Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển thủy sản ở các huyện ven biển của tỉnh Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Thị Thanh Thảo

PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN
CỦA TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Thị Thanh Thảo

PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN
CỦA TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số

: 8310501

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ BÌNH


Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện. Tất cả nội dung trong đề tài
chưa nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh và các cơ sở ngoài trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Tất cả những phần thơng tin tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể
trong danh mục tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2019.
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo trong
khoa Địa lí và phịng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh cùng sự hỗ trợ của các bạn bè, đồng nghiệp và sự động viên của gia đình. Sau
ba năm học tập và nghiên cứu đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ của
mình.
Đặc biệt, để có được thành cơng này, tác giả luận văn xin bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc đến Cơ TS. Nguyễn Thị Bình – cơ đã rất kiên nhẫn và tận
tâm hướng dẫn, trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Trong khi gặp nhiều khó
khăn, cơ đã động viên và hỗ trợ rất nhiều cho tác giả hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, thầy cơ Phịng Sau Đại
Học, thầy cơ Khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, trang bị kiến thức để
hoàn thành luận văn.
Đồng thời, xin chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre, Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre, trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, trường THPT Võ
Trường Toản tỉnh Bến Tre, các thầy cô cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện công việc học tập và nghiên cứu của mình.
Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng chân thành cảm ơn tới các Cơ quan, Ban
ngành: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre, Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nơng thơn tỉnh Bến Tre, Phịng Nơng nghiệp huyện Ba Tri… đã nhiệt tình
giúp đỡ, cung cấp các tư liệu, số liệu tham khảo quý báu, hữu ích để tác giả hoàn
thành tốt luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người thân đã động
viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Thanh Thảo


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục các bản đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
THỦY SẢN .......................................................................................... 9
1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................... 9
1.1.1. Các khái niệm............................................................................................. 9
1.1.2. Vai trò của ngành thủy sản....................................................................... 12
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản ......................... 15
1.1.4. Một số tiêu chí đánh giá ngành thủy sản.................................................. 20
1.1.5. Một số hình thức ni trồng thủy sản ...................................................... 21
1.2. Thực trạng phát triển ngành thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu

Long ....................................................................................................................... 22
1.2.1. Đánh giá chung ..................................................................................... 22
1.2.2. Ngành khai thác thủy sản. ..................................................................... 24
1.2.3. Ngành nuôi trồng thủy sản .................................................................... 24
1.2.4. Ngành chế biến chế biến và xuất khẩu thủy sản ................................... 27
1.2.5. Những vấn đề cần giải quyết trong phát triển thủy sản ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................... 27
1.2.6. Định hướng phát triển bền vững ngành thủy sản ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long ............................................................................. 31
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................. 33
Chương 2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
THỦY SẢN Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE ........ 35
2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản ở các huyện ven
biển tỉnh Bến Tre ................................................................................................... 35
2.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ ............................................................................. 35


2.1.2. Yếu tố tự nhiên ......................................................................................... 36
2.1.3. Yếu tố kinh tế xã hội ................................................................................ 47
2.2. Thực trạng phát triển sản ở các huyện ven biển ven biển của tỉnh Bến
Tre.......................................................................................................................... 53
2.2.1. Thực trạng phát triển thủy sản theo ngành ở các huyện ven biển ven
biển của tỉnh Bến Tre .............................................................................. 53
2.2.2. Phân bố nuôi trồng thủy sản tại các huyện ven biển tỉnh
Bến Tre. ................................................................................................... 64
2.2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 70
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 77
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN Ở CÁC
HUYỆN VEN BIỂN CỦA TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2015 .... 79
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng ........................................................................... 79

3.1.1. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bên Tre
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ............................................ 79
3.1.2. Căn cứ vào thực trạng phát triển thủy sản của các huyện ven biển
tỉnh Bến Tre........................................................................................... 81
3.3. Định hướng phát triển ngành thủy sản đến năm 2025 ................................... 82
3.4. Giải pháp thực hiện ........................................................................................ 85
3.4.1. Các giải pháp trong phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản ................. 85
3.4.2. Một số giải pháp phát triển chế biến, tiêu thụ thủy sản nội địa ............... 90
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 95
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASC
BAP
BĐKH
BTC
COD
DHA
DO
ĐBSCL
EU
GIS
GlobalGap
HTX
KH&CN
MSC
NN & PTNT
NBD

NTTS
PTNT
QCCT
TS
TC
UBND
VN
VSATTP
XK
XKTS

Aquaculture Stewardship Council
Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Best Aquaculture Practices - Thực hành ni trồng thủy sản tốt
nhất
Biến đổi khí hậu
Bán thâm canh
Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học
Docosa Hexaenoic Acid - acid béo thuộc nhóm omega-3.
Lượng oxy hồ tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật nước
Đồng bằng sông Cửu Long
Liên Minh Châu Âu
Hệ thống thơng tin địa lí
lobal Good Agricultural Practice- Thực hành nơng nghiệp tốt
tồn cầu
Hợp tác xã
Khoa học và cơng nghệ
Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm của Hội đồng quản lí
biển, thuộc Vương Quốc Anh

Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn
Nước biển dâng
Nuôi trồng thủy sản
Phát triển nông thôn
Quảng c anh cải tiến
Thủy sản
Thâm canh
Ủy ban nhân dân
Việt Nam
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Xuất khẩu
Xuất khẩu thủy sản


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở vùng biển Việt Nam ................. 22

Bảng 1.2.

Số lượng, tổng công suất tàu cá trên 90CV và sản lượng thủy sản
khai thác của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 .............. 24

Bảng 1.3.

Diện tích, sản lượng thủy sản nuôi trồng của các tỉnh vùng Đồng
bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 2005 - 2017 ...................... 25

Bảng 2.1.


Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bến Tre phân theo huyện năm
2017 (Đơn vị: ha) .................................................................................. 35

Bảng 2.2.

Ước tính trữ lượng thủy sản nói chung và các nhóm loài chủ yếu ở
vùng nước ven bờ tỉnh Bến Tre ............................................................ 42

Bảng 2.3.

Biến động giá bán lẻ bình quân một số mặt hàng nông sản giai
đoạn 2005 2017 ..................................................................................... 47

Bảng 2.4.

Số lượng tàu thuyền có động cơ khai thác thủy sản và số tàu
thuyền khai thác xa bờ .......................................................................... 49

Bảng 2.5.

Sản lượng thủy sản Bến Tre giai đoạn 2005 – 2017 ............................. 54

Bảng 2.6.

Sản lượng và năng suất thủy sản nuôi trồng của ba huyện ven biển
qua các năm ........................................................................................... 57

Bảng 2.7.


Giá trị sản xuất thủy sản của ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2011-2016 ..................................................................................... 61

Bảng 2.8.

Sản lượng thủy sản xuất khẩu phân theo nhóm hàng của tỉnh Bến
Tre Giai đoạn 2015-2016 ...................................................................... 62

Bảng 2.9.

Phân bố các loại thủy sản ni trồng chính ở ba huyện ven biển
tỉnh Bến Tre........................................................................................... 65

Bảng 2.10. Biến động nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm ở tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2005 – 2017 ........................................................................... 71
Bảng 2.11. Biến động diện tích rừng 3 huyện ven biểntỉnh Bến Tre ....................... 75


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 -2017 .............................. 23
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu diện tích mặt nước ni tồng thủy sản các huyện tỉnh
Bến Tre năm 2017 ............................................................................... 38
Biểu đồ 2.2. Nhiệt độ và lượng mưa tháng ở tỉnh Bến Tre năm 2017 .................... 40
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sản lượng thủy sản Bến Tre năm 2005-2007 .......................... 54
Biểu đồ 2.4. Biến động sản lượng thủy sản nuôi trồng ở huyện Bình Đại qua
các năm ............................................................................................... 59
Biểu đồ 2.5. Biến động sản lượng thủy sản nuôi trồng ở huyện Ba Tri qua các
năm ...................................................................................................... 60
Biểu đồ 2.6. Biến động sản lượng thủy sản nuôi trồng ở huyện Thạnh Phú qua

các năm ............................................................................................... 61


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre ............................................................................... 34


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Bến Tre là một trong 7 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có lợi
thế giáp biển cùng mạng lưới sơng ngịi dày đặc, có điều kiện vơ cùng thuận lợi để
phát triển ngành thủy sản. Ngày nay, ngành thủy sản chiếm vị trí khá quan trọng
trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, trong nền kinh tế và nhất là nó mang lại
nguồn ngoại tệ lớn giúp tỉnh tái đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong khoảng
thời gian gần đây, những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, tại Bến Tre, nhất là
các huyện giáp biển, gặp nhiều khó khăn trong phát triển nơng nghiệp, nhất là
ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản bị ảnh hưởng khá lớn.
Về cơ bản, các huyện giáp biển ở Bến Tre có thế mạnh lớn trong nông nghiệp
ở lĩnh vực khai thác và đánh bắt thủy sản, cần được đầu tư có hiệu quả hơn nữa. Bởi
lẽ, diện tích mặt nước có giới hạn, vấn đề chặt phá rừng ngập mặn để nuôi tôm đã
ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái ven biển, về lâu dài, nó cịn gây ra hàng loạt
những hệ lụy khác như: ô nhiễm vùng ven biển, mất cân bằng sinh thái, sạc lở bờ
biển, suy giảm đa dạng sinh học….Vấn đề cần đặt ra ở đây là vùng ven biển cần
phải khai thác và nuôi trồng thủy sản như thế nào để mạng lại hiệu quả kinh tế cao,
đảm bảo chất lượng cuộc sống dân cư nhưng vẫn bảo vệ được mơi trường và phát
triển bền vững.
Trước tình hình đó, người viết xin chọn đề tài “Phát triển thủy sản ở các
huyện ven biển của tỉnh Bến Tre”.

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
2.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam
- Viện nghiên cứu thủy sản I từ khi thành lập vào năm 1963 đến nay đã có
những bước phát triển và mở rộng các lĩnh vực nghiên cứu ngành thủy sản ở Việt
Nam. Đó là điều tra mơi trường, nguồn lợi thuỷ sản nội địa và ven biển, các đối
tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế nhằm xác định tiềm năng và khả năng phát triển
nuôi trồng thuỷ sản của các vùng nước; xây dựng phương hướng phát triển thuỷ sản
nội địa và ven biển theo vùng lãnh thổ về khai thác, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung của ngành;


2
Đánh giá tác động của việc sử dụng tài nguyên nước lên nguồn lợi thuỷ sản; tổ chức
mạng lưới quan trắc, cảnh báo và dự báo mơi trường phịng ngừa dịch bệnh thuỷ sản
trong khu vực phục vụ trong công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất của Bộ và địa
phương; Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong và ngồi nước,
phục vụ cho ni trồng, khai thác, bảo quản, bảo vệ nguồn lợi, chế biến thuỷ sản nội
địa và ven biển phù hợp với yêu cầu địa phương và xuất khẩu.
Ngồi ra, viện cịn nghiên cứu ở các lĩnh vực khác có liên quan như: tuyển
chọn, lai tạo giống, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, cải tiến công cụ khai thác thuỷ
sản phù hợp với từng đối tượng và điều kiện tự nhiên,….
- Ở góc độ địa lí, ngành ni trồng và đánh bắt thủy sản (ngành thủy sản) là
một phân ngành thuộc sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng (khu vực I trong cơ
cấu kinh tế ngành). Khi nghiên cứu về ngành thủy sản, khoa học địa lí nghiên cứu
các nhân tố tác động đến ngành, sự phát triển theo thời gian và tổ chức lãnh thổ theo
không gian sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của vùng. Như vậy, cần có sự
đánh giá một cách tổng hợp về các nhân tố, tác động và diễn biến của những tác
động đó trong tương lai, định hướng quy hoạch phù hợp cùng giải pháp giải quyết
các khó khăn nhằm hướng đến sự phát triển bền vững. Như vậy, trong tất cả các báo
cáo tổng kết, định hướng quy hoạch của Đảng và Nhà nước hàng năm và theo giai

đoạn đều có đề cập đến tình hình phát triển ngành một cách tổng hợp, bao gồm số
liệu thống kê, phân tích nguyên nhân và định hướng sắp tới. Nhiều đề tài nghiên
cứu ngành thủy sản ở Việt Nam liên quan nhiều đến chuỗi giá trị kinh tế, kỹ thuật
canh tác.
Trong những năm gần đây, dưới tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu đến
mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản, Viện khoa
học khí tượng thủy văn và mơi trường đã có những đánh giá về những ảnh hưởng
tiêu cực về biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp của từng vùng trong đó có
ngành thủy sản.
Ngoài ra trên các bài báo kinh tế, khoa học cơng nghệ, diễn dàn cũng có nhiều
bài viết đề cập đến kết quả nghiên cứu và đánh giá của tác giả về ngành thủy sản.
Cụ thể là, tại diễn đàn khoa học thủy sản VN: Tiềm năng phát triển & hội nhập nằm


3
trong chương trình Festival thủy sản VN 2010 tại Thành phố Cần Thơ, GS.TS.
Nguyễn Thanh Tuyền đã có đề tài “ Thủy sản Việt Nam – Tiềm năng phát triển và
hội nhập”. Bài viết đã đánh giá được tổng quát tiềm năng thủy sản Việ Nam và vai
trò của ngành này trong cơ cấu nền kinh tế; đánh giá thế mạnh theo vùng. Bên cạnh
đó, GS.TS.Nguyễn Thanh Tuyền cũng đã nêu các nội dung cơ bản liên quan đến
giải quyết đầu ra cho ngành trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Các nghiên cứu về ngành thủy sản ở tỉnh Bến Tre
Gần đây nhất là đề tài “ Thủy sản bến tre – hiện trạng và định hướng phát
triển” của thạc sĩ Võ Thị Thanh Bình. Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển giai
đoạn 2000 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Ngồi ra, cịn có đề tài khác của
thạc sĩ Lê Xinh Nhân năm 2010 là “Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững
thủy sản Bến Tre”. Đề tài nghiên cứu và thống kê số liệu giai đoạn 2000-2009.
Cũng trong giai đoạn này, Bà Trần Thị Thu Nga, PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT
Bến Tre đã trình bày một số nội dung có liên quan đến quy hoạch diện tích ni
trồng thủy sản Bến Tre trong đề tài “Tổ chức tốt mơ hình đồng quản lý khai thác

phát triển bền vững nguồn tài nguyên ven biển của Bến Tre”. Vấn đề quản lí hiệu
quả sử dụng tài nguyên và nhất là khai thác tài nguyên biển rất cần thiết vì mục tiêu
phát triển bền vững.
Ngày 26.11.2010, Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam phối hợp với Sở
KH&CN Bến Tre đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng
mơ hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sị huyết ở vùng cửa sơng ven biển
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh”. các báo cáo đã đề cập đến những kết quả nghiên
cứu đạt được từ tháng 11.2008 đến 11.2010 về những nội dung cơ bản như: Nghiên
cứu đặc điểm địa lý, môi trường sinh thái của các vùng phân bố tự nhiên của nguồn
lợi (nghêu, sò huyết) và sự biến động của các đặc điểm này đến sự biến động của
nghêu và sò huyết trong vùng; nghiên cứu đánh giá thực trạng nuôi trồng, khai thác
nguồn lợi nghêu, sò huyết, hiện trạng kinh tế - xã hội, chủ trương, chính sách, thể
chế hiện hành của địa phương và tác động của chúng đến sự phát triển nguồn lợi;
nghiên cứu xây dựng mơ hình thực nghiệm khu bảo vệ nguồn lợi nghêu tại Bến Tre,
Tiền Giang và Trà Vinh.


4
- Một số nghiên cứu về ba huyện ven biển Bến Tre như: Báo cáo “Đánh giá
tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của ba huyện
ven biển tỉnh Bến Tre”, là sản phẩm hợp tác giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thơn tỉnh Bến Tre, Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre và Quỹ
quốc tế bảo vệ thiên nhiên - WWF tại Vịệt Nam. “Đánh giá biến động sử dụng đất
sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian spot 5 khu vực dự án hai tỉnh Bến Tre và Trà
Vinh” của Viện nghiên cứu vũ trụ. Trên cơ sở từ ảnh viễn thám kết hợp GIS, báo
cáo đánh giá thực trạng sử dụng đất, trong đó có đất nuôi trồng thủy sản ở các
huyện ven biển tỉnh Bến Tre là Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú và 2 huyện ven biển
khác của tỉnh Trà Vinh là Cầu Ngang và Dun Hải.
Nhìn chung, dưới gốc độ của Địa lí học, chưa có nghiên cứu về ngành thủy
sản một cách riêng biệt cho ba huyện ven biển mà chỉ nghiên cứu về ba huyện ở các

khía cạnh nhỏ có liên quan đến ngành hoặc nghiên cứu về ngành thủy sản của tồn
tỉnh Bến Tre, trong đó có phân cấp theo từng huyện.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển ngành thủy sản ở các huyện ven biển
tỉnh Bến Tre. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này.
Trên cơ sở đó, làm rõ định hướng phát triển thủy sản của Nhà nước nhằm đề xuất
một số giải pháp nhằm phát trxuaatsthuyr sản trong giai đoạn tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan lí luận và thực tiễn phát triển ngành thủy sản và vận dụng vào địa
bàn nghiên cứu.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thủy sản tại các huyện
ven biển của tỉnh Bến Tre.
- Phân tích thực trạng phát triển thủy sản theo cơ cấu ngành và theo lãnh thổ ở
các huyện giáp biển của tỉnh Bến Tre.
- Xây dựng một số định hướng phát triển thủy sản ở các huyện ven tỉnh Bến
Tre đến năm 2025.


5
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Về đối tượng nghiên cứu:
- Các yếu tố tự nhiên và các yếu tố đến ngành thủy sản ở ba huyện ven biển
tỉnh Bến Tre.
- Thực trạng phát triển ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản, (ngành chế biến
thủy sản khơng phân tích sâu).
- Đề tài khơng phân tích sâu vào ngành cơng nghiệp chế biến thủy sản và tình
hình phát triển ngành theo thành phần kinh tế.
4.2. Về thời gian
Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển ngành giai đoạn 2005-2017.

Về giá trị sản xuất thủy sản và cơ cấu sản lượng thủy sản ni trồng chỉ phân
tích từ năm 2005 đến năm 2016
Định hướng giải pháp phát triển của ngành đến năm 2025.
4.3. Về khơng gian
- Tình hình phát triển thủy sản ở các huyện ven biển của Bến Tre gồm: Ba Tri,
Bình Đại và Thạnh Phú, đối chiếu so sánh với toàn tỉnh.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
- Nghiên cứu ngành thủy sản đặt trong mối liên hệ với các nhóm ngành khác
thuộc khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp, ngành công nghiệp chế biến; lĩnh vực dịch
vụ.
- Trong phạm vi lãnh thổ, nghiên cứu về ngành thủy sản tại các huyện ven
biển tỉnh Bến Tre cần có sự so sánh với các huyện thuộc tỉnh và so với các tỉnh ven
biển khác thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ
Việc phát triển ngành thủy sản chịu tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố
tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội.
Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên một đơn vị lãnh thổ nhất
định có thể coi như hoạt động sản xuất vật chất, được phân bố trên một lãnh thổ


6
xác định. Như vậy, vận dụng quan điểm tổng hợp - lãnh thổ trong nghiên cứu phát
triển thủy sản nhằm đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
và sự phân hoá của ngành này theo các đơn vị lãnh thổ khác nhau và từ đó xác
định thế mạnh của từng khu vực sản xuất để có quy hoạch tổ chức khơng gian một
cách hợp lí, hiệu quả.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Trong quá trình thống kê và tổng hợp số liệu cần xem xét tình hình sản xuất

trong các giai đoạn trước đó và dư báo tương lai, có những giải pháp hiểu quả giải
quyết các vấn đề ở hiện tại, hướng tới.
5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Hệ thống canh tác thủy sản thực tế là một khu vực tồn tại hoạt động của các
kiểu hệ sinh thái có cấu trúc đặc trưng khác nhau. Quan điểm này cho phép đánh giá
sự ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy hải sản đến môi trường, đến các vấn đề
liên quan đến cân bằng sinh thái.
Quan điểm phát triển bền vững được thể hiện ở chỗ đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến ngành thủy sản, đặc biệt là yếu tố thị trường và các vấn đề về biến đổi
khí hậu. Bên cạnh đó, các giải pháp được đề xuất cho phát triển ngành này luôn gắn
với quan điểm phất triển bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Xác định các đối tượng, nội dung và dạng thông tin cần thu thập gắn với đề
tài. Đó là các tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận về phát triển ngành thủy sản; về
điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của các huyện ven biển ở Bến Tre; về hiện
trạng sản xuất và quy hoạch phát triển ngành ... Các dạng tài liệu bao gồm tài liệu
viết, bản đồ, tranh ảnh...
- Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và danh mục đã lập.
+ Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan phát hành, nhà xuất bản,
Thư viện TP và trên mạng internet... Cụ thể là các tài liệu của Tổng cục thống kê;
Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Tài nguyên Môi trường, UBND tỉnh Bến


7
Tre; Báo cáo, thống kê kinh tế xã hội và sản xuất thủy sản hàng năm của các
huyện; các công trình, báo cáo liên quan đến ngành thủy sản từ các tạp chí chun
ngành trong và ngồi nước, các viện nghiên cứu, bộ, ban ngành...
+ Các tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua quan sát, ghi chép và chụp ảnh

ngoài thực địa và qua phỏng vấn, điều tra các nơng hộ của tác giả .
- Xử lí tài liệu đã thu thập được.
5.2.2. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
Sau khi thu thập và xử lí tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng hàng loạt
phương pháp như phân tích, so sánh (theo thời gian - không gian, theo các đối
tượng cùng loại), tổng hợp để rút ra được những đánh giá về điều kiện và thực trạng
phát triển ngành thủy sản tại các huyện ven biển tỉnh Bến Tre.
5.2.4. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, người viết trực tiếp trao đổi và tham khảo ý kiến
của các nhà khoa học có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới đề tài, đặc biệt là
các chuyên gia thuộc Sở NN & PTNT tỉnh Bến Tre, các nhà quản lí các cấp những người đã và đang trực tiếp thực hiện nhiều đề tài, dự án về phát triển nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Bến Tre để tiếp thu thêm phương pháp nghiên cứu, kế thừa
nguồn tài liệu và học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn. Nhờ đó, giải quyết được
những khó khăn, vướng mắc để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.
5.2.5. Phương pháp bản đồ
Là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí. Sử dụng các bản đồ chuyên đề
đưa ra được các phân tích cụ thể, thể hiện kết quả nghiên cứu. Cụ thể:
- Bản đồ hành chính các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long
-Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
- Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở huyện Bình Đại năm 2010.
- Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở huyện Ba Tri năm 2010.
- Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở Thạnh Phú năm 2010.
- Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 75cm vào năm 2100 tỉnh
Bến Tre


8
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
- Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong phát triển ngành thủy
sản có vận dụng vào địa phương.

- Bổ sung phần tổng kết thực trạng phát triển ngành trong giai đoạn hiện nay
cùng những chuyển biến có khác so với giai đoạn trước.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển ngành thủy sản một cách bền
vững trong tương lai.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, thì nội dung của đề tài gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ngành thủy sản
Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển ngành thủy sản ở các
huyện ven biển tỉnh Bến Tre
Chương 3: Định hướng phát triển ngành thủy sản ở các huyện ven biển tỉnh
Bến Tre đến năm 2025


9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Thủy sản
Thủy sản là những loại sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật hay động vật sinh
trưởng và phát triển trong môi trường nước, được dùng làm thực phẩm cho con
người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất dược liệu…
“Hệ thống thủy sản (aquacultural production system) là một dạng nông trại
canh tác trong môi trường nước để nuôi trồng các loại giáp xác, động vật thân mềm,
thủy sinh để nhằm thỏa mãn mục tiêu tăng thu nhập, sinh hoạt và tiêu dùng cho
nông dân” (Đặng Văn Phan, 2017).
1.1.1.2. Ngành thủy sản
Ngành thủy sản hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động nuôi trồng, khai
thác thủy sản, chế biến thủy sản và các ngành dịch vụ phục vụ bổ trợ khác.
Nuôi trồng thủy sản là sự tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của

các loại động vật, thực vật dưới nước trong một mơi trường có kiểm sốt, nhằm tạo
nguồn sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người về thực phẩm, sản xuất hàng hóa,
nguyên liệu chế biến.
Khai thác thủy sản (đánh bắt thủy sản) là những hoạt động của con người (ngư
dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy
sản có trong tự nhiên, nhằm tạo nguồn sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người về
thực phẩm, sản xuất hàng hóa, ngun liệu chế biến.
Cơng nghiệp chế biến thủy sản là hoạt động tiếp theo của ngành khai thác,
nuôi trồng nhằm bảo tồn, giữ gìn chất, nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu
thị trường, tăng lợi nhuận.
1.1.1.3. Phát triển bền vững
* Khái niệm phát triển bền vững
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp
quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rơ đề ra Chương trình nghị sự tồn cầu cho thế
kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn


10
những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những
nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Ở Việt Nam, trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững được định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế
hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
Theo đó, phát triển bền vững ngành thủy sản là hoạt động khai thác ni trồng
các lồi sinh vật dưới nước sau cho vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế lâu dài, ổn
định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động vừa góp phần bảo vệ mơi
trường, cân bằng hệ sinh thái môi trường, nhất là môi trường nước và hệ sinh thái
rừng ngập mặn.

* Những vấn đề cần giải quyết để phát triển bền vững thủy sản:
- Vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu
Việt Nam được đánh giá là một trong 27 quốc gia dễ tổn thương do biến đổi
khí hậu. Tổ chức Nơng lương thế giới (FAO) đã công bố đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu sẽ làm đại dương ấm dần lên và bị a-xít hóa, điều này ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đánh bắt thủy sản xa bờ. Các hoạt động nuôi thủy sản ven bờ
cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng, lũ lụt. Những năm gần đây,
người nuôi thủy sản ở châu Á thường bị tổn thất nặng nề do ao nuôi, lồng bè nuôi
đến kỳ thu hoạch gặp phải mưa lũ lớn.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tác động của nhiệt độ tăng làm dịch
bệnh phát sinh gây thiệt hại lớn đối với thu nhập của người nuôi cá tra. Cụ thể, với
tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay, nghề ni cá tra ở Đồng bằng sơng Cửu Long có
thể thiệt hại 200 triệu đồng/ha vào năm 2020 và thiệt hại gấp 3 lần vào năm 2050.
Hiện tượng mưa lớn nhiều đợt, nhiệt độ cao, độ mặn gia tăng đã thay đổi cấu
trúc hệ sinh thái thủy sinh, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tơm ni ven
biển. Thậm chí, dịch bệnh ngày càng xảy ra nhiều trên các giống thủy sản nuôi
trồng nói chung, các loại tơm ni nói riêng, làm cho người ni giảm lợi nhuận,
thậm chí thua lỗ nếu khơng được xử lý kịp thời.


11
Ngành thủy sản muốn thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, cần có hành
động cụ thể của chính người sản xuất, sự tham gia của các nhà khoa học để dự báo,
sản xuất con giống, nghiên cứu công nghệ mới cho ngành thủy sản, chuyển đổi cơ
cấu thủy sản, mơ hình phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng khu vực, theo
mùa,…. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, ban hành hướng dẫn về nuôi trồng
thủy sản ứng phó với sự thay đổi của thời tiết, khi nắng nóng, hoặc lúc thời tiết quá
lạnh, ứng phó các vấn đề thiên tai để hạn chế sự thiệt hại, thất thu của các trang trại
và hộ chăn nuôi. Thị trường tiêu thụ
- Vấn đề nâng cao động trình độ cho lao động ngành thủy sản

Xu thế Hội nhập kinh tế thế giới, muốn phát triển bền vững cần có nguồn nhân
lực trình độ cao về chun mơn kỹ thuật, nắm vững quy trình cơng nghệ, biết sử
dụng và khai thác phương tiện đánh bắt thủy sản hiệu quả, sáng tạo ra các sản phẩm
chế biết đáp ứng thị trường..... Ngồi ra cịn có kiến thức về luật kinh tế quốc tế,
quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếc lược kinh doanh, khả năng
mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Như vậy, giáo dục và đào tạo là cái gốc cho
việc đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên tất cả các lĩnh vực nêu trên.
- Vấn đề phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và
khả năng cạnh tranh
Hướng tới khả năng phát triển bền vững cần duy trì thị trường một cách bền
vững. Như vậy, cần phải tạo ra sản phẩm đáp ứng được quy chuẩn, quy định quốc tế
về VSATTP, có thể truy xuất được nguồn gốc. Mặt khác, cần tạo ra sản phẩm có thể
cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên trường quốc tế. Ngành cơng
nghiệp chế biến giữ vai trị quan trọng trong việc nâng cao giá trị thủy sản, đồng
thời cần có giải pháp tạo ra các sản phẩm mới, đa dạng hơn, áp dụng khoa học công
nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Vấn đề môi trường và cân bằng hệ sinh thái
Cần có giải pháp khai thác song song với bảo tồn, duy trì thành phần lồi TS.
Nghiên cứu lai tạo các giống loài mới bổ sung vào nguồn lợi thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản cần tránh gây ô nhiễm nguồn nước, xử
lý ao nuôi, xử lý chất thải trước khi đưa vào môi trường tự nhiên.


12
1.1.2. Vai trò của ngành thủy sản
1.1.2.1. Ngành thủy sản cung cấp thực phẩm dinh dưỡng, dược liệu quý và mỹ
phẩm chất lượng cho con người
Việt Nam có chiều dài bờ biển khoảng 3.260km, diện tích vùng biển nước ta
khoảng 1 triệu km2, mạng lưới sơng, ngịi, kênh rạch dày đặc. Đó là lợi thế lớn nhất
cho nước ta phát triển mạnh ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. Từ đó, cung

cấp khối lượng lớn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản
xuất thức ăn gia súc, mỹ phẩm và dược phẩm.
Thủy sản cung cấp thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng cho con người. Chúng
thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Các lồi này cung cấp
protein, canxi, chất đạm, omega 3, vitamin D, DHA ….rất cần thiết cho cơ thể. Giá
trị dinh dưỡng mà thủy sản, đặc biệt là hải sản mang lại cao hơn và ít gây béo phì
hơn các loại thịt động vật rất nhiều. Do đó, nó ngày càng được người dân khắp thế
giới ưa chuộng.
Bảng 1.2. So sánh thành phần dinh dưỡng của một số loại thực phẩm

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng


13
Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy, một số chất
dinh dưỡng cần thiết như Protein và axit amin cần thiết cho người có trong cá, tôm
chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn thịt, trứng.
1.1.2.2. Ngành thủy sản, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến thủy sản tạo
nguồn xuất khẩu, thu ngoại tệ
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành
mũi nhọn vừa tạo nguồn hàng xuất khẩu lớn thu ngoại tệ, giúp nâng cao giá trị thủy
sản, vừa giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Sản phẩm thủy sản đã và đang trở thành một trong những nguồn xuất khẩu
chính ở nhiều quốc gia trên thế giới, nơi có điều kiện thuận lợi như giáp biển,
mạng lưới sơng ngịi, ao hồ dày đặc, trình độ lao động cao.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ các thị trường như tác động của
chương trình thanh tra cá da trơn và việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt
Nam, u cầu chất lượng của các thị trường khó tính, tính đa dạng trong sản phẩm
chế biến cịn hạn chế, nhưng ngành thủy sản ngành càng có đóng góp quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội, tăng tích lũy vốn cho q trình Cơng nghiệp hóa –

Hiện đại hóa đất nước. Trong nhiều năm, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam
luôn đứng thứ hạng cao và là một trong các mặt hàng XK chủ lực của nước ta.
1.1.2.3. Ngành thủy sản cung cấp phụ phẩm cho ngành chăn nuôi
Các phụ phẩm từ thủy sản như bột cá, vỏ sị, vỏ tơm, cua…là ngun liệu của
ngành cơng nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Theo ước tính của Tổ chức
Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), ngành nuôi trồng thủy sản đã sử dụng 73% bột cá
sản xuất trong năm 2010, do đó ngành này đã gián tiếp góp phần vào việc sản xuất
thực phẩm tồn cầu. Đối với dầu cá, ước tính đã có khoảng 71% sản lượng được
dùng làm thức ăn thủy sản và 26% dành cho con người. Ở nhiều quốc gia, các nhà
máy chế biến thủy sản thường ở quy mô vừa và nhỏ, do đó khối lượng các phế
phẩm, phụ phẩm thải ra có thể khơng đủ để làm ngun liệu cho các nhà máy sản
xuất bột cá. Dùng phương pháp ủ lên men phế phẩm, phụ phẩm này tương đối thuận
lợi và rẻ tiền hơn so với việc phải bảo quản chúng. Đây là cách làm phổ biến ở Na
Uy, các loại thức ăn từ phế phẩm, phụ phẩm đã qua quá trình ủ được đưa đến một


14
nhà máy xử lý tập trung. Sản phẩm sau đó được hòa trộn cùng với dầu cá làm thức
ăn cho heo, gia cầm và các loài cá khác trừ cá hồi.
1.1.2.4. Ngành thủy sản góp phần quan trọng giải quyết việc làm, cải thiện đời
sống nhân dân.
Ngành thủy sản thu hút một lực lượng lớn lao động, giúp giải quyết lao động
cho vùng nông thôn, ven biển và hải đảo, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến thủy sản.
Theo thông tin khảo sát công nhân lao động trong ngành chế biến thủy sản, hiện
nay, thu nhập của người lao động trong nhóm ngành thủy sản ngày càng tăng, dao
động từ 4 - 7 triệu đồng/ người/ tháng. So với các ngành sản xuất khác tuy chưa cao,
nhưng vẫn khá ổn định.
Lao động trong ngành thủy sản chia thành nhiều nhóm khác nhau: kỹ sư tư
vấn kỹ thuật thủy sản, lao động trong các lĩnh vực dịch vụ thủy sản, sản xuất con
giống, lao động làm thuê cho các khu vực nuôi trồng thủy sản, lao động tham gia

khai thác hải sản, các hộ kinh doanh sản xuất, chế biến thủy sản truyền thống, công
nhân làm việc trong các nhà máy chế biến thủy sản và công nhân làm việc theo thời
vụ. Do sự đa dạng trong hoạt động của ngành thủy sản mà việc thống kê thu nhập
thực tế của người lao động gặp nhiều khó khăn…
1.1.2.5. Phát triển thủy sản hợp lý giúp bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh
thái
Phát triển thủy sản hợp lý giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường,
nhất là khu vực sông, suối, ao hồ và vùng vũng, vịnh đầm phá ni trồng thủy sản.
Việc kết hợp nhiều mơ hình canh tác như tôm trong ruộng lúa, nuôi tôm càng
xanh trong vườn dừa, kết hợp nuôi tôm-rừng….vừa giúp tận dụng diện tích đất canh
tác, vừa khai thác tài nguyên hợp lý, và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc kết hợp
nuôi tôm – rừng vẫn chưa phổ biến. Ngược lại, vấn đề mở rộng diện tích mặt nước
ni tơm biển đã tàn phá phần lớn diện tích rừng ngập mặn. Mà điều đó đã gây ra
các hệ lụy vơ cùng nghiêm trọng bao gồm: sạt lở bờ biển, vấn đề nước biển dâng,
chắn gió bão, xâm nhập mặn, mất cân bằng hệ sinh thái và biến đổi khí hậu.
Như vậy, ngành thủy sản có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế quốc gia. Ở
nước ta, phát triển mạnh ngành thủy sản đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến


15
thủy sản góp phần tích lũy vốn cho q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Phát triển ngành thủy sản góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn. Mặt khác, đầu tư đánh bắt xa bờ cũng có vai trị lớn trong bảo vệ chủ
quyền biển đảo Việt Nam, củng cố an ninh quốc phịng. Sản phẩm thủy sản cịn có
vai trị lớn lao trong phục vụ phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển…
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản
1.1.3.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
Vị trí địa lí tạo ra những khả năng thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản
một cách tồn diện. Đối với các nước giáp biển, trong đó có Việt Nam, ni trồng
và khai thác hải sản trở thành ngành thế mạnh. Khu vực đầm, phá, vũng, vịnh nước

nơng, kín gió rất lý tưởng để ni trồng các loài hải sản giá trị kinh tế cao như: ngọc
trai, tôm hùm, hàu, rong biển, tảo biển, …. Mặt khác, diện tích vùng biển rộng lớn
cung cấp nguồn hải sản tự nhiên phong phú và đa dạng.
1.1.3.2. Yếu tố tự nhiên
* Nguồn nước
- Diện tích mặt nước
Muốn sản xuất thủy sản cần có thủy vực. Nó được xem như là tư liệu sản xuất
không thể thay thế của ngành này. Trong vùng nội địa, có thể sản xuất thủy sản ở
các khu vực ao, hồ, sông, suối….. Tại vùng ven biển, người ta nuôi nhuyển thể tại
các bãi triều gần cửa sơng. Hoặc những nơi có địa hình bờ biển khúc khuỷu hình
thành các đầm, phá, vũng, vịnh nước nơng tạo điều kiện phát triển nuôi trồng hải
sản.
- Chất lượng nguồn nước
Chất lượng nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển
thủy sản và năng suất thu hoạch. Các yêu cầu về chất lượng nước sẽ được quyết
định bởi giống sinh vật được nuôi trồng và các thành phần khác đan xen vào nhau.
Những yếu tố chính liên quan đến phát triển của thủy sản: nhiệt độ, pH, DO, độ
mặn… Các yếu tố ô nhiễm gây độc: COD, NH3, NO2, H2S, kim loại nặng…
DO trong nước rất cần thiết cho đời sống của thủy sản. Nhu cầu ơxy phụ thuộc
vào từng lồi, từng giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý, nhiệt độ. Nhu cầu DO


×