ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------
CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018
TÊN CÔNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC DỊCH ẨN DỤ TIẾNG
ANH SANG TIẾNG VIỆT TRÊN NGỮ LIỆU TRUYỆN NGẮN
‘NOCTURNES’ CỦA KAZUO ISHIGURO VÀ BẢN DỊCH CỦA AN LÝ
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Xã hội và Nhân văn;
CHUYÊN NGÀNH: Ngôn ngữ học.
Mã số công trình: …………………………….
(Phần này do BTC Giải thưởng ghi)
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................................ iv
Tóm tắt........................................................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 2
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................................. 3
5.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................ 3
5.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................ 3
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................ 4
1.1 Dịch thuật ............................................................................................................ 4
1.1.1 Định nghĩa về dịch thuật ............................................................................................. 4
1.1.2 Tương đương trong dịch thuật ..................................................................................... 4
1.1.3 Dịch thuật văn học ...................................................................................................... 6
1.2 Ẩn dụ ................................................................................................................ 7
1.2.1 Định nghĩa về ẩn dụ .................................................................................................... 7
1.2.2 Quy trình nhận diện ẩn dụ ........................................................................................... 7
1.2.3 Phân biệt ẩn dụ và tỷ dụ .............................................................................................. 9
1.2.4 Phân loại ẩn dụ ........................................................................................................... 9
1.2.5 Ẩn dụ trong văn chương ............................................................................................ 11
1.3 Dịch ẩn dụ ......................................................................................................... 12
1.3.1 Tính khả dịch của ẩn dụ ............................................................................................ 12
1.3.2 Chiến lược dịch ẩn dụ ............................................................................................... 14
PHẦN 2: NGỮ LIỆU – PHƯƠNG PHÁP ................................................................................ 17
2.1 Phương pháp ..................................................................................................... 17
2.2 Nguồn ngữ liệu .................................................................................................. 17
2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................ 19
2.4 Quy trình phân tích dữ liệu ................................................................................ 20
2.5 Tiểu kết ............................................................................................................. 21
ii
PHẦN 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ....................................................................................... 22
3.1 Kết quả .............................................................................................................. 22
3.1.1 Tần suất sử dụng các chiến lược dịch ẩn dụ của Newmark (1988b) ....................... 22
3.1.2 Phân tích cách sử dụng các chiến lược dịch ẩn dụ .................................................. 23
3.2 Thảo luận .......................................................................................................... 33
3.3 Tiểu kết ............................................................................................................. 34
PHẦN 4: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 35
4.1 Kết luận............................................................................................................. 35
4.2 Đề nghị ............................................................................................................. 36
4.2.1 Đối với thực hành dịch thuật .................................................................................... 36
4.2.2 Đối với công tác giảng dạy và học tập bộ môn dịch thuật ....................................... 37
4.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 37
4.4 Đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 38
PHỤ LỤC: CÁC CHIẾN LƯỢC DỊCH ẨN DỤ ..................................................................... 42
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NNN:
Ngơn ngữ nguồn
NNĐ:
Ngơn ngữ đích
VBN:
Văn bản nguồn
VBĐ:
Văn bản đích
TA:
Tiếng Anh
TV:
Tiếng Việt
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.1 Thống kê tần suất các chiến lược dịch ẩn dụ dùng trong văn bản đích ...... 22
Bảng 3.1.2.1 Phân loại ẩn dụ được dịch bằng chiến lược (1)........................................ 24
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Khung khái niệm ............................................................................................ 16
Hình 3.2 Tần suất sử dụng các chiến lược dịch ẩn dụ ................................................... 34
1
Tóm tắt
Ẩn dụ xuất hiện trong mọi diễn ngơn, “thâm nhập vào đời sống hàng ngày, không
chỉ trong ngôn ngữ mà còn cả suy nghĩ và hành động” (Lakoff và Johnson, 1980).
Bởi tính phức tạp trong việc nhận diện và thông hiểu, ẩn dụ đã trở thành một
“chướng ngại” trong quá trình dịch. Với quan điểm nhìn nhận ẩn dụ là một vấn đề
của dịch thuật, nghiên cứu này tập trung vào việc dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng
Việt dựa trên ngữ liệu văn học cụ thể, trong đó chiếc lược dịch ẩn dụ là đối tượng
trọng tâm. Bằng phương pháp tiếp cận định tính, nghiên cứu đã áp dụng các lý
thuyết của Lakoff và Johnson (1980), Newmark (1988b) và Pragglejaz Group
(2007) nhằm giải quyết các mục tiêu đề ra. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên hơn
một trăm ẩn dụ kèm những phân tích ví dụ cụ thể đã đưa ra được tần suất sử dụng
các chiến lược dịch cũng như những trường hợp cụ thể áp dụng cho từng phương
thức, tạo điều kiện cho việc lựa chọn chiến lược dịch phù hợp.
Từ khóa: ẩn dụ, dịch thuật, phương thức dịch ẩn dụ, văn hóa.
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dịch thuật được quan niệm là quá trình giao tiếp trung gian diễn ra giữa hai
ngơn ngữ (Reiss, 1989), trong đó dịch văn học được xem như là cầu nối giữa các
nền văn hóa. Thật vậy, dịch văn học đã mở đường cho việc quảng bá và giao lưu
văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhu cầu đối với các tác phẩm văn học
nước ngoài cũng từ đây mà gia tăng, khiến văn học dịch đang là chủ để sôi sổi cho
phê bình và nghiên cứu.
Ở bình diện văn học, các thủ pháp tu từ, đặc biệt là ẩn dụ, đóng vai trị vơ
cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính thẩm mỹ của tác phẩm cũng như tạo
nên sự khác biệt giữa các nhà văn. Có thể thấy văn học là một “địa hạt màu mỡ”
cho ẩn dụ, nơi các tác giả thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua các chất liệu
ngôn từ. Tuy nhiên, dưới cái nhìn tri nhận, ẩn dụ khơng đơn thuần là một phương
thức tu từ mà cịn là việc ý niệm hóa những suy nghĩ và hiểu biết của con người.
Chính bởi sự phức tạp này mà ẩn dụ trong các tác phẩm văn học đã trở thành trở
ngại khi được chuyển dịch sang ngơn ngữ khác. Một số học giả có tầm ảnh hưởng
có thể kể đến như: Dagut (1987), Broeck (1981), Newmark (1988) và Schäffner
(2004) đã đề cập đến hai trong số các vấn đề lớn trong dịch thuật là (1) tính khả
dịch của ẩn dụ và (2) phương thức dịch ẩn dụ.
Tại Việt Nam, văn học nước ngoài gần đây đã trở thành một làn sóng mạnh
mẽ trong thị trường sách, mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành
dịch, vì vậy nghiên cứu dịch thuật là vơ cùng cần thiết. Nhìn nhận ẩn dụ là một hiện
tượng quan trọng của dịch thuật, nghiên cứu tập trung vào việc dịch ẩn dụ từ tiếng
Anh sang tiếng Việt thông qua tác phẩm Nocturnes của Kazuo Ishiguro và bản dịch
của An Lý. Trên thực tế, hiện nay nghiên cứu về các chiến lược dịch ẩn dụ dựa trên
ngữ liệu văn học cụ thể vẫn còn khá hạn chế. Đây cũng chính là lý do mà chúng tơi
chọn đề tài “Nghiên cứu chiến lược dịch ẩn dụ dựa trên ngữ liệu truyện ngắn
‘Nocturnes’ của Kazuo Ishiguro và bản dịch của An Lý”.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là phân tích các chiến lược dịch được áp dụng cho các ẩn
dụ trong tác phẩm Nocturnes của Kazuo Ishiguro thông qua việc diễn giải ẩn dụ
3
trong ngữ cảnh cụ thể trong mối tương quan với bản dịch Việt ngữ của An Lý, từ đó
khái quát hóa kết quả để có thể đưa đến một hướng tiếp cận có tính định hướng và
hệ thống cho q trình dịch ẩn dụ.
3. Đối tượng nghiên cứu
(1) Các ẩn dụ tiếng Anh xuất hiện trong tác phẩm Nocturnes của Kazuo Ishiguro.
(2) Các phương thức dịch được dịch giả An Lý áp dụng để chuyển dịch các ẩn dụ
trên trong văn bản đích bằng tiếng Việt.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát các ẩn dụ trong hai truyện ngắn Crooner và Malvern
Hills trích từ tuyển tập truyện ngắn Nocturnes của Kazuo Ishiguro xuất bản năm
2009. Đồng thời việc phân loại các chiến lược dịch được dựa trên lý thuyết của
Newmark (1988b) về chiến lược dịch ẩn dụ.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
5.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài mang đến một cái nhìn tổng quan về ẩn dụ và dịch thuật,
làm sáng tỏ lý thuyết của Newmark (1988b) về chiến lược dịch ẩn dụ dựa trên
những phân tích và mơ tả trực quan trong văn cảnh cụ thể. Nghiên cứu cũng phần
nào giới thiệu quy trình nhận diện ẩn dụ của Pragglejaz Group (2008), đồng thời
mở ra một hướng tiếp cận trong việc diễn giải và phân tích ẩn dụ trong mối tương
quan ngơn ngữ và văn hóa Anh-Việt.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu phục vụ cho dịch giả trong việc lựa chọn phương thức
dịch phù hợp đối với ẩn dụ trong các tác phẩm của Kazuo Ishiguro nói riêng và
văn học nước ngồi nói chung. Bên cạnh đó, các mơ tả trong nghiên cứu cũng có
thể được sử dụng làm ví dụ trực quan trong việc giảng dạy và học tập bộ môn dịch
thuật tại các trường đại học Việt Nam.
4
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Dịch thuật
1.1.1 Định nghĩa về dịch thuật
Nida và Taber (1969) định nghĩa dịch thuật là tái hiện ngôn ngữ nguồn (source
language) dưới dạng ngôn ngữ tiếp nhận (receptor language) một cách tự nhiên và
gần nhất với thông điệp ban đầu, trước hết là về mặt ý nghĩa, sau đó là về phong cách.
Hai học giả cũng chỉ ra sự tương đương của thông điệp được truyền tải, tính tự nhiên
của ngơn ngữ và sự hiệu quả về phong cách là những yêu cầu chính yếu trong quá
trình chuyển ngữ.
Newmark (1988b) lại cho rằng dịch là sự diễn tả ý nghĩa của văn bản ngôn
ngữ nguồn (source language text) bằng văn bản ngơn ngữ đích (target language text)
mà vẫn giữ nguyên chủ ý của tác giả viết văn bản đó. Ơng cũng nhận định dịch là
“một nghệ thuật với nỗ lực thay thế một thông điệp dưới dạng văn bản hay một diễn
ngôn trong ngôn ngữ này bằng thông điệp hay diễn ngôn tương tự trong ngơn ngữ
khác”. Theo Newmark, q trình dịch thuật địi hỏi dịch giả phải có một sự phân tích
kỹ lưỡng đối với văn bản ngôn ngữ nguồn chẳng hạn như mục đích của văn bản, loại
văn bản, văn phong và đối tượng độc giả.
Larson (1998) cho rằng dịch là “nghiên cứu từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, hoàn
cảnh giao tiếp và ngữ cảnh văn hóa của văn bản ngơn ngữ nguồn, phân tích văn bản
để xác định ngữ nghĩa sau đó tái lập ý nghĩa tương tự bằng từ vựng và cấu trúc ngữ
pháp phù hợp với ngôn ngữ tiếp nhận và ngữ cảnh văn hóa của nó”.
Định nghĩa về dịch thuật vô cùng đa dạng. Khuynh hướng trung thành với văn
bản ngôn ngữ nguồn (NNN) hay văn bản ngôn ngữ đích (NNĐ) khiến cho ý niệm về
dịch thuật là bất định. Vì vậy, người ta cho rằng khơng có dịch đúng hay sai mà chỉ là
do các phương pháp tiếp cận khác nhau. Dù ở quan điểm nào, các yếu tố về ngơn
ngữ, văn hóa, lịch sử, chính trị-xã hội cũng cần được xem xét kỹ lưỡng trong quá
trình dịch. Một cách chung nhất, chúng ta có thể hiểu dịch thuật là q trình diễn ra
giữa hai ngơn ngữ mà ở đó dịch giả chuyển đổi văn bản gốc trong NNN thành một
văn bản được viết bằng ngôn ngữ khác gọi là NNĐ (Munday, 2008).
1.1.2 Tương đương trong dịch thuật
5
Tương đương là một trong những khái niệm trọng tâm của nghiên cứu dịch
thuật, tuy nhiên nó lại là một vấn đề lớn của dịch thuật do sự đa dạng về cách mô tả
và diễn giải.
Nida (1964) bàn đến hai loại tương đương là ‘tương đương hình thức’ (formal
equivalence) và ‘tương đương năng động’ (dynamic equivalence). ‘Tương đương
hình thức’ là một nỗ lực bảo toàn các yếu tố về mặt hình thức và nội dung được
truyền tải trong thơng điệp của văn bản nguồn (VBN). Ở hướng tiếp cận này, dịch giả
tập trung bám sát các đặc điểm về từ vựng, ngữ pháp, cú pháp và cấu trúc của NNN,
đặc biệt trong văn chương nghệ thuật như dịch thơ, văn xi biểu cảm nhằm đảm bảo
tính thẩm mỹ của văn bản gốc. Trái lại, ‘tương đương năng động’ lại cố gắng đạt
được một sự diễn đạt tự nhiên nhất thông qua các hiệu quả tương đương mà trọng tâm
được đặt về phía người đọc. Ở đó, thơng điệp của VBN được chuyển đổi thành ngôn
ngữ tiếp nhận sao cho người đọc bản dịch cũng tiếp nhận thông điệp tương tự như
người đọc nguyên tác (Nida and Taber, 1969).
Newmark (1981) đề xuất hai hình thức là ‘dịch ngữ nghĩa’ (semantic
translation) và ‘dịch truyền đạt’ (communicative translation). Sự khác biệt rõ rệt nhất
giữa hai khái niệm này đó là ‘dịch ngữ nghĩa’ tập trung vào ý nghĩa trong khi ‘dịch
truyền đạt’ lại tập trung vào hiệu quả có được ở người đọc. Cụ thể, ‘dịch ngữ nghĩa’
chú trọng NNN và tác giả, trong đó các đặc điểm của nguyên tác được giữ lại nhiều
nhất có thể, ngược lại, ‘dịch truyền đạt’ lại theo sát nhu cầu của độc giả. Khác Nida
với thiên hướng nghiêng về ‘tương đương năng động’, Newmark chọn một cách nhìn
dung hịa giữa hai hình thức. Ơng cho rằng người dịch phải vận dụng một cách linh
hoạt giữa hai ý niệm, có thể trong cùng một văn bản nhưng đơn vị dịch thuật này đòi
hỏi phải ‘dịch truyền đạt’ trong trường hợp khác lại phải sử dụng ‘dịch ngữ nghĩa’.
Bên cạnh đó, nghiên cứu dịch thuật cịn tồn tại một số quan điểm lý thuyết
khác bàn luận về khái niệm ‘tương đương’ ở hai đối cực, chẳng hạn như Catford
(1965) với ‘tương đương hình thức’ (formal equivalence) và ‘tương đương văn bản’
(textual correspondence), House (1997) với ‘dịch hướng về nguồn’ (overt translation)
và ‘dịch hướng về đích’ (covert translation), và Pym (2007) với ‘tương đương tự
nhiên’ (natural equivalence) và ‘tương đương trực tiếp’ (directional equivalence).
6
Dựa trên những đơn vị ngôn nhỏ hơn, Popovic (1976) chia ‘tương đương’ thành bốn
loại chính bao gồm ‘tương đương ngôn ngữ’ (linguistic equivalence), ‘tương đương
theo mẫu’ (paradigmatic equivalence), ‘tương đương văn phong’ (stylistic
equivalence) và ‘tương đương văn bản’ (textual equivalence). Vinay và Darbelnet
(1995) cũng cho rằng ‘tương đương’ là chìa khóa để giải quyết nhiều vấn đề của dịch
thuật, đặc biệt trong ngơn ngữ hình tượng (figurative language). Thật vậy, mặc dù
khái niệm này đã tồn tại từ lâu nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng ý niệm
‘tương đương’ nhắc nhở người dịch phải chú ý đến các vấn đề trọng tâm và nó được
sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm giải quyết các vấn đề đó trong suốt q
trình dịch thuật.
1.1.3 Dịch thuật văn học
Geoffrey (2004) chia dịch thuật thành bốn mảng chính, gồm phiên dịch
(interpreting), dịch văn bản khoa học kỹ thuật (scientific and technical translation),
dịch thương mại (commercial/business translation) và dịch văn học (literary
translation). Trong nghiên cứu này, do nguồn ngữ liệu được trích xuất từ các tác
phẩm truyện ngắn, vì vậy nghiên cứu chỉ tập trung về ý niệm dịch văn học.
Có thể thấy tác phẩm văn học khác biệt với nhau ở nội dụng và tính thẩm mỹ
được tác giả thể hiện trong tác phẩm. Yêu cầu đặt ra đó là bản dịch phải phản ánh
được các yếu tố liên tưởng, trí tuệ và trực giác của người viết vì độc giả tiếp nhận
không trực tiếp từ nguyên tác mà thông qua bản dịch (Devy, 1999). Thêm vào đó,
Gutt (1991) cũng nhấn mạnh rằng dịch giả cần quan tâm đến việc giữ lại các đặc tính
về phong cách (stylistic properties) của văn bản nguồn. Đồng quan điểm với Gutt,
Landers (2001) cho rằng trong quá trình dịch văn học, văn phong tạo nên sự khác biệt
giữa một bản dịch sinh động và dễ hiểu với một bản dịch cứng nhắc, thiếu tự nhiên và
không lưu giữ được các đặc điểm nghệ thuật và thẫm mỹ của VBN. Vì lẽ đó mà dịch
văn học trở thành hình thức dịch thuật thử thách nhất đối với dịch giả. Thực tế, các
nhà văn vốn không ngừng vận dụng trí tưởng tượng và sáng tạo của mình, thơng qua
ngơn từ và biến chúng thành tác phẩm, từ đó dẫn đến nhiều cách diễn giải khác nhau
đối với thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
7
Haque (2012) cho rằng trong quá trình tái hiện hiệu quả tương đương thì
những thay đổi sai lệch (negative shifts) là điều không thể tránh khỏi, như dịch sai nội
dung (mistranslation of information), diễn giải không đầy đủ nguyên tác (subinterpretation of the original text) và diễn giải không thấu đáo sự liên kết giữa những
tương liên chủ định (superficial interpretation of connections between intentional
correlatives). Vì vậy, để đảm bảo chất lượng bản dịch, dịch giả không chỉ thành thạo
về ngơn ngữ, mà cịn phải có năng lực về ngơn ngữ xã hội học, diễn ngôn và kiến
thức liên văn hóa (Grumová, 1996, trích dẫn bởi Bédnárová-Gibová, 2014). Bên cạnh
đó, tác giả này cũng đề cao khả năng giải mã văn bản (phân tích, thơng hiểu và diễn
giải VBN), khả năng tái tạo ngôn ngữ và trực giác của người dịch như những năng
khiếu tiên quyết đối với công tác dịch thuật văn học.
1.2 Ẩn dụ
1.2.1 Định nghĩa về ẩn dụ
Khái niệm ẩn dụ (metaphor) đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại và trở thành đề
tài nghiên cứu của nhiều học giả. Ở khía cạnh là một thủ pháp tu từ, Aristotle định
nghĩa “ẩn dụ là dùng tên của sự vật này để chỉ sự vật khác theo cách lấy chủng
(genus) để chỉ loại (species), hoặc lấy loại để chỉ chủng, hoặc lấy loại để chỉ loại, dựa
theo sự tương đồng (analogy)”. Với quan điểm truyền thống, ẩn dụ chỉ được xét ở cấp
độ từ như một đơn vị ngữ nghĩa cơ bản. Tuy nhiên, dưới góc độ của ngôn ngữ học tri
nhận, Lakoff và Johnson (1980) cho rằng “ẩn dụ thâm nhập vào đời sống hằng ngày,
không chỉ trong ngơn ngữ mà cịn cả suy nghĩ và hành động”. Hai học giả cũng nhìn
nhận ẩn dụ là công cụ ý niệm trong một hệ thống tương tác giữa hai miền là miền
nguồn (source domain) và miền đích (target domain). Tương tự, Kövecses (2002)
định nghĩa ẩn dụ là việc “hiểu miền ý niệm này thông qua một miền ý niệm khác”
trong đó nội dung của ý niệm tại miền đích được hiểu thơng qua ý niệm miền nguồn.
Theo Newmark (1988b), mục đích của ẩn dụ là nhằm mơ tả thực thể, sự kiện hay tính
chất một cách bao hàm và cô đọng hơn so với ngôn ngữ thông thường, tạo hiệu ứng
cảm xúc, xác lập sự tương đồng giữa sự vật mà không cần trực chỉ, cũng như hình
thành sự hiểu biết chính xác hơn về việc sử dụng ngơn ngữ.
1.2.2 Quy trình nhận diện ẩn dụ
8
Broeck (1981) thừa nhận rằng việc không nhận diện được ẩn dụ chính là trở
ngại đối với dịch giả trong quá trình dịch. Steen (2007) cũng chỉ ra việc nhận diện ẩn
dụ đã được Lakoff (1986, 1993) và Gibbs (1993, 1994) xem như là một vấn đề quan
trọng trong việc xác định nghĩa hàm ẩn. Với nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề trên,
Pragglejaz Group (2007) đã giới thiệu một hướng tiếp cận tiêu chuẩn về nhận diện ẩn
dụ dưới góc nhìn của ngơn ngữ học tri nhận. Nhóm bao gồm mười học giả nghiên
cứu ẩn dụ với nỗ lực hệ thống một cơng cụ rõ ràng và chính xác cho việc nhận diện
ẩn dụ trong diễn ngôn. Các thành viên đã cộng tác trong vòng sáu năm để đạt được
mục tiêu đề ra. Tính tin cậy của quy trình này được chỉ ra bởi các bài kiểm định thống
kê và “nghiên cứu thực nghiệm dựa trên ngôn ngữ học tri nhận, phân tích diễn ngơn,
ngơn ngữ học tâm lý và ngôn ngữ học ứng dụng” (Steen, 2007). Trên thực tế, quy
trình này đã được thử nghiệm thành cơng bởi nhiều học giả như Steen và cộng sự
(2010). Tuy tốn nhiều thời gian, quy trình của Pragglejaz Group đã mang đến một
phương pháp rõ ràng và đáng tin cậy trong việc nhận diện ẩn dụ cả trong ngơn ngữ
nói và ngơn ngữ viết. Quy trình cụ thể như sau:
1. Đọc toàn bộ văn bản để nắm được ý nghĩa tổng thể của văn bản.
2. Xác định các đơn vị từ vựng có trong văn bản.
3. (a) Xác định nghĩa ngữ cảnh của mỗi đơn vị từ vựng có trong văn bản, cụ thể
chúng liên quan như thế nào đến thực thể, quan hệ hoặc vật biểu trưng trong
ngữ cảnh mà văn bản gợi lên. Chú ý đến các thành phần trước và sau đơn vị
từ vựng đang xem xét.
(b) Đối với mỗi đơn vị từ vựng, xác định xem có tồn tại một nghĩa cơ bản
hơn trong những ngữ cảnh khác so với nghĩa trong văn bản. Nghĩa cơ bản có
thể:
Cụ thể hơn; đối tượng mà chúng gợi lên có thể dễ dàng hơn trong việc
tưởng tượng, nhìn, nghe, sờ, ngửi hay nếm.
Liên quan đến các hoạt động của cơ thể.
Rõ ràng hơn (ngược lại với mơ hồ).
Có nguồn gốc lâu đời hơn.
9
Nghĩa cơ bản không nhất thiết là nghĩa được sử dụng thường xuyên nhất của
đơn vị từ vựng đó.
(c) Nếu đơn vị từ vựng có một nghĩa cơ bản hơn so với nghĩa trong ngữ cảnh
của văn bản, xem xét liệu nghĩa ngữ cảnh có tương phản với nghĩa cơ bản
nhưng vẫn hiểu được nếu so sánh với nó.
4. Nếu có, xác định đây là ẩn dụ.
1.2.3 Phân biệt ẩn dụ và tỷ dụ
Gibbs (1994) định nghĩa tỷ dụ (simile) về cơ bản là một thủ pháp tu từ trực chỉ
thực thể nguồn và đích được kết nối với nhau bằng một cấu trúc rõ ràng. Trong tiếng
Anh, khác với ẩn dụ, tỷ dụ có đặc điểm là sử dụng các từ nối như “like”, “as” (như là)
hay một số động từ như “resemble” (giống như). Mục đích của tỷ dụ là làm cho sự
mô tả đối tượng được so sánh trở nên văn hoa hay sinh động hơn. Trong sáng tác văn
học, cả ẩn dụ và tỷ dụ đều được sử dụng để gia tăng hiệu ứng và tính thẩm mỹ cho
văn bản. Trong khi ẩn dụ (metaphor) là một sự so sánh ngầm thì tỷ dụ (simile) lại làm
sáng tỏ và đích xác đối tượng được so sánh. Có thể nói rằng thủ pháp tỷ dụ vẫn giữ
lại những đặc điểm khơng tương đồng hồn tồn của đối tượng trong khi ẩn dụ thực
tế là một sự thay thế.
1.2.4 Phân loại ẩn dụ
Việc phân loại ẩn dụ cũng tồn tại nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Broeck
(1981) chia ẩn dụ thành ba loại là ẩn dụ từ vựng hóa (lexicalized metaphor), ẩn dụ
quy ước (conventional metaphor) và ẩn dụ sáng tạo (private metaphor).
(1) Ẩn dụ từ vựng hóa (lexicalized metaphors): là những ẩn dụ đã dần bị mất đi
tính riêng biệt và xác lập thành một phần trong hệ thống từ vựng của ngơn ngữ. Ẩn
dụ này có thể tồn tại dưới hình thức là đơn vị từ vựng riêng biệt như “to habour
evil thoughts”, “hash cash”; hoặc thành ngữ như “have a lark”, “lay a finger on”.
(2) Ẩn dụ quy ước (conventional metaphors): là những ẩn dụ có mức độ “thiết chế
hóa” (institutionalized) cao hoặc thấp hơn ẩn dụ tự vựng hóa và thường làm tiêu
biểu cho một trường phái văn học nhất định, ví dụ như mere-hengest [sea steed],
heofon-candle [the candle of heaven].
10
(3) Ẩn dụ sáng tạo (private metaphor) là những ẩn dụ được tạo ra thông qua cái
tôi cá nhân của tác giả. Tuy nhiên rất khó để phân biệt giữa ẩn dụ sáng tạo và ẩn dụ
có mức độ thiết chế hóa cao hơn do nhiều hệ thống ẩn dụ sáng tạo trùng lắp với
các ẩn dụ truyền thống.
Newmark (1981) chia ẩn dụ thành ba loại là ẩn dụ sáng tạo (original
metaphor), ẩn dụ cơ sở (standard metaphor) và ẩn dụ chết (dead metaphor), sau đó
vào năm 1988 ơng phát triển lên thành sáu loại, bao gồm:
(1) Ẩn dụ chết (dead metaphor): là những ẩn dụ được sử dụng hằng ngày và mất
đi hiệu quả liên tưởng, tưởng tượng vì vậy mà hình ảnh của nó khơng cịn sức gợi.
Đó là những ẩn dụ liên quan đến không gian và thời gian (space and time), bộ
phận cơ thể (part of the body), các đặc điểm sinh thái phổ quát (general ecological
features) và các hoạt động chính của con người (main human activities).
(2) Ẩn dụ sáo ngữ (cliché metaphor): là những ẩn dụ có thể đã tạm thời khơng
cịn hữu ích, được sử dụng để thay thế cho những suy nghĩ rõ ràng, thường mang
tính cảm xúc, nhưng khơng tương xứng với thực chất của vấn đề, chẳng hạn như
‘backward’ và ‘breakthrough’.
(3) Ẩn dụ cơ sở (stock or standard metaphor): là những ẩn dụ đã được xác lập với
khả năng biểu cảm nhất định mà không bị mất đi bởi việc sử dụng đại trà. Ẩn dụ
cơ sở thường xuất hiện trong những văn bản ít trang trọng, dùng để mơ tả những
cách thức liên quan đến vật chất hoặc tinh thần cả về phương diện thực dụng và
ngữ dụng như ‘keep the spot boiling’ hay ‘to oil the wheels’.
(4) Ẩn dụ cải biên (adapted metaphor): là những ẩn dụ cơ sở bị thay đổi trong ngữ
cảnh mới chẳng hạn như ‘the ball is in the little in their court’ và ‘get them in the
door’.
(5) Ẩn dụ mới (recent metaphor): là những từ ngữ mới mang nghĩa ẩn dụ mà đã
trở nên phổ biến trong ngơn ngữ, thường là tiếng lóng (slang) và ngôn ngữ thông
tục (colloquial) như ‘pissed’, ‘doing a line’, ‘skint’.
(6) Ẩn dụ sáng tạo (original metaphor): là những ẩn được tạo ra từ tư duy sáng tạo
của người viết, thể hiện phong cách và thế giới quan của tác giả về cuộc sống cũng
11
như làm phong phú thêm nguồn từ vựng của NNN. Ví dụ: ‘a ton of enforced
silence’, ‘trickling talks’, ‘window of opportunity’.
Bên cạnh đó, dựa vào chức năng tri nhận, Lakoff và Johnson (1980) phân
loại ẩn dụ thành ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor), ẩn dụ định hướng
(orientational metaphor) và ẩn dụ bản thể (ontological metaphor).
(1) Ẩn dụ cấu trúc: là hiện tượng một ý niệm này “được cấu trúc hóa về mặt ẩn dụ
dưới dạng một ý niệm khác”. Ví dụ: “TRANH LUẬN LÀ MỘT CUỘC
CHIẾN TRANH” (ARGUMENT IS A WAR): ‘Tơi đã bảo vệ được lý lẽ của
mình’ (I defended my argument).
(2) Ẩn dụ định hướng: là loại ẩn dụ mà từ các ý niệm nguồn và ý niệm đích liên
quan và tương tác với nhau theo định hướng khơng gian như “lên-xuống” (updown), “trong-ngồi” (inside-out), “trước-sau” (front-behind). Ví dụ: “VUI
HƯỚNG LÊN, BUỒN HƯỚNG XUỐNG” (HAPPY IS UP, SAD IS
DOWN’: ‘tôi cảm thấy phấn chấn’ (I’m feeling up), ‘tâm trạng tôi suy sụp’
(my spirit is depressed).
(3) Ẩn dụ bản thể: là sự vật thể hóa những bản thể trừu tượng như kinh nghiệm,
hoạt động, cảm xúc thành thực thể hay vật chất. Ví dụ: “LẠM PHÁT LÀ
MỘT THỰC THỂ”: ‘lạm phát đang làm giảm mức sống của chúng ta’
(inflation is lowering our standard of living).
Tuy nhiên Lakoff và Johnson (2003) lại thừa nhận rằng việc phân loại ẩn
dụ thành cấu trúc, định hướng và bản thể rất cứng nhắc và không tự nhiên. “Tất cả
ẩn dụ đều cấu trúc (qua đó ẩn dụ ánh xạ cấu trúc thành cấu trúc); mọi ẩn dụ đều
bản thể (theo đó ẩn dụ tạo nên những thực thể ở miền đích), và nhiều ẩn dụ thì
định hướng (ẩn dụ ánh xạ sơ đồ hình ảnh có định hướng).
Có thể thấy, những hướng tiếp cận khác nhau sẽ đưa đến việc phân loại
khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu sẽ không phân loại những ẩn dụ trong ngữ liệu
mà xem xét ẩn dụ ở một chiều hướng chung nhất.
1.2.5 Ẩn dụ trong văn chương
12
Steen (1994) nhận định rằng mối quan hệ giữa ẩn dụ và văn học là vô cùng
mật thiết. Thật vậy, ẩn dụ làm phong phú thêm những tưởng tượng giàu chất thơ và
gia tăng tính nghệ thuật cho tác phẩn dưới góc độ là một thủ pháp tu từ học. Lakoff
và Turner (1989) đặc biệt nhấn mạnh vai trò của ẩn dụ trong việc tạo hiệu hứng cho
thi ca. Hai học giả cho rằng ẩn dụ văn học không khác biệt so với ẩn dụ mà chúng ta
sử dụng hằng ngày. “Những nhà thơ lớn, như những nghệ nhân xuất chúng, về cơ bản
vẫn sử dụng những công cụ giống như chúng ta”; sự khác biệt thể hiện ở khả năng và
kỹ năng vận dụng những cơng cụ đó. McGrath (2003) cũng đồng ý rằng việc sử dụng
ẩn dụ tạo nên bản chất và nét độc đáo của các tác phẩm thơ ca; khơng có ẩn dụ, thơ ca
sẽ vẫn hay nhưng khơng cịn sự bí ẩn vốn có. Tương tự, Kövecses (2002) cũng cho
rằng những ẩn dụ sáng tạo trong văn chương, dù phong phú về mặt ngữ nghĩa, tuy
nhiên tần suất xuất hiện lại không thường xuyên như những ẩn dụ thông thường.
Chúng ta thường nghĩ rằng ẩn dụ văn học đặc biệt do những ẩn dụ ý niệm thơng
thường đã được biến hóa dưới bàn tay của nhà văn theo nhiều cách khác nhau,
chẳng hạn như mở rộng (extending), trau chuốt (elaboration), nghi vấn
(questioning) và kết hợp (combining).
1.3 Dịch ẩn dụ
Broeck (1981) và Newmark (1988a) có cùng nhận định là ẩn dụ là một vấn đề
tiêu biểu của dịch thuật. Fuertes Olivera (1998) ủng hộ quan điểm này và chỉ ra rằng
dịch ẩn dụ “là một vấn đề nan giải dù dịch giả tiếp cận ẩn dụ theo phương pháp nào”.
Do đó, dịch ẩn dụ trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều học giả với nổ lực xác lập
quy trình dịch ẩn dụ phù hợp nhất. Schäffner (2004) đặt chủ đề này xoay quanh hai
vấn đề chính là tính khả dịch của ẩn dụ (translatability of metaphor) và chiến lược
dịch ẩn dụ (metaphorical translation strategies).
1.3.1 Tính khả dịch của ẩn dụ
Mức độ khả dịch của ẩn dụ cũng dấy lên nhiều quan điểm đối lập với bốn
nhóm chính (Férnandez và cộng sự, 2003):
- Ẩn dụ khơng thể dịch được: Nida (1964) và Dagut (1967) cho rằng việc
dịch một ẩn dụ cụ thể có thể sản sinh ra một ẩn dụ khác.
13
- Ẩn dụ hồn tồn có thể dịch được: Kloepfer (1981), Mason (1982) và
Reiss (1971) lại khơng nhìn nhận ẩn dụ là một vấn đề của dịch thuật. Khơng có cái
gọi là lý thuyết ẩn dụ mà đơn thuần là lý thuyết dịch áp dụng cho ẩn dụ.
- Ẩn dụ có thể dịch được ở mức độ đáng kể dựa trên sự tương đương liên
ngôn ngữ: Broeck (1981), Toury (1985 và 1995) và Newmark (1988) đã chỉ ra tính
cá biệt của ẩn dụ trong dịch thuật.
- Hướng tiếp cận mang tính điều giải: (Snell-Hornby 1988) cho rằng khả
năng dịch của ẩn dụ phụ thuộc vào thể loại văn bản và các yếu tố đặc biệt liên
quan.
Dagut (1976) chỉ ra ba yếu tổ ảnh tưởng đến tính khả dịch của ẩn dụ, bao gồm
yếu tố văn hóa (cultural factor), yếu tố ngôn ngữ (linguistic factor) và cả hai yếu tố
trên trong một sự tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, các yếu tố này, bằng nhiều cách khác
nhau đã khiến cho ẩn dụ trở thành ‘bất khả dịch’. Broek (1981) cho rằng tính khả
dịch của ẩn dụ được quyết định bởi chức năng giao tiếp và giới hạn văn hóa. Do đó,
ẩn dụ có thể dịch được nếu lượng thơng tin mà nó truyền tải và mối quan hệ cấu trúc
của nó đối với văn bản không quá phức tạp. Đồng thuận với quan điểm của Broeck,
Manson (1982) nhận định tính khả dịch của ẩn dụ trở thành vấn đề nan giải khơng
phải vì bản chất của ẩn dụ mà do khoảng cách văn hóa giữa NNĐ và NNN. Manson
cũng nhấn mạnh việc chuyển ngữ mỗi ẩn dụ đều đòi hỏi phải được xem xét trong nội
hàm văn hóa (cultural connotation) và ngữ cảnh (textual context) trước khi tiến hành
dịch toàn bộ văn bản. Mặt khác, Trim (2007) tranh luận rằng tính khả dịch của ẩn dụ
bị chi phối bởi “khả năng diễn giải và chuyển đổi ẩn dụ trong ngôn ngữ nguồn”. Cụ
thể, dịch giả có thể dễ dàng hiểu được ẩn dụ trong NNN, tuy nhiên lại khó khăn trong
việc tái tạo một nét độc đáo tương đương trong NNĐ.
Xét ở bình diện loại hình ẩn dụ, Newmark (1998a) cho rằng ẩn dụ chết (dead
metaphor) là loại ẩn dụ có khả năng dịch cao nhất, trong khi ẩn dụ cơ sở (stock
metaphor) và ẩn dụ sáng tạo (original metaphor) lại phụ thuộc vào sự tương liên giữa
hai ngôn ngữ. Broeck (1981) xem ẩn dụ từ vựng hóa (lexicalized metaphor) có mức
độ khả dịch cao nhất, những loại hình ẩn dụ khác bị hạn chế về khả năng dịch do sự
cô đọng và phức tạp trong thông điệp được chuyển tải.
14
1.3.2 Chiến lược dịch ẩn dụ
Broeck (1981) đề xuất ba chiến lược dịch bao gồm:
1. Dịch theo nghĩa hẹp (translation sensu stricto): phương tiện biểu đạt
(vehicle), tức miền nguồn, và đối tượng so sánh (tenor), tức miền đích, trong ngơn
ngữ nguồn đều được tái hiện trong ngơn ngữ đích.
2. Thay thế (substitution): thay phương tiện biểu đạt (vehicle) trong ngôn ngữ
nguồn bằng một phương tiện biểu đạt tương đương trong ngơn ngữ đích có cùng đối
tượng so sánh (tenor).
3. Diễn giải (paraphrase): diễn đạt ẩn dụ trong ngôn ngữ nguồn bằng một biểu
thức phi ẩn dụ trong ngơn ngữ đích.
Có thể thấy Broeck chưa mô tả cụ thể ẩn dụ được dịch như thế nào trong các
chiến lược dịch của mình mà chỉ đưa ra như những giải pháp thay thế. Newmark
(1988b), dưới góc độ ngơn ngữ học, giới thiệu bảy phương thức dịch cụ thể và toàn
diện hơn, trong đó bao gồm cả ba chiến lược mà Broeck đề xuất.
1. Tái hiện hình ảnh trong ngơn ngữ đích giống với ngôn ngữ nguồn
(reproducing the same image in the target language): chiến lược này áp dụng cho các
ẩn dụ có cùng hình ảnh và ý nghĩa trong NNĐ. Ẩn dụ được dịch phải phổ biến để độc
giả của NNĐ để có thể hiểu thấu đáo như độc giả của NNN. Phương thức này thường
sử dụng cho những ẩn dụ đơn, việc dịch ẩn dụ phức hay thành ngữ tương đối ít gặp
hơn và phụ thuộc vào sự tương đồng văn hóa. Bên cạnh đó, tái tạo ẩn dụ đơn có nghĩa
biểu hiện sự kiện hay tính chất sẽ khó khăn hơn so với ẩn dụ có nghĩa chỉ thực thể.
Ví dụ: ‘‘Golden hair – goldenes Haar’
2. Thay thế hình ảnh trong ngơn ngữ nguồn bằng một hình ảnh tiêu chuẩn
trong ngơn ngữ đích (replacing the image in the source langue with a standard target
language image): chiến lược dịch này được áp dụng với trường hợp ẩn dụ trong NNN
tương hợp về mặt văn hóa với ẩn dụ trong NNĐ.
Ví dụ: ‘Jump into the lion’s mouth – se fourrer dans la gueule du loup’
15
3. Dịch ẩn dụ bằng tỷ dụ (translating metaphor by simile): với chiến lược này,
hình ảnh trong NNN vẫn được giữ lại, song sẽ làm giảm bớt “cú sốc ẩn dụ” bởi tỷ dụ
khá tường minh và có khả năng khơi gợi trí tưởng tượng.
Ví dụ: ‘Banquiers irresponables et orfèvres-escrocs – irresponsible bankers
behaving like swindling gold-manufacturers’
4. Dịch ẩn dụ bằng tỷ dụ kết hợp với nghĩa (translating metaphor by simile
plus sense): đây là một giải pháp mang tính thỏa hiệp với sự kết hợp của cả dịch ngữ
nghĩa và dịch truyền đạt. Tuy nhiên ý nghĩa vẫn được chú trọng hơn là hiệu ứng
tương đương. Có thể thấy một số ẩn dụ không thể được hiểu một cách đầy đủ mà
khơng thêm vào đó các thành tố nghĩa.
Ví dụ: ‘tout un vocabulaire moliéresque – a whole repertoire of medical
quackery such as Molière might have used’
5. Chuyển đổi ẩn dụ thành ngữ nghĩa (converting metaphor to sense): phương
thức này có thể áp dụng với bất kỳ loại văn bản nào khi việc thay thế hình ảnh trong
NNN bằng hình ảnh trong NNĐ vượt ra ngoài ngữ nghĩa hay ngữ vực. Tuy nhiên,
tính ẩn dụ và các yếu tố biểu cảm cũng theo đó mà mất đi.
Ví dụ: ‘Sein Brot verdienen (literal translation: to earn one’s bread) – to earn
one’s living’
6. Tỉnh lược (deletion): đây là một chiến lược triệt để xóa bỏ các ẩn dụ không
cần thiết nếu như văn bản khơng mang tính thẩm quyền hay biểu cảm. Do đó, dịch
giả phải thận trọng xem xét liệu ẩn dụ đó có quan trọng hay khơng. Việc tỉnh lược
cũng cần được đánh giá thực nghiệm nếu như chức năng của ẩn dụ được thực hiện ở
những phần khác của văn bản.
7. Sử dụng ẩn dụ giống trong ngôn ngữ nguồn kết hợp giải thích ý nghĩa
(using the same metaphor combined with sense): trong nhiều tình huống, dịch giả
buộc phải thêm vào đó ngữ nghĩa để đảm bảo rằng hình ảnh được tái hiện trong NNĐ
được độc giả hiểu một cách đúng đắn. Đối với phương thức này, tính ẩn dụ hiển
nhiên sẽ bị giảm bớt mà thay vào đó bằng chức năng truyền đạt thông tin.
1.4 Khung khái niệm
16
Trong phần trước, chúng tôi đã giới thiệu các khái niệm liên quan đến đề
tài, trong đó có ba lý thuyết chính làm nền tảng cho việc nghiên cứu bao gồm
quan điểm về ẩn dụ của Lakoff và Johnson (1980), quy trình nhận diện ẩn dụ của
Pragglejaz Group (2007) và cuối cùng là chiến lược dịch ẩn dụ của Newmark
(1988b). Khung khái niệm được mô tả trong sơ đồ dưới đây:
Văn bản nguồn
Văn bản đích
Ẩn dụ
(Lakoff & Johnson, 1980)
“Ẩn dụ là một cách nhìn nhận sự vật này thơng qua sự
vật khác và chức năng chính của nó là nhận thức”
Quy trình nhận diện ẩn dụ
(Pragglejazz Group, 2007)
Chiến lược dịch ẩn dụ
(Newmark, 1988b)
(1) Tái hiện hình ảnh trong ngơn ngữ đích giống với ngơn ngữ nguồn
(2) Thay thế hình ảnh trong ngơn ngữ nguồn bằng một hình ảnh tiêu
chuẩn trong ngơn ngữ đích
(3) Dịch ẩn dụ bằng tỷ dụ
(4) Dịch ẩn dụ bằng tỷ dụ kết hợp với ngữ nghĩa
(5) Chuyển đổi ẩn dụ thành nghĩa
(6) Tỉnh lược
(7) Sử dụng ẩn dụ giống trong ngôn ngữ nguồn kết hợp giải thích ý
nghĩa
Hình 1.1: Khung khái niệm
17
PHẦN 2: NGỮ LIỆU – PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương pháp
Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp định tính, trong đó tập
trung so sánh, đối chiếu và phân tích ngữ liệu của VBN và VBĐ, đồng thời mô tả các
chiến lược dịch đã được sử dụng. Bên cạnh đó, thủ pháp thống kê mô tả cũng được
thực hiện nhằm khảo sát tần suất các chiến lược dịch được áp dụng trong bản dịch.
2.2 Nguồn ngữ liệu
Ẩn dụ được phân tích trong nghiên cứu này là từ trích xuất của tập truyện
ngắn Nocturnes của nhà văn Kazuo Ishiguru do Faber and Faber xuất bản năm 2009
và bản dịch Việt ngữ Dạ Khúc của dịch giả An Lý do nhà xuất bản Nhã Nam phát
hành năm 2013. Vì hạn chế về mặt thời gian, nghiên cứu giới hạn khảo sát ẩn dụ
trong hai truyện ngắn Crooner (Người hát tình ca) và Malvern Hills (Khu đồi
Malvern) với tổng độ dài của hai truyện ngắn này là trong khoảng hơn 19,000 từ.
Giới thiệu về tác giả Kazuo Ishiguro và tập truyện Nocturnes
Kazuo Ishiguro là một tiểu thuyết gia, biên kịch và tác giả truyện ngắn người
Anh gốc Nhật. Ông sinh ngày 8 tháng 11 năm 29154 tại thành phố Nagasaki, Nhật
Bản sau đó chuyển đến Anh định cư cùng gia đình vào năm 1960. Kazuo Ishiguro tốt
nghiệp cử nhân tại Đại học Kent vào năm 1968 và thạc sỹ văn chương tại Đại học
East Anglia vào năm 1980. Ông được xem là một trong những tác gia đương đại nổi
tiếng nhất của nền văn chương Anh ngữ với nhiều giải thưởng danh giá mà gần đây
nhất là Nobel Văn học 2017. Viện Hàn lâm Thụy Điển tán dương Kazuo Ishiguro là
“người mà trong tiểu thuyết với những xúc cảm dạt dào, đã khám phá ra những góc
sâu thẳm, huyền ảo ẩn chứa trong chúng ta về mối liên hệ với thế giới” (BBC News).
Đặc điểm nổi bật trong các tác phẩm của Kazuo Ishiguro là sự độc đáo ở sự kết hợp
giữa cốt truyện theo trình tự thời gian và lối kể chuyện đậm chất cá nhân, với những
chủ đề thường thấy đó là ký ức (memory), thời gian (time) và sự tự huyễn hoặc (selfdelusion) (The Guardian). Tác phẩm đầu tay của ông là A Pale View of Hills xuất bản
năm 1982 và sau đó là bảy cuốn tiểu thuyết mà nổi tiếng nhất có thể kể đến là The
Remains of the Day (1989), Never Let Me Go (2005) và gần đây là The Buried Giant
(2015).
18
Âm nhạc cũng có một sự ảnh hưởng sâu sắc đến các sáng tác của Kazuo
Ishiguro, tiêu biểu nhất là tập truyện ngắn Nocturnes: Five Stories of Music and
Nightfall (2009) mà ở đó, bằng âm nhạc, tác giả khai thác mối quan hệ giữa các nhân
vật, ý niệm về tình yêu và sự trôi đi của thời gian. Không gian của các câu chuyện
thay đổi từ Venice đến khu đồi Malvern, từ Luân Đôn đến Hollywood qua những tự
sự đầy hồi niệm của một người hát tình ca, một tay chơi guitar, một nghệ sỹ kèn
saxophone, một nghệ sỹ trung hồ cầm hay một người yêu nhạc. Họ, những người con
của âm nhạc với những giấc mơ dang dở, bị cuốn trơi trong chính những mộng mị
của mình mà như nhn nh ca Ayỗa (2014), õm nhc úng vai trũ là một sự ẩn dụ
cho “căn tín và giấc mơ của các nhân vật”. Bên cạnh đó, tác phẩm cịn là một áng
văn sầu muộn tràn đầy những đau khổ và thất vọng nhưng đâu ẩn chứa những đồng
cảm sâu sắc về cuộc đời nghệ sỹ. Có thể thấy đây là một tác phẩm có giá trị, đồng
thời cũng là một nguồn ngữ liệu dồi dào về ẩn dụ trong văn chương, phục vụ tốt cho
việc nghiên cứu.
Vì hạn chế về mặt thời gian, phạm vi của nghiên cứu chỉ giới hạn trong hai
truyện ngắn là Crooner (Người hát tình ca) và Malvern Hills (Khu đồi Malvern).
Crooner là tự thuật của Jacknet, một nghệ sỹ guitar trẻ đầy tài năng tại Venice, về
Tony Gardner, một ca sỹ người Mỹ lừng danh của thế hệ trước. Anh được Tony
thuê đệm đàn để ơng hát cho người vợ của mình dưới một dịng kênh tại Venice khi
cuộc hơn nhân của hai người đang bên bờ vực tan vỡ. Tony yêu vợ mình nhưng
quyết định dừng lại vì muốn bắt đầu một cuộc đời mới, tin rằng cơ vẫn cịn đủ trẻ để
tìm được một cuộc hôn nhân khác và ông cất tiếng hát như thay cho lời chia tay.
Malvern Hills kể về một nghệ sĩ guitar không thành công. Anh dành cả mùa hè để
làm việc ở quán ăn của chị mình, tại nơi đây anh gặp được một cặp vợ chồng trung
niên người Thụy Sỹ. Cả hai cũng là những nghệ sỹ và cuộc hôn nhân của họ cũng
đang gặp rắc rối. Một ngày nọ khi đang đi bộ tại khu đồi Malvern, cặp vợ chồng
nghệ sỹ vơ tình nghe được các sáng tác của anh và vơ cùng thích thú. Thể nhưng chỉ
ngày hôm sau họ đã chia tay. Anh bỗng nhận ra âm nhạc có thể mang con người
đến gần với nhau, nhưng cũng có thể khiến người ta phải xa nhau mãi mãi.
Giới thiệu về Dịch giả An Lý
19
An Lý là một dịch giả trẻ nhưng tương đối quen thuộc với độc giả Việt Nam
qua việc chuyển ngữ nhiều tác phẩm như Dạ Khúc (Nocturnes) của Kazuo Ishiguro,
Chuyện Người Tùy Nữ (The Handmaid’s Tale) và Tay Sát Thủ Mù (The Blind
Assassin) của Margaret Atwood, và chịu trách nhiệm phần thơ và phụ lục trong
Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn (The Lords of the Ring) của John Ronald Reuel
Tolkien. Ngoài ra An Lý còn làm biên tập cho bản dịch một số tác phẩm nổi tiếng
như Lotita của Vladimir Vladimirovich Nabokov và Thời Nắng Lịm (In Times of
Fading Light) của Eugen Rue.
Những thông tin trên cho thấy dịch giả là người có chun mơn tốt và chất
lượng dịch thuật đáng tin cậy để chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích cách
chuyển dịch ẩn dụ tiếng Anh sang tiếng Việt.
2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu đã sử dụng quy trình nhận diện ẩn dụ của Pragglejaz Group
(2007) và từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary 9th Edition để xác định ẩn
dụ trong VBN, sau đó đối chiếu với VBĐ để trích xuất bản dịch tương đương. Quy
trình nhận diện ẩn dụ như sau:
1. Đọc toàn bộ văn bản để nắm được ý nghĩa tổng thể của văn bản.
2. Xác định các đơn vị từ vựng có trong văn bản
3. (a) Xác định nghĩa ngữ cảnh của mỗi đơn vị từ vựng có trong văn bản, cụ thể
chúng liên quan như thế nào đến thực thể, quan hệ hoặc vật biểu trưng trong
ngữ cảnh mà văn bản gợi lên. Chú ý đến các thành phần trước và sau đơn vị
từ vựng đang xem xét.
(b) Đối với mỗi đơn vị từ vựng, xác định xem có tồn tại một nghĩa cơ bản
hơn trong những ngữ cảnh khác so với nghĩa trong văn bản. Nghĩa cơ bản có
thể:
Cụ thể hơn; cái mà chúng gợi lên có thể dễ dàng hơn trong việc tưởng
tượng, nhìn, nghe, sờ, ngửi hay nếm.
Liên quan đến các hoạt động của cơ thể.
20
Rõ ràng hơn (ngược lại với mơ hồ).
Có nguồn gốc lâu đời hơn.
Nghĩa cơ bản không nhất thiết là nghĩa được sử dụng thường xuyên nhất của
đơn vị từ vựng đó.
(c) Nếu đơn vị từ vựng có một nghĩa cơ bản hơn so với nghĩa trong ngữ cảnh
của văn bản, xem xét liệu nghĩa ngữ cảnh có tương phản với nghĩa cơ bản
nhưng vẫn hiểu được nếu so sánh với nó.
4. Nếu thỏa được u cầu trên thì xác định đây là ẩn dụ.
Câu sau đây: “Spring was just arriving here in Venice” được trích từ truyện
ngắn Crooner để minh họa cho quy trình trên. Các đơn vị từ vựng có trong câu bao
gồm spring, was, just, arriving, here, in và Venice. Phân tích nghĩa ngữ cảnh của các
đơn vị từ vựng này có thể thấy rằng spring chỉ một mùa trong năm, was tồn tại dưới
dạng trợ động từ biểu thị tính chất tiếp diễn, arriving ám chỉ sự bắt đầu của mùa xuân
đang hiển hiện, here có nghĩa là “tại nơi này”, in để chỉ vị trí và Venice là một thành
phố tại nước Ý. Có thể thấy arriving tổn tại một nghĩa cơ bản hơn so với nghĩa ngữ
cảnh. Nghĩa ngoài ngữ cảnh của arrive là “đến một nơi nào đó”, ngụ ý rằng chủ thể
của hành động phải hữu hình và có thể di chuyển được. Do nghĩa ngữ cảnh khác với
nghĩa cơ bản nhưng vẫn có thể được hiểu thơng qua việc so sánh với nó, có thể kết
luận rằng arriving là một ẩn dụ.
2.4 Quy trình phân tích dữ liệu
Bước 1: Phân loại chiến lược dịch
Ẩn dụ và hình thái tương đương sẽ được so sánh, đối chiếu và phân loại dựa
trên lý thuyết của Newmark (1988b), cụ thể gồm bảy phương thức:
(1) Tái hiện hình ảnh trong ngơn ngữ đích giống với ngơn ngữ nguồn
(2) Thay thế hình ảnh trong ngơn ngữ nguồn bằng một hình ảnh tiêu chuẩn trong
ngơn ngữ đích
(3) Dịch ẩn dụ bằng tỷ dụ
(4) Dịch ẩn dụ bằng tỷ dụ kết hợp với nghĩa
(5) Chuyển đổi ẩn dụ thành nghĩa