Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tuan 13 To long Thuat hoai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.5 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần trong bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ
Lão


Lý tưởng, khát vọng của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ <i>Thuật hồi</i>


<i>“Trai thời loạn”</i>, thành ngữ dân gian ấy khơng biết có từ bao giờ. Có
lẽ có khi từ lúc <i>“dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”</i>(Nguyễn Khoa Điềm).
Đó là ý thức về đóng góp của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc. Và
thời Trần, thời đại anh hùng sản sinh ra những anh hùng. Thời đại đã hun
đúc nên những nhân vật kì vĩ. Danh tướng Phạm Ngũ Lão là sản phẩm
của hào khí Đơng A. Ơng vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân. Tài năng
cùng với lý tưởng yêu nước sáng ngời của ông đã tạo nên một con người
Việt Nam ưu tú trong lịch sử: Phạm Ngũ Lão văn võ tồn tài: Tài võ ơng
đem hiến dâng cho sự nghiệp cứu nước. Tài văn ông dùng để làm thơ bày
tỏ nỗi lịng của mình với bè bạn, với hậu thế và trước hết là tự nói với mình
về ý thức trách nhiệm thiêng liêng, nghĩa vụ cao cả với Tổ quốc u q.
“<i>Thuật hồi</i>” chính là tiếng nói của một trái tim yêu nước thiết tha. Qua
tiếng nói ấy, người đời được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trang nam nhi yêu
nước thời Trần


Phạm Ngũ Lão đã chọn thể thơ tứ tuyệt Đường luật để bày tỏ khát
vọng và hồi bão của mình. Đây là thể thơ rất hàm súc, rất ít lời mà có sức
gợi lớn, ý tứ sâu xa, phù hợp với cách nói chắc nịch của một vị tướng vẫy
vùng nơi trận mạc. Nhân vật trữ tình bày tỏ lịng mình qua hình tượng kỳ
vĩ.


Câu khai của bài thơ tứ tuyệt đã mở ra hình ảnh một đấng nam nhi với tư
thế hiên ngang, mang tầm vóc vũ trụ, hành động kỳ vĩ


<i>Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thuyết tam tài, diễn tả ý niệm về tầm quan trọng của con người trong vũ
trụ. Con người sánh ngang với trời đất, có trách nhiệm to lớn đối với thế
giới. Vì vậy ở đây người tráng sĩ đã thể hiện tư thế và tầm nhìn của người
chủ động canh giữ giang sơn q báu của mình, sẵn sàng đón đánh qn
cướp nước. Vậy, cái chí bình sinh thời loạn đã nâng cấp ngọn giáo thông
thường lên tầm trách nhiệm với nước, với đời. Ngọn giáo ấy là non sông
đã giao trách nhiệm ngàn cân mà người tráng sĩ không thể khơng làm trịn.
Ngọn giáo cầm trong tay tráng sĩ như đo chiều rộng, chiều dài của Tổ quốc
sẵn sàng bảo vệ, giữ gìn từng tất đất của quê hương, không thể cho quân
giặc tàn phá, giày xéo. Khát vọng bảo vệ Tổ quốc dồn vào đôi cánh tay
tráng sĩ đang chắc trong tay cầm ngang ngọn giáo, bất chấp cả thời gian
trôi qua. Thực tế Phạm Ngũ Lão cầm quân giữ các cửa ải phía bắc từ cuối
năm 1282 đến năm 1285 khi quân Mông- Nguyên kéo vào xâm lược nước
ta. Thời gian ấy đúng là đã mấy thu (kháp kỉ thu). Người tráng sĩ ấy đã
dạn dày dày sương gió, đã từng đối mặt với kẻ thù, bất chấp mọi nguy
hiểm gian nan. Dù thời gian khiến nhiều việc đổi thay, duy nhất có khát
vọng gìn giữ giang sơn là khơng hề thay đổi trong tấm lịng của trang nam
nhi đất Việt


Câu <i>khai </i>đã làm trọn chức năng mở ra và đã hé mở tấm lòng son sắt của
Phạm Ngũ Lão đối với quê hương đất nước. Từ thế của nhân vật trữ tình
hiện lên thật hiên ngang lẫm liệt nhưng giọng điệu câu thơ lại bình tĩnh,
khiêm nhường, ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng. Một ý chí sắt đá khơng
gì thay đổi. Đi cứu nước là niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm hạnh phúc lớn lao
của trang nam nhi thời Trần.


Tướng thì phải có quân, tướng nào quân nấy. Người tráng sĩ đang sát
cánh cùng ba quân với khí thế ngất trời. Dường như chí lớn của Phạm Ngũ
Lão như đã truyền tới ba quân một năng lượng tinh thần, nhạy và nhanh
để để kết thành một khối. Còn hơn thế, như người giữ lửa, truyền lửa độ


sáng và độ ấm không hề dừng lại mà cứ lớn dần lên. Mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng, lòng yêu nước lại sôi nổi, cả dân tộc kết thành một khối sức
mạnh


<i>Tam qn tì hổ khí thơn ngưu</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hãn. Sau này, một nhà thơ của sứ giả thiên triều Nguyên là Trần Phu viết
phần nào ghi lại tâm trạng sợ hãi của quân xâm lược khi đến nước ta
<i>Kim qua ảnh lí đan tâm khổ</i>


<i>Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh</i>


(Trong bóng lịe của binh khí long son cay đắng
Giữa tiếng rộn của trống đồng tóc bạc mọc ra)


Chính những con người với những phẩm chất anh hùng như Phạm
Ngũ Lão đã làm nên hào khí Đơng A chói lọi đó.


Thật sảng khối tự hào biết mấy khi hai câu thơ gieo trồng trên một
mảnh đất dường như khơng một lúc nào bình n. Sinh vào thời Trần, ai
cũng có cơ hội trở thành anh hùng. Đâu chỉ một lần Trần Quốc Tuấn đêm
quên ngủ, ngày quên ăn chỉ với một nguyện vọng là được xả thịt, lột da,
nuốt gan, uống máu quân thù. Đó là sáu chữ vàng được thêu trên lá cờ
của người thiếu niên Trần Quốc Toản. Đó là việc khắc tay binh sĩ hai chữ
Sát Thát… Cả một không gian trận mạc lở đất rung trời. Hào khí Đơng A
trong thơ Phạm Ngũ Lão hào hùng trong bối cảnh ấy. Nó bắt nhịp được
bước đi của thời đại, của dân tộc trong những giờ phút lâm nguy.


Câu <i>thừa</i> nâng cao, phát triển ý câu khai, tiếp tục cảm hứng tỏ lòng
của danh tướng Phạm Ngũ Lão.



Cái lý tưởng sống của Phạm Ngũ Lão cịn được thể hiện ở hồi bão,
ý thức của bậc nam nhi với việc lập công danh để đời. Đó là nỗi lịng với
cái chí và tâm lớn lao cao cả của người anh hùng.


Trong một bài thơ tứ tuyệt Đường luật thì câu chuyển có vị trí then
chốt, có khi làm chuyển cả ý thơ, chuyển cả dạng cảm xúc. Phạm Ngũ Lão
đã dùng câu thơ quan trọng này để chuyển sang nói về hồi bão và lý
tưởng của mình.


<i>Nam nhi vị liễu cơng danh trái</i>


Theo quan niệm Nho giáo phong kiến, làm trai trên đời phải có cơng
danh sự nghiệp, cũng là để chứng tỏ cái chí của người quân tử, muốn
được góp sức với đời góp cơng với nước. Có như vậy mới thỏa nguyện
chí làm trai và làm vẻ vang cho cha mẹ, gia tộc. Theo sách Kinh lễ, nhà
quý tộc khi sanh con trai thì lấy cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng bắn
bốn phát tên ra bốn phương, ngụ ý làm trai co chí khí tung hồnh ngang
dọc bốn phương trời đất. Lý tưởng của chí làm trai ấy trong thời gian khá
dài đã phát huy tích cực. Bao trí thức Nho gia đất Việt, các thế hệ đã sống
say mê mãnh liệt với lý tưởng ấy và lưu danh muôn đời với sự nghiệp lớn
lao cho đất nước, cho xã hội. Đó là một Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Cao Bá Quát, đặc biệt là Nguyễn Công Trứ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Điều đáng nói ở đây là Phạm Ngũ Lão đã gắn chí nam nhi với lý
tưởng yêu nước thiêng liêng, với sự nghiệp cứu nước gian khổ mà cực kì
vẻ vang. Đặt trong hồn cảnh đất nước lúc bấy giờ, chí làm trai của Phạm
Ngũ Lão trong bài thơ có tác dụng to lớn đơi với con người và xã hội, nó cổ
vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu
cho sự nghiệp cứu nước.



Câu <i>chuyển</i> vang lên lên như một tuyên ngôn về cách sống anh hùng: Ai
muốn sáng thì phải cháy lên!


Nhưng tướng quân Phạm Ngũ Lão, khát vọng hiến dâng còn mãnh
liệt vơ cùng, hầu như khơng có giới hạn. Cái tốt đẹp khơng bao giờ có điểm
tận cùng. Phạm Ngũ Lão đã thể hiện khát vọng ước mơ, hoài bão mãnh
liệt trong lịng ở câu <i>hợp.</i>


<i>Tu thính dân gian thuyết Vũ hầu</i>


Xuất hiện trong lòng vị danh tướng một nỗi thẹn. Suốt cuộc đời,
Phạm Ngũ Lão không làm điều gì để phải thẹn với dân, với nước, với
chính mình, Nói thẹn là là cách nói khiêm nhường, một cách thể hiện khát
vọng, hoài bão mãnh liệt trong lòng. Mẫu nam nhi lý tưởng theo Phạm Ngũ
Lão là người có tài mưu lược, có nhiều cơng trạng như Vũ hầu Gia Cát
Lượng. Nỗi thẹn ấy không làm cho con người nhỏ bé đi mà nó tơn cao
nhân cách con người. Nỗi thẹn ấy đốt lên trong lòng người ngọn lửa của
khát vọng vươn tới cái cao cả lớn lao. Ở một khía cạnh khác, cách nói đó
lại là sự khẳng định đề cao đề cao ý thức trách nhiệm của Phạm Ngũ Lão
với đất nước, với nhân dân. Câu thơ hợp đã để lại biết bao suy ngẫm cho
người đọc.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×