Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CTCP SÔNG ĐÀ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.55 KB, 7 trang )

ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CTCP SÔNG ĐÀ 2
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty.
Hoạt động xây lắp luôn là ngành nghề chính, được chú trọng mở rộng và đầu tư chuyên
sâu của Sông Đà 2. Bên cạnh đó, Công ty cũng phát triển một số các ngành nghề
khác nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động chính.
- Hoạt động xây lắp
 Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
 Xây dựng các công trình có kết cấu hạ tầng phức tạp và qui mô lớn như sân
bay, bến cảng và đường cao tốc;
 Các công trình thủy điện.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp
 Sản xuất bê tông thương phẩm;
 Kinh doanh sản xuất Asphalt;
 Sản xuất cát, đá dăm nhân tạo
- Hoạt động sản xuất kinh doanh khác
 Cung cấp vật tư;
 Ca máy cho thuê;
 Cung cấp dịch vụ, phục vụ khác
Trong 3 nhóm sản phẩm này thì nhóm sản phẩm xây lắp là chiếm tỷ trọng lớn
nhất, thường đóng góp tới 80% - 90% trong cơ cấu doanh thu thuần của Công ty. Điều
này có nghĩa hoạt động xây lắp là hoạt động sản xuất chủ yếu trong Công ty do đó công
tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chung toàn Công ty.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty.
1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc
quyết định đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Đối với các sản phẩm xây
lắp thì quy trình sản xuất là rất phức tạp. Điều này xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm
xây lắp là mang tính đơn chiếc, vốn đầu tư lớn, đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật và mỹ thuật,
Giao nhận hạng mục công trình hoàn thành


Thanh lý hợp đồng giao nhận công trình
Đấu thầu và lập dự toán công trình
Nhận hợp đồng xây dựng công trình
Tiến hành hoạt động xây lắp
Duyệt quyết toán công trình hoàn thành
thời gian kéo dài. Mỗi công trình lại có những yêu cầu và điều kiện thi công khác nhau
nên quy trình sản xuất không giống nhau nhưng về cơ bản đều phải trải qua các giai
đoạn theo một trình tự chung như sau:
Sơ đồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp
- Đấu thầu và lập dự toán công trình : Đây là giai đoạn công ty tiến hành
tham gia đấu thầu các công trình. Sau khi đã trúng thầu, công ty sẽ tiến hành lập dự toán
công trình từ đó công ty sẽ đưa ra được kế hoạch thực hiện trong năm của mình.
- Nhận hợp đồng xây dựng công trình: Công ty chính thức nhận công trình.
Trong giai đoạn này công ty sẽ tiến hành lên kế hoạch cần thực hiện công trình.
- Tiến hành hoạt động xây lắp: Công ty tiến hành xây dựng công trình. Toàn
bộ nhân sự và máy móc sẽ được huy động, ngoài ra bộ phận xí nghiệp của công ty cũng
sẽ trực tiếp đảm nhận việc cung cấp nguyên vật liệu.
- Giao nhận hạng mục công trình hoàn thành: Sau khi công trình được hoàn
thành, công ty sẽ tiến hành bàn giao.
Chi nhánh Sông Đà 205 Xí nghiệp Sông Đà 206Xí nghiệp Sông Đà 208
Ban Quản lý các dự án đầu tưChi nhánh Sông Đà 209
HỘI SỞ CÔNG TY
Các tổ,đội Các tổ,đội Các tổ,đội Các tổ,đội
- Duyệt quyết toán công trình hoàn thành: Giai đoạn này công ty sẽ tiến hành
công tác quyết toán công trình. Công ty sẽ hạch toán toàn bộ công trình, từ đó có báo
cáo cụ thể về chất lượng, doanh thu và một số yếu tố khác.
- Thanh lý hợp đồng giao nhận công trình : Công ty và bên A tiến hành kết
thúc hợp đồng.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại Công ty.
CTCP Sông Đà 2 thực hiện tổ chức sản xuất của mình một cách khá linh hoạt.

Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005.
Sơ đồ 2: Mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất của CTCP Sông Đà 2
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty
Qua gần 30 năm hình thành và phát triển, với sự nỗ lực vượt bậc trong lao
động và sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên, CTCP Sông Đà 2 đã có những
bước phát triển đáng kể, kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây rất khả
quan. Điều này có một phần đóng góp không nhỏ của việc quản lý chi phí của các cán
bộ công nhân viên trong công ty từ trên xuống dưới: Hội đồng quản trị, tổng Giám đốc,
Giám đốc, các phòng ban chức năng...
 Hội đồng quản trị: là tổ chức quản lý, lãnh đạo công ty làm việc theo nguyên
tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Trong việc quản lý chi phí, Hội đồng quản trị có
một số quyền hạn và trách nhiệm như:
- Phê duyệt kế hoạch SXKD, kế hoạch giá thành hàng năm cho phù hợp.
- Quyết định các phương án đầu tư, duyệt thiết kế, dự toán và quyết toán các
công trình đầu tư.
- Phê duyệt dự toán chi phí quản lý hàng năm.
- Phê duyệt giá thành kế hoạch hàng năm làm cơ sở để các đơn vị trực thuộc tổ
chức thực hiện trong quá trình SXKD, giá bán linh hoạt đảm bảo lợi nhuận, phù hợp với
giá cả thị trường, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
 Tổng Giám đốc: là tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT và
chủ động điều hành SXKD theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty và theo
quy định phân cấp của HĐQT.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
- Xây dựng và trình HĐQT phê duyệt các quy chế lao động tiền lương, sử
dụng lao động. Quyết định lương và phụ cấp lương đối với người lao động trong Công
ty.
- Tổ chức xây dựng định mức, đơn giá nội bộ và phê duyệt, làm cơ sở để các
xí nghiệp trực thuộc xây dựng giá thành kế hoạch sản phẩm.

- Tổ chức kiểm tra giá thành kế hoạch do các xí nghiệp trực thuộc lập để trình
HĐQT Công ty phê duyệt.
...
 Giám đốc các xí nghiệp:
- Chỉ đạo trực tiếp công nhân tổ chức hoạt động sản xuất, theo dõi, giám sát
quá trình SXKD của từng công trình.
- Hàng năm xây dựng giá thành kế hoạch trình lên Công ty phê duyệt làm cơ
sở thực hiện.
- Căn cứ giá thành kế hoạch đã được HĐQT phê duyệt, tổ chức SXKD đảm
bảo hiệu quả kinh tế đã đề ra.
- Lập kế hoạch nhu cầu vật tư, nhiên liệu sản xuất để có phương án mua sắm
thích hợp, đảm bảo SXKD liên tục nhưng không để tồn kho quá lớn.
- Hàng tháng,quý có quyết toán ía thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ xác định
nguyên nhân tăng giảm chi phí để có phương án điều chỉnh, tổ chức SXKD hợp lý tiết
kiệm nhằm tăng lợi nhuận trong SXKD.
 Các phòng ban chức năng:
• Phòng Kinh tế - Kế hoạch:
- Lập và hướng dẫn các xí nghiệp trực thuộc xây dựng định mức, đơn giá nội
bộ phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch giá thành và lợi nhuận.
- Thẩm định kế hoạch giá thành của các đơn vị trực thuộc.
- Tham gia xây dựng, trình duyệt kế hoạch chi phí, giá thành và lợi nhuận của
công ty.
- Lập và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán thi công, ký kết các hợp
đồng giao khoán, quyết toán chi phí.
- Tổ chức kiểm tra công tác triển khai thực hiện hạch toán SXKD theo quy
định của Công ty.
- Kiểm tra và dự báo công tác hạch toán kinh doanh của xí nghiệp và toàn
Công ty, đưa ra các khuyến cáo về công tác hạch toán SXKD từng tháng, quý dối với
các công trình trọng điểm.
...

• Phòng Vật tư - Cơ giới:
- Lập dự trù vật tư cho công tác sữa chữa hàng tháng, quý, năm.
- Lập kế hoạch sử dụng vật tư, nhiên liệu cho các công trình của toàn Công ty
theo kế hoạch năm.
- Tập hợp chi phí vật tư, nhiên liệu cho từng công trình.
- Cùng với các phòng liên quan lập định mức sử dụng nhiên liệu.
- Kiểm kê vật tư nhiên liệu định kỳ theo quy định.
- Phối hợp với các phòng ban liên quan lập định mức sửa chữa lớn, sửa chữa
nhỏ.
- Lập kế hoạch cân đối xe máy, thiết bị hàng quý, năm.
- Điều chuyển thiết bị phù hợp theo yêu cầu sản xuất.
- Kiểm kê xe máy, thiết bị định kỳ theo quy định.
- Triển khai cá bước lập báo cáo giá, duyệt giá. Phối hợp với phòng Kinh tế -
Kế hoạch để lập các hợp đồng mua bán vật tư, nhiên liệu phục vụ cho công trường.
...
• Phòng Tổ chức - Hành chính:
- Thực hiện phân công, bố trí lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh
của đơn vị.
- Giải quyết thủ tục tiếp nhận, chấm dứt hợp đồng lao động và chế độ đối với
người lao động theo đúng luật định.
- Thực hiện chế độ báo cáo, phân tích, đánh giá tình hình về số lượng, chất
lượng lao động hàng tháng, quý, năm.
...
• Phòng Kỹ thuật - Chất lượng:

×