THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
2.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của BIDV
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trong quá trình phát triển, để đáp ứng nhu cầu của đất nước, ngày 26/04/1957 Thủ
tướng chính phủ đã ra quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
theo nghị định số177/TTg. Trong 50 năm ra đời và phát triển (1957 – 2007), BIDV đã có
những tên gọi:
-Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
-Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
BIDV là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng
công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và
các Công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (2 ngân hàng và 1 công
ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng.
Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát
triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện
đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác
chặt chẽ với các Doanh nghiệp, Tổng công ty. BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với
hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới.
BIDV là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư
phát triển. Quá trình 43 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai
đoạn lịch sử của đất nước.
2.1.1.1. Giai đoạn 1957 - 1975
Đây là thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thời kỳ xây
dựng và bảo vệ tổ quốc
Từ năm 1957 đến năm 1960, thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất BIDV đã cung ứng 1.483 tỷ đồng (theo giá năm 1960) tương đương 14.830 tỷ đồng
(theo giá năm 1995) cho kiến thiết cơ bản, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục
kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tạo đà bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Những công trình hoàn thành vào thời kỳ này như: hệ thống đê điều, công trình Đại
thuỷ nông Bắc Hưng Hải - công trình đại thuỷ nông đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà sau chiến tranh chống Pháp; các mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; các nhà máy điện
Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Nhà máy Xi măng Hải phòng; Đài phát thanh Mễ Trì; Trường Đại
học Bách khoa, Đại học Kinh tế - Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân), Đại học Thuỷ
lợi... có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự chăm lo của Đảng, của Nhà nước củng cố niềm
tin của nhân dân vào chế độ mới.
Ngày 19/11/1960, Chính phủ đã có Nghị định số 64 ban hành Quy chế quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản do BIDV chuẩn bị. Đây là quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấm dứt thời kỳ quản lý vốn theo chế độ thực thanh
thực chi sang đầu tư có trình tự, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành theo thiết
kế được duyệt. Thời kỳ này, BIDV đã cung ứng vốn 3.267 tỷ đồng (theo giá 1964) tương
đương 22.000 tỷ đồng (theo giá năm 1995) và mang lại thu nhập quốc dân toàn xã hội là 19,7
tỷ đồng (tương đương 197.000 tỷ đồng theo giá năm 1995); hiệu quả thu nhập quốc dân mang
lại trên 1 đồng vốn đầu tư đạt 0,49 đồng, có những năm đạt 0,55 đồng. BIDV đã góp phần đưa
hàng trăm công trình hoàn thành vào sử dụng như: khu công nghiệp Cao Xà Lá Thượng đình -
Hà nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên - đứa con đầu lòng của nền
công nghiệp luyện kim Việt Nam, Đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh,
đường dây điện cao thế 110 KV Đông Anh - Thái nguyên, Nhà máy thuỷ điện Bản Thạch -
Thanh hoá, Nhà máy đường Vạn Điểm - Hà đông, Nhà máy điện Uông Bí, Đài phát thanh
tiếng nói dân tộc khu tự trị Việt Bắc, Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, Nhà máy phân lân
Văn Điển, công trình thuỷ lợi và thuỷ điện Khuôi Sao (huyện Tràng Định Tỉnh Lạng Sơn),
Cầu Hàm Rồng và đoạn đường sắt Hàm Rồng - Vinh, hệ thống thuỷ nông Nam Hà gồm 6 trạm
bơm lớn: Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trì, Nhâm Tràng, Như Trái, Trường Đại học
Giao Thông Vận Tải v.v...
2.1.1.2. Giai đoạn 1976 - 1989
Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
BIDV đã góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đại hội Đảng lần
thứ IV,V,VI và phương hướng đầu tư để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, tạo những tiền
đề để đầu tư phát triển kinh tế.
Trong thời kỳ này, BIDV đã cung cấp 237,6 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản (theo
giá năm 1982) tương đương 26.275 tỷ đồng (theo giá năm 1995). BIDV đã cung cấp vốn cho
các công trình nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu
tiên vốn cho những công trình trọng điểm, công trình then chốt của nền kinh tế quốc dân.
BIDV đã góp phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch. Trong đó có những
công trình quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt nam, 3 tổ máy
của nhà máy nhiệt điện Phả lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch, nhà máy sửa
chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long, Các nhà máy sợi Nha trang, Hà
nội, Nhà máy giấy Vĩnh Phú, Nhà máy đường La Ngà, Cầu Thăng Long, Cầu Chương Dương,
Hồ Dầu Tiếng, Phú Mỹ, Kè Gỗ, Dầu khí Việt - Xô... BIDV đã góp phần cùng với nhân dân cả
nước thực hiện 2 nhiệm vụ chính trị: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2.1.1.3. Giai đoạn từ 1990 - nay
Đây là giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Bước vào thời kỳ thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, hoạt động của
BIDV có những thuận lợi cũng như những khó khăn, thử thách. Về thuận lợi: có các nghị
quyết đại hội Đảng lần thứ 6, lần thứ 7, lần thứ 8 soi đường và được sự chỉ đạo trực tiếp của
Chính phủ, Ban cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN. Song bên cạnh những thuận lợi, hoạt động
của BIDV cũng gặp không ít những khó khăn, thử thách như:
- Là một ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển những nguồn vốn của
BIDV còn ít, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý.
- Nhiều hoạt động của Ngân hàng còn sơ khai, chưa được ứng dụng các công nghệ hiện
đại.
- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập...
- Đặc biệt từ năm 1995, khi chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn từ BIDV sang Tổng cục đầu
tư (thuộc Bộ Tài chính), BIDV thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại nhưng lại
bước vào thương trường sau các ngân hàng thương mại nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy
vậy, toàn hệ thống BIDV đã phát huy những thuận lợi; nhận thức rõ những khó khăn, thử
thách; với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, tự tin và tinh thần không chùn bước trước mọi khó
khăn BIDV luôn quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng của BIDV
2.1.2.1. Nhiệm vụ của BIDV
Nhiệm vụ của BIDV là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng,
dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng
cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát
triển kinh tế Đất nước. Cùng với 50 năm trưởng thành và phát triển, BIDV đã đang và ngày
càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá
trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước.
2.1.2.2. Chức năng và đặc điểm hoạt động
Với nhiệm vụ trên, nên các sản phẩm dịch vụ của BIDV gồm có:
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại.
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân
thọ.
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh
nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư.
- Đầu tư Tài chính: + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án.
Với cơ cấu dịch vụ như trên, nên BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối
lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:
- Ngân hàng thương mại:
+ 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục
ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng.
+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
- Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa)
- Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao
dịch 3)
Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh
- Đầu tư – Tài chính:
+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý
Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,...
+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public
(VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga
(VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV.
Khối sự nghiệp:
- Trung tâm Đào tạo (BTC).
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV
Cơ cấu tỏ chức của BIDV được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV
HỆ THỐNG BIDV
- Hội đồng quản trị- Ban tổng giám đốc- Các Hội đồng, các Phòng, Ban
VDI – PUBLIC Bank Trụ sở chính ở Hà Nội LAO – VIET BankTrụ sở chính tại Công ty liên doanh Tháp BIDV Trụ sở chính tại Hà Nội Công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV – parner (BVIM) Trụ sở chính tại Hà Nội – RUSIAN Bank (VRB) Trụ sở chính tại Hà Nội
Công ty cho thuê tài chính I (BLCI)Trụ sở chính tại Hà Nội Công ty cho thuê tài chính II (BLCII)Trụ sở chính tại Tp. HCM Công ty chứng khoán (BSC)Trụ sở chính tại Hà Nội Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC)Trụ sở chính tại Hà Nội Công ty bảo hiểm BIDV (BIC)Trụ sở chính tại Hà Nội
2.2. Khái quát thực trạng hoạt động Thanh toán Quốc tế tại các ngân hàng Việt Nam
trong thời gian qua
2.2.1. Những thành quả đạt được
Trong những năm qua, hoạt động TTQT tại Việt Nam đang ngày càng phát triển, đưa
lại nguồn phí không nhỏ cho hoạt động của các ngân hàng, và góp phần thúc đẩy hoạt động
XNK trong nước phát triển mạnh mẽ. Những thành quả đạt được có thể kể đến là:
Hiện đại hoá phương thức thanh toán.
Có thể thấy trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của đất nước trong thời
ký hội nhập, các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước đã không ngừng phát triển
hoàn thiện mình. Ngoài việc thay đổi tác phong làm việc, mở rộng thị trường, thì vấn để hiện
đại hoá phương thức thanh toán cũng đã được chú trọng.
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển từ nền kinh tế tiền mặt sang sử dụng các
hình thức thanh toán thông qua ngân hàng. Thói quen cất giữ tài sản dưới hình thức trữ vàng
và các hình thức tài sản khác cũng dần được thay đổi khi người dân nhận thức được tính tiện
lợi và an toàn mà các dịch vụ ngân hàng đem lại. Các hình thức thanh toán hiện đại như thẻ tín
dụng, thanh toán qua ATM, Internet, điện thoại… sẽ là một trong những xu hướng tương lai.
Cùng với xu hướng đó, các phương thức thanh toán trong TTQT của các ngân hàng thương
mại và tổ chức tài chính ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đang từng bước hiện đại
hoá. Các ngân hàng thương mại của Việt Nam đã tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu
SWIFT, mạng lưới liên kết với hơn 1.200 NH và các chi nhánh ở 85 quốc gia trên toàn cầu.
Đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng,
Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng. Tuy các ngân
hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta thường giao dịch nhất, nhưng hiện nay không
phải tất cả các tổ chức tài chính đều chỉ là các ngân hàng, mà trong xu hướng hội nhập
quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương
mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính... đang cạnh tranh
mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ tài chính, thu hút khách hàng, do đó thị trường tài chính
trong nước đang ngày càng trở nên sôi động.
Ứng dụng công nghệ và đầu tư trang thiết bị hạ tầng cơ sở phục vụ cho các dịch vụ
thanh toán. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng được các ngân hàng xem là mục tiêu
chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh và thu hút khách
hàng trong nước. Đặc biệt là cơ chế thanh toán ngày càng nhanh chóng, an toàn, tiện lợi
và có tính hệ thống, đồng bộ. Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban
đầu, nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút nhiều khách hàng, quản trị
được rủi ro do thông tin nhanh chóng, công tác điều hành hiệu quả, đặc biệt là ngân
hàng sẽ huy động nhiều tiền gởi thanh toán (lãi suất thấp) do thanh toán dễ dàng, tiện
lợi và mở rộng kênh phân phối.
Chính phủ và các tổ chức kinh tế, xã hội, công chúng đã nhận thức được tầm quan trọng
của hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng trong
những năm qua tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau chương trình hiện
đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Sự ra đời của
nhiều phương tiện và phương thức thanh toán mới gắn với hệ thống thanh toán hiện đại
đã được thiết lập và vận hành đang tạo ra tiền đề cho những thay đổi lớn.
Hoạt động thanh toán đã góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của người dân được
thuận lợi hơn, đặc biệt là nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước, góp phần thúc
đẩy kinh tế trong nước phát triển, bắt kịp với trình độ của các quốc gia trên thế giới. Với vai
trò quan trọng như thế, nên trong những năm vừa qua Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội
đều rất chú trọng đến phát triển và hiện đại hoá các phương thức thanh toán của các ngân hàng
thương mại và tổ chức tài chính trong nước.
2.2.2. Một số hạn chế
Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán còn hạn chế
và ít hiệu quả. Hạ tầng kỹ thuật của các ngân hàng không đồng bộ, vẫn còn ngân hàng
chưa tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng đã và
đang tích cực đầu tư để đổi mới và hiện đại hoá công nghệ và nâng cao trình độ quản
lý, quản trị điều hành; nhưng nhìn chung các ngân hàng thương mại Việt Nam còn bị tụt
hậu so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới về công nghệ và trình độ quản
lý.
Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa
được phong phú. Bên cạnh đó, tâm lý thích sử dụng tiền mặt đã hạn chế rất nhiều trong
các thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển của nền kinh
tế, sự phát triển của tài khoản cá nhân kể về số lượng lẫn số dư trên tài khoản vẫn còn
hạn chế. Đây là khó khăn của ngân hàng trong hoạt động thanh toán thẻ điện tử, thanh
toán không dùng tiền mặt.
Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa đáp ứng
đòi hỏi về tác phong phục vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đánh giá thực trạng nhân lực