Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu trên địa bàn quận thủ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.95 MB, 71 trang )

Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................................iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................................................1
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI NHỰA NYLON.....................................................14
4.1.2.1 Chợ Từ Đức...............................................................................................................................29
Tình hình sử dụng túi nylon tại chợ......................................................................................................30
4.1.2.2Chợ Bình Phước.........................................................................................................................33
Tình hình sử dụng túi nylon tại chợ......................................................................................................34
4.1.2.3Chợ Thủ Đức:............................................................................................................................36
Tình hình sử dụng túi nylon tại chợ......................................................................................................37
4.2.3Đánh giá hệ thống thu gom, quản lý túi nylon trên địa bàn quận Thủ Đức.....................................43
5.1Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm sử dụng túi nylon............................................................46
5.2Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế...........................................................................................47
5.3Hỗ trợ phát triển túi đựng hàng thân thiện môi trường.....................................................................52
5.4Sử dụng mơ hình 3R (Reuse, Reduce, Recycle).................................................................................53
5.5Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi nylon:........56
5.6Xây dựng một hệ thống thu gom, tái sử dụng túi nylon......................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................60
PHỤ LỤC...........................................................................................................................................62

i


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CN – XD: Công nghiệp – Xây dựng


TM – DV: Thương mại – Dịch vụ
TSL: Tổng sản lượng
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
MTV: Một thành viên
DV-CI: Dịch vụ - Cơng ích
LCA ( Life Cycle Analysis): Đánh giá vòng đời sản phẩm
UBND: Ủy ban nhân dân
TNMT: Tài nguyên và Môi trường

ii


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành năm 2011....................................................... 5
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nơng nghiệp quận Thủ Đức....................................... 7
Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2011............................. 10
Bảng 2.4: Dân số trung bình của các phường.......................................................... 12
Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận............................................. 13
Bảng 4.1: Số hộ kinh doanh các mặt hàng tại chợ Từ Đức...................................... 32
Bảng 4.2: Thống kê số lượng phiếu khảo sát tại chợ Từ Đức.................................. 33
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát tại chợ Từ Đức............................................................. 34
Bảng 4.4: Số lượng ơ sạp chợ Bình Phước............................................................. 36
Bảng 4.5: Thống kê số lượng phiếu khảo sát tại chợ Bình Phước........................... 37
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát tại chợ Bình Phước...................................................... 38
Bảng 4.7: Diện tích và số lượng ô sạp chợ Thủ Đức............................................... 40
Bảng 4.8: Số lượng từng quầy sạp từng ngành hàng khu chợ B.............................. 40
Bảng 4.9: Thống kê số lượng phiếu khảo sát tại khu B chợ Thủ Đức...................... 41

Bảng 4.10: Kết quả khảo sát tại chợ Thủ Đức......................................................... 42
Bảng 5.1: So sánh ưu nhược điểm của các loại túi khác.............................................. 55

iii


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức.......................................................... 3
Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức................................................. 5
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2010 - 2011 của Quận Thủ Đức ....6
Hình 2.4: Biểu đồ giá trị cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp năm 2011................. 10
Hình 3.1:Túi nylon thơng thường............................................................................ 16
Hình 3.2: Túi nylon đựng hàng............................................................................... 17
Hình 3.3: Chai nhựa đựng dầu gội đầu.................................................................... 17
Hình 3.4: Vỏ chai nước khống............................................................................... 18
Hình 3.5: Tấm lợp nhựa PVC.................................................................................. 18
Hình 3.6: Dây điện từ nhựa PVC............................................................................ 19
Hình 3.7: Bao bì nhựa PP........................................................................................ 19
Hình 3.8: Viết bi có vỏ là nhựa PS.......................................................................... 20
Hình 3.9: Cốc nhựa................................................................................................. 20
Hình 3.10: Khí thải gây hiệu ứng nhà kính............................................................. 23
Hình 3.11: Túi nylon gây ơ nhiễm các dịng sơng................................................... 24
Hình 3.12: Túi nylon gây tắc nghẽn kênh rạch........................................................ 24
Hình 3.13: Túi nylon bị chơn dưới đất.................................................................... 25
Hình 3.14: Túi nylon bị chơn dưới đất.................................................................... 25
iv



Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

Hình 3.15: Túi nilon hủy hoại mơi trường sinh thái của động vật.......................... 27
Hình 3.16: Túi nylon gây mất mỹ quan................................................................... 27
Hình 3.17: Túi nylon bị kẹt trên đường phố............................................................ 28
Hình 4.1: Mức độ hiểu biết về tác hại của túi nylon đối với mơi trường của các tiểu
thương..................................................................................................................... 35
Hình 4.2: Mức độ hiểu biết về tác hại của túi nylon đối với mơi trường của các tiểu
thương..................................................................................................................... 39
Hình 4.3: Mức độ hiểu biết về tác hại của túi nylon đối với mơi trường của các tiểu
thương..................................................................................................................... 43
Hình 4.4: Quy trình phát thải và tái sử dụng túi nylon............................................ 47
Hình 5.1: Mơ hình 3R............................................................................................... 57
Hình 5.2: Thùng rác 2 ngăn phân loại rác thải.............................................................. 58
Hình 5.3: Poster hướng dẫn phân loại rác.................................................................... 59

v


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1

Tính cấp thiết của đề tài:

Với ưu điểm của tính tiện dụng, bền và giá thấp, túi nylon hiện đang được sử
dụng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới đều cho thấy túi nylon
khó phân hủy, tồn tại lâu trong mơi trường và do đó gây ra nhiều tác động tiêu cực như

làm xấu cảnh quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, mất diện tích bãi chơn lấp… Đến nay,
vấn đề hạn chế sử dụng túi nylon đã bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam.
Theo kết quả đề tài nghiên cứu ở Sở Khoa học Công nghệ do Qũy Tái chế chất
thải – Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2009, túi nylon được sử dụng rất
phổ biến và cần thiết tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại… trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh. Lượng túi nylon này không được thu gom triệt để, phát tán trong môi
trường xung quanh và gây ra nhiều vấn đề môi trường. Nguyên nhân quan trọng của
việc sử dụng quá mức cần thiết túi nylon là do thói quen và nhận thức của người dân
về việc sử dụng lãng phí túi nylon cịn thấp, do tính tiện lợi khơng thể thay thế của túi
nylon và do túi nylon được phát miễn phí khi mua hàng. Nghiên cứu cũng cho thấy
ngoại trừ nhà sản xuất, các đối tượng còn lại (người dân, siêu thị, trung tâm thương
mại, nhà sản xuất, nhà quản lý) đều đồng ý tham gia chương trình giảm sử dụng túi
nylon nếu thành phố phát động… Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, cấm sử dụng túi
nylon là không khả thi và sẽ gặp sự phản đối từ cộng đồng. Do đó, bước đầu quan
trọng để giảm sử dụng túi nylon là có biện pháp tác động đến nhận thức và hành vi tiêu
dùng của người dân cũng như vận động các nhà bán lẻ có kế hoạch cụ thể giảm lượng
túi nylon sử dụng tại đơn vị.
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi
nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức” nhằm thống kê lượng túi nylon sử dụng tại các
chợ trên địa bàn quận Thủ Đức, để có những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm giảm
lượng túi nylon sử dụng, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

1


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

1.2
Mục đích của đề tài:
Trên cơ sở điều tra và đánh giá hiện trạng sử dụng túi nylon trên địa bàn Quận

Thủ Đức và tác hại gây ô nhiễm môi trường của túi nylon, đề tài hướng vào mục tiêu:
Đánh giá hiện trạng sử dụng của người dân tại các chợ trên địa bàn
Quận Thủ Đức.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon trên địa bàn Quận Thủ
Đức.
1.3
-

Phạm vi thực hiện:
Đối tượng: Túi nylon – đối tượng của đề tài được xác định là các loại túi

nhựa có quai màng mỏng (độ dày khơng q 30µm) dùng để đựng hàng hóa hiện được
phát miễn phí tại các chợ và siêu thị
Địa điểm: Quận Thủ Đức.
1.4
Phương pháp thực hiện:
Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp:
Thơng qua những số liệu, tài liệu thu thập từ:
• Phịng Tài nguyên và Môi trường: các tài liệu tổng quan về quận Thủ

-

Đức.
Ban quản lý các chợ: số liệu về các ngành hàng, số lượng ô sạp tại

các chợ.
Phương pháp phỏng vấn, khảo sát số liệu:
Khảo sát tình hình sử dụng túi nylon tại các chợ trên địa bàn Quận. Việc

thu thập thơng tin thơng qua q trình quan sát, chụp hình, trị chuyện trực tiếp

với các tiểu thương ở chợ.
Việc khảo sát được tiến hành với đối tượng là các tiểu thương buôn bán
ở chợ. Số lượng phiếu khảo sát ước tính 550 phiếu. Qua q trình phỏng vấn
các tiểu thương cho ta cái nhìn tổng quan về những lợi ích và khó khăn trong
việc giảm thiểu sử dụng túi nylon.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu và phân tích, tổng hợp số liệu:
Sau khi thu thập thơng tin về lượng túi nylon sử dụng hàng ngày tại các
chợ của các tiểu thương. Tiến hành thống kê các số liệu, và vẽ đồ thị cần
-

1.5

thiết.
Phương pháp đánh giá nhanh:
Từ các kết quả tổng hợp từ các phiếu điều tra đánh giá công tác quản lý
và công tác thu gom túi nylon trên địa bàn Quận.
Ý nghĩa của đề tài:

2


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng lượng túi nylon sử dụng tại các chợ, đề xuất các
biện pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon trên địa bàn Quận. Đề tài mang ý nghĩ đối với
xã hội và góp phần nhằm giảm lượng rác thải từ túi nylon, đây là một loại rác khó
phân hủy hiện nay và là một vấn đề nhức nhối trong công tác quản lý môi trường.

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ
- XÃ HỘI QUẬN THỦ ĐỨC

2.1.

Điều kiện tự nhiên:

2.1.1.

Vị trí địa lý:

Quận Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía Bắc - Đông Bắc là một quận vành đai của
thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích 47,76 km2 với 12 phường trực thuộc.
Quận Thủ Đức nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền thành phố với
khu vực miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sơng Sài
Gịn và Xa lộ Sài Gịn - Biên Hòa (Quốc lộ 52). Ranh giới địa giới của quận giáp với:


Phía Bắc giáp huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương).



Phía Nam giáp quận Bình Thạnh, quận 2.



Phía Đơng giáp quận 9, quận 2.

3


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức




Phía Tây giáp huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương), quận 12, quận

Gị Vấp.

Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức (Ảnh: Phịng TNMT Thủ Đức)

2.1.2. Khí hậu:
Quận Thủ Đức nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa: mùa khơ và
mùa mưa với các đặc điểm là:


Mùa mưa: gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, lượng

mưa trung bình năm từ 1300 - 1950 mm.

Mùa khơ: gió mùa Đơng Bắc (biến tính) thổi từ tháng 9 đến tháng 4 năm
sau, lượng mưa hầu như không đáng kể, chiếm từ 3,2% - 6,7% lượng mưa cả năm.

Nhiệt độ trung bình 27oC, tháng 4 có nhiệt độ cao nhất 29oC, tháng 12
có nhiệt độ thấp nhất 25.5oC. Biên độ nhiệt thấp nhất 3,5oC. Đặc điểm về nhiệt độ
khơng khí ở thành phố khá ổn định, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm của
nhiệt độ vùng nhiệt đới.
2.1.3. Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, trải dài trên miền đất cao lượn sóng của khu
vực Đơng Nam Bộ.

4



Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

Phía Bắc là những đồi thấp, theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, kéo dài từ Thuận
An (Bình Dương) về hướng Nam, có cao trình đỉnh khoảng +30 đến +34m, những đồi
này không lớn, độ rộng từ 0,2 đến 1,5 km và hạ thấp nhanh chóng đến cao trình +1,4m
nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0 đến 1,4m) ra đến ven sơng lớn, có độ
dốc cục bộ hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường và những vùng thấp trũng ở
phía Nam. Vùng địa hình thấp, trũng, khá bằng phẳng kéo dài đến bờ sông Đồng Nai
và sơng Sài Gịn.
Ở vùng địa hình trũng (có nơi cao trình <0,00m), chịu tác động thường xuyên
của thủy triều nên có đặc điểm khá bằng phẳng và mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch khá
dày đặc.

Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức (Ảnh: Phịng TNMT Thủ Đức)
2.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

2.2.1. Đặc điểm kinh tế:
Quận Thủ Đức là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Tổng giá trị sản
xuất các ngành năm 2011 là 10.420.333 triệu đồng tăng 12.6% so với năm 2010.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành năm 2011

Ngành

Đơn vị

2010


2011

CN – XD

Tr.đồng

5817419

6563998

Tốc độ tăng
(%)
11.4

5


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

TM – DV
Nông lâm thủy
sản

Tr.đồng

3185490

3758437

15.2


Tr.đồng

95577

97898

2.4

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 - 2011)

Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2010 - 2011 của Quận Thủ Đức
(Ảnh: Phịng TNMT Thủ Đức)
2.2.1.1. Giá trị sản xuất nơng nghiệp:
Do q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh nên diện tích đất nơng nghiệp ngày càng
giảm để làm đất ở và cho q trình cơng nghiệp hóa. Năm 2011, diện tích đất nơng
nghiệp cịn khoảng 1067,98 ha giảm 18,41 ha so với năm 2010. Quận đã có chủ trương
và biện pháp chỉ đạo từng bước khuyến khích nơng dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây
trồng theo hướng tăng giá trị và chất lượng hàng hóa. Hiện nay, trên địa bàn Quận
ngành trồng hoa kiểng, cây giống đang có xu hướng phát triển ổn định. Ngành chăn
ni gặp khó khăn do dịch bệnh, ngoài ra chất lượng sản phẩm tiêu thụ địi hỏi ngày
càng cao, khó cạnh tranh trên thị trường.

6


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nơng nghiệp quận Thủ Đức


Chỉ tiêu

Thực hiện

Đơn vị
tính

2010

2011

1000đ

23.076.678

20.743.381



16.273.378

12.352.141



6803300

8391240

Diện tích canh tác


ha

64,22

60,8

Diện tích gieo trồng

ha

186,94

157,06

1/ Diện tích cây lương thực

ha

5,4

5.4

Lúa

ha

3,3

3


I/ Giá trị tổng sản lượng
1/ Ngành trồng trọt
+ Giá trị TSL (giá CĐ
1994)
2/ Ngành chăn nuôi
+ Giá trị TSL (giá CĐ
1994)
II/ Các chỉ tiêu cụ thể
A/ TRỒNG TRỌT

7


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

Hoa màu

1.5

0,57

ha

3,3

3

- Năng suất


Tấn/ha

3,06

3

- Sản lượng

tấn

10,1

9

ha

1,5

0,57

tấn

10,5

4

ha

159,59


132,88

ha

159,59

132,88

- Năng suất

t/ha

22,81

22,63

- Sản lượng

tấn

3640

3007

ha

1,45

1,38


- Năng suất

t/ha

2

2

- Sản lượng

tấn

2,9

2,76

Sản lượng lương thực quy
thóc

ha
tấn

a/ Lúa
- Diện tích

b/ Màu
- Diện tích
Sản lượng hoa màu quy
thóc
2/ Diện tích cây thực phẩm

Rau các loại
- Diện tích

Sêri
- Diện tích

8


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

3/ Diện tích cây lâu năm

ha

118

83

Cây trồng tập trung

ha

118

83

Cây cho sản phẩm

ha


107

5

con

5315

6943

Tổng đàn

con

578

579

Trong đó: Bị sữa

con

402

399

Diện tích ni trồng

ha


28

26

Sản lượng cá + tơm

tấn

158

126

B/ Chăn ni
1/ Heo
Tổng đàn
2/ Bị

3/ Thủy sản

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 - 2011)

2.2.1.2. Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đạt 5.666.998 triệu đồng tăng 10,2 % so
với năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp của Quận tập trung chủ yếu vào ngành
công nghiệp chế biến. Trong đó, các ngành sản xuất như ngành cơng nghiệp sản xuất
thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị chung. Riêng ngành công
nghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng nhỏ. Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất như chế

9



Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường
cạnh tranh gay gắt, sản xuất gây ô nhiễm môi trường nên phải thu hẹp sản xuất.
Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp năm 2011
Đơn vị tính

Giá trị cơng nghiệp

Tr.đồng

5.666.998

10,2%

Tr.đồng

5.280.084

9,6%

Tr.đồng

386.914

18,3%

Doanh nghiệp ngồi

quốc doanh
Tiểu thủ cơng nghiệp

Năm 2011

Tốc độ tăng trưởng

Thành phần

(%)

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 - 2011)

Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp năm
2011(Ảnh: Phịng TNMT Thủ Đức)
2.2.1.3. Thương mại và dịch vụ:
TM - DV có chiều hướng gia tăng chiếm 36,07% trong cơ cấu giá trị sản xuất
theo ngành kinh tế của Quận. Tổng doanh thu năm 2011 đạt giá trị 14690524 triệu
đồng tăng hơn 4038997 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó, doanh thu của doanh
nghiệp nhà nước là 24327 tăng 373 triệu đồng so năm 2010. Các hợp tác xã có doanh
thu đạt được là 15893 triệu đồng giảm 1533 triệu đồng, về doanh nghiệp tư nhân có
doanh thu 1291282 triệu đồng tăng 253484 triệu đồng so với năm 2010. Các cơng ty
TNHH có doanh thu đạt được là 10917832 triệu đồng tăng hơn 3777916 triệu đồng, về

10


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

cá thể đạt doanh thu 2441190 triệu đồng tăng 8757 triệu đồng so với năm ngối. Tồn

quận có 21833 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực TM - DV với các hình thức cho thuê
biệt thự, nhà hàng, dịch vụ du lịch, ăn uống…. Các ngành thương nghiệp bán lẻ, ăn
uống phát triển và đã trở thành một thế mạnh của quận.
2.2.2. Đặc điểm xã hội:
2.2.2.1. Dân số:
Quận Thủ Đức có diện tích 47,7 km 2 với dân số 476801 người vào năm 2011
tăng 4,4% so với năm 2010. Trong đó, nữ là 239695 người chiếm 49,7% tổng dân số
quận.
Dân số Thủ Đức đang trên đà tăng nhanh trong những năm qua cụ thể từ năm
2009 - 2011. Việc gia tăng dân số trên địa bàn Quận chủ yếu là tăng cơ học, tỷ lệ tăng
tự nhiên đang có xu hướng tăng từ 0,72% năm 2010 đến 0,8% năm 2011; tỉ lệ tăng cơ
học tăng nhanh lên 4,84% so với năm 2010 là 2,61%. Tỷ lệ tăng dân số cơ học ở mức
cao là do những yếu tố tác động: sự bùng phát các khu công nghiệp, khu chế xuất, sự
gia tăng các trường đại học và sự di chuyển dân số từ nội thành ra các quận vùng ven
trong những năm gần đây.

Bảng 2.4: Dân số trung bình của các phường
Phường

Năm 2010

Năm 2011

Linh Đơng

29816

31484

Hiệp Bình Chánh


68621

71072

Hiệp Bình Phước

39595

41696

Tam Phú

22309

23077

Linh Xuân

53175

56029

11


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

Linh Chiểu


29778

30549

Trường Thọ

32943

34575

Bình Chiểu

63635

66308

Linh Tây

19533

20520

Bình Thọ

16328

17373

Tam Bình


25970

27071

Linh Trung

54084

57048

Tổng cộng

455786

476801

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 - 2011)
2.2.2.2. Y tế:
Quận Thủ Đức từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, mỗi trạm đều có 1 2 bác sĩ, các nữ hộ sinh hoặc y sĩ nhi theo qui định. Bên cạnh đó, Quận đã tập trung
thực hiện các chương trình quốc gia về tiêm mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ
em, kế hoạch hóa gia đình, quản lý các bệnh xã hội, cơng tác phịng chống dịch bệnh,
phịng chống HIV/AIDS, tăng cường vận động hiến máu nhân đạo.
Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức là 14 cơ sở, trong đó có 12 trạm
y tế phường và 1 đội vệ sinh phòng dịch. Tổng số cán bộ y tế năm là 704 người, trong
đó ngành y có 517 người và ngành dược có 45 người
2.2.2.3. Giáo dục – Đào tạo:
Quận Thủ Đức không ngừng tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong sự
nghiệp giáo dục và đào tạo thực hiện theo chủ trương mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo
chống tiêu cực trong thi cử, khơng chạy theo thành tích.
Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận

ĐVT

2010

2011

1/ Trường học

Trường

142

162

- Mẫu giáo



107

123

12


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

- Phổ thông




35

39

+ Cấp I



23

24

+ Cấp II



12

15

2/ Lớp học

Lớp

1445

1489

- Mẫu giáo




492

506

- Phổ thơng



953

983

+ Cấp I



608

627

+ Cấp II



345

356


3/ Phịng học

Phịng

1497

1656

- Mẫu giáo



560

650

- Phổ thông



937

1006

+ Cấp I



605


631

+ Cấp II



332

375

4/ Giáo viên

Người

2098

2145

- Mẫu giáo



799

822

- Phổ thông




1299

1323

+ Cấp I



673

694

+ Cấp II



626

629

(Nguồn niên giám thống kê 2010 - 2011)
2.2.2.4. Văn hóa - Thể thao:

13


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức




Về hoạt động văn hóa: Có bước chuyển biến tích cực trong thực hiện

nhiệm vụ chính trị của Quận, phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” được tập trung thực hiện. Năm 2011, quyết tâm thực hiện nét đẹp
văn minh đô thị. Trong năm 2011, Quận đã tổ chức thành công các đợt hội thi, hội
diễn, liên hoan văn nghệ thu hút đông đảo lực lượng quần chúng tham gia.

Về hoạt động thể thao: Tình hình hoạt động thể dục thể thao của Quận
tiếp tục phát huy. Năm 2011, Quận tham gia tất cả các giải thi đấu cấp thành phố và
cấp toàn quốc, tổ chức các giải cấp quận. Ngoài ra, Quận còn thường xuyên phát động
phong trào thể dục, thể thao theo hình thức đội, nhóm.

CHƯƠNG 3: KHÁI QT VỀ CHẤT THẢI NHỰA NYLON
3.1
Khái niệm về chất thải nhựa nylon
3.1.1 Khái niệm
Túi nylon là các loại túi nhựa có quai màng mỏng (độ dày khơng q 30µm)
dùng để đựng hàng hóa hiện được phát miễn phí tại các chợ và siêu thị.

Hình 3.1:Túi nylon thơng thường (Ảnh minh họa)
3.1.2 Phân loại
Túi nylon có 2 loại:
Túi nylon nguyên chất: được sản xuất 100% từ dầu mỏ nguyên chất;
Túi nylon tái chế: là loại túi được tái chế từ các loại túi nylon đã qua sử
dụng.

14



Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

Trong rác thải sinh hoạt cịn có các loại nhựa khác, rác thải nylon thực chất là
một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE.

Các loại chính thường gặp: Polyethylene (LDPE; HDPE…);
Polypropylene (PP); Polyvinyl chlorid (PVC); Polystyrene (PS) ngoài ra trong rác thải
sinh hoạt thường gặp loại nhựa Polyester và Polyethylene telephthalate (PET).

Nhựa phế thải
Tất cả các đồ vật bằng nhựa sau sử dụng thải ra môi trường đều trở thành nhựa
phế thải. Theo tính chất của từng loại có thể phân ra như sau:
- Nhựa LDPE: Bao gói hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm là các túi nylon; các
chai truyền dịch và xi lanh tiêm nhựa…

Hình 3.2: Túi nylon đựng hàng (Ảnh minh họa)
- Nhựa HDPE : Các loại chai nhựa đựng dầu gội đầu; sữa tươi, dầu nhớt và các
đồ gia dụng bằng nhựa….

15


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

Hình 3.3: Chai nhựa đựng dầu gội đầu (Ảnh minh họa)

- Nhựa PET: Vỏ chai nước khoáng, nước mắm, dầu ăn…..

Hình 3.4: Vỏ chai nước khống (Ảnh minh họa)
- Nhựa PVC: Ống nước; tấm lợp nhựa; dây điện….


16


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

Hình 3.5: Tấm lợp nhựa PVC (Ảnh minh họa)

Hình 3.6: Dây điện từ nhựa PVC (Ảnh minh họa)
- Nhựa PP: Bao bì xác rắn; một số loại nhựa cứng…..

17


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

Hình 3.7: Bao bì nhựa PP (Ảnh minh họa)
- Nhựa PS: Hộp xốp bọc vỏ máy; vỏ bút bi, cốc đựng nước….

Hình 3.8: Viết bi có vỏ là nhựa PS (Ảnh minh họa)

18


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

Hình 3.9: Cốc nhựa (Ảnh minh họa)

3.1.3 Các phương pháp xử lý chất thải nhựa:


Trong xử lý chất thải nhựa có thể được chia ra theo các cơng đoạn sau:
- Thu gom;
- Nhận dạng;
- Kiểm tra dòng chất thải độc hại;
- Phân loại;
- Rửa sạch;
- Áp dụng công nghệ xử lý đặc biệt;
- Khái quát các đặc tính sản phẩm;
- Hoàn thiện kế hoạch tái chế;
- Quản lý chất lượng;
- Tiếp thị.


Các phương pháp tái chế và cơng nghệ:

Theo ngun tắc có 3 phương pháp khác nhau để tái chế nhựa đó là:
- Tái chế bằng phương pháp vật lý
- Tái chế bằng phương pháp hoá học
- Tái chế bằng nhiệt
Tái chế bằng phương pháp vật lý:
Tiến hành phân loại kỹ và chuẩn bị các bước xử lý cần thiết để loại bỏ các
thành phần kim loại, cắt nhỏ, rửa sạch, sấy khơ, nghiền, đóng kiện, thiêu kết. Vì tái chế

19


Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn Quận Thủ Đức

nhựa có thể gây ra các rủi ro về sức khoẻ, vì vậy khi bổ sung các chất phụ gia cần phải
được kiểm soát cẩn thận. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng có liên quan tới việc xuất

khẩu chất thải nhựa từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Việc phân
tích các thơng tin hiện tại về các tác động bất lợi đối với sức khoẻ nghề nghiệp của con
người tiếp xúc trong môi trường tái chế nhựa còn chưa đầy đủ, dữ liệu về tác động của
các chất phụ gia trong nhựa đối với mơi trường cịn hạn chế.
Tái chế bằng phương pháp hóa học:
Các chất polime không ổn định trong môi trường nhiệt động học khi nhiệt độ
gia tăng sẽ bị biến chất, vì vậy có thể sử dụng các quy trình ép nhựa làm giảm trọng
lượng phân tử. Phương pháp này sẽ là bước xử lý trước khi tiến hành xử lý hóa học.
Xử lý hóa học chỉ có ý nghĩa khi các sản phẩm thu được không chỉ sử dụng làm nhiên
liệu mà cịn làm vật liệu thơ để sản xuất nhựa tổng hợp mới.
Tái chế bằng phương pháp nhiệt:
Chất thải nhựa là các polime liên kết ngang có thể được sử dụng làm phin
lọc hoặc để chuyển đổi thành các sản phẩm có trọng lượng phân tử thấp. Có thể
tái chế polyurethane (nhựa tổng hợp dùng chế tạo sơn), mặc dù có những hạn chế
nhất định. Chất thải là đế giày bằng polyurethane có thể được sử dụng để sản xuất
ra đế giày mới.
Tạo Polime sinh học và nhựa phân hủy sinh học dưới tác dụng của ánh sáng:
Việc tạo ra khả năng phân hủy của polime tổng hợp nghĩa là triệt tiêu độ bền
của vật liệu này.
Tuy nhiên, việc làm giảm chất lượng sản phẩm polime có thể gây ra nhiều vấn
đề tiếp sau đó. Phân hủy bề mặt vật liệu là phương pháp tái chế không làm vật liệu tự
tiêu hủy mà chỉ làm khối lượng chúng nhỏ hơn bằng phương pháp vật lý hay hóa học.
Sử dụng nhựa thải làm chất hoàn nguyên:
Chất thải nhựa sau một số cơng đoạn phục hồi có thể sử dụng làm chất hồn
ngun trong các lị cao thay cho sử dụng dầu nặng. Để sử dụng vào mục đích này,
chất thải nhựa phải được xử lý và nghiền nhỏ. Quy trình xử lý này sẽ là một phương
pháp hiệu quả khi chất thải nhựa hỗn hợp không thể sử dụng phương pháp tái chế bằng
cơ khí hay hóa học và trong trường hợp có nguồn nhựa phong phú.
3.2
Tác hại của túi nylon

Túi nylon được sử dụng rộng rãi và có phần bất trị, thay thế hầu hết các loại lá
gói truyền thống như lá sen, lá chuối…bởi giá thành rẻ và sự tiện dụng của nó trong

20


×