Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tải Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không? - Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.96 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?</b>



Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh vừa là sinh lý vừa là bệnh lý, không thể chủ quan, vì
nếu là bệnh vàng da bệnh lý sẽ vơ cùng nguy hiểm. Đây là triệu chứng thường
gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở 9% số trẻ đủ tháng. Ở trẻ sinh non, tỷ lệ vàng da là
30%. Vàng da sinh lý không nguy hiểm, thường tự mất sau một thời gian ngắn,
cịn vàng da bệnh lý có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.


<b>Trẻ sơ sinh có 2 dạng vàng da là: Sinh lý và bệnh lý vàng da sinh lý</b>


<i><b>Vàng</b></i>
<i><b>da sinh</b></i>
<i><b>lý</b></i>: Hầu
hết trẻ
đều bị

thường
biến
mất sau
một
thời
gian
ngắn.


<i><b>Vàng da bệnh lý</b></i>: Rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hơn mê, co giật do đó các bậc
cha mẹ cần biết cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.


<b>Cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh</b>


Cần quan sát màu da của trẻ nơi có ánh sáng để phát hiện bệnh vàng da.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

phát hiện bệnh vàng da ở trẻ. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể để lại
nhiều di chứng như giảm thị lực, thính lực, đần độn.


 <i><b>Vàng da sinh lý</b></i>: Xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ
bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy
hiểm.


 <i><b>Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non</b></i>: Các em bị
vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lịng. Nếu khơng được điều trị đúng
mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong.


<b> Dấu hiệu nhận biết trẻ bị vàng da </b>


 Sau khi sinh 1-2 ngày, quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có ánh sáng.
 Dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi và trên cơ thể trẻ. Nếu thấy da có màu


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 Quan sát một số biểu hiện bất thường của trẻ như quấy khóc, bú yếu, ngủ
nhiều, nước tiểu ít và trong, khơng đi tiêu phân su.


Việc điều trị bệnh vàng da rất khó khăn, trẻ phải được rọi đèn nhằm loại bỏ
nhanh chất độc trong cơ thể, phải thay máu nếu bị nặng và làm xét nghiệm để
tìm độc chất bilirubin. Ngồi ra, cần sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc
hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.


<b> Giải đáp cho một số câu hỏi về bệnh vàng da</b>
<b>Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị vàng da?</b>


Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vịng 1 tuần sau khi ra đời. Đây
là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy
để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng


lớn Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm
cho trẻ bị vàng da.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày,
khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, có một số
trường hợp vàng da nặng do chất Bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học
gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hơn
mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.
<b>Làm thế nào để phát hiện vàng da?</b>


Chứng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy,
hằng ngày các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong
trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên
da trẻ trong vài giây, sau đó bng ra, nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có
màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cần đưa đến bác sĩ để kiểm
tra.


<b>Vàng da được chia thành 2 mức độ</b>


 <i><b>Nhẹ</b></i>: Da hơi vàng ở mặt, thân mình, trẻ vẫn bú tốt, hoặc vàng da xuất hiện
muộn, sau ngày thứ ba.


 <i><b>Nặng:</b></i> Da vàng sậm, lan xuống tay, chân; trẻ bú kém, bỏ bú, hoặc vàng da
xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh non, nhiễm
trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần
cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8-8h30 mỗi sáng, lúc trời
không quá nóng hay quá lạnh). Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp
đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Cần theo dõi diễn tiến của


chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh.


<i><b>Trẻ bị vàng da nặng cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng</b></i>
<i><b>các phương pháp sau:</b></i>


 <i><b>Chiếu đèn</b></i>: Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được
thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, đường tiểu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>Hỏi</b></i>: Em gái tơi vừa sinh con được 2 ngày tuổi. Quan sát kỹ bé tơi thấy có nhiều
nốt sần sùi trên mặt và da có màu hơi ngả vàng. Tơi nghe nói nếu bị vàng da
nặng em bé có thể bị tổn thương não không phục hồi


Tuy nhiên, những người lớn tuổi khẳng định, em bé nào sinh ra cũng vậy, chỉ vài
ngày là khỏi. Vậy xin hỏi, có dấu hiệu sớm nào để phân biệt giữa vàng da sinh lý
và vàng da bệnh lý để chúng tơi có thể kịp thời đưa bé đi khám?


<i><b>Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) trả lời</b></i>


Đúng là ở trẻ sơ sinh, hiện tượng vàng da rất phổ biến. Hầu hết trẻ sơ sinh sau
sinh từ 2 – 3 ngày là bị vàng da, sau đó mức độ tăng dần cho đến ngày thứ 7 –
10 rồi hết. Nguyên nhân là do các hồng cầu trong máu bị vỡ quá nhanh, chuyển
hoá thành Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng. Bilirubin càng nhiều trong
máu, mức độ vàng da càng nặng hơn.


Với vàng da sinh lý, chất Bilirubin ở giới hạn thấp nên khơng gây ảnh hưởng gì
tới sức khỏe của trẻ. Còn với vàng da bệnh lý, chất Bilirubin vượt qua giới hạn
cho phép, gan không đào thải kịp, bilirubin có nguy cơ thấm vào não (vàng da
nhân) gây tổn thương não khơng hồi phục được. Vì thế, nếu xác định vàng da
bệnh lý phải điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng nguy cơ tổn thương não.
Việc phân biệt được vàng da sinh lý và bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng


ranh giới giữa bệnh lý và sinh lý rất mong manh.


<i><b> Cha mẹ cần quan sát kỹ trẻ với các dấu hiệu sau:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

 Trẻ sẽ bị vàng da toàn thân, nhưng quan sát bằng mắt thường thì vàng da biểu
hiện ở phần đầu nhiều nhất. Nếu chỉ vàng da ở trên đầu, nói chung là mức độ
nhẹ. Nhưng nếu thấy vàng da ở bụng, rồi xuống tới chân thì mức độ bệnh đã
rất nặng, cần phải đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám, xác định.
Tốt nhất, thấy da vàng rõ ràng đến phần ngực, bụng thì cần đưa bé tới viện
ngay.


 Để phát hiện vàng da sớm, nên cho trẻ nằm ở phòng đủ ánh sáng tự nhiên,
thường xuyên bế trẻ ra chỗ sáng để kiểm tra da tồn thân. Cũng có thể kiểm
tra độ vàng da khi tắm cho trẻ, nhưng cần lưu ý kiểm tra trước khi cho bé
xuống nước. Với trẻ sơ sinh, do da trẻ đỏ hồng hoặc đen khó nhận biết nên có
thể dùng mẹo, lấy một ngón tay đè xuống vùng da của bé để làm giãn các
mạch máu. Sau khi bỏ tay lên, vùng da đó trắng thì khơng sao, cịn nếu thấy
hơi có màu vàng thì cần theo dõi


 Nếu trẻ vàng da chỉ ở phần đầu, nhưng là trẻ sinh non, hoặc vàng da phần
đầu, ngực nhưng lại có các triệu chứng nơn trớ, bú khó khăn, bú kém, hay
quấy, khóc, ngủ li bì hay có bất cứ những dấu hiệu nghi ngờ khác thì hãy đưa
trẻ đi khám ngay lập tức. Mức độ nặng hơn trẻ có thể bị co giật, li bì, hơn mê,
bỏ bú nhưng thường ít số. Đây là những biểu hiện sớm cho thấy vàng da đã
có thể ảnh hưởng đến não.


</div>

<!--links-->

×