
trong hai cách kể đã cho có gì khác
nhau?



- Gv chốt nội dung.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- Cho Hs lấy ví dụ.


<b>2.3. Luyện tập: (20p) </b>
Bài 1:


- HS nêu yêu cầu.


- Gv hướng học sinh làm bài.


- HS đọc thầm đoạn văn và trình bày kết
quả.


- 3 HS trả lời


<b>1. Viết những câu ghi lại ý nghĩ của</b>
cậu bé trong truyện” Người ăn xin”.
- Câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé:
+ Chao ôi! Cảnh nghèo đói……nào!
+ Cả tơi nữa,…….ơng lão.


- Câu ghi lại lời nói của cậu bé:


+ Ơng đừng giận cháu…..cho ơng cả.
<b>2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên</b>
điều gì về cậu?


- Cho thấy cậu là một người nhân hậu,


giầu lịng trắc ẩn, thương người.


<b>3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn</b>
xin trong hai cách kể sau đây có gì
khác nhau?


- C1: Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn
lời của ông lão. Do đó các từ xưng hơ
là từ xưng hơ của chính ông lão với
cậu bé (cháu – lão)


- C2: Tác giả (Nhân vật xưng tôi) thuật
lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể
xưng tôi gọi người ăn xin là ông lão.


 Ghi nhớ.


<b>1. Gạch dưới lời dẫn trực tiếp ( dùng</b>
bút chì), lời dẫn gián tiếp ( dùng bút
mực) trong đoạn văn sau:


- Lời nói gián tiếp:” Cậu bé thứ nhất
định nói dối là bị chó sói đuổi.”


- Lời nói trực tiếp:


+”Cịn tớ,tớ sẽ nói là đang đI thì gặp
ơng ngoại.”


+ “Theo tớ, tốt nhất là chúng mình


nhận lỗi với bố mẹ.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Bài 2</b>


- HS nêu yêu cầu.


- Giáo viên hưỡng dẫn học sinh làm bài.
+ Xác định rõ lời nói của ai? Ai nói với
ai?


+ Cách thay đổi từ xưng hô, dấu ngoặc
kép….


<b>Bài 3:</b>


- HS nêu yêu cầu.


- GV hướng dẫn Hs nắm yêu cầu bài.
+ một HS làm mẫu.


- HS làm bài cá nhân.
- Nhận xét, chữa bài.


<b>3. Củng cố – dặn dò: (2p) </b>
<b>* GDQTE : </b>


- Nhận xét tiết học.


- Dặn HS về học thuộc lòng ghi nhớ
- Hoàn thành bài



- Chuẩn bị bài sau.


văn sau thành lời dẫn trực tiếp:


-> Vua nhìn thấy miếng trầu têm rất
khéo léo, hỏi bà bán hàng nước:


- Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này?
-> Bà lão tâu:


- Tâu bệ hạ, trầu do chính bà têm ạ!
- Vua khơng tin, gặng hỏi mãi, bà lão
đành nói thật:


- Thưa, đó là trầu do con gái già têm.
<b>3. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn</b>
văn sau thành lời dẫn gián tiếp:


“Bác thợ hỏi Hoè là cậu có thích làm
thợ xây khơng.


H đáp rằng H thích lắm.”


- Quyền suy nghĩ về nguyên tắc lợi
ích tốt nhất giành cho trể em



<b>---Ngày soạn: 19/9/2019</b>



<b>Ngày giảng: Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2019</b>
TOÁN


<b>TIẾT 15 : VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
+ Đặc điểm của hệ thập phân.


+ Sử dụng mười ký hiệu (chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
2. Kĩ năng


- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.


- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
3. Thái độ: u thích mơn học.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, VBT


III. các hoạt động dạy học chủ yếu:


<b>Hoạt động của thầy</b> <b>Hoạt động của trò</b>


<b>1. KT bài cũ: (3p) </b>
- Nêu đặc điểm về dãy
số tự nhiên?



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- Cho ví dụ?
- Nhận xét
<b>2. Bài mới:</b>


2.1. Giới thiệu bài: (1p)
- Nêu mục đích yêu
cầu của bài


2.2. Hướng dẫn HS
nhận biết đặc điểm của
hệ thập phân: (10p)
+ ở mỗi hàng có thể
viết được mấy số?


+ Để viết được mọi số
tự nhiên ta dùng mấy
chữ số?


- GV viết số, HS đọc:
999


+ Nêu giá trị của từng
chữ số?


* GV kết luận: Viết số
tự nhiên với các đặc
điểm trên được gọi là
viết số tự nhiên trong
hệ thập phân.



2.3. Luyện tập: (18p)
<b> Bài 1: Viết theo mẫu:</b>
- Hs nêu yêu cầu.
- Gv hướng dẫn mẫu.
- HS làm trong VBT,
một Hs làm bảng.
- 1 HS đọc bài làm
dưới lớp, nhận xét.
- Chữa bài:


<b>* Gv chốt: </b>


+ Củng cố cách đọc
cách số và viết số.
+ HS phân biệt được
giá trị của từng chữ số
trong số.


<b>Bài 2: Viết thành tổng </b>
(theo mẫu):


- Gọi Hs nêu yêu cầu.
- Gv hướng dẫn mẫu.


- Theo dõi


- ở mỗi hàng chỉ viết được một chữ số.


Cứ mười đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị ở


hàng trên tiếp liền nó.


10 đơn vị = 1 chục; 10 chục = 1 trăm; 10 trăm = 1 nghìn.
- Với mười chữ số: 0; 1;; 2; 3; 4; 5; 6;7 ;8 ;9 có thể viết
được mọi số tự nhiên.


- Chín trăm chín mươi chín.


- Kể từ phải sang trái mỗi chữ số 9 lần lượt có giá trị là:
9; 90; 900


<b>1. Hs nêu yêu cầu.</b>


- HS làm trong VBT, một Hs làm bảng.


Đọc số Viết số Số gồm có


Tám mươi nghìn
bảy trăm mười


hai


80 712 8 chục nghìn, 7
trăm,1 chục,2 đơnvị
Năm nghìn tám


trăm sáu mươi tư 5 864


5 nghìn, 8 trăm, 6
chục, 4 đơn vị



……… 2 020 2 nghìn, 2 chục


55 500 5 chục nghìn, 5<sub>nghìn, 5 trăm</sub>
……… 9 000 509 9 triệu, 5 trăm, 9đơn<sub>vị</sub>
<b>2. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- HS làm trong VBT.1
HS làm bảng.


- Nhận xét bài trên
bảng.


+ Em dựa vào đâu để
phân tích?


- GV nhận xét, thống
nhất kết quả.


<b>Bài 3: Ghi giá trị của </b>
chữ số 5 trong mỗi số
ở bảng sau ( theo mẫu)
- Hs nêu yêu cầu.
- Gv hướng dẫn mẫu.
+ Giải thích cách làm?
+ Em có nhận xét gì về
giá trị của từng chữ số
trong một số so với vị
trí các hàng của nó?
- GV nhận xét, thống


nhất kết quả.


- Ai làm đúng giơ tay.
<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>
<b>(3p) </b>


- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.


- HS làm trong VBT.
- 1 HS làm bảng.


- HS đọc bài làm dưới lớp, nhận xét.
873 = 800 + 70 + 3


4 783 = 4000 + 700 + 80 +3
10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7


<b>3. </b>


- Hs nêu yêu cầu.


- HS tự làm bài 1 HS lên bảng điền


Số 45 57 561 5824 5 842 769


Gtrị
chữ số


5 5 <b>50</b> <b>500</b> <b>5000</b> <b>5000 000</b>



- HS làm VBT, một Hs làm bài trên bảng.
- Đọc bài làm dưới lớp, nhận xét.


- Nhận xét bài trên bảng.


* Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó
trong từng số cụ thể.


TẬP LÀM VĂN
<b>TIẾT 6: VIẾT THƯ</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


1. Kiến thức


- HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết câu thông
thường của một bức thư.


2. Kĩ năng: Biết vdụng k thức để viết một bức thư thăm hỏi, trao đổi thơng tin.
3. Thái độ: u thích mơn học


* Các KNS được GD trong bài:


- Kĩ năng giao tiếp: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
- Tìm kiếm và xử lí thơng tin.


- Kĩ năng tư duy sáng tạo.


<b>II. Chuẩn bị </b>



- GV: Bảng phụ viết sẵn phần ghi nhớ.
- HS: SGK, VBT


<b>III. các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>1. Kiểm tra bài cũ: (3p) </b>


- Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
để làm gì?


- Có mấy cách ghi lời nói, ý nghĩ của
nhân vật?


- Nhận xét
<b>2. Bài mới: </b>


1. Giới thiệu bài: (1p)


- Nêu mục đích yêu cầu của bài “ Viết
thư”


2.2. Phần nhận xét: (10p)
- Gọi HS đọc phần nhận xét.


- Một HS đọc bài: “Thư thăm bạn”
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để
làm gì?


- Người ta thường viết thư để làm gì?



- Để thực hiện mục đích trên, một bức
thư cần có nội dung gì?


- Qua bức thư em đã đọc em thấy một
bức thư thường mở đầu và kết thúc như
thế nào?


2.3. Phần ghi nhớ:


- 2, 3 Hs đọc ghi nhớ trong SGK, cả lớp
đọc thầm.


2.4. Phần luyện tập: (18p)
a, Tìm hiểu đề:


- HS đọc đề.


Đề bài: Em viết thư gửi một bạn ở
<b>trường khác để thăm hỏi và kể cho</b>
<b>bạn nghe tình hình lớp và trường em</b>
<b>hiện nay.</b>


- HS xác định yêu cầu đề


- Gv gạch chân những từ quan trọng.
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
+ Mục đích viết thư để làm gì?


+ Thư cho bạn cùng tuổi cần xưng hơ



- 2-3 Hs lên trả lời


- Có 2 cách: trực tiếp, gián tiếp


- HS lắng nghe.


- Cả lớp trả lời câu hỏi


- Để chia buồn cùng Hồng vì gia đình
Hồng vừa bị trận lũ lụt gây đau thương
và mất mát lớn.


- Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho
nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia
buồn, bày tỏ tình cảm với nhau.


- Một bức thư cần có các nội dung sau:
+ Nêu lí do, mục đích viết thư.


+ Thăm hỏi tình hình của người nhận
thư.


+ Thơng báo tình hình của người viết
thư.


+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ
tình cảm với người nhận thư.


+ Đầu thư: Ghi địa chỉ, thời gian viết


thư, lời thưa gửi.


+ Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn,
hứa hẹn của người viết thư.


- 2-3 HS đọc


- Một bạn ở trường khác.


- Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình
ở lớp và ở trường em hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

như thế nào?


+ Cần hỏi thăm bạn những gì?


+ Cần kể cho bạn nghe những gì về tình
hình lớp, trường hiện nay?


+ Nên chúc bạn, hứa hẹn với bạn điều
gì?


b, HS thực hành viết thư.
- Nhiều HS đọc bài viết.


- Nhận xét, chấm, chữa 2, 3 bài.
* Các KNS được GD trong bài:


<b>Lập dàn ý:</b>
1. Phần đầu thư:



- Nơi viết ngày tháng năm
- Lời xưng hô


2. Phần chính thư


- Đoạn 1: - Nêu mục đích, lí do viết thư
- Đoạn 2: - Thăm hỏi tình hình của
người nhận thư


- Đoạn 3: - Kể cho bạn nghe về tình
hình học tập của mình


- Đoạn 4: - Nêu ý kiến trao đổi với
người nhận thư


3. Phần cuối thư


- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn
- Chữ kí và tên hoặc họ tên.


- Sức khoẻ, học hành ở trường mới, tình
hình gia đình, sở thích của bạn.


- Tình hình học tập ở trường, sinh hoạt,
vui chơi, cô giáo, bạn bè…


- Chúc bạn khoẻ, hẹn gặp lại.
- HS viết bài vào vở



- Kĩ năng giao tiếp: Ứng xử lịch sự
trong giao tiếp.


- Tìm kiếm và xử lí thơng tin.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.


<b>BÀI THAM KHẢO</b>
Nha Trang, ngày... tháng... năm...
Hồng Nhung thân mến


Có lẽ đã hơn hai tháng rồi chúng
mình bặt tin nhau. Chẳng phải Hồng
Nhung lười viết thư hay tại mình khơng
siêng năng thư từ mà sợi dây liên lạc bị
gián đoạn. Chúng mình chẳng ai có lỗi
cả, đứa nào cũng đang vùi đầu vào học
chuẩn bị cho kì thi giữa kì sắp tới đây
thơi, phải không Nhung? Đêm nay, sau
khi học bài xong, mình dành cho cậu
toàn bộ thời gian tối nay đấy nhé, thích
khơng nào?


Hồng Nhung ơi! Gia đình cậu vẫn
bình thường đấy chứ? Cậu có khỏe
khơng? Vui nhiều không? Chiếc răng
sâu vẫn hay hành hạ cậu, cậu đã nhổ đi
chưa? Anh Tồn đi bộ đội lâu nay có về
phép khơng? Bé Phương Như hết khóc
nhè rồi chứ? Cây mận sau vườn nhà cậu
mùa này có sai quả khơng? Nhớ gửi một


bọc thật to vào cho tụi này đấy nhé.
Thèm hết chỗ nói!


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>3. Củng cố- Dặn dò: (3p) </b>


- Một bức thư gồm những phần nào?
- Nhận xét tiết học.


- Về hồn thành bài.


chứ? Cơ vẫn dạy lớp Ba, cơ hỏi thăm
cậu ln đấy cịn thằng Trung "tồ" nó
học tiến bộ lắm. Học kì vừa qua, cậu ta
xếp thứ mười lăm, cu cậu mừng quýnh.
Nó đã hết bệnh ngủ gật trong lớp rồi.
Hương "tóc vàng" học vẫn chăm và ln
dẫn đầu lớp. Mình ráng dữ lắm mà cũng
đành phải ngậm bồ hịn đứng sau nó một
bậc, thế mới tức chứ! Cịn này nữa. Vừa
rồi hội diễn văn nghệ tồn trường, lớp
mình có ba tiết mục: một kể chuyện,
một đơn ca và một tiết múa. Đơn ca và
múa đạt giải nhất, còn kể chuyện đạt
giải ba. Giá như có Hồng Nhung thì giải
nhất kể chuyện đã thuộc về lớp mình
rồi. Tháng này, lớp mình nhận cờ đỏ.
Các bạn mừng lắm. Bố mình bảo, cuối
năm mình đạt học sinh giỏi, bố sẽ mua
cho một cái máy vi tính vừa học vừa
giải trí. Mình đang cố gắng đây. Khi nào


có tin vui mình sẽ báo tin liền cho cậu.
Cậu cũng phải tranh thủ thì giờ viết thư
về kẻo chúng nó mong lắm đấy.


Thư đã dài, mình dừng bút đây. Cho
mình gửi lời chúc sức khỏe hai bác và
bé Phương Như.


Bạn thân
Trần Ngọc Bích


AN TỒN GIAO THƠNG (20’)
<b>BÀI 3: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


<b>1. Kiến thức</b>


- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, đẽ đi, nhưng phải đảm bảo an
tồn.


- HS hiểu vì sao đối với trẻ em có điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng
quy định mới có thể được đi xe ra phố.


- Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.


<b>2. Kĩ năng: Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi trên đường, trước</b>
khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ
đi xe đạp khi thật cần thiết.



-Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT.
<b>II. Chuẩn bị</b>


GV: xe đạp của người lớn và trẻ em
Tranh trong SGK


<b>III. Hoạt động dạy học</b>


<b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<b>Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài</b>
mới.


- GV cho HS nêu tác dụng của vạch kẻ
đường và rào chắn.


- GV nhận xét, giới thiệu bài


<b>Hoạt động 2: Lựa chọn xe đạp an toàn.</b>
- GV dẫn vào bài: ở lớp ta ai biết đi xe
đạp?


- Các em có thích được đi học bằng xe đạp
khơng?


- Ở lớp những ai tự đến trường bằng xe
đạp?


- GV đưa ảnh một chiếc xe đạp, cho HS


thảo luận theo chủ đề:


- Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe
như thế nào?


<b>Hoạt động 3: Những quy định để đảm</b>
<b>bảo an toàn khi đi đường.</b>


- GV cho HS quan sát tranh trong SGK
trang 12,13,14 và chỉ trong tranh những
hành vi sai (phân tích nguy cơ tai nạn.)
- GV nhận xét và cho HS kể những hành
vi của người đi xe đạp ngồi đường mà êm
cho là khơng an tồn.


- GV : Theo em, để đảm bảo an toàn người
đi xe đạp phải đi như thế nào?


<b>Hoạt động 4: Trị chơi giao thơng.</b>


- GV kẻ trên sân đường vịng xuyến với
kích thước mặt đường thu nhỏ để HS
thhực hành bằng xe đạp. Trên đường có


- HS trả lời


- HS liên hệ bới bản thân và tự trả
lời.


- Xe phải tốt, các ốc vít phải chặt


chẽ lắc xe khơng lung lay..


- Có đủ các bộ phận phanh, đèn
chiếu sáng, …


- Có đủ chắn bùn, chắn xích…
- Là xe của trẻ em.


* HĐ nhóm


- Các tranh trang 13,14


- HS kể theo nhận biết của mình.
- Đi bên tay phải , đi sát lề đường
dành cho xe thô sơ.


- Khi chuyển hướng phải giơ tay
xin đường.


- Đi đêm phải có đèn phát sáng….
* HĐ cả lớp


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

các vạch kẻ đường chia làn xe và bố chí
các tình huống để HS đi.


<b>Hoạt động 5: Hoạt động củng cố</b>
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV dặn dò, nhận xét


<b>SINH HOẠT LỚP TUẦN 3 (15p)</b>


<b>I. Mục tiêu</b>


- HS kiểm điểm được tình hình học tập trong tuần 3.
- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần 4.


<b>II. Đồ dùng dạy học: </b>


- Những ghi chép trong tuần.


<b>III. Các hoạt động dạy và học cơ bản:</b>


<b>1. Ổn định tổ chức: HS hát tập thể một bài hát. 1p</b>
<b>2. Tiến hành sinh hoạt: 9p</b>


<b>2.1. Nêu yêu cầu giờ học</b>


<b>2.2. Cán sự lớp lên điều khiển các bạn</b>


- Từng tổ trưởng nhận xét từng mặt trong tuần.


- Lớp phó học tập lên nhận xét tình hình học bài và làm bài của lớp trong tuần.
- Lớp phó lao động nhận xét về việc giữ vệ sinh lớp và vệ sinh môi trường.
- Lớp trưởng nhận xét chung các mặt.


- Giáo viên nhận xét, tổng kết chung tất cả các hoạt động.
* ưu điểm :


...
...
………....……….


………
……….


……….
………


……….


……….
………
….………


* Một số hạn chế:


...
...
……….
* Phư ơng h ướng tuần tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

...
……….…………...……….
……….


……….
……….
………


<i><b> 2.3. Sinh hoạt hát, múa, đọc báo đội:</b></i>
- Lớp phó phụ trách văn nghệ điều hành.



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×