Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thuyết trình biện pháp giáo dục hiệu quả nâng cao chất lượng môn Âm nhạc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 12 trang )

BIỆN PHÁP: “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG TẬP ĐỌC
NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 6”
1. PHẦN MỞ ĐẦU
Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý
của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm
hồn, trí tuệ và thể chất. Đây là một mơn học khơng giống những mơn học khác,
mơn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm “Học vui vui học”. Vì vậy tạo cho các em say mê hứng thú học tập là rất cần thiết.
Bản thân tôi thấy giảng dạy môn Âm nhạc, để học sinh nắm vững kiến
thức Tập đọc nhạc thông qua các bài học là khả năng tư duy riêng của mỗi giáo
viên dạy mơn Âm nhạc. Có thể giáo viên này thành cơng với phương pháp này,
giáo viên khác thì thành cơng với phương pháp khác. Nhưng kết quả cuối cùng
mà chúng ta muốn đạt được với học sinh là: Việc tiếp thu và vận dụng tốt kiến
thức đã học để áp dụng cho đọc tốt các bài Tập đọc nhạc. Từ đó nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập môn Âm nhạc của học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn giải pháp "Đổi mới phương pháp
rèn kỹ năng Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6"
2. NỘI DUNG
2.1. Nội dung biện pháp
2.1.1. Khái niệm
Âm nhạc có vai trị rất to lớn, đem đến những khối cảm thẩm mỹ cao, là
“Món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc ở
trường Trung học sơ sở nói chung và lớp 6 nói riêng mặc dù khơng nhằm đào
tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ
yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc. Thông qua phần tập đọc nhạc rèn luyện cho
học sinh tính kiên nhẫn, thói quen chuẩn xác trong cơng việc. Tập đọc nhạc sẽ
hình thành cho các em tính thẩm mỹ âm nhạc được kết cấu chặt chẽ hơn.
2.1.2 Cách thức thực hiện: Sử dụng các phương pháp rèn kỹ năng Tập
đọc nhạc:
- Phương pháp 1: Rèn kỹ năng ghi nhớ vị trí tên nốt nhạc và nhớ cao độ
cho học sinh.
- Phương pháp 2: Phương pháp rèn kĩ năng đọc đúng về cao độ.




2
- Phương pháp 3: Phương pháp rèn kỹ năng đọc ngân dài về trường độ.
- Phương pháp 4: Phương pháp rèn kỹ năng gõ tiết tấu.
- Phương pháp 5: Phương pháp rèn kỹ năng luyện tai nghe.
- Phương pháp 6: Phương pháp rèn kỹ năng nhớ lời ca bài Tập đọc nhạc.
2.1.3. Quá trình thực hiện các phương pháp rèn kỹ năng Tập đọc nhạc.
2.1.3.1. Phương pháp rèn kỹ năng ghi nhớ vị trí tên nốt nhạc và nhớ
cao độ cho học sinh:
Để cho học sinh có thể ghi nhớ được vị trí tên nốt nhạc và nhớ cao độ cho
học sinh với phương châm: “Học mà vui - Vui mà học”
Ví dụ: Tơi đã sáng tạo tổ chức cho các em chơi Trò chơi “Ghi nhớ tên
nốt và vị trí nốt nhạc”:
Hình thức chơi: Cho 7 em học sinh lên bảng, đứng trước lớp và giáo viên
qui định từ em số 1 đến số 7 tương ứng với bảy nốt nhạc trên khuông nhạc: Đô
- Rê - Mi - Fa - Son - La - Si. Em mang tên nốt nhạc Đơ tên là Đơ ở vị trí tương
ứng là nằm ở dòng kẻ phụ thứ nhất bên dưới khuông nhạc đứng đầu tiên ; tiếp
đến là em mang tên nốt nhạc Rê tên là Rê ở vị trí dưới nốt Mi ở dưới sát dịng kẻ
chính thứ nhất; em mang tên nốt nhạc Mi tên là Mi nằm ở dòng kẻ nhạc thứ
nhất....(tương tự như vậy, tiếp tục qui định các em mang tên các nốt nhạc còn lại
ở vị trí từ thấp đến cao cho hết 7 em tương ứng với các vị trí 7 nốt nhạc trên
khuông nhạc). Giáo viên sẽ gọi tên nốt nhạc bất kì, gọi tên nốt nhạc nào thì em
mang tên đó sẽ hơ to tên nốt nhạc mình mang tên, đồng thời yêu cầu phải đọc
đúng cao độ nốt nhạc đó và bước về phía bảng điền nốt nhạc đó vào vị trí tương
ứng trên khng nhạc giáo viên đã kẻ sẵn trên bảng.
Giáo viên thực hiện như vậy lần lượt 7 tên nốt để các em nhớ được tên nốt
nhạc và ghi đúng vị trí nốt nhạc trên khng nhạc. Sau khi các em đã nhớ rõ vị
trí và tên nốt nhạc mình mang tên, giáo viên chọn một bài tập đọc nhạc và đọc
các nốt của bài tập đọc nhạc đó để 7 em học sinh đọc tên nốt nhạc mình theo

giai điệu bài Tập đọc nhạc đó thành một giai điệu, cứ như vậy thay đổi lần lượt
các nhóm học sinh khác của lớp được tham gia.
Ngồi ra để các em khắc sâu hơn và nhớ nhanh, sau mỗi bài học Tập đọc
nhạc mới, nhắc nhở các em về nhà làm bài tập chép lại bản nhạc bài Tập đọc
nhạc đã học đồng thời giáo viên có kiểm tra, nhận xét, đánh giá xếp loại để động
viên các em.


3

Hình ảnh học sinh lên bảng thực hiện
Như vậy qua phương pháp rèn kỹ năng trên giúp cho các em học hứng
khởi hơn, sơi nổi hơn và nhớ vị trí tên nốt nhạc nhanh hơn.
2.1.3.2. Phương pháp rèn kĩ năng đọc đúng về cao độ:
Ngoài việc dùng đàn organ đàn từng tiết nhạc, câu nhạc nhiều lần cho
các em cảm nhận do thính giác cịn cần phải kết hợp phân biệt độ cao bằng các
trực giác:
Ví dụ: Khi đọc bài TĐN số 6 – trời đã sáng rồi, để giữ tốt về cao độ giáo
viên chia lớp ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một câu nhạc có
trong bài TĐN. Giáo viên dùng đàn ogran đàn từng nốt nhạc của câu nhạc cho
mỗi nhóm đó đọc và giữ độ cao của mình, tiếp sau đó giáo viên dùng tay chỉ huy
vào từng nhóm, tay chỉ huy vào nhóm nào thì nhóm đó đọc câu nhạc của nhóm
mình, nếu chỉ huy cả lớp thì các nhóm đồng thanh đọc bài Tập đọc nhạc.
Như vậy, cũng giúp cho các em giữ và định vị được cao độ, đồng thời tạo
cho tiết học thêm vui, hứng khởi.


4

Bài Tập đọc nhạc số 6: Trời đã sáng rồi


Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc Tập đọc nhạc (Hình ảnh trong
tiết 20 Âm nhạc lớp 6 - Trường PTDTBT THCS xã Thái Bình)
2.1.3.3. Phương pháp rèn kỹ năng đọc ngân dài về trường độ:
Ở lớp 6 khi học Tập đọc nhạc, về trường độ các em học sinh hay gặp khó
khăn nhất là khi ngân các nốt nhạc có giá trị trường độ ngân dài 2,3,4 phách. Bới
vậy, muốn giữ được trường độ (độ dài) chính xác ở các hình nốt cho học sinh,
tơi đã sử dụng các cách sau:
- Giáo viên dùng cách cho học sinh đọc ngân dài: Qui định ở các bài học
Tập đọc nhạc, yêu cầu học sinh tai chú ý nghe giáo viên gõ phách và học sinh


5
ngân theo số phách theo yêu cầu của bài tập đọc nhạc. Nếu học sinh thực hiện
tốt, tích cực tuyên dương, khen ngợi các em trước lớp, giúp các em mạnh dạn, tự
tin học tập tốt hơn.
- Giáo viên dùng cách đếm phách:
Ví dụ: Trong bài Tập đọc nhạc số 7 - Chơi đu. Ở tất cả cuối các câu nhạc
trong bài Tâp đọc nhạc đều là hình nốt trắng chấm dơi (Ngân trường độ là 3
phách). Vì vậy khi đọc kết hợp vỗ tay theo phách mạnh, nhẹ ở mỗi câu khi đến
kết, giáo viên cần đếm 2,3 cho các em đọc ngân, vỗ tay đủ phách rồi mới đọc
tiếp câu nhạc tiếp theo, đồng thời yêu cầu học sinh ngân đủ đến dứt tiếng đếm
của giáo viên thì đọc tiếp.

Học sinh vỗ tay theo phách bài Tập đọc nhạc (Hình ảnh trong tiết 23
Âm nhạc lớp 6 - Trường PTDTBT THCS xã Thái Bình)
2.1.3.4. Phương pháp rèn kỹ năng gõ Tiết tấu:
Cao độ và trường độ là hai yếu tố cấu thành lâu dài âm nhạc. Các em học
sinh đã nắm được âm thanh và giai điệu rồi thì tiết tấu cũng rất cần thiết cho
"Tập đọc nhạc". Học phân mơn Tập đọc nhạc địi hỏi học sinh phải biết gõ tiết

tấu để giữ được nhịp, phách, không bị cuốn nhịp.
VD: Nhịp 2/4


6

Đọc và gõ: Đơn đơn đen, đơn đơn đen, đơn đơn đơn đơn trắng.
Ngoài cách gõ tiết tấu bằng thanh phách, tơi cịn thường xun cho học
sinh thực hiện các trị chơi theo tiết tấu của bài Tập đọc nhạc.
Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát một tiết tấu, liên quan đến bài
"Tập đọc nhạc" đã và đang học kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
Trước tiên yêu cầu các em quan sát giáo viên thực hiện mẫu, sau đó học
sinh thực hiện vỗ tay tiết tấu theo giáo viên.
Quy định nếu hai bàn tay của giáo viên chưa vỗ vào nhau mà các em đã
vỗ rồi thì phải đọc một bài Tập đọc nhạc hoặc là thực hiện theo yêu cầu của giáo
viên.
Với hình thức như trên, sẽ tạo cho các em luyện tiết tấu tốt hơn.

Học sinh vỗ tay theo tiết tấu câu nhạc của bài Tập đọc nhạc (Hình ảnh
trong tiết Âm nhạc lớp 6 - Trường PTDTBT THCS xã Thái Bình)


7
2.1.3.5. Phương pháp rèn kỹ năng luyện tai nghe:
Tai là một bộ phận chủ yếu giúp con người nhận biết âm thanh, thưởng
thức âm nhạc. Tai có thính mới có thể phân biệt các nốt, các quãng, các giai
điệu, các loại nhạc cụ.
Luyện tai nghe giúp các em hát đúng, nhận biết chỗ sai và biết thường
thức âm nhạc. Vì vậy trong quá trình giảng dạy để cho các em học sinh có thể
rèn luyện tai nghe, nhận biết đúng âm thanh và nhận biết được giá trị trường độ

của các hình nốt một cách đơn giản nhất mà hiệu quả tơi đã cho các em luyện
như sau:
Ví dụ: Ở bài TĐN số 3: Thật là hay. Sau khi học sinh đã đọc được bài Tập
đọc nhạc, giáo viên sẽ đàn bài Tập đọc nhạc không theo thức tự các câu có trong
bài Tập đọc nhạc mà sẽ đàn bất kì câu nhạc nào có trong bài Tập đọc nhạc.
Câu 4: La - Đố - La, Đố - Son - La, Mi - Son - Đô - Đô - Đô.
Rồi sau đó đàn:
Câu 3: Son - La - Son, Son - Mi - Son, Son - Son - Đố - Đố - La.

Giáo viêu yêu cầu các em nghe và đốn xem đó là câu nhạc thứ mấy và
đọc câu nhạc đó kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp của bài Tập đọc nhạc. Học sinh
đốn đúng và đọc chính xác, giáo viên tuyên dương và khen thưởng bằng những
tràng vỗ tay của các bạn học sinh trong lớp. Đây là hình thức “Học mà vui - Vui
mà học”, khơng chỉ tạo được sự tập trung chú ý nghe nhạc của học sinh, rèn cho
học sinh nghe tốt, đọc đúng, ngân đủ trường độ mà cịn tạo được khơng khí học
tập vui tươi, thoải mái, tích cực, hiệu quả của học sinh trong giờ học.


8

(Vi deo)
Hình ảnh học sinh nghe câu nhạc và thực hiện theo yêu cầu trong giờ
học Âm nhạc lớp 6 - Trường PTDTBT THCS xã Thái Bình
2.1.3.6. Phương pháp rèn kỹ năng nhớ lời ca bài Tập đọc nhạc:
Thông thường khi học môn Âm nhạc, các em học sinh chỉ muốn học phân
mơn học hát, cịn đối với phân mơn Tập đọc nhạc các em hay học kiểu đối phó,
đọc được nhạc bài Tập đọc nhạc rồi nhưng lại không thuộc lời ca bài Tập đọc
nhạc, mặc dù trên lớp giáo viên đã cho ghép lời ca nhiều lần theo các hình thức
theo dãy, bàn, nhóm, gõ đệm…Chính vì vậy, bản thân tôi khi dạy các bài Tập
đọc nhạc, để các em có thể học và nhớ lời ca bài Tập đọc nhạc, khi học khơng

cảm thấy gị bó, bắt buộc, tôi đã cho các em ghép lời ca với hình thức kết hợp
với các động tác phụ họa theo lời ca hoặc vận động nhẹ nhàng…Nhờ vậy mà
các em học sinh đã tích cực, yêu thích hơn khi học phân môn Tập đọc nhạc,
đồng thời thuộc và ghi nhớ lời ca dễ dàng, hiệu quả hơn.


9

Hình ảnh học sinh vận động nhẹ nhàng khi hát lời ca bài Tập đọc nhạc
trong giờ học Âm nhạc lớp 6 - Trường PTDTBT THCS xã Thái Bình
2.2. Đánh giá kết quả thu được
2.2.1. Cách thức thu thập dữ liệu: Quan sát thực tế về việc thực hành các
phân môn của bộ môn Âm nhạc, kết quả học tập của học sinh thực hiện trong
tiết học và khi học sinh tham gia các phong trào, cuộc thi văn nghệ trong và
ngồi nhà trường.
2.2.2. Cách thức phân tích, đánh giá kết quả: Qua tinh thần học tập trên
lớp, ngoài lớp, so sánh mức độ hứng thú và chất lượng đạt được trước khi thực
hiện và sau khi thực hiện các phương pháp rèn kỹ năng Tập đọc nhạc.
2.2.3. Kết quả:
Để có thể thấy rõ hơn hiệu quả của việc áp dụng giải pháp"Đổi mới
phương pháp rèn kỹ năng Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 6” tôi đưa ra bảng so
sánh mà bản thân đã tiến hành khảo sát, theo dõi trước và sau khi áp dụng các
biện pháp này của học sinh lớp 6 trong năm học 2019-2020 như sau:
Trước khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi khảo sát được kết
quả:
Năm học

Lớ
p


TS
H

Chưa đọc
được bài

Đọc được
bài Tập đọc

Đạt yêu
cầu

Không đạt
yêu cầu


10
S
Đầu năm
học

6

Tập đọc
nhạc

31 17/31 =
54,8%

nhạc

14/31
=45,2%

14/31=54, 17/31=45,2
8%
%

2019 2020
Sau khi áp dụng đổi mới các phương pháp, tôi thu được kết quả:
Năm học

Lớp

Kết quả cuối
năm học

6

TS Chưa đọc
HS được bài
Tập đọc
nhạc
31

0/31 =
0%

Đọc được
bài Tập
đọc nhạc

31/31=
100%

Đạt yêu
cầu

31/31=
100%

Không đạt
yêu cầu

0/31 = 0%

2019 - 2020

- Những yếu tố cần thiết đối với việc áp dụng biện pháp để đảm bảo
tính hiệu quả.
Để áp dụng các phương pháp rèn kỹ năng Tập đọc nhạc cho học sinh lớp
6 có hiệu quả. Tơi nhận thấy, phần lớn các yếu tố làm cho học sinh hứng thú học
tập, đạt được hiệu quả đều phụ thuộc vào vai trò của giáo viên. Mỗi giờ dạy giáo
viên cần tìm ra được các phương pháp dạy linh hoạt để dạy tốt phân môn Tâp
đọc nhạc. Đặc biệt là đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ để phục vụ
hiệu quả cơng tác dạy học. Động viên, khích lệ học sinh, đưa các trò chơi Âm
nhạc vào giờ dạy, thu hút các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, tạo cho các em học
sinh có kỹ năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn, tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng
và tạo sự say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc
sống.
3. KẾT LUẬN
Qua thực hiện các phương pháp rèn kỹ năng Tập đọc nhạc cho học sinh.

Các tiết lên lớp dạy nhạc, đối với phân môn Tập đọc nhạc đã thoải mái, dễ dàng
hơn, học sinh hứng thú học tập hơn và đạt được kết quả cao hơn.


11
Các em u thích phân mơn tập đọc nhạc nói riêng và phân mơn học hát
nói chung. Nhiều em đã tích cực xung phong đọc bài làm cho khơng khí lớp học
sôi nổi hơn.
Học sinh đã nhận biết nhanh vị trí nốt nhạc và tên nốt nhạc, đã đọc đúng,
chuẩn cao độ kết hợp gõ đệm theo phách , theo nhịp chính xác, đọc ngân đủ giá
trị trường độ và ghép thuộc lời ca bài Tập đọc nhạc.
Học sinh đã mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, hứng thú trong các giờ học.
Các em học sinh từ nhận biết chậm vị trí tên nốt nhạc, chưa đọc đúng cao
độ, chưa ngân đủ trường độ nốt nhạc, qua áp dụng các kĩ năng rèn luyện Tập đọc
nhạc đã nhận biết đúng vị trí nốt nhạc, đọc được bài tập đọc nhạc, cụ thể là một
số em học sinh. Có nhiều em đọc tốt bài Tập đọc nhạc, tỏ ra có năng khiếu về bộ
môn Âm nhạc và được giáo viên lựa chọn vào đội văn nghệ nhà trường.

Các em học sinh đã mạnh dạn, tự tin hơn, tham gia sơi nổi, tích cực vào
các hoạt động văn hóa, văn nghệ của nhà trường, của ngành, của địa phương.
Tham gia các cuộc thi văn nghệ đạt kết quả cao.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ


12

Hoàng Thị Vương




×