Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ giai đoạn metacercariae trên cá hô giống và thịt ở đồng bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Trường Linh

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM SÁN LÁ SONG
CHỦ GIAI ĐOẠN METACERCARIAE TRÊN
CÁ HÔ GIỐNG VÀ THỊT (Catlocarpio siamensis
Boulenger, 1898) Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Trường Linh

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM SÁN LÁ SONG
CHỦ GIAI ĐOẠN METACERCARIAE TRÊN
CÁ HÔ GIỐNG VÀ THỊT (Catlocarpio siamensis
Boulenger, 1898) Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHẠM CỬ THIỆN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài
liệu tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và đúng quy định.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Trường Linh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Phạm Cử Thiện - người đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng
các cấp đã đọc và góp ý cho luận văn của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô của Trường, Phòng Giải phẫu sinh lý
Người và động vật, Khoa Sinh học, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm
TP Hồ Chí Minh; Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ - Viện nuôi
trồng thủy sản II; các hộ dân ở các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và
bạn bè đã giúp đõ tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Lê Thị Trường Linh


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................ 2

4.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................................................... 2

5.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1. . ĐẶC ĐIỂM VÒNG ĐỜI CỦA SÁN LÁ SONG CHỦ ................................. 4

1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BƯỚC ĐẦU SINH SẢN NHÂN TẠO
CÁ HÔ (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) ................................................. 5
1.2.1. Vị trí phân loại ........................................................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm phân bố ...................................................................................... 5
1.2.3. Đặc điểm hình thái ..................................................................................... 7
1.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................ 8
1.2.5. Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................ 9
1.2.6. Tổng quan về ương cá Hô giống ............................................................... 9
1.2.7. Tổng quan về nuôi cá Hô thịt .................................................................. 10
1.3. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU SÁN LÁ SONG CHỦ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM ........................................................................................................... 10
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ......................................................... 10


1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 11
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 15
1.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu ..................................................... 15
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 15
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 15
2.2.3. Tư liệu nghiên cứu ................................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 16
2.3.1. Điều tra kỹ thuật ương nuôi cá ................................................................ 16
2.3.2. Phân tích metacercariae trên cá ............................................................... 17
2.3.3. Phương pháp thu mẫu cá ......................................................................... 18
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 20
3.1. Kỹ thuật ương và nuôi cá Hô ......................................................................... 20
3.1.1. Kỹ thuật ương cá Hô giống...................................................................... 20
3.1.2. Kỹ thuật nuôi cá Hô thịt........................................................................... 21
3.2. Thành phần loài metacercariae trên cá dựa vào đặc điểm hình thái .............. 23

3.3. Tỷ lệ nhiễm các lồi metacercariae trên cá Hô giống ở đồng bằng sông Cửu
Long ..................................................................................................................... 25
3.4. Tỷ lệ nhiễm các loài metacercariae trên cá Hô thịt ở đồng bằng sông Cửu Long.
..................................................................................................................... 26
3.5. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm metacercariae trên cá Hô giống
và cá Hô thịt. ......................................................................................................... 27


3.5.1. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm metacercariae trên cá Hô
giống .................................................................................................................. 27
3.5.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm metacercariae trên cá Hô
thịt. ..................................................................................................................... 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 34


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FZT

Fish – borne zoonotic trematode

parasites
kg

kilogam


g

gam

MRC

Ủy ban sông Mê Kông

VAC

Vườn – Ao – Chuồng

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thời gian, địa điểm thu mẫu cá Hô giống................................................. 15
Bảng 2.2 Thời gian, địa điểm thu mẫu cá Hô Thịt ................................................... 15
Bảng 3.1 Thống kê kĩ thuật ương cá Hô giống của 7 nông hộ ................................. 20
Bảng 3.2 Thống kê kĩ thuật nuôi cá Hô thịt của 8 nơng hộ ...................................... 21
Bảng 3.3 Lồi metacercariae nhiễm trên cá Hô giống ............................................. 23
Bảng 3.4 Tỷ lệ nhiễm (TLN) metacercaria trên cá Hô giống (Catlocarpio siamensis)
tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và An Giang .................................................... 26
Bảng 3.5 Tỷ lệ nhiễm (TLN) metacercaria trên cá Hô thịt (Catlocarpio siamensis) tại

các tỉnh Tiền Giang và An Giang ............................................................................. 26
Bảng 3.6 Kết quả phân tích hồi qui Binary logistic regression để tìm mối liên quan
giữa tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trong ao cá Hô giống với kỹ thuật phơi đáy,
bón vơi, thuốc trị bệnh, sự hiện diện của chó quanh khu vực ao ni ..................... 27
Bảng 3.7 Kết quả phân tích hồi qui Binary logistic regression để tìm mối liên quan
giữa tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trong ao cá Hô thịt với kỹ thuật bón vơi,
phơi đáy, sử dụng thuốc trị bệnh, sự hiện diện của chó quanh ao ni ................... 30


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vịng đời sán lá song chủ [15] ..................................................................... 4
Hình 1.2 Khu vực cá Hơ phân bố (sơng Vàm Nao, An Giang).................................. 6
Hình 1.3 Cá Hơ Catlocarpio siamemsis Boulenger, 1898 [19] ................................. 7
Hình 3.1 Ấu trùng metacercariae (Centrocestus formosanus) hiện diện trên cá Hơ
giống (Catlocarpio siamemsis)................................................................................. 24
Hình 3.2 Ấu trùng metacercariae (Haplochis pumilo) hiện diện trên cá Hô giống
(Catlocarpio siamemsis) ........................................................................................... 25


1

MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cá là nguồn cung cấp protein chủ yếu cho con người, đặc biệt là là cư dân các

nước Đông Nam Á. Ăn gỏi cá sống hoặc cá nấu chưa chín kỹ là một thói quen phổ
biến nơi đây, gây nguy cơ nhiễm sán lá gan và sán lá ruột cho người ăn vì cá là ký
chủ trung gian của những loài sán này. Hàng triệu người bị nhiễm sán lá gan

Opisthorchis viverrini ở Thái Lan, Lào và Việt Nam [1]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), năm 2004 có hơn 40 triệu người nhiễm sán lá gan, khoảng 70 loài được biết
là nhiễm vào con người [2]. Còn theo Keiser và Utzinger, năm 2005 ước tính có
khoảng 20 triệu người đã bị nhiễm sán lá gan Clonorchis sinensis và 600 triệu người
có nguy cơ bị nhiễm [3]. Đã phát hiện hơn 50 loài sán lá ruột nhiễm trên người trên
tồn thế giới, trong đó có 13 lồi nhiễm trên người ở Đơng Nam Á [4]. Người bị
nhiễm sán lá sẽ bị nhiều bệnh, nguy hiểm nhất là ung thư gan [5] và ung thư mật [6].
Sán lá song chủ có nguồn gốc từ động vật thủy sản lây nhiễm cho người là vấn
đề toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Những nghiên cứu gần đây ở Việt Nam về sự
phân bố và tỷ lệ nhiễm của cá với các loài sán này cho thấy chúng có nhiều trong cá
ni và cá tự nhiên, trong cơ thể người và vật nuôi [7] - [10]. Sự phát triển của ngành
ni trồng thủy sản hiện nay có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh do ký sinh trùng
gây ra, đặc biệt thông qua các vật chủ trung gian như ốc và cá. Ấu trùng sán lá song
chủ (metacercariae) khi ký sinh ở cá, chúng thường làm cho cá sinh trưởng chậm,
thậm chí gây chết đồng loạt đặc biệt là cá hương và cá giống [11].
Cá Hô (Catlocarpio siamensis) là lồi duy nhất của giống Catlocarpio, có kích
thước lớn nhất trong họ cá Chép Cyprinidae. Thịt cá Hô thơm ngon, vị ngọt và dai
nên đã bị khai thác đến gần như cạn kiệt và đã được Ủy ban sơng Mêkơng (MRC)
xếp vào nhóm cá có nguy cơ tuyệt chủng cao. Cá Hơ tự nhiên có kích thước lớn rất
hiếm, trong khoảng thời gian từ 1 - 2 năm thì ngư dân mới đánh bắt được 1 - 2 cá thể
có khối lượng từ 40 - 120 kg/con, cá được thương lái thu mua với giá rất cao từ
400.000đ - 1.000.000đ/kg, hiện nay cá Hô thịt trong ao nuôi của các hộ dân cũng
được tiêu thụ mạnh, cỡ cá lớn hơn 3kg/con đã xuất hiện tại các nhà hàng ở thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long Xuyên và Hà Nội. Cá Hô giống khi ương cần áp dụng


2

kỹ thuật nghiêm ngặt và hợp lý. Cá Hô giống là lồi cá q, hiếm, ít cơ sở sinh sản
được nên giá cá giống và cá thịt cao. Sau khi ương 8 - 12 tuần, cá giống xuất bán với

giá từ 12.000 - 15.000 đồng/con cịn cá thịt có giá từ 200.000 đồng/1 kg [9], [12].
Nhằm tái tạo và phát triển quần đàn, cá Hô đã được thuần dưỡng và sinh sản
nhân tạo thành công trong điều kiện trạm trại [12], [13]. Từ năm 2009 đến nay, các
trại sản xuất giống đã cung cấp hàng trăm ngàn cá Hô giống ra thị trường. Đã có vài
nghiên cứu về bảo tồn và sinh sản nhân tạo cá Hô, nhưng đến nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu về chất lượng cá Hô giống và cá Hô thịt, đặc biệt là nghiên cứu tỷ lệ nhiễm
sán lá song chủ trên cá Hô giống, vì nếu cá giống bị nhiễm sán lá song chủ sẽ ảnh
hưởng đến cá nuôi thịt và đặc biệt là gây tác hại lớn đến sức khỏe con người. Do đó,
đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ giai đoạn metacercariae trên cá Hô
giống và thịt (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) ở đồng bằng sông Cửu
Long” đã được thực hiện.
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá Hô

giống và cá Hô thịt ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Tìm ra các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ
(metacercarie) trên cá Hơ giống và thịt, từ đó đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn
chế nguy cơ nhiễm sán lá song chủ trên cá Hô ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Ấu trùng sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) ký sinh trên

cá Hô giống và cá Hô thịt thu được ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vật liệu: Cá Hô (Catlocarpio siamensis) giai đoạn cá giống và cá thịt.
4.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

-

Xác định thành phần loài metacercariae trên cá Hô ở giai đoạn cá giống và

cá thịt.
-

Xác định tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá Hô

giai đoạn cá giống và cá thịt.
-

Khảo sát kỹ thuật ương nuôi cá Hô giống bằng phương pháp phỏng vấn

trực tiếp các hộ ương nuôi dựa trên phiếu điều tra.


3

-

Xác định các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ

(giai đoạn metacercariae) trên cá Hơ giống và thịt, từ đó đưa ra các giải pháp kỹ thuật
nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm sán lá song chủ trên cá Hô thịt ảnh hưởng sức khỏe con
người.
5.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Cá Hô giống ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang thu được trong


các đợt đi thu mẫu từ tháng 8/2017 – 12/2017 vì mùa sinh sản của cá Hô là bắt đầu
vào tháng 4 và trong năm 2017 chỉ cho cá sinh sản một lần.
- Cá Hô thịt ở các tỉnh Tiền Giang và An Giang thu được trong những đợt đi
thu mẫu từ tháng 10/2017 – 6/2018 tương ứng với 2 đợt mùa mưa và mùa khô.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. . ĐẶC ĐIỂM VÒNG ĐỜI CỦA SÁN LÁ SONG CHỦ
Sán lá truyền qua cá có vịng đời phức tạp qua nhiều giai đoạn vật chủ khác
nhau: vật chủ trung gian thứ nhất (ốc, nhuyễn thể), vật chủ trung gian thứ hai (cá,
tôm) và vật chủ cuối cung hay vật chủ chính (người và động vật ăn cá) [14]. Hình 1
là vịng đời của sán lá song chủ, đại diện cho sán lá truyền qua cá.

Hình 1.1 Vịng đời sán lá song chủ [15]
Sán trưởng thành sản sinh ra trứng (6), trứng thốt ra ngồi theo phân của vật
chủ cuối cùng (1), vào môi trường nước. Ốc (2) – vật chủ trung gian thứ nhất, trong
môi trường nước đã nhiễm trứng sán (chủ động hoặc thụ động) trong quá trình lọc
mùn bã hữu cơ làm thức ăn. Trong vật chủ ốc phù hợp, trứng sán sẽ phát triển qua
một số giai đoạn (2a, 2b, 2c, 2d) để thành ấu trùng cercariae (2d), cercariae được thải
ra ngồi mơi trường nước khi đã phát triển hồn thiện, cercariae (3) bơi tự do kết nang
trong da hoặc thịt cá nước ngọt - vật chủ trung gian thứ hai. Cercariae rụng đuôi, xâm
nhập qua da, di chuyển đến các mơ và phát triển thành bào nang metacercariae (4)
trong lồi vật chủ cá thích hợp. Người ăn cá sống hoặc cá nấu chưa chín có chứa ấu


5


trùng, ấu trùng thoát nang trong tá tràng (5), sán non thoát khỏi nang và phát triển
thành sán trưởng thành (6) trong túi mật và đường ống mật trong gan.
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BƯỚC ĐẦU SINH SẢN NHÂN TẠO
CÁ HƠ (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898)
1.2.1. Vị trí phân loại
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Phân họ: Cyprininae
Giống: Catlocarpio
Loài: Catlocarpio siamensis, Boulenger, 1898
Tên tiếng Việt: Cá Hô
Tên tiếng Anh: Giant barb
Tên tiếng Campuchia: Kahor, Kolreang
Tên tiếng Lào: Pla kaho
Tên tiếng Thái: Pa kaho, Pla kra ho
1.2.2. Đặc điểm phân bố
Cá Hô phân bố trên sơng Mê Kơng, cá có mặt ở Lào, Thái lan, Campuchia và
ĐBSCL Việt Nam [16], cá thường sống ở sông lớn và đi vào kênh và vùng ngập nước
vào mùa lũ. Vùng hạ lưu sông Mê Kông bắt gặp cá ở nhiều nơi, từ thác Khôn trở lên
cá rất ít phân bố. So với một số lồi cá khác trong cùng họ thì cá Hơ phân bố hẹp hơn.
Ở Thái Lan, cá Hơ giống có chiều dài từ 2 - 6 cm được tìm thấy ở Chian Saen thuộc
tỉnh Chiang Rai, Tad Phanom thuộc tỉnh Nakhon Phanom và Khemaratah thuộc tỉnh
Ubol Ratchathani [17].
Ở Campuchia, vào mùa sinh sản cá giống đi xi dịng từ Stung Streng đến hồ
Tonle Sap và các nhánh sông nhỏ, ở đây thu mẫu tìm thấy mỗi ngày có trên 10 triệu
cá con trơi dạt si dịng xuống hạ lưu sơng Mê Kơng, trong đó có cá Hơ giống cỡ 10
- 12cm cũng được tìm thấy [18]. Theo MRC (2005), trong tổng số các lồi cá con trơi
giạt xuống hạ lưu sơng Mê Kơng được tìm thấy vào mùa lũ thì họ Cyprinidae và
Pangasiidae chiếm đến 96%.



6

Ở Việt Nam thường thấy cá Hơ có kích thước lớn phân bố ở khu vực Vàm Nao,
vùng tiếp giáp giữa sơng Tiền và sơng Hậu, nơi có nhiều hố xốy sâu thích hợp cho
cá đến trú ẩn, đơi khi ở đây còn gặp được cỡ cá lớn hàng trăm kg. Hiện nay vào mùa
lũ cá Hô giống cỡ 20 - 25 cm được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp và Cần Thơ. Cá con thường đi vào các sông nhỏ và vùng ngập nước để kiếm
ăn.

Hình 1.2 Khu vực cá Hơ phân bố (sơng Vàm Nao, An Giang)
Smith (1945) cho rằng cá Hô sống ở vùng ngập nhưng đẻ ở Bung Borapet và
các Bungs, đầm khác vào mùa lũ, cá có kích thước lớn thích sống ở khu vực rộng lớn
của sông Mê Kông trong thời gian ít nhất là nửa năm, cá giống thì hầu như được thấy
vào mùa lũ ở sông nhánh nhỏ. Tuy nhiên, cá lớn thành thục không bắt gặp ở vùng
nước lũ nơi cá con thường phân bố.
Theo MRC (2005), cá Hô cư trú nhiều nơi thuộc lưu vực sông Mê Kông, tùy
thuộc vào mùa sinh sản, kiếm ăn hay ẩn náu. Trong mùa lũ cá con kiếm ăn ở các vùng
ngập và các bãi ngập nước ven sơng chính, khi lớn lên cá trở lại sơng chính. Trong
mùa khơ cá Hơ tìm nơi ẩn náu ở các vực sâu trên sơng chính, đoạn từ Kra-chê cho
đến Stung treng.


7

Hiện nay tài liệu nói về mơi trường sống cá Hơ cịn rất hạn chế. Theo Đồn Văn
Tiến (2005), quan trắc về nguồn lợi thủy sản khu vực Vĩnh xương và Vàm Nao tỉnh
An Giang ghi nhận được cá Hô có phân bố trong vùng khảo sát. Trong số 40 họ thuộc
13 bộ cá được tìm thấy thì họ Cyprinidae chiếm nhiều nhất. Điều này cho thấy cá Hơ
có mơi trường sống thích hợp giống như một số lồi cá khác trong họ Cyprinidae.

Trong ao nuôi cá Hô tăng trưởng và phát triển bình thường ở nhiệt độ nước từ 29 31oC, pH từ 7 - 8, ơxy hịa tan 1,5 - 6 và NH3 < 0,2 [12].
1.2.3. Đặc điểm hình thái
Cá Hơ là lồi có kích thước lớn nhất trong họ cá chép, có thể dài tới 3m nặng
150 kg, nhưng trung bình dài 1 - 2m. Một thơng tin khác từ trang Web
cho biết cá Hơ có khối lượng lớn nhất đạt đến 300 kg. Ở
Campuchia, năm 2002 ngư dân bắt được một cá Hô nặng 102 kg, năm 2005 bắt được
hai cá Hô dài 242 cm và 104 cm [17]. Ở Việt Nam, năm 1996 tại khu vực Vàm Nao,
tỉnh An giang, một ngư dân bắt được con cá Hô nặng 150 kg, đến sau mùa lũ 2001
bắt được một con cá Hô nặng gần 200 kg (Báo Công an Tp. HCM ngày 3/5/2001).
Năm 2003, một ngư dân ở tỉnh An giang bắt được một con cá Hô nặng 173 kg và
cũng khu vực này một ngư dân khác ở tỉnh Cần thơ bắt một con cá Hơ nặng 153 kg.

Hình 1.3 Cá Hơ Catlocarpio siamemsis Boulenger, 1898 [19]


8

Về hình dáng bên ngồi, cá Hơ có vài đặc điểm khác các loài cá trong họ
Cyprinidae. Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, cá Hơ có đầu to, miệng
rộng và co duỗi được, màng mang phát triển. Vảy to, trịn phủ khắp thân. Đường bên
hồn tồn, chạy dài từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa góc vây đi,
phần sau đường bên nằm trên trục giữa thân. Vây lưng nằm lệch về nửa sau của thân.
Tia đơn vây lưng và vây hậu môn hóa xương khơng hồn tồn. Vây đi chẻ hai rãnh
sâu hơn nửa chiều dài của vây [16].
5.5-7.0
Công thức vảy đường bên: 36

42
4.5-5.5


Dài chuẩn
= 2,4 (2,2-2,6)
Dài đầu
Dài chuẩn
= 2,9 (2,7-3,3)
Cao thân
1.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Hơ có tính ăn tạp thiên về thực vật như rong, tảo, cỏ, trái cây và thỉnh thoảng
ăn cá con [17]. Theo báo cáo của Eung (1995), thức ăn ưa thích của cá Hơ là tảo, thực
vật phù du, trái cây. Nhưng trong trang Web , cho rằng
cá Hơ thuộc lồi ăn tạp chủ yếu là động vật thủy sinh và cá con.
Trong ao nuôi của Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản nước ngọt Nam bộ và
Trung tâm giống thủy sản Đồng Tháp, cá Hô nuôi trong ao để nghiên cứu ăn được
thức ăn viên và trái cây (ổi, mận, chuối, v.v...). Chưa bắt gặp cá Hô ăn cá con hay
rượt đuổi cá nhỏ để bắt mồi, mặc dù trong ao có rất nhiều cá nhỏ (cá rô phi, cá bạc
đầu, cá điêu hồng, v.v...). Khi bắt cá Hô, đôi khi thấy cá con ở trong miệng cá Hơ,
nhưng đó khơng phải cá Hơ chủ động ăn cá khác, mà do miệng cá Hô rất rộng nên cá
con dễ bị lọt vào.


9

Miệng cá Hô rất rộng, thuộc loại miệng trên, cá tìm thức ăn ở tầng mặt và tầng
giữa, bắt mồi chủ động và tần số bắt mồi thấp. Cá Hô ni trong ao có hệ số tiêu tốn
thức ăn cao hơn một số lồi cá khác cùng họ, ni cá Hô trong ao ở mật độ 0,2 con /
m2, hệ số thức ăn tiêu tốn từ 3,1 - 3,6%. Cá Hô từ 1 đến 30 ngày tuổi sử dụng được
các loại thức ăn như: Tảo lục (Chlorophyta), Moina, Artemia và thức ăn công nghiệp
dạng viên mảnh [12].
1.2.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Hô tăng trưởng rất nhanh, trong tự nhiên cá có thể tăng trọng từ 2 - 4 kg

trong thời gian 8 tháng, cá tăng trưởng nhanh nhờ trong tự nhiên có nguồn thức ăn
dồi dào, điều kiện sống thuận lợi, tính ăn rộng, nên cá dể tìm thức ăn. Một báo cáo ở
Thái Lan cho biết, trung bình một năm cá lớn khoảng 1,25 kg, chiều dài trung bình là
38 cm. Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt
Nam bộ, nuôi một năm trong ao cá đạt khối lượng trung bình 0,8 kg /con, nuôi trong
đăng quầng đạt 2 kg /con [12]. Nếu so sánh với cá loài cá khác trong họ thì cá Hơ là
một trong những lồi tăng trưởng nhanh nhất [17].
Trong ao đất, cá nuôi ở mật độ 2 con / m2, trong năm đầu cá tăng trọng 700 g /
con, sang năm thứ 2 cá đạt 2 kg/con (Leelapatra et al, 2000). Nadeesha (1994) cho
biết cá Hô nuôi ở Đông nam Campuchia trong 8 tháng nuôi cá tăng trưởng từ 0,4 kg
lên 2 kg/con. Cũng thông tin khác từ trại Bati Thái lan, cá Hô nuôi trong ao đất tăng
trưởng từ 25 g lên 2 kg/con trong thời gian nuôi 1 năm. Theo Nadeesha (1994), khi
nuôi ghép chung cá khác cá Hơ sẽ chậm lớn và có tỷ lệ sống thấp hơn các loài cá
khác.
1.2.6. Tổng quan về ương cá Hô giống
Theo Thi Thanh Vinh (2008) [9], kỹ thuật ương cá Hô giống thực hiện như sau:
- Ương từ cá bột lên cá hương: Cá bột vừa hết nỗn hồn được ương 30 ngày
trong bể xi măng 15 m2, độ sâu 0,8 m, có sục khí liên tục. Nước bể được ni cấy tảo
(Chlorophyta) có màu xanh nhạt (độ trong 30 - 35 cm). Các yếu tố môi trường: nhiệt
độ, ôxy và pH được đo 1 ngày 2 lần lúc 6 giờ sáng và 2 giờ chiều. Thay đổi nước mỗi
tuần 1 lần khoảng 1/3 – 1/5 lượng nước và cấp nước thêm khi cần thiết. Thí nghiệm


10

được bố trí ương theo 2 nghiêm thức thức ăn khác nhau ở cùng mật độ ương 1.000
con/m2.
- Ương từ cá hương lên cá giống: Cá hương được ương 30 ngày trong giai có
diện tích 15 m2, sâu 0,8 m, giai được đặt trong ao có điện tích 2.000 m2. Mật độ ương
200 con/m2 và cho ăn thức ăn viên cơng nghiệp có độ đạm 30 - 35 %. Cho cá ăn 2

lần/ngày. Các yếu tố môi trường nước được theo dõi như: nhiệt độ, ôxy và pH được
đo 1 ngày 2 lần lúc 6 giờ sáng và 2 giờ chiều, ammonia đo 1 tuần 2 lần lúc 6 giờ sáng
và 2 giờ chiều trong một ngày.
1.2.7. Tổng quan về nuôi cá Hô thịt
Theo [22], ao nuôi cá Hô thịt có diện tích càng lớn càng thuận lợi cho tăng
trưởng của cá; diện tích tối thiểu để làm ao ni từ 1.000 m2 trở lên, độ sâu ao từ 1,5
m trở lên. Quanh ao thống đãng, khơng bị tán cây che rợp. Ao ni bố trí ở khu vực
khơng bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Mật độ thả nuôi: chỉ
thả cá hô với mật độ thưa 0,05 – 0,1 con/m2, thả ghép thêm cá mè trắng, mè hoa, sặc
rằn với tỷ lệ 20% tổng số lượng cá thả trong ao (số lượng cá hô chiếm 80%). Cho cá
ăn bằng thức ăn công nghiệp, quản lý chất lượng nước ở ngưỡng thích hợp cho cá
phát triển tốt.
1.3. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU SÁN LÁ SONG CHỦ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Năm 1975, Chan Chin Lu và cộng tác viên đã tiến hành kiểm tra ký sinh trùng
của 50 loài nước ngọt thuộc Tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu đã tìm
thấy 382 lồi ký sinh trùng trong đó gồm 159 lồi ngun sinh động vật (Protozoa),
17 loài sán lá đơn chủ (Dactylogysus), 33 loài sán lá song chủ (Trematoda), 10 sán
dây, 21 lồi giun trịn (Nemaoda), 29 loài giáp xác (Gustacea), 1 loài nhuyển thể
(Moslusca) và 130 loài chưa xác định.
Tổ chức y tế thế giới WHO đã nghiên cứu và đưa ra kết quả là người và vật nuôi
thường bị nhiễm sán từ cá, đặc biệt là ở châu Á. Hiện nay số người nhiễm FZT được
tính bởi Tổ chức y tế thế giới WHO đã hơn 20 triệu người, số lượng người có nguy
cơ nhiễm trên toàn thế giới là 600 triệu người. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng này chiếm


11

phần lớn ở Đông Nam Á, với Hàn Quốc 1.5 triệu người, Trung Quốc là 6 triệu người,

và Thái Lan là 5 triệu người đã nhiễm sán lá gan với loài Clonorchis sinensis hoặc
Opisthorchis viverrini. Hơn nữa, 50 loài sán ruột có nguồn gốc từ động vật thuộc họ
Heterophyidae và Echinostomatidae đã được tìm thấy tại Trung Quốc, Hàn Quốc,
Thái Lan và Lào và ít nhất 13 lồi ở Đơng Nam Á nơi có nguồn protein chính. Sở
thích ăn cá sống hoặc nấu chưa chín là nguyên nhân chính gây nhiễm sán.
Lồi Clonorchis sinensis được Murell tìm ra đầu tiên năm 1875 trên tử thi người
Trung Quốc, ở Calcutta và được Cobbold đặt tên là Distoma sinense. Bệnh do
Clonorchis sinensis được phân bố chủ yếu ở các nước bao gồm: Nhật Bản, Trung
Quốc, Đài Loan, Việt Nam. Năm 1947, Stoll thơng báo trên thế giới có 19 triệu người
nhiễm sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis. Năm 1994 Y. sHai và K. E. Mott đã phát
hiện ra 7 loài sán lá gan nhỏ và 70 loài sán lá ruột gây bệnh cho người.
Loài cùng giống với Opisthorchis viverrine là loài Opisthorchis felineus được
tìm thấy ở Nga và Đơng Âu bởi Blanchard.Năm 1860, Cobbold lại phát hiện thêm
giống mới Metorchis cojumctoc ở Bắc Mỹ. Một lồi khác là Haplorchis taichui tìm
thấy đầu tiên trên người và động vật có vú ở miền trung Đài Loan và phát hiện ra loài
cùng giống H. pumilo ở Ai Cập, cả hai loài này hiện nay phân bố rộng khắp Châu Á.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 1908 Mouzel, 1909 Mathis và Leger đã tìm thấy C.sinensis. Năm 1924
Railiet phát hiện được O.felineus ở Hà Nội. Năm 1965 Đặng Văn Ngữ và Đỗ Dương
Thái bắt gặp một trường hợp O.felineus phối hợp với C.sinensis. Từ năm 1965 đến
nay nhiều cơng trình nghiên cứu về dịch tễ học, lâm sàng và điều trị của các tác giả
Đỗ Dương Thái, Kiều Tùng Lâm, Vũ Văn Phong, Lê Bách Quang, Phạm Song, Phạm
Văn Thân, Nguyễn Văn Đề…về loài sán lá gan nhỏ C.sinensis ở miền Bắc việt Nam
đã được báo cáo. Năm 1976, Viện sốt rét côn trùng Trung Ương đã phát hiện
Clonorchis sinensis ở 7 tỉnh: Hà Bắc, Hải Phịng, Hà Tây, Thái bình, Ninh Bình, Hà
Nam, Thanh Hóa. Sau đó cịn tìm thấy Opisthorchiasis ở Phú n, nơi có sơng Hồng
và người dân có thói quen ăn cá cịn sống.
Cơng trình nghiên cứu đầy đủ nhất thuộc về tiến sĩ Hà Ký (1968 – 1971) đã xác
định được 120 loài ký sinh thuộc 48 giống, 37 họ và 10 lớp trên 16 loài cá kinh tế Bắc



12

Bộ, Việt Nam.Từ Thanh Dung (1993) đã nghiên cứu biện pháp phịng trị bệnh ký sinh
trùng cho cá ni bè vùng Châu Đốc – Tân Châu, tỉnh An Giang sử dụng CuSO4 để
điều trị.
Vũ Thị Tám, Lê Trọng Khang và Đoàn Trọng Tiến (1993) đã nghiên cứu một
số bệnh thường gặp và một số biện pháp phòng trị cho một số đố tượng tôm cá ở đồng
bằng sông Cửu Long phát hiện lồi sán đa số sán 16 móc (Dactylogysus) và sán lá 18
móc (Grydactylus) ký sinh ở da và mang cá.
Lê Văn Châu và cộng sự (1997) nghiên cứu vật chủ trung gian sán lá gan đã xác
định được 10 loài cá nhiễm Meta của Clonorchis và Opisthorchis ở 1 số tỉnh ở miền
Bắc và miền Trung Việt Nam.
Bùi Quang Tề (2001) đã nghiên cứu một số loài ký sinh trùng ở cá nước ngọt ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long và biện pháp phòng trị, xác định được 157 lồi ký sinh
trùng, trong đó có 121 lồi dầu tiên phát hiện ở Việt Nam [21].
Đã có nhiều nghiên cứu xuất bản trên tạp chí quốc tế về tỷ lệ nhiễm sán lá song
chủ trên cá [24] - [27] và biện pháp kỹ thuật làm giảm tỷ lệ nhiễm trên cá (Madsen
và ctv, 2015) ở đồng bằng sông Cửu Long. Nguyễn Diễm Thư (2007) đã phát hiện
sán lá gan và sán lá ruột nhiễm trên cá tự nhiên và cá ni. Cá thịt có tỷ lệ nhiễm thấp
hơn với tỷ lệ nhiễm cao nhất 6,6% trong mơ hình ni ghép các loài họ cá chép [25].
Nghiên cứu của Phạm Cử Thiện và ctv cho thấy 14 loài cá giống ở đồng bằng sông
Cửu Long bị nhiễm sán với tỷ lệ cao nhất trên cá rô đồng là 29,7%[26]. Nghiên cứu
ương cá tra và tai tượng nhằm giảm tỷ lệ nhiễm sán lá đã có kết quả khả quan, tỷ lệ
nhiễm sán lá trên cá tai tượng giống đã giảm đáng kể và 100% ao ương cá tra đã
không bị nhiễm sán lá.
Clonorchis sinensis được tìm thấy trên cá ở 9 tỉnh phía Bắc và Opisthorchis
viverrini xuất hiện ở 3 tỉnh phía Nam. Tại Nghệ An, cá ni nhiễm 44,7%, tại Nam
Định cá nuôi nhiễm 45,7%. Đặc biệt là cá nuôi và cá giống đều bị nhiễm ấu trùng sán
lá truyền bệnh cho người [28].

Tại Nha Trang, qua quá trình điều tra thì thấy cá song (nước lợ) cũng bị nhiễm
ấu trùng với tỉ lệ 80% ở cá nuôi và 86- 95% ở cá tự nhiên.Ở Nghĩa Hưng, Hải Hậu
(Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình) có khoảng 7/10 lồi cá ni có mang ấu trùng sán


13

lá. Cá nhiễm sán lá khơng phụ thuộc vào kích cỡ, trọng lượng có con nhiễm tới 603
ấu trùng sán.
Tại Nam Định, xét nghiệm trên 600 chủ hộ là nam giới tại 2 xã Nghĩa Phú và
Nghĩa Lạc (Nghĩa Hưng) cho thấy tỉ lệ người nhiễm ký sinh trùng gây bệnh lên tới
65%. Tại Nghệ An xét nghiệm trên hơn 1.300 chủ hộ có tham gia hoạt động thủy sản
là nam giới cho thấy tỉ lệ nhiễm sán rất thấp (<1%), nhưng tỉ lệ nhiễm ấu trùng trên
cá nước ngọt tại các huyện tương đối cao từ 30-40%. Tại An Giang số người nhiễm
sán lá từ cá chỉ ở mức 0.1-1,0% do người dân nơi đây khơng có tập qn ăn gỏi cá
sống [28].
Theo [29], sau năm 2004, dự án “ Ký sinh trùng gây bệnh có nguồn gốc thủy
sản tại Việt Nam – FIBOZOPA” do chính phủ Đan Mạch tài trợ triển khai nghiên cứu
trên 3 nhóm ký chủ của sán lá lây truyền qua cá bao gồm: ký chủ cuối cùng (người
và động vật), ký chủ trung gian thứ nhất (ốc) và ký chủ trung gian thứ hai (cá). Kết
quả là đã phát hiện được ấu trùng của 2 loài sán lá gan và 12 loài sán lá ruột nhỏ trên
cá có khả năng gây bệnh cho người và động vật. Có ít nhất khoảng 40 lồi cá nuôi và
tự nhiên nước ngọt và mặn lợ ở miền Bắc, Trung và Nam Bộ đã được xác định là ký
chủ tring gian thứ 2 của sán lá gan và sán là ruột nhỏ. Cụ thể:
- Ở miền Bắc: Hầu hết các điều tra đều cho thấy cá nhiễm ấu trùng sán với tỉ lệ
cao. Nghiên cứu trên cá nước ngọt nuôi thương phẩm tại Nam Định cho thấy tỷ lệ cá
nhiễm ấu trùng sán là 72% [30].
- Ở miền Trung: chưa có nhiều nghiên cứu trên cá tại khu vực này nhưng với
hai nghiên cứu điển hình trên cá nước mặn, lợ và cá nước ngọt cũng đã ghi nhận thấy
có ấu trùng sán lá. Tỷ lệ nhiễm trung bình trên cá thương phẩm là 44,6% và ở cá

giống là 43,6% tại Nghệ An [33].
- Ở miển Nam: tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán trên cá ở khu vực miền Nam thấp hơn
nhiều so với khu vực miền Bắc và miền Trung. Tại An Giang, trên cá tra là 0.7% và
cá lóc tự nhiên là 10,3% [24]; tại Cần Thơ và Tiền Giang, tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở cá
tai tượng trong hệ thống nuôi đơn là 1.7%, cá chép trong hệ thống nuôi ghép là 6.6%
và trên cá trong hệ thống VAC là 3.0% [25]. Cá hương và giống tại các tỉnh Tiền
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp cũng được xác định nhiễm FZT từ 1.2 –


14

29% (cá rô đồng nhiễm 29.7%, cá sặc rằn nhiễm 27.8%, cá tra 1.2%), sự biến động tỉ
lệ nhiễm FZT có tính mùa vụ [26].
Nhận xét: nhiều lồi cá ni chính đã được nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá song
chủ, riêng cá Hơ là lồi đặc sản, thịt ngon, thường chế biến thức ăn dạng nhúng giấm
ở đồng bằng sơng Cửu Long, nhưng chưa có bất kỳ nghiên cứu nào. Vì vậy, việc
nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá Hô giống và cá Hô thịt là cần thiết, vì
có ý nghĩa trong việc phát triển ni trồng thủy sản và an tồn vệ sinh thực phẩm.


15

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Thu mẫu cá trực tiếp: từ tháng 8/2017 - 6/2018 gồm 4 đợt, mỗi đợt trực tiếp thu
từ 2 - 3 ngày. Số đợt cụ thể và thời gian thu mẫu trong bảng 2.1, 2.2.
Bảng 2.1 Thời gian, địa điểm thu mẫu cá Hô giống
ĐỢT


1

THỜI
GIAN

8/2017

SỐ
NGÀY

3

SỐ AO

3

SỐ
LƯỢNG
CÁ/AO

100

2

10/2017

3

2


100

3

12/2017

2

2

100

MÙA

Mùa mưa

Mùa mưa
Mùa khô

ĐỊA ĐIỂM
Tiền Giang
Đồng Tháp
Tiền Giang
An Giang
Tiền Giang

(Ghi chú: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10)
Bảng 2.2 Thời gian, địa điểm thu mẫu cá Hô Thịt
ĐỢT


THỜI
GIAN

1

10/2017

2

4/2018

SỐ
NGÀY

SỐ AO

SỐ
LƯỢNG
CÁ/AO

3

5

5

2

3


5

MÙA

Mùa mưa
Mùa khô

ĐỊA ĐIỂM
Tiền Giang
An Giang
Tiền Giang

(Ghi chú: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10)
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Các ao Hô giống và ao cá Hô thịt ở ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và An
Giang.
- Phân tích mẫu cá tại Phịng thí nghiệm Giải phẫu Sinh lý Người và Động vật
- Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh.


×