Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL NAM SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.79 KB, 18 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL NAM
SÁCH
I. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy.
Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách được chính thức thành lập vào ngày
30/3/2001 theo giấy phép kinh doanh số 0412000011 của Sở Kế hoạch phát
triển và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Trước đó là quá trình nghiên cứu về địa điểm,
khí hậu, nguồn nước, nguồn nguyên liệu giao thông và khảo sát thị trường xây
dựng v.v. … Sau gần một năm xây dựng nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất tháng
1-2002.
Giám đốc nhà máy: Nguyễn Đình Chí.
Trụ sở chính của nhà máy: Đường Trần Phú - Thị trấn Nam Sách - Huyện
Nam Sách – Tp. Hải Dương.
Điện thoại: 0320.755204
Fax : 0320.755205
Ngành nghề kinh doanh của nhà máy.
Sản xuất gạch ngói từ đất sét nung với công nghệ lò sấy tuynel liên hợp.
Chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói từ đất sét nung
Mua bán vật liệu xây dựng
Kinh doanh vận tải
Xây dựng công trình
Những sản phẩm của nhà máy:
Gạch xây 2 lỗ tiêu chuẩn kỹ thuật VN số 1450 – 98
Gạch lát nền (gạch chẻ ) tiêu chuẩn ngành 90 – 82
Gạch chống nóng các loại ( 3 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ …) độ rộng 45% TCVN.
Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
có con dấu riêng tự chủ về tài chính, hạch toán kinh doanh độc lập, chịu trách
nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của nhà máy.
Nhiệm vụ của nhà máy: Sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm gạch xây
Bùi Duy Hiếu Khoá 7 - QTKD tổng hợp
1


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
dựng, gạch lát, ngói cao cấp phục vụ thị trường xây dựng tại các huyện Nam
Sách, Thanh Hà, Kinh Môn, Chí Linh, Kim Thành và một số khu vực Hải
Phòng. Thu hút lao động, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, nộp
ngân sách nhà nước. Thực hiện một số công tác xã hội như nhân đạo, cứu trợ xã
hội … nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật.
Từ ngày đi vào hoạt động, qua 4 năm liên tục phấn đấu, nhà máy đã có
những bước tiến đáng kể không ngừng như: giá trị tổng sản lượng tăng liên tục
qua các năm, chất lượng sản phẩm nâng lên rõ dệt, đời sống công nhân ngày
càng được cải thiện, sản phẩm được phân phối rộng rãi trên thị trường. Nhờ vậy
mà hiện nay nhà máy đã tạo được uy tín tốt và chỗ đứng vững chắc trên thị
trường xây dựng.
II. Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của Nhà máy
1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Nhà máy
1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của nhà máy được bố trí như
sau:
Mô hình quản lý của nhà máy là mô hình quản lý trực tuyến – tư vấn,
giám đốc điều hành các phó giám đốc bộ phận, Phó giám đốc bộ phận quản lý
các phòng ban trực thuộc. Phó giám đốc và trợ lý giám đốc là bộ phận tham
mưu cho giám đốc.
Đây là mô hình đơn giản, gọn nhẹ và dễ quản lý, phù hợp với điều kiện
sản xuất trong nhà máy. Các phòng ban được phân công nhiệm vụ rõ ràng đảm
bảo mọi yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện tốt.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Nhà máy ( trang bên ).
Bùi Duy Hiếu Khoá 7 - QTKD tổng hợp
Phòng
Kinh doanh
2

Ban Giám đốc
Phòngkinh doanh PhòngHành chínhPhòngKế toánPhòngKế hoạch PhòngVật tư
Tổnguyênliệu
Tổnghiền Tổtạohình Tổcơkhí Tổphơiđảo Tổgộp Tổnungsấy Tổphânloại Tổbảovệ
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Quan hệ chức năng ----------
Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức – Nguồn phòng hành chính tổ chức.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban
- Giám đốc: Là người có trách nhiệm quản lý nhà máy theo chế độ một
thủ trưởng, là người điều hành phụ trách chung cho mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy
trước pháp luật và trước các chủ thể kinh tế khác có liên quan.
Giám đốc nhà máy có quyền sau:
Bùi Duy Hiếu Khoá 7 - QTKD tổng hợp
3
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
+ Quyết đinh phương hướng, kế hoạch, dự án kinh doanh và các chủ
trương lớn của nhà máy.
+ Quyết định các vấn đề tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả
cao.
+ Quyết định phân chia lợi nhuận và phân phối lợi nhuận vào các quỹ của
nhà máy.
+ Phê chuẩn quyết toán của đơn vị.
+ Quyết định về chuyển nhượng, mua bán các loại tài sản chung của nhà
máy theo qui định của nhà nước.
+ Quyết định về việc đề cử phó giám đốc, kế toán trưởng nhà máy, bổ
nhiệm, bãi nhiệm trưởng, phó phòng.
+ Quyết định kế hoạch đào tạo cán bộ v.v…
- Phó giám kinh doanh: Được giám đốc phân công chịu trách nhiệm phối

hợp điều hoà kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy, hướng dẫn và kiểm tra
về các mặt: mẫu mã, kỹ thuật, quy trình công nghệ của sản phẩm theo hợp đồng
kinh tế.
- Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: được giám đốc phân công chịu trách
nhiệm phối hợp, điều hoà kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, hướng dẫn
và kiểm tra các mặt hàng, mẫu mã, kỹ thuật, quy trình công nghệ sản phẩm theo
hợp đồng kinh tế của nhà máy ký kết với khách hàng, tình hình sử dụng vốn, sổ
sách kế toán và các chứng từ kinh tế, nghiên cứu thị trường, giá cả trong khu
vực để đề ra chính sách tiếp thị cho thích hợp, khịp thới.
- Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: có trách nhiệm nghiên cứu cải tiến kỹ
thuật đề xuất quy trình công nghệ mới, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất
thường kỳ cho giám đốc, được phân công chỉ đạo phòng Kế hoạch - Kỹ thuật.
- Phòng kế toán – Tài vụ:
+ Tổ chức hoạch toán kinh tế toàn đơn vị.
+ Tổ chức hoạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.
Bùi Duy Hiếu Khoá 7 - QTKD tổng hợp
4
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
+ Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt
động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra, thực hiện kế hoạch của
đơn vị.
+ Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến các
nguồn vốn, vốn vay: giải quyết các loại vốn, phục vụ cho việc huy động các loại
vật tư, nguyên liệu hàng hoá kinh doanh của đơn vị.
+ Thực hiện quyết toán quý, tháng, năm đúng tiến độ, hoạch toán lãi lỗ
giúp cho ban giám đốc nắm chắc nguồn vốn, biết rõ lợi nhuận.
- Phòng hành chính tổ chức:
+ Tham mưu cho giám đốc đơn vị về tổ chức bộ máy sản xuất kinh
doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của đơn vị.

+ Quản lý hồ sơ lý lịch công nhân viên toàn đơn vị, giải quyết thủ tục về
chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bải nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ
hưu…
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, thi tai nghề cho cán bộ và công nhân nhà
máy.
+ Quản lý xây dựng cơ bản trụ sở của nhà máy.
+ Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính, con dấu…
+ Xây dựng công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ và tham gia về an ninh quôc
phòng với chính quyền địa phương.
+ Theo dõi pháp chế về hoạt động kinh doanh của nhà máy.
- Phòng kế hoạch - kỹ thuật vật tư:
* Quản lý kế hoạch:
+ Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, kế hoạch dài hạn sản xuất kinh
doanh của nhà máy.
+ Cùng các phòng nghiệp vụ xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch: sử
dụng vốn, kế hoạch vật tư, kho tàng, vận tải, kế hoạch sản xuất nghiên cứu kỹ
thuật, xây dựng cơ bản, kế hoạch lao động tiền lương.
+ Chuẩn bị các thủ tục cho giám đốc giao và xét duyệt hoàn thành kế
Bùi Duy Hiếu Khoá 7 - QTKD tổng hợp
5
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
hoạch của các bộ phận, giúp giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá
trình thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề và đề nghị hướng giải quyết.
* Quản lý kỹ thuật:
+ Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các bộ phận thực hiện các mặt hàng,
sản phẩm theo đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật.
+ Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng. sản phẩm của đơn vị đang sản xuất
để nâng cao chất lượng để hạ giá thành sản phẩm. Quản lý các định mức kỹ
thuật ( mức tiêu hao năng lượng, vật tư của các sản phẩm…).
+ Quản lý chất lượng sản phẩm khi xuất kho.

+ Tổ chức chương trình bảo dưỡng, sửa chửa lớn các thiết bị của đơn vị
và kiểm tra theo định kỳ.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho giám đốc và điêu hành
công tác kinh doanh. Có nghĩa vụ: Kinh doanh vật tư tiêu thụ sản phẩm, quản lý
phương tiện vận chuyển, kho tàng và cửa hàng giới thiệu sản phẩm, theo dõi
tình hình thực hiện kế hoạch, cung cấp vật tư … Lập kế hoạch Marketing, lập
các dự án đầu tư.
- Phòng y tê: Đảm bảo sơ cứu tạm thời, cấp thuốc, chữa các loại bệnh thông
thường cho người lao động. Tổ chức kiểm tra vệ sinh lao động, kết hợp với
bệnh viện huyện kiểm tra định kỳ sức khoẻ cho cán bộ, công nhân trong nhà
máy.
Ngoài những phòng ban trên, nhà máy còn có 8 bộ phận sản xuất trực
tiếp:
Tổ nguyên liệu: Chuyên cung cấp đất cho tổ tạo hình các sản phẩm của nhà
máy.
Tổ nghiền than: Cung cấp thân cho tổ nung sấy.
Tổ tạo hình: Tạo hình, kiểu dáng, kích thước cho sản phẩm.
Tổ cơ khí: Sửa chữa, lắp ráp trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất sản
phẩm.
Tổ phơi đảo: Làm công việc phơi sản phẩm.
Bùi Duy Hiếu Khoá 7 - QTKD tổng hợp
6
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tổ gộp: Tập hợp các sản phẩm từ các phân xưởng sản xuât.
Tổ nung sấy: Sản phẩm sau khi được tập hợp lại sẽ được đưa tới lò nung.
Công nhân sẽ phải xếp những sản phẩm đó vào lò nung.
Tổ phân loại: Sản phẩm sau khi nung sẽ được kiểm tra chất lượng, phân loại
sản phẩm theo từng loại: Sản phẩm loại 1, sản phẩm loại 2, sản phẩm loại 3, sản
phẩm loại 4.
2. Đội ngũ lao động của nhà máy

Yếu tố quan trọng nhất tạo lên sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp
là yếu tố con người.
Bảng dưới đây phản ánh tình hình lao động của Nhà máy ( 2004 – 2007).
Bảng 1: Đội ngũ lao động của Nhà máy 2004 – 2007
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Năm
2004 2005 2006 2007
Tổng số CBCNV 130 155 170 180
+ Nam 70 91 98 110
+ Nữ 57 64 72 70
Tổng số CBCNV qua đào tạo 15 17 18 18
+ ĐH, CĐ 8 10 11 11
+ Trung cấp 2 4 4 4
+ Sơ cấp 5 3 3 3
( Nguồn P. Hành chính tổ chức )
Do nhà máy gạch có công nghệ sản xuất giản đơn, thủ công nên lao động chủ
yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo hoặc chỉ qua đào tạo từ 10 đến 20
ngày qua thời gian thử việc. Sau đó được nhận vào làm chính thức ngay. Do đặc
thù công việc nên tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm chủ yếu trong nhà máy.
2.1. Số lượng lao động
Qua bảng 1 ta nhận thấy số lượng lao động của Nhà máy có sự tăng nên qua
các năm. Năm 2007 tổng số cán bộ công nhân viên trong Nhà máy là 180 người,
Bùi Duy Hiếu Khoá 7 - QTKD tổng hợp
7

×