Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm thuốc thú y của công ty cổ phần UV tại các đại lý tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THANH TÙNG
Tên chuyên đề:
“TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
THUỐC THÚ Y CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN UV
TẠI CÁC ĐẠI LÝ TỈNH HÀ NAM”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

Thái Nguyên - năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THANH TÙNG
Tên chuyên đề:
“TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
THUỐC THÚ Y CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN UV
TẠI CÁC ĐẠI LÝ TỈNH HÀ NAM”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Lớp:

K48 – CNTY(pohe)

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thu Quyên


Thái Nguyên - năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban
Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn ni Thú y, cùng tồn thể
các thầy cơ trong Khoa đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực tập và rèn luyện tại trường.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo,
cán bộ khoa Chăn nuôi Thú y - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban lãnh đạo công ty cổ phần UV cùng các cán bộ, nhân viên của công
ty UV.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
TS. Nguyễn Thu Quyên đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa
luận này.
Em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè
đã giúp đỡ, động viên, khích lệ em trong q trình hồn thiện khóa luận.
Em xin kính chúc các thầy giáo, cơ giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y
luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong giảng
dạy và trong nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng


năm 2020

Sinh viên

Hà Thanh Tùng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất thuốc thú y................ 25
Bảng 2.2. Danh mục tên kháng sinh, nguyên liệu hạn chế trong thú y .......... 26
Bảng 2.3. Thống kê danh mục một số sản phẩm được phép lưu hành của công
ty cổ phần UV ................................................................................. 27
Bảng 4.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở............................................. 33
Bảng 4.2. Kết quả công việc thực hiện tại nhà máy sản xuất của công ty...... 35
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả công tác phát triển thị trường ............................ 37
Bảng 4.4. Cơng tác chẩn đốn bệnh cho đàn vật nuôi của các trang trại trên
địa bàn tỉnh Hà Nam ....................................................................... 38
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho đàn vật nuôi trong thời gian thực tập .... 40
Bảng 4.6. Theo dõi mức tiêu thụ thuốc thú y tại các đại lý tại Hà Nam của
công ty cổ phần UV ........................................................................ 43


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa của từ

BLĐ

: Ban lãnh đạo

CBNV

: Cán bộ nhân viên

CP

: Cổ phần

GMP

: Thực hành tốt sản xuất thuốc

NN&PHNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

STT

: Số thứ tự



: Vừa đủ


CK

: Chiết khấu

TL

: Tỷ lệ

SL

: Số lượng

TT

: Thể trọng

THT

: Tụ huyết trùng

&

: Và


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii

DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Vài nét về công ty cổ phần UV ............................................................... 3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Nam....................................................... 5
2.2. Tổng quan về thuốc thú y trong chăn nuôi ................................................ 8
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm thuốc thú y......................................................... 8
2.2.2. Vai trò của thuốc thú y đối với chăn nuôi ............................................... 9
2.2.3. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh............................. 10
2.3. Các quy định về điều kiện sản xuất và kinh doanh thuốc thú y............... 12
2.4. Một số quy phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc thú y............ 15
2.5. Danh mục chất cấm trong sản xuất thuốc thú y ....................................... 25
2.6. Tổng quan giới thiệu về các sản phẩm của công ty ................................. 26
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 30
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ............................................................... 30
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 30
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 30


v

3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 32

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 33
4.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở thực tập ........................................ 33
4.2. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất thuốc thú y tại nhà máy của công ty
cổ phần UV...................................................................................................... 34
4.2.1. Kết quả các công việc thực hiện tại nhà máy sản xuất của công ty cổ
phần UV .......................................................................................................... 34
4.2.2. Kết quả khảo sát chế độ chăm sóc khách hàng của cơng ty cổ phần UV36
4.3. Kết quả khảo sát tình hình chăn ni tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh Hà Nam .................................................................................................... 36
4.3.1. Kết quả thực hiện các chính sách phát triển thị trường của công ty cổ
phần UV .......................................................................................................... 36
4.3.2. Sản lượng và doanh thu từ các đại lý kinh doanh thuốc thú y của công
ty cổ phần UV trên địa bàn tỉnh Hà Nam........................................................ 42
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐỢT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn ni giữ một vị trí quan trọng
trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Con lợn, gà, vịt được xếp hàng đầu
trong số các vật nuôi cung cấp phần lớn thực phẩm cho người tiêu dùng và phân
bón cho sản xuất nông nghiệp. Mang lại thu nhập cho người chăn ni, góp
phần vào ổn định đời sống người dân. Cùng với xu hướng phát triển của xã

hội thì chăn ni cũng chuyển từ loại hình chăn ni nơng hộ nhỏ lẻ sang
chăn ni tập trung trang trại, từ đó đã giúp cho ngành chăn nuôi nước ta đạt
được bước phát triển không ngừng cả về chất lượng và số lượng. Đặc biệt
nước ta cũng có nhiều điệu kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi như:
nguồn nguyên liệu dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi và đặc biệt là sự đầu
tư, quan tâm của nhà nước…
Theo xu thế hội nhập quốc tế, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu phát
triển kéo theo dịch bệnh cũng dễ du nhập, lây truyền và bùng phát. Điều này
làm nhu cầu sử dụng thuốc thú y trong nước ngày càng tăng cao. Đây là lý do
và điều kiện để ngành sản xuất, kinh doanh thuốc thú y phát triển rất mạnh
mẽ. Tuy nhiên cùng với những sự phát triển mạnh mẽ đó là những bất cập
như: Trình độ, ý thức của nhà sản xuất lẫn người sử dụng chưa cao, việc kiểm
soát thuốc thú y trên thị trường chưa được chặt chẽ,… dẫn đến việc lưu hành,
sử dụng các loại thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường
làm ảnh hưởng tới kết quả phịng trị, an tồn vệ sinh thực phẩm của người sử
dụng, gây thiệt hại về mặt kinh tế, gây nên tình trạng kháng thuốc do không
xác sử dụng thuốc một cách khoa học. Đặc biệt, vấn đề sử dụng tuỳ tiện các
sản phẩm kháng sinh, hố dược đã bị cấm trong chăn ni khơng những gây


2

ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng mà còn gây thiệt hại lớn trong công
tác xuất nhập khẩu nông sản.
Là một sinh viên khoa Chăn nuôi Thú y, em hiểu được tầm quan trọng
của việc sử dụng các chất cấm trong trong sản xuất dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe
người tiêu dùng lớn như thế nào và từ đó em mong muốn được truyền tải tới
người chăn nuôi các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, vật tư chăn nuôi, thuốc thú y
đúng giá, đảm bảo chất lượng. Được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi thú y, của
Giảng viên hướng dẫn và sự tiếp nhận của cở sở, em tiến hành thực hiện

chuyên đề tốt nghiệp: “Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm thuốc
thú y của công ty cổ phần UV tại các đại lý tỉnh Hà Nam”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu
- Nắm được tình hình sản xuất, kinh doanh các mặt hàng của công ty CP UV.
- Đánh giá được hoạt động của các đại lý kinh doanh thuốc thú y thuộc
hệ thống của công ty cổ phần UV trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Nắm được tình hình sử dụng thuốc thú y trong các trang trại, hộ chăn
nuôi tại tỉnh Hà Nam.
- Quảng bá, phân phối các sản phẩm thuốc thú y của công ty cổ phần
UV đến các đại lí, các trang trại và hộ chăn ni trong khu vực tỉnh Hà Nam.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá trung thực, khách quan.
- Chủ động, tích cực trong cơng việc.
- Áp dụng các kĩ năng mềm trong công việc.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Vài nét về công ty cổ phần UV
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
- Cơng ty cổ phần UV là công ty được thành lập từ năm 2007[12], với
hơn 13 năm kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, thủy sản, cụ thể:
+ Ngày 26/07/2007: Thành lập Công ty TNHH Uyên Vi, với quy mô
nhỏ (<10 nhân viên). Sản phẩm chủ yếu là thuốc thủy sản.
+ Ngày 06/03/2008: Thành lập thêm Cơng ty TNHH VIBO với các
dịng sản phẩm chuyên dùng cho thủy sản.

+ Ngày 20/10/2011 thay đổi tên công ty thành Công ty TNHH UV.
+ Năm 2013, Công ty TNHH UV đạt chứng nhận GMP-WHO (thực
hành tốt sản xuất thuốc), cùng năm 2013 thành lập bộ phận thuốc thú y.
+ Năm 2015, bắt đầu xuất khẩu thuốc thú y, thủy sản sang thị trường
Đông Nam Á.
+ Năm 2016, thành lập chi nhánh Công ty TNHH UV tại Hà Nội.
+ Năm 2017, Công ty TNHH VIBO đạt chứng nhận GMP-WHO (thực
hành tốt sản xuất thuốc) và tháng 06/2018 mở rộng sản xuất sang thuốc thú y.
+ Ngày 21/07/2018, Cơng ty TNHH UV cổ phần hóa trở thành Cơng
ty cổ phần UV với hơn 450 nhân viên.
Nhận thức sâu sắc vấn đề tầm nhìn, sứ mệnh và tạo giá trị cốt lõi cho
xã hội, định hướng phát triển sản phẩm chất lượng cao, lựa chọn phân khúc
khách hàng chăn ni có kỹ thuật, chun nghiệp, theo hướng cơng nghiệp
quy mô lớn. Ngay từ những ngày đầu, HĐQT đã định hướng cần phải đổi
mới công nghệ, đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng,
lấy phương châm “Sự an tâm của nhà chăn nuôi” làm kim chỉ nam xuyên


4

suốt mọi hoạt động và là tiền đề để công ty vươn lên phát triển trở thành một
trong những công ty hàng đầu Việt Nam sản xuất thuốc thú y, thủy sản chất
lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến xuất khẩu và cạnh tranh bền vững
thời kỳ hội nhập.
Tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty cổ phần UV
quyết tâm xây dựng một thương hiệu UV Việt Nam với chiến lược sản phẩm
có chiều sâu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Tại đây có
một tập thể các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong
ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Cùng
với sự phát triển của chăn ni cả nước, UV khơng ngừng tìm tịi, nghiên

cứu, phát triển các loại thuốc thú y đảm bảo được về chất lượng, sự an toàn
của sản phẩm và giá thành thấp.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của công ty cổ phần UV
Sau hơn 13 năm hoạt động, cơng ty cổ phần UV đã có những bước phát
triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường và số lượng cán
bộ nhân viên chuyên nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tư duy quản trị.
Hiện tại, cơng ty cổ phần UV có 2 công ty thành viên là UV Việt Nam và
VIBO và các chi nhánh tại các tỉnh trên toàn quốc. Với nhiều mặt hàng kinh
doanh như: thuốc thú y, thuốc thủy sản, chế phẩm sinh học, vi sinh, phân
bón… với nhiều nhà máy có dây truyền sản xuất cơng nghệ cao.
2.1.1.3. Cơ cấu bộ máy của công ty
- Công ty cổ phần UV có đội ngũ nhân sự chun mơn trình độ cao
với hơn 500 CBNV bao gồm 1 giáo sư, 3 phó giáo sư, 4 tiến sỹ, 12 thạc sỹ,
trên 300 bác sĩ thú y, thủy sản và kĩ sư chăn nuôi, 15 dược sĩ nhân y, 12 cử
nhân cơng nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn
100 cử nhân kinh tế, kế toán, luật, nhân văn, quản trị kinh doanh,
marketing, cơ khí chế tạo máy, điện lạnh… có trình độ chun mơn thường
xun được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào


5

tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân
thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngồi ra cơng ty đang hợp
tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường
đại học trong và ngoài nước.
2.1.1.4. Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần UV
UV hiện nay là một trong các công ty sản xuất thuốc thú y, thủy sản
lớn trong nước. Hiện nay, cơng ty đã có hơn 1000 khách hàng là các đại lý
nhà phân phối cấp I trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, sản phẩm được

giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng, an tồn và hiệu quả được các
nhà chăn ni tin dung.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Nam
2.1.2.1. Lịch sử hình thành
Từ thời các vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình
thuộc bộ Giao Chỉ; đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô.
Đến tháng 10 năm 1890, phủ Lý Nhân được đổi tên thành tỉnh Hà Nam.
Tháng 4 năm 1965, Hà Nam được sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh
Nam Hà. Tháng 12 năm 1975, Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà
Nam Ninh. Năm 1992, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ.
Tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Nam được tái lập.
Khi tách ra, tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Phủ Lý và
5 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm. Ngày 9
tháng 6 năm 2008, chuyển thị xã Phủ Lý thành thành phố Phủ Lý.
Tính đến ngày 01/04/2019 Hà Nam có diện tích 860,5 km², là tỉnh nhỏ,
đứng thứ 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với dân số khoảng 852.800
người, mật độ dân số khoảng 954 người/km2.
2.1.2.2. Vị trí địa lý
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sơng Hồng Việt Nam. Phía
Bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía Đơng giáp với tỉnh Hưng n và Thái Bình,


6

phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Đơng Nam giáp tỉnh Nam Định và phía Tây
giáp tỉnh Hịa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội.
Tỉnh lỵ là thành phố Phủ Lý, cách thủ đô Hà Nội 60km.
2.1.2.3. Khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu
Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu

nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt
với hai mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ
chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ thường kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa
tháng 3; mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu
thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23 - 24oC, số giờ nắng trung
bình khoảng 1300 – 1500 giờ/năm. Trong năm thường có 8 - 9 tháng có nhiệt
độ trung bình trên 20oC. Lượng mưa trung bình khoảng 1900mm, năm có
lượng mưa cao nhất tới 3176mm (năm 1994), năm có lượng mưa thấp nhất
cũng là 1265,3mm (năm 1998).
Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%. Tháng có độ ẩm trung bình cao
nhất trong năm là tháng 3 (95,5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong
năm là tháng 11 (82,5%).
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Hà Nam khá thuận lợi về mọi mặt
cho phát triển nông, lâm nghiệp, đây là cơ sở cho sự đa dạng hoá cơ cấu sản
phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.
b. Thủy văn
Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi
khoảng 1,602 tỷ m³. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ
hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m³ nước. Dòng chảy ngầm
chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước


7

ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và
chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy,
sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, sông

Nông Giang...
Điều kiện khí hậu, thủy văn trên đây rất thuận lợi cho phát triển một
nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á
nhiệt đới và ơn đới. Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao,
thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đơng có giá
trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột,… Điều kiện thời tiết
khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du
lịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt
của dân cư. Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cối
cảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch.
2.1.2.4. Các đơn vị hành chính
Tỉnh Hà Nam hiện có 6 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 01 thành
phố (TP. Phủ Lý), 01 thị xã (Duy Tiên) và 4 huyện: Kim Bảng, Lý Nhân,
Bình Lục, Thanh Liêm được phân chia thành 116 đơn vị hành chính cấp xã
gồm: 7 thị trấn, 11 phường và 98 xã. Tỉnh lị là thành phố Phủ Lý, cách thủ đô
Hà Nội 60 km.
2.1.2.5. Dân số
Theo điều tra dân số 01/04/2019 Hà Nam có 852.800 người, chiếm
3,8% dân số đồng bằng sơng Hồng, mật độ dân số 954 người/km², 83,3% dân
số sống ở khu vực nông thôn và 16,7% sống ở khu vực đô thị. Tỉ lệ tăng dân
số tự nhiên năm 1999 là 1,5%.
2.1.2.6. Phát triển kinh tế xã hội
Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): ước đạt 32.363,5 tỷ đồng
năm 2017.


8

GDP bình quân đầu người: Thống kê năm 2017 ước đạt 48,6 triệu
đồng, tăng 8,5% so với năm 2016.

Cơ cấu kinh tế năm 2005:
1. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Làng nghề: 39,7%
2. Nông nghệp: 28,4%
3. Dịch vụ: 31,9%
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
Để phát triển nhanh và bền vững trong 5 năm (2016 - 2020), tỉnh Hà
Nam đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội: Đẩy mạnh
cơng nghiệp hố nơng nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng,
tăng cường hợp tác với các nước có nền nơng nghiệp phát triển tiên tiến. Tăng
cường xã hội hoá, huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, phấn đấu
phát triển thành phố Phủ Lý thành đô thị loại II, huyện Duy Tiên thành đơ thị
loại IV trước năm 2020. Xây dựng quốc phịng an ninh vững mạnh, làm tốt
công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư
pháp, phịng chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện cơng khai, dân chủ, minh
bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo mơi trường đầu tư ngày
càng thơng thống giúp Hà Nam ngày càng phát triển văn minh, giàu đẹp.
2.2. Tổng quan về thuốc thú y trong chăn nuôi
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm thuốc thú y
2.2.1.1. Khái niệm
Theo Điều 3 Luật thú y (2015) [6], thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn
hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật,
hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh,
chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của
động vật.


9

2.2.1.2. Đặc điểm của thuốc thú y

Đây là một loại sản phẩm địi hỏi đặc tính kỹ thuật cao. Mỗi một sản
phẩm tạo ra phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo được chức năng
bảo vệ sức khoẻ cho vật ni. Do đó thuốc thú y có những chức năng sau:
- Phịng và chữa bệnh cho vật ni
- Giúp con vật tăng trưởng và phát triển.
- Đảm bảo ngăn ngừa các dịch bệnh lây lan từ vật nuôi sang con người,
làm nguồn thực phẩm sạch sẽ và an toàn cho người tiêu dùng.
- Là loại sản phẩm sử dụng phục vụ cho ngành chăn nuôi.
- Là loại sản phẩm địi hỏi đặc tính kỹ thuật cao, chất lượng bảo đảm.
- Là một dạng sản phẩm thuốc nên đòi hỏi phải có sự bảo quản tốt, có
thời hạn tiêu dùng nhất định.
- Là một loại sản phẩm mang tính thời vụ cao.
Như vậy, qua phân tích đặc điểm sản phẩm, ta thấy sản phẩm thuốc thú
y mang tính đặc thù cao, có vai trị rất lớn trong việc bảo vệ và phát triển
ngành chăn ni nước nhà.
2.2.2. Vai trị của thuốc thú y đối với chăn nuôi
Theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị về đổi mới cơ chế quản lý Nông
nghiệp [13] đã chỉ rõ: “Từng bước đưa ngành Chăn nuôi lên một ngành sản
xuất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong Nông nghiệp”. Để đạt được điều này
nhà nước ta không những phải coi trọng các khâu như: Cơ sở vật chất, nguồn
giống, nguồn thức ăn… cho chăn ni mà cịn phải chú trọng đến vấn đề
phịng chống dịch bệnh cho chăn nuôi. Sản phẩm thuốc thú y có vai trị bảo vệ
sức khoẻ cho vật ni, đảm bảo nguồn thực phẩm từ chăn ni có có giá trị và
chất lượng cao.
Ngồi ra thuốc thú y cịn có vai trị bảo vệ con người tránh được những
bệnh lây nhiễm trực tiếp từ động vật và những bệnh do thức ăn làm từ động
vật đó gây ra. Tóm lại, vai trò của thuốc thú y là nâng cao hiệu quả công tác


10


phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dịch nhằm bảo vệ và phát triển ngành chăn nuôi,
cung cấp các sản phẩm làm từ vật ni có chất lượng cao phục vụ cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, bảo vệ sức khoẻ cho con người và môi trường
sinh thái.
2.2.3. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh
2.2.3.1. Tồn dư kháng sinh
* Khái niệm
- Theo Vi Thị Thanh Thủy (2011) [7], tồn dư kháng sinh và hormone
trong cơ thể động vật là hiện tượng các chất hóa học, sinh học do con người
sử dụng vì những mục đích khác nhau trong chăn ni động vật, đã được
chuyển hóa trong cơ thể của con vật nhưng chưa đào thải hết gây tích lũy tại
các mô, các phủ tạng. Hàm lượng này được phân tích xuất hiện dưới dạng vết
cho đến các giá trị vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
* Nguyên nhân và tác hại của tồn dư kháng sinh
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn dư kháng sinh: Có thể do ý thức,
trình độ hiểu biết của người chăn ni về sử dụng thuốc... Dẫn lời ông Nguyễn
Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản (Bộ
NN&PTNT), “Do một số cơ sở nuôi chưa tuân thủ đúng quy định về thời gian
ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch, một số cơ sở nuôi vẫn cịn lạm dụng
hóa chất kháng sinh cấm trong q trình nuôi”.
- Tác hại của tồn dư kháng sinh:
+ Ảnh hưởng đến chất lượng thịt, lượng tồn dư kháng sinh trong thực
phẩm vượt mức cho phép vừa ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của món ăn
như: Thịt có màu nhạt, có đọng nước, mùi thịt khơng thơm. Nếu hàm lượng
thuốc kháng sinh tồn dư vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, khi nấu thịt sẽ
có mùi của thuốc kháng sinh.
+ Một số hormone tác động lên chất lượng của thịt làm cho thịt mềm,
đồng thời làm biến đổi màu của thịt tươi hơn, đáp ứng được sở thích của một



11

số người tiêu dùng. Những ảnh hưởng này có thể là gián tiếp đối với sức khoẻ
con người, nhưng đây là nguy cơ có hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng nếu
như thường xuyên ăn các loại thịt này.
2.2.3.2. Kháng kháng sinh
- Theo Alanis, (2005) [17], kháng kháng sinh khi con người sử dụng
thịt có tồn dư kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng về lâu dài. Một số hậu quả muộn
hơn như là: tạo ra những vi sinh vật kháng thuốc như chúng ta đã biết, các
kháng sinh và các tác nhân kháng khuẩn là những thuốc thiết yếu đối với việc
điều trị các bệnh nhiễm vi khuẩn trên người và trên gia súc. Khi sử dụng các
chất có hoạt tính kháng khuẩn kéo dài có thể gây ra sự kháng thuốc chọn lọc
đối với từng loại vi sinh vật gây bệnh. Một số kháng sinh sử dụng trong chăn
nuôi cũng được sử dụng để chữa trị bệnh cho con người.
- Người ta đã chứng minh được sự kháng thuốc của vi khuẩn đối với
kháng sinh. Một số vi khuẩn có sự chọn lọc kháng thuốc chéo với các kháng
sinh dùng để chữa bệnh cho con người. Theo Giguere và cs (2007)
[18], nguyên nhân kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh có thể do đột
biến nhiễm sắc thể, do nhập đoạn gen mới chứa các plasmide qui định tính
kháng thuốc.
- Kháng kháng sinh sẽ làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật
nuôi, tạo ra con giống yếu ớt, khơng sống được khi khơng có kháng sinh, gây
dị ứng ở trên người. Một số loại thịt có tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng
ngay sau khi sử dụng: Gây nên phản ứng quá mẫn cảm với những người nhạy
cảm kháng sinh, gây dị ứng lâu dài khó xác định và chữa trị. Một số kháng
sinh và hố dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.
- Gassner và Wuethrich (1994) [19] đã phát hiện sự hiện diện của chất
chloramphenicol tồn dư trong các sản phẩm thịt với việc không thể chữa trị
được bệnh thiếu máu không tái tạo ở người. Do vậy, ở Mỹ mới cấm sử dụng.



12

2.3. Các quy định về điều kiện sản xuất và kinh doanh thuốc thú y
Căn cứ theo Nghị định 35/2016/NĐ-CP và Nghị định 123/2018/NĐCP sửa đổi [4] Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh
vực nông nghiệp quy định:
Điều 12. Điều kiện chung sản xuất thuốc thú y
Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y phải thực hiện theo quy định tại
Điều 90 của Luật thú y; pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; pháp luật về bảo
vệ môi trường; pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và đáp ứng các điều
kiện sau đây:
1. Địa điểm: Phải có khoảng cách an tồn với khu dân cư, cơng trình
cơng cộng, bệnh viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán bệnh động vật, các
nguồn gây ơ nhiễm.
2. Nhà xưởng:
a) Phải có thiết kế phù hợp với quy mô và loại thuốc sản xuất, tránh sự
xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác; có vị trí ngăn cách các
nguồn lây nhiễm từ bên ngồi;
b) Sử dụng vật liệu có kết cấu vững chắc, phù hợp, bảo đảm an toàn lao
động và sản xuất;
c) Nền nhà không ngấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; tường,
trần được làm bằng vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh;
d) Tường và trần được làm bằng vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh;
đ) Có hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp;
e) Có hệ thống cấp và xử lý nước, khí bảo đảm cho sản xuất; có hệ
thống thốt nước, xử lý nước, khí thải, chất thải;
g) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy; thốt hiểm cho người theo quy định.
3. Kho chứa nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm có diện tích phù
hợp với quy mô sản xuất và bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có kho riêng để bảo quản nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm;


13

b) Có kho riêng bên ngồi để bảo quản dung môi và nguyên liệu dễ
cháy nổ;
c) Tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác;
d) Nền, tường, trần như quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Có hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp;
e) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy; thốt hiểm cho người theo quy
định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
g) Có giá, kệ để nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm; có
thiết bị, phương tiện để bảo đảm Điều kiện bảo quản.
4. Trang thiết bị, dụng cụ phải được bố trí, lắp đặt phù hợp với quy mơ
và loại thuốc sản xuất; có hướng dẫn vận hành; có kế hoạch bảo trì bảo
dưỡng; có quy trình vệ sinh và bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh, không gây nhiễm
hoặc nhiễm chéo giữa các sản phẩm.
5. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y:
a) Khu vực kiểm tra chất lượng phải tách biệt với khu vực sản xuất;
được bố trí phù hợp để tránh nhiễm chéo; các khu vực tiến hành phép thử sinh
học, vi sinh;
b) Mẫu, chất chuẩn phải được bảo quản tại khu vực riêng, bảo đảm điều
kiện bảo quản;
c) Phải có trang thiết bị phù hợp.
Điều 13. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y dạng dược
phẩm, vắc-xin
Ngoài các điều kiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này, cơ sở
sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc-xin phải áp dụng thực hành tốt sản
xuất thuốc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (GMP - ASEAN) hoặc thực

hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP - WHO) hoặc thực
hành tốt sản xuất thuốc GMP tương đương nhưng không thấp hơn
(GMP - ASEAN).


14

Điều 17. Điều kiện buôn bán thuốc thú y
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải theo quy định tại Điều 92
của Luật thú y và đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có địa điểm kinh doanh cố định và biển hiệu.
2. Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải
đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại.
3. Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của
sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm. Đối với
cơ sở buôn bán vắc-xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho
lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản; có máy phát điện dự phòng,
vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc-xin bảo đảm điều kiện bảo
quản ghi trên nhãn sản phẩm.
4. Có sổ sách, hóa đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng.
5. Đối với cơ sở buôn bán vắc-xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh,
tủ mát hoặc kho lạnh để bảo quản theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; có
nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản. Có máy phát điện dự phịng, vật
dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc-xin.
Điều 18. Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y phải theo quy định tại Điều 94
của Luật thú y, Điều 17 của Nghị định này và đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có kho bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12
của Nghị định này.

2. Có quạt thơng gió, hệ thống điều hịa khơng khí để bảo đảm điều
kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều
kiện bảo quản của sản phẩm. Đối với cơ sở nhập khẩu vắc-xin, chế phẩm sinh
học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phịng, có trang thiết bị,


15

phương tiện vận chuyển bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm
trong quá trình vận chuyển, phân phối.
3. Phải có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn bảo đảm cho
việc bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập thuốc thú y.
4. Đối với cơ sở nhập khẩu vắc-xin, chế phẩm sinh học phải có kho
riêng bảo quản, có máy phát điện dự phịng, có trang thiết bị, phương tiện vận
chuyển bảo đảm Điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình
vận chuyển, phân phối.
2.4. Một số quy phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc thú y
- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP [5] do Chính phủ ban hành ngày
31/07/2017 quy định:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về
lĩnh vực thú y là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối
với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt
tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện,
trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, khoản 2 và khoản 3 Điều 24, khoản 1
Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt
tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III

của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành
chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ
chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
- Căn cứ theo Tiểu mục 2 của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP [5] về vi
phạm về sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y quy định:


16

Điều 31. Vi phạm về thủ tục trong sản xuất thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi
khơng có hồ sơ lơ sản xuất.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử
dụng tài liệu, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc
thú y đã được xét duyệt.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các loại giấy tờ, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại
khoản 2 Điều này.
Điều 32. Vi phạm về điều kiện trong sản xuất, gia công, san chia
thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tẩy
xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận GMP.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi
người trực tiếp quản lý sản xuất hoặc kiểm nghiệm khơng có Chứng chỉ hành
nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc khơng bảo đảm diện tích, khoảng
cách an tồn cho người, vật ni và mơi trường;
b) Trang thiết bị không phù hợp với quy mô sản xuất, kiểm tra chất

lượng đối với từng loại thuốc thú y.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một hành
vi sản xuất thuốc thú y ngoài địa điểm đã được cấp Giấy chứng nhận GMP
hoặc không áp dụng điều kiện sản xuất GMP đã được cơ quan có thẩm quyền
cấp phép.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:


17

a) Khơng có Giấy chứng nhận GMP;
b) Giấy chứng nhận GMP hết hiệu lực.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu Giấy chứng nhận GMP đối với hành vi vi phạm quy định tại
khoản 1 Điều này.
Điều 33. Vi phạm về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm thuốc thú y trong q trình sản xuất;
b) Khơng lưu mẫu thuốc thú y.
2. Phạt tiền từ 70% đến 80% giá trị lô sản phẩm vi phạm nhưng không
vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y:
a) Không đạt một trong các tiêu chuẩn chất lượng về cảm quan, lý hóa,
độ nhiễm khuẩn, vơ khuẩn theo hồ sơ đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt;
b) Có hàm lượng thuốc ngồi mức giới hạn cho phép ±10% so với hàm
lượng ghi trên nhãn hoặc có hàm lượng men vi sinh thấp hơn 90% so với hàm
lượng ghi trên nhãn đối với sản phẩm thuốc thú y có chứa men vi sinh;

c) Có khối lượng tịnh, thể tích thực ngồi mức giới hạn cho phép so với
khối lượng, thể tích ghi trên nhãn mà nhà sản xuất đã đăng ký và được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 80% đến 90% giá trị lô sản phẩm vi phạm nhưng không
vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y:
a) Có hoạt chất khơng đúng theo hồ sơ đăng ký lưu hành với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khơng có hoạt chất hoặc thiếu hoạt chất chính ghi trên nhãn;


18

c) Bị biến đổi về hình thức như vón cục, vẩn đục, biến đổi màu, lắng
cặn, phân lớp, biến dạng;
d) Vắc-xin thú y không bảo đảm một trong ba tiêu chuẩn vơ trùng hoặc
thuần khiết, an tồn, hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản
xuất, san chia, gia công thuốc thú y không thơng báo với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khi thay đổi thành phần, công thức, dạng bào chế, đường dùng,
liều dùng, chỉ định điều trị của thuốc thú y; thay đổi phương pháp, quy trình
sản xuất.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi
sản xuất mỗi loại thuốc thú y bằng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Sản xuất mỗi loại thuốc thú y trên dây chuyền GMP chưa được cấp phép;
b) Sử dụng mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y sai mục đích.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi
sản xuất mỗi loại thuốc thú y khơng có tên trong Danh mục thuốc thú y được
phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép

có giá trị dưới 200.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi
sản xuất thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt
Nam có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng
đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:


×