Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Ổn định thị trường tài chính và những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.83 KB, 10 trang )

Ổn định thị trường tài chính và những vấn đề đặt ra
Ổn định thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng của nền kinh tế. Bởi lẽ,
thị trường tài chính là nơi giao dịch các nguồn lực tài chính, mà thực chất là nó
giao dịch các khối tài sản của nền kinh tế, được thể hiện dưới hình thức tiền tệ và
các công cụ có giá trị như tiền tệ, thường được gọi là các công cụ tài chính hay
hàng hóa tài chính.
1. Ổn định thị trường tài chính
Ổn định thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng của nền kinh tế. Bởi lẽ,
thị trường tài chính là nơi giao dịch các nguồn lực tài chính, mà thực chất là nó
giao dịch các khối tài sản của nền kinh tế, được thể hiện dưới hình thức tiền tệ và
các công cụ có giá trị như tiền tệ, thường được gọi là các công cụ tài chính hay
hàng hóa tài chính. Ở đó, nó bao gồm việc chuyển giao các quyền sử dụng các
khoản tài chính (đó là các khoản vay nợ: tín dụng, trái phiếu, tín phiếu) hoặc
chuyển giao các quyền sở hữu các tài sản tài chính (các cổ phiếu, các phần vốn
góp vào các công ty,...), và các hợp đồng tài chính phái sinh (các quyền chọn, hợp
đồng tương lai,…)
Các tài sản trên được định giá bằng một giá trị bằng tiền khi mỗi lần giao dịch và
do sự tác động của quy luật cung cầu nên giá cả của một công cụ tài chính qua mỗi
lần giao dịch là khác nhau.
Vì vậy, những người giữ các công cụ tài chính sẽ cảm thấy rằng tài sản của mình
được tăng lên, hoặc giảm xuống khi giá cả của công cụ tài chính đó tăng lên hay
giảm xuống so với thời kỳ so sánh trước đó.
Sẽ có sự phản ứng thông thường là khi các tài sản tài chính có khuynh hướng bị
giảm giá, người sở hữu những tài sản tài chính muốn bán nó đi cho người khác để
tránh thua thiệt. Đây là những phản ứng bình thường. Song, điều đó có thể làm
cho giá cả của các công cụ tài chính sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, gây ra sự hoảng
loạn của thị trường tài chính. Trong đó, nhiều người sẽ mất hết tài sản của mình,
đó là hiện tượng bất ổn của thị trường tài chính.
Truyền thống hơn, trên thị trường tài chính đã xuất hiện rất lâu đời việc chuyển
giao quyền sử dụng các khoản tài chính bằng tiền dưới hình thức vay mượn (ngày
nay là tín dụng). Khi sức mua của đơn vị tiền tệ vay mượn tăng hay giảm sẽ làm


cho sẽ làm cho người vay hoặc người cho vay được lợi hoặc thiệt hại. Điều này có
một tác động rất lớn đến người gửi tiền vào ngân hàng và là tiềm ẩn gây bất ổn
trên thị trường tài chính.
Khi tiền mất giá người gửi tiền đòi hỏi phải có một lãi suất cao để bù đắp sự mất
giá của tiền tệ và do đó, nó đẩy lãi suất trên thị trường tăng lên. Nếu người nhận
tiền gửi không tăng lãi suất, người gửi sẽ rút lại tiền gửi, làm cho tổ chức nhận tiền
gửi khó khăn về khả năng thanh khoản.
Khi tiền tệ tăng giá thì ngược trở lại, lãi suất tiền gửi giảm rõ rệt, người sản xuất sẽ
thua thiệt khi bán hàng hóa sản xuất được với giá rẻ, không đủ bù đắp chi phí bằng
tiền đã bỏ ra trước đó. Họ sẽ thu hẹp sản xuất lại và khi đó, nền kinh tế có thể bị
khủng hoảng thừa.
Như vậy, ổn định thị trường tài chính, trước hết, là sự ổn định sức mua của đơn vị
tiền tệ quốc gia. Sự ổn định này có thể hiểu cả trên hai mặt. Thứ nhất, giá cả của
hàng hóa – dịch vụ không biến động. Thứ hai, tỷ giá của nội tệ so với các ngoại tệ
mạnh không biến động.
Tuy nhiên, điều nói trên rất ít xảy ra trong nền kinh tế thị trường.Trong nền kinh tế
thị trường, nói chung, giá cả và tỷ giá thường xuyên có sự biến động. Sự biến động
của giá cả và tỷ giá thường dẫn đến những xu hướng xấu cho nền kinh tế, nếu
không có sự điều tiết đúng đắn của nhà nước, do đó, ổn định thị trường tài chính
chỉ là một khái niệm tương đối, trong đó giá cả và tỷ giá của một đơn vị tiền tệ
luôn biến động và xoay quanh một trục cố định.Tuy nhiên, ngày nay do để khuyến
khích việc gia tăng sản xuất, chính sách phá giá thường được áp dụng, vì vậy, giá
cả hàng hóa dịch vụ, cũng như tỷ giá đều có khuynh hướng tăng lên vài % mỗi
năm. Nghĩa là trục định hướng luôn có khuynh hướng dốc lên chứ không phải là
một trục nằm ngang.
Như vậy, sự ổn định của thị trường tài chính thể hiện ở giá cả của mọi loại hàng
hóa – dịch vụ kể cả hàng hóa là chứng khoán, ngoại tệ, địa ốc không có sự tăng giá
hoặc giảm giá đột ngột, gây ra những hiện tượng sốc trên thị trường.
Để có thể tạo ra một thị trường tài chính ổn định như vậy, nó phải bắt nguồn từ cơ
sở vững chắc của sản xuất và phân phối thu nhập.

Về sản xuất phải gắn chặt với nhu cầu thực của thị trường, nghĩa là sản xuất ra sản
phẩm và cung ứng dịch vụ phải có thị trường tiêu thụ.Vì vậy, nghiên cứu dung
lượng của thị trường luôn là một vấn đề bức thiết của nhà cung ứng háng hóa –
dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại. Vai trò của nhà nước cũng rất quan trọng trong
việc dự đoán khả năng tiêu thụ của thị trường để định hướng cho nền kinh tế phát
triển theo một chiều hướng tối ưu nhất – “chiều hướng sản xuất = tiêu thụ”.
Ở đây, chúng ta có khái niệm “chiều hướng sản xuất = tiêu thụ” có nghĩa là, sản
xuất luôn phải quay quanh đường khả năng tiêu thụ, không được thoát ly quá xa
khả năng tiêu thụ dẫn đến khủng hoảng thừa hay thiếu.
Có thể nhận thấy rằng, hầu hết những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trước đây như
khủng hoảng 1919, khủng hoảng 1929 -1933 đều thể hiện khủng hoảng thừa.
Khủng hoảng thừa là do sức mua của xã hội quá thấp so với giá trị hàng hóa được
sản xuất ra cùng thời kỳ.
Tại sao có hiện tượng như vậy? Có thể là trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường, các chủ doanh nghiệp đã thu hoạch được một khối lượng lớn lợi nhuận
khổng lồ và họ tiếp tục đầu tư tái mở rộng nền kinh tế với một tốc độ rất nhanh.
Trong lúc đó, thu nhập của người lao động lại tăng lên không tương ứng.
Ta có thể xét thêm trong trường hợp có xuất khẩu thì sự cân bằng sẽ diễn ra trong
một thời gian nhất định cho đến khi thị trường xuất khẩu có vấn đề. Đó là khi xuất
khẩu bị thu hẹp lại bởi bất cứ lý do gì.
Ví dụ như trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, khi các thị trường nhập khẩu
lớn bị suy thoái, lập tức nền kinh tế các nước nói chung, ở nước ta nói riêng bị ảnh
hưởng nặng nề.
Cái gì sẽ xẩy ra khi một nền kinh tế có xuất khẩu tăng lên, nhưng sức mua nội địa
kém, như nền kinh tế nước ta? Một nền kinh tế có xuất khẩu tăng lên nhưng sức
mua nội địa không tăng, điều đó hàm ý rằng, sản xuất của quốc gia đó chủ yếu
phục vụ cho thị trường nước ngoài là chính, mặc dù điều đó sẽ làm cho dự trữ
ngoại hối của quốc gia tăng lên, nếu nhập khẩu < xuất khẩu. Khối cung nội tệ sẽ
tăng lên khi khối ngoại tệ này được mua vào bằng nội tệ.
Bên cạnh lượng ngoại hối của một quốc gia tăng lên nhờ xuất khẩu thì lượng ngoại

tệ còn tăng lên nhờ vào kiều hối. Kiều hối tăng lên có thể mang lại hai tương tác:
Đó là khả năng thanh khoản bằng ngoại tệ tăng, đồng thời, cung tiền bằng nội tệ
cũng tăng lên nếu khối kiều hối đó được chuyển đổi thành nội tệ. Tác động tức thì
của những biến đổi trên là sức mua của nền kinh tế tăng lên và kéo theo giá cả
hàng hóa tăng lên và thậm chí có thể dẫn đến lạm phát.
Ở trên là chúng ta mới xét đến khía cạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa – dịch vụ
thông thường nhưng trong nền kinh tế thị trường hiện đại bên cạnh hàng hóa –
dịch vụ thông thường thì hàng hóa trên thị trường tài chính có một vị trí cực kỳ
quan trọng và nhạy cảm đối với nền kinh tế.
Các Mác gọi hàng hóa trên thị trường tài chính là tư bản giả, với hàm ý rằng loại
tư bản này không trực tiếp đầu tư sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng nó
vẫn mang lại cho nhà đầu tư một giá trị thặng dư như là tư bản thật.
Nói một cách rõ ràng rằng, thị trường chứng khoán là thị trường kinh doanh các
loại tư bản tài chính. Ở đó, những nhà đầu tư kinh doanh “sự bí mật của thị
trường” là chính. Bởi vì không thể giải thích được tại sao một cổ phiếu hôm nay
có giá trị 1000đ, hôm sau nó lại có giá trị 1200đ, thậm chí cao hơn. Người mua
tấm cổ phiếu giá 1200đ với kỳ vọng có thể bán lại với giá 1500đ hoặc cao hơn
nữa. Và cứ thế giá cổ phiếu ấy lại tăng lên. Thật là kỳ diệu nếu nó cứ tăng lên mãi.
Nhưng rồi có lúc giá cổ phiếu ấy sẽ sụt xuống lại đến mức ban đầu hoặc thấp hơn,
và rủi ro đầu tư tài chính luôn tiềm ẩn.
Rõ ràng rằng cuộc chơi ở thị trường này rất khó giải thích các khoản giá trị lợi ích
thu được do đâu mà có?
Nếu như người mua một hàng hóa thông thường sẵn sàng mua cái sản phẩm mà họ
thích với cái giá cao hơn trước đó, thì ở đây người mua sản phẩm tài chính chỉ với
kỳ vọng là họ có thể bán lại với giá cao hơn giá mua trước đó, thế thôi. Nếu kỳ
vọng đó là đúng thì họ có lợi tức và ngược lại.
Nếu như thị trường tài chính ban đầu với mục tiêu là thanh khoản, thì trong thị
trường hiện đại mục tiêu của nó là chênh lệch giá. Đây là yếu tố gây bất ổn trên thị
trường tài chính!
Nhưng nếu một thị trường tài chính biến mất mục tiêu chênh lệch giá thì nó sẽ rất

kém hấp dẫn những nhà đầu tư cả trực tiếp vào sản xuất lẫn đầu tư vào thị trường
chứng khoán. Bởi một lẽ như sau, nhà đầu tư vào các doanh nghiệp phi tài chính
hiện đại cũng chỉ mong giá cổ phiếu tăng lên nhanh để họ có thể thu hồi vốn và lợi
tức ngay tức khắc sau khi pháp luật cho phép bán phần đầu tư của mình. Nói khác

×