Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.68 KB, 18 trang )

1
GV hướng dẫn: Đào Hùng Chuyên đề tốt nghiệp
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1Mục tiêu và định hướng mở rộng
3.1.1 Chính sách của Nhà nước đối với các DNV&N hiện nay.
Xác định tầm quan trọng của các DNV&N đối với sự phát triển kinh
tế đất nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, 5 năm trở lại đây, Chính
phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức cao nhất
hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế
này. Có thể thấy rõ, hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đang dần
được cải thiện và ngày càng có chuyển động tích cực. Các DNV&N ngày
càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và bình đẳng hơn, tình trạng phân
biệt, đối xử so với các doanh nghiệp nhà nước giảm nhiều. Đặc biệt, ở một
số yếu tố quan trọng, có tính chất sống còn với sự tồn tại và phát triển của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ như việc tiếp cận với các nguồn vốn, công
nghệ, đất đai, lao động, thông tin thị trường đã được mở thông thoáng hơn
rất nhiều so với những năm trước đây. Cụ thể:
Chính phủ trợ giúp đầu tư thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng,
áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
đầu tư vào một số ngành nghề, bao gồm ngành nghề truyền thống và tại các
địa bàn cần khuyến khích.
Chính phủ khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và
thể nhân góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ để bảo
lãnh cho các doanh nghiệp khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn
của các tổ chức tín dụng.
3.1.2 Mục tiêu phát triển tín dụng của toàn hệ thống BIDV.
Lê Thị Thu Trang Lớp: Ngân hàng 46A
1


1
2
GV hướng dẫn: Đào Hùng Chuyên đề tốt nghiệp
- Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh tín dụng, tạo vị thế,
hình ảnh và thương hiệu riêng.
- Đảm bảo phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại để phát triển bền vững, từng
bước hội nhập theo thông lệ quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sức cạnh
tranh, phát triển và hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ, kiểm soát được
rủi ro.
- Đảm bảo tuân thủ luật pháp, các qui định quản lý của Ngân hàng Nhà
nước và của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, hướng dần tới thông
lệ quốc tế.
- Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cấp tín dụng, quản lý tín dụng, quản
lý rủi ro tín dụng và các giới hạn do Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Tích cực, chủ động trong động viên và sử dụng các nguồn lực, góp
phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia.
- Đảm bảo định hướng và kiểm soát chất lượng, hiệu quả việc xây dựng
và thực thi các qui trình tín dụng, qui trình quản lý, đo lường, giám sát hoạt
động tín dụng, phân định rõ chức trách, nhiệm vụ của các cấp điều hành, các
đơn vị, cá nhân có liên quan trong hoạt động tín dụng.
- Phát triển, triển khai và hoàn thiện các sản phẩm tín dụng đa dạng,
nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu hợp lý của khách hàng,
hướng dần theo thông lệ quốc tế, đồng thời, thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm,
dịch vụ theo hướng hội nhập.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng theo hướng bảo đảm hiệu quả,
an toàn, chất lượng cho khách hàng và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt
Nam.
- Tạo lập một cơ chế thích hợp để động viên các nguồn lực trong nước,
tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước. Góp phần bảo đảm an toàn hệ thống
tài chính, tiền tệ quốc gia, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế. Gắn liền và

Lê Thị Thu Trang Lớp: Ngân hàng 46A
2
2
3
GV hướng dẫn: Đào Hùng Chuyên đề tốt nghiệp
thúc đẩy quá trình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ
cấu ngành và thành phần kinh tế, đặc biệt trên các địa bàn kinh tế trọng
điểm, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Góp phần đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, nâng cao
đời sống của nhân dân. Bảo đảm hài hoà, gắn tăng trưởng với chất lượng tín
dụng và giới hạn an toàn vốn theo qui định.
3.1.3 Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với
DN vừa và nhỏ tại SGD BIDV
Các DNV&N là một tập hợp to lớn đóng góp vào sự tăng trưởng của
nền kinh tế và cũng là một thị trường đầy tiềm năng đối với các NHTM.
Nắm bắt cơ hội, Sở giao dịch đang tiến hành một số công việc cụ thể về
chính sách tín dụng, về thủ tục vay vốn, về các dịch vụ kèm theo…để tạo
điều kiện tốt nhất để tiếp cận với đối tượng khách hàng DNV&N. Cụ thể:
• Ưu tiên đối tượng khách hàng sử dụng trọn gói sản phẩm dịch
vụ ngân hàng.
• Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng.
• Coi chất lượng và an toàn hoạt động tín dụng là mục tiêu hàng
đầu, gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượng và
hiệu quả tín dụng. Hạn chế việc gia tăng nợ xấu mới.
• Tiếp tục đổi mới thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản,
thuận tiện. Thực hiện cải tiến quy trình giao dịch, thẩm định, xét
duyệt, cho vay theo quy trình ISO và luôn lắng nghe ý kiến phản hồi
của khách hàng.
3.2Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DN vừa và nhỏ tại SGD
BIDV

Sau khi tìm hiểu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng
hoạt động cho vay đối với các DNV&N tại Sở giao dịch cũng như căn cứ
Lê Thị Thu Trang Lớp: Ngân hàng 46A
3
3
4
GV hướng dẫn: Đào Hùng Chuyên đề tốt nghiệp
vào định hướng phát triển của BIDV Việt Nam nói chung và Sở giao dịch
nói riêng, để có thể mở rộng hoạt động cho vay đối với DNV&N em xin đề
xuất một số ý kiến:
Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động phong phú, đa
dạng nhưng đồng thời, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nhất. Bởi vậy, để
đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững,
hướng dần tới thông lệ quốc tế, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín
dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm nội tại và tính đặc thù của
hệ thống, phát huy được các thế mạnh, khắc phục, hạn chế được các điểm
yếu vì mục tiêu an toàn, rõ ràng, lành mạnh và áp dụng thống nhất trong
toàn hệ thống.
3.2.1 Chính sách tín dụng.
Ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc
thị trường và nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của từng chi
nhánh. Cải tiến thủ tục cho vay đối với các DNV&N theo hướng đơn giản,
rõ ràng hơn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét
duyệt cho vay. Đồng thời, cần đa dạng hoá hơn nữa các hình thức bảo đảm
tín dụng để thích ứng với đặc điểm của các DNV&N, tiếp tục nghiên cứu và
triển khai mạnh việc phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới
cung cấp đến tận tay các doanh nghiệp như dịch vụ tư vấn, môi giới đầu tư
chứng khoán, bảo quản vật có giá, cung cấp các dịch vụ sản phẩm bảo hiểm,
uỷ thác...
Chính sách về tài sản đảm bảo.

Tài sản đảm bảo được coi là một tiêu chuẩn khi xét duyệt cho vay,
nhưng phải thấy rằng đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nói
cách khác không phải là tiêu chuẩn mang tính nguyên tắc. Song, đôi khi
ngân hàng xếp tài sản đảm bảo vào vị trí số một và thậm chí có nhiều trường
Lê Thị Thu Trang Lớp: Ngân hàng 46A
4
4
5
GV hướng dẫn: Đào Hùng Chuyên đề tốt nghiệp
hợp coi nó như là tiêu chuẩn duy nhất. Chính tư duy này đã dẫn đến xuất
hiện hàng loạt các rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Thực tế là hiên nay vì không có tài sản thế chấp mà nhiều DNV&N
phải quay lưng lại với ngân hàng, bỏ lỡ các cơ hội và dự án kinh doanh có
hiệu quả. Để tìm được lối ra cho bài toán DNV&N ngân hàng cần có những
thay đổi về chính sách tài sản đảm bảo. Tôi xin đưa ra một số biện pháp như:
Ngân hàng chấp nhận cho DNV&N vay vốn nếu dự án khả thi với
điều kiện doanh nghiệp phải có 50% tài sản thế chấp, 50% còn lại sẽ là vốn
của ngân hàng. Trong trường hợp các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội
các DNV&N chưa có đủ 50% vốn vay mà dự án có triển vọng thì ngân hàng
có thể yêu cầu Hiệp hội DNV&N sẽ rót “vốn” tham gia đầu tư cho đủ yêu
cầu để hỗ trợ doanh nghiệp vay được vốn ngân hàng thực hiện dự án (đây là
sự hỗ trợ các doanh nghiệp do hiệp hội đưa ra).
Vấn đề tài sản đảm bảo cũng có thể được giải quyết bằng việc gia tăng
việc cho vay tín chấp. Hiện nay, các DNV&N đang được hưởng chính sách
ưu đãi của Nhà nước về việc vay vốn, những doanh nghiệp có dự án đầu tư,
phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay và đáp
ứng được một số yêu cầu khác nhưng không có đủ tài sản đảm bảo theo yêu
cầu của ngân hàng sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng các tỉnh thành trực thuộc
trung ương cấp bảo lãnh tín dụng. Để tạo điều kiện cho các DNV&N phát
triển đồng thời mở rộng hoạt động cho vay, ngân hàng có thể chấp nhận

những hồ sơ vay vốn có sự bảo lãnh vay vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể cho phép doanh nghiệp đảm bảo
bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay hoặc mở rộng danh sách các tài sản
được chấp nhận là tài sản đảm bảo.
Lê Thị Thu Trang Lớp: Ngân hàng 46A
5
5
6
GV hướng dẫn: Đào Hùng Chuyên đề tốt nghiệp
Phương thức cho vay
Để tạo điều kiện tốt nhất cho các DNV&N vay vốn ngân hàng cần đa
dạng hóa các hình thức cho vay. Điều này vừa góp phần đáp ứng được nhu
cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp lại giảm thiểu rủi ro cho ngân
hàng. Ngân hàng cần nghiên cứu và đưa ra những phương thức cho vay phù
hợp nhất với đặc điểm của loại hình DNV&N.
Bên cạnh những hình thức cho vay từng lần, cho vay thấu chi, cho vay
theo hạn mức…,ngân hàng nên áp dụng các hình thức như cho thuê tài
chính, chiết khấu giấy tờ có giá…đối với DNV&N.
Với hình thức cho thuê tài chính, Ngân hàng gián tiếp cho doanh
nghiệp vay bằng cách mua tài sản về để cho doanh nghiệp thuê. Vì tài sản
cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng nên ngân hàng có thể thu
hồi để bán hoặc cho người khác thuê khi người thuê không trả nợ được, điều
này góp phần làm giảm thiệt hại cho ngân hàng. Còn về các doanh nghiệp,
họ có thể xử dụng tài sản mà lại không cần tài sản đảm bảo mà chỉ cần làm
hợp đồng thuê tài sản. Sau khi hết hạn hợp đồng doanh nghiệp có thể lựa
chọn giữa việc mua lại hoặc hoàn trả lại lại tài sản cho ngân hàng.
Hạn mức cho vay
Theo nguyên tắc, mức cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp
được tính toán dựa trên tổng mức vốn đầu tư, hiệu quả của dự án…Thực tế,
tại Sở giao dịch, mức cho vay đối với các DNV&N chủ yếu lại được xác

định dựa trên giá trị tài sản đảm bảo (Cho vay tối đa bằng 80% giá trị tài sản
đảm bảo được định giá)
Để mở rộng hoạt động cho vay, ngân hàng cần linh hoạt hơn trong
việc xác định mức cho vay, không nhất thiết phải là 80% giá trị tài sản đảm
bảo mà nên xử lý hài hòa kết hợp cả tính khả thi của dự án và giá trị tài sản
đảm bảo. Ví dụ như ngân hàng có thể xây dựng bảng điểm cho dự
Lê Thị Thu Trang Lớp: Ngân hàng 46A
6
6
7
GV hướng dẫn: Đào Hùng Chuyên đề tốt nghiệp
án/phương án sản xuất kinh doanh, ở một mức điểm nào đấy ngân hàng quy
định mức cho vay tối đa bằng một tỷ lệ xác định so với giá trị tài sản đảm
bảo. Tỷ lệ này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.
3.2.2 Thủ tục cho vay
Với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế như hiện nay, cơ hội kinh
doanh chỉ xuất hiện tại một thời điểm nào đó, nếu doanh nghiệp không
nhanh chóng nắm bắt thì sẽ tự đánh mất đi cơ hội kinh doanh của mình. Vì
vậy để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nắm bắt
những cơ hội kinh doanh tốt, ngân hàng cần phải hoàn thiện thủ tục cho vay
theo hướng giản thiểu thời gian những vẫn phải đảm bảo an toàn cho hoạt
động cho vay. Có một số biện pháp có thể được áp dụng như:
• Ngân hàng cần xây dựng một trung tâm dữ liệu luôn
cập nhật tất cả những thông tin, số liệu về tất cả các doanh nghiệp hoạt động
trong thị phần mà ngân hàng cần nhắm tới. Trung tâm dữ liệu này sẽ hỗ trợ
cho ngân hàng rất nhiều trong việc tránh được những khoản cho vay đối với
các doanh nghiệp có hành vi lừa đảo cũng như giúp quá trình thẩm định
khách hàng được rút ngắn lại vì ngân hàng không phải thẩm định lại tính
minh bạch của thông tin do doanh nghiệp cung cấp cũng như không phải tốn
thời gian để thu thập và tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp. Ngoài ra nắm

bắt thông tin về doanh nghiệp còn giúp ngân hàng xác định được khi nào
doanh nghiaapj cần sử dụng dịch vụ ngân hàng và cung cấp đến tay họ
những sản phẩm dịch vụ kịp thời nhất.
• Một biện pháp khác là chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ
tín dụng vào từng đối tượng doanh nghiệp. Ví dụ: mỗi nhóm cán bộ tín dụng
được phân công đảm nhiệm việc cho vay đối với nhóm doanh nghiệp hoạt
động trong một ngành nghề kinh doanh riêng. Việc chuyên môn hóa sẽ giúp
các cán bộ tín dụng am hiểu được lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh,
Lê Thị Thu Trang Lớp: Ngân hàng 46A
7
7

×