Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận đề tài “ Năng Lực Quản Trị”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.91 KB, 20 trang )

VIETHANIT

Tiểu luận môn học

Tiểu luận đề tài:

“ Năng Lực Quản Trị” sẽ phần
nào giúp chúng ta hình dung ra
tầm quan trọng của “ Nhân Tố
Thứ Năm Trong Cạnh Tranh”.

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang i


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng nếu muốn thu hút được nhiều cơng ty lớn
và nổi tiếng thì cần phải nâng cao hơn nữa năng lực quản trị doanh nghiệp. Vừa rồi Nhóm Ngân
Hàng Thế Giới WB có một cuộc khảo sát và đánh giá, trong đó họ đối chiếu tình hình quản trị
doanh nghiệp của ta với chuẩn mực quốc tế của Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế OECD
thấy rằng hầu hết các chuẩn mức về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện chưa được tuân thủ
hoặc chỉ tuân thủ một phần. Điều này cho thấy năng lực quản trị doanh nghiệp chung của chúng
ta còn rất yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như là năng
lực cạnh tranh chung của nền kinh tế.

Tiểu luận nói về đề tài “ Năng Lực Quản Trị” sẽ phần nào giúp chúng ta hình dung


ra tầm quan trọng của “ Nhân Tố Thứ Năm Trong Cạnh Tranh”.
Nội dung của tiểu luận này được thiết kế gồm 2 phần:
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ.
Phần 2: NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TRONG KINH DOANH.
Trong quá trình làm tiểu luận, tơi đã nhận được lời chỉ dẫn tận tình của cơ Huỳnh Bá
Thúy Diệu, những đóng góp ý kiến q báu từ những người bạn tốt. Tuy vậy , cũng
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được lời phê bình từ cơ
Huỳnh Bá Thúy Diệu.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang ii


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................i
MỤC LỤC.......................................................................................................................... ii
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ..............................................1
1.1 Khái quát về năng lực quản trị..............................................................................................1
1.2 Năng lực truyền thông...........................................................................................................1
1.2.1. Định nghĩa về năng lực truyền thơng.............................................................................1
1.2.2. Tiến trình truyền thông...................................................................................................1
1.2.3. Tầm quan trọng của năng lực truyền thông....................................................................1
1.2.4. Vai trị của truyền thơng.................................................................................................2
1.2.4.1. Vai trị của truyền thơng trực tiếp............................................................................2

1.2.4.2. Vai trị của năng lực truyền thơng xã hội................................................................2
1.2.5. Khía cạnh của năng lực truyền thơng............................................................................2
1.2.5.1. Truyền thơng khơng chính thức.............................................................................2
1.2.5.2. Truyền thơng chính thức (informal communication)..............................................3
1.2.5.3. Thương lượng (Negotiation)...................................................................................3
1.3. Năng lực nhận thức toàn cầu................................................................................................3
@@ Vấn đề toàn cầu ngày nay................................................................................................4

PHẦN 2:

NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TRONG KINH DOANH..................................5

2.1. Quản trị truyền thơng trong kinh doanh................................................................................5
2.1.1 Các gói Quản trị truyền thông chúng tôi mang lại cho khách hàng bao gồm:................5
2.1.2.Công ty Cổ phần truyền thông PV Media được tổ chức thành các phòng ban như sau:.7
2.2. Nghệ thuật truyền thông trong thời khủng hoảng..................................................................7
2.2.1. Truyền thông trong thời khủng hoảng............................................................................7
2.2.2.1. Chuẩn bị sẵn sàng....................................................................................................8
2.2.2.2. Thu nhập các dữ liệu...............................................................................................8
2.2.2.3. Hành động trước......................................................................................................8
2.2.2.4.Trung tâm họp báo....................................................................................................8
2.2.2.5. Liên lạc với giới truyền thông.................................................................................9
2.2.2.6. Sử dụng Internet......................................................................................................9
2.2.2.7. Thiết lập một vành đai bảo vệ.................................................................................9
2.2.2.8. Kiểm sốt tin tức.....................................................................................................9
2.2.2.9. Tóm tắt thơng tin hàng ngày..................................................................................10

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang iii



VIETHANIT

Tiểu luận môn học

2.2.2.10. Đưa ra các thông điệp ngắn ngày........................................................................10
2.2.2.11.Sự thật và chỉ duy nhất sự thật.............................................................................10
2.2.2.12.Người phát ngôn...................................................................................................10
2.2.2.13. Nói chậm.............................................................................................................10
2.3. Sáu vấn đề của kinh tế thế giới trong năm 2010.................................................................10
2.3.1. Các biện pháp kích thích tài chính yếu đi.....................................................................10
2.3.2.Quá trình tăng lượng hàng tồn trữ sẽ chấm dứt.............................................................11
2.3.3.Những lo ngại về tài chính sẽ hiện rõ hơn.....................................................................11
2.3.4. Bong bóng tài sản sẽ tiếp tục gây lo ngại.....................................................................11
2.3.5. Thất nghiệp vẫn ở mức cao..........................................................................................12
2.3.6. Tranh luận về lạm phát và giảm phát sẽ nổi lên...........................................................12
2.4. Kinh tế Việt Nam trong hội nhập........................................................................................12

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................17

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang iv


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ
1.1 Khái quát về năng lực quản trị
Hầu hết các nhà quản trị thành công đều đã phát triển những năng lực cho phép họ

thực hiện hiệu quả công việc quản trị ở các cấp khác nhau trong tổ chức. Năng lực được
xem là sự tổng hoà của kiến thức, kĩ năng, hành vi và thái độ góp phần tạo nên tính hiệu
quả trong cơng việc của mỗi người, trong các hoạt động quản trị khác nhau và ở các loại tổ
chức khác nhau. Thực ra con người đã sử dụng nhiều loại năng lực trong cuộc sống của
mình để làm tăng hiệu quả trong các hoạt động giải trí, các quan hệ cá nhân, trong công
việc và ở trường học
1.2 Năng lực truyền thông
1.2.1. Định nghĩa về năng lực truyền thông
Năng lực truyền thông là khả năng truyền đạt và trao đổi thông tin một cách hiệu quả,
làm sao để mình và những người khác có thể hiểu rõ. Năng lực truyền thông không chỉ
đơn thuần là việc sử dụng một phương tiện thơng cụ thê nào đó. Điều này có nghĩa, năng
lực truyền thơng tốt có thể bao gồm việc giao tiếp trực tiếp, soạn thảo một văn bản chính
thức, tham dự các hội nghị tồn cầu qua diễn đàn trên mạng, soạn thảo và đọc diễn văn
trước hàng trăm thính giả, sử dụng email làm việc với các thành viên trong nhóm ở các
khu vực khác nhau của một quốc gia hoặc trên thế giới
1.2.2. Tiến trình truyền thơng
Tiến trình truyền thơng là một tiến trình năng động (gửi – nhận), bao gồm gửi các
thông điệp cho người khác. Bên cạnh kĩ năng nói và viết, truyền thơng cịn bao gồm cả
việc lắng nghe, quan sát ngơn ngữ cơ thể ( các cử chỉ), nhận ra và hiểu biết các biểu hiện
tinh tế về cử chỉ mà thỉnh thoảng mọi ngườ sử dụng để làm biểu hiện thay thế ý nghĩa cua
từ ngữ.
1.2.3. Tầm quan trọng của năng lực truyền thông
Công nghệ cao không thể thay thế được yếu tố con người. Cơng nghệ thơng tin
khơng có biên giới, nhưng năng lực truyền thơng của con ngưịi thường bị giới hạn bởi
truyền thống và thói quen của cộng đồng hay gia đình.
Do nhiều lý do, đa số người Việt thường kém về năng lực truyền thông, mặc dù khả
năng tiếp thu công nghệ thông tin rất nhanh. Trong khi đó, năng lực truyền thơng là yếu tố
quan trọng nhất trong mọi năng lực của một con người để thành cơng trong sự nghiệp của
mình. Đồng thời, đối với mỗi tổ chức hay cộng đồng thì năng lực truyền thơng cũng là yếu
tố thiết yếu và sống cịn để liên kết với nhau, nhằm hội nhập và phát triển thành cơng

trong một thế giới phẳng.
1.2.4. Vai trị của truyền thơng
1.2.4.1. Vai trị của truyền thơng trực tiếp
Ngày nay, mọi người thường sử dụng phương thức liên lạc là qua điện thoại hoặc
email, bởi nó đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, nó lại thiếu một thứ mà chỉ
có đối thoại, gặp gỡ trực tiếp mới có thể mang lại. Đó chính là cảm xúc và sự ấm áp. Do
đó, lãnh đạo của một tổ chức sẽ phải là người làm hồi sinh lại phương thức giao tiếp trực
tiếp mặt đối mặt mà bấy lâu, rất nhiều lãnh đạo đã vơ tình qn mất


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

Tiếp thị trực tuyến quan hệ chặt chẽ với kinh tế học hơn là quảng cáo. Đào thải sáng
tạo (creative destruction), theo đó những gì đã cũ bị thay thế với tốc độ cực nhanh, là cơ
chế hoạt động hiệu quả nhất của quảng cáo trực tuyến. Có thể thấy rõ điều này qua q
trình ghi nhớ nhất thời, khi thông tin mới được não bộ ghi nhận và các thơng tin cũ bị xóa
đi. Trong kinh tế học cũng như trong quảng cáo trực tuyến, chỉ những gì thích nghi tốt
nhất mới có thể tồn tại.
1.2.4.2. Vai trị của năng lực truyền thơng xã hội
Truyền thơng xã hội là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới,
trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, với mục đích tập trung các thơng tin có giá trị của
những người tham gia.
 Sự liên kết của các thành viên tham gia sử dụng dịch vụ, trong đó mỗi thành viên
có khả năng duy trì tương tác thông tin cùng lúc với rất nhiều người khác giúp cho thông
tin luôn đến được những người quan tâm nhất.

Tập hợp những thành viên sử dụng dịch vụ sẽ tạo ra một số đơng (đám đơng) có
khả năng được định hướng theo những tình cảm và niềm tin mang sắc thái riêng.



Sự liên kết của các thành viên, cũng như sức ảnh hưởng của số đông lên các thành
viên khác nhau tạo nên một mạng lưới di chuyển nhiều hướng của thơng tin.


Ví dụ: MySpace và YouTube trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2008
 Các ứng cử viên của đảng Dân Chủ đều sử dụng MySpace để tập hợp lượng người
ủng hộ đông đảo (Barack Obama – 48.000; Hillary Clinton – 25.000)

Các ứng cử viên của đảng Cộng Hòa sử dụng YouTube để phát những bài vận động tranh
cử của mình vì hiệu quả lan truyền thơng
1.2.5. Khía cạnh của năng lực truyền thơng
1.2.5.1. Truyền thơng khơng chính thức
 Khuyết khích truyền thơng 2 chiều thơng qua đặt câu hỏi để có được thơng tin phản
hồi, lắng nghe, thiết lập những cuộc trò chuyện thân mật.
 Hiểu được tình cảm của người khác .
 Thiết lập các mối quan hệ mạnh mẽ với mọi người.
1.2.5.2. Truyền thông chính thức (informal communication).
 Thơng báo các hoạt động và các sự kiện có liên quan đến mọi người giúp họ cập
nhập các sự kiện hoạt động.
 Tạo ra khả năng thuyết phục, trình bày ấn tượng trước cơng chúng và kiểm soat vấn
đề tốt.
 Viết rõ rang, súc tích và hiệu quả, sử dụng các nguồn dữ liệu trên máy tính.
1.2.5.3. Thương lượng (Negotiation)
 Thay mặt nhóm để đàm phán một cách hiệu quả về vai trò và nguồn lực
 Rèn luyện kỹ năng phát triển các mối quan hệ và xử lí tốt các mối quan hệ với cấp
trên
SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG


Trang 2


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

 Thực hiên các hành động quyết đốn và cơng bằng đối với cấp dưới
1.3. Năng lực nhận thức tồn cầu
Việc thực hiện cơng việc quản trị trong một tổ chức thông qua sự phối hợp sử dụng
các nguồn lực nhân sự, tài chính, thơng tin, và nguyên liệu từ nhiều quốc gia, đáp ứng nhu
cầu thi trường với sự đa dạng về văn hố địi hỏi các nhà quản trị phải có một năng lưc
nhận thức tồn cầu. Khơng phải tất cả các tổ chức đều phải thiết lập các hoạt động ở các
hoạt động ở các quốc gia khác để đạt được những lợi thế về thuế hoặc giá nhân công rẻ
hay được đào tạo tốt hơn. Tuy vậy, trong sự nghiệp của mình các quản trị viên có thể sẽ
làm việc cho một tổ chức có phạm vi hoạt động mang tính quốc tế. Để chuẩn bị cho những
cơ hội đó, quản trị viên tương lai nên bắt đầu phát triển năng lực nhận thức tồn cầu của
mình, cụ thể là:
- Nhận thức và hiểu biết về văn hoá

Hiểu biết và cập nhật các khuynh hướng, các sự kiện chính trị, xã hội
và kinh tế trên toàn thế giới.
 Nhận thức rõ sự tác động của các sự kiện quốc tế đến tổ chức.
 Hiểu, đọc và nói thơng thạo hơn một ngơn ngữ khác.
- Nhạy cảm và khả năng hồ nhập văn hố
 Hiểu rõ đặc trưng của những khác biệt về quốc gia, dân tộc và văn hoá. Nên cởi mở
khi xem xét những khác biệt này một cách khách quan và khoa học.
 Nhạy cảm đối với những xử sự văn hố riêng biệt và có khả năng thích nghi nhanh
chóng với các tình huống mới.
 Điều chỉnh hành vi một cách thích hợp khi giao tiếp với những người có những nền

tảng về dân tộc, chủng tộc và văn hoá.
 Hiểu biết và cập nhật các khuynh hướng, các sự kiện chính trị , xã hội
@@ Vấn đề tồn cầu ngày nay
Ngày nay, tốc độ phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật, tính đa phương trong sự giao tiếp
của các nền văn hoá ngày càng được hệ thống hoá, sự phát triển ngày càng mạnh của các
phương tiện thông tin đại chúng đã làm giảm đáng kể những hạn chế trong giao tiếp về
không gian và thời gian. Tất thảy các nhân tố đó và những nhân tố khác đã làm xuất hiện
một loạt vấn đề toàn cầu, đến lượt mình, những vấn đề này đã làm biến đổi một cách căn
bản hồn cảnh sống của nhân loại. Đó là những vấn đề nảy sinh từ những mâu thuẫn của
bình thức vận động xã hội, cũng như từ những điều kiện tồn tại toàn vẹn của chúng trong
một chỉnh thể thống nhất về không gian và thời gian. Nhận thức những vấn đề toàn cầu
với tư cách hệ quả nảy sinh do sự tác động của những mâu thuẫn chính trị, kinh tế và văn
hố - xã hội địi hỏi phải có ý thức tồn cầu - sự phản ánh những đặc trưng riêng của loài
người về tồn tại xã hội. Để có được ý thức tồn cầu như là quan niệm và nhận thức mới về
thế giới ở trình độ hệ tư tưởng, địi hỏi phải có những nỗ lực lớn của từng quốc gia, khu
vực và toàn thế giới.

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 3


VIETHANIT

PHẦN 2:

Tiểu luận môn học

NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TRONG KINH DOANH


2.1. Quản trị truyền thông trong kinh doanh
PV Media được thành lập năm 2007 theo Quyết định của Tập đoàn Dầu Khí Quốc
Gia Việt Nam. PV Media là sự kết hợp của nhiều cá nhân xuất sắc với mục tiêu chiến lược
thiết lập và sở hữu các kênh truyền thông. Nhằm từng bước đạt được mục tiêu chiến lược,
PV Media thực hiện các hoạt động tư vấn, thực hiện triển khai cho các tổ chức, các doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông qua chiến dịch quảng cáo, PR, tổ chức
sự kiện nhằm phát huy vị thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh năng động. Khách
hàng của PV Media là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
2.1.1 Các gói Quản trị truyền thông chúng tôi mang lại cho khách hàng bao gồm:
- Quan hệ báo chí:
+Tồ chức họp báo, soạn thảo thơng cáo báo chí.
+ Tổ chức các buổi briefing ngắn thơng tin cập nhật cho các nhà báo.
+ Tạo điều kiện thu xếp các buổi phỏng vấn, phóng sự đặc biệt.
- PR cho các sự kiện:
+ Các lễ khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm…
+ Các hoạt động văn hóa, hoạt động tài trợ xã hội…
- Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động tài trợ cộng đồng:
+ Tài trợ từ thiện (ủng hộ chống bão lụt, học bổng cho học sinh nghèo
+ Tài trợ thương mại (các chương trình TV, ca nhạc thể thao gắn với tên sản phẩm).
- Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng: hội nghị khách hàng,
chương trình huấn luyện cách sử dụng, thư viết trực tiếp đến khách hàng, triển lãm,
roadshow.
- Quản lý khủng khoảng:

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 4


VIETHANIT


Tiểu luận môn học

+ Điều tra nguyên nhân và giải quyết vấn đề.
+ Truyền thông hiệu quả đến các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức bằng các cơng
cụ như: thơng cáo báo chí, họp báo, quảng cáo…
+ Áp dụng quy trình 3 nguyên tắc và thực hiện 6 bước xử lý trong quản lý khủng hoảng.
- Quan hệ PR đối nội: hội nghị nhân viên, ngày truyền thống của cơng ty, bình chọn nhân
viên xuất sắc nhất của tháng, của năm. Những hoạt động này nhằm nâng cao sự tự hào,
gắn bó và lịng trung thành của nhân viên với công ty.
- Truyền thông trực tuyến: Các hình thức quảng bá doanh nghiệp được tổ chức qua kênh
truyền thơng trực tuyến: TVC, Logo, phỏng vấn online, bình chọn online…
- Quan hệ nhà đầu tư: Tạo ra tin tức trong bản tin, sự kiện nhằm hướng đến tiếp xúc với
các tổ chức, cá nhân tài chính.
- Quản trị khách hàng: Là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu và
khách hàng tiềm năng. PV Media sẽ “thay” doanh nghiệp kiểm soát đối tượng khách
hàng trong các sự kiện cụ thể hoặc quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
đảm bảo về định lượng như doanh nghiệp yêu cầu.

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 5


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

2.1.2.Công ty Cổ phần truyền thông PV Media được tổ chức thành các phòng ban như
sau:


2.2. Nghệ thuật truyền thông trong thời khủng hoảng
2.2.1. Truyền thông trong thời khủng hoảng
Truyền thông trong quản trị khủng hoảng là nghệ thuật làm việc với báo chí và
các kênh thơng tin đại chúng khi một sự kiện, có tác động tiêu cực và/hoặc tác động
tàn phá với khách hàng hay cộng đồng, bất ngờ phát sinh và tập hợp sức mạnh của cơn
bão dư luận. Chuyển hoá một sự kiện tiêu cực thành tích cực với doanh nghiệp là cơng
việc địi hỏi năng lực sáng tạo cao nhất và vơ cùng khó khăn. Phần việc này thường
được giao cho một tổ chức truyền thông, quan hệ công chúng chuyên nghiệp đảm
nhiệm.
2.2.2. Giải pháp
SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 6


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

Joel Leyden, Chủ tịch Leyden Communications (Israel), có một số lời khun về
truyền thơng trong quản trị khủng hoảng.
2.2.2.1. Chuẩn bị sẵn sàng
Cách tốt nhất để dập tắt đám cháy là có các thiết bị cứu hoả sẵn sàng hoạt động.
Hãy đảm bảo rằng các thiết bị truyền thông, quan hệ công chúng chuyên nghiệp nhất đã
sẵn sàng hoạt động. Dự báo trước một sự kiện khủng hoảng (chiến tranh, tấn công khủng
bố, thiên tai, lộ thông tin, phá sản, tội ác v.v...) không bao giờ dễ dàng, nhưng khi điều tồi
tệ đó xảy ra, bạn cần có ngay một đội chuyên nghiệp sẵn sàng phản ứng nhanh chóng và
trung thực trong quan hệ và kiểm sốt giới truyền thơng "đói tin". Lập một danh mục và
bảng các cơng việc cần chuẩn bị để ứng phó với tình hình và theo dõi nguồn nhân lực

2.2.2.2. Thu nhập các dữ liệu.
Đảm bảo thu thập đầy đủ các dữ kiện. Xem xét các dữ kiện cùng các chuyên gia tư
vấn về vận hành hoặc pháp lý để xác định những điểm có thể cung cấp cho báo chí, những
điểm phải tuyệt đối giữ kín. Nỗ lực cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt nhưng không
gây tác động xấu đến hình ảnh của khách hàng. Điều phối nhóm chun gia cao cấp với
nhóm nhân viên quan hệ cơng chúng và vận hành, trao đổi tình hình và lắng nghe mọi ý
kiến. Liên tục truyền thông với các thành viên của nhóm quản trị khủng hoảng. Ln có
sẵn các thiết bị truyền thơng dự phịng, từ điện thoại di động, bộ đàm, đến máy phát điện.
2.2.2.3. Hành động trước
Luôn chủ động. Nếu bạn phản ứng lại một sự kiện khủng hoảng, bạn sẽ thấy bản
thân bị nghiền nát, bị áp đảo, cuốn đi quá nhanh và mất khả năng kiểm soát. Báo giới cần
liên tục được tiếp thêm sức mạnh với tài liệu và hình ảnh- trên giấy và bằng file điện tử,
cung cấp phương tiện hiệu quả công bố các thông tin, dữ kiện liên quan tới câu chuyện từ
bạn. Nếu bạn khơng kiểm sốt tin tức bằng các dịng sự kiện liên tục và kịp thời, giới
truyền thơng sẽ tìm ra và truyền đi các tin đồn.
Chuẩn bị các bản thơng cáo báo chí, hình ảnh, bản đồ, đoạn phim. Sẵn sàng các
thiết bị gửi email và fax để truyền đi thông điệp của bạn. Yêu cầu chương trình trực tiếp
trên truyền hình và đài phát thanh, điều phối các nhóm chun trách, đặt áp phích, quảng
cáo trên truyền hình... Điều phối sự xuất hiện các xác nhận ủng hộ của các bên thứ ba,
tuần hành trên đường phố của những người ủng hộ. Các tác nhân này ln tạo ra hình ảnh
tích cực trên các kênh truyền thông đại chúng cho khách hàng của bạn
2.2.2.4.Trung tâm họp báo
Trung tâm họp báo phục vụ truyền thông khủng hoảng khơng có gì khác biệt so với
trung tâm họp báo hay trung tâm thông tin của một triển lãm công nghệ cao. Thiết lập
trung tâm họp báo gần nơi xảy ra sự kiện nhưng tránh quá gần khiến các ống kính truyền
hình có thể ảnh hưởng tới cơng việc của khách hàng. Có sẵn các khu làm việc với các thiết
bị truyền thơng như máy tính, internet, điện thoại, máy fax. Đừng quên sổ và bút. Chuẩn
bị sẵn đồ ăn nhanh và cà phê. Cung cấp điều kiện làm việc tốt nhất tại hậu trường: thơng
cáo báo chí, bảng dữ kiện, người phát ngôn và các tư liệu truyền thông khác tại địa điểm
không xa trung tâm họp báo.

Chuẩn bị sẵn trường quay để có thể thực hiện ghi hình tại chỗ. Cần có trạm thu
phát trực tiếp tại tất cả các lối vào với sự kiện khủng hoảng xảy ra trên thực địa. Có sẵn
SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 7


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

phát ngôn viên chuyên nghiệp tại các địa điểm này với các dữ liệu cập nhật nhất- tránh để
nhân viên cứu hộ, lính cứu hoả, quân đội, hay cảnh sát tiếp xúc với báo chí. Chỉ sử dụng
những người chuyên nghiệp để truyền đạt thông điệp. Những người này sẽ đóng vai trị
"tấm đệm" giữa các nhân viên cứu hộ, chữa cháy, quân đội hay cảnh sát với báo giới, giải
thích cho các đội tác nghiệp biết công việc của họ và cách thức họ hỗ trợ cho truyền
thông.
2.2.2.5. Liên lạc với giới truyền thông
Tập hợp các số điện thoại di động, số máy nhắn tin, địa chỉ email của các phóng
viên đang tác nghiệp để nhanh chóng và hiệu quả liên lạc với báo chí, thơng báo các tin
mới nhất. Đừng quên ghi lại số điện thoại văn phòng của họ để dự phòng. Ở cấp chính
phủ, có thể thực hiện bằng cách cấp thẻ báo chí và lưu giữ các thơng tin này trong cơ sở
dữ liệu và yêu cầu các đại diện báo chí luôn phải mang thẻ này khi tác nghiệp.
2.2.2.6. Sử dụng Internet
Internet là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để đưa thơng tin tới các phóng viên và
biên tập viên trước khi công bố. Xây dựng một địa chỉ internet được duy trì 24x7 với các
tài liệu và hình ảnh mới nhất có liên quan tới sự kiện khủng hoảng. Chắc chắn rằng bạn có
các hệ thống bảo mật tốt nhất. Sử dụng email để trực tiếp thông tin cũng là cách thường
được sử dụng.
2.2.2.7. Thiết lập một vành đai bảo vệ

Nếu sự kiện khủng hoảng liên quan tới xung đột, hay thiên tai, hãy cùng với cảnh
sát, lực lượng cứu hoả hoặc quân đội thiết lập một vành đai bảo vệ với các tín hiệu rõ
ràng: khu vực tội phạm, khu quân sự, hay đơn giản là miễn vào.
Khi thảm kịch xảy ra tại Trung tâm thương mại quốc tế, ít nhất trong vịng ba ngày,
đã khơng có bất kỳ vành đai nào được lập nên. Khơng tín hiệu, không rào cản. Điều này
dẫn tới sự hỗn độn giữa phóng viên, nhiếp ảnh, cảnh sát, nhân viên FBI, và phịng vệ quốc
gia. Vành đai bảo vệ ngăn cản cơng chúng và báo giới làm xáo trộn các bằng chứng
và/hoặc gây nguy hiểm cho chính họ.
2.2.2.8. Kiểm sốt tin tức
Thành lập một nhóm với chức năng duy nhất là theo dõi và phân tích các bản tin
(giấy và điện tử) 24x7. Khi một câu chuyện hay một tin đồn xuất hiện với nội dung khơng
chính xác hoặc bất lợi, bạn sẽ có ngay những cơng cụ hiệu quả để phản ứng nhanh chóng
và sẵn sàng hố giải các nội dung tiêu cực. Trong một vài trường hợp, hãy cố gắng có
được các bản thảo trước khi chúng được chuyển đi, nhiều sai lầm sẽ được ngăn chặn qua
việc hỗ trợ và cộng tác chặt chẽ với báo giới nhằm giúp họ đảm bảo thơng tin chính xác và
trung thực.
2.2.2.9. Tóm tắt thơng tin hàng ngày
Nếu báo chí khơng tìm đến bạn tức là bạn đang có vấn đề. Nếu bạn khơng kiểm
sốt được dịng thơng tin, báo chí sẽ tìm chúng ở các nguồn khác, các tin đồn. Điều này có
thể làm giảm niềm tin của cơng chúng với bạn và tạo cho bạn hình ảnh tiêu cực. Các diễn
đàn được tổ chức hàng ngày cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan sẽ cung cấp

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 8


VIETHANIT

Tiểu luận mơn học


cho báo chí đầy đủ các thơng tin cần thiết. Cần chú ý tới thời điểm thực hiện đàm thoại và
công bố thông tin với thời hạn lên khuôn của các báo.
2.2.2.10. Đưa ra các thông điệp ngắn ngày
Trong thời đại quá tải thông tin này, công chúng khơng có đủ thời gian để đọc tồn
bộ câu chuyện. Thơng điệp ngắn có thể được đưa ra vào các chương trình tin tức buổi tối
trên truyền hình. Gửi tới công chúng các thông điệp ngắn và đơn giản. Có ít nhất một
người phụ trách việc phân tích các sự kiện trong ngày và các sự kiện đang được chờ đợi sẽ
xảy ra.
2.2.2.11.Sự thật và chỉ duy nhất sự thật
Đảm bảo chắc chắn các thông tin gửi tới giới truyền thơng hồn tồn chính xác. Chỉ
cần một thơng tin sai lệch, bức màn thiêng về tín nhiệm của bạn với cơng chúng sẽ bị xé
toạc. Nếu bạn có các tài liệu bất lợi- và không ai cầu xin bạn phát tán chúng, thì hãy áp
chặt các tài liệu đó vào ngực. Đừng đánh thức một con chó đang ngủ. Nếu các tài liệu đó
được cơng bố, bạn phải phản ứng lại ngay lập tức với thái độ thành khẩn nhất. Bạn cũng
có thể phân tán sự chú ý của đám đơng nếu vấn đề đang giải quyết có mức độ nhạy cảm
cao.
2.2.2.12.Người phát ngôn
Bạn cần điều phối một "tổ chức phát ngôn" với các chuyên gia được huấn luyện
chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm với các tình huống tương tự cũng như có khả năng
ăn nói trơi chảy trước ống kính máy quay. Các phát ngơn viên giỏi nhất có thể bảo đảm
rằng họ sử dụng đúng từ, cách xuất hiện của họ hoàn toàn tự tin và lưu loát cho tới những
giây cuối cùng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cần đảm bảo các
phát ngôn viên đều nhận được đầy đủ thông tin cập nhật và truyền tải một thơng điệp duy
nhất.
2.2.2.13. Nói chậm
Có lẽ, đây chính là điểm quan trọng nhất đối với một phát ngơn viên chun
nghiệp. Khi nói chậm, bạn có thể tổ chức các ý trong đầu và kiểm sốt từng câu chữ
phát ra. Nói liến thoắng là biểu hiện của sự hồi hộp. Khi nói chậm, bạn gửi ra tín hiệu
của sự tự tin và bình tĩnh.

2.3. Sáu vấn đề của kinh tế thế giới trong năm 2010
2.3.1. Các biện pháp kích thích tài chính yếu đi
Gói kích thích tài chính của các chính phủ là yếu tố then chốt đằng sau sự phục hồi
kinh tế toàn cầu trong nửa cuối năm 2009. Tuy nhiên, biện pháp này không thể kéo dài vô
thời hạn và trong năm 2010, các nền kinh tế cần bắt đầu nghĩ tới việc tách dần khỏi sự hỗ
trợ của chính phủ, trong khi nhấn mạnh hơn đến các nguồn lực nội tại khác cho tăng
trưởng kinh tế.
Các gói kích thích tài chính sẽ bắt đầu giảm dần và khả năng chi tiêu kích thích cao
hơn mức của năm trước là khó xảy ra. Điều này có nghĩa là đa số các nước sẽ thực thi
chính sách tài chính thắt chặt, khiến các nền kinh tế khó khăn hơn trong việc duy trì đà
phục hồi.

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 9


VIETHANIT

Tiểu luận mơn học

2.3.2.Q trình tăng lượng hàng tồn trữ sẽ chấm dứt
Trong giai đoạn cuối năm 2008 đầu 2009, khi khủng hoảng lên đến đỉnh điểm, các
công ty đã cắt giảm lượng hàng trong kho để đề phòng nhu cầu yếu hơn. Khi kinh tế bắt
đầu phục hồi, các công ty bắt đầu tăng lượng hàng tồn trữ hay ít nhất cũng làm chậm lại
tốc độ giảm. Tuy nhiên, điều này tạo ra bức tranh kinh tế toàn cầu tích cực một cách giả
tạo.
Những điều chỉnh này có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP nhanh chóng, nhưng chỉ
nhất thời. Một khi mức tăng lượng hàng tồn trữ bắt kịp mức tăng nhu cầu, các cơng ty sẽ
ngừng tích thêm hàng và tăng trưởng GDP phải đến từ các nguồn khác. Quá trình này sẽ

ngày càng hiện rõ trong năm 2010.
2.3.3.Những lo ngại về tài chính sẽ hiện rõ hơn
Nhiều nước đối mặt với những thách thức lớn về tài chính trong năm 2010. Nợ
cơng của nhiều nước tăng, do chính phủ phải cứu trợ lĩnh vực tư nhân và thực hiện các
chương trình kích thích tài chính. Các biện pháp này giúp ngăn chặn sự sụp đổ của hệ
thống tài chính và đẩy lùi suy thối, song lại đang làm tăng sức ép đối với những chính
phủ bắt đầu phải củng cố ngân sách, một nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Một số nước như Anh, Ireland và Tây Ban Nha sẽ phải dùng đến các biện pháp cắt
giảm chi tiêu mạnh mẽ. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa việc phải giảm thâm hụt ngân sách với
việc phải tiếp tục kích thích các nền kinh tế vẫn cịn yếu sẽ là một trong các vấn đề chính
của năm 2010.
Nếu chính phủ khơng thuyết phục được các nhà đầu tư rằng tình hình tài chính của
mình ổn định thì có thể lãi suất trái phiếu sẽ tăng mạnh, gây cản trở đối với sự phục hồi
kinh tế và làm mất ổn định các thị trường tài chính.
Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế q chậm, các chính phủ có thể gặp khó khăn
về chính trị khi thực hiện các biện pháp kích thích tài chính cần thiết tiếp theo để duy trì
đà hồi phục kinh tế.
2.3.4. Bong bóng tài sản sẽ tiếp tục gây lo ngại
Một trong những mặt trái của chính sách chống khủng hoảng là các biện pháp
nhằm giảm thiểu tác động của việc phá vỡ các bong bóng trước đó như bong bóng trên thị
trường nhà ở của Mỹ và châu Âu lại góp phần hình thành các bong bóng mới. Chẳng hạn,
việc Mỹ giữ lãi suất đồng USD thấp đã khuyến khích các nhà đầu tư vay đồng tiền này để
mua tài sản ở những nơi khác có lãi suất cao hơn.
Điều này thể hiện rõ nhất trong việc thị trường chứng khoán ở các nước đang phát
triển tăng mạnh trong năm qua. Sự lên điểm của thị trường chứng khoán cũng phản ánh
tâm lý quá lạc quan của các nhà đầu tư về con đường phục hồi kinh tế. Những tác dụng
phụ tiềm tàng của chính sách kích thích tiền tệ và tài chính cao độ cũng thể hiện trong các
hiện tượng bất thường như bong bóng bất động sản chớm hình thành ở Trung Quốc.

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG


Trang 10


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

2.3.5. Thất nghiệp vẫn ở mức cao
Mặc dù kinh tế toàn cầu đang phục hồi, song tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn cao ở nhiều
nước. Điều này một phần phản ánh thực tế là thất nghiệp thường là chỉ số đi chậm trong
vòng tròn kinh tế, khi chủ lao động thường có tâm lý thận trọng trong việc thuê lại lao
động khi kinh tế phục hồi. Bên cạnh đó, thời kỳ cuối năm 2008 đầu 2009, cuộc khủng
hoảng khốc liệt tới mức nhiều việc làm bị cắt giảm sẽ không bao giờ phục hồi lại.
Sự phục hồi kinh tế cho đến nay chủ yếu vẫn nhờ các yếu tố tạm thời báo hiệu một
triển vọng không mấy vui vẻ cho thị trường lao động trong năm nay. EIU dự báo tỷ lệ thất
nghiệp ở 26 trong 30 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong
năm 2010 sẽ cao hơn năm 2009.
2.3.6. Tranh luận về lạm phát và giảm phát sẽ nổi lên
Số liệu về lạm phát sẽ là chủ đề trong các cuộc tranh luận kinh tế năm 2010. Tình
trạng lạm phát là dấu hiệu về sự phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời là sự cảnh báo về các
tác dụng phụ tiềm tàng của chính sách kinh tế.
Vấn đề này phức tạp hơn khi so sánh với năm 2009, khi mức lạm phát thấp do giá
dầu giảm. Điều này chắc chắn sẽ đẩy chỉ số lạm phát của hai quý đầu năm 2010 so với
cùng kỳ năm trước lên và dẫn đến việc đánh giá độ tin cậy của các cảnh báo rằng chính
sách tiền tệ và tài chính đặc biệt dễ dãi trong năm vừa qua sẽ dẫn đến siêu lạm phát.
Vấn đề thứ hai trong cuộc tranh luận này là liệu suy thoái chỉ tạm thời làm lãng phí
hay phá huỷ vĩnh viễn cơng suất sản xuất. Trong trường hợp thứ nhất, áp lực giảm phát
chắc chắn vẫn còn. Trong trường hợp thứ hai, sức ép lạm phát trong tương lai sẽ lớn hơn,
vì nguồn cung lao động và vốn sẽ không tương xứng với sự gia tăng nhu cầu. EIU cho

rằng khả năng giảm phát vẫn cao hơn so với lạm phát và chính sách tiền tệ đặc biệt nới
lỏng có thể được điều chỉnh trước khi áp lực lạm phát tăng quá mức.
2.4. Kinh tế Việt Nam trong hội nhập
Chúng ta đang sống trong một thế giới mới, thế giới tồn cầu hóa với những thay
đổi lớn, đa dạng và phức tạp, có ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và cá nhân nào.
Hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho đất nước phát triển, nhưng cũng đồng
thời là thách thức lớn nếu ta chưa có một nội lực đủ mạnh. Chúng ta sẽ đứng trước nguy
cơ tụt hậu ngày càng xa với các nước phát triển. Nỗi đau tụt hậu, chậm phát triển, thua
kém bạn bè quốc tế là không của riêng ai, mà là của toàn thể những con người mang trong
mình dịng máu Lạc Hồng trên tồn thế giới. Chúng ta cần nhận thức rõ mối nguy chung
này để biến thành những nội lực mạnh mẽ của Việt Nam, trước hết là tinh thần hội nhập,
tinh thần đoàn kết; sau là nhiệm vụ phải nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế nước nhà, song song với việc phát triển văn hóa - xã hội, nhằm tạo nên một mơ
hình phát triển nhanh, mạnh, hài hịa và bền
Với một quốc gia có xuất phát điểm về kinh tế thấp như Việt Nam, để có thể chuẩn
bị nội lực đầy đủ cho hội nhập, hướng chính sách đối ngoại sẽ phải đảm bảo ủng hộ và bảo

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 11


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo thời điểm mở thị trường thích hợp
để chúng ta có thể chuẩn bị hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chủ động và bền vững.
Cần phải nhận thức rõ ràng rằng, sức cạnh tranh của nền kinh tế nằm ở sự đúng
đắn, phù hợp của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia có đóng góp được cho thế giới hay

khơng, có tạo được sự tín nhiệm đối với thế giới hay khơng, có tạo ra được những sản
phẩm, dịch vụ, thương hiệu ngang tầm thế giới hay khơng. Tóm lại, chúng ta phải biết rõ,
phải có sự đồng thuận cao về Việt Nam sẽ đi về đâu, sẽ đóng vai trị gì trong thế giới đang
biến đổi ngày một nhanh chóng và đa dạng như hiện nay.
Nói theo ngơn ngữ của hội nhập, phải có định vị quốc gia, chiến lược tổng quốc gia
phù hợp với ý nguyện của dân tộc, với tiềm năng của đất nước, với xu hướng phát triển
của thời đại. Định vị đó sẽ là Việt Nam trở thành một trong những quốc gia phát triển
hàng đầu thế giới dựa trên nền kinh tế phát triển hài hịa, có ưu thế trong kinh tế tri thức
như là một trung tâm sáng tạo mới của thế giới; Việt Nam có xã hội công bằng, văn minh,
phồn thịnh nơi các giá trị đạo đức, giá trị tinh thần được tôn trọng và sẽ là tấm gương cho
các nước thế giới thứ hai và thứ ba vươn lên theo kịp sự phát triển chung của nhân loại.
Để nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế nên bắt đầu từ việc quy hoạch phát
triển nền kinh tế dựa trên một định vị quốc gia nhất quán. Chúng ta cần phải nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại
và dịch vụ. Nâng cao sức cạnh tranh ở đây khơng có nghĩa là đầu tư tràn lan, thiếu trọng
điểm, mà ngược lại đó là phát huy lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Cụ thể hơn, một mặt,
phải ý thức được sự cần thiết phải giữ vững và phát triển các ngành kinh tế có ý nghĩa
sống cịn, đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế đất nước; mặt khác phải biết đầu tư những
ngành mũi nhọn có thể tạo ra đột phá cho Việt Nam trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Nước ta là một nước có truyền thống nơng nghiệp, với khoảng 75% dân số sống ở
nông thôn và sống bằng nông nghiệp. Năm 2006 này, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
cả nước có thể đạt mức 38 tỉ USD, vượt mục tiêu mà Quốc hội giao cho. Tuy nhiên, nhìn
vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và cơ cấu giá trị trong mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu sẽ
thấy có nhiều mặt hàng chủ lực nếu chúng ta càng xuất khẩu được nhiều thì càng thiệt
thịi. Ngành nơng nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề khi Việt Nam gia nhập WTO,
nơng sản Việt Nam có nguy cơ thua ngay trên sân nhà, tình trạng càng xuất khẩu càng
thua thiệt sẽ ngày càng trầm trọng. Đây là những nghịch lý không thể chấp nhận được đối
với một đất nước có đầy tiềm năng như Việt Nam; trong khi đó, nhìn ra thế giới, những
nước có điều kiện tự nhiên vô cùng kém thuận lợi so với Việt Nam lại có nền nơng nghiệp
rất phát triển như Nhật Bản, Israel. Ngay khi so với các nước cùng phát triển thì thu nhập

của người nơng dân Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan. "Phi nông bất ổn", nông
nghiệp chính là ngành tạo ra sự ổn định, làm nền tảng cho đất nước phát triển; tuy nhiên,
với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các mơ hình nơng nghiệp hàng
đầu thế giới, và tiềm năng của Việt Nam, chúng ta hồn tồn có thể làm được nhiều hơn
thế, tạo nên một ngành nông nghiệp Việt Nam hàng đầu thế giới.
Sức cạnh tranh của nền công nghiệp chúng ta cũng có rất nhiều vấn đề. Cơng
nghiệp nặng không hiệu quả, công nghiệp nhẹ chủ yếu là gia công, hàm lượng khoa học
công nghệ thấp tạo ra giá trị gia tăng rất thấp. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO báo hiệu
sẽ gây ra nhiều tác động lớn đến các lĩnh vực dệt may, chế biến nông hải sản,... địi hỏi
cơng nghiệp phải có những bước chuyển mình căn bản hơn nữa, tốc độ cao hơn nữa.
SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 12


VIETHANIT

Tiểu luận mơn học

Chúng ta cần thốt khỏi nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp, trở thành một đất nước
chuyên xuất thô và cung cấp lao động phổ thông giá trị thấp; nguy cơ phá sản cả một
ngành, một lĩnh vực kinh doanh.
Để không ngừng nâng cao và phát triển sức cạnh tranh cho nền kinh tế, Việt Nam
cần có một nguồn năng lượng phù hợp và chủ động. Việc hoạch định và thực thi một chiến
lược quốc gia dài hạn về năng lượng là một yêu cầu bức thiết. Trong đó, phải đảm bảo
được các yêu cầu cơ bản là hướng đến khai thác bền vững những nguồn tài nguyên là thế
mạnh của Việt Nam như tài nguyên nước, than đá, dầu mỏ...; sử dụng hợp lý và tiết kiệm
các nguồn ngun liệu hiện có, khắc phục tình trạng lãng phí, chảy máu tài nguyên nhiên
liệu.
Chúng ta cần phải biết khai thác tốt những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho Việt

Nam. Do vậy, ngành du lịch sẽ là một trong những trọng tâm để phát triển, đặc biệt là du
lịch sinh thái, du lịch văn hóa.
Trong một thời gian dài vừa qua, chúng ta chưa thực sự chú ý tới việc phát triển lợi
thế của kinh tế biển. Thảm họa bão Chanchu chính là một lời cảnh báo cho sự quan tâm
dưới mức cần thiết đối với một lĩnh vực có thể mang lại giá trị kinh tế cao, nâng cao vị thế
của quốc gia như kinh tế biển.
Thương mại và dịch vụ chính là lĩnh vực sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất khi Việt
Nam gia nhập WTO, khi thị trường trong nước nhanh chóng được mở cửa tự do. Đặc biệt
là ngành thương mại, phân phối hàng hóa, đó chính là động mạch chủ của nền kinh tế
nước nhà. Chúng ta cần chung sức tạo nên những hệ thống phân phối mạnh phục vụ cho
lợi ích của Việt Nam. Cần giữ vững sự tự chủ trong các ngành ngân hàng, đầu tư, bảo
hiểm, viễn thông, công nghệ thông tin, giao nhận và vận chuyển hàng hóa; bởi đó cũng là
những động mạch quan trọng của nền kinh tế nước nhà.
Để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp, nông
nghiệp, và các ngành thương mại và dịch vụ tiên tiến cao, cần phải phát triển khoa học kỹ
thuật. Cả nông nghiệp và công nghiệp đều phải dựa trên những công nghệ phù hợp và tiên
tiến để phát triển, trong đó cơng nghệ sẽ là ưu tiên hàng đầu, đó là phù hợp với điều kiện
Việt Nam, tiên tiến để có thể đi tắt đón đầu. Chúng ta sẽ tạo ra bước đột phá trong công
nghệ bằng một hành động rất đơn giản mà hiệu quả là ngay lập tức gắn kết những viện
nghiên cứu khoa học và nghiên cứu ứng dụng; từng bước tham gia vào thị trường sở hữu
trí tuệ của khu vực và quốc tế; đặt mục tiêu chiến lược phát triển và đóng vai trị quan
trọng trong nền kinh tế tri thức đang vận động ngày một nhanh.
Như vậy, việc tạo nên những liên kết nội ngành, liên ngành là một nội dung quan
trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước. Hơn nữa, cần phải ý thức rằng, liên
kết không chỉ đơn thuần là tạo ra các liên minh lớn hơn trong nước mà phải hướng đến
hiệu quả đích thực, phải xem xét đến việc liên kết chiến lược để hấp thu tinh hoa quản trị,
bí quyết cơng nghệ, lợi thế tài chính của nước ngồi, nhưng vẫn giữ được sự tự chủ trong
phát triển.
Trong quá trình gia nhập WTO chúng ta sẽ phải mau chóng dỡ bỏ các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan cho hàng nhập khẩu. Vậy nếu muốn đảm bảo, duy trì và phát

triển nội lực kinh tế của nước nhà, nhà sản xuất trong nước phải mau chóng tự hồn thiện
mình, đáp ứng tốt nhất người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, cộng đồng người
SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 13


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

tiêu dùng Việt Nam phải ý thức được việc ủng hộ ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ
trong nước là trách nhiệm và vinh dự của một người công dân Việt Nam. Chúng ta hợp
sức tạo ra một vài thương hiệu Việt, doanh nghiệp Việt, tập đoàn kinh tế Việt mang tính
tiên phong, đủ sức cạnh tranh ở tầm mức khu vực và thế giới, nhằm tạo ra điển hình, khơi
dậy niềm tin, khát vọng, lịng tự hào của toàn thể dân tộc trong sự nghiệp thi đua phát triển
kinh tế với thế giới.

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 14


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

KẾT LUẬN
Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng
trước nhiều vận hội lẫn thách thức. Làm thế nào để tạo ra ưu thế cạnh tranh để tồn tại và

phát triển khi tất cả các đối thủ đều tận dụng triệt để công thức: Sản phẩm - giá cả - hệ
thống phân phối - quảng bá khuyến mại?
Thiếu đội ngũ lao động có trình độ chun mơn cao là một trong những tồn tại lớn
đối với các doanh nghiệp hiện nay. Yếu tố con người quyết định năng suất lao động, vì thế
điều cốt lõi nằm ở chỗ, doanh nhân phải là người đầu tiên cần học cách quản trị điều hành
doanh nghiệp.

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 15


VIETHANIT

Tiểu luận môn học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Minh Châu, 2-2006, Quản Trị Học, Nxb Phương Đông.
2. Trọng Phụng, 2005, 30 Năng Lực Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Sống, Nxb
3. Giao trình Quản Trị Học Do Cơ Nguyễn Thị Kim Ánh biên soạn.
4. Các bài báo, trang wed lien quan đến đề tài Năng Lực Quản Trị.

SVTH: LÊ THỊ THANH NHUNG

Trang 16




×