Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ứng dụng VSV trong chăn nuôi,thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.13 KB, 5 trang )

Nhóm 4 :
 Lâm Thị Tho
 Kiều Tấn Phát
 Trần Thanh Tâm
 Chao Thị Bốp Pha
 Trần Thị Bích Hiểu
Câu 1 Ứng dụng VSV trong bảo quản thức ăn gia súc
* Cơ sở bảo quản thức ăn gia súc là làm chậm hoặc ngăn ngừa tác động
hủy hoại của các nhân tố có hại đối với thức ăn
 Dựa vào cơ sở này người ta bảo quản thức ăn tuân thủ 3 nguyên tắc
và 2 biện pháp cơ bản để ngăn ngừa hoặc giết chết VSV hủy hoại thức ăn gia
súc
1.1 3 nguyên tắc bảo quản thức ăn:
1) Nguyên tắc Bioza: Thức ăn được cất giữ ở điều kiện vệ sinh cao, với
môi trường vô trùng tuyệt đối để luôn luôn giữ trạng thái tươi sống
ban đầu của nguyên liệu.
2) Nguyên tắc Abioza: Đình chỉ hoàn toàn sự sống của các VSV gây
nhiễm. Với các phương pháp sau:
- Thanh trùng ở nhiệt độ cao
- Chiếu xạ và siêu âm
- Dùng các loại hóa chất bảo quản
3) Nguyên tắc Anabioza: Hạn chế sự phát triển của VSV và hoạt tính của
các enzym, nhưng không giết chết hoặc đình chỉ hoàn toàn. Các biện pháp
thường dùng sau:
- Bảo quản thức ăn ở trạng thái lạnh;
- Bảo quản thức ăn bằng cách phơi hay sấy khô;
- Bảo quản thức ăn bằng cách tạo áp suât thẩm thấu;
- Bảo quản thức ăn bằng axit;
- Bảo quản thức ăn bằng khí trơ và CO
2
;


- Bảo quản thức ăn bằng cách tạo điều kiện cho quá trình len men có
lợi.
1.2 2 biện pháp cơ bản trong công tác bảo quản thức ăn :
- Biện pháp khống chế số lượng VSV xâm nhập vào thức ăn;
- Biện pháp khống chế điều kiện ngoại cảnh có liên quan đến họat
động sống của VSV.
1.3 Từ 3 nguyên tắc và 2 biện pháp trên người ta có các phương pháp
bảo quản thức ăn như sau:
1. Phương pháp vật lí:
a) Phương pháp làm khô: Xử lí nhiệt để làm khô thức ăn
b) Phương pháp làm lạnh: Bảo quản thức ăn ở nhiệt độ thấp
c) Phương pháp kín: Ngăn cách thức ăn với môi trường ngoài tránh lây
nhiễm VSV hoặc tạo môi trường không có oxi gây ức VSV hảo khí phát
triển
d) Phương pháp chiếu xạ: Sử dụng các tia xạ để bảo quản thức ăn;
2. Phương pháp hóa học:
a) Sát trùng kho: Dùng một số hóa chất có tác dụng diệt côn trùng và diệt
khuẩn mạnh để sát trùng kho trước khi đưa thức ăn vào bảo quản như chất
malathion, hợp chất chứa clo và brom
b) Xông thức ăn: Dùng hóa chất bay hơi có tính xát trùng mạnh như
CH
3
Br
c) Phun hoặc quét phía ngoài thức ăn: Một số thức ăn củ, quả, hạt có thể
bảo quản bằng việc phun các dung dịch háo chất như axi benzoic, socbic 1%
d) Trộn trực tiếp vào thức ăn bảo quản: Dùng các chất có nồng độ cao để
ngâm thức ăn như: axit socbic, axit benzoic, Na
2
S
2

O
3
3. Phương pháp sinh học là phương pháp sử dụng tác nhân VSV tác động
trực tiếp lên thức ăn tạo ra môi trường không thuận lợi cho VSV gây thối,
hỏng họat động, do đó thức ăn được bảo quản
a) Phương pháp làm khô sinh học:
Lợi dụng sự sinh nhiệt của VSV trong quá trình sống của chúng như vi
khuẩn Streptococcus thermophilus (70-75
0
C/15 phút), Lacobacillus
bungaricus (70
0
C/30 phút), Bacillus subtilis(100
0
C/15-20 phút)
b) Phương pháp ủ xanh:
Lợi dụng vi khuẩn len men lactic có sẵn trong thức ăn xanh như vi
khuẩn Streptococcus lactic, Lactobacter lactic
Câu 2. Ứng dụng của vi sinh vật trong chăn nuôi:
*Ứng dụng protein nấm men trong chăn nuôi
Nấm men được sử dụng cho chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới dạng bột
sinh khối men khô bổ sung vào khẩu phần thức ăn.
Các sản phẩm của nấm men được sản xuất của nhiều nước có hàm lượng
protein cao, không độc đã cho kết quả nuôi dưỡng rất tốt đối với động vật
nuôi. Một hiệu quả có ý nghĩa quan trọng nữa là nguồn protein từ nấm men
đã góp phần giải quyết sự thiếu hụt thức ăn đạm có giá trị dinh dưỡng cao
trong chăn nuôi.
*Các nhà khoa học Mỹ đã phân lập từ bã mía, một loại vi khuẩn phân giải
chất xơ mạnh và đã sử dụng để sản xuất protein từ bã mía, lõi ngô, rơm rạ
không qua thủy phân bằng H

2
SO
4
,hiệu suất chuyển hóa cao : 113 – 136 kg bã
mía cho 18-23 kg protein.
*Ứng dụng enzym trong chăn nuôi
Tuy đã biết hơn 1000 loại enzym khác nhau, nhưng cũng chỉ các enzym
thủy phân mới đươc sử dụng rộng rãi trong hơn 30 ngành kinh tế khác nhau,
đó là các enzym amilaza và enzym proteaza. Lượng các enzym sản xuất
hàng năm : proteaza từ vi khuẩn là 500 tấn/năm ; proteaza từ nấm mốc là 10
tấn/năm ; amilaza là 300 tấn/năm ; pectinaza là 10 tấn/năm.
Sử dụng trong nông nghiệp : enzym có ứng dụng nhiều trong nông
nghiệp, đặc biệt là trong chăn nuôi, với mục đích là làm tăng giá trị dinh
dưỡng, tăng hệ số tiêu hóa thức ăn, giảm chi phí thức ăn… enzym được
dùng ngày càng nhiều ở các nước trên thế giới.
Các chế phẩm enzym có thể được chế ở 2 dạng:
+ Dạng thô : Môi trường nuôi cấy VSV cho enzym.
+ Dạng tinh : Dịch chiết từ môi trường nuôi cấy VSV cho enzym.
Trong các chế phẩm này thường là phức hợp của các enzym amilaza,
proteaza, pectinaza, cellulaza.
*Ứng dụng axit amin trong chăn nuôi
Axit amin được dùng trong chăn nuôi chủ yếu là ở dạng bổ sung vào
khẩu phần thức ăn nhằm làm hoàn thiện hơn về dinh dưỡng. Trong số các
axit amin thì lyzin và methionin được sử dụng nhiều nhất.
*Sử dụng vitamin trong chăn nuôi
Vitamin B
12
được dùng để bổ sung vào thức ăn gia súc trong chăn nuôi
nhằm nâng cao hệ số tiêu hóa của thức ăn, đặc biệt là giúp cho gia súc nâng
cao được khả năng đồng hóa các nguồn protein thực vật, giảm lượng protein

động vật, làm cho tăng trọng nhanh, tăng sản phẩm chăn nuôi.
Một phương pháp sinh học sản xuất vitamin tổng hợp có khả năng thực
thi ở nhiều nước có trình độ kinh tế kỹ thuật khác nhau đó là phương pháp
nuôi vi tảo thu sinh khối. Sinh khối vi tảo có hàm lượng khá cao, có thể thỏa
mãn nhu cầu của động vật nuôi khi bổ sung sinh khối tảo với tỷ lệ nhất định.
*Ứng dụng của dextran trong chăn nuôi
Sử dụng trong chăn nuôi là chế phẩm dextran-Fe, chế phẩm được nhiều
nước sản xuất mang các tên như Dextran-Fe 100, Dextran-Ferium, Urso
Feran-100…, có tác dụng phòng bệnh thiếu máu, bệnh tiêu chảy, tăng cường
sức đề kháng và tăng khả năng sinh trưởng đối với gia súc non, đặc biệt là
đối với lợn con bú sữa.
Câu 3. Ứng của VSV trong phòng bệnh cho chăn nuôi:
• Chế phẩm vi sinh EM là chế phẩm được nuôi cấy hỗn hợp gồm 5 nhóm vi
sinh vật có ích: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic, nấm men, xạ khuẩn,
nấm sợi. Chế phẩm EM giúp phòng ngừa hữu hiệu trong chăn nuôi, thực tế
không có gà chết do dịch cúm gia cầm, đàn gà vẫn được bảo toàn, mạnh
khỏe, sinh trưởng tốt (Trang trại nuôi gà của một Việt kiều Mỹ ở Vĩnh Long, nuôi
21.000 con gà trên diện tích 1.000 m2, được công ty Việt Anh có trụ sở tại thành
phố Hồ Chí Minh xử lí môi trường bằng công nghệ EM nên trong thời gian xảy ra
dịch cúm gà đã không bị dịch tác động đến (thông tin của Sở Tài nguyên và Môi
trường Vĩnh Long). Chế phẩm EM không những phòng bệnh cho đàn gia cầm
mà hơn nữa với chế phẩm EM đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tây
áp dụng thành công trong nuôi cá tra theo hướng an toàn
• Chế phẩm VEM và VEM-K: gồm tập đoàn các vi sinh vật hữu ích với
mật độ cao và các khoáng dễ tiêu (VEM-K) dùng trong chăn nuôi (phòng
bệnh đường ruột và khử mùi chuồng trại) và nuôi trồng thủy sản.
Một số sản phẩm minh họa
• Sản xuất vacxin phòng bệnh cho vật nuôi: Vacxin vô hoạt như vác xin Tụ
huyết trùng bò, Tụ huyết trùng lợn, Tụ huyết trùng gia cầm, Leptspira ….
Vacxin nhược độc như vác xin Tụ dấu, Dịch tả lợn, Newcstle ....


×