Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa công an tỉnh nam định năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 56 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIÈU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO TỎNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu KHOA HỌC
CẤP CO SỞ

TÊN ĐÊ TÀI

ĐÁNH GIÁ Sự TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯÕNG
CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN LỌC MÁU CHU KỲ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG AN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2018

Tên chủ nhiêm đề tài: Đinh Thị Thu Huyền
Ngucri hướng dẫn: Phạm Thị Thu Hương
Ngưòi tham gia: Nguyễn Mạnh Dũng
Vũ Thị Là
Phạm Thị Hằng
HỌC ĐIẺÙ DƯỠNG
Nguyễn Thị Lĩn JtUỜNG ĐẠI
n á m 'ĐỊNH

THƯ VIÊN

Nam Định, tháng 12 năm 2018


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ESSI (Social support instrument):

Bộ công cụ hỗ trợ xã hội


RABQ (The renal adherence behavior Bộ công cụ tuân thủ chế độ dinh
questionaire):

dưỡng

THCS:

Trung học cơ sở

Key

w
ords: Dietary compliance AND hemodialy, Renal dietary regime,

Adherence, Social support, Suy thận mạn, Dinh dưỡng người bệnh suy thận
mạn lọc máu chu kỳ.


DANH MỰC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................. 25
Bảng 3. 2. Đặc điểm nghề nghiệp, thời gian lọc m áu.................................... 26
Bảng 3. 3. Đặc điểm hành vi tuân thủ chế độ nước uống............................... 27
*

Bảng 3. 4. Đặc điểm hành vi tuân thủ chế độ hạn chế kali, photpho, thuốc ...28
Bảng 3. 5. Đặc điểm hành vi tuân thù dinh dưỡng liên quan tự chăm sóc.....28
Bảng 3. 6. Đặc điểm hành vi tuân thủ chế thủ dinh dưỡng trong hồn cảnh
khó khăn của đối tượng nghiên cứu............................................................... 29
Bảng 3. 7. Đặc điểm hành vi tuân thủ chế độ hạn chế natri của đối tượng
nghiên cứu.......................................................................................................29

Bảng 3. 8. Đặc điểm chung tuân thủ chế độ dinh dưỡng............................... 30
Bảng 3. 9. Phân loại mức độ hành vỉ tuân thủ chế độ dinh dưỡng của.......... 31
Bảng 3. 10. Đặc điểm hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu...................... 32
Bảng 3. 11. Mối liên quan giữa giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân
với hành vi tn thủ chế độ dinh dưỡng.........................................................32
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa tuổi với tuân thủ chế độ dinh dưỡng..........33
Bảng 3. 13. Sự khác biệt sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng giữa....................... 34
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa thời gian lọc máu với tuân thủ chế độ......... 35
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tuân thủ chế độ........... 35
Bảng 3. 16. Sự khác biệt tuân thủ chế độ dinh dưỡng giữa các cặp nhóm trình
độ học vấn.......................................................................................................36
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội với tuân thủ chế độ dinh dưỡng
37


DANH MỤC CÁC BIỂU, s ơ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu thận, đon vị thận và các mạch máu liên quan


MỤC LỤC
ĐẶT VẨN ĐỀ...................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN c ứ u ............................................................................. 3
Chương 1:TÔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
s

1.1.Tổng quan bệnh suy thận mạn tính............................................................ 4
1.2. Lọc máu chu kỳ (Thận nhân tạo)........................................................... 7
1.3. Dinh dưỡng cho người suy thận mạn lọc máu chu kỳ............................... 8
1.4. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng và các yếu tố liên quan...............................10

1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước.....................................13
1.6. Tóm tắt địa bàn nghiên cứu..................................................................... 15
Chương 2:PHUƠNG p h á p NGHIÊN c ứ u ..................................................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................... 17
2.3. Thiết kế nghiên cứu................................................................................. 17
2.4. Cỡ mẫu..................................................................................................... 17
2.5. Phương pháp chọn mẫu........................................................................... 17
2.6. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 18
2.7. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá các biến trong nghiên cứu...................19
2.8. Biến số nghiên cứu..................................................................................21
2.9. Phương pháp phân tích số liệu................................................................ 23
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu...................................................................23
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số.....................................................24
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ............................................................ 25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................. 25
3.2. Hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh............................. 26
3.3. Đặc điểm hỗ trợ xã hội của người bệnh.................................................. 31


3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm chung, hỗ trợ xã hội với hành vi tuân thủ
chế độ dinh dưõng của người bệnh................................................................32
Chương 4:BÀN LUẬN....................... :.............................................. .......... 38
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu........................................................ 38
4.2. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứ u........40
4.3. Một số yếu tố liên quan đến hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng của đối
tượng nghiên cửu............................................................................................42
4.4. Hạn chế của nghiên cứu...........................................................................47
KẾT LUẬN....................................................................................................48
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................50

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................60
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN cứu
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA'


ĐẶT VÁN ĐÊ
Bệnh thận mạn là những bất thường về cấu trúc và chức năng thận kéo dài
trên 3 tháng, ảnh hưởng lên sức khỏe của người bệnh, hậu quả dẫn đến ure và
creatinin máu tăng cao [2]. Bệnh thận giai đoạn cuối (End - stage kidney disease
- ESKD) là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng đang ngày gia tăng. Ước tính trên
thế giới có 10% dân số bị ảnh hưởng bời bệnh suy thận mạn tính và có hàng
triệu người chết mỗi năm do khơng có điều kiện điều trị [22].
Theo dữ liệu của Hiệp hội Thận học Thổ Nhĩ Kỳ (2016), tại Thổ Nhĩ Kỳ
liệu pháp lọc máu chu kỳ là hình thức điều trị thay thế thận phổ biến nhất
(77,3%) [53]. Tại úc, cứ 7 người ở độ tuổi trên 25 thì có 1 người bị bệnh thận
mạn tính và bệnh thận mạn tính đã chiếm tới gần 10% số ca tử vong trong năm
2006 và hơn 1,1 triệu ca nhập viện trong năm 2006 - 2007 [26].
Ờ Việt Nam ngày càng có nhiều người bệnh suy thận mạn tính được điều
trị bằng lọc máu chu kỳ, theo số liệu thống kê, tổng số người bệnh suy thận đang
lọc máu chu kỳ của cả nước tính đến đầu năm 2010 trên 16000 người. Phần lón
người bệnh đều được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và bắt đầu lọc máu với tình
trạng dinh dưỡng kém do hội chứng ure máu cao, kèm theo một chế độ ăn kiêng
đạm kéo dài trước đó [13]. Theo tác giả Nguyễn Hữu Dũng, Việt Nam hiện có
khoảng hơn 8.000 trường hợp suy thận mạn mới được báo cáo mỗi năm. Trên
toàn quốc, có khoảng 6.000.000 người bệnh suy thận (chiếm 6,73% tổng dân số
cả nước), trong đó có khoảng 800.000 người bệnh đang ở giai đoạn cuối (chiếm
0,09% dân số cả nước). Trên thực tế, tỉ lệ này có thể cao hơn và dự báo sẽ tăng
mạnh do già hóa dân số của quốc gia [25],
Dinh dưỡng là vấn đề quan trọng đối với người bệnh suy thận mạn lọc

máu chu kỳ. Người bệnh có chế độ và thành phần dinh dưỡng hàng ngày hợp lý
nhằm góp phần kiểm sốt các rối loạn do bệnh lý gây ra như tăng huyết áp, rối
loạn lipid máu, suy tim, thiếu máu... đồng thời phải đảm bảo dinh dưỡng để
người bệnh có đủ năng lượng thực hiện các lần lọc máu. Sự không tuân thủ dinh
dưỡng của người bệnh với phác đồ điều trị làm suy yếu hiệu quả của việc chăm
1


sóc y tế, dẫn đến sự tiến triển khơng thể đoán trước của bệnh và khả năng biến
chứng cao hơn (Jin G. và cs, 2008) [33]. Theo Chan và cs (2009) người bệnh lọc
máu không tuân thủ chế độ ăn và nước uống có thể tuổi thọ ngắn hơn [20]. Theo
Hệ thống dữ liệu thận Hoa Kỳ (United States Renal Data System, 2009) [55],
• Năm 2007, tại Mỹ số người bệnh suy thận mạn tính tăng lên đến
527.283, trong đó có 368.544 người bệnh lọc máu.
• Tổng chi tiêu cho chăm sóc người bệnh ESKD trong năm 2007 là 35.3
tỷ USD.
• Gần 30% tất cả các lần nhập viện đều có liên quan trực tiếp đến sự
khơng tn thủ chế độ ăn, nước uống và thuốc.
• Theo thống kê, việc không tuân thủ chế độ dinh dưỡng đã làm tăng chi
phí điều trị.
Tuy nhiên việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh còn hạn chế.
Theo nghiên cứu của Chan và cs (2012) tỉ lệ tuân thủ chế độ ăn, nước uống lần
lượt là 27,7%; 24,5% [21]. Trong nghiên cứu của Dilek Efe & Semra Kocaoz
(2015) có tới 98,3% người bệnh không tuân thủ chế độ dinh dưỡng và có 95%
khơng tn thủ hạn chế nước uống [23]. Ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu chưa
tìm thấy đề tài nào nghiên cứu về sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh
suy thận mạn có lọc máu chu kỳ. Tại bệnh viện Đa khoa Công An tỉnh Nam
Định, theo khảo sát trung bình mỗi ngày có khoảng từ 120 đến 140 người bệnh
suy thận mạn lọc máu chu kỳ và tại bệnh viện chưa có đề tài nào nghiên cứu về
sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành làm nghiên cứu: Đánh giá

tuân

thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh
viện Đa khoa Công An tỉnh Nam Định năm 2018.

2


MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Mô tả thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận
mạn tính lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa Công An tỉnh Nam Định năm
2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng
của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa Công
An tỉnh Nam Định năm 2018.

3


Chưong 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan bệnh suy thận mạn tính
1.1.1. Cấu trúc và chức năng
Thận là cơ quan có chức năng ngoại tiết sản xuất ra nước tiểu để duy trì
thăng bằng nước, điện giải và đào thải một số chất độc. Ngồi ra, thận cịn có
chức năng nội tiết tiết ra Renin (điều hòa huyết áp), erythropoietine (tạo hồng
cầu) [15].


Nguồn: //benhgout.net/news/suy-than-man-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-phongtranh-525.html
Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu thận, đơn vị thận và các mạch máu liên quan
Đặc điểm cấu trúc thận
Người bình thường có 2 quả thận, hình hạt đậu nằm ở phía sau phúc mạc,
dọc 2 bên đốt sống. Mỗi thận nặng khoảng 130 -150g và được cấu tạo bởi trên 1
triệu đơn vị chức năng (còn gọi là Nephron). Mỗi Nephron là một đơn vị cấu
trúc chức năng, chúng có khả năng tạo nước tiểu độc lập với nhau và gồm hai
phần là cầu thận - ống thận, mỗi phần đều có chức năng riêng [17].
Cầu thận được cấu tạo bời hai phần: cầu thận và nang Bowman, cầu thận
được cấu tạo bởi lưới mao mạch cuộn thành hình cầu (cuộn mao mạch

4


J
Ấalpighi), được nang Bowman bao bọc quanh đó chính là một phần ống thận bị
-ầu thận ấn lõm vào để hứng toàn bộ dịch lọc của cầu thận [8].
Ống thận: cấu trúc tế bào ống thận có hình diềm bàn chải làm tăng diện
ích tiếp xúc với nước tiểu thích hợp với chức năng tái hấp thu, gồm ống lượn
gần, quai Henle, ống lượn xa. Ngoài ra các tế bào có một hệ thống ty lạp thể
chổng lồ cần rất nhiều oxy cho quá trình hoạt động để tạo nên các ATP [8].
Chức năng thận [7]
Chức năng nội tiết: Tiết renin (điều hòa huyết áp); erythropoietine (tạo
hồng cầu).
Chức năng ngoại tiết: Thực hiện bằng cách đưa tất cả các chất phân tử
nhỏ từ huyết tương qua một màng lọc (gồm cả chất đào thải và chất có ích) sau
đó hấp thu lại những chất có ích tại ống thận.
Lọc: Được thực hiện ở cầu thận, với các lỗ đường kính khoảng 40A' cho
qua các phân tử nhỏ ra khỏi huyết tương (ure, acid uric, các acid...).
Tái hấp thu: Thực hiện ở ống thận. Các chất cần thiết trước đó bị lọc ra từ

cầu thận sẽ được tái hấp thu: Hấp thu lại toàn bộ (acid amin, glucose...) hoặc hấp

,
thu một phân (như Na, nước..).
Bài tiết: Ngoài cách được đào thải bằng lọc, một số chất còn được bài tiết
thêm ở ống thận: Kr, K+, NH4+, acid hữu cơ thơm....
1.1.2. Bệnh suy thận mạn
Định nghĩa
Theo bước đầu đánh giá kết quả điều trị bệnh của Hội thận quốc gia Mỹ
NKF-DOQI (Kidney Disease Outcomes Quality Initiative (K/DOQI) of The
National Kidney Foundation (NKF)): “Bệnh thận mạn là tổn thương thận kéo
dài > 3 tháng bao gồm bất thường về cấu trúc và chức năng của thận, có hoặc
khơng kèm giảm độ lọc cầu thận, biểu hiện bằng bất thường về bệnh học hoặc
các xét nghiệm của tổn thương thận (bất thường xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc
hình ảnh học thận) hay độ lọc cầu thận < 60 ml/phúƯ1.73 m2 da > 3 tháng có
hay khơng kèm tổn thương thận” [46],
5


Cơ chế bệnh sinh: Thuyết nephron nguyên vẹn [10]
Thuyết nephron nguyên vẹn (intact nephron theory) của Brỉcker là cơ sở
lý luận về mặt sinh bệnh học của suy thận mạn. Các nephron nguyên vẹn có đặc
điểm: tương đối đồng nhất về mặt chức năng của cả cầu thận và ống thận, có khả
năng đáp ứng về mặt chức năng bao gồm cả chức năng cầu thận và chức năng
ống thận. Một nephron khơng cịn chức năng của cầu thận hoặc khơng cịn chức
năng của ống thận, khơng cịn là nephron ngun vẹn, và nephron này khơng
cịn tham gia vào chức năng thận mà đã bị loại khỏi vòng chức năng. Khi bệnh
tiến triển thì số lượng nephron chức năng cũng giảm dần, làm thận mất dần chức
năng không hồi phục. Các nephron nguyên vẹn phải gia tăng cả về cấu trúc và
hoạt động chức năng để bù đắp cho sự giảm sút số lượng nephron. Gánh nặng

hoạt động bù đắp này lại trở thành nguyên nhân gây xơ hóa và làm mất chức
năng của nephron. Khi số lượng nephron còn chức năng giảm đến một mức độ
nào đó, các nephron cịn lại khơng đủ đảm bảo chức năng thận, sẽ làm xuất hiện
các triệu chứng của suy thận mạn. số lượng nephron còn chức năng tiếp tục
giảm dần do tiến triển của bệnh, làm mức lọc cầu thận giảm tương ứng cho tới
suy thận giai đoạn cuối.
Các giai đoạn bệnh suy thận mạn
Năm 2012, Hội Thận học quốc té KDIGO (Kidney Disease Improving
Global Outcome 2012) [37],
Giai

Đơ• loc
• cầu thân


đoan


(ml/ph/1,73 m2 da)

1

>90

Chức năng thận bình thường

2

60-89


Giảm đơ• loc
• cầu thân
• nhe•

3a

45-59

Giảm độ lọc cầu thận nhẹ - trung bình

3b

30-44

Gỉảm độ lọc cầu thận trung bình-nặng

4

15-29

Giảm độ lọc cầu thận nặng

5

<15

Suy thận mạn giai đoạn cuối

Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng


6


Phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn [3]
Điều

trịbảo

tồn:Khi mức lọc cầu thận > 15ml/phút tư

bệnh thận mạn tính giai đoạn từ I đến IV theo Hội thận học Hoa Kỳ (2002)
(KDODQ). Dùng thuốc để điều trị nguyên nhân, triệu chứng như thuốc lợi tiểu,
thuốc hạ áp, thuốc chống thiếu máu, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc điều trị
các bệnh kèm theo và kết hơp chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý.
Điều

trịthay thế

thận:Áp dụng cho người bệnh

cuối (MLCT < 15ml/ phút). Gồm: Lọc máu (lọc máu chu kỳ và lọc màng bụng);
Ghép thận. Việc lựa chọn biện pháp điều trị thay thế dựa vào các tiêu chí như
nguyên nhân gây bệnh, các bệnh đi kèm, tình trạng tim mạch, điều kiện kinh tế
xã hội, nguyện vọng của người bệnh [3],
1.2.

Lọc máu chu kỳ (Thận nhân tạo)
Khái niệm
Lọc máu chu kỳ là dùng máy thận nhân tạo và màng lọc nhân tạo để lọc


bớt nước và các sản phẩm chuyển hóa từ trong máu ra ngoài cơ thể. Đào thải
nhanh các chất độc và các sản phẩm chuyển hóa (như ure, creatinin, kali, các
chất có trọng lượng phân tử nhỏ và trung bình) [3].
Quá trình lọc máu [2]
Đường vào mạch máu
Lọc cấp: Có thể lọc máu chu kỳ bằng đường tĩnh - tĩnh mạch hoặc đường
động - tĩnh mạch. Thông thường tiến hành lọc máu bằng đường tĩnh - tĩnh
mạch. Catheter được đặt vào tĩnh mạch bẹn, tĩnh mạch cảnh trong hoặc tĩnh
mạch dưới địn nhằm dễ dàng có đủ lưu lượng máu qua quả lọc.
Lọc máu chu kỳ: Người bệnh lọc máu chu kỳ cần có một đường vào mạch
máu. Các đường chính vào bao gồm: Fistule động - tĩnh mạch vùng cổ tay và
Pontage động - tĩnh mạch. Tốt nhất và thuận lợi nhất là làm Fistule động - tĩnh
mạch.
Tiến hành

lọc:

1


Máu được đưa ra khỏi cơ thể để qua màng lọc rồi lại trở vào cơ thể thành
một vòng tuần hồn khép kín. Lưu lượng máu trung bình từ 250 - 350 ml/phút.
Máu được chống đông bằng heparin. Liều lượng heparin tùy thuộc vào
từng người bệnh, trung bình khoảng 5000 - 7000 đv cho một lần lọc. Heparin
được đưa vào chủ yếu ngay khi bắt đầu lọc (4000 - 5000 đv). Sau đó được bổ
sung thêm trung bình 400 - 600 đv/giờ bằng bơm tiêm liên tục được gắn trên
máy hoặc đường dùng ngắt quãng (tiêm thêm 400 - 600 đv cứ sau mỗi giờ).
Heparin được ngừng trước khi ngừng lọc 30 phút. Có thể thay heparin bằng
haparin dạng phân từ thấp khác.
Dịch lọc được bơm vào khoang dịch và đi ngược chiều với chiều của

dòng máu. Tốc dộ dịch 500ml/phút. Thời gian lọc: 4h

X

3 lần/tuần.

Siêu lọc tùy theo từng người bệnh, nhằm đưa người bệnh về trọng lượng
khô (cân nặng lý tưởng).
Các biến chứng thường gặp của lọc máu chu kỳ [16]
Biến chứng tim mạch: Bệnh suy tim sung huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm
khuẩn, tụt huyết áp, đặc biệt ờ người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, dày
thất trái (ở những người bệnh đã có tăng huyết áp trước đó, do chế độ ăn)...
Rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, các bệnh về xương, viêm dây thần kinh
ngoại biên, rối loạn chuyển hóa glucid, lipit, điện giải (tăng kali máu), thiếu hụt
vitamin, nhiễm khuẩn.
1.3. Dinh dưỡng cho người suy thận mạn lọc máu chu kỳ
Khái niệm: Chế độ dinh dưỡng được định nghĩa là số lượng, tỷ lệ hoặc sự
kết hợp đa dạng của các thực phẩm, đồ uống khác nhau trong ché độ ăn uống và
tần suất được tiêu thụ [39]. Nhu cầu năng lượng của người bệnh lọc máu chu kỳ
cao hơn so với người bình thường cả trong những ngày không lọc máu, những
ngày lọc máu nhu cầu năng lượng cần cao hơn khoảng 10% - 20% do tình trạng
dị hóa, mất dinh dưỡng qua cuộc lọc máu [39].

8


Vai trò chất đạm: Người bệnh lọc máu chu kỳ nhu cầu cao hơn người bình
thường l,2-l,4g/kg/ngày nhằm duy trì cân bằng nitơ cho những ngày khơng lọc
máu [39].
Vai trị và nhu cầu nước hàng ngày: Nhu cầu nước hàng ngày của người

bệnh cần phải theo dõi cẩn thận để tránh phù [39]. Cơng thức tính lượng nước
uống hàng ngày = lượng nướe tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn,
tiêu chảy...) + 300 -500 ml. Lượng nước uống trong ngày bao gồm cả lượng dịch
truyền, lượng nước uống thuốc, uống canh và uống sữa [11].
Vai trò điện giải: Người bệnh lọc máu chu kỳ cần hạn chế muối và kali để
ngăn ngừa các biến chứng. Lượng muối ăn khoảng 2g/ngày. Hạn chế thực phẩm
có nhiều photpho và hạn chế thức ăn có kali khi kali máu > 5mmol/l [11].
Nhu cầu canxi trong giới hạn 2000 mg/ngày và tăng cường canxi trong
khẩu phần l,4g - l,6g; Hạn chế photpho tối đa trong khoảng 800-1000 mg/ngày

[11].
Vai trò chất béo: Người bệnh lọc máu chu kỳ nhu cầu cũng phải duy trì ở
mức bình thường để đề phịng biến chứng rối loạn mỡ máu [39], phải đảm bào
20% -30% tổng nhu cầu năng lượng [11].
Vai trò chất đường - bột cho người bình thường từ 55% - 65%. Người
bệnh lọc máu chu kỳ nhu cầu cũng phải duy trì ở mức bình thường, nếu cho
lượng Glucid quá nhiều sẽ gầy tăng đường máu [39].
Các vitamin tan trong nước thường bị giảm thấp ở người bệnh, do bị mất
nhiều qua lọc và giảm hấp thu qua khẩu phần. Người bệnh lọc máu chu kỳ bổ
sung uống vitamin

c, B l, B6, B I2, E, acid Folic, sắt, kẽm, viên uống Ketosteril

để chống thiếu máu [11].
Thực phẩm nên dùng [11]
Thực phẩm chứa đạm có giá trị sinh học cao như lịng trắng trứng, cá, thịt
bị, thịt lợn nạc, tơm và các thực phẩm từ sữa giàu Protein, ít Natri, ít Kali,
Photpho; Nguồn chất béo nên lấy từ dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng..);
Chất đường bột từ gạo, mỳ, khoai, sắn...; Thực phẩm ít kali như táo, lê, vú sữa,
9



qt, xồi chín, bí đao, bí đỏ, bầu, su su, mướp...; Thực phẩm chứa nhiều can xi
như hải sản...
Thực phẩm hạn chế dùng hoặc khơng dùng [11]
Thức ăn có nhiều muối: Dưa cải chua, kim chi, thịt kho, cá kho, mắm cá,
trứng vịt muối, khoai tây chiên, gia vị có nhiều muối như mì chính, muối ăn;
Thức ăn có nhiều photpho như sữa chứa-nhiều photpho, ca cao, chocolate,
phomat, cua, sò, lịng đỏ trứng, thịt rừng, các loại trái cây khơ, thức ăn khơ như
tơm khơ, thịt bị khơ, nội tạng như gan, óc...; Thức ăn có nhiều kali như các loại
rau dền, rau muống, mồng tơi, bắp cải, nấm rơm, củ cải trắng, đậu côve, su
hào... Trái cây như cam, nho, chuối, bưởi nhãn, lựu, sầu riêng, chanh, mít...
Các loại hạt khô như đậu phông, hạt dẻ, hạt điều, cà phê.
1.4. Tuân thủ chế độ dinh duỡng và các yếu tố liên quan
1.4.1. Tuân thủ chế độ dinh du’ô'ng
Khái niêm
Theo Tổ chức y tế thế giới, tuân thủ chế độ dinh dưỡng là hành vi của
người bệnh tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo về chế độ ăn uống của nhân viên y
tế [35]. Sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu
chu kỳ là người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đảm bảo duy trì chi số natri,
kali, phốt pho và canxi xét nghiệm trong phạm vi ESKD. Chế độ tuân thủ đã
được đánh giá bằng các biện pháp gián tiếp như người bệnh tự báo cáo và các
biện pháp trực tiếp bằng các chỉ số nồng độ kali huyết, phosphate, nitơ urê và
creatinine trước khi lọc máu [35].
Các biện pháp đo lưòng
Để đánh giá sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn
lọc máu chu kỳ có một số bộ công cụ được sử dụng: Bộ công cụ The dialysis
diet and Fluid non-adherence questionnaire (DDFQ) của Vlaminck H. (2001)
[57], bộ công cụ The end - stage renal disease adherence questionnaire (ESRD AQ) của Youngmee Kim (2010) [58], bộ công cụ The renal adherence bhavior


10


I
questionaire (RABQ) của Helena Rushe and Hannah M. McGeet (1998) [28].
Trong đó,
Bộ

cơngcụ DDFQ của Vlaminck

(2001): Gồm bốn câu hỏi (Trong 14

ngày vừa qua, mấy ngày ông/bà không thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn?
Ơng/bà khơng thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn ờ mức độ nào?...) nhằm đánh
giá tần suất và mức độ tuân thủ hạn chế nước uống và-hướng dẫn chế độ ăn
kiêng trong 14 ngày vừa qua và bằng các kết quả xét nghiệm Kali, Photpho,
Albumin trong 3 lần gần nhất và mức độ tăng cân của người bệnh trong 1 tuần
vừa rồi [57].
Bộ công cụ ESRD - AQ của Youngmee Kim

Ị): Được thiết kế dể đo

lường hành vi tuân thủ điều trị gồm 46 câu hỏi và có 4 phần gồm tuân thủ diều
trị lọc máu (Ông/ bà được điều trị lọc máu mấy lần mỗi tuần?...), tuân thủ điều
trị thuốc (Lần cuối nhân viên y tế nói chuyện về thuốc điều trị với ơng/bà khi
nào?...), nước uống (Trong suất tuần vừa rồi, ông/bà đã thực hiện chế độ hạn chế
nước như thế nào?....) và chế độ ăn (Ông/ bà nghĩ như thế nào về kiểm sốt chế
độ ăn hàng ngày của mình?...) của người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ. Trong
mỗi phần đều đánh giá cả kiến thức, nhận thức và hành vi tuân thủ điều trị của
người bệnh [58].

Bộ công

cụRABQ của Helena Rushe and Hannah M. McGeef (19

Đánh gía về tự báo cáo hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng trong 7 ngày vừa
qua, gồm 4 nội dung (thức ăn, kali, natri và nước uống) (25 câu) của người bệnh
suy thận mạn lọc máu [28].
Tại bệnh viện đa khoa Công an tỉnh Nam Định, một tháng người bệnh suy
thận mạn có lọc máu chu kỳ lấy máu xét nghiệm một lần. Vì vậy, bộ cơng cụ
DDFQ kiểm tra sự tn thủ chế đô ăn 14 ngày vừa qua dựa vào xét nghiệm cận
lâm sàng của người bệnh là không phù họp. Bộ công cụ ESRD - AQ số lượng
câu hỏi nhiều và đánh giá gồm cả kiến thức, nhận thức và hành vi tuân thủ dinh
dưỡng của người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ, không phù hợp với đánh giá

11


hành vi tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh. Bộ cơng cụ RABQ: số lượng câu
hỏi ít, câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nội dung nghiên cứu.
1.4.2. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ dinh dưỡng
Sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu
kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp (Mun
Chan Yoke và cs 2012) [21], Domenico Santoro, 2015 [24]). Trình độ học vấn,
kinh tế hộ gia đình, tình trạng hôn nhân (Domenico Santoro, 2015) [24],
(Belguzar Kara, 2017) [18]. Thời gian lọc máu, hỗ trợ gia đình, hỗ trợ nhân viên
y tế [52], Khả năng tự chăm sóc Mun Chan Yoke và cs (2012) [21]. Hỗ trợ xã
hội (Dilek EFE và cs, 2015) [23]... Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ
tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình
trạng hơn nhân, thời gian lọc máu, hỗ trợ xã hội với hành vi tuân thủ dinh dưỡng
của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ.

Hỗ trọ’xã hội
Khái niệm:
Theo Zimet và cs (1988): Hỗ trợ xã hội được định nghĩa là sự nhận thức
đầy đủ về sự hỗ trợ từ ba nguồn: Gia đình, bạn bè và những người quan trọng
khác [59],
Theo Hilbert-McAllister (2003): Hỗ trợ xã hội được định nghĩa là sự đa
dạng của các hành vi giúp đỡ tự nhiên mà cá nhân là người nhận trong tương tác
xã hội: trợ giúp hữu hình (trợ giúp vật chất và hỗ trợ hành vi), tương tác thân
mật, hướng dẫn, phản hồi và tương tác xã hội tích cực [29].
Theo Vaglio và cs (2004): Hỗ trợ xã hội là mối quan hệ các cá nhân liên
quan đến một hoặc nhiều vấn đề: mối quan tâm về tình cảm, trợ giúp cụ thể,
thơng tin hoặc đánh giá [56].
Từ nhiều định nghĩa trên, hỗ trợ xã hội có thể định nghĩa là sự nhận thức
đầy đủ về hỗ trợ về tình cảm, hỗ trợ thơng tin, hỗ trợ hữu hình (hỗ trợ vật chất
và hỗ trợ về hành vi) và đánh giá của cá nhân từ 3 nguồn gia đình, bạn bè và
những người quan trọng khác (nhân viên y tế...).
12


Bộ công cụ đo lường:
Bộ công cụ Social support inừ-ument ENRICHD (ESSI) của Mitchell PH
và cs (2003) là bộ công cụ đo lường thơng qua tự báo cáo, có 7 câu hỏi gồm hỗ
trạ thơng tin, hỗ trợ tình cảm, hỗ trợ hữu hình và đánh giá, tính theo thang điểm
Likert 5 điểm từ “1 điểm” đến “5 điểm” tương ứng “ln ln khơng có” đến
“lúc nào cũng có” [45], Bộ công cụ gắn gọn, gồm 7 câu hỏi, nội dung đánh giá
đầy đủ về hỗ trợ hỗ trợ thông tin, hỗ trợ tình cảm, hỗ trợ hữu hình và đánh giá,
phù hợp với định nghĩa về sự hỗ trợ xã hội trong nghiên cứu này.
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước
1.5.1. Tình hình ngồi nước
Trong nghiên cứu của Yoke Mun Chan và cộng sự (2012): Hành vi tuân

thủ chế độ ăn, nước uống của người bệnh chiếm tỷ lệ thấp hơn (27,7%; 24,5%)
so với việc tuân thủ thuốc men và lọc máu (66,5% và 91,0%). Người bệnh trẻ,
nam giới, người có việc làm và những người có thời gian lọc máu chu kỳ lâu
hơn có nhiều khả năng không tuân thủ chế độ dinh dưỡng [21].
Trong nghiên cứu của Kim Y, Evangelista LS (2010) có khoảng hai phần
ba (68,2%) người bệnh tuân thủ các hạn chế chế độ ăn, nước uống của họ trong
tuần trước. Hầu hết người bệnh đều nhận thức được tầm quan trọng của các
khuyến cáo về chế độ ăn uống (chủ yếu là vì họ hiểu biết về bệnh của họ)
(92,1%). Lý do chính việc khơng tn thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh là
khơng có khả năng chống lại các loại thực phẩm u thích của mình (56,3%)
[38].
Kết quả nghiên cửu của Dilek Efe và Semra Kocaoz (2015): Trong số
người bệnh tham gia nghiên cứu có 98,3% người bệnh khơng tuân thủ chế độ ăn
và 95% người bệnh không tuân thủ hạn chế nước uống. Tương ứng 90,9%;
33,1%; 51,2%; 57,9%; 42,6% và 41,3% người bệnh đã nhận được thông tin về
chế độ ăn uống, tiêu thụ thức ăn muối, thêm muối vào bữa ăn, tiêu thụ thực
phẩm hạn chế trong chế độ ăn uống của họ. Người bệnh không tuân thủ chế độ
ăn, không tuân thủ các hạn chế nước uống vì các loại thực phẩm họ tiêu thụ
13


khiến khát nước. Nhóm tuổi 21-35 tuân thủ dinh dưỡng cao hcm so với các
nhóm tuổi khác (p < 0,05). Khơng có ý nghĩa thống kê sự khác biệt giữa giới
tính, tình trạng hơn nhân và trình độ học vấn với sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng
[23].
Theo nghiên cửu của H. Peyrovi và cs (2010) hầu hết người bệnh (56%)
không tuân thủ các hạn chế về nước uống. Nồng độ phospho, kali và urê trong
máu cao hơn mức dự kiến lần lượt là 25,5%, 5,5% và 4,5% ở mỗi người bệnh.
Ngồi ra, có mối quan hệ giữa urê máu, kali huyết thanh, nồng độ phospho
huyết thanh và tăng trọng lượng cơ thể với trình độ học vấn (p < 0,05). Tuy

nhiên, khơng có mối tương quan thống kê giữa urê máu, kali huyết thanh, nồng
độ phospho huyết thanh và tăng trọng lượng cơ thể với giới tính, tuổi, tài chính
tình trạng, tình trạng hơn nhân và thời gian lọc máu (p > 0,05) [27],
Theo nghiên cứu của Maya N. Clark và cs (2014) phụ nữ tuân thủ chế độ
dinh dưỡng tốt hơn nam giới. Chủng tộc, thời gian lọc máu chu kỳ và nhận thức
của người bệnh không ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng [43].
Theo Kara B. (2007): Sự giúp đỡ về chăm sóc và điều trị, chia sẻ các vấn
đề của một ai đó trong gia đình, bạn bè, nhóm người đặc biệt là những yếu tố tạo
điều kiện thuận lợi tuân thủ chế độ dinh dưỡng [36]. Tác giả Thong và cs (2007)
chỉ rằng thiếu sự hỗ trợ xã hội gây ra căng thẳng, lo âu và thay đổi tâm lý.
Những thay đổi như vậy ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, có khả năng dẫn
đến các vấn đề nguy cơ và cái chết khác [54]. Ozturk và cs (2009) đã báo cáo
rằng người bệnh lọc máu chu kỳ luôn được hỗ trợ bởi gia đình và họ hàng ít bị
tâm thần và dễ chấp nhận chế độ ăn của bệnh hơn [49]. Thong và cs (2007) đã
tìm thấy người bệnh lọc máu chu kỳ có sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình ít đấu
tranh với những bất ổn trong chế độ ăn uổng và dễ chấp nhận những thay đổi
trong lối sống hơn [54].
1.5.2. Tình hình trong nước
Tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người
bệnh lọc máu chu kỳ còn rất hạn chế. Các nghiên cứu về dinh dưỡng cho người
14


lọc máu chu kỳ chỉ dừng lại ở việc đánh giá dinh dưỡng hoặc thực trạng tư vấn
dinh dưỡng như:
Nghiên cửu Khảo

sát

thựctrạng dinh dưỡng bệnh nhân


chu kỳ bằng thang điểm đánh giá toàn diện của Nguyễn An Giang và cs (2013)
[6],

Nghiên cứu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khảo sát dịch truyền dinh
dưỡng trên bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại khoa

thận nhân tạo

bệnh viện e trung ưong của Nguyễn Thị Loan (2013) [12].
Nghiên cứu Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Thị Phúc Nguyệt (2008) về
trạng tư vấn dinh dưỡng tại bệnh viện Bạch Mai năm 2008 [1], Và một số
nghiên cứu khác.
Nhìn chung, hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh lọc máu
chu kỳ cịn thấp. Việc khơng tn thủ các phác đồ điều trị có liên quan đến kết
quả điều trị kém như giòn xương, phù phổi và những thay đổi về chuyển hóa có
nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch, dẫn đến sự gia tăng số lần nhập viện và tử vong
(Michelle L Matteson và Cynthia Russell, 2010) [44].
1.6. Tóm tắt địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện đa khoa Công An tỉnh Nam Định địa chỉ tại 162 đường Trần
Đăng Ninh, thành phố Nam Định, là bệnh viện lao động hạng Ba. Bệnh viện
gồm 7 khoa, trong đó khoa Nội thận tiết niệu là một trong những khoa phát triển
của bệnh viện. Tại khoa có 10 nhân viên chính thức, 10 nhân viên hợp đồng và
có 31 giường bệnh, 30 máy lọc máu nhân tạo thông thường và một máy siêu lọc
cho người bệnh lọc máu. Bệnh viện chưa có khoa dinh dưỡng cho người bệnh.
Khi nhóm nghiên cứu khảo sát người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ
tại bệnh viện, đa số người bệnh đều nói đã được nhân viên y tế tư vấn về chế độ
dinh dưỡng vào những lần điều trị lọc máu ban đầu, không tổ chức tư vấn dinh
dưỡng định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Người bệnh thường tự tìm hiểu thêm về
chế độ ăn của mình thơng qua các thơng tin đại chúng, qua bạn bè và những

người bệnh khác. Trong những ngày lọc máu, một số người bệnh mang cơm ở
15


nhà vào ăn nhưng chủ yếu người bệnh ăn cơm ngồi hoặc mua đồ ăn nhanh để
ăn.
Vì vậy, để đánh giá thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng và xác định
một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy
thận mạn lọc máu chu kỳ chúng tôi tiến hành làm nghiên cứu: Đánh giá

tuân

thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh
viện Đa khoa Công An tỉnh Nam Định năm 2018.

16


Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh đang được điều trị lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đa Khoa
Công An tỉnh Nam Định.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người bệnh 18 tuổi trở lên.
Người bệnh đang tham gia lọc máu.
Người bệnh tỉnh táo có khả năng trả lời các câu hỏi và đồng ý tham gia
nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loai trừ
Người bệnh đang nằm điều trị nội trú do các bệnh khác: Xuất huyết tiêu

hóa, suy tim nặng...
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Tháng 1/2018 đến tháng 5/2018.
Địa điểm: Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Công An tỉnh Nam Định - Nam
Định.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu
Chọn mẫu toàn bộ người bệnh đang được điều trị lọc máu chu kỳ tại bệnh
viện Đa Khoa Công An tỉnh Nam Định ừong khoảng thời gian từ tháng 1 đến
tháng 5/2018.
Chọn được 210 người bệnh đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trong tổng số 228
người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ.
ViiUỞNG OAI HỌC 0IỈ.U DUONG

2.5. Phương pháp chọn mẫu

NAM DINH

Lựa chọn theo tiêu chí lựa chọn trên.
* Cách

thứcchọn mẫu:

17

thư viẹn


Theo khảo sát, hiện tại tại khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa cơng an tỉnh

Nam Định có 228 người bệnh suy thân có lọc máu chu kỳ. Đa số người bệnh lọc
máu 3 lần/tuần, có một số ít người bệnh lọc máu 2 lần/ tuần. Khoa chia người
bệnh lọc máu thành 2 nhóm, 1 nhóm lọc máu ngày lẻ trong tuần (thứ 3, thứ
5,thứ 7), 1 nhóm lọc máu ngày chẵn trong tuần (thứ 2, thứ 4, thứ 6), mỗi ngày có
' 4 ca lọc máu, thời gian lọc mỗi ca khoảng 3,5 giờ - 4 giờ.
Dựa vào đặc điểm này, nhóm nghiên cứu tiến hành cách thức chọn mẫu
như sau:
- Bước 1: Lên danh sách những người bệnh lọc máu đủ tiêu chí lựa chọn.
- Bước 2: Lấy danh sách người bệnh lọc máu chu kỳ chạy theo các ca trong
ngày chẵn, ngày lẻ, sau đó đối chiếu lịch lọc máu người bệnh theo ngày chẵn
ngày lẻ, rồi thu thập số liệu. Đảm bảo mỗi người bệnh phỏng vấn 1 lần. Mỗi
ngày nghiên cứu viên thu thập số liệu khoảng 2-3 người bệnh/lca, khoảng 8-10
người/ngày.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
Lựa chọn đối tượng đủ điều kiện nghiên cứu theo tiêu chí chọn mẫu.
Tiến hành thu thập số liệu khi người bệnh nằm nghỉ ngơi chuẩn bị lọc
máu.
Trước khi tiến hành nghiên cứu viên tiếp xúc với người bệnh, giới thiệu
bản thân và trình bày lý do cho việc phỏng vấn này.
Giải thích ngắn gọn cho người bệnh hiểu mục đích của nghiên cứu cũng
như những đóng góp của nghiên cửu cho cộng đồng.
Nếu người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận.
Thu thập số liệu: Bằng phương pháp nghiên cứu viên phỏng vấn người
bệnh và điền vào phiếu điều tra, thời gian cho mỗi trường hợp khoảng 30 phút.
Ngay sau khi điền xong, nghiên cứu viên sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo
tất cả những thông tin liên quan khơng bị bỏ sót.

18



2.7. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá các biến trong nghiên cứu
Bộ câu hỏi thiết kế sẵn nhằm thu thập các thơng tin chung, các thơng tin
có liên quan đến hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng và hành vi tuân thủ ché độ
dinh dưỡng của người bệnh.
Bộ câu hỏi gồm:
Phần '1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm: Tuổi, giới, trình
độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân và thời gian tham gia lọc máu cùa
người bệnh.
Phần 2: Sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
Phần 3: Hỗ trợ của xã hội.
2.7.1. Đánh giá độ tin cậy và độ đặc hiệu
Độ

đặc

hiệu:Các bộ công cụ đã được dịch sang tiếng Việt bởi giảng viên

dạy tiếng Anh của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, nội dung bộ câu hỏi
được đánh giá về độ đặc hiệu thông qua ý kiến đánh giá của bác sỹ trong lĩnh
vực chăm sóc điều trị người bệnh suy thận lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đa
Khoa Công Am tỉnh Nam Định và chỉnh sửa theo ý kiến của chuyên gia dinh
dưỡng của Viện Dinh dưỡng.
Độ tin

cậy:Nhóm nghiên cứu thu thập thông tin thử nghiệm trên 30 đố

tượng và phân tích đánh giá độ tin cậy bằng cronbach’s alpha trên phần mềm
SPSS 20.0.
2.7.2. Các bộ công cụ
Hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng của ngưòi bệnh

Để đánh giá biến số này, nhóm nghiên cứu sử dụng bộ công cụ RABQ
của Helena Rushe and Hannah M. McGeet (1998) đánh gía về tự báo cáo hành
vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng trong 7 ngày vừa qua gồm 25 câu hỏi, dùng thang
điểm likert, mỗi câu hỏi được đánh giá 5 mức độ từ “ln ln khơng có, ít khi
có, thỉnh thoảng có, hầu như là có, lúc nào cũng có”. Bộ cơng cụ này có 5 phần
[28]:

19


×