Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu thực trạng các mô hình thương mại bán lẻ trường hợp nghiên cứu ngành hàng tiêu dùng tại thị trường TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 81 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018

TÊN CÔNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁC MƠ HÌNH THƯƠNG
MẠI BÁN LẺ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG
TẠI THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC – KINH TẾ PHÁT TRIỂN – KINH TẾ CHÍNH
TRỊ

Mã số cơng trình: …………………………….


i

MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ...........................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI BÁN LẺ VÀ CÁC KHÁI
NIỆM LIÊN QUAN .......................................................................................................9
1.1.

Thương mại bán lẻ .............................................................................................9

1.1.1.



Thương mại .................................................................................................9

1.1.2.

Bán lẻ.........................................................................................................10

1.1.3.

Đặc trưng và vai trò của thương mại bán lẻ ..............................................11

1.1.4.

Các hình thức mơ hình thương mại bán lẻ ................................................13

1.2.

Các khái niệm về mơ hình bán lẻ .....................................................................14

1.2.1.

Chợ truyền thống .......................................................................................14

1.2.2.

Siêu thị.......................................................................................................16

1.2.3.

Cửa hàng tiện lợi .......................................................................................19


1.2.4.

Cửa hàng trực tuyến (Mua sắm trực tuyến) ..............................................21

1.3.

Kinh nghiệm phát triển các mơ hình thương mại bán lẻ trên Thế giới ............23

1.3.1.

Thương mại bán lẻ tại Mỹ .........................................................................24

1.3.2.

Thương mại bán lẻ tại Nhật.......................................................................25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC MƠ HÌNH THƯƠNG MẠI BÁN LẺ CỦA
NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 28
2.1.

Thực trạng chung ngành bán lẻ tại Việt Nam ..................................................28

2.1.1.

Thị trường bán lẻ tại Hà Nội .....................................................................28

2.1.2.

Thị trường bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh .........................................29


2.2.

Thực trạng một số mơ hình thương mại bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh ..30

2.2.1.

Chợ truyền thống .......................................................................................30

2.2.2.

Mơ hình Siêu thị ........................................................................................35


ii

2.2.3.

Cửa hàng tiện lợi .......................................................................................40

2.2.4.

Cửa hàng trực tuyến ..................................................................................44

2.3.

Đánh giá chung thực trạng phát triển của các mơ hình thương mại bán lẻ .....48

2.3.1.


Những thành tựu đạt được.........................................................................48

2.3.2.

Những mặt hạn chế còn tồn tại .................................................................50

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHANH VỀ XU HƯỚNG LỰA CHỌN
CÁC MƠ HÌNH THƯƠNG MẠI BÁN LẺ ...............................................................53
3.1.

Mô tả khảo sát ..................................................................................................53

3.1.1.

Chọn mẫu khảo sát ....................................................................................53

3.1.2.

Mô tả mẫu khảo sát ...................................................................................53

3.1.3.

Mục tiêu của khảo sát:...............................................................................55

3.2.

Kết quả khảo sát ...............................................................................................55

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TỪNG MƠ HÌNH ..............................................................................................60

4.1.

Kết luận ............................................................................................................60

4.2.

Giải pháp đề xuất cho sự phát triển của các mơ hình thương mại bán lẻ ........60

4.2.1.

Giải pháp phát triển chợ truyền thống.......................................................60

4.2.2.

Giải pháp phát triển siêu thị ......................................................................62

4.2.3.

Giải pháp phát triển cửa hàng tiện lợi .......................................................65

4.2.4.

Giải pháp phát triển cửa hàng trực tuyến ..................................................68

4.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................70

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71
PHỤ LỤC .....................................................................................................................74



iii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Định nghĩa

APEC

Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương

DN

Doanh nghiệp

NACS

Hiệp hội các Quốc gia về cửa hàng tiện
lợi và bán lẻ nhiên liệu của Mỹ

OECD

Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế

TMĐT

Thương mại điện tử


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTTM

Trung tâm thương mại

VECITA

Cục Thương mại Điện tử Việt Nam

WTO

Tổ chức Thương mại Quốc tế


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG
Bảng 1.1: Phân loại siêu thị theo quy mô ......................................................................18
Biểu đồ 2.1: Mức độ mua sắm tại cửa hàng tiện lợi theo độ tuổi và từng khu vực tại
Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................ 42
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đối tượng tham gia khảo sát theo giới tính ......................................54
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đối tượng tham gia khảo sát theo nghề nghiệp ................................54
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ đối tượng tham gia khảo sát theo thu nhập......................................55
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ đối tượng tham gia khảo sát theo độ tuổi ........................................55
Biểu đồ 3.5: Thống kê kênh mua sắm phổ biến ............................................................56
Biểu đồ 3.6: Lý do cho sự lựa chọn mơ hình hiện nay..................................................57

Biểu đồ 3.7: Mơ hình được lựa chọn dựa theo mặt hàng chủ yếu.................................58
Biểu đồ 3.8: Mức độ lựa chọn sử dụng mơ hình trong tương lai ..................................58


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Đề tài này với mục tiêu nghiên cứu thực trạng các mơ hình thương mại bán lẻ,
trường hợp nghiên cứu: ngành hàng tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Dựa vào các cơng trình nghiên cứu đi trước, các khái niệm đến lý thuyết về
thương mại và lý thuyết về bán lẻ, bên cạnh đó nêu lên đặc trưng, vai trị của các lý
thuyết này. Ngồi ra, cũng đưa đến các khái niệm về mơ hình bán lẻ như: chợ, siêu thị,
cửa hàng tiện lợi, cửa hàng trực tuyến. Với việc phân tích đặc điểm, phân loại, các
thương hiệu hàng đầu, thực trạng phát triển, ưu điểm, nhược điểm của từng mơ hình
mua sắm như: Chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng trực tuyến. Trong q trình
phân tích, nhóm tác giả đã trình bày rõ đặc điểm nổi bật, phân loại theo từng tính chất
của từng mơ hình, bám sát theo các thay đổi của thị trường tiêu dùng tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
Kết quả khảo sát đối với người tiêu dùng về thói quen mua sắm tại các mơ
hìnhbán lẻ khác nhau trong phạm vi Quận 1, Quận 3 và quận Bình Thạnh thu được
những con số thống kê về sự lựa chọn mô hình bán lẻ trong hiện tại và tương lai và
những lý do để họ đưa ra những lựa chọn này. Các sản phẩm được người tiêu dùng
nhắc đến khi họ lựa chọn nơi mua sắm cũng là một yếu tố quan trong trong việc đưa ra
quyết định có nên lựa chọn mơ hình đó hay khơng.
Từ kết quả phân tích số liệu khảo sát nhóm tác giả đề ra một số giải pháp nhằm
góp phần thúc đẩy sự phát triển các mơ hình bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh trong
giai đoạn 2018 – 2020.


2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay khi tồn cầu hóa đang là biểu tượng của kinh tế thế giới, khi mức độ
gắn kết giữa các nước trở nên chặt chẽ hơn, đã dẫn đến sự ra đời của các chuỗi cung
ứng tồn cầu và nhiều mơ hình kinh doanh hiện đại. Vì vậy, ngay tại thời điểm này thị
trường bán lẻ Việt Nam cũng trở nên nhộn nhịp, đầy tiềm năng và có sức hấp dẫn rất
lớn. Các đại gia bán lẻ thâm nhập vào nước ta từ rất sớm, ngoại trừ tập đoàn Walmart
(Mỹ) đang trong giai đoạn thăm dị, thì hầu hết các tập đồn lớn trên thế giới như:
Lotte, BigC, Metro, Parkson, Aeon…đều đã có mặt. Theo các chuyên gia của Diễn
đàn “Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và Thách thức” do Viện Nghiên cứu Thương
mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 18/5/2016, bắt đầu từ năm 2015, lĩnh vực bán lẻ
đã trở thành tâm điểm khi hàng loạt thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) lớn, với sự
tham gia của nhiều tập đoàn bán lẻ đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…Như vậy,
đây có thể là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp (DN) bán lẻ
nội địa khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng bởi năng lực sản xuất, trình độ
cơng nghệ và chất lượng sản phẩm cung ứng của ta đều cịn hạn chế. Trong khi đó,
người tiêu dùng lại đứng trước nhiều cơ hội lựa chọn mua sắm từ các kênh phân phối
khác nhau. Dự báo năm 2017 và những năm tiếp theo thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ
tiếp tục sôi động với những cuộc cạnh tranh “giành người tiêu dùng” khốc liệt giữa các
DN trong và ngoài nước. Nhưng dù thế nào, các mơ hình thương mại bán lẻ hiện đại
tại Việt Nam cũng mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế. Mỗi mơ hình có sức hút và sự
quan tâm của người tiêu dùng khác nhau. Do đó để nắm bắt được thực trạng phát triển
của các mơ hình thương mại bán lẻ hiện nay cũng như mức độ quan tâm của người tiêu
dùng đối với từng hình thức bán lẻ sẽ trở nên rất hữu ích cho các DN cũng như các nhà
hoạch định chính sách. Chính vì lẽ đó, nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài
“Phân tích thực trạng các mơ hình thương mại bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh” để có
cái nhìn tồn diện về thị trường bán lẻ hiện đại tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần
cho DN bán lẻ hiểu được xu hướng mua sắm hiện nay, cũng như chủ động triển khai
chiến lược phát triển trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:


3

- Phân tích thực trạng của các mơ hình thương mại bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM), cửa hàng tiện lợi, cửa
hàng trực tuyến.
- So sánh đánh giá việc lựa chọn các nơi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó đề
xuất các giải pháp phát triển các hình thức bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh trong
giai đoạn 2017 – 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: có rất nhiều mơ hình thương mại bán lẻ tại Thành phố
Hồ Chí Minh, tuy nhiên trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tập trung vào các hình
thức bán lẻ: chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng trực tuyến trong lĩnh vực tiêu
dùng nhanh. Bên cạnh đó nghiên cứu cịn khảo sát nhanh 250 người tiêu dùng tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: 2017 – 2018
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng của các hình thức bán lẻ từ 2012 – 2017 và giải
pháp cho giai đoạn 2018 - 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp: phương pháp định lượng kết
hợp phương pháp định tính, trong đó:
- Phương pháp định tính: thơng qua quá trình lược khảo tài liệu từ các nghiên cứu
trong và ngồi nước để tìm hiểu về lý thuyết các mơ hình bán lẻ.
- Phương pháp định lượng: nhóm tác giả thực hiện cuộc khảo sát với quy mô
mẫu là 250 người tiêu dùng tại những khu trung tâm của Tp Hồ Chí Minh (Quận 1,
quận Bình Thạnh, Quận 3). Dữ liệu được xử lý trên phần mềm excel để rút trích các
kết quả chủ yếu dựa trên phương pháp thống kê mơ tả, so sánh, phân tích, dự báo số

liệu.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Thương mại bán lẻ là một trong những đề tài được nghiên cứu thế giới quan tâm,
trong đó nổi bật là một số bài viết và cơng trình nghiên cứu đã đóng góp rất lớn cho cả
khoa học và thực tiễn như “Tổng quan bán lẻ” của Roger Cox và Paul Brittain (2004);
“Sự chuyển đổi bán lẻ” của Neil M. Coe và Neil Wrigley (2007); "Chính sách pháp lý


4

đối với bán lẻ quy mô lớn tại các thành phố Đơng Nam Á" của Alex M. Mutebi
(2007)...Ngồi ra cịn có:
- Fels, Allan (2009) nghiên cứu về “Quản lý bán lẻ - bài học từ các quốc gia đang
phát triển”. Bái viết đề cập đến lịch sử của ngành bán lẻ ở các nước phát triển và rút ra
bài học cho các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Các quốc
gia phát triển đã tập trung nguồn lực kích thích ngành bán lẻ phát triển trong 40 năm
gần đây, đặc biệt là bán lẻ thực phẩm. Từ bán lẻ truyền thống cho đến bán lẻ hiện đại
thông qua công nghệ số. Các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đã tiếp cận những ngách thị
trường và không bỏ qua bất kỳ một cơ hội kinh doanh nào, với phương châm: “nơi nào
có khách hàng, nơi đó sẽ hình thành thị trường”. Để thực hiện được điều này Chính
phủ các nước phát triển phải tạo mọi điều kiện cho DN bán lẻ bằng các chính sách
khuyến khích và ưu đãi...Tuy nhiên Fels, Allan (2009) khẳng định rằng, cách thức để
thành công trong một thị trường cạnh tranh gay gắt đó chính là khơng ngừng đổi mới.
Ơng đưa bằng chứng về sự thất thủ của Walmart trước Amazon như một lời cảnh báo
cho các DN khác. Cuối cùng cần rút ra được bài học đắt giá cho các nước đang phát
triển về việc quản lý bán lẻ như cần nắm bắt xu hướng thị trường, giá trị cốt lõi, thâm
nhập thị trường đúng thời điểm và điều quan trọng cần bám sát đối thủ.
- AT Kearney (2011) với chủ đề “Những cánh cửa hy vọng cho bán lẻ toàn cầu –
chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu”. Hãng tư vấn A.T.Kearney của Mỹ đã thực hiện khảo

sát tại 30 quốc gia có nền kinh tế mới nổi để xếp loại mức độ phát triển kinh doanh
bán lẻ. Nghiên cứu phân tích cơ hội phát triển kinh doanh bán lẻ ở từng yếu tố: quốc
gia, sự rủi ro, sự hấp dẫn của thị trường, tính bão hịa, áp lực của thời gian...Như vậy
báo cáo khẳng định sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thị
trường, chiến lược quốc gia, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ. Các bài nghiên cứu chỉ
số phát triển ngành bán lẻ của hãng A.T.Kearney luôn là nội dung mà các nhà đầu tư
lớn quan tâm khi thâm nhập vào một thị trường bán lẻ quốc gia nào đó.
- Grewal và cộng sự (2017), nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển
của lĩnh vực bán lẻ trong tương lai khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, công nghệ 4.0 lên
ngôi, môi trường vạn biến, vậy bằng cách nào để gia tăng thị phần và mang lại những
dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Tương lai của bán lẻ bị chi phối bởi 5 nhân tố sau: (1)
công nghệ; (2) hiển thị trực quan; (3) sự cam kết cho người tiêu dùng; (4) thu thập và
sử dụng dữ liệu lớn; (5) khả năng dự báo và sinh lợi. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh


5

công nghệ đang làm thay đổi hành vi tiêu dùng so với trước đây, vì vậy DN bán lẻ
cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh, đó là ngoại tuyến và trực tuyến cần hội tụ, cần
biết được những khác biệt và những tương đồng ở cả hai thế giới, cũng như cách các
công nghệ mới sẽ tác động như thế nào đến chúng, đó là chìa khóa thành cơng cho
tương lai của bán lẻ. Lúc bấy giờ, DN sẽ khơng quan tâm nhiều đến hành vi tiêu dùng,
chính chúng ta sẽ là người dẫn dắt người tiêu dùng.
5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, thương mại bán lẻ đang ngày càng sôi nổi hơn bao giờ hết và thu
hút nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức. Đặc biệt là khi nước ta
đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đề tài này cũng được tìm hiểu và nghiên
cứu khá nhiều trong các bài luận văn, khóa luận và đồ án như “Phát triển hệ thống
phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Lê Trịnh
Minh Châu và cộng sự (2004); “Siêu thị - phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở

Việt Nam” của Nguyễn Thị Nhiễu (2006); “Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức
bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam” của Phạm Hữu Thìn (2008); “Nghiên cứu tác
động của hành vi mua sắm đến phát triển các hình thức bán lẻ theo chuỗi siêu thị” của
Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2012); “Hồn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối
bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” - Nguyễn Thanh Bình
(2013)...Các số liệu thống kê chi tiết về thị trường bán lẻ cũng được đề cập trong các
bài báo cáo thường niên của Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Tổng cục thống
kê…
Tuy nhiên, vấn đề về thương mại bán lẻ là khá rộng nên phần lớn các bài nghiên
cứu chỉ tập trung vào một vài khía cạnh, nghiên cứu về các góc độ khác nhau như bán
bn, bán lẻ, dịch vụ bán lẻ, hệ thống phân phối hàng hóa bán lẻ hay từng loại hình
dịch vụ phân phối hàng hóa bán lẻ (chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…). Một số cơng
trình tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học này, như sau:
- Đề tài Khoa học cấp Bộ “Hồn thiện mơi trường kinh doanh nhằm phát triển
dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam” (2009) do Viện Nghiên cứu thương mại chủ
trì. Đề án nghiên cứu tổng quan về dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam trong bối
cảnh kinh tế khởi sắc và nhu cầu tiêu dùng gia tăng, trong đó đặc biệt đánh giá thực
trạng hoạt động bán lẻ và phân phối tại Việt Nam còn nhiều manh mún, rời rạc, gặp
nhiều khó khăn khi đối mặt với DN bán kẻ nước ngồi. Vì vậy thay đổi chiến lược và


6

hồn thiện mơi trường kinh doanh cho lĩnh vực bán lẻ là một vấn đề cấp thiết, trong đó
các chính sách về tiếp cận vốn, ưu đãi thuế, xúc tiến thương mại...là những giải pháp
chủ lực để thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam tăng trưởng.
- Bùi Thanh Tráng (2014), nghiên cứu thực trạng bán lẻ giai đoạn 2000-2013,
mặc dù đối mặt nhiều khó khăn nhưng ngành bán lẻ Việt Nam đã có những bước phát
triển ngoạn mục, quy mơ thị trường được mở rộng. Đặc trưng của nước ta là tồn tại cả
bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại, trong đó kênh bán lẻ truyền thống vẫn giữ vai

trị chính trong việc thực hiện phân phối hàng hóa bán lẻ như các hình thức chợ loại 1,
2, 3. Tuy nhiên tác giả nhấn mạnh chất lượng của các chợ thấp, nhiều chợ xuống cấp
khơng có kinh phí sửa chữa, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Chất lượng vệ sinh an
tồn hàng hóa và thực phẩm khơng được kiểm tra thường xuyên, chưa hình thành hệ
thống chuỗi kinh doanh từ nguồn cung ứng đến chợ và đến người tiêu dùng, nên hàng
hóa khó truy xét nguồn gốc. Do vậy, vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh tại các chợ
cần được xem xét kỹ trong tổng thể phát triển thương mại bán lẻ nhằm góp phần nâng
cao văn minh thương mại trong quá trình hội nhập. Vì vậy bán lẻ hiện đại dần thay thế
qua các hình thức kinh doanh đa dạng như siêu thị, TTTM, cửa hàng chuyên doanh và
cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra xu hướng thương mại bán lẻ trực tuyến cũng đã và đang
phát triển nhanh. Nhưng hiện tại cơ sở hạ tầng thương mại của chúng ta thiếu về số
lượng và yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kênh phân phối
hiện đại, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Điều này, làm hạn chế khả năng thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ có thương hiệu nổi tiếng tham gia vào thị
trường. Kết luận, tác giả gợi ý một số kiến nghị để gia tăng năng lực ngành bán lẻ Việt
Nam như tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại và dịch vụ, có những chính sách
ưu tiên cho các nhà đầu tư như ưu tiên về vị trí, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh
đó, phát triển thương mại điện tử (TMĐT), chú trọng hoàn thiện khung pháp lý liên
quan tới việc thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, các quy định kinh doanh
dịch vụ TMĐT tạo môi trường thuận lợi cho các DN và khuyến khích người tiêu dùng
mua bán trực tuyến.
6. Tính mới
6.1. Tính mới


7

Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về lý thuyết các mơ hình thương
mại bán lẻ, bên cạnh đó cịn phân tích kinh nghiệm phát triển hệ thống bán lẻ của một
số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

tế, đặc biệt thời kỳ công nghệ 4.0.
Mặt khác phân tích và đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn
chế, tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục trong phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hệ thống bán lẻ của Việt Nam
theo hướng ngày càng văn minh hiện đại, tăng cường khả năng liên kết và nâng cao
năng lực cạnh tranh của các DN bán lẻ cũng như đưa ra những nhận định về bối cảnh
phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
6.2. Đóng góp về mặt lý thuyết
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hình thức thương mại bán lẻ hiện đại. Do đó
kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp vào q trình hồn thiện khung lý thuyết về
thương mại bán lẻ theo thời gian.
- Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu thương mại bán
lẻ.
6.3. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu giúp hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách cũng như DN
bán lẻ trong nước có cái nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về tiến trình phát triển của các
mơ hình bán lẻ hiện nay. Đây sẽ là cơ sở để đề xuất giải pháp phù hợp với từng DN
(nội địa hoặc FDI) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho họ trong bối cảnh hội nhập.
7. Kết cấu của nghiên cứu
Kết cấu của bài nghiên cứu gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI BÁN LẺ VÀ CÁC KHÁI
NIỆM LIÊN QUAN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC MƠ HÌNH BÁN LẺ CỦA NGÀNH HÀNG
TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ XU HƯỚNG LỰA CHỌN CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG


8


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TỪNG MƠ HÌNH


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI BÁN LẺ VÀ CÁC KHÁI
NIỆM LIÊN QUAN
1.1.

Thương mại bán lẻ
Thương mại bán lẻ là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, là hình

thức nhằm tiêu thụ hàng hóa dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Ở mỗi quốc gia khác
nhau, sẽ có những mơ hình bán lẻ khác nhau tùy thuộc đặc trưng của mỗi nền kinh tế.
1.1.1.

Thương mại

Hiểu theo nghĩa rộng: Thương mại thực chất là kinh doanh, là mọi hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi cho cá nhân, tổ chức. Theo Khoản 1 - Điều 4 của bộ Luật DN
2014 (Số 68/2014/QH13) giải thích: “ Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một
số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Như vậy, hiểu theo
nghĩa rộng có nghĩa: Kinh doanh là quá trình bao gồm các khâu từ đầu tư cho tới lưu
thơng hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến khách hàng dưới hình thức trực tiếp hay gián
tiếp. Quá trình kinh doanh này được điều chỉnh bởi các bộ luật chuyên ngành khác
như: Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bất động sản hay Luật Chứng khoáng,…
Hiểu theo nghĩa hẹp: Theo Khoản 1 - Điều 3 của bộ Luật Thương mại (Số
36/2005/QH11) giải thích: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh

lợi, bao gồm mua bán hàng hố, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Hoạt động thương mại định nghĩa theo bộ
Luật Thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông
và dịch vụ, không bao hàm hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, trong đề tài này, khái niệm thương mại được đề cập theo nghĩa hẹp,
tức định nghĩa của bộ Luật Thương mại. Vì các mơ hình thương mại bán lẻ chỉ bao
gồm các khâu lưu thông và xúc tiến thương mại, các hoạt động sản xuất không nằm
trong phạm vi nghiên cứu….
Như vậy hiểu một cách rõ hơn: Thương mại chính là hoạt động tìm kiếm lợi
nhuận từ việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ bằng các hoạt động thúc đẩy,
phân phối hàng hoá trên thị trường. Thương mại bao gồm 4 lĩnh vực chính: thương
mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến lĩnh vực đầu tư và


10

thương mại sở hữu trí tuệ. Q trình lưu chuyển hàng hố được thực hiện theo hai
phương thức bán bn và bán lẻ, trong đó bán bn là bán hàng hoá cho các tổ chức
bán lẻ tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá
trình lưu chuyển của hàng; bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt
động của thương mại bao gồm marketing, hỗ trợ khách hàng, cung cấp thơng tin, mua
– bán, thanh tốn, chuyển khoản,… tuy nhiên thương mại trong thực tế không yêu cầu
phải thực hiện đầy đủ các khâu đó, chỉ cần thực hiện các khâu mà DN, tổ chức cần để
thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
1.1.2.

Bán lẻ

Khái niệm bán lẻ và kênh phân phối cần được phân biệt rõ ràng. Kênh phân phối
là một kênh trung gian gồm một nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đưa

sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể có các loại trung gian sau: Nhà
bán bn, nhà bán lẻ, đại lý, môi giới và nhà phân phối. Tuy nhiên trong đề tài này,
chúng ta tập trung vào khái niệm bán lẻ để làm rõ vấn đề thương mại bán lẻ. Bán lẻ là
một hình thức của kênh phân phối, là một hoạt động trao đổi ra đời từ rất lâu của con
người nên đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau liên quan về khái niệm này,
chẳng hạn như:
Trong cuốn “Quản trị Marketing”(2013), Philipe Kotler đưa ra định nghĩa về bán
lẻ như sau: “Bán lẻ bao gồm các hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch
vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ được sử dụng vào mục đích cá nhân,
khơng mang tính thương mại.”
OECD (2005) định nghĩa theo 2 góc độ: Tiếp cận góc độ kinh tế: Bán lẻ là bán
hàng hoá dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng làm thay đổi giá trị hàng hoá
từ hàng hóa sang tiền nhằm mục đích thoả mãn tối đa nhu ccầu khách hàng và nâng
tầm thương hiệu của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ. Tiếp cận góc độ khoa
học kỹ thuật – cơng nghệ: Bán lẻ hàng hoá là một tổ hợp các hoạt động cơng nghệ,
dịch vụ phức tạp được tính từ khi hàng hoá được nhập vào DN bán lẻ, hàng hoá được
chuyển giao danh nghĩa cho người tiêu dùng cuối cùng, biến giá trị cá biệt của hàng
hoá thành giá trị xã hội, biến giá trị sử dụng tiềm năng thành giá trị thực hiện của hàng
hoá.


11

Theo Phạm Hồng Tú (2013), bán lẻ là bán với số lượng nhỏ; bán trực tiếp cho
người tiêu dùng, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ có liên quan; người tiêu dùng mua để
phục vụ cho nhu cầu cá nhân hoặc hộ gia đình, khơng dùng để kinh doanh (bán lại);
không bao gồm tiều dùng cho sản xuất; là khâu cuổi cùng của q trình lưu thơng để
sản phẩm đến tay người tiêu dùng; bán lẻ tại một địa điểm nhất định, không nhất định
hoặc thông qua các dịch vụ khác.
Nguyễn Xuân Quang (2014), bán lẻ là hoạt động phân phối hàng đến tay người

tiêu dùng cuối cùng, người tiêu thụ cuối cùng bao gồm tất cả những người đang sống
trong một không gian địa lý nhất định mà khi xuất hiện, họ mua hàng nhằm thỏa mãn
nhu cầu cá nhân của họ.
Do đó, hoạt động bán lẻ có thể hiểu là hoạt động kinh doanh mua một số lượng
lớn từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán cho người
tiêu dùng cuối cùng nhằm phục vụ nhu cầu của cá nhân.
Một số DN, tổ chức hiện nay nhận thấy việc bán buôn vẫn chưa đủ để mở rộng
phạm vi kinh doanh hoặc họ không đủ niềm tin vào các nhà bán lẻ hiện tại nên song
song đó họ thực hiện ln chức năng bán lẻ cho người tiêu dùng. Hoặc các DN, nhà
bán lẻ mặc dù chỉ có chức năng duy nhất là bán lẻ, là trung gian đưa sản phẩm đến
người tiêu dùng nhưng họ vẫn sản xuất các mặt hàng mang thương hiệu riêng. Điển
hình như Coopmart, Aeon, Lottemart,... khi dạo quanh các siêu thị, trung tâm mua sắm
này ta vẫn dễ dàng bắt gặp các mặt hàng do chính các DN này sản xuất, đưa vào lưu
thông. Như vậy ta có thể nói: Nhà bán lẻ cũng có thể là nhà sản xuất, nhà bán sỉ hay là
nhà cung cấp và ngược lại trong một số trường hợp cụ thể.
Tóm lại, từ những tìm hiểu về bán lẻ và thương mại, ta có thể hiểu thương mại
bán lẻ là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bằng việc mua – bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ đến cho người tiêu dùng cuối cùng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ
hoặc gia đình.
1.1.3.

Đặc trưng và vai trị của thương mại bán lẻ

1.1.3.1.

Đặc trưng của thương mại bán lẻ


12


Tối thiểu phải có 2 bên tham gia: người bán và người mua. Tuy nhiên đối với
hình thức thương mại bán lẻ trực tuyến u cầu ít nhất phải có 3 bên tham gia: người
bán, người mua và nhà cung cấp dịch vụ mạng.
Hoạt động bán lẻ có rất nhiều chức năng như: chức năng mua và bán, chức năng
thông tin, chức năng vận tải, chức năng phân loại và tiêu chuẩn hoá các loại hàng hoá,
chức năng lưu kho, bảo quản sản phẩm, chức năng chia sẻ rủi ro, chức năng cung cấp
tài chính…
Hàng hóa được mua với mục đích tiêu dùng, khơng mang tính thương mại nên
khi hàng hóa được trao đổi với người mua sẽ khơng có cơ hội quay lại thị trường.
Người mua hàng cũng chính là người tiêu dùng cuối cùng.
Hàng hóa đa dạng, phong phú. Đa số các nơi bán lẻ đều cung cấp nhiều mặt hàng
khác nhau, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của khách hàng, đồng thời tăng hiệu quả
kinh doanh cho nhà bán lẻ. Không chỉ đa dạng về hàng hóa mà các nhãn hiệu, thương
hiệu khác nhau cũng phong phú khơng kém, giúp người mua có nhiều sự lựa chọn hơn
trong quá trình mua sắm.
Hoạt động bán lẻ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố: (1) quy mô và tốc độ tăng
trưởng của thị trường tiêu dùng; (2) q trình chuyển biến và phát triển của các mơ
hình bán lẻ; (3) mạng lưới hệ thống bán lẻ; (3) nguồn cung cấp, sức mua và giá cả; (4)
năng lực thích ứng và dự báo thị trường; (5) chính sách phát triển thương mại và quản
lý lưu thơng hàng hóa của Nhà nước; (6) ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, truyền
thống, lịch sử xã hội và các điều kiện tự nhiên...
1.1.3.2.

Vai trò của thương mại bán lẻ

Thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển là một trong những chức năng quan
trọng của hoạt động bán lẻ, bởi vì hoạt động bán lẻ góp phần tạo động lực thúc đẩy các
nhà sản xuất hàng hóa phát triển đồng thời nâng cao mức sống của người tiêu dùng.
Khi xã hội phát triển thì nhu cầu ngày càng tăng, DN tăng quy mơ sản xuất để tối đa
hố lợi nhuận và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Thơng qua hoạt động bán lẻ,

người tiêu dùng được cung ứng đầy đủ, kịp thời và đúng chủng loại hàng hóa mà họ
cần. Có thể nói thương mại bán lẻ đã hiện thực hóa nhu cầu của người tiêu dùng.


13

Vai trị thứ hai đó là nâng cao sức cạnh tranh của DN bán lẻ nói riêng và của nền
kinh tế nói chung. Sự tăng trưởng của DN bán lẻ sẽ giúp họ hình thành một hệ thống
phân phối rộng khắp và có được cơ hội sỡ hữu chuỗi cung ứng nội địa trong lĩnh vực,
và hướng đến chuỗi cung ứng tồn cầu. Do đó, DN cần nâng cao vị thế và thương hiệu
của mình trên thị trường. Việc các DN nâng cao được năng lực cạnh tranh của chính
mình cũng đồng nghĩa với việc sẽ góp một phần nâng cao được năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế quốc gia.
1.1.4.

Các hình thức mơ hình thương mại bán lẻ

Các mơ hình thương mại bán lẻ đa dạng bao gồm bán lẻ truyền thống và hiện đại.
Mỗi hình thức khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau và tồn tại sự cạnh tranh mạnh mẽ
giữa chúng.
Hình thức bán lẻ truyền thống là phương thức bán lẻ trong đó chủ yếu sử dụng
phương thức bán hàng thủ công, trực tiếp. Việc thực hiện mua bán đòi hỏi người bán
và người mua phải trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và thỏa thuận về tên hàng, số lượng, chất
lượng, giá cả và các điều kiện mua hàng khác. Hình thức này địi hỏi người bán hàng
phải thực hiện tồn bộ các cơng việc liên quan đến việc bán hàng, từ khâu chào khách
hàng, giới thiệu sản phẩm, đóng gói, nhận tiền và tiễn khách…Các mơ hình tiêu biểu
của bán lẻ truyền thống bao gồm: chợ, các cửa hàng bán lẻ truyền thống và buôn bán
hàng rong...
Hình thức bán lẻ hiện đại là hình thức bán hàng theo phương thức tự phục vụ
hoặc kết hợp chọn lấy hàng trên giá cho khách hàng và để khách hàng tự lựa chọn

hàng trên giá trưng bày để ngỏ với sự hỗ trợ của nhân viên bán hàng. Phương thức bán
lẻ hiện đại này địi hỏi có sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc
quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh. Như vậy, theo hình thức bán hàng này,
người mua hàng thường tự mình thực hiện tồn bộ cơng đoạn lựa chọn và mua hàng
mà khơng cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía người bán hàng. Hình thức bán lẻ hiện đại
bao gồm: TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng mua sắm trực tuyến…
Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích một số mơ hình bán lẻ
nổi bật nhất tại Việt Nam: chợ (bán lẻ truyền thống) và siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa
hàng trực tuyến (bán lẻ hiện đại).


14

1.2.

Các khái niệm về mơ hình bán lẻ
1.2.1.

Chợ truyền thống

1.2.1.1.

Khái niệm

Có rất nhiều khái niệm về chợ truyền thống, tuy nhiên nó đều mang hàm nghĩa
để chỉ một loại hình kinh doanh được phát triển dựa trên những hoạt động thương mại
mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu
mua bán, trao đổi hàng hóa - dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành: “Chợ là nơi
công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhất định.

Chợ có nhiều hình thức khác nhau: chợ truyền thống, chợ tự phát… (Đại Từ điển tiếng
Việt - NXB Văn hố Thơng tin (2004), trang 155).
Hoặc theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại:
“Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển
của nền kinh tế xã hội”.
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát
triển và quản lý chợ: “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát
triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng
nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư”. Nghị
định cũng làm rõ các khái niệm liên quan như phạm vi chợ, chợ đầu mối, điểm kinh
doanh tại chợ.
Phạm vi chợ là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện
tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho hàng, khu ăn
uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ.
Chợ đầu mối là chợ có vai trị chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hoá lớn từ
các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục
phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố
trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối
thiểu là 3m2 /điểm.
Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu: Chợ là loại hình kinh doanh thương mại
được hình thành và phát triển mang tính truyền thống. Hoạt động hằng ngày, hằng
tuần hoặc theo từng thời điểm nhất định (lễ hội, phiên mùa,...) tại một địa điểm công


15

cộng, tập trung đông người mua người bán, trao đổi hàng hố, dịch vụ với nhau và
chợ được hình thành do u cầu của sản xuất, lưu thơng hàng hóa và đời sống tiêu
dùng xã hội.

1.2.1.2. Phân loại
Phân loại chợ truyền thống, gồm:
Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố,
hiện đại theo quy hoạch; được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng
của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được
tổ chức họp thường xuyên; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động
của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ như trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho
bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an
toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được
đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; được đặt ở trung tâm giao
lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xun hay khơng thường xun;
có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ
tối thiểu tại chợ như trơng giữ xe, bốc xếp hàng hố, kho bảo quản hàng hố, dịch vụ
đo lường, vệ sinh cơng cộng.
Chợ hạng 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được
đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng
hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
Chợ cuối tuần ở Chatuchak - Bangkok , Thái Lan là một loại chợ truyền thống
lớn nhất trên thế giới với hơn 5.000 gian hàng trải dài trên diện tích 35 mẫu Anh. Là
một điểm thu hút lớn ở Bangkok, Chatuchak có các sản phẩm đa dạng, từ quần áo đến
thủ công mỹ nghệ Thái Lan, biểu tượng Phật giáo đến thực phẩm, điện, đĩa DVD,
nhạc, sách và thậm chí cả động vật sống. Chợ này cực kỳ phổ biến này nhận được hơn
200.000 du khách mỗi ngày cuối tuần. Ngồi ra cịn có Grand Bazaar - Istanbul ở Thổ
Nhĩ Kỳ cũng là một trong những chợ truyền thống, thị trường mua bán sôi nổi nhất
trên Thế Giới.
1.2.1.3. Đặc điểm


16


Chợ truyền thống ra đời từ rất sớm trong lịch sử lồi người. Từ khi con người sản
xuất hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ nên phải mang hàng hóa đi trao đổi với người
khác để lấy một loại hàng hóa khác.
Hàng hóa ở chợ thường đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau từ nhu yếu phẩm
đến thiết yếu phẩm. Mỗi chợ thường nhiều gian hàng khác nhau bày bán các mặt hàng
giống nhau hoặc khác nhau. Trên thế giới có rất nhiều chợ truyền thống nổi tiếng, các
chợ này hình thành từ rất lâu đời và trở thành nét đặc trưng không thể thiếu của từng
quốc gia. Thị trường truyền thống này cung cấp những trải nghiệm mua sắm cảm giác
khơng khí, cảm giác mà các cửa hàng và trung tâm mua sắm thường khơng có.
Được điều hành bởi người dân địa phương chủ yếu dành cho người dân địa
phương, họ cũng cung cấp cho du khách một cái nhìn sâu sắc vào nền văn hố đích
thực của thành phố nơi chính họ sinh sống. Đó là một cuộc tấn công vào tất cả giác
quan của người tiêu dùng trong khu vực và cả khách du lịch trên thế giới. Từ các chợ
thực phẩm đầy màu sắc, bùng nổ đến các hội chợ trời cổ điển, chợ giới thiệu sinh hoạt
địa phương, buôn bán đủ các loại mặt hàng từ thực phẩm, may mặc, hàng thủ công, đồ
cổ, điện tử, có cả thú vật,...và cho phép du khách có cơ hội lặn sâu khám phá.
1.2.2.

Siêu thị

1.2.2.1. Khái niệm
"Siêu thị" là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngồi - "supermarket" (tiếng
Anh) trong đó "super" nghĩa là "siêu" và "market" là "chợ". Khi về đến Việt Nam, để
phù hợp với ngôn ngữ tiếng Việt, từ "siêu thị" đã được hình thành ("Thị" trong tiếng
Hán Việt có nghĩa là "chợ").
Theo định nghĩa của Từ điển Kinh doanh, siêu thị là cửa hàng bán lẻ kiêm cửa
hàng tự phục vụ rộng lớn kết hợp các tính năng của siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa
hàng giảm giá và cửa hàng chuyên dụng tại một địa điểm.
Theo Quy chế Siêu thị, TTTM của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công

Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004, siêu thị là loại hình cửa hàng
hiện đại, kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh. Có cơ cấu chủng loại hàng hoá
phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng. Đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh
doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh. Có các phương thức


17

phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách
hàng.
Như vậy hiểu một cách đơn giản, siêu thị là một trong những loại hình bán lẻ
hiện đại nhất hiện nay. Với diện tích rộng và hàng hóa đa dạng được trưng bày trên
giá, kệ theo chủng loại và niêm yết giá rõ ràng, thuận tiện cho người mua lựa chọn
hàng hóa. Trên lý thuyết, siêu thị cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu mua
sắm thông thường của họ trong một chuyến đi. Phục vụ hầu hết nhu cầu mua sắm của
người tiêu dùng từ tiêu dùng hàng ngày đến tiêu dùng ngắn ngày. Hoạt động theo
phương thức tự phục vụ, thanh toán tập trung.
1.2.2.2. Phân loại
Siêu thị được phân loại dựa theo các tiêu chí sau:
- Theo chủng loại hàng hóa kinh doanh:
Siêu thị tổng hợp: là siêu thị kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau, phục vụ
cho nhiều tầng lớp khách hàng. Các siêu thị tổng hợp đang ngày càng hồn thiện hơn
khi tổng hợp đến hàng nghìn loại hàng hóa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về mọi mặt cuộc
sống cảu người tiêu dùng. (Nguyễn Minh Tâm, 2015)
Siêu thị chuyên doanh: là siêu thị cung cấp một hay một số loại hàng hóa của
ngành hàng, lĩnh vực nào đó. Ví dụ như siêu thị thực phẩm, siêu thị điện máy, siêu thị
vật liệu xây dựng,… Các mặt hàng ở siêu thị chuyên doanh thường mang tính chuyên
sâu (Nguyễn Minh Tâm, 2015)
- Theo quy mô: về cơ bản phân loại siêu thị theo quy mô là phân loại về diện tích
kinh doanh và danh mục hàng hóa. Theo quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày

24/9/2004 của Bộ Thương mại về việc ban hành quy hành Quy chế siêu thị, TTTM đã
phân loại siêu thị thành ba hạng áp dụng cho siêu thị tổng hợp và siêu thị chuyên
doanh như sau:


18

Bảng 1. 1: Phân loại siêu thị theo quy mô
Phân loại

Đối với siêu thị tổng hợp

- Diện tích: từ 5.000 m trở lên
2

Siêu thị hạng I

- Danh mục hàng hóa: từ 20.000
tên hàng trở lên

- Diện tích: từ 2.000 m trở lên
- Danh mục hàng hóa: từ 10.000
tên hàng trở lên

- Diện tích: từ 1.000 m2 trở
lên
- Danh mục hàng hóa: từ

- Diện tích: từ 500 m2 trở
lên

- Danh mục hàng hóa: từ
1.000 tên hàng trở lên

- Diện tích: từ 500 m trở lên
2

Siêu thị hạng
III

doanh

2.000 tên hàng trở lên
2

Siêu thị hạng II

Đối với siêu thị chuyên

- Danh mục hàng hóa: từ 4.000 tên
hàng trở lên

- Diện tích: từ 250 m2 trở
lên
- Danh mục hàng hóa: từ
500 tên hàng trở lên
Nguồn: Bộ Thương mại, 2004

1.2.2.3. Đặc điểm
Mặc dù siêu thị được phân loại khác nhau nhưng mỗi loại vẫn đáp ứng được các
đặc điểm quan trọng mà một siêu thị cần có:

- Cơng trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ
thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy – chữa cháy, vệ sinh mơi trường, an tồn, thuận
tiện cho khách hàng. Có bố trí nơi trơng giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp
với quy mô kinh doanh của siêu thị.
- Hình thức thanh tốn tập trung.
- Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng,
thanh tốn và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại.


19

- Hàng hóa đa dạng, phong phú từ mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đến văn phịng
phẩm, y tế,…và có xuất xứ rõ ràng.
- Khi so sánh với cửa hàng tạp hố thơng thường, các siêu thị nói chung cung cấp
nhiều sự đa dạng và tiện lợi hơn và giá cả cũng tốt hơn.
1.2.3.

Cửa hàng tiện lợi

1.2.3.1. Khái niệm
“Cửa hàng tiện lợi” được dịch ra từ các thuật ngữ tiếng anh “convenience store”.
Trong đó “comvenience” nghĩa là tiện lợi và “store” là cửa hàng. Tại Việt Nam, mơ
hình cửa hàng tiện lợi còn được gọi với nhiều tên khác như: cửa hàng tiện nghi, cửa
hàng tiện ích hay cửa hàng 24h. Cửa hàng tiện lợi là một cửa hàng nhỏ, diện tích nhỏ,
chuyên bày bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày, chủ yếu là các sản
phẩm đóng gói, hỗ trợ cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, mở
cửa suốt 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần. Phương thức tự phục vụ là chủ yếu,
nhóm khách hàng chọn mua sắm tại hình thức này đa số là nhân viên văn phịng, sinh
viên, hoặc những người khơng có nhiều thời gian cho việc mua sắm (Nguyễn Minh
Tâm, 2015).

Còn theo nghiên cứu của Hiệp hội các Quốc gia về cửa hàng tiện lợi và bán lẻ
nhiên liệu của Mỹ (National Association For Convenience & Fuel Retailing - NACS)
cửa hàng tiện lợi là “Một DN bán lẻ tập trung chủ yếu vào việc cung cấp cho người
dân một vị trí thuận tiện để nhanh chóng mua các sản phẩm tiêu dùng (chủ yếu là thực
phẩm hoặc thực phẩm và xăng dầu) và dịch vụ”.
1.2.3.2. Phân loại
Theo nghiên cứu của NACS (2017), cửa hàng tiện lợi được chia thành 6 dạng đại
diện cho xu hướng phát triển của ngành công nghiệp này:
- Kiosk: trong tiếng anh, “kiosk” được hiểu là lều, quán nhỏ. Cửa hàng tiện lợi
dạng này là một cửa hàng nhỏ với diện tích khoảng 250 m2. Nằm trong hoặc kế bên
các trạm xăng dầu, cung cấp các sản phẩm nhanh, tiện lợi như: bánh kẹo, thuốc lá,
nước uống, đồ ăn nhẹ, các mặt hàng đóng gói sẵn,… Sự hiện diện của dịch vụ ăn uống
và mặt hàng tạp hóa là khơng có. Thuộc quyền sở hữu của các chủ trạm xăng, dầu,


20

được mở ra nhằm tìm kiếm thêm doanh thu, cụ thể đóng góp khoảng 10% doanh thu
tại địa điểm đó. Khách hàng của dạng cửa hàng này là dân địa phương và những người
ghé trạm bơm xăng, dầu.
- Cửa hàng tiện lợi mini: là một dạng cải tiến của Kiosk, diện tích khoảng 250 m2
đến hơn 350 m2. Trang bị thêm vài mặt hàng tạp hóa và dịch vụ ăn uống, chủ yếu phục
vụ bánh mì thịt, sandwich. Tùy vào mục đích chủ sở hữu, cửa hàng tiện lợi mini có thể
được đặt ở các vị trí khác nhau như gần trạm xăng (là chủ yếu) hoặc ở khu đô thị.
- Cửa hàng tiện lợi hạn chế: diện tích dạng này từ 500 m2 đến hơn 650 m2. Cửa
hàng tiện lợi hạn chế là dạng cửa hàng liên kết chặc chẽ với các trạm xăng, dầu. Cửa
hàng tiện lợi hạn chế khác cửa hàng tiện lợi mini ở chỗ các sản phẩm đa dạng hơn và
dịch vụ ăn uống cung cấp món ăn đơn giản nhưng có thêm vài sự lựa chọn cho người
tiêu dùng. Khách hàng mục tiêu của dạng cửa hàng này là khách hàng của cửa hàng
tiện lợi truyền thống, mặc dù thực tế khách hàng chính của họ là người dừng trạm bơm

xăng.
- Cửa hàng tiện lợi truyền thống: Đây là dạng cửa hàng tiền đề của mọi cửa hàng.
Diện tích cửa hàng này dao động từ 730 m2 đến 770 m2. Cung cấp hầu hết các loại sản
phẩm từ bánh kẹo, sữa, thức uống, thức ăn nhẹ đến các mặt hàng y tế, làm đẹp. Ngồi
ra cịn có các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt, cá, rau,… và các mặt hàng sản xuất
hạn chế.
- Cửa hàng tiện lợi mở rộng: Diện tích lớn với khoảng từ 850 m2 đến hơn 1.000
m2. Trưng bày đa dạng sản phẩm tạp hóa hơn trên nhiều kệ khác nhau, được bố trí
thêm khơng gian dành cho khách ăn uống và nghỉ chân. Các chuỗi cửa hàng tiện lợi
mở rộng đang tập trung cao độ vào việc phục vụ thức ăn nhanh, họ thu được lợi nhuận
cao trong khoản này. Phân khúc khách hàng khá rộng, ngoài những khách hàng thơng
thường, cửa hàng tiện lợi mở rộng cịn tập trung đến người già, phụ nữ và nhiều gia
đình khác.
- Siêu thị tiện lợi: đây là cửa hàng khá lớn với diện tích kinh doanh lên đến hơn
1.500 m2. Thường cung cấp hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ khác nhau ở những
không gian chuyên biệt. Chẳng hạn như tiệm bánh, nhà hàng, nhà thuốc… Số lượng
nhân viên khá đông, cơ sở vật chất khang trang hơn các dạng cửa hàng khác.


×