Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25 Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.88 KB, 19 trang )

1
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25 Công ty cơ khí ô tô xe máy
Thanh Xuân.
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Xí nghiệp X25
3.1.1. Ưu điểm
 Về tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán trong xí nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong việc
cung cấp các thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng và đặc biệt là
cho ban lãnh đạo công ty và xí nghiệp để đưa ra các quyết định quản lý tối ưu.
Bộ máy kế toán đã được tổ chức tốt cả về nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các cán bộ kế toán đều có trình độ cao đẳng trở lên, thường xuyên
được bồi dưỡng cả về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Các công việc kế toán
được phân công rõ ràng cho từng người kèm theo đó là quyền và trách nhiệm.
Chính vì vậy mà không có sự chồng chéo trong công việc và phối hợp với nhau.
Công việc kế toán được san sẻ và phối hợp nhịp nhàng, nâng cao năng suất lao
động, đảm bảo cho công tác kế toán nói chung được tiến hành thuận lợi.
 Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Xí nghiệp đang sử dụng hệ thống chứng từ khá đầy đủ, đúng theo quy
định của nhà nước. Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát
1
1
2
sinh. Các chứng từ khi lập đều có sự phê duyệt của các bộ phận có liên quan đảm
bảo tính hữu hiệu và hợp pháp của các nghiệp vụ.
Công ty còn sử dụng một số chứng từ nội bộ theo quy định riêng của công ty,
các chứng từ sử dụng được đánh dấu theo từng số hiệu cụ thể dùng làm căn cứ
ghi sổ, nhờ đó giúp cho công ty kiểm soát tốt các khoản chi phí phát sinh.
 Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản:
Xí nghiệp vẫn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số


15/QĐ-BTC của Bộ tài chính để đảm bảo tính thống nhất trong hạch toán kế
toán, dễ dàng trao đổi thông tin với các đối tượng bên ngoài. Nhìn chung tài
khoản được chi tiết theo tài khoản cấp 2, cấp 3 phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
 Về hệ thống báo cáo kế toán:
Xí nghiệp lập báo cáo tài chính theo quý. Báo cáo tài chính gồm đầy đủ
các báo cáo: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
 Về phần mềm kế toán:
Xí nghiệp sử dụng phần mềm kế toán Access. Đây là phần mềm kế toán
rất tiện dụng, giúp giảm bớt công việc kế toán mà vẫn đem lại hiệu quả. Tất
cả các đối tượng kế toán đều được mã hoá nên rất dàng để lấy thông tin về
đối tượng đó tại bất kỳ thời điểm nào.
 Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Xuất phát từ đặc điểm xí nghiệp có ba hoạt động sản xuất kinh doanh
riêng biệt: sửa chữa xe, lắp giáp xe và sản xuất biển số nên đối tượng tập hợp chi
2
2
3
phí theo sản phẩm. Hoạt động sửa chữa xe và lắp giáp xe được thực hiện theo
đơn đặt hàng nên đối tượng tập hợp chi phí của hai hoạt động này theo đơn hàng.
Đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng, sản phẩm biển số hoàn thành. Theo em
xí nghiệp lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
là phù hợp.
- Kỳ tính giá thành và phương pháp giá thành
Đối với hoạt động sản xuất biển số: Do sản phẩm có thời gian sản xuất
ngăn nên kỳ tính giá thành theo tháng. Biển số có 2 loại: biển ô tô, biển xe máy.
Cả hai loại này đều có nguyên vật liệu giống nhau, quy trình sản xuất giống nhau
nên phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số là rất phù hợp.

Đối với hai hoạt động: sửa chữa xe, lắp giáp xe. Kỳ tính giá thành là khi
đơn hàng hoàn thành, có thể không trùng với kỳ báo cáo. Giá thành sản xuất của
đơn hàng là toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp cho đơn hàng đó.
- Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán chi tiết cho ba hoạt động
sản xuất. Điều này giúp cho xí nghiệp biết được chi phí nguyên vật liệu của từng
hoạt động là bao nhiêu, từ đó biết lỗ lãi của từng hoạt động. Nguyên vật liệu xuất
kho được kế toán tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp
này là khá phù hợp bởi hệ thống danh điểm nguyên vật liệu không nhiều mà số
lần nhập, xuất của mỗi danh điểm lại nhiều.
Các bảng kê chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sô cái của TK
621 được thiết kế rất phù hợp, thuận tiện cho việc quản lý.
- Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
3
3
4
Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp dựa vào bảng chấm công, bảng
thanh toán lương và bảng kê trích nộp các khoản theo lương. Tiền lương là yếu
tố quan trọng thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động. Với tính thần làm
việc thận trọng và có trách nhiệm, các nhân viên phòng kế toán đã cố gắng hạn
chế sai sót trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp để đảm bảo quyền lợi của
người lao động.
3.1.2.Tồn tại và nguyên nhân chủ yếu.
Do tính phức tạp trong doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm nên
mặc dù có nhiều ưư điểm nhưng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục.
 Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Sản phẩm biển số khi hoàn thành sẽ đóng gói bởi các vật liệu như: băng
dính, hộp carton, túi ni lông. Xí nghiệp đang hạch toán những khoản chi phí này
vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo em điều này là không hợp lý bởi sản

phẩm đã hoàn thành. Điều đó sẽ làm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và giá
thành sản phẩm tăng lên, công tác tính giá thành sản phẩm không chính xác.
 Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Số lượng công nhân trong xí nghiệp khá lớn. Hiện tại xí nghiệp không
trích trước tiến lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Điều này cũng ảnh
hưởng tới công tác tính giá thành sản phẩm.
 Về hạch toán chi phí sản xuất chung
- Về tài khoản sử dụng
4
4
5
Xí nghiệp đang sử dụng TK 627 hạch toán chi phí sản xuất chung. Tài
khoản này được chi tiết theo 3 hoạt động sản xuất: sửa chữa xe, lắp ráp xe, sản
xuất biển số. Tất cả các loại chi phí sản xuất chung của từng hoạt động được tập
hợp vào tài khoản 627 chi tiết theo hoạt động đó. Điều này gây khó khăn cho
công tác quản lý từng loại chi phí sản xuất chung trong từng hoạt động. VD:
Người quản lý chỉ biết được tổng chi phí sản xuất chung của hoạt động sản xuất
biển số là bao nhiêu nhưng không biết được cụ thể chi phí nhân viên phân xưởng
chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài…
- Về hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên phân xưởng chỉ bao gồm tiền lương và các khoản trich
theo lương của quản đôc phân xưởng, thủ kho, nhân viên dọn vệ sinh. Xí nghiệp
đang hạch toán chi phí nhân viên bộ phận KCS vào chi phí quản lý doanh
nghiệp. Làm như vậy không phản ánh đúng bản chất của chi phí. Nhân viên bộ
phận KCS có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng,
kiểm tra mức độ hỏng hóc của ô tô trước khi tiến hành sửa chữa. Như vậy chi phí
cho những nhân viên này phải hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
- Về hạch toán chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất
Tất cả các loại công cụ dụng cụ khi xuất kho hay mua về dùng ngay xí
nghiệp đều phân bổ hết một lần. Tuy nhiên một vài công cụ dụng cụ có tổng chi

phí khá lớn bị phân bổ một lần sẽ khiến cho chi phí kỳ đó tăng cao.
- Về chi phí khấu hao TSCĐ
Một số loại tài sản cố định dùng chung trong xí nghiệp như: tổng đài điện
thoại, đường nộ bộ. Xí nghiệp đã trích khấu hao tài sản cố định dùng chung vào
5
5
6
chi phí quản lý. Điều này chưa hợp lý vì tất cả các bộ phận đều dùng tài sản cố
định này chứ không chỉ riêng bộ phận quản lý.
- Về hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí điện thoại của cả xí nghiệp đưa hết vào chi phí quản lý mà không
phân bổ cho các bộ phận. Bộ phận sản xuất được lắp điện thoại nhưng không
chịu khoản chi phí tiền cước điện thoại hàng tháng.
Là một doanh nghiệp sản xuất, máy móc thiết bị sử dụng nhiều. Máy móc
thiết bị trong các phân xưởng luôn hoạt động hết công suất có thể sẽ bị hỏng phát
sinh chi phí sửa chữa TSCĐ. Tuy nhiên, hiện nay xí nghiệp không thực hiện
trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ trong kỳ để phân bổ vào chi phí sản xuất
chung cho mỗi tháng mà chỉ khi nào thực tế TSCĐ bị hỏng phải sửa chữa thì mới
đưa vào chi phí. Việc làm này làm cho chi phí sản xuất tăng đột biến khi có sửa
chữa TSCĐ dẫn tới giá thành sản phẩm cũng tăng lên theo.
 Về công tác tính giá thành sản phẩm
Thẻ tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp hiện nay chưa thể hiện được
chi tiết từng khoản mục chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm. Làm như
vậy có thể làm giảm nhẹ công việc của kế toán nhưng gây khó khăn cho công tác
quản lý chi phí sản xuất.
6
6
7
3.2.Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp X25.

3.2.1.Sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
Xu thế đất nước ta hiện nay với nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ
nhưng lạm phát đang ở mức cao, Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức
thương mại thế giới WTO, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Có nhiều cơ hội cho
các doanh nghiệp song cũng đặt ra không ít khó khăn thách thức. Để có thể tồn
tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là đối với một doanh nghiệp
nhà nước thì một vấn đề lớn mà tất cả các doanh nghiệp quan tâm là phải lựa
chọn phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm linh
hoạt phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp nhưng không trái với chế độ, chuẩn
mực kế toán.
Là một doanh nghiệp nhà nước, tồn tại dưới chế độ bao cấp trong thời gian
dài, xí nghiệp X25 cũng có thời điểm gặp khó khăn. Hiện tại lạm phát tăng cao,
giá nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất của xí nghiệp.
Mặt khác để có thể đảm bảo thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của
Bộ công an thì xí nghiệp phải tìm cách tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Để có thể thực hiện tốt điều đó, xí
nghiệp phải có hệ thống kế toán tốt, sổ sách kế toán rõ rang, nhất là phải có
phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất phù hợp. Từ
đó có thể cung cấp các thông tín đầy đủ, kịp thời, chính xác giúp cho các nhà
quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển
của doanh nghiệp.
7
7

×