Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thỏa thuận trọng tài theo luật trọng tài thương mại 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.75 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010

Ngành:

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN MINH NHỰT
Sinh viên thực hiện

: TRẦN UYÊN TRÂM

MSSV: 1511270149

Lớp: 15DLK05

TP. Hồ Chí Minh, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

THỎA THUẬN TRỌNG TÀI


THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN MINH NHỰT
Sinh viên thực hiện: TRẦN UYÊN TRÂM
MSSV:1511270149

Lớp: 15DLK05

Tp. Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy ThS. Nguyễn Minh Nhựt. Dù công
việc giảng dạy rất bận rộn nhưng thầy vẫn dành thời gian để hướng dẫn, chỉ dạy để em
có thể hồn thành tốt đề tài khóa luận này. Trong suốt q trình viết đề cương khóa
luận, nhờ có sự hướng dẫn của thầy mà em đã có định hướng trong bài viết. Tuy năng
lực học tập của bản thân còn nhiều hạn chế và bài làm có nhiều phần cần phải chấn
chỉnh nhưng thầy vẫn kiên nhẫn chỉ bảo nên em mới làm bài tốt hơn. Em xin chân
thành cảm ơn thầy.
Đi đến giai đoạn thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, cũng chính là đi đến
quãng thời gian học tập cuối cùng của sinh viên chúng em. Trong suốt những năm học
tập tại trường, em đã được quý thầy cô giảng viên khoa Luật tận tình truyền dạy kiến
thức. Với lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn q thầy cơ, kính chúc q
thầy cơ thật nhiều sức khỏe và tiếp tục dẫn dắt các thế hệ sinh viên khoa Luật Hutech.

Sinh viên

........................................



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: TRẦN UYÊN TRÂM

MSSV: 1511270149

Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt nghiệp
này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chun ngành (có trích dẫn đầy đủ và
theo đúng qui định);
Nội dung trong khố luận KHƠNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và
pháp luật.
Sinh viên

........................................


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

LTTTM

Luật Trọng tài thương mại năm 2010

PLTTTM

Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003

HĐTT


Hội đồng trọng tài

BLDS

Bộ Luật dân sự năm 2015

BLTTDS

Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015

CƯNY

Công ước New York năm 1985

ICC

International Chamber of Commerce
(Phòng thương mại quốc tế)

UNCITRAL

United Nations Commission on International
Trade Law (Ủy ban Liên hợp quốc về
thương mại quốc tế)

VIAC

Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam


Nghị quyết 01/2014

Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn
thi hành một số quy định luật trọng tài
thương mại


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 3
6. Kết cấu của khóa luận ......................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI VÀ THỎA THUẬN
TRỌNG TÀI ..............................................................................................................4
1.1 Khái quát về tố tụng trọng tài ......................................................................................... 4
1.1.1 Lịch sử hình thành tố tụng trọng tài .................................................................... 4
1.1.2 Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài .............................................. 6
1.1.3 Quy trình tố tụng trọng tài...................................................................................... 6
1.2 Khái quát về thỏa thuận trọng tài .................................................................................. 9
1.2.1 Các dạng thỏa thuận trọng tài............................................................................... 9
1.2.2 Thỏa thuận trọng tài có thể tồn tại độc lập...................................................... 11
1.2.3 Vai trò của thỏa thuận trọng tài trong quá trình tố tụng ............................. 14
1.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi có thỏa thuận trọng tài ........................... 15
1.3.1 Thỏa thuận trọng tài là cơ sở để Tòa án từ chối thụ lý vụ việc .................. 15
1.3.2 Phân định thẩm quyền giữa Tòa án và Trọng tài........................................... 16
1.3.3 Thỏa thuận trọng tài liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng trọng tài 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................................ 21
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI ........................22
2.1 Thiết lập thỏa thuận trọng tài........................................................................................ 22


2.1.1 Hình thức thỏa thuận trọng tài ............................................................................ 22
2.1.2 Thời gian xác lập thỏa thuận trọng tài ............................................................. 25
2.1.3 Nội dung của thỏa thuận trọng tài ..................................................................... 27
2.2 Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài ................................................................................ 29
2.2.1 Thỏa thuận trọng vô hiệu ...................................................................................... 29
2.2.2 Thỏa thuận trọng tài xác lập nhưng không thể thực hiện được ................. 35
2.2.3 Trường hợp thay đổi về bên tham gia thỏa thuận trọng tài ........................ 37
2.3 Giá trị của thỏa thuận trọng tài..................................................................................... 39
2.3.1 Thỏa thuận trọng tài là cơ sở để tiến hành Tố tụng trọng tài ..................... 39
2.3.2 Thỏa thuận trọng tài liên quan đến hiệu lực phán quyết trọng tài ............ 39
2.3.3 Thỏa thuận trọng tài thể hiện sự tự do ý chí trong hợp đồng ..................... 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG II....................................................................................................... 44
CHƯƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN
TRỌNG TÀI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010 VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN .............................................................................................45
3.1 Những thay đổi của Luật Trọng tài thương mại 2010 trong quy định về thỏa
thuận trọng tài .......................................................................................................................... 45
3.2 Những hạn chế khi áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài theo Luật Trọng
tài thương mại 2010 ............................................................................................................... 46
3.3 Kiến nghị hoàn thiện ....................................................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ..................................................................................................... 50
KẾT LUẬN ..............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................52
PHỤ LỤC .................................................................................................................54



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện tại, có rất nhiều cách giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại.
Có những cách giải quyết mang tính giảm nhẹ và vẫn giữ được mối quan hệ giao
thương về sau đối với cả hai bên tranh chấp như thương lượng hoặc hòa giải. Tuy
nhiên, những cách giải quyết trên thường khó tránh khỏi sự thiếu cơng bằng.
Ngun do bắt nguồn từ việc hai bên tự giải quyết (biện pháp giải quyết tranh chấp
bằng thương lượng) nên sẽ thiếu sự khách quan hoặc nếu có sự hịa giải của bên thứ
ba thì kết quả giải quyết tranh chấp chưa hẳn được hai bên tôn trọng và chấp nhận
thực hiện nghiêm túc do khơng có tính bắt buộc. Do vậy, cách giải quyết tranh chấp
thường được sử dụng nhiều nhất chính là khởi kiện tại Tòa án hoặc khởi kiện tại
Trung tâm trọng tài thương mại.
Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài có nhiều ưu điểm vượt trội so với
giải quyết tại Tịa án, do đó tỉ lệ các doanh nghiệp Việt Nam chọn phương thức giải
quyết này đang tăng dần trong những năm gần đây. Một số ưu điểm nổi bật có thể
kể đến như: thủ tục trọng tài đơn giản và linh hoạt, tôn trọng tối đa ý chí tự do thỏa
thuận của các bên; thời gian giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhanh chóng; tính
trung lập, vơ tư khách quan và tính chun nghiệp cao của trọng tài viên; giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo tính bí mật; phán quyết của trọng tài có giá trị
chung thẩm và ràng buộc các bên, tạo nên một cơ chế giải quyết tranh chấp dứt
điểm; sự công nhận quốc tế.
Nhưng khác với cách giải quyết tại Tòa án là hai bên tranh chấp có thể gửi đơn
khởi kiện và tiến trình tố tụng sẽ diễn ra theo quy định của pháp luật, cách giải
quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài chỉ có thể thực hiện được khi tồn tại thỏa
thuận trọng tài. Do đó, thỏa thuận trọng tài đóng vai trị quan trọng như một chiếc
chìa khóa mà thiếu đi nó thì khơng thể nào mở được cách cửa thực hiện các tiến
trình giải quyết tiếp theo bằng trọng tài thương mại. Khơng chỉ có vai trò quan trọng
như một điều kiện tiên quyết, thỏa thuận trọng tài nếu bị chứng minh là vơ hiệu sẽ
có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với phán quyết trọng tài, thậm chí có thể khiến

vụ việc bị đình chỉ giải quyết. Xét đến việc phương thức giải quyết tranh chấp này
có rất nhiều ưu điểm nên đi kèm theo đó là một quy định về thỏa thuận trọng tài
mang tính chi phối khá rộng như vậy cũng là điều hợp lý. Nhìn nhận từ góc độ

1


thương mại thì chính là quy luật thuận lợi và khó khăn phải bù trừ lẫn nhau. Nhìn từ
góc độ pháp lý thì chính là tạo sự cơng bằng cho cả hai bên tranh chấp, dù là
nguyên đơn hay bị đơn thì cũng có quyền chứng minh về sự tồn tại của thỏa thuận
trọng tài cũng như hiệu lực của thỏa thuận nhằm bảo vệ lợi ích của mình khi tham
gia giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Vì tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài đã nêu trên, rất cần thiết có sự
nghiên cứu phân tích rõ hơn. Đó cũng chính là lý do mà tác giả chọn đề tài Thỏa
thuận trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các quy định của pháp luật về thỏa
thuận trọng tài. Từ đó, nêu ra những thay đổi trong quy định của Luật Trọng tài
thương mại 2010 về thỏa thuận trọng tài so với các văn bản quy phạm pháp luật
từng được ban hành trước đây. Bên cạnh đó, nêu ra được những hạn chế và bất cập
của các quy định về thỏa thuận trọng tài trong Luật Trọng tài thương mại 2010.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề lý luận và thực tiễn áp
dụng quy định pháp luật về hiệu lực thỏa thuận trọng tài theo Luật Trọng tài thương
mại năm 2010.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này giới hạn trong việc tìm hiểu và phân tích đặc
điểm của thỏa thuận trọng tài, các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu và các hệ
quả pháp lý khác có liên quan; phân tích những ưu điểm của thỏa thuận trọng tài;
nêu ra những bất cập của pháp luật về thỏa thuận trọng tài và đưa ra hướng đề xuất.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tính đến nay đã có khá nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về các quy định
pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng tài tuy nhiên
những tài liệu phân tích chuyên sâu về vấn đề thỏa thuận trọng tài chỉ chiếm một số
lượng khiêm tốn. Do đó, tác giả đã gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn tìm kiếm tài
liệu tham khảo. Tuy nhiên, tác giả cũng đã may mắn tiếp cận được một số tài liệu
nghiên cứu về đề tài này như:

2


- Sách chuyên khảo Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình
luận bản án của tác giả PGS.TS. Đỗ Văn Đại, được xuất bản vào năm 2017.
- Sách Trọng tài quốc tế của tác giả Nigel Blackaby Constantine Partasides QC
& Alan Redfern Martin Hunter, được xuất bản vào năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lê Nin về
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, để giải quyết
các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra, khóa luận này cũng sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu và khảo sát thực tiễn.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận này được
kết cấu thành ba chương:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI VÀ THỎA THUẬN
TRỌNG TÀI
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
CHƯƠNG III:THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN
TRỌNG TÀI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010 VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN

3



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI VÀ THỎA THUẬN
TRỌNG TÀI
1.1 Khái quát về tố tụng trọng tài
1.1.1 Lịch sử hình thành tố tụng trọng tài
Khơng phải đến giữa thế kỷ XX người ta mới nhận ra vai trò quan trọng của
trọng tài, mà thực ra trọng tài đã được hình thành và phát triển trong lịng nền pháp
chế La Mã. Luật XII Bảng (xuất hiện khoảng năm 450 TCN) quy định rằng một số
tranh chấp đặc thù liên quan đến việc chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế,
ranh giới giữa các mảnh đất, nước mưa rơi xuống mảnh đất của một người nhưng
lại gây ra thiệt hại cho tài sản của người khác và việc chiếm hữu tài sản khơng có
căn cứ pháp luật đều có thể được giải quyết thơng qua trọng tài1. Trong cơng cuộc
pháp điển hóa của Hồng đế Justinian I, với thành quả là bộ Corpus Juris Civilis2,
chế định trọng tài cũng được các luật gia La Mã như Paulus, Ulpian, Gaius,
Pomponius, Labeo… chú trọng và ghi chép rất kỹ lưỡng trong Quyển 4, Chương 8
của Bộ Digest. Theo quan niệm của pháp luật La Mã thì thỏa thuận trọng tài là sự tự
nguyện thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên sẽ mang tranh chấp của mình đến
nhờ một bên thứ ba giải quyết, bên thứ ba này gọi là trọng tài viên (arbiter)3.Trong
bối cảnh pháp luật hiện đại, Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban
về Luật thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc (Model Law of United Nations
Commission on International Trade Law - Luật Mẫu UNCITRAL) vẫn giữ nguyên
tinh thần của luật La Mã, nhưng quy định có phần chi tiết và chặt chẽ hơn, theo đó:
“Thỏa thuận trọng tài là sự đồng thuận của các bên về việc cậy nhờ trọng tài giải
quyết toàn bộ hay một phần tranh chấp đã phát sinh, hoặc có thể phát sinh từ một
quan hệ pháp luật nhất định, bất kể có phải là quan hệ hợp đồng hay không. Một
thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận
riêng biệt”4. Pháp luật các nước, khi tiếp nhận hoặc tham khảo các quy định của
1


Luật XII Bảng các điều luật: Luật 5, Điều 5; Luật 8, Điều 4; Luật 8, Điều 7; Luật 9, Điều 3.
Corpus Juris Civilis (hay cịn gọi là “Dân pháp đại tồn”) là bộ pháp điển hóa được biên soạn dưới sự chỉ
đạo của Hoàng đế Justinian I và được thực hiện bởi bởi Ban soạn thảo quy tụ ba luật gia hàng đầu La Mã thời
bấy giờ, gồm Tribonianus (Quaestor sacri palatii - chức danh như là Bộ trưởng Tư pháp thời nay),
Theophilus (giáo sư luật tại Constantinople) và Dorotheus (giáo sư luật tại Berytus). Bộ pháp điển hóa này
gồm 4 bộ nhỏ, lần lượt theo trình tự thời gian là Codex (hồn thành năm 529, sau đó được sửa đổi, bổ sung
năm 533); Digest (cịn gọi là Pandekten, hồn thành năm 533); Institutiones (hoàn thành năm 533) và
Novelle (được biên soạn từ 535 đến năm 565), xem: Charles Phineas Sherman, Roman law in the modern
world (Vol. I), Nxb. Boston Book Company, 1917, tr. 134-139.
3
Digest 4.8.32.3, Digest 2.14.1.3.
4
Khoản 1 Điều 7 của Luật mẫu UNCITRAL.
2

4


Luật Mẫu UNCITRAL đều có cách tiếp cận tương tự. Ví dụ, Điều 1029 Khoản 1 Bộ
Luật tố tụng dân sự (Zivilprozessordnung - ZPO) của Đức5 quy định rằng: “Thỏa
thuận trọng tài là sự thỏa thuận giữa các bên về việc cậy nhờ trọng tài giải quyết
toàn bộ hay một phần tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh từ một quan hệ pháp luật
nhất định, bất kể có phải là quan hệ hợp đồng hay không. Một thỏa thuận trọng tài
có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận riêng biệt”. Hay như
Điều 351 Khoản 1 ZPO của Thụy Sỹ nêu một cách ngắn gọn: “Thỏa thuận trọng tài
có thể liên quan đến những tranh chấp hiện thời hoặc hình thành trong tương lai
phát sinh từ các quan hệ pháp luật nhất định”6. Có thể nhận định rằng, điểm khác
biệt lớn nhất giữa tố tụng trọng tài và tố tụng tịa án chính là ở chỗ tố tụng trọng tài
thượng tôn tinh thần tự chủ thơng qua sự thỏa thuận của các bên (partyautonomy),
cịn tố tụng tịa án lại khơng hề tồn tại bất cứ sự thỏa thuận nào, các quy trình tố

tụng đã được nêu rõ trong các đạo luật cụ thể. Cơ quan trọng tài được các bên lựa
chọn sẽ là người đứng ra giải quyết tranh chấp cho các bên.7
Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được
thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ gần đây. Các quốc gia sửa đổi luật
pháp về trọng tài cho phù hợp với tình hình thực tế; các điều ước quốc tế về trọng
tài đang có thêm những thành viên mới; trọng tài trở thành một mơn học trong
chương trình đào tạo ngành luật; các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào một
phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, công bằng, với phán quyết được cơng
nhận rộng rãi trên phạm vi thế giới. Thậm chí, trọng tài hiện nay cịn giải quyết
5

Đức có thể xem như là một trong những nước đi đầu khi tiếp nhận và nội luật hóa các quy định của Luật
Mẫu, bằng chứng là các điều khoản của Quyển X ZPO của Đức (Zivilprozessordnung - ZPO) gần như là tiếp
thu toàn bộ tinh thần của Luật Mẫu UNCITRAL. Thoạt nhìn thì có thể suy diễn rằng pháp luật Đức khơng có
sự linh hoạt và tiếp thu Luật Mẫu một cách thụ động, tuy nhiên nếu sâu sát với luật trọng tài của Đức thì sẽ
thấy rằng sở dĩ luật Đức hạn chế việc “địa phương hóa” (localization) các điều khoản của Luật Mẫu đến mức
thấp nhất là vì các điều khoản của Luật Mẫu vốn dĩ đã được thiết kế một cách khoa học và có khả năng dự rất
báo cao. Thứ nữa, việc áp dụng nguyên mẫu các điều khỏa của Luật Mẫu cho cả trọng tài trong nước và trọng
tài quốc tế ở Đức sẽ không tạo ra những điểm khác biệt khơng đáng có giữa Luật Mẫu và luật quốc gia. Kết
quả là việc vận dụng trực tiếp các điều khoản của Luật Mẫu đã khiến cho Đức trở thành một nền pháp chế có
luật và thực tiễn trọng tài được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới.
Xem: Böckstiegel/Kröll/Nacimiento, Arbitration in Germany: The Model Law in Practice (2 ed.), Nxb:
Wolters Kluwer, 2015, tr. v – vi.
6
Dù là nền pháp chế với truyền thống trọng tài lâu đời và hệ thống trọng tài hiệu quả bậc nhất trên thế giới,
song luật trọng tài của Thụy Sỹ không tiếp nhận Luật Mẫu UNCITRAL một cách chính thức như Đức, thay
vào đó pháp luật Thụy Sỹ có cách quy định riêng của mình. Luật trọng tài của Thụy Sỹ được chia làm hai cấp
độ, đối với trọng tài trong nước, hình thức này sẽ chịu sự điều chỉnh của Phần 3 ZPO của Thụy Sỹ (ZPO).
Còn
đối với trọng tài quốc tế, Chương XII của Luật tư pháp quốc tế (Bundesgesetz über das Internationale

Privatrecht - IPRG) sẽ được áp dụng. Xem, Thomas Sutter-Somm, Die neue Schweizerische
Zivilprozessordnung (ZPO), 86 Ritsumeikan Law Review, Số 29, 2012, tr. 86.
7
Lê Nguyễn Gia Thiện, Lê Nguyễn Gia Thuận, Tạp chí phát triển khoa học & cơng nghệ: Chuyên san kinh
tế - luật và quản lý, tập 2, số 1, 2018

5


tranh chấp “trực tuyến” (thường được biết đến với thuật ngữ ODR – online dispute
resolution nghĩa là giải quyết tranh chấp trực tuyến). Trọng tài trực tuyến tiến hành
khi có khiếu nại trực tuyến, thủ tục tố tụng diễn ra trên internet, trọng tài phân xử và
ra phán quyết dựa vào hồ sơ do các bên xuất trình.
Ở Việt Nam, trọng tài đã xuất hiện từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa vào những
năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX dưới tên gọi là “trọng tài kinh tế”. Trọng tài
kinh tế khi đó có những đặc trưng phản án sự vận hành của cơ chế kinh tế kế hoạch
hóa, vừa mang chức năng quản lý và chức năng giải quyết tranh chấp; do đó, trọng
tài kinh tế ở Việt Nam thời đó khơng phải là tổ chức trọng tài theo đúng nghĩa.
Chính sách Đổi mới đã dẫn đến sự phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước
pháp quyền dẫn tới sự chấm dứt tồn tại của một số định chế đặc trưng cho kế hoạch
hóa, trong đó có hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. Sự phát triển của kinh tế thị
trường đã dẫn đến nhu cầu thành lập các trung tâm trọng tài đúng nghĩa (phi Chính
phủ) ở Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam có 7 trung tâm trọng tài kinh tế đang hoạt
động (ACIAC, VIAC, HCMCAC, HCAC, CCAC, PIAC. VID.ARCE).8
1.1.2 Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Trọng tài thương mại, “tranh chấp được giải
quyết bằng Trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận
Trọng tài”. Quy định này được duy trì trong Luật Trọng tài thương mại tại khoản 1
Điều 5 theo đó “tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa
thuận Trọng tài”. Như vậy, để có thể giải quyết tranh chấp theo cơ chế tài phán tư là

Trọng tài thương mại, chúng ta cần có thỏa thuận của các bên tranh chấp về loại cơ
chế này.
1.1.3 Quy trình tố tụng trọng tài
Quy trình tố tụng trọng tài sẽ bao gồm các bước theo thứ tự như sau:
Bước thứ nhất, nguyên đơn nộp Đơn kiện, chỉ định trọng tài viên và nộp phí
trọng tài:

8

Trang thơng tin pháp luật công thương, Lịch sử phát triển “Trọng tài” trong giải quyết tranh chấp,
/>9555815796

6


Đơn kiện bao gồm ngày, tháng; tên và địa chỉ của các bên; tóm tắt nội dung vụ
tranh chấp; căn cứ pháp lý để khởi kiện; trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu
khác của nguyên đơn; tên trọng tài viên mà nguyên đơn chọn (theo khoản 2 Điều 30
Luật Trọng tài thương mại 2010). Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng
tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan (theo khoản 3 Điều 30 Luật
Trọng tài thương mại 2010).
Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận
được đơn khởi kiện của nguyên đơn trong trường hợp tranh chấp được giải quyết tại
Trung tâm trọng tài. Còn đối với trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng
tài vụ việc thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được
đơn khởi kiện của nguyên đơn, trừ khi các bên có thỏa thuận khác (theo Điều 31
Luật Trọng tài thương mại 2010).
Khi nộp Đơn kiện, nguyên đơn phải đồng thời nộp tạm ứng phí trọng tài. Phí
trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
và bao gồm các loại phí được quy định chi tiết theo khoản 1 Điều 34 Luật Trọng tài

thương mại.
Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút đơn kiện trước khi Hội đồng
Trọng tài ra phán quyết trọng tài (theo Điều 37 Luật Trọng tài thương mại 2010).
Bước hai, thông báo đơn khởi kiện:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm
theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn
bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3
Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Bước ba, bị đơn nộp Bản Tự bảo vệ và chỉ định trọng tài viên:
Bản tự bảo vệ gồm ngày tháng; tên và địa chỉ của bị đơn; cơ sở pháp lý và
chứng cứ để tự bảo vệ; tên trọng tài viên mà bị đơn chọn. Ngồi ra, bị đơn có thể
nộp đơn kiện lại hoặc đưa ra phản đối về vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp có đơn kiện lại, bị đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút đơn kiện
lại trước khi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết Trọng tài.

7


Trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn
được tiến hành (theo khoản 5 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010).
Trong trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ, hoặc bản tự bảo vệ không đề
cập đến việc chỉ định trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng
tài viên cho bị đơn.
Bước bốn, thành lập Hội đồng Trọng tài:
Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên
theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về số
lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên. Chủ tịch Hội
đồng trọng tài sẽ được hai Trọng tài viên của nguyên đơn và bị đơn bầu hoặc do
Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định.

Bước năm, Hội đồng trọng tài xem xét giải quyết vụ tranh chấp:
Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét
hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay
khơng và xem xét thẩm quyền của mình.
Hội đồng trọng tài quyết định cách thức tiến hành tố tụng trên cơ sở thỏa thuận
trọng tài và Quy tắc tố tụng riêng của Trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, Hội đồng
trọng tài cũng xem xét yêu cầu của các bên.
Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, có quyền xác minh sự việc, gặp các bên để
nghe các bên trình bày ý kiến, yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ.
Bước sáu, Hội đồng trọng tài triệu tập các bên đến phiên họp giải quyết vụ
tranh chấp:
Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng trọng tài
quyết định trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận khác.
Nếu các bên không tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà khơng có lý
do chính đáng, Hội đồng trọng tài vẫn có thể quyết định tiếp tục phiên họp và công
bố Phán quyết trọng tài.

8


Bước bảy, công bố Phán quyết trọng tài:
Phán quyết trọng tài được cơng bố sẽ có giá trị chung thẩm và ràng buộc đối
với các bên.
1.2 Khái quát về thỏa thuận trọng tài
1.2.1 Các dạng thỏa thuận trọng tài
Tại khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 đã quy định khái niệm thỏa
thuận trọng tài như sau: Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải
quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Nền tảng của việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là tồn tại một thỏa thuận
giữa các bên về việc đưa bất cứ tranh chấp hoặc bất đồng nào giữa họ ra giải quyết

tại Trọng tài. Cần phải có một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực để giải quyết một
tranh chấp tại trọng tài. Ngồi ra, một phán quyết trọng tài có thể khơng được công
nhận và thi hành nếu thỏa thuận trọng tài khơng có hiệu lực.
Một “thỏa thuận trọng tài” thường được thể hiện dưới dạng một điều khoản
trọng tài trong hợp đồng. Đây là dạng thứ nhất của thỏa thuận trọng tài mà đề tài
muốn nói đến. Thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới dạng một điều khoản của hợp
đồng có thể bằng hình thức ghi nhận trong hợp đồng chính hoặc cũng có thể bằng
hình thức nằm trong phụ lục riêng đi kèm với hợp đồng chính. Nhưng dù là hình
thức nào thì thỏa thuận trọng tài của dạng điều khoản này cũng đều hướng tới các
tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai. Đương nhiên, trong kinh doanh thương mại
thì khơng ai mong muốn xảy ra tranh chấp mà chỉ muốn việc kinh doanh có thể
sn sẻ thuận lợi và thu được nhiều lợi nhuận. Vì vậy, việc thỏa thuận về cách giải
quyết tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai không phải là do các bên mong muốn
tranh chấp sẽ xảy ra mà đây chỉ là việc xác nhận các bên đồng ý sẽ đưa tranh chấp
ra giải quyết tại Trọng tài chứ không phải Tịa án. Cũng bởi vì thỏa thuận trọng tài
dạng này mang một tính chất dự trù cho tình huống trong tương lai nên thời điểm
xác lập thỏa thuận trọng tài ở dạng này là thời điểm trước khi xảy ra tranh chấp.
Thỏa thuận trọng tài ở dạng một điều khoản trong hợp đồng thường được viết
ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm, ví dụ như một thỏa thuận: “bất cứ tranh chấp
nào sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài VIAC” là đã đủ có hiệu lực. Một số
trung tâm trọng tài như ICC và LCIA đều có các điều khoản trọng tài mẫu được
9


khuyến khích sử dụng và được đưa ra trong quy tắc trọng tài của họ. Quy tắc
UNCITRAL đưa ra một “Điều khoản trọng tài mẫu” đơn giản, quy định rằng: “Bất
cứ tranh chấp, vấn đề gây tranh cãi hoặc yêu cầu nào xuất phát từ hoặc liên quan
đến hợp đồng, hoặc việc vi phạm, chấm dứt hoặc mất hiệu lực của hợp đồng, sẽ
được giải quyết tại trọng tài theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL”9.
Dạng thỏa thuận trọng tài thứ hai là dạng thỏa thuận trọng tài được xác lập khi

tranh chấp đã phát sinh. Dạng thỏa thuận trọng tài thứ hai này thường phức tạp hơn
dạng thỏa thuận trọng tài thứ nhất - xác lập như một điều khoản hợp đồng. Lý do
mà dạng thỏa thuận trọng tài này phức tạp hơn là bởi vì khi tranh chấp đã phát sinh
thì có rất nhiều các vấn đề kèm theo như các bên phải chọn Trọng tài viên, phải chỉ
rõ tranh chấp và mong muốn giải quyết tranh chấp đó như thế nào. Các bên có thể
lựa chọn trọng tài quy chế hoặc trọng tài vụ việc, và trong trường hợp đó thỏa thuận
đưa tranh chấp ra trọng tài thường sẽ là một văn bản khá chi tiết , quy định quy tắc
làm việc của hội đồng trọng tài, trình tự giải quyết tranh chấp, các vấn đề cần được
xét xử, luật áp dụng và các vấn đề khác.
Trong thực tế, dạng thỏa thuận trọng tài thứ nhất được sử dụng phổ biến hơn
dạng thứ hai. Sự khác biệt của hai dạng thỏa thuận này cũng dẫn đến ưu điểm và
khuyết điểm khác nhau. Điển hình như dạng thứ nhất sẽ có hình thức ngắn gọn,
trong khi dạng thứ hai thường có hình thức dài và phức tạp hơn. Tuy trong các căn
cứ pháp lý khơng có quy định nào nêu rõ phải xác lập hai dạng thỏa thuận trọng tài
như vậy mà hình thức như trên chỉ xuất phát từ việc phản ánh tình hình thực tế. Một
thỏa thuận trọng tài được xác lập trước khi tranh chấp phát sinh (tức là thỏa thuận
dành cho tranh chấp xảy ra ở tương lai) thường không đi quá sâu vào chi tiết vì khi
đó vẫn chưa rõ những dạng tranh chấp như thế nào có thể phát sinh và cách thức tốt
nhất để xử lý những tranh chấp đó là như thế nào. Bởi vì thế nên các bên tham gia
vào thỏa thuận dạng này không hề hy vọng sẽ cần phải viện dẫn đến thỏa thuận này,
mà chỉ đưa vào hợp đồng một điều khoản ngắn gọn như một vấn đề cần phải đảm
bảo hình thức. Ngược lại, một thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh
chấp đã phát sinh (dạng thỏa thuận thứ hai) là thỏa thuận được lập ra để xử lý một
vụ tranh chấp đang xảy ra trên thực tế. Do đó, thỏa thuận trọng tài ở dạng này có thể
9

Quy tắc Trọng tài UNCITRAL hiện hành là bản sửa đổi năm 2010. Lưu ý đối với điều khoản trọng tài mẫu
nằm trong phần Phụ lục của Luật này, quy định rằng các bên có thể bổ sung: (a) tên của bên sẽ chỉ định trọng
tài viên (“cơ quan có thẩm quyền chỉ định”) trong trường hợp khơng có bất cứ sự chỉ định nào của các bên
hoặc bản thân các thành viên của hội đồng trọng tài; (b) số lượng trọng tài viên (một hoặc ba trọng tài viên);

(c) địa điểm trọng tài (thành phố hoặc quốc gia); và (d) ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình tố tụng trọng
tài.

10


được điều chỉnh để tương thích với hồn cảnh của vụ việc. Ngoài việc thể hiện địa
điểm trọng tài và luật áp dụng cho phần nội dung, thỏa thuận dạng này thường nêu
rõ tên các trọng tài viên, nêu ra các vấn đề trong tranh chấp và đôi khi thậm chí có
thể quy định về việc trao đổi các bản đệ trình và các vấn đề về thủ tục khác. Tuy
nhiên đây cũng không phải là nguyên tắc cố định mà đơi khi sẽ đảo ngược về mặt
hình thức ngắn gọn, súc tích hay phức tạp, chi tiết giữa hai dạng thỏa thuận trọng
tài. Một thỏa thuận đưa tranh chấp hiện có ra Trọng tài có thể là một thỏa thuận
ngắn gọn để đưa một tranh chấp hiện có ra thủ tục tố tụng của một Trung tâm trọng
tài và ngược lại, một điều khoản trọng tài lựa chọn trọng tài vụ việc có thể xác định
chi tiết thủ tục cần tuân thủ.
1.2.2 Thỏa thuận trọng tài có thể tồn tại độc lập
Theo Điều 19 LTTTM 2010 về tính độc lập của thoả thuận trọng tài quy định
rằng: “Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn,
hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất
hiệu lực của thoả thuận trọng tài.”
Về bản chất thỏa thuận trọng tài chính là điều khoản quy định nơi giải quyết
tranh chấp nên không liên quan đến nội dung hợp đồng. Hiệu lực của thỏa thuận
trọng tài được đặt ưu tiên hơn cả hiệu lực hợp đồng bởi khi hợp đồng thay đổi hoặc
khi hợp đồng vơ hiệu thì tranh chấp hồn tồn có thể xảy ra. Tranh chấp đó có thể là
khi một bên khơng đồng ý với việc thay đổi hay gia hạn hợp đồng, có thể là khi một
bên hoặc cả hai bên muốn hủy hợp đồng…Tất cả những tranh chấp phát sinh này
đều được giải quyết bằng trọng tài đúng như hai bên thỏa thuận.
Trường hợp đặc biệt khi hợp đồng vô hiệu nhưng tại sao thỏa thuận trọng tài
vẫn có hiệu lực mà khơng bị vơ hiệu theo? Lý do thứ nhất là vì hợp đồng vô hiệu

không phải do nhận định từ hai bên mà phải từ một phán quyết hoặc bản án tuyên
rằng hợp đồng vô hiệu. Do vậy hiệu lực của thỏa thuận trọng tài vẫn được giữ
nguyên để hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết về việc hợp đồng có vơ hiệu hay
khơng. Lý do thứ hai là vì sau khi hợp đồng vơ hiệu thì có thể có những thiệt hại
phát sinh. Việc yêu cầu bồi thường và giải quyết các hệ quả phát sinh khác giữa hai
bên cần có bên thứ ba và thỏa thuận trọng tài ln được ưu tiên hơn Tịa án. Vì hai
lý do trên nên thỏa thuận trọng tài có thể tồn tại độc lập với hợp đồng.

11


Trong cơ sở dữ liệu về các phán quyết của Trọng tài có một phán quyết liên
quan đến tính độc lập của thỏa thuận trọng tài như sau:
Nguyên đơn và Bị đơn đã ký một Thoả thuận (hợp đồng) trong đó có chứa một
điều khoản bảo lưu với nội dung như sau "Thoả thuận này sẽ có giá trị sau khi thư
tín dụng được mở". Bị đơn, sau khi có được bảo lãnh của Chính phủ để mở thư tín
dụng, đã yêu cầu Nguyên đơn giao hàng ngay trước khi thư tín dụng được mở.
Nguyên đơn đã thực hiện việc giao hàng theo yêu cầu này của Bị đơn. Sau khi đã
thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng mà chỉ được thanh toán một phần
tiền hàng, Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài yêu cầu Bị đơn thanh tốn nốt số
tiền cịn lại. Bị đơn khơng chấp nhận thẩm quyền của trọng tài với lập luận rằng vì
điều khoản bảo lưu (việc mở thư tín dụng) đã không được thực hiện nên hợp đồng
coi như chưa có hiệu lực và điều khoản trọng tài, vì thế, cũng khơng có hiệu lực.
Trích dẫn phán quyết như sau10 :

10

Học viện tư pháp, Những phán quyết tiêu biểu của Trọng tài,
/>
12



TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐIỀU KHOẢN
TRỌNG TÀI
Các bên:
Nguyên đơn : Người bán Đức
Bị đơn : Người mua Rumani
Các vấn đề được đề cập:
- Điều khoản trọng tài
- Ảnh hưởng của điều khoản bảo lưu tới hiệu lực của hợp đồng và của điều
khoản trọng tài
Tóm tắt vụ việc:
Nguyên đơn và Bị đơn đã ký một Thoả thuận (hợp đồng) trong đó có chứa một
điều khoản bảo lưu với nội dung như sau "Thoả thuận này sẽ có giá trị sau khi thư
tín dụng được mở".
Bị đơn, sau khi có được bảo lãnh của Chính phủ để mở thư tín dụng, đã yêu cầu
Nguyên đơn giao hàng ngay trước khi thư tín dụng được mở. Nguyên đơn đã thực
hiện việc giao hàng theo yêu cầu này của Bị đơn.
Sau khi đã thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng mà chỉ được thanh
toán một phần tiền hàng, Nguyên đơn đã khởi kiện ra Trọng tài u cầu Bị đơn
thanh tốn nốt số tiền cịn lại.
Bị đơn không chấp nhận thẩm quyền của trọng tài với lập luận rằng vì điều
khoản bảo lưu (việc mở thư tín dụng) đã khơng được thực hiện nên hợp đồng coi
như chưa có hiệu lực và điều khoản trọng tài, vì thế, cũng khơng có hiệu lực.
Phán quyết của trọng tài:
Vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong vụ kiện này là khi điều kiện bảo lưu quy
định trong hợp đồng chính khơng được thoả mãn, hợp đồng trở nên vơ hiệu thì sự
vơ hiệu của hợp đồng có kéo theo sự vô hiệu của điều khoản trọng tài hay không.

13



Trên thực tế thoả thuận về trọng tài thông thường được thể hiện đơn giản dưới
hình thức một điều khoản trọng tài và đưa vào hợp đồng thương mại (như hợp đồng
mua bán hàng hoá, mua bán bản quyền, vận chuyển...).
Chúng ta không nên lẫn lộn điều khoản trọng tài với hợp đồng chính mà nó dẫn
chiếu tới. Bởi đây là hai loại thỏa thuận có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau:
Điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có
tranh chấp phát sinh giữa các bên cịn Hợp đồng chính quy định nghĩa vụ và quyền
lợi của các bên. Thơng thường điều khoản trọng tài có một mức độ độc lập nhất
định đối với hợp đồng chính. Điều khoản này không bị tác động bởi những lý do vô
hiệu của hợp đồng chính. Nói một cách khác, việc vơ hiệu của hợp đồng chính
khơng thể ảnh hưởng tới tiến trình tố tụng bằng trọng tài.
Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là hợp đồng chính khơng có ảnh hưởng gì
tới điều khoản trọng tài. Có những lý do vơ hiệu có tác động tới cả hai thoả thuận
trên như vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi ký kết hoặc sự khơng có năng lực trong
ký kết hợp đồng của các bên.
Về mặt pháp lý, Điều 343 Luật dân sự của Rumani (luật được chọn để điều
chỉnh hợp đồng) có quy định: "Hiệu lực của điều khoản trọng tài độc lập với hiệu
lực của hợp đồng chứa đựng nó".
Thực tế, vấn đề hợp đồng chính trong vụ việc này có hiệu lực hay khơng cũng
cịn phải xem xét lại bởi theo thoả thuận mới giữa hai bên (Bị đơn yêu cầu và
Nguyên đơn chấp nhận yêu cầu đó), việc giao hàng được tiến hành trước khi thư tín
dụng được mở, tức là điều khoản bảo lưu khơng cịn nữa. Tuy nhiên, trong vụ việc
này ủy ban trọng tài chỉ có nhiệm vụ xem xét xem điều khoản trọng tài trong hợp
đồng có hiệu lực hay khơng. Với lập luận rằng "vì thoả thuận trọng tài là một thoả
thuận độc lập nên dù hợp đồng chính bị tác động bởi điều khoản bảo lưu, thoả thuận
này vẫn không hề bị ảnh hưởng bởi điều khoản bảo lưu nói trên", trọng tài quyết
định mình có thẩm quyền giải quyết và bác u cầu của Bị đơn.
1.2.3 Vai trò của thỏa thuận trọng tài trong quá trình tố tụng

Đối với quá trình tố tụng trọng tài, có thể nói rằng thỏa thuận trọng tài chính là
chiếc chìa khóa để mở cổng. Bởi vì trong giai đoạn bắt đầu quá trình tố tụng thì hiệu
lực của thỏa thuận trọng tài chính là một trong những yếu tố đầu tiên mà Hội đồng

14


trọng tài phải xem xét. Không chỉ dừng lại ở đó, việc chứng minh thỏa thuận trọng
tài vơ hiệu cũng có thể dẫn tới hệ quả vơ hiệu phán quyết trọng tài.
1.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi có thỏa thuận trọng tài
1.3.1 Thỏa thuận trọng tài là cơ sở để Tòa án từ chối thụ lý vụ việc
Hiện nay chúng ta có hai cơ chế tài phán chính khi các bên có tranh chấp là cơ
chế tài phán nhà nước (cơ chế tài phán công) và cơ chế tài phán tư bằng Trọng tài.
Cơ chế tài phán nhà nước được thực hiện thơng qua Tịa án. Đối với những tranh
chấp như tranh chấp về hợp đồng, cơ chế tài phán nhà nước này được điều chỉnh
bởi các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Còn đối với cơ chế tài phán tư bằng
Trọng tài được ghi nhận là Trọng tài thương mại, chúng ta có quy định trong Luật
Trọng tài thương mại 2010 và văn bản hướng dẫn có liên quan.
Pháp luật Việt Nam cũng như nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới đều ghi
nhận nguyên tắc, khi các bên có thỏa thuận Trọng tài hợp pháp, Tịa án khơng có
thẩm quyền xét xử. Theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003,
“tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp các bên có thỏa thuận Trọng tài”. Bên cạnh đó, Điều 5 của Pháp lệnh còn quy
định “trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận Trọng tài, nếu một bên khởi
kiện tại Tịa án thì Tịa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận Trọng tài
vô hiệu”.
Quy định gần tương tự được nhắc lại trong Luật Trọng tài thương mại năm
2010. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010,
“tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận Trọng tài” và
“trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận Trọng tài mà một bên khởi

kiện tại Tịa án thì Tịa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận Trọng tài
“vô hiệu” hoặc thỏa thuận Trọng tài “không thể thực hiện được”. Thực ra tinh thần
của các quy định này đã tồn tại trong Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế vì theo
khoản 5 Điều 32 của Pháp lệnh, “Tịa án trả lại đơn kiện trong những trường hợp sự
việc đã được các bên thỏa thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục Trọng tài”.

15


1.3.2 Phân định thẩm quyền giữa Tòa án và Trọng tài
Việc phân định thẩm quyền giữa Tòa án và Trọng tài thương mại phát sinh khi
những tranh chấp dưới đây được đưa ra tòa án (Điều 2 Luật Trọng tài thương mại
2010):
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, nghĩa là hoạt
động nhằm tạo ra lợi nhuận, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đầu tư
(khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005).
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên khi ít nhất một bên tham gia hoạt động
thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà luật quy định rằng có thể giải quyết bằng
trọng tài. Ví dụ, tranh chấp về hàng hải theo quy định tại Điều 338 Bộ luật hàng hải
2015, tranh chấp về nghị quyết của Hội đồng thành viên, của Đại hội cổ đông theo
Điều 63 và Điều 147 Luật doanh nghiệp 2014.
Khi những tranh chấp này được đưa ra Tòa án, Tòa án phải xem xét kỹ lưỡng
và cân nhắc những tài liệu kèm theo đơn để ra quyết định phù hợp trong từng
trường hợp cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Tịa án phải trả lại
đơn và tài liệu kèm theo cho người khởi kiện nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Tồn tại thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và giá trị pháp lý để giải quyết tranh
chấp đó (theo điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2014); hoặc
- Đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài đang xử

lý tranh chấp (theo điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2014); hoặc
- Điều khoản giải quyết tranh chấp mà các bên thỏa thuận quy định về cả trọng
tài và Tòa án mà một trong các bên đã khởi kiện ra trọng tài, thì Tịa án phải áp
dụng quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 để trả lại đơn (theo khoản
4 Điều 2 Nghị quyết 01/2014).
Thứ hai, nếu Tòa án đã thụ lý vụ tranh chấp thuộc tình huống trên, Tịa án phải
đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn và tài liệu kèm theo (theo điểm c khoản 2 Điều
2 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 01/2014).
16


Thứ ba, nếu Toà án sơ thẩm đã giải quyết mà Toà án cấp phúc thẩm mới phát
hiện tranh chấp thuộc tình huống trên, Tồ án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và
đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn và tài liệu kèm theo.
Thứ tư, tòa án phải xem xét thụ lý và giải quyết vụ án theo thẩm quyền nếu vụ
tranh chấp thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khơng có thỏa thuận trọng tài; hoặc
- Có bản án/quyết định có hiệu lực của Tịa án hoặc quyết định/phán quyết có
hiệu lực của trọng tài quyết định rằng khơng có thỏa thuận trọng tài nào liên quan
đến tranh chấp (theo điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2014); hoặc
- Có quyết định của Tịa án hủy phán quyết trọng tài hoặc hủy quyết định của
Hội đồng trọng tài về việc công nhận thỏa thuận trọng tài của các bên, trừ trường
hợp các bên thỏa thuận lại về việc sẽ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (theo điểm
a khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2014); hoặc
- Có quyết định của Hội đồng trọng tài đình chỉ giải quyết tranh chấp theo quy
định tại khoản 1 Điều 43; điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 Luật Trọng tài thương
mại (theo điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2014); hoặc
- Thỏa thuận trọng tài khơng thể thực hiện được vì các lý do sau:
Trung tâm trọng tài được các bên lựa chọn đã chấm dứt hoạt động mà
khơng có tổ chức trọng tài nào kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc

lựa chọn trung tâm trọng tài khác giải quyết tranh chấp (theo khoản 1 Điều 4
Nghị quyết 01/2014);
Trọng tài viên mà các bên lựa chọn cho trọng tài vụ việc không thể tham
gia giải quyết tranh chấp vào thời điểm tranh chấp phát sinh; hoặc trung tâm
trọng tài hay Tịa án khơng thể tìm được trọng tài viên như các bên thỏa thuận
và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn trọng tài viên thay thế (theo
khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 01/2014);
Trọng tài viên do các bên lựa chọn cho trọng tài vụ việc từ chối việc được
chỉ định vào thời điểm tranh chấp phát sinh hoặc Trung tâm trọng tài từ chối

17


việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn
Trọng tài viên khác để thay thế (theo khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 01/2014);
Người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp
như được ghi nhận tại điều khoản trọng tài trong điều kiện chung về cung cấp
hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn (theo khoản 5 Điều 4 Nghị quyết
01/2014).
- Điều khoản giải quyết tranh chấp mà các bên thỏa thuận quy định về cả Trọng
tài và Tịa án nhưng khơng bên nào u cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp. Trong
trường hợp này, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải
quyết hay chưa. Nếu chưa bên nào u cầu Trọng tài giải quyết thì Tịa án thụ lý
giải quyết theo thủ tục chung (theo điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 01/2014).
Khi xem xét tranh chấp thuộc thẩm quyền của Toà án hay của Trọng tài, Tịa án
chỉ tiếp tục giải quyết (tức khơng từ chối thụ lý) trong trường hợp thoả thuận trọng
tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được. Đối với các trường
hợp thỏa thuận trọng tài không rõ về hình thức trọng tài hay tổ chức trọng tài cụ thể
thì theo quy định tại khoản 5 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại, thỏa thuận trọng
tài đó khơng thuộc trường hợp không thực hiện được và vụ việc vẫn thuộc thẩm

quyền giải quyết của trọng tài.
1.3.3 Thỏa thuận trọng tài liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
Việc tranh chấp của các bên có thể được giải quyết bằng trọng tài hay không là
dựa trên cơ sở có một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. Thêm vào đó, theo ngun
tắc về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài, thì một thỏa thuận trọng tài hoàn toàn
độc lập với hợp đồng chứa đựng thỏa thuận trọng tài đó. Do vậy, việc sửa đổi, gia
hạn hoặc đình chỉ hợp đồng, hoặc hợp đồng vơ hiệu hay không thể thực hiện được
không làm thỏa thuận trọng tài vơ hiệu.
Vấn đề là giữa Tịa án và Hội đồng trọng tài, cơ quan nào sẽ có thẩm quyền
quyết định xem liệu thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp lý hay không. Một nguyên
tắc nổi tiếng là Hội đồng trọng tài có thẩm quyền tự xem xét thẩm quyền của mình
(nguyên tắc thẩm quyền về thẩm quyền). Do vậy, chính Hội đồng trọng tài sẽ tự
quyết định liệu mình có thẩm quyền hay khơng.

18


×