Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh yên bái sau can thiệp giáo dục năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 118 trang )

B ộ YTẾ

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ HƯƠNG NHÀI

THAY ĐỔI KIÉN THỨC T ư CHĂM SÓC CỦA
NGƯỜI BÊNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
ĐIỀU TRI• NGOAI
VIÊN
• TRÚ TAI
• BÊNH

• NƠI
• TIẾT
TỈNH N BÁI SAU CAN THIÊP GIÁO DUC NĂM 2018




LUẬN VĂN THẠC s ĩ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2018


B ộ YTẾ

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ HƯƠNG NHÀI

THAY ĐÒI KIÉN THỨC T ư CHĂM SÓC CỦA
NGƯỜI BÊNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
ĐIỀU TRI NGOAI TRÚ TAI BÊNH VIÊN NƠI TIẾT












TỈNH YÊN BÁI SAU CAN THIÊP GIÁO DUC NĂM 2018




LUẬN VĂN THẠC s ĩ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Vũ Văn Thành


NAM ĐỊNH - 2018


3

TÓM TẮT NGHIÊN cứu
Tên đề tài: Thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường
type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái sau can thiệp giáo dục
năm 2018.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và đánh giá sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc
của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh
Yên Bái sau can thiệp giáo dục năm 2018.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trên một
nhóm đổi tượng có so sánh trước sau. Thu thập sổ liệu bằng phỏng vẩn trực tiếp
108 người bệnh đái tháo đường type 2 đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Nội tiết tỉnh Yên Bái từ tháng 0 1 - 4 năm 2018, thông qua bộ câu hỏi đảnh giả kiến
thức tự chăm sóc đái tháo đường.
Kết quả: Trước can thiệp, tỷ lệ người bệnh có kiến thức tự chăm sóc đạt ở
mức thấp là 19,4%. Các thiếu hụt kiến thức của người bệnh trong nghiên cứu chủ
yếu liên quan đến chế độ ăn uổng, tự theo dõi đường máu và nhận biết dấu hiệu của
hạ đường máu. Người bệnh cỏ kiến thức tốt hom về hoạt động thể lực, tuân thủ dùng
thuốc, phát hiện và tự chăm sóc phịng biến chứng. Sau can thiệp, tỷ lệ người bệnh
cỏ kiến thức tự chăm sóc đạt ở mức cao là 91,7%. Điểm kiến thức trung bình tăng
từ 17,3± 3,6trước can thiệp lên 25,2± 2,8 trên tổng sổ 30 điểm sau can thiệp 1
tháng. Sự khác biệt cỏ ỷ nghĩa thống kê với p < 0,001.
Kết luận: Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường
type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết tỉnh n Bái cịn hạn chế. Sau chương
trình can thiệp giáo dục sức khỏe, kiến thức tự chăm sóc của người bệnh được cải
thiện đáng kể: tỷ lệ người bệnh có kiến thứctự chăm sóc đạt tăng từ 19,4% lên
91,7%, sự khác biệt có ỷ nghĩa thống kê vớip<0,001.



4

LỜI CẢM ƠN
Đe hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lịng biết om chân thành tới các
Thầy Cơ trong Ban giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm và các giảng viên Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã hỗ trợ, giúp đỡ tơi ừong q trình học tập và nghiên cứu
tại trường.
Đặc biệt, với lịng kính trọng và biết om sâu sắc nhất tôi xin gửi lời cảm ơn
tới Thầy TS. Vũ Văn Thành - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định đã tận tình hướng dẫn, góp ý, sửa chữa và động viên giúp tơi hồn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô trong Ban Giám hiệu, khoa Điều
dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và tiến hành nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo và cán bộ y tế tại Khoa
Khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q
trình thu thập số liệu. Đồng thời, trân trọng gửi lời tri ân đến những người bệnh và
người nhà đã đồng ý tham gia nghiên cứu, họp tác tốt và dành những tình cảm yêu
quý cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu tại bệnh viện.
Cuối cùng, xin ghi nhớ công ơn và dành tình cảm u thương tới gia đình đã
ln là điểm tựa vững chắc, là nguồn động viên, khích lệ to lớn giúp tơi vượt qua
những khó khăn, nỗ lực học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Yên Bái, ngày lOtháng lOnăm 2018
Tác giả

Vũ Thị Hương Nhài



5

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả trong nghiên cứu này hoàn toàn trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây. Tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Yên Bái, ngày 10 tháng lOnăm 2018
Tác giả

Vũ Thị Hương Nhài


6


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

TÓM TẮT NGHIÊN cứu

i

LỜI CẢM ƠN

ii

LỜI CAM ĐOAN


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ, s ơ ĐỒ

V

vii

ĐẶT VẨN ĐỀ

1

MỤC TIÊU

3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Bệnh Đái tháo đường

4


1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh Đái tháo đường.

9

1.3. Tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2

12

1.4. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức tự chăm sóc của người
bệnh Đái tháo đường type 2.

17

1.5. Vai trị của truyền thông giáo dục sức khỏe đối với tự chăm sóc trong Đái
tháo đường type 2.

21

1.6. Học thuyết điều dưỡng và khung lý thuyết

22

1.7. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

24

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

25


2.1. Đối tượng nghiên cứu.

25

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

25

2.3. Thiết kế nghiên cứu.

25

2.4. Mẩu và phương pháp chọn mẫu

26

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

27

2.6. Các biến số nghiên cứu

29

2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá.

31

2.8. Chương trình can thiệp


32


2.9. Phương pháp phân tích số liệu.

32

2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.

33

2.11. Sai số và biện pháp khắc phục.

33

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

34
34

3.2. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 của ĐTNC. 39
3.3. Sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 của ĐTNC
sau can thiệp.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

46
54
54


4.2. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 của ĐTNC. 56
4.3. Sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 của ĐTNC
sau can thiệp giáo dục

61

KẾT LUẬN

68

KHUYẾN NGHỊ

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bản đồng thuận
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi
Phụ lục 3: Công cụ can thiệp
Phụ lục 4: Phiếu xin ý kiến đánh giá tính giá trị của bộ công cụ thu thập số liệu.
Phụ lục 5: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu có xác nhận của địa bàn thu
thập số liệu.
Phụ lục 6: Thư đồng ý cho phép sử dụng bộ công cụ vào nghiên cứu


9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

1. ADA (American Diabetes Association):


Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

2. BMI (Body Mass Index):

Chỉ số khối cơ thể

3. DSCKQ (Diabetes Self- Care Knowledge

Bộ câu hỏi kiến thức tự chăm sóc

Questionnaire):

bệnh đái tháo đường

4. DTD:

Đái tháo đường

5. DTNC:

Đối tượng nghiên cứu

6. GDSK:

Giáo dục sức khỏe

7. HbAlc (Glycated Hemoglobin)

Hemoglobin gắn kết đường máu


8. IDF (International Diabetes Federation):

Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế

9. THA:

Tăng huyết áp

10. WHO (World Health Organization):

Tổ chức Y tế Thế giới


10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới

34

Bảng 3.2. Đặc điểm về dân tộc, noi sống và hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên
cứu

35

Bảng 3.3. Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng của
đối tượng nghiên cứu

36


Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu

37

Bảng 3.5. Thói quen hút thuốc, uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu

37

Bảng 3.6. Mức độ kiến thức tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu

39

Bảng 3.7. Kiến thức về hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu

40

Bảng 3.8. Kiến thức về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên cứu

41

Bảng 3.9. Kiến thức về tự chăm sóc phòng biến chứng của đối tượng nghiên cứu..41
Bảng 3.10. Kiến thức về tự theo dõi đường máu của đối tượng nghiên cứu

42

Bảng 3.11. Kiến thức về tự theo dõi chăm sóc của đối tượng nghiên cứu

43


Bảng 3.12. Kiến thức về tuân thủ thực hành tự chăm sóc của đối tượngnghiên cứu 44
Bảng 3.13. Kiến thức về hậu quả không kiểm soát mức đường máu của đối tượng
nghiên cứu

45

Bảng 3.14. Sự thay đổi điểm kiến thức tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu sau
can thiệp

46

Bảng 3.15. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về hoạt động thể lực trước
và sau can thiệp

48

Bảng 3.16. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đứng về chế độ ăn uống trước
và sau can thiệp

49

Bảng 3.17. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về tự chăm sóc phòng
biến chứng trước và sau can thiệp

49

Bảng 3.18. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về tự theo dõi đường máu
trước và sau can thiệp

50



11

Bảng 3.19. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về tự theo dõi chăm sóc
trước và sau can thiệp

51

Bảng 3.20. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về tuân thủ thực hành tự
chăm sóc trước và sau can thiệp

52

Bảng 3.21. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về hậu quả của khơng
kiểm sốt mức đường máu trước và sau can thiệp

53


12

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, s ơ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu

23

Sơ đồ 2.2. Quy trình thu thập số liệu


28

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường type 2

38

của đối tượng nghiên cứu

38

Biểu đồ 3.2. Tần suất khám sức khỏe định kỳ của đối tượng nghiên cứu

38

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ kiến thức đạt của đối tượng nghiên cứu theo từng nhóm

39

kiến thức

39

Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi mức độ kiến thức chung về tự chăm sóc của đối tượng
nghiên cứu sau can thiệp

46

Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi mức độ các nhóm kiến thức tự chăm sóc của đối tượng
nghiên cứu sau can thiệp


47


13

ĐẶT VẤN ĐÈ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính khơng lây phổ biến và gia tăng
nhanh nhất trên tồn cầu trong thế kỷ 21, đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính
do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết họp cả hai;
trong đó, chủ yếu là đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 90% [46]. Đái tháo đường
type 2 có liên quan chặt chẽ đến lối sống của người bệnh, thường khởi phát ở người
lớn tuổi nhưng hiện đang có xu hướng ữẻ hóa ngày càng có nhiều trẻ em, thanh
thiếu niên phải điều trị căn bệnh này [69].
Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2017, tồn
thế giới có khoảng 425 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, tương đương cứ 11
người trưởng thành có 1 người mắc bệnh và có tới hơn 212 triệu người (50%) mắc
bệnh đái tháo đường mà khơng được chẩn đốn [47]. Châu Á là khu vực bị ảnh
hưởng nhiều nhất bởi đái tháo đường với hơn 60% số người mắc bệnh trên toàn cầu,
tập trung nhiều nhất ở hai nước Trung Quốc và Ấn Độ [60].
Việt Nam là quốc gia đang phát triển về kinh tế xã hội nên sự thay đổi lối
sống góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 [60]. Nước ta là
một trong bốn nước thuộc khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao
nhất với khoảng 3,5 triệu người trưởng thành (20- 79 tuổi) mắc bệnh, nhưng có tới
54% khơng được chẩn đốn, 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy
hiểm [47].
Yên Bái là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế- xã hội cịn thấp, việc tiếp
cận thơng tin bệnh tật ở một số vùng còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo của Bệnh
viện Nội tiết tỉnh Yên Bái, tính đến tháng 4/2018 tồn tỉnh có 1955 người bệnh đái
tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện và số người bệnh mắc đái
tháo đường đang tăng lên nhanh chóng [2],

Đái tháo đường đặt ra gánh nặng lớn cho cá nhân người bệnh, gia đình và
tồn xã hội. Bệnh diễn biến âm thầm, nhưng để lại biến chứng nặng nề như: tai biến
mạch máu não, bệnh tim mạch, mù lòa, viêm thần kinh...[69]. Cứ 8 giây lại thêm
một người tử vong và cứ 30 giây lại có một người bị cắt cụt chi vì bệnh đái tháo


14

đường [47]. Phần lớn các quốc gia phải chi từ 5 - 20 % tổng chi tiêu y tế cho bệnh
đái tháo đường. Với chi phí cao như vậy thì đái tháo đường thực sự là một thách
thức đối vói hệ thống y tế và sự phát triển bền vững nền kinh tế của các nước [46].
Người bệnh đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý bệnh và một chương
trình can thiệp giáo dục cho người bệnh họp lý sẽ góp phần nâng cao kiến thức tự
chăm sóc, giúp quản lý bệnh tốt hơn [61]. Tuy nhiên, trong thực tế khám chữa bệnh
hàng ngày việc truyền thông giáo dục sức khỏe lại ít được chú trọng [56]. Những
thiếu hụt kiến thức tự chăm sóc dẫn đến hành vi khơng đúng, làm giảm hiệu quả
điều trị, góp phần làm tăng sự xuất hiện các biến chứng, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ
lệ tàn tật và tử vong [57].
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về kiến thức của người bệnh đái tháo
đường type 2 nhưng chưa có nhiều nghiên cứu can thiệp thuộc lĩnh vực điều dưỡng
về kiến thức tự chăm sóc của người bệnh. Hơn nữa, Yên Bái là một tỉnh miền núi có
nhiều dân tộc sinh sống với gần một nửa số dân là dân tộc ít người, tỷ lệ mắc bệnh
khơng tương đồng với các khu vực đã nghiên cứu. Do đó, việc thực hiện một nghiên
cứu nhằm đánh giá thực trạng và xây dựng một chương trình can thiệp giáo dục sức
khỏe hiệu quả của điều dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 về kiến thức tự
chăm sóc tại tỉnh Yên Bái là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu:
“Thay đỗi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị
ngoai trú tai Bênh viên Nôi tiết Tỉnh Yên Bái sau can thiêp giáo duc năm 2018”
nhằm hai mục tiêu sau:



15

MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường
type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Tinh Yên Bái năm 2018.
2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo
đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Tỉnh Yên Bái sau can thiệp
giáo dục năm 2018.


16

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh Đái tháo đường
1.1.1. Khái niêm
m

Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF): “Đái tháo đường là một bệnh
mạn tỉnh xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng
được insulin, và được chẩn đoán bằng cách đánh giá mức độ tăng glucose trong
máu” [46].
Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA): “Đái tháo đường là một rối loạn
chuyển hóa được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường máu do hậu quả của sự thiếu
hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng đường máu mạn
tỉnh trong ĐTĐ có liên quan đến các tắn thương lâu dài, rối loạn chức năng ở
nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [24].
1.1.2. Phân loại Đái tháo đường
Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế năm 2017 và Hội Đái tháo đường

Hoa Kỳ năm 2017, Đái tháo đường được chia thành bốn loại: ĐTĐ type 1, ĐTĐ
type 2, ĐTĐ thai kỳ và ĐTĐ các type đặc biệt[25], [47].
ĐTĐ type 1 chiếm khoảng 5-10% số trường họp ĐTĐ trên thế giới và
thường xuất hiện ở trẻ em, trẻ vị thành niên. ĐTĐ type 1 thường xuất hiện đột ngột
với các triệu chứng: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhanh. ĐTĐ type 1 còn
được gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin, nếu khơng có insulin người bệnh sẽ chết.
ĐTĐ type 2 là loại phổ biến nhất, chiếm 85-90% số người bệnh ĐTĐ trên
tồn cầu, thường gặp ở nhóm người trưởng thành trên 45 tuổi. Triệu chứng của
ĐTĐ type 2 bao gồm: uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân, mờ mắt nhưng không điển
hình như ĐTĐ type 1 và thường được chẩn đốn khi đã kèm theo biến chứng. ĐTĐ
type 2 còn được gọi là ĐTĐ khơng phụ thuộc insulin, người bệnh có thể được điều
trị bằng cách thay đổi lối sống kết họp dùng thuốc để kiểm soát đường máu.
ĐTĐ thai kỳ gặp ở phụ nữ có thai và thường xảy ra từ tuần thứ 24 của thai
kỳ. Triệu chứng ĐTĐ thai kỳ thường khó phân biệt với các triệu chứng thơng


17

thường khi mang thai. Bệnh thường biến mất sau khi sinh nhưng có nguy cơ cao
mắc ĐTĐ ở lần mang thai tiếp theo hoặc mắc ĐTĐ type 2.
ĐTĐ các type đặc biệt do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Khiếm khuyết
chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết,
do thuốc hoặc hóa chất (glucocorticoid, điều trị HIV/ AIDS, sau ghép tạng) [26].
1.1.3. Yếu tố nguy cơ mắc Đái tháo đường type 2
Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, tim mạch và đột quỵ ngày
càng cao. ĐTĐ type 2 thường gặp ở người trên 45 tuổi và đang tăng lên đáng kể ở
trẻ em và thanh thiếu niên[26].
Chủng tộc: Các nhóm chủng tộc khác nhau có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type
2 khác nhau, trong đó Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Mexico, người Mỹ bản
địa, người Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Á có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao

hơn[26].
Tiền sử gia đình: Những người có quan hệ huyết thống với người bệnh ĐTĐ
có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn, tỷ lệ cùng bị ĐTĐ của hai người sinh đôi cùng trứng
là 90% [4].
Tiền sử ĐTĐ thai kỳ: Những phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ mắc
ĐTĐ type 2 cao gấp 7 lần những phụ nữ không mắc ĐTĐ trong thai kỳ [26].
Tăng huyết áp (THA): THA là bệnh lý đi kèm thường gặp nhất và là một
trong những yếu tố nguy cơ về tim mạch quan trọng nhất trên người bệnh ĐTĐ.
75% người bệnh ĐTĐ có THA và người bệnh THA có nguy cơ mắc ĐTĐ gấp 2,5
lần sau 5 năm chẩn đốn THA so với người khơng mắc bệnh [34].
Mơi trường và lối sống: ảnh hưởng tới sự gia tăng tỉ lệ ĐTĐ type 2 liên quan
đến béo phì, ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu carbohydrat, uống nhiều
rượu bia và ít vận động. Tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 ở những người thừa cân, béo phì
(BMI >23) cao gấp 1,52 lần so với những người có BMI bình thường (18,5 < BMI
<23) [45]. Tỷ lệ người sống ở thành thị mắc ĐTĐ cao hơn ở nông thôn. Người hoạt
động thể lực nhiều có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thấp hơn đáng kể so với những người có
lối sống tĩnh tại. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn 45% so với người


18

không hút thuốc và nguy cơ vẫn cao sau 10 năm ngừng hút thuốc [58].
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường type 2
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ căn cứ theo Quyết định số 3798/QĐ-BYT
ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy trình
chun mơn khám, chữa bệnh Đái tháo đường Type 2” dựa vào một trong bốn tiêu
chí [5]:
a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) >126 mg/dL
(hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước
lọc, nước đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ).

Hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) > 200 mg/dL (hay
11,1 mmol/L).
Hoặc:
c) HbAlc > 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở
phịng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hoặc:
d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức
glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ > 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân khơng rõ ngun nhân), xét nghiệm chẩn đốn
a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực
hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
1.1.5. Biến chứng của Đái tháo đường
ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng hồn tồn có thể ngăn ngừa
các biến chứng này bằng cách kiểm soát đường máu sớm và chặt chẽ. [55]
* Biển chứng cấp tỉnh:
- Hạ đường máu
Hạ đường máu xảy ra khi lượng đường trong máu xuống dưới 4 mmol/1


19

(72mg/dl). Nguyên nhân gây hạ đường máu thường do: sử dụng quá liều thuốc hạ
đường máu, ăn muộn giờ, ăn kiêng khem quá mức, luyện tập quá sức hay uống quá
nhiều rượu. Dấu hiệu nhận biết của hạ đường máu gồm: mệt mỏi, vã mồ hơi, đói,
chóng mặt, run chân tay, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực [55].
- Tăng đường máu:đường máu tăng q cao có thể gây hơn mê do nhiễm
toan ceton hoặc do tăng áp lực thẩm thấu nặng [47].

* Biển chứng mạn tính
- Biến chứng tim mạch: Lượng đường trong máu tăng cao làm tổn thương
các mạch máu trong cơ thể, hay gặp nhất là xơ vữa động mạch. Từ đó gây ra các
biểu hiện lâm sàng của thiếu máu cục bộ như đau ngực, nhồi máu cơ tim...đe dọa
tính mạng người bệnh. Hơn 75% số người bệnh ĐTĐ tử vong do bệnh tim mạch [60].
- Biến chứng ở mắt: hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương gây ra các
vấn đề về mắt. Ở người bệnh ĐTĐ, đục thủy tinh thể có nguy cơ phát triển cao gấp
2 đến 5 lần, tăng nhãn áp cao gấp 2 lần. Ngồi ra cịn có thể gặp bệnh võng mạc,
phù hoàng điểm[44].
- Biến chứng ở thận: Lượng đường trong máu cao kéo dài gây tổn thương các
mạch máu nhỏ tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận. Nếu không
điều trị sẽ dẫn đến suy thận không hồi phục [44].
- Biến chứng thần kinh[l 1]:
+ Bệnh thần kinh ngoại vi: Triệu chứng thường gặp là: tê bì, châm chích,
bỏng rát, giảm nhận biết cảm giác đau, nóng lạnh đặc biệt ở bàn chân.
+ Bệnh thần kinh tự chủ: tổn thương các dây thần kinh kiểm soát hoạt động
tự chủ và triệu chứng tùy thuộc vào cơ quan bị tổn thương như: nhịp tim nhanh, hạ
huyết áp tư thế, tiêu chảy, táo bón... Đặc biệt, do tổn thương thần kinh tự chủ, người
bệnh mất cảm giác báo động khi bị hạ đường máu như cảm thấy đói, đổ mồ hơi, tim
đập nhanh... do đó khơng điều trị kịp thời có thể dẫn đến hơn mê.
- Biến chứng về da: ĐTĐ gây ra các tổn thương trên da như: ngứa, phồng
rộp, loét. Lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát
triển, cùng với sự chăm sóc kém có thể dẫn đến hoại tử[44].


20

1.1.6. Hậu quả của Đái tháo đường type 2.
ĐTĐ làm 1,5 triệu người tử vong vào năm 2012, đồng thời do mức đường
máu quá cao là yếu tố nguy cơ gây các bệnh tim mạch và các bệnh khác làm thêm

2,2 triệu người chết. 43% trong số 3,7 triệu người tử vong này dưới 70 tuổi [69].
Năm 2017, toàn thế giới có khoảng 4 triệu người chết vì bệnh ĐTĐ [47].
Tỷ lệ bệnh lý võng mạc của người bệnh đái tháo đường là 35% [70]. Bệnh lý
võng mạc ĐTĐ gây ra 1,9% các trường họp suy giảm tầm nhìn nặng trên tồn cầu
và 2,6% các trường họp bị mù lịa trong năm 2010 [47].
Người trưởng thành mắc ĐTĐ có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ gấp
hai đến ba lần và có nguy cơ tử vong cao gấp hai đến năm lần người không mắc
bệnh ĐTĐ [36].
ĐTĐ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Dữ liệu tổng
họp từ 54 quốc gia cho thấy ít nhất 80% trường họp bệnh thận giai đoạn cuối
(ESRD) là do bệnh ĐTĐ, cao huyết áp hoặc kết họp cả hai. Tỷ lệ bệnh thận giai
đoạn cuối do bệnh ĐTĐ đơn thuần dao động từ 12- 55%, cao gấp 10 lần so với
người khơng mắc ĐTĐ [62].
Có sự liên quan chặt chẽ giữa ĐTĐ type 2 và các triệu chứng tràm cảm. Tỷ
lệ mắc trầm cảm tăng lên 27% ở người bệnh ĐTĐ type 2. Đái tháo đường đòi hỏi
người bệnh cần thực hiện các hành vi tự chăm sóc như thay đổi lối sống, tuân thủ
điều trị; điều này gây ra gánh nặng tâm lý cho người bệnh và có thể dẫn đến trầm
cảm. Ngược lại, thuốc điều trị trầm cảm đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ
gây ra bệnh ĐTĐ type 2. Người bệnh ĐTĐ type 2 thường có biểu hiện lo âu cao
hơn 20% so với người khơng mắc bệnh [38].
Ngồi ra, khi mắc ĐTĐ, hệ thống miễn dịch cơ thể bị suy yếu làm cho cơ thể
dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus trong đó điển hình hay gặp là bệnh về răng miệng và
cúm; đồng thời cúm làm cho việc quản lý bệnh ĐTĐ type 2 khó khăn hơn khi khó
kiểm sốt được mức đường máu[69].
ĐTĐ và biến chứng của nó gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho bản thân
người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và nền kinh tế quốc gia. Ước tính chi phí trực


21


tiếp hàng năm của bệnh ĐTĐ đối với thế giới là hon 827 tỷ đô la Mỹ [63]. Tổ chức
IDF ước tính rằng tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ toàn cầu đối với bệnh ĐTĐ đã
tăng gấp ba lần trong giai đoạn 2003 đến 2013. Năm 2013, ĐTĐ gây ra 5,1 triệu
trường họp tử vong và chiếm khoảng 548 tỷ đô la chi tiêu y tế (11% trong tổng số
chi tiêu trên toàn thế giới) [45]. Một nghiên cứu ước tính rằng tổn thất về GDP trên
tồn thế giới từ năm 2011 đến năm 2030, bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp
của bệnh ĐTĐ sẽ là 1,7 nghìn tỷ đơ la Mỹ, bao gồm 900 tỷ đơ la Mỹ cho các quốc
gia có thu nhập cao và 800 tỷ đơ la cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình
[ 68].

1.2. Đăc điểm dich tễ hoc của bênh Đái tháo đường.
1.2.1. Tình hình Đái tháo đường trên Thế giới
Hiện nay, mơ hình bệnh tật có nhiều thay đổi. Các bệnh nhiễm trùng có xu
hướng ngày một giảm thì ngược lại các bệnh khơng lây nhiễm như: tim mạch, tâm
thần, ung thư... đặc biệt là bệnh ĐTĐ và các rối loạn chuyển hoá ngày càng tăng [12].
Tỷ lệ mắc ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng và để lại những hậu quả nghiêm
trọng. Năm 2014, trên tồn thế giới có khoảng 422 triệu người trưởng thành mắc
bệnh ĐTĐ, gấp bốn lần so với 108 triệu người mắc vào năm 1980. Tỷ lệ mắc bệnh
tăng gàn gấp đơi, từ 4,7% lên 8,5%. Ước tính đến năm 2035, tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng
lên 10,1% - khoảng 592 triệu người [69]. Từ năm 2010 đến năm 2030, ước tính số
người trưởng thành mắc ĐTĐ sẽ tăng lên 69% ở các nước đang phát triển và tăng
20% ở các nước phát triển [64]. Tỷ lệ mắc ĐTĐ ngày càng tăng hoặc giữ nguyên ở
mọi quốc gia mà không giảm đi. Với xu hướng này chỉ có một số quốc gia, chủ yếu
là Tây Âu cịn có cơ hội đạt được mục tiêu ngăn chặn sự gia tăng của bệnh ĐTĐ
vào năm 2025 [51].
Năm 2014, một nửa số người trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ trên thế giói sống
ở 5 quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Brazil và Indonesia [42].
Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ đã tăng nhanh hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp và
trung bình bao gồm: Indonesia, Pakistan, Mexico và Ai Cập đã thay thế các nước
châu Âu, bao gồm Đức, Ukraine, Ý và Anh trong danh sách 10 quốc gia đứng đàu



22

với tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ cao nhất [42].
Theo số liệu mà IDF thống kê năm 2017, hầu hết các khu vực trên thế giới
đều có sự gia tăng liên tục số người mắc bệnh ĐTĐ. Khoảng 425 triệu người trên
toàn thế giới, hay 8,8% người trưởng thành trong độ tuổi từ 20-79 mắc ĐTĐ, trong
đó có 221 triệu người là nam giới và 203,9 triệu người là nữ giới; 279,2 triệu người
ở thành thị và 145,7 triệu người ở nông thôn; số người mắc bệnh cao nhất là khu
vực Tây Thái Bình Dương với 153,2 triệu người, cao gấp năm đến mười lần so với
một số quốc gia ở Tây Âu có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất. Như vậy cứ 11 người trưởng
thành có 1 người mắc bệnh và có tới 193 triệu người (46,5%) mắc bệnh ĐTĐ mà
khơng được chẩn đốn. Ước tính đến năm 2040, tồn thế giới sẽ có khoảng 642
triệu người mắc bệnh ĐTĐ hay cứ 10 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh
[47].
Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, đến năm 2015 có khoảng
30,3 triệu người đã mắc ĐTĐ, chiếm 9,4% dân số Hoa Kỳ. Tỷ lệ người trưởng
thành mắc bệnh ĐTĐ tăng theo độ tuổi, chiếm 25,2% ở những người từ 65 tuổi trở
lên [42]. Ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, 2 trong 5 người mắc bệnh ĐTĐ khơng
được chẩn đốn. Khu vực Nam và Trung Mỹ, số người mắc bệnh ĐTĐ sẽ tăng lên
65% vào năm 2040 [46].
Châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ĐTĐ, chiếm hơn 60% số
người mắc bệnh trên toàn thế giới [60]. Năm 2012, Trung Quốc và Ấn Độ là hai
quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, tương ứng là 92,3 triệu và 63 triệu người trong
độ tuổi từ 20 đến 79. Các nước châu Á khác chịu gánh nặng lớn từ bệnh ĐTĐ bao
gồm: Indonesia, Nhật Bản, Pakistan, Bangladesh, Malaysia và Philippines [43].
Đông Á và Nam Á là hai khu vực có số lượng người mắc ĐTĐ cao nhất
trong năm 2014 là 106 triệu và 86 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu là do q trình
gia tăng và già hóa dân số [35].

ĐTĐ đang ảnh hưởng tới hơn 25 triệu người ở khu vực Đơng Nam Á; do đó,
làm tăng gánh nặng bệnh tật; đặc biệt, là ở bốn nước đông dân nhất khu vực:
Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Theo IDF năm 2017, chỉ riêng


23

Indonesia có tới hơn 10,2 triệu người mắc bệnh, tiếp theo là Thái Lan với 4,2 triệu
người. Philippines và Việt Nam cùng có khoảng trên 3,5 triệu người mắc bệnh. Tuy
nhiên, có tới gần 14 triệu người bệnh ĐTĐ khơng được chẩn đốn [47].
1.2.2. Tình hình Đái tháo đường ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự năm 2008 trên đối tượng 3069 tuổi sống tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 7% và tăng dần
theo nhóm tuổi [8]. Tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 theo Trần Minh Long năm 2010, nghiên
cứu ở nhóm người từ 30 - 69 tuổi tại Nghệ An là 9,37%; Theo Ngô Thanh Nguyên
điều tra đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hịa năm 2011 là 8,1%;
trong đó số mới chẩn đoán là 69,1%; Theo Huỳnh Nhân Hải, năm 2012 tại thành
phố Vĩnh Long là 7,4%; Theo Cao Mỹ Phượng tại tỉnh Trà Vinh năm 2012 tỷ lệ
mắc bệnh ở người trên 45 tuổi là 9,5% [15].
Tỷ lệ mắc bệnh theo điều tra 1.100 người dân tộc Khmer trên 45 tuổi tại tỉnh
Hậu Giang của Nguyễn Văn Lành năm 2014 là 11,91% và theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Bá Trí tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016 là 3,7% [12],[20].
Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chổng Đái tháo đường
Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 với tổng số điều
tra là 11.191 người trong độ tuổi từ 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng
bằng sơng Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ cho thấy số người mắc bệnh ĐTĐ là 634 người, chiếm tỷ lệ 5,7%. Cũng theo kết
quả điều tra này, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
cao gấp 4,42 lần những người dưới 45 tuổi. Người bị tăng huyết áp cũng có nguy cơ
mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những người khơng mắc bệnh 3,45 lần. Người có vịng eo
lớn nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2,6 lần. Những người có quan hệ huyết thống thế hệ

thứ nhất vói người bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2,09 lần [3].
Theo kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ
Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là
4,1%, tương đương khoảng hơn 2,5 triệu người [4].


24

Tại tỉnh Yên Bái, theo nghiên cứu “Đánh giả tỷ lệ bệnh đái tháo đường và
các yểu tố liên quan ở lứa tuổi 30-64 tại tỉnh Yên Bái năm 2003,'>của Vũ Thị Mùi
và Nguyễn Quang Chùy cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 2,68% [14].
Năm 2004, theo nghiên cứu của Trần Thị Mai Hà về các yếu tố nguy cơ mắc
bệnh ĐTĐ ở người trên 30 tuổi tại thành phố Yên Bái cho kết quả tỷ lệ mắc bệnh là
4,4% [9].
1.3. Tự chăm sóc của ngưịi bệnh đái tháo đường type 2
1.3.1. Khái niệm tự chăm sóc trong Đái tháo đường type 2
* Khái niệm "Tự chăm sóc".
"Tự chăm sóc" là một khái niệm đa chiều và có nhiều định nghĩa khác nhau
nhưng định nghĩa của Dorothea Orem nhất quán hơn cả. Theo Orem, "Tự chăm
sóc" được định nghĩa là "Thực hành các hoạt động mà cá nhân tự khởi xướng và
thực hiện các hoạt động đó để duy trì cuộc sống, sức khoẻ và hạnh phúc" [27].
Trong nghiên cứu của Levin và Idler năm 1983 đã đề cập đến "Tự chăm sóc"
là những hoạt động được thực hiện trong việc nâng cao sức khoẻ, phòng bệnh, hạn
chế bệnh tật và phục hồi sức khoẻ nhưng diễn ra bên ngoài và độc lập với hệ thống
y tế. Cùng quan điểm đó, năm 1989 Haug và cộng sự cho rằng tự chăm sóc chỉ
được thực hiện bởi người bệnh mà khơng có sự can thiệp của các chuyên gia [67].
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Y khoa Anh (British Medical Association - BMA),
“Tự chăm sóc” khơng có nghĩa là tự mình quản lý mà không cần sự trợ giúp của
chuyên gia y tế, nếu không chắc chắn về tinh trạng sức khỏe của mình cần tìm sự hỗ
trợ của bác sĩ, điều dưỡng [31].

* Khái niệm “Tự chăm sóc trong Đái tháo đường type 2
Khái niệm “Tự chăm sóc trong bệnh ĐTĐ type 2” được định nghĩa là một
quá trình của sự phát triển kiến thức và nhận thức bằng việc học cách tồn tại, thích
nghi với tính chất phức tạp của bệnh ĐTĐ trong một bối cảnh xã hội. Vì hầu hết sự
chăm sóc hàng ngày cho người bệnh ĐTĐ được thực hiện bởi chính người bệnh và /
hoặc gia đình của họ [61].


25

Năm 2009, trong nghiên cứu của Nauck và cộng sự đã chỉ ra rằng 95% việc
chăm sóc một người mắc bệnh ĐTĐ phải được đặt lên chính cá nhân và gia đình họ;
trong đó, theo dõi lượng đường máu, tn thủ điều trị và tuân thủ lối sống lành
mạnh là trọng tâm [53].
1.3.2. Một số khuyến cáo về tự chăm sóc trong Đái tháo đường type 2
Theo khuyến cáo của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2017, Hội Đái tháo
đường Canada năm 2013 và Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh ĐTĐ của Bộ Y
tế năm 2017 [5],[26],[32], bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
* Chế độ dinh dưỡng: đóng vai trị rất quan trọng và khơng thể thiếu trong
quản lý bệnh ĐTĐ. Khơng có một mơ hình ăn uống nào phù họp với mọi người
bệnh ĐTĐ mà cần dựa trên sở thích ăn uống, văn hóa, tơn giáo và mức sống của
từng cá nhân [41].
- Đảm bảo đủ tổng năng lượng để giữ cân nặng bình thường. Đối với người
béo, càn giảm 3- 7% so với cân nặng nền giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu.
- Đảm bảo cung cấp cân đối năng lượng giữa protein, glucid và lipid theo tỷ
lệ: protein = 15 - 20%; glucid = 55 - 60% ; lipid = 20- 35%.
Trong đó: Glucid khơng thấp hơn 130g/ ngày để cung cấp glucose cho não.
Nên chọn nguồn glucid từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây...; Lipid nên chọn
các acid béo chưa no và Omega 3 (dầu thực vật, mỡ cá...); Protein nên chiếm 1l,5g/kg trọng lượng cơ thể/ngày đối với người không suy chức năng thận. Đối với
người bệnh thận ĐTĐ thì khuyến cáo 0,8g/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Nên ăn cá ít

nhất 3 lần/ tuần. Đối với người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại
đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ...)
- Nên dùng thức ăn giàu chất xơ vì có tác dụng làm giảm glucose,
cholesterol, tryglycerid. Lượng chất xơ từ 25 - 50g/ngày hoặc 15 đến 25g/1000 kcal.
- Dùng các thực phẩm có chỉ số đường máu thấp. Quốc tế đã phân loại chỉ số
đường máu của một số loại thực phẩm như sau: chỉ số đường máu cao là trên 70%
(gạo trắng, bánh mì ừắng, dưa hấu...); trung bình: 56 - 69% (gạo lứt, cam...); thấp:


×