Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP nam việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHẠM LÊ KHA

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHẠM LÊ KHA

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ MINH CHÂU
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Phan Thị Minh Châu
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tác giả xin thể hiện sự cảm ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Phan Thị Minh Châu, đã
cho tác giả những lời khuyên xác đáng và hướng dẫn tận tình cho tác giả thực hiện
luận văn thạc sỹ này.
Đồng thời, tác giả muốn thể hiện sự cảm ơn chân thành đến lãnh đạo của Ngân hàng
TMCP Nam Việt đã tạo điều kiện cho tác giả tham gia khóa học Thạc sỹ Quản Trị
Kinh Doanh tại Trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM. Đặc biệt, tác giả chân thành
cảm ơn các đồng nghiệp của tác giả tại ngân hàng đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu
cũng như hỗ trợ tác giả trong quá trình thu thập số liệu tại ngân hàng.
Bên cạnh đó, tác giả xin cảm ơn Khoa sau đại học - Trường Đại Học Công Nghệ

Tp.HCM đã tổ chức khóa học Thạc sỹ này để tạo điều kiện cho tác giả được học tập,
nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong điều kiện ngành ngân hàng Việt nam
trong quá trình hội nhập quốc tế.
Cuối cùng, tác giả thể hiện tình cảm trân trọng đến các thầy (cơ) giáo của tác giả trong
q trình học tập tại Khoa sau đại học - Trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM đã
khích lệ, động viên tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này.

PHẠM LÊ KHA


iii

TĨM TẮT
Từ khi thành lập đến nay, Navibank ln lấy quyền lợi khách hàng và phát triển
bền vững làm phương châm hoạt động, lấy lợi nhuận làm thước đo trong hoạt động
kinh doanh. Hiện nay, Navibank tập trung vào cho vay các dự án lớn trên địa bàn và
khách hàng bán lẽ và lợi nhuận hàng năm chủ yếu là thu từ đầu tư tín dụng (45% trên
tổng thu nhập) và một số dịch vụ khác. Vì vậy, cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động
ngân hàng là rất quan trọng, nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng, khi mà trên thực tế
lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ các
dự án. Quản trị rủi ro tốt sẽ mang lại sự an toàn cho hoạt động ngân hàng và phòng
ngừa được những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Bài viết này phân tích khái quát thực
trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Navibank, trên cơ sở đó bước đầu đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tại
Navibank. Đó là đổi mới mơ hình tổ chức và quy trình cho vay trong hoạt động tín
dụng; hồn thiện mơ hình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; nâng cao chất lượng thẩm định;
tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay và xử lý nợ xấu và đổi mới công nghệ quản lý,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và sự phối hợp giữa các bộ phận.



iv

ABSTRACT
Since the day of its establishment, the Navibank has been operating on the basis
of its customers’ benefits and its sustainable development, taking into account its
profits as a measure in doing banking business. At present, Navibank focus on lending
to large projects in the area, and retail customers and annual profits mainly from the
investment in credit (45% of total income) and a number of other banking services.
Therefore, in most of the commercial banks, the management of risks plays a very
important role in their activities, especially, the management of risks in credits as the
profit from lending activities makes significant contributions to the total banks’
revenues from projects. A good management of risks will certainly make them safe
and prevent them from suffering potential risks in the future. This paper provides an
overview of the analysis of risk management at the Navibank and basically presents
some solutions to reduce risks in lending activity at Navibank. These procedures
include innovation of the organizational model and lending processes in credit
activities, improvement of internal control model and the quality of evaluation and
revision, strengthening of control and supervision of lending and resolutions for bad
debts, renovation of management methods, enhancement of the quality of credit staff
and creation of better co-operation among the bank’s departments


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM

Ngân hàng thương mại

WTO


Tổ chức thương mại thế giới

TMCP

Thương mại cổ phần

Navibank

Nam Việt Ngân Hàng

QĐ-NHNN

Quyết định – Ngân hàng Nhà nước

CIC

Trung tâm thông tin

Techcombank

Ngân hàng Kỹ Thương

TCTD

Tổ chức tín dụng

ACB

Ngân hàng Á Châu


CBTD

Cán bộ tín dụng

VND

Việt nam đồng

USD

Đơ la mỹ

QTTD HO

Khối Quản trị tín dụng hội sở

AMC

Cơng ty quản lý nợ

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

BCTC

Báo cáo tài chính

TSĐB


Tài sản đảm bảo

XLRR

Xử lý rủi ro

HĐQT

Hội đồng quản trị

CPH

Cổ phần hóa

DNNN

Danh nghiệp nhà nước

VAMC

Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài
sản Việt Nam


xii

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính ơ bản Navibank 2010, 2011, 2012 …………….....31
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn Navibank 2010, 2011, 2012 ………………………...37

Bảng 2.3: Tổng doanh số cho vay của Navibank 2010, 2011, 2012 ………………38
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của Navibank 2010, 2011, 2012 ………………………40
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn ………………………………………………….....41
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu Navibank 2010, 2011, 2012 ………………………….43
Bảng 2.7: Trích lập dự phòng rủi ro 2010, 2012……………………………………44
Bảng 2.8. Trọng số rủi ro theo loại tài sản Navibank đang thực hiện………………...75


xiii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Navibank ……………………………………..31
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn Navibank 2010, 2011, 2012 ………………………37
Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ của Navibank năm 2010, 2011, 2012 ……………….40
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kiểm tra kiểm soát chuyên trách tại Navibank ………….67
Sơ đồ 2.2: Hệ thống xếp hạng khách hàng tại Navibank ……………………………68


1

GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thì tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất,
mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Đồng thời tín dụng cũng là hoạt động kinh doanh
phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thƣơng mại
(NHTM), đem lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay có vai trị cực kỳ quan
trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh
giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn
chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu

cho Ngân hàng. Vì thế, làm thế nào để quản trị rủi ro hoạt động cho vay có hiệu quả
đang là một vấn đề mà các ngân hàng thƣơng mại rất quan tâm, nhất là trong tình
hình kinh tế tài chính ngân hàng tồn cầu đầy biến động nhƣ hiện nay.
Trong những năm vừa qua, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nói chung và Navibank nói
riêng có dấu hiệu tăng cao vƣợt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của Ngân hàng
nhà nƣớc. Vậy đâu là nguyên nhân? Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng quản trị
các khoản vay trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
(TMCP) Nam Việt? Đây là một vấn đề đang đƣợc ban lãnh đạo Navibank đặc biệt
quan tâm.
Trong bối cảnh trên, là một trong những nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP
Nam Việt, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi
ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Việt” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc chuyển biến tích
cực cả về tốc độ tăng trƣởng lẫn quy mô. Mặt khác chúng ta vừa mới gia nhập
WTO tháng 11/2006, hoạt động giao thƣơng buôn bán giữa các vùng lãnh thổ trong
nƣớc, khu vực và rộng hơn là giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới không
ngừng sôi động, thƣờng xuyên hơn để đáp ứng nhu cầu thanh toán trao đổi ngoại tệ


2

và luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, các ngân hàng xuất hiện ngày càng
nhiều nhằm thực hiện chức năng trung gian tài chính. Chính vì lẽ đó, ngân hàng có
vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp của đất nƣớc, bởi nó vừa là huyết mạch của
nền kinh tế vừa là động lực tạo ra nhịp độ phát triển nhanh và bền vững. Các ngân
hàng thƣơng mại cổ phần có hoạt động gần gũi nhất với nhân dân và nền kinh tế,
nền kinh tế càng phát triển, hoạt động dịch vụ của ngân hàng cổ phần càng đi sâu
vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con ngƣời, mọi công dân

đều chịu tác động của ngân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, một ngƣời vay hay
đơn giản là một ngƣời đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng
các nghiệp vụ ngân hàng.
Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không đơn giản vì hiện
nay có rất nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng của Nhà nƣớc, nƣớc ngoài đầu tƣ, các
ngân hàng cổ phần của tƣ nhân đã tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh khá gay gắt.
Bên cạnh đó, việc xố bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ đối với ngành tài chính trong
xu thế hội nhập tất yếu vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đem đến những
thách thức rất lớn cho hệ thống ngân hàng trong thời gian tới, thậm chí sẽ có khơng
ít ngân hàng phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập hoặc “rút lui” khỏi thị trƣờng nếu
không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nƣớc ngoài.
Riêng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, một địa bàn kinh tế trọng điểm của đất nƣớc,
với tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn và đó chính là sự cần thiết, tất yếu phải phát
triển dịch vụ ngân hàng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nơi đây. Do
vậy mà rất nhiều ngân hàng thƣơng mại kể cả quốc doanh và cổ phần đặt trụ sở
hoặc mở chi nhánh hoạt động ở địa bàn này. Trong một địa bàn tƣơng đối rộng về
diện tích tuy nhiên mật độ ngân hàng dày đặc, có thể nói mơi trƣờng cạnh tranh tại
địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh là quyết liệt và không thua kém bất kỳ địa phƣơng
nào trong cả nƣớc.
Sự phát triển là một quy trình vận động khơng ngừng theo quy luật đào thải để có
thể tồn tại và phát triển với nhiều thách thức, cạnh tranh, hội nhập...địi hỏi mỗi
ngân hàng cần phải có những “khoảng lặng” để tự đánh giá và tìm ra những mặt


3

mạnh để phát huy, các điểm yếu khó khăn cần khắc phục nhằm tự hồn thiện. Chính
vì vậy một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết và phải làm thƣờng xun đó là
phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình, trong đó hoạt động
tín dụng là quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng.

Huy động nhiều vốn cho vay hay không là một vấn đề nhƣng sử dụng vốn đó có
hiệu quả hay khơng lại là một vấn đề khác. Rủi ro hoạt động của ngân hàng là rất
lớn, nó khơng chỉ ảnh hƣởng đến một ngân hàng mà cón phản ứng dây chuyền từ
ngân hàng này đến ngân hàng khác, đến toàn bộ hệ thống ngân hàng của cả nƣớc,
thậm chí nó cịn ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế xã hội của nƣớc đó mà cịn lan
sang các quốc gia khác. Vì vậy, khơng chỉ có vốn là có thể tuỳ tiện để khách hàng
vay mà phải sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế rủi ro ở mức thấp
nhất có thể đƣợc.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, Ngân hàng Nhà nƣớc đã đƣa ra các quy định có
tính định hƣớng cao cho các Ngân hàng thƣơng mại Quyết định 403/2005/QĐNHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phịng của ngân hàng, Quyết
định 457//QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 về các tỷ lệ an tồn trong hoạt động của các
tổ chức tín dụng. Các quy định này đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc xây dựng dựa
trên định hƣớng của những chuẩn mực và thơng lê quốc tế, trong đó có dựa trên
định hƣớng của những chuẩn mực và thông lệ quốc tế, trong đó vận dụng một số
nguyên tắt của Ủy ban Basel tạo tiền đề cho hện thống Ngân hàng gia nhập thị
trƣờng tài chính ngân hàng thế giới. Do đó, đây là đề tài dựa trên các quy định mới
của Ngân hàng nhà nƣớc để phân tích, đánh giá đúng thực trạng cơng tác quản trị
rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Việt nhằm tìn ra
giải pháp hồn thiện cơng tác cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay tại ngân hàng cho hiệu quả hơn nhằm để theo sát chuẩn mực quốc tế chuẩn bị
cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.


4

3. Mục tiêu, nội dung, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng

TMCP Nam Việt, nêu ra những nguyên nhân của thực trạng trên.

-

Một số giải pháp để hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho
vay tại Ngân Hàng TMCP Nam Việt.

Nội dung nghiên cứu
-

Tổng quan về tín dụng và rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thƣơng mại.

-

Hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay tại tại Ngân Hàng TMCP Nam Việt

-

Thực trạng cho vay và công tác quản trị rủi ro các khoản vay tại ngân hàng
TMCP Nam Việt.

-

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động
cho vay tại ngân hàng TMCP Nam Việt.

Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng TMCP Nam Việt năm
2010, 2011, 2012.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thống kê, so sánh, phƣơng pháp phân tích tổng hợp để rút ra các đánh
giá về thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Việt.
4. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Một số mơ hình quản trị rủi ro tín dụng đƣợc sử dụng tại các ngân hàng Việt
Nam hiện nay
Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung
-

Mơ hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi
ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu
hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy đƣợc tối đa
kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm cơng tác tín dụng.
 Điểm mạnh:


5



Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mơ tồn ngân hàng,
đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.



Thiết lập và duy trì mơi trƣờng quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp
với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh
doanh nâng cao năng lực đo lƣờng giám sát rủi ro.




Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho tồn hệ
thống.



Thích hợp với ngân hàng quy mơ lớn.

 Điểm yếu:


Việc xây dựng và triển khai mơ hình quản lý tập trung này địi
hỏi phải đầu tƣ nhiều cơng sức và thời gian.



Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý
thuyết với thực tiễn.

Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán
-

Mơ hình này chƣa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh
và tác nghiệp. Trong đó, phịng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3
chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản
vay.
 Điểm mạnh:


Gọn nhẹ.




Cơ cấu tổ chức đơn giản.



Thích hợp với ngân hàng quy mơ nhỏ.

 Điểm yếu:


Nhiều cơng việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.



Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phƣơng thức từ xa
dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp
thơng qua chính sách tín dụng.


6

* Định hƣớng áp dụng mơ hình quản lý rủi ro
-

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của
ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về
pháp lý, thị trƣờng, công nghệ, con ngƣời, mơ hình các NHTM VN khuyến
nghị nên áp dụng mơ hình quản lý rủi ro tập trung.


-

Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng
quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa
các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro
tín dụng.

-

Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc
khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định,
dự báo, đánh giá khách hàng…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo
dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

-

Với mơ hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm,
phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển
tồn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân
tích tín dụng.

-

Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung
qua các kênh thông tin lƣu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các
phƣơng tiện thơng tin đại chúng… Trên cơ sở thơng tin đó, bộ phận phân
tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá tồn bộ các nội dung từ tình hình
chung về khách hàng, tình hình tài chính, phƣơng án, dự án vay vốn đến các

nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo
kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên ngƣời phê duyệt tín dụng. Kết
quả phê duyệt tín dụng sau đó sẽ đƣợc chuyển cho bộ phận phân tích tín
dụng để lƣu trữ thông tin đồng thời đƣợc chuyển cho bộ phận quan hệ khách
hàng để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng.


7

Tổng quan về các đề tại có hiện nay đã đƣợc nghiên cứu
-

Nguyễn Hồng Diệu Hƣơng – Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nghiên cứu về
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Techcombank – Chi Nhánh Đà
nẵng. (năm 2012). Đề tài nghiên cứu các vấn đề sau:
 Phân tích thực trạng, nhận dạng ra một số rủi ro tín dụng và đƣa ra một
số giải pháp tăng cƣờng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Techcombank – Chi Nhánh Đà nẵng.

-

Nguyễn Hồng Thái – Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Nghiên cứu
về Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng Thƣơng Mại
Cổ Phần Kỹ Thƣơng Việt Nam. (năm 2010). Đề tài nghiên cứu các vấn đề
sau:
 Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động cho vay và
quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thƣơng mại.
 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và quản trị rủi ro trong hoạt động
cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần kỹ thƣơng Việt Nam.
 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác

quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần kỹ thƣơng Việt Nam.

-

Lâm Ngọc Kiều – Đại Học Kinh Tế Hồ Chí Minh, Nghiên cứu Quản trị rủi
ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tƣ Phát
Triển Thành Phố Hồ Chí Minh. (năm 2010). Đề tài nghiên cứu các vấn đề
sau:
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng và những bài học
kinh nghiệm từ các Ngân hàng nƣớc ngoài.
 Nhận dạng ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và cơng tác quản
trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát Triển Thành
Phố Hồ Chí Minh.
 Trên cơ sở đó Phân tích thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, từ đó
đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro


8

tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát Triển Thành Phố Hồ
Chí Minh.
* Điểm khác của đề tài nghiên cứu
Điểm khác của đề tài này: ứng dụng các lý thuyết Basel giải thích và đƣa ra
một số giải pháp mới và đề cập sâu hơn về công tác quản trị rủi ro trong công tác
cho vay tại Ngân Hàng TMCP Nam Việt nói chung và từ đó áp dụng vào quản trị rủi
ro trong cho vay tại các Ngân hàng TMCP khác.
5. Kết cấu đề tài
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thƣơng mại.

Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay và công tác quản trị rủi ro trong hoạt động
cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Việt.
Chƣơng 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho
vay tại Ngân hàng TMCP Nam Việt.


9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tín dụng và rủi ro trong hoạt động cho vay tại của ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm và phân loại hoạt động cho vay
1.1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay
Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ latinh là Credo (tin tƣởng – tín nhiệm).
Nhƣng trong quan hệ tài chính hoặc cuộc sống, tuỳ theo góc độ nhìn nhận của mỗi
ngƣời mà tín dụng đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ, tín dụng là sự chuyển dịch quỹ cho vay từ ngƣời
cho vay sang ngƣời đi vay.
Xét trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ
sở có hồn trả.
Tín dụng ở nghĩa hẹp đƣợc hiểu nhƣ một số tiền cho vay mà các định chế tài chính
cung cấp cho khách hàng.
Tuy nhiên, xét ở góc độ tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng thì tín
dụng đƣợc hiểu là “Cho vay”:
-

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và

lãi. (Luật các TCTD 47/2010/QH12)

Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn
trả và có các đặc trƣng sau:
-

Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là
cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản).

-

Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, ngƣời cho vay khi chuyển giao tài sản cho
ngƣời đi vay sử dụng phải dựa trên cơ sở lòng tin và phải tin rằng ngƣời đi
vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.


10

-

Bên đi vay phải hồn trả vơ điều kiện cho bên cho vay sau khi hết thời hạn
sử dụng thỏa thuận - Thơng thƣờng giá trị đƣợc hồn trả lớn hơn giá trị lúc
cho vay - phần lớn hơn này là lợi tức.

-

Ngân hàng tham gia quan hệ tín dụng với hai tƣ cách: Vừa là ngƣời đi vay
vừa là ngƣời cho vay.

1.1.1.2. Phân loại hoạt động cho vay

Tùy mục tiêu nghiên cứu, mục tiêu của quản trị mà ngƣời ta chia tín dụng ngân
hàng thành các loại khác nhau.
* Xét theo mục đích
-

Cho vay kinh doanh bất động sản: Gồm các khoản cho vay liên quan đến
việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà cửa, đất đai, bất động sản trong
lãnh vực công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ.

-

Cho vay công nghiệp và thƣơng mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung
vốn lƣu động cho các doanh nghiệp trong lãnh vực công nghiệp, thƣơng mại
và dịch vụ.

-

Cho vay nông nghiệp: Loại vay nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất nhƣ
cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, giống
cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu.

-

Cho vay các định chế tài chính: Bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng,
cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, cơng ty bảo hiểm, quỹ tín dụng
và các cơng ty tài chính khác.

-

Cho vay cá nhân: Là loại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhƣ mua sắm các vật

dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thơng thƣờng của
đời sống thơng qua phát hành thẻ tín dụng.

-

Cho th: Cho thuê các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận
hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động
sản, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị.

* Xét theo thời hạn
-

Cho vay ngắn hạn: Là loại vay có thời hạn đến 12 tháng.


11

-

Cho vay trung hạn: Là loại vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm

-

Cho vay dài hạn: Là loại vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể
lên đến 20-30 năm tùy thuộc vào dự án và giấy phép đầu tƣ.

* Xét theo tài sản đảm bảo
-

Cho vay không đảm bảo: là loại vay khơng có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc

sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba, việc cấp tín dụng chủ yếu dựa vào mức độ tín
nhiệm và uy tín của khách hàng; năng lực tài chính của khách hàng, phƣơng
án vay hiệu quả và khả thi.

-

Cho vay có đảm bảo: Là loại vay dựa trên cơ sở các tài sản đảm bảo nhƣ thế
chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng; hoặc phải có sự bảo lãnh cầm cố,
thế chấp bằng tài sản của ngƣời thứ ba; hay cho vay bằng tài sản hình thành
từ vốn vay.

* Xét theo xuất xứ tín dụng
-

Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho ngƣời có nhu cầu, đồng
thời ngƣời đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

-

Cho vay gián tiếp: Là khoản vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại các
khế ƣớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.

1.1.2. Khái niệm rủi ro trong hoạt động cho vay
1.1.2.1. Rủi ro và rủi ro trong kinh doanh
Theo cách nghĩ truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc
các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn có thể
xảy ra cho con ngƣời. Có thể nói với quan điểm này, rủi ro là những điều không
may mắn, không tốt, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại, tổn thất.
Theo trường phái trung hoà: Rủi ro là giá trị và kết quả của hiện thời chƣa biết
đến. Rủi ro là sự bất trắc, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại, mất mát, nguy hiểm và có

thể lƣờng đƣợc. Trong lĩnh vực kinh doanh, rủi ro đƣợc hiểu là khả năng giảm
sút về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế với lợi nhuận dự kiến, hoặc là
những bất trắc ngồi ý muốn xảy ra trong q trình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một


12

cách khác, rủi ro trong kinh doanh là khả năng xảy ra các biến cố không lƣờng
trƣớc, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác xa kết quả mong muốn, dự kiến.
Do đó, chấp nhận có rủi ro trong kinh doanh và từ đó tìm ra giải pháp hạn chế rủi
ro là u cầu địi hỏi chính đáng của mỗi doanh nghiệp.
Đối với các NHTM, rủi ro là những biến cố khơng mong đợi có thể xảy ra gây
mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập trong quá trình hoạt động. Các NHTM cần
đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra
những cơ hội đạt đƣợc lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Các NHTM
sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà các NHTM gánh chịu là hợp lý và kiểm soát
đƣợc, đồng thời nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính của
NHTM.
Thành phần của rủi ro: Rủi ro bao gồm các thành phần sau
 Mối nguy hiểm: là các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng các khả năng rủi ro,
gồm Nguy hiểm vốn có: chất hóa học, chất phóng xạ, cơ học, năng
lƣợng....Nguy hiểm do con ngƣời: ý thức cá nhân, sai lầm của con ngƣời, tác
động của mơi trƣờng.
 Nguồn gây ra rủi ro: có 07 nguồn chính là
- Rủi ro kinh tế vĩ mơ nhƣ: Suy thoái kinh tế - sức mua của cá nhân giảm
dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp bị giảm; Thâm hụt ngân sách chính
phủ cao hơn GDP; Lạm phát; Mất khả năng thanh tốn của Chính phủ do
tỷ lệ nợ ngắn hạn cao hơn mức dự trữ ngoại tệ; Dự trữ ngoại tệ thấp hơn
kim ngạch nhập khẩu; Nợ nƣớc ngồi cao hơn GDP.

- Rủi ro chính trị: Chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách về
thuế, hạn ngạch và các giới hạn thƣơng mại khác; Chính sách tài chính,
lƣu thơng tiền tệ, kiểm sốt ngoại hối, lãi suất; Chính sách lao động và
tuyển dụng lao động; Chính sách mơi trƣờng, sức khỏe; Quốc hữu hóa và
sung công...
- Rủi ro pháp lý: các rủi ro liên quan đến pháp lý, kiện tụng làm hao tổn
sức ngƣời và tài sản nhƣ Vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc đầu tƣ; Tranh


13

chấp hàng hóa, nhãn hiệu và thƣơng hiệu; Bồi thƣờng khiếu nại đối với
khách hàng; Thay đổi luật pháp liên quan đến kinh doanh nhƣ: quy định
về nhãn hiệu hàng hóa, mơi trƣờng và lao động...
- Rủi ro xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con ngƣời;
Cấu trúc xã hội thay đổi; Trình độ dân trí...
- Rủi ro hoạt động (vi mơ): Tuyển dụng và sa thải lao động dẫn đến những
rủi ro pháp lý...Thải chất độc hại trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm
môi trƣờng, làm tổn hại sức khỏe cộng đồng.
- Rủi ro do ý thức con ngƣời: Nhận thức của mỗi ngƣời về nguồn rủi ro
khác nhau và có thể không thấy đƣợc rủi ro; Sự bất cẩn của con ngƣời
dẫn đến những rủi ro về hỏa hoạn hay tai nạn gây chết ngƣời; Phƣơng
pháp xử lý rủi ro chƣa thấu đáo, bài bản...
- Rủi ro do môi trƣờng tự nhiên nhƣ: thiên tai, động đất, bão, lụt ...
 Nguy cơ rủi ro gây ra:
- Rủi ro tài sản: là khả năng tổn thất về tài sản vật chất, tài sản tài chính
hay tài sản vơ hình (thanh danh, uy tín, quyền tác giả ...).
- Rủi ro trách nhiệm pháp lý: là những tổn thất có thể xảy ra có liên quan
đến vấn đề pháp lý (tranh chấp, kiện tụng).
- Rủi ro nguồn nhân lực: là những khả năng tổn thất liên quan đến tính

mạng con ngƣời của một tổ chức, trong đó có thể kể đến khách hàng, nhà
cung cấp, chủ nợ, cổ đông và ngƣời lao động.
1.1.2.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay
Có nhiều quan niệm về rủi ro trong hoạt động cho vay (RRTCV) mà chúng ta có
thể dẫn ra là:
 Rủi ro trong hoạt động cho vay theo định nghĩa của Uỷ ban Basel: “Rủi ro
trong hoạt động cho vay là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác
không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thoả
thuận”; cũng theo Uỷ ban này, một định nghĩa khác có thể nêu ra là “Rủi ro
thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của ngƣời giao ƣớc trong hợp


14

đồng”, trong đó sự vỡ nợ đƣợc xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng
nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả gốc và/hoặc lãi”.
 Theo quyết định 493/QĐ-NHNN, của Thống đốc NHNN, tại khoản 1, điều 2
đề cập khái niệm “Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng của TCTD
là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức cho vay
do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình theo cam kết”
 Theo Timothy W.Koch tác giả quyển sách Quản trị ngân hàng do nhà xuất
bản Dryden – Đại học tổng hợp Nam Carolina xuất bản năm 1995: Một khi
ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có
nghĩa là khách hàng khơng thanh tốn vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro
tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất
phát từ việc khách hàng khơng thanh tốn hay thanh tốn trễ hạn
 Theo Thomas P.Fitch tác giả Từ điển thuật ngữ Ngân hàng do nhà xuất bản
Barron ấn hành năm 1997: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi ngƣời vay
khơng thanh tốn đƣợc nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong

nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những
rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
 Theo Hennie van Greuning - Sonja B rajovic Bratanovic – chuyên viên
nghiên cứu chính sách tài chính – Ngân hàng thế giới: Rủi ro tín dụng đƣợc
định nghĩa là nguy cơ mà ngƣời đi vay khơng thể chi trả tiền lãi, hoặc hồn
trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc
tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì
hỗn, hoặc tồi tệ hơn là khơng chi trả đƣợc toàn bộ. Điều này gây ra sự cố
đối với dòng chu chuyển tiền tệ, và gây ảnh hƣởng tới khả năng thanh khoản
của ngân hàng.
Có thể có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về rủi ro trong hoạt động cho vay,
song các quan niệm về rủi ro trong hoạt động cho vay đều hội tụ với nhau về
bản chất đó là: Rủi ro trong hoạt động cho vay là khả năng (xác xuất) xảy ra


15

những thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng vay vốn
thanh tốn nợ khơng đúng hạn hoặc khơng hồn trả được nợ vay (gồm gốc
và/hoặc lãi).
Rủi ro trong cho vay gắn liền với chính hoạt động cho vay của NHTM. Nguồn
thu nhập từ hoạt động cho vay của NHTM phụ thuộc vào tình hình sử dụng vốn
vay của ngƣời vay. Rủi ro mà ngƣời đi vay tham gia cũng chính là rủi ro mà
NHTM phải gánh chịu. Vì vậy, có thể nói, chất lƣợng khoản vay sẽ quyết định
hiệu quả của hoạt động cho vay và hiệu quả kinh doanh của NHTM. Rủi ro
trong hoạt động cho vay có thể gây tổn thất về tài chính cho NHTM đó là làm
giảm thu nhập rịng và giảm giá trị thị trƣờng của vốn; trong trƣờng hợp nghiêm
trọng sẽ dẫn tới thua lỗ, nếu ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản ngân
hàng. Tuy nhiên, đứng trên góc độ quản lý, rủi ro trong cho vay là điều không
thể tránh khỏi, luôn tồn tại song hành cùng hoạt động kinh doanh và chỉ có thể

đề phịng, hạn chế chứ khơng thể loại trừ.
1.1.2.3. Phân biệt rủi ro và tổn thất trong hoạt động cho vay NHTM
Cần phải có sự phân biệt giữa hai thuật ngữ đƣợc đề cập trong các khái niệm về
Rủi ro trong hoạt động cho vay đó là rủi ro và tổn thất. Rủi ro trong hoạt động
cho vay là khả năng khách hàng khơng trả đƣợc nợ, vì vậy cần nhận thức rõ khả
năng này có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Khi rủi ro trong hoạt động cho vay
xảy ra, khách hàng thực sự không trả đƣợc nợ đúng hạn, ngân hàng khơng thu
hồi đƣợc nợ thì đƣợc hiểu là tổn thất. Trên thực tế, sẽ rất dễ bị nhầm lẫn và hiểu
đồng nhất giữa giá trị tổn thất với khái niệm rủi ro trong hoạt động cho vay. Sự
nhầm lẫn này sẽ tác động bất lợi đến quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay,
trong đó ảnh hƣởng lớn nhất đến tính chủ động trong các biện pháp quản lý rủi
ro. Đơn cử, xuất phát từ quan niệm chỉ khi khoản vay phát sinh quá hạn mới có
rủi ro và việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro dựa trên cơ sở những khoản nợ quá
hạn, chứ khơng đánh giá trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động cho vay trên
cơ sở mức độ xác xuất xảy ra nợ quá hạn, sẽ dẫn đến tình trạng:


×