THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT
TỈNH HÀ TĨNH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở phía bắc Miền Trung. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An,
phía Tây giáp cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình,
còn phía đông là vùng biển Đông rộng lớn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.055
km
2
. Với địa hình đa dạng, trong đó đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, trong
rừng có nhiều loại động thực vật quý hiếm. Đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia
cắt bởi các dãy núi và sông suối, đường bờ biển dài 137 km, vùng biển Hà Tĩnh
có 267 loại cá thuộc 97 họ trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài
tôm, vùng ven biển rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Nằm trong khu
vực nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền bắc là có một mùa đông
lạnh kéo dài. Nhiệt độ trung bình hằng năm tương đối cao và có sự chênh lệch
khá lớn giữa mùa đông và mùa hè. Bên cạnh những ưu đãi của thiên nhiên thì
đây là một trong những vùng có khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xẩy ra.
Dân số Hà Tĩnh hiện nay vào khoảng 1.3 triệu người, trong đó trên 80%
dân số sống và làm việc trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay Hà
Tĩnh có 10 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã. Tỷ lệ lao động bình quân trong các
ngành kinh tế trong khu vực nhà nước như sau
Bảng 1. Tỷ lệ lao động bình quân trong các ngành kinh tế thuộc khu vực nhà
nước
Đơn vị: Người
Nghề nghiệp
Do Trung ương
quản lý
Do địa phương
quản lý
2004
Sơ bộ
2005
2004
Sơ bộ
2005
Tổng số 6998 7085 41031 44063
Nông nghiệp và lâm nghiệp
857 865 2187 2119
Thuỷ sản
- - 30 30
Công nghiệp KT mỏ
- - 2497 2716
Công nghiệp chế biến
374 340 1212 1102
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và
nuớc 797 810 170 183
Xây dựng
675 687 868 877
Thương nghiệp; sữa chữa xe có động cơ;
mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân 416 431 1248 1646
Khách sạn và nhà hàng - - 182 162
Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc
1368 1395 273 277
Tài chính, tín dụng
793 802 30 31
Hoạt động khoa học và công nghệ
- - 124 117
Các hoạt động liên quan đến KD tài sản
và DV tư vấn 36 40 274 194
QLNN và ANQP; đảm bảo XH bắt buộc
1682 1715 4678 6224
Giáo dục và đào tạo - - 20839 20970
Y tế và hoạt động cứu trợ XH
- - 3864 3930
Hoạt động VH, thể thao
- - 537 587
HĐ Đảng, đoàn thể và hiệp hội
- - 1896 2801
HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng
- - 122 97
Nguồn: www.hatinh.gov.vn
2.1.2 Về kinh tế - xã hội.
Sau 15 năm nhập tỉnh, tháng 10/1991 /hà Tĩnh được tái lập trong điều
kiện đất nước vừa thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và
đang trong quá trình đổi mới toàn diện, mạnh mẽ về mọi mặt. Qua 17 năm sau
ngày tái lập tỉnh, mặc dầu đạt được nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, nhưng Hà
Tĩnh vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp
kém.
Năm 2007 Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kế hoạch 5 năm 2006-2010. Mặc dù chịu
ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh nhưng tình hình kinh, tế xã hội Hà Tĩnh tiếp
tục ổn định và phát triển.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 8.7% trong đó sản xuất nông
nghiệp đạt 2526 tỷ đồng giảm 1.3% so với năm 2006, công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp đạt 1390 tỷ đồng tăng 21.5% so với năm trước, thương mại dịch vụ
tăng 11.1%, đầu tư phát triển đạt 3360.078 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 45
triệu USD trong khi đó nhập khẩu chỉ 8 triệu USD. Hà Tĩnh triển khai các dự án
trọng điểm như: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, dự án nhà máy luyện thép
liên hợp, trung tâm nhiệt điện Vũng Áng, công trình thuỷ điện Ngàn Trươi….
Cơ sởp hạ tầng được đầu tư mở rộng và nâng cấp, đời sống kinh tế được nâng
cao, an ninh quốc phòng được giữ vững, văn hoá giáo dục được ổn định quy mô
và nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bước tăng
trưởng mạnh cả về số lượng và quy mô, góp phần giải quyết công ăn việc làm
và tạo sản phẩm cho xã hội
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh
trong những năm gần đây.
2.2.1 Khái quát về mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tỉnh Hà
Tĩnh.
2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ hiện tại
Cùng với việc tái lập tỉnh ( 10/1991), các Ngân hàng Hà Tĩnh được tách
ra từ bộ máy tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nghệ Tĩnh, bao gồm: Ngân hàng
Nhà nước, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng ngoại thương và Ngân
hàng nông nghiệp. Ngoài ra, Công ty vàng bạc đá quý Hà Tĩnh cũng hoạt động
tín dụng cầm đồ và huy động vốn bằng vàng. Đến năm 2005 thành lập thêm chi
nhánh ngân hàng công thương Hà Tĩnh.
NHNo&PTNT Hà Tĩnh là một trong hơn 80 đơn vị Ngân hàng cấp I của
hệ thống NHNo&PTNT. Ngân hàng có trụ sở đóng tại nhà số 1, đường Phan
Đình Phùng, Tp Hà Tĩnh. Nó vừa đóng vai trò là quản lý, chỉ đạo kinh doanh
đối với 12 chi nhánh NHNo&PTNT huyện, thị, thành phố (chi nhánh cấp II)
vừa trực tiếp kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
Mạng lưới hoạt động của NHNo&PTNT trải rộng trên toàn tỉnh, ngoài
hội sở chính đã có mạng lưới 12 ngân hàng cấp II, 22 chi nhánh Ngân hàng cấp
III ở các huyện thị.
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời kì hội nhập. Để
hoạt động ngày càng có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
địa phương thì đi đôi với việc mở rộng và phát triển mạng lưới chi nhánh, một
thử thách có tính quyết định, không kém phần quan trọng đó là công tác cán bộ
trong tình hình mới. Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh có 480 cán bộ công nhân
viên trong đó 52% cán bộ có trình độ Đại học, 3 cán bộ trên đại học, 41 % có
trình độ trung cấp, 7% có trình độ sơ cấp. Hầu hết cán bộ biết sử dụng máy vi
tính sau khi kiện toàn sắp xếp lại lao động mô hình tổ chức của NHNo&PTNT
Hà Tĩnh có các phòng ban như sau:
- Ban giám đốc.
- Phòng hành chính.
- Phòng kế toán ngân quỹ.
- Phòng tổ chúc cán bộ.
- Phòng kế hoạch kinh doanh.
- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ.
- Phòng kế toán ngân quỹ.
- Phòng tin học.
- Phòng giao dịch.
- Tổ thẻ.
- 12 chi nhánh ngân hàng huyện, thành, thị. Và 22 chi nhánh Ngân hàng
cấp 3 ở các xã.
Phòng KTNQ
Phòng TTQT
Phòng KT - KTNB
Phòng KH - KD
Tổ thẻ
Phòng TC CB
PhòngTin học
Phòng HC
Giám đốc
P.Giám đốc 1
P.Giám đốc 2
P.Giám đốc 3
Có thể mô tả tóm tắt cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hà Tĩnh như sau:
Hình 4. Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh (Trang bên)
Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể:
* Ban giám đốc
- Hiện nay ban giám đốc của ngân hàng có 4 người: 1 giám đốc và 3 phó
giám đốc
- Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của của chi nhánh. Chỉ đạo điều
hành theo phân cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam đối với các chi
nhánh trực thuộc trên địa bàn.
-Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc
về các quyết định của mình.
- Quy đinh nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ, nội quy lao động, lề lối
làm việc thuộc chi nhánh của mình.
-Quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ và đào tạo. Ký kết
các hợp đồng tín dụng. Thay mặt Ngân hàng làm việc với các cơ quan đoàn thể.
* Phòng hành chính
- Trung tâm đầu mối cho cán bộ đi liên hệ cong tác, giao tiếp với khách
đến giao dịch
- Thực hiện quản lý con dấu, thực hiện các công việc khác của Hành
chính, văn thư, đánh máy, sao,lưu trữ các văn bản theo yêu cầu của ban giám
đốc …
- Thực hiện công tác sữa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, văn
phòng phẩm …
* Phòng tổ chức
- Tham mưu cho giám đốc về định biên, biên chế và chế độ tiền lương
cho cán bộ, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ đi học và
quản lý theo dõi trình độ cán bộ.
- Đề xuất và hoàn thiện hồ sơ đúng theo quy chế trong việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, về hưu của cán bộ trong phạm vi phân cấp,
uỷ quyền …
* Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ (KT-KTNB)
- Kiểm tra giám sát, triển khai chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh
theo quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà Nước và NHNo&PTNT Việt
Nam. Giám sát thực hiện các quy định về an toàn của Ngân hàng Nhà Nước
trong hoạt đông tín dụng, tiền tệ và thanh toán, dịch vụ khác.
- Kiểm tra độ chính xác các báo cáo tài chính, kế toán, việc tuân thủ các
nguyên tắc theo chế độ tài chính theo quy định của Nhà Nước, Ngân hàng Nhà
Nước, NHNo&PTNT Việt Nam.
- Báo cáo tổng giám đốc, giám đốc kết quả kiểm tra, đề xuất các biện
pháp xử lý các tồn tại.
- Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tư vấn cho Ban giám đốc về các
tranh chấp tố tụng dân sự liên quan đến hoạt động của ngân hàng theo phân cấp
uỷ quyền của Tổng giám đốc…
* Phòng kế toán ngân quỹ
- Có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ, đúng kịp thời các hồ sơ,
tài liệu và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán kinh
doanhthao quy định của Ngân hàng Nhà Nước và NHNo&PTNT Việt Nam.
- Xây dựng kế hoặch của toàn chi nhán, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính,
quyết toán các chỉ tiêu tài chính cho các chi nhánh trên địa bàn, thực hiện
nghiệp vụ kế toán thanh toán và các khoản nộp ngân sách Nhà Nước theo luật.
- Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hạch toán kế toán và thực hiện các báo cáo
theo chế độ quy định. Tổ chức chỉ đạo tốt các biện pháp an toàn kho quỹ.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán, phục vụ nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp …
* Phòng kế hoạch - kinh doanh:
- Nghiên cứu đề xuất các chiến lược khách hàng, chiến lược huy đông
vốn tại địa phương, xây dựng kế hoạch kinh doanh, cân đối vốn và điều hoà
nguồn vốn kinh doanh trên địa bàn.
- Xây dựng chiến lược khách hàng để cho vay, tái thâm định, thẩm định
và đề xuất các biện pháp về cho vay đối với dự án thuộc quyền phán quyết của
NHNo&PTNT tỉnh và NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện phân tích dư nợ, nợ quá hạn từng quý và triển khai các văn
bản nghiệp vụ tín dụng, tổ chức tập huấn, hội thảo thi đua tay nghề cho cán bộ
tín dụng.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong
và ngoài nước.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động tín dụng của các chi
nhánh trên địa bàn, đầu mối thông tin ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, tổng hợp
viét báo cáo các chuyên đề kế hoạch tín dụng theo chế độ quy định.
* Phòng thanh toán quốc tế
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ(mua, bán, chuyển đổi)
thanh toán quốc tế theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bão lãnh ngoại tệ có liên quan đến
thanh toán quốc tế.
- Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà cấp trên giao cho.
* Phòng tin học
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động
của chi nhánh.
- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán
thống kê và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động phục vụ cho hoạt động
kinh doanh.
- Quản lý, bảo dưỡng và sữa chữa máy móc thiết bị tin học
- Thực hiện các hoạt động mà ban giám đốc giao cho.
* Tổ thẻ
- Thực hiện việc mở thẻ thanh toán cho khách hàng.
- Tiến hành các hoạt động để mở rộng thị phần, thu hút khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà ban giám đốc giao cho.
* Phòng giao dịch
- Là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách hàng hằng ngày.
- Thực hiện việc giao dịch với khách hàng khi khách hàng đến rút, gửi
tiền tiết kiệm.
* 12 Chi nhánh Ngân hàng cấp II và 22 phòng giao dịch cấp III
Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh có 12 chi nhánh ngân hàng cấp II và 22
phòng giao dịch cấp III thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh cấp II, III theo
quy định của NHNO&PTNT Việt Nam và sự uỷ quyền của ban giám đốc ngân
hàng tỉnh.
Cũng như những ngân hàng cấp tĩnh khác NHNo&PTNT Hà Tĩnh thực
hiện hai chức năng lớn đó là thực hiện chức năng quản lý và thực hiện nghiệp
vụ kinh doanh. Về chức năng quản lý: NHNo&PTNT Hà Tĩnh thay mặt
NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện việc quản lý hoạt động của các chi nhánh
trực thuộc mình, đề ra các chỉ tiêu cho ngân hàng các cấp dưới thực hiện. Bên
cạnh đó : NHNo&PTNT Hà Tĩnh thực hiện các nghiệp vụ giống như các ngân
hàng thương mại khác.
- Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi
thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và
nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;