Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

giao an lop 2 tuan 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.16 KB, 72 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 14</b>


<b>Buổi sáng Ngày soạn: Ngày 26 / 11 /2011</b>


<b> Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011</b>
<b>Tập đọc: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA</b>


<b>I. Yêu cầu:</b>


- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.


- Hiểu ND : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết,thương yêu nhau.(trả lời
được các CH 1,2,3,5)


- Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng, rành mạch cho học sinh đọc nhỏ, chậm (X Vũ, Như)
- GDKNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân.


- GD hs anh chị em trong nhà phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.


*(Ghi chú: HS khá, giỏi trả lời được CH4); động viên 2 em Vân, Đức (Khuyết tật) đọc bài.
<b>II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.</b>


<b>III. Các hoạt động-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


Tiết 1
<b>A. Bài cũ:</b>


-Gọi 2 HS đọc + TLCH bài: Quà của bố
-Nhận xét , ghi điểm HS.



<b>B. Bài mới: </b>
<b>1. Giới thiệu bài:</b>
<b>2. Luyện đọc:</b>
2.1. GV đọc mẫu:


2.2. Hướng dẫn luyện đọc:
a.Đọc từng câu:


- Yêu cầu hs đọc
- Tìm tiếng từ khó
- Luyện đọc.


<i>=>Chú ý luyện phát âm cho hs đọc yếu, KT</i>
b. Đọc từng đoạn:


- Gọi hs đọc


- Treo bảng phụ hướng dẫn đọc


Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho các
em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.


<i> Ai bẽ gãy được bó đũa này/ thì cha thưởng cho</i>
<i>túi tiền.//</i>


<i> -Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ </i>
<i>bẽ gãy từng chiếc/ một cách dễ dàng.// </i>


<i> -Như thế là/ các con đều thấy rằng/ chia lẽ ra</i>



- Đọc bài và trả lời câu hỏi.
Lớp nhận xét.


- Lắng nghe.
- Đọc thầm


- Nối tiếp đọc từng câu.


- Tìm và nêu : bó đũa , bẽ gãy, ...


- Cá nhân Vân, Đức (KT), Dũng, Vũ,...;
lớp.


- Nối tiếp đọc từng đoạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//</i>


- Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải SGK: va chạm,
<i>con dâu, rể, đùm bọc, đoàn kết . </i>


c. Đọc từng đoạn trong nhóm
Yêu cầu các em đọc theo nhóm 3 .


(Theo dõi giúp đỡ HS đọc yếu, khuyết tật)
d. Thi đọc:


- Theo dõi,nhận xét tuyên dương.
e.Đọc đồng thanh:



Tiết 2
<b>3. Tìm hiểu bài:</b>


-Yêu cầu đọc lại bài bài + TLCH
- Câu chuyện có những nhân vật nào?


- Các con của ơng cụ có u thương nhau khơng?
Từ ngữ nào cho em biết điều đó?


-Người cha đã bảo các con mình làm gì?


- Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó
đũa?


-Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?


-1 chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa
được ngầm so sánh với gì?


- Yêu cầu giải nghĩa từ chia lẻ, hợp lại.
-Yêu cầu giải nghĩa từ đùm bọc và đoàn kết.
- Người cha muốn khuyên các con điều gì?
<b>4. Luyện đọc lại:</b>


- Yêu cầu hs tìm giọng đọc tồn bài.


Tổ chức cho HS thi đọc lại truyện theo vai.
- Nhận xét và ghi điểm HS.



<b>5. Củng cố – Dặn dị:</b>


- Tìm các câu ca dao tục ngữ khun anh em trong
nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.


-Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Nhắn tin.


Va chạm : ý nói cải nhau vì những điều
nhỏ nhặt


Con đâu : vợ của con trai ; ...
- Các nhóm luyện đọc


- Đại diện các nhóm thi đọc.


Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn
nhóm đọc tốt.


- Đọc 1 lần


- Đọc bài và TLCH


- Người cha, các con trai, gái, dâu, rể.
- Không yêu thương nhau. Từ ngữ cho


thấy điều đó là họ thường hay va chạm
với nhau.


- Nếu ai bẻ gãy được bó đũa ơng sẽ


thưởng cho 1 túi tiền.


- Vì họ đã cầm cả bó đũa mà bẻ.


- Ơng cụ tháo bó đũa ra và bẻ gãy từng
chiếc dễ dàng.


-1 chiếc đũa so sánh với từng người
con. Cả bó đũa được so sánh với 4
người con.


- Chia lẻ nghĩa là tách rời từng cái, hợp
lại là để nguyên cả bó như bó đũa.
- Anh em trong nhà phải biết yêu


thương đùm bọc đoàn kết với nhau...
- Giọng người dẫn chuyện thong thả,


lời người cha ơn tồn.


- Các nhóm thực hiện yêu cầu .


Lớp theo dõi, nhạn xét, bình chọn
nhóm, cá nhân đọc tốt.


+Môi hở răng lạnh.


+ Anh em như thể tay chân.
- Lắng nghe, ghi nhớ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> Buổi chiều</b>


<b>Hoạt động ngoại giờ lên lớp: (đ/c Hiền dạy)</b>


<b>Toán: LUYỆN BẢNG 11, 12, 13, 14; 15; 16; 17; 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ.</b>
<b> TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG. GIẢI TOÁN</b>
<b>I. Yêu cầu: Giúp hs củng cố về:</b>


- Bảng trừ 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số; tìm số hạng chưa biết; Giải tốn.
-Rèn tính cẩn thận, chính xác trong làm tốn


- Rèn kĩ năng thực hiện thực hiện thành thạo, chính xác các dạng tốn trên.
- GD hs ý thức tự giác, tính trung thực khi làm toán.


<i>*Ghi chú: Em Vân, Đức (Khuyết tật) làm được BT1,2 </i>
<b> II. Chuẩn bị : Nội dung luyện tập. </b>


III. Các hoạt động dạy - học:


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>A. Bài cũ :</b>


- Yêu cầu hs đọc thuộc bảng trừ.
- Nhận xét, ghi điểm


<b>B. Bài mới :</b>
<b>1.Giới thiệu bài :</b>
<b>2. Luyện tập :</b>



Bài 1: Luyên bảng trừ 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17,
18 trừ đi một số.


- Yêu cầu hs tự lập bảng trừ.
- Gọi hs nêu bảng trừ.


Bài 2: Tính


=> Rèn kĩ năng tính


- Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của
một số phép tính.


92 64 63 87 26
7 5 9 6 8
- Nhận xét, ghi điểm HS.


Bài 3: =>Rèn kĩ năng tìm số hạng trong 1 tổng
<i> (Cột 1 dành cho hs TB, cột 2 HS K, G) </i>
x + 19 = 68 x + 39 = 54 + 8
27 + x = 46 8 + x = 73 + 7
x + 12 = 25 12 + x = 37 - 5
? Nêu tên gọi thành phần kết quả của phép tính.?
? Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào?


- Gọi hs lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa.


- 4hs lên bảng làm đọc, lớp theo dõi,


nhận xét bạn.


- Nghe


- Lập bảng trừ.


- Nối tiếp nêu. Đồng thanh bảng trừ 1
lần.


- 1 hs nêu yêu cầu


- Làm bảng con, nêu lại cách tính


- Nêu yêu cầu (Tìm x)


- Trả lời


- ...lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- 4 em lên bảng làm, lớp làm vào vở


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bài 4: ( Dành cho hs khá, giỏi)


Nam và Bắc cân nặng bằng Đông và Tây, Nam
cân nặng 25 kg, Đông cân nặng 19 kg. Hỏi giữa
Bắc và Tây ai cân nặng hơn và nặng hơn bao
nhiêu ki- lô- gam?


- Yêu cầu hs tự làm bài


- Chấm 1 số bài , nhận xét, chữa.


<b>3. Củng cố, dặn dò:</b>


- Gọi hs đọc công thức: 11, 12, 13, 14, 15; 16; 17;
18 trừ đi một số


- Nhận xét giờ học.


- Đọc đề


- Làm vào vở


- Đọc


- Lắng nghe.
<b>Mĩ thuật: (GV chuyên trách dạy)</b>


<b>Buổi sáng Ngày soạn: Ngày 26/ 11 /2011</b>


<b> Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011</b>
<b>Toán: 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 - 9</b>


<b>I. Yêu cầu:</b>


- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55-8; 56-7; 37-8; 68-9.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.


- Rèn kĩ năng làm thành thạo các dạng tốn nói trên.
- GD hs ý thức tự giác, tính chăm chỉ khi học tốn.


*(Ghi chú: Bài 1 cột 1, 2, 3; Bài 2a, b); Em Vân, Đức (Khuyết tật) làm được BT1


<b>II.Các hoạt động dạy - học: </b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b> Hoạt động học</b>
<b>A. Bài cũ :</b>


- Đọc thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Nhận xét, ghi điểm.


<b>B. Bài mới :</b>
<b>1.Giới thiệu bài:</b>


<b>2.Tổ chức cho HS thực hiện các phép trừ 55 - </b>
<b>8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9:</b>


- Yêu cầu HS thực hiện phép trừ: 55 – 8.


- Nhận xét,gọi HS nêu lại cách đặt tính và tính.
- Tiến hành tương tự như trên với các phép tính
cịn lại để HS rút ra cách thực hiện các phép trừ.
<b>3. Luyện tập:</b>


Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu


45 75 95 66 87


9 6 7 7 9


- Yêu cầu hs tự làm bài
Nhận xét, chữa.



- 2hs đọc.


- Nghe


- 1 hs lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- Làm bài, nhắc lại cách đặt tính và tính.


- Tính


- 4 hs làm bảng lớp, cả lớp làm bảng
con.


+


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

=> Lưu ý thuật tính của HS: cần nhớ 1 sang cột
chục.


Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu


x + 9 = 27 7 + x = 35
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Yêu cầu hs tự làm bài.


- Chấm, nhận xét, chữa.
<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>
- Hệ thống bài.


- Nhận xét giờ học
- Xem lại các BT.



- Tìm x


- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Làm bài vào vở.




- Lắng nghe, ghi nhớ


<b>Đạo đức: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP </b>
(Tiết 1)


I. Yêu cầu:


- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.


- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch ,đẹp.


- Giữ gìn trường lớp sạch ,đẹp là trách nhiệm của học sinh .
- Đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.


- GDKNS: KN hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. KN đảm nhận
trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp .


- Giáo dục học sinh ln có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp .


*(Ghi chú: Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp); Em Vân, Đức (Khuyết tật) biết
<i>giữ gìn trường lớp sạch ,đẹp.</i>



<b>II. Chuẩn bị:- GV: Phiếu câu hỏi cho hoạt động 1.</b>
- HS: Vở bài tập.


III. Các hoạt động dạy- học:


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>A. Bài cũ :</b>


-Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ
bạn?


-Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?
- Nhận xét, đánh giá


<b>B. Bài mới: </b>
<b>1.Giới thiệu bài:</b>
<b>2. Tìm hiểu bài:</b>


 Hoạt động 1: Tham quan trường, lớp học.


- Dẫn HS đi tham quan sân trường, vườn trường,
quan sát lớp học.


-Yêu cầu HS làm Phiếu học tập sau khi tham
quan.


1) Em thấy vườn trường, sân trường mình ntn?
 Sạch, đẹp, thoáng mát



- HS trả lời. Bạn nhận xét.


- Lắng nghe


- HS đi tham quan theo hướng dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 Bẩn, mất vệ sinh
Ý kiến khác.


...
...
2) Sau khi quan sát, em thấy lớp em ntn? Ghi lại ý


kiến của em.


...
- GV tổng kết dựa trên những kết quả làm trong
Phiếu học tập của HS.


Kết luận:


- Các em cần phải giữ gìn trường lớp cho sạch
đẹp....


 Hoạt động 2: Những việc cần làm để giữ gìn
trường lớp trường sạch đẹp.


- Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận, ghi ra giấy,
những việc cần thiết để giữ trường lớp sạch đẹp.
Sau đó dán phiếu của nhóm mình lên bảng.



Kết luận:


Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ta có thể làm
một số công việc sau:


- Không vứt rác ra sàn lớp.


- Không bôi bẩn, vẽ bậy ra bàn ghế và trên tường.
- Luôn kê bàn ghế ngay ngắn.


- Vứt rác đúng nơi quy định.
- Quét dọn lớp học hàng ngày…


 Hoạt động 3: Thực hành vệ sinh trên lớp


- Tùy vào điều kiện cũng như thực trạng thực tế
của lớp học mà GV cho HS thực hành.


=> Chú ý: Những công việc làm ở đây phải bảo
đảm vừa sức với lứa tuổi các em (như: nhặt rác bỏ
vào thùng, kê bàn ghế ngay ngắn…)


Theo dõi nhăc nhở các em.


- Nhận xét, tuyên dương tổ làm tốt.
<b>3. Củng cố – Dặn dò:</b>


- Nhận xét tiết học.



- Chuẩn bị: Tiết 2: Thực hành.


Lắng nghe


- HS các nhóm thảo luận và ghi kết quả
thảo luận ra giấy khổ to.


Hình thức: Lần lượt các thành viên trong
nhóm sẽ ghi vào giấy ý kiến của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết
quả thảo luận.


- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các
nhóm.


- Lắng nghe, ghi nhớ


- Các tổ tiến hành làm vệ sinh lớp học.
Sau khi làm xong nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Chính tả (Nghe- viết): CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA</b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xi có lời nói nhân vật.
- Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, khơng mắc q 5 lỗi trong bài.


- Làm được BT2 a / b; BT (3) a / b.


- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, trình bày đẹp, sạch sẽ.
- GD cho các em đức tính cẩn thận, chính xác, ý thức rèn chữ, giữ vở.


<i>* Ghi chú: Em Vân, Đức (khuyết tật) chép được bài chính tả. </i>


<b> II. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi BT</b>
III. Các hoạt động dạy-học:


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>A. Bài cũ: </b>


- GV đọc các trường hợp chính tả cần phân biệt
của tiết trước yêu cầu 2 HS lên bảng viết, cả lớp
viết bảng con.


- Nhận xét và điểm
<b>B. Bài mới: </b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>


<b>2. Hướng dẫn nghe- viết</b>
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
- Đọc toàn bài CT 1 lần.


- Gọi hs đọc


- Đây là lời của ai nói với ai?
-Người cha nói gì với các con?


b. Hướng dẫn trình bày.


-Lời người cha được viết sau dấu câu gì?


c. Hướng dẫn viết từ khó.


- Đọc, HS viết các từ khó theo dõi và chỉnh sửa
lỗi cho HS.


d. Viết chính tả.
- Đọc cho hs viết bài


Nhắc các em về tư thế ngồi viết, cách cầm
bút, tốc độ viết. Động viên emVân, Đức (khuyết
<i>tật) chép bài.</i>


e. Soát lỗi


g. Chấm bài, nhận xét


<b>3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.</b>
Bài 2 b:


- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.


- Viết các từ ngữ sau: câu chuyện, yên
<i>lặng, dung dăng dung dẻ, nhà giời,…</i>


- Nghe


- Lắng nghe


- 1 HS đọc. Cả lớp theo dõi



- Là lời của người cha nói với các con.
- Người cha khuyên các con phải đoàn


kết. Đoàn kết mới có sức mạnh, chia lẻ ra
sẽ khơng có sức mạnh.


- Sau dấu 2 chấm và dấu gạch ngang đầu
dòng.


- Viết các từ: liền bảo, chia lẻ, hợp lại,
<i>thương yêu, sức mạnh,…</i>


- Nghe và viết bài


- Đổi vở dò bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 1 HS làm
bài trên bảng lớp.


- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.


- Yêu cầu cả lớp đọc các từ trong bài tập sau khi
đã điền đúng.


Bài 3:


- Yêu cầu hs làm VBT và đọc bài làm
- Nhận xét, chốt kq đúng


<b>4. Củng cố – Dặn dị:</b>



Trị chơi: Thi tìm tiếng có i/iê.


- Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 đội, cho
các đội thi tìm. Đội nào tìm được nhiều từ hơn là
đội thắng cuộc.


- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Viết lại lỗi sai trong bài (nếu có)


- Làm bài.


- Nhận xét và tự kiểm tra bài mình.
- Đọc bài


+ Mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm mười
Làm bài, đọc


a/ ông bà nội, lạnh, lạ.
<i>b/ hiền, tiên, chín.</i>
<i>C/ dắt, bắc, cắt</i>


- VD về lời giải: Lim, tìm hiểu, kìm, phím
<i>đàn, con nhím, chúm chím, bím tóc, in</i>
<i>ấn, nhìn, vin cành,… tiên, hiền, liền,</i>
<i>nghiền, chùa chiền, viền, liền mạch, tiến</i>
<i>lên, tiếng đàn, kiểng, viếng thăm,…</i>
- Nghe


<b>Buổi chiều (Đ / C Thu dạy) </b>



<b>Buổi sáng Ngày soạn: Ngày 26/ 11 /2011</b>


<b> Ngày giảng: Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011</b>
<b>Toán: LUYỆN TẬP </b>


<b>I. Yêu cầu: </b>


- Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.


- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học.
- Biết giải tốn về ít hơn.


- Rèn kĩ năng thực hiện thực hiện thành thạo, chính xác các dạng tốn trên.
- GD hs đức tính chăm chỉ, chịu khó khi học toán.


*(Ghi chú: Bài 1; Bài 2 (cột 1, 2); Bài 3; Bài 4); Em Vân, Đức (Khuyết tật) làm được BT1
<b>II. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi BT</b>


<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>A. Bài cũ :</b>


-Gọi hs lên bảng thực hiện đặt tính và tính :
75 - 39 ; 95 - 46


- Nhận xét, ghi điểm.
<b>B. Bài mới: </b>



<b>1. Giới thiệu bài: </b>


- 2 HS


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>2. Luyện tập :</b>


Bài 1: =>Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh kết quả
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài


15 - 6 = 16 - 7 = 17- 8 = 18 - 9 = ...
14 - 8 = 15 - 7 = 16 - 9 = 13 - 6 = ...
-Yêu cầu hs nêu kết quả nhẩm


- Cho hs đọc đồng thanh


Bài 2: = Củng cố kĩ năng tính nhẩm
? Bài tốn u cầu chúng ta làm gì ?


- Yêu cầu tự làm và ghi ngay kết quả bài vào vở
- Hãy so sánh kết quả của 15 - 5 - 1 và 15 - 6
- So sánh 5 + 1 và 6 ?


? Vì sao 15 - 5 - 1 = 15 - 6 ?


*Kết luận : Khi trừ 1 số đi một tổng cũng bằng
số đó trừ đi từng số hạng . Vì thế khi biết 15 - 5
- 1 = 9 có thể ghi ngay kết quả 15 - 6 = 9 .


Bài 3: =>Rèn kĩ năng đặt tính rồi tính


- Yêu cầu 1 em đọc đề bài


35 - 7 72 - 36 81 - 9 50 - 17


- Yêu cầu lớp làm bảng con 4 em lên bảng làm
bài .


- Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn .
- Nhận xét, chữa


Bài 4:=>Rèn kĩ năng giải tốn có lời văn dạng
bài tốn về ít hơn


- Gọi hs đọc bài toán


? Bài toán thuộc dạng tốn gì ?


- u cầu học sinh tự tóm tắt đề tốn và giải
vào vở.


- Nhận xét đánh giá


<b>3. Củng cố - Dặn dò:</b>


- Nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn về nhà học và làm bài tập .


- 1 em đọc đề bài


- Nối tiếp đọc kết quả nhẩm .


- Đọc 1 lần


- Tính nhẩm .


- Lớp thực hiện vào vở .


- Kết quả bằng nhau và đều bằng 9
- 5 + 1 = 6


- Vì 15 = 15; 5 + 1 = 6 nên 15 - 5 - 1
bằng 15 - 6


- Đặt tính rồi tính


- Làm theo yêu cầu, 4 em (TB) Vũ, Dũng,
Anh, Dương lên bảng làm bài .


- Nhận xét bài bạn


- 1 em đọc


- Bài tốn về ít hơn .


- Làm bài. 1 em lên bảng giải.
Bài giải:


Số lít sữa chi vắt được là:
50 - 18 = 32 ( l )
Đáp số: 32 l
- Lắng nghe.




<b>Tập đọc: NHẮN TIN </b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Đọc rành mạch 2 mẫu tin nhắn; Hiểu được nội dung các mẫu tin nhắn; Nắm được cách viết
tin nhắn(ngắn gọn,đủ ý).


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Mở rộng sự hiểu biết của hs về cuộc sống


*Ghi chú: động viên 2 em Vân, Đức (Khuyết tật) đọc bài.
<b>II. Chuẩn bị: - Tranh. Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.</b>
<b>III. Các hoạt động-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>Khởi động:</b>
<b>A. Bài cũ:</b>


-Gọi 2 HS đọc + TLCH bài: Câu chuyện bó đũa
-Nhận xét , ghi điểm HS.


<b>B. Bài mới: </b>
<b>1. Giới thiệu bài :</b>
<b>2. Luyện đọc:</b>
2.1. GV đọc mẫu:


2.2. Hướng dẫn luyện đọc:
a.Đọc từng câu:



- Yêu cầu hs đọc
- Tìm tiếng từ khó
- Luyện đọc.


<i>=>Chú ý luyện phát âm cho hs đọc yếu, KT</i>
b. Đọc từng mẫu nhắn tin trước lớp:


- Gọi hs đọc


- Treo bảng phụ hướng dẫn đọc


Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho các
em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.


- Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải SGK
c. Đọc từng mẫu nhắn tin trong nhóm
- Yêu cầu hs đọc theo nhóm.


(Theo dõi giúp đỡ HS đọc yếu, khuyết tật)
d. Thi đọc:


- Theo dõi,nhận xét tuyên dương.
<b>3. Tìm hiểu bài:</b>


-Yêu cầu đọc lại bài bài + TLCH


? Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách
nào?


? Vì sao chị Nga và Hà nhắn tin cho Linh bằng


cách ấy?


- Yêu cầu đọc lại mẩu tin thứ nhất.
? Chị Nga nhắn tin Linh những gì?


- Hát


- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
Bạn nhận xét.


- Lắng nghe.
- Đọc thầm


- Nối tiếp đọc từng câu.


- Tìm và nêu: đã, que chuyền,...


- Cá nhânVân, Đức (KT), Dũng, Băng,
<i>Vinh,... lớp.</i>


- Nối tiếp đọc


- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc.


- Nêu


- Các nhóm luyện đọc


- Đại diện các nhóm thi đọc.



Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn
nhóm đọc tốt.


- Đọc bài và TLCH


- Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh.
Nhắn bằng cách viết lời nhắn vào 1 tờ
giấy.


- Vì lúc chị Nga đi Linh chưa ngủ dậy.
Cịn lúc Hà đến nhà Linh thì Linh
khơng có nhà.


- 1hs đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm
- Chị nhắn Linh quà sáng chị để trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

? Hà nhắn tin Linh những gì?


- Yêu cầu HS đọc bài tập 5.
? Bài tập yêu cầu các em làm gì?
? Vì sao em phải viết tin nhắn.
? Nội dung tin nhắn là gì?


- Yêu cầu HS thực hành viết tin nhắn sau đó gọi
một số em đọc. Nhận xét, khen ngợi các em viết
ngắn gọn, đủ ý.


<b>4. Củng cố – Dặn dị:</b>


? Bài hơm nay giúp giúp em hiểu gì về cách viết


nhăn tin?


-Nhận xét tiết học.


- Yêu cầu hs thực hành viết tin nhắn.


- Hà đến chơi nhưng Linh không có
nhà, Hà mang cho Linh bộ que chuyền
và dặn Linh mang cho mượn quyển bài
hát.


- Đọc bài.
- Viết tin nhắn.


- Vì bố mẹ đi làm, chị đi chợ chưa về.
Em sắp đi học.


- Nội dung tin nhắn là: Em cho cô Phúc
mượn xe đạp.


- Viết tin nhắn.


- Đọc tin nhắn. Bạn nhận xét.


- Nêu ý kiến.
- Lắng nghe


<b>Tập viết: CHỮ HOA M</b>
<b>I. Yêu cầu:</b>



<b> - Viết đúng chữ hoa M(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Miệng (1 dịng cỡ</b>
vừa, 1 dịng cỡ nhỏ, Miệng nói tay làm. (3 lần).


<b>- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với </b>
chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.


- Rèn kĩ năng viết chữ đúng mẫu, đúng tốc độ, đẹp.


- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ.


*Ghi chú: HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở TV2); Em Vân,
<i>Đức (Khuyết tật) viết được chữ hoa M; chữ và câu ứng dụng(1 lần). </i>


<b>II. Chuẩn bị:- GV: Chữ mẫu hoa M. Bảng phụ ghi cụm từ ứng dụng.</b>
- HS: bảng con, VTV


<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b> Khởi động </b>
<b>A. Bài cũ:</b>


- Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: L, Lá
- Nhận xét


<b>B. Bài mới </b>
<b>1 Giới thiệu bài:</b>



<b>2. Hướng dẫn viết chữ hoa M </b>


- Hát


- HS viết bảng con.
.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ M


- Chữ M cao mấy li? Rộng mấy ô?
- Viết bởi mấy nét?


- Nêu quy trình viết.


- Viết mẫu chữ M vừa viết vừa nêu lại quy trình


b. Hướng dẫn HS viết bảng con:
- Yêu cầu HS viết vào không trung
- Yêu cầu HS viết 2 lần


- GV nhận xét uốn nắn.


- Viết mẫu chữ hoa M (cỡ nhỏ) giảng quy trình.




- Yêu cầu HS viết bảng con.
Nhận xét, chỉnh sửa.



c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Giới thiệu câu: Miệng nói tay làm.
<b>? Nêu nghĩa cụm từ ứng dụng?</b>
- Quan sát và nhận xét:


Nêu độ cao các chữ cái.Cách đặt dấu thanh, cách
nối nét giữa các chữ, khoảng cách giữa các chữ .
- Viết mẫu: Miệng lưu ý cách nối nét giữa chữ
<i>M, i.</i>


Viết mẫu : Miệng (c nh ) ỡ ỏ




- Yêu cầu HS viết bảng con.
Nhận xét, chỉnh sửa.


- Viết mẫu cụm từ ứng dụng


d.Viết vở


- Nêu yêu cầu viết.


Hướng dẫn thêm cho những em viết còn chậm,
<i>khuyết tật.Nhắc các em về tư thế ngồi viết, cách</i>
cầm bút, tốc độ viết.


e. Chấm, nhận xét.


- HS quan sát


- 5 li


- 4 nét: móc ngược trái, thẳng đứng,
thẳng xiên và móc ngược phải.
- Lắng nghe


- HS quan sát


- Viết không trung
- Viết bảng


- Quan sát, ghi nhớ.


- Viết bảng con.
- HS quan sát. Đọc.
- Nói đi đôi với làm.
- Quan sát nêu nhận xét.


- Quan sát


- Quan sát.


- Viết bảng con.
- Quan sát.


- Nêu


- Viết bài (VTV)


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>3. Củng cố – Dặn dò :</b>


- Nhận xét tiết học.


- Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.


<b>Thể dục: (Giáo viên chuyên trách dạy)</b>
<b>Mĩ thuật:: (Giáo viên chuyên trách dạy)</b>
<b>Buổi sáng Ngày soạn: Ngày 28/ 11 /2011</b>


<b> Ngày giảng: Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2011</b>
<b> (Đ/C Thu dạy)</b>


<b>Âm nhạc: Ôn tập bài hát Chiến sí tí hon</b>


<b>I. Yờu cu:</b>


- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
- Tập biểu diễn bài hát.


- Tập cho hs tính mạnh dạn, hng thỳ khi hc.
<b>II. Chun b: - Đàn, máy nghe, băng nhạc</b>


- Nhc c gõ ( song loan, thanh phách.)
- Tranh ảnh bộ đội duyệt binh trong ngày lễ.
- Su tầm một số bài thơ 5 chữ


<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>1.ổ n định tổ chức</b>: nhắc HS sửa t thế ngồi ngay ngắn



<b>2. Bµi cị</b>: Yêu cầu hs nêu tên bài hát míi häc tiết


trớc? Nhạc và lời của ai? Và nội dung của bài hát?


<b>3. b ài mới:</b>


*Hot ng 1: ễn tâp Chiến sĩ tí hon.


- GV treo tranh minh họa hình ảnh các chú bộ đội
duyệt binh trong ngày lễ, kết hợp cho HS nghe giai
điệu bài hát Chiến sĩ tí hon. Hỏi HS nhận biết tên bài
hát, tác giả của bài hát.


- Hớng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ,
phối hợp vận động phụ họa.


- GV nhận xét và sửa cho HS trong q trình ơn hát,
kết hợp kiểm tra đánh giá đối với những em thực hiện
nốt nội dung ôn tập


- Thực hiện theo yêu cầu


- HS xem tranh vµ nghe giai điệu bài
hát.


- HS trả lời+ Bài hát Chiến sĩ tí hon.
+ Nhạc: Đinh Nhu


Lời mới: Vịêt Anh


- HS hát tập thể theo nhịp đàn
- HS luyện hát theo nhóm, tổ.


- HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo
nhịp và tiết tấu lời ca.


- Hát kết hợp vận động phụ họa
( đứng hát, dậm chân tại chỗ, đánh
tay nhịp nhàng)


- Tập trình diễn trớc lớp ( tốp ca hoặc
đơn ca)


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

* Hoạt động 2: Trị chơi ban nhạc tí hon


- Dựa trên bài hát Chiến sĩ tí hon nhng thay lời ca
từng câu bằng những âm thanh tợng trng cho tiếng
kèn ( tò te...) , tiếng trống ( Tùng tung...), tiếng
đàn( Tình tính...).


- HS lên biểu diễn trớc lớp.


<b>3. Củng cố-Dặn dò:</b>


- HS hỏt kết hợp vận động phụ hoạ bài hát 1 lần


- Nhận xét, khen ngợi những học sinh HĐ tốt trong
giờ học, nhắc nhở những em cha đạt cần cố gắng hơn
trong tiết học sau. Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học,
gõ đệm đúng theo tiết tấu lời ca.



- HS hát bài hát bằng âm tợng thanh
theo hớng dẫn cña GV


- Hát kết hợp với làm động tác giả
nh đang thổi kèn, đánh trống, đánh
đàn...


HS biĨu diƠn tríc líp.
+ Theo nhãm.


- HS thùc hiƯn


- HS nghe vµ ghi nhí


<b> Buổi chiều</b>


<b>Thể dục: (GV chuyên trách dạy) </b>


TỐN: Tốn: LUYỆN ĐẶT TÍNH, TÍNH DẠNG 55 – 8; 56 – 7; 37 – 8; 68 – 9;65 – 35;...
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Rèn kĩ năng đặt tính, tính dạng 55– 8; 56– 7; 37 – 8; 68 – 9; 65 – 35;....
- Rèn kĩ năng thực hiện thực hiện thành thạo, chính xác các dạng tốn trên.
- GD ý thức tự giác khi làm bài.


*Ghi chú: Em Vân, Đức (Khuyết tật) làm được BT1.
II. Chuẩn bị: Nội dung luyện tập. PBT (bài3)
<b> III. Các hoạt động dạy - học:</b>



<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>A. Bài cũ :</b>


Tìm x: 25 + x = 32 ; x – 35 = 26
- Nhận xét, ghi điểm


<b>B. Bài mới:</b>


1.Giới thiệu bài :
<b> 2. Luyện tập :</b>


Bài 1: => Rèn kĩ năng đặt tính, tính
- Gọi hs đọc yêu cầu


35 và 9 37 và 8 45và 6
56 và 7 78 và 58 67 và 39
- Yêu cầu hs xác định cách tìm hiệu rồi làm bài.
=> Lưu ý hs cách đặt tính sao cho thẳng cột, khi
tính có nhớ 1 sang cột chục.


(rèn kĩ năng đặt tính và tính trừ có nhớ cho hs
yếu)


- 2 hs; Lớp bảng con..


- Nghe


- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và


số trừ lần lượt là


- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.


- 4hs (yếu) làm bảng lớp, lớp làm bảng
con


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Nhận xét, chữa


Bài 2: =>Rèn kĩ năng tìm số hạng chưa biết, SBT
Tìm x: x + 35 = 56 x – 28 = 19


27 + x = 55 x - 46 = 36
- Cho hs xác định tên gọi thành phần và kết quả
của phép tính ( tìm số hạng, số bị trừ ). Nêu cách
tìm sau đó làm bài.( chú ý hướng dẫn hs yếu cách
trình bày bài dạng tìm x)


- Chấm, nhận xét, chữa..


Bài 3: Khoanh tròn chữ đặt trước bài tính kết quả
đúng


a. 85 – 6 – 9 = ? b. 66 – 8 – 8 = ?
A. 60 A. 50
B. 70 B. 40
C. 75 C. 56
- Nhận xét , chữa


Bài 4: .( hs khá, giỏi)



Năm nay bố 39 tuổi, như thế bố kém ông 28
tuổi. Hỏi năm nay ông bao nhiêu tuổi?


- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa.
<b>3. Củng cố, dặn dị:</b>


- Gọi hs nêu cách đặt tính và tính 37 - 8.
- Nhận xét giờ học.


- Xem lại các BT.


- 1hs nêu yêu cầu
- Trả lời


Lớp làm vở


-1em làm vào phiếu lớn, lớp làm PBT,
sau đó theo dõi bài chữa của bạn, kiểm
tra bài mình.


- Đọc bài tốn. Tự làm bài, đọc bài làm
của mình, theo dõi đối chiếu với bài làm
của mình.


- 1 em
- Lắng nghe.


<b>Thủ cơng : GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN ( Tiết 2 )</b>
<b>I. Yêu cầu :</b>



- Biết cách gấp, cắt, dán hình trịn


- Gấp, cắt, dán được hình trịn. Hình có thể chưa trịn đều và có kích thước to, hỏ tùy thích.
Đường cắt có thể có thể mấp mơ


- Giáo dục học sinh hứng thú học môn thủ công


*Ghi chú: Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được hình trịn. Hình tương đối trịn. Đường cắt ít
mấp mơ. Hình dán phẳng. Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình trịn có kích thước khác.


<b>II. Chuẩn bị : Mẫu hình trịn được dán trên nền hình vng trên tờ giấy khổ A4 . Quy trình gấp</b>
cắt , dán hình trịn . Giấy thủ cơng và giấy nháp khổ A4 , bút màu.


<b>III. Hoạt động dạy học : </b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>A. Bài cũ:</b>


- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Nhận xét đánh giá .


<b>B.Bài mới: </b>
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành:


- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị
của các tổ viên trong tổ mình .



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Gọi một em nêu lại các bước gấp , cắt dán hình
trịn


- u cầu thực hành gấp , cắt , dán hình trịn
=>Lưu ý học sinh trang trí hình trịn bằng cách
làm bơng hoa , chùm bóng bay để sản phẩm thêm
đẹp .


- Yêu cầu lớp tiến hành gấp cắt dán hình trịn .
- Đến từng nhóm quan sát và giúp đỡ những học
sinh còn lúng túng .


<i>*Chú ý:Nhắc nhở hs khi cầm các dụng cụ bằng </i>
<i>sắt (kéo) trên tay thì khơng được đùa nghịch khi </i>
<i>làm.</i>


- u cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của
nhóm .


-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm
đẹp .


- Nhắc nhớ những HS chưa thực hiện tốt
<b>3. Củng cố - Dặn dò</b>


- Yêu cầu nhắc lại các bước gấp cắt dán hình trịn
- Nhận xét đánh giá về tinh thần thái độ học tập
học sinh . Dặn giờ học sau mang giấy thủ công ,
giấy nháp , bút màu để “ Cắt biển báo hiệu giao
thơng”



- Một em nêu lại trình tự các bước gấp
cắt , dán hình trịn .


Bước 1: Gấp hình
Bước 2: Cắt hình trịn .
Bước 3: Dán hình trịn .


- Các nhóm thực hành gấp cắt dán bằng
giấy thủ công theo các bước để tạo ra
hình trịn theo hướng dẫn giáo viên .


- Các nhóm tổ chức trưng bày sản phẩm .
- Các tổ cử người ra thi xem sản phẩm
của tổ nào cân đối hơn , đẹp mắt hơn .
- Lớp nhận xét bình chọn tổ thắng cuộc .


- Hai em nhắc lại qui trình gấp cắt dán
hình trịn .


- Chuẩn bị dụng cụ tiết sau “ Cắt dán
biển báo hiệu giao thông“


<b>Buổi sáng Ngày soạn: Ngày 28/ 11/2011</b>


<b> Ngày giảng: Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011</b>
<b>Toán: LUYỆN TẬP</b>


<b>I. Yêu cầu:</b>



- Thuộc bảng 15,16,17,18 trừ đi một số.


- Biết thực hiện phép trù có nhớ trong phạm vi 100,dạng đã học.
- Biết giải bài tốn về ít hơn.


- Vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tốn có liên quan.
- Phát triển tư duy lo gic cho HS


*(Ghi chú: Bài 1; Bài 2 (cột 1, 3); Bài 3b; Bài 4); Em Vân, Đức (Khuyết tật) làm được BT1a.
<b>II. Các hoạt độngdạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Tính: 5 + 6 – 8 ; 7 + 7 - 9
- Nhận xét, ghi điểm.


<b>B. Bài mới </b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>
<b>2.Luyện tập:</b>


Bài 1: :=> Rèn kĩ năng tính nhẩm
- Tính nhẩm


18 - 9 = 17 - 8 = 16 - 7 = 15 - 9 =
15 - 6 = 12 - 3 = 12 - 4 = 17 - 9 =
- Yêu cầu hs tự nhẩm.


Gọi hs đọc các phép tính.



Bài2: => Rèn kĩ năng đặt tính và tính
- Đặt tính rồi tính


35 - 8 63 - 5
72 - 34 94 - 36


- Yêu cầu HS tự làm bài.Gọi HS nhận xét bài bạn
trên bảng.


- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính.
Nhận xét ghi điểm.


Bài 3: => Rèn kĩ năng tìm số hạng chưa biết
- Bài tốn u cầu tìm gì ?


8 + x = 42


- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết
trong phép cộng.


- Yêu cầu HS tự làm bài.


Bài 4: :=> Rèn kĩ năng giải tốn có lời văn


- Gọi HS đọc đề bài, nhận dạng bài tốn và tự tóm
tắt bài tốn vào vở


- Chấm , nhận xét chữa.


<b>3. Củng cố – Dặn dò :</b>


<b>- Hệ thống bài</b>


<b>- Nhận xét giờ học</b>


- 2 HS thực hiện.


- Đọc yêu cầu


- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
Đồng thanh các phép tính 1 lần.
- Nêu yêu cầu


- 2 HS (TB) lên bảng làm bài. Mỗi HS
làm 2 phép tính. Lớp làm bảng con.
- Trả lời.


- Tìm x


- Nêu cách tìm.


- 3 hs làm bảng lớp, lớp làm VN.


Nhận xét bài làm của bạn đối chiếu với
bài làm của mình.


- Đọc bài tốn, làm bài
Tóm tắt


Thùng to : 45 kg
Thùng bé ít hơn thùng to : 6 kg


Thùng bé : ... kg ?


Bài giải


Thùng bé có số kg đường là :
45 – 6 = 39 (kg)


Đáp số : 39 kg đường
- Lắng nghe


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Chép chính xác bài CT, biết trình bày đúng 2 khổ thơ đầu, của bài Tiếng võng kêu.
- Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài.


- Làm được BT2 a /b


- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, trình bày đẹp, sạch sẽ.
- GD cho các em đức tính cẩn thận, chính xác, ý thức rèn chữ, giữ vở.
<i>* Ghi chú: Em Vân, Đức (khuyết tật) chép được bài chính tả. </i>


<b>II. Chuẩn bị : -Bảng lớp viết sẵn bài chính tả</b>


- Bảng phụ viết nội dung các bài tập chính tả.
<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>Khởi động:</b>
<b>A. Bài cũ :</b>


-Gọi 2 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ đã


mắc lỗi của tiết trước.


- Nhận xét ghi điểm.
<b>B. Bài mới:</b>


<b>1. Giới thiệu bài: </b>


<b>2. Hướng dẫn viết chính tả.</b>
a. Ghi nhớ nội dung đoạn thơ.


- GV đọc đoạn thơ 1 lượt sau đó yêu cầu HS đọc
lại.


- Bài thơ cho ta biết điều gì?
b. Hướng dẫn trình bày.
- Mỗi câu thơ có mấy chữ?


- Các chữ đầu dịng viết thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó.


- Yêu cầu hs viết: vấn vương, kẽo cà kẽo kẹt, ngủ,
<i>phất phơ </i>


d.Tập chép:


- Yêu cầu lớp nhìn bảng chép bài.


Nhắc các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút,
tốc độ viết. Động viên emVân, Đức (khuyết tật)
<i>chép bài.</i>



e. Soát lỗi


g. Chấm bài: Chấm bài, nhận xét.
<b>3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: </b>
- Treo bảng phụ, yêu cầu đọc đề bài.


- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu cả lớp làm
bài vào Vở bài tập.


- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.


- Kết luận về lời giải đúng và ghi điểm HS.


- Hát


- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng
con các từ ngữ sau: lên bảng, nên
<i>người, bó đũa, hiểu biết,…</i>


- Lắng nghe


- Lắng nghe.


2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đốn


giấc mơ của em.
- Mỗi câu thơ có 4 chữ.



- Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- Viết từ khó vào bảng con.


- Chép bài vào vở.


- Đổi vở soát lỗi
- Nghe


- Đọc đề bài.
- Làm bài.


- Nhận xét, đối chiếu với bài của mình.
Lời giải:


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>4. Củng cố – Dặn dò:</b>


- Nhận xét chung về tiết học.


- Dặn dò HS viết lại các lỗi sai trong bài viết và
bài tập chính tả.


nảy.


b) Tin cậy, tìm tịi, khiêm tốn, miệt
mài.


c) Thắc mắc, chắc chắn, nhặt nhạnh.
- Lắng nghe


<b>Tập làm văn: QST – TLCH ; VIẾT TIN NHẮN</b>


<b>I. Yêu cầu:</b>


- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về ND tranh (BT1).
- Viết được một mẫu tin nhắn ngắn gọn , đủ ý (BT2).


- Giúp hs biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống hàng ngày.
<b>II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài tập 1. Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập 1.</b>
<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>Khởi động </b>
<b>A. Bài cũ :</b>


- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn kể
về gia đình của em.


- Nhận xét ghi điểm .
<b>B. Bài mới </b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>


<b>2. Hướng dẫn làm bài tập:</b>
Bài 1:


- Treo tranh minh họa.
- Tranh vẽ những gì?
- Bạn nhỏ đang làm gì?


- Mắt bạn nhìn búp bê thế nào?


- Tóc bạn nhỏ ntn?


- Bạn nhỏ mặc gì?


- Yêu cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt
động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.


- Theo dõi và nhận xét chỉnh sửa cho HS.
Bài 2:


- Gọi HS đọc đề bài.


- Vì sao em phải viết tin nhắn?


- Hát


- HS thực hiện.


- Lắng nghe


- Quan sát


- Tranh vẽ 1 bạn nhỏ, búp bê, mèo con.
- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn


- Mắt bạn nhìn búp bê rất tình cảm/ rất
trìu mến,…


- Tóc bạn nhỏ buộc 2 chiếc nơ rất đẹp./
Bạn buộc tóc thành 2 bím xinh xinh .


- Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ,/ rất mát


mẻ,/ rất dễ thương,…


- 2 HS ngồi cạnh nhau, nói cho nhau nghe
sau đó 1 số em trình bày trước lớp.
- 1 hs đọc


- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố
mẹ khơng có nhà em cần viết tin nhắn


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Nội dung tin nhắn cần viết những gì?
- Yêu cầu HS viết tin nhắn.


- Yêu cầu HS đọc và sửa chữa tin nhắn.
Lưu ý HS tin nhắn phải ngắn gọn, đầy đủ ý.


<b>3. Củng cố – Dặn dò:</b>
- Nhận xét giờ học.


- Dặn dò HS nhớ thực hành viết tin nhắn khi cần
thiết.


- Chuẩn bị: Chia vui, kể về anh chị em.


- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- Cả lớp viết vào vở.


- Trình bày tin nhắn.
- 4 – 5 em đọc.


VD về lời giải:


+ Mẹ ơi! Bà đến đón con đi chơi. Bà đợi
mãi mà mẹ chưa về. Bao giờ mẹ về thì
gọi điện sang cho ông bà, mẹ nhé. (con
Thu Hương)


+ Mẹ ơi! Chiều nay bà sang nhà nhưng
chờ mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con đi
chơi với bà. Đến tối, hai bà cháu sẽ về.
(con Ngọc Mai)


- Lắng nghe


<b>Sinh hoạt: SINH HOẠT SAO</b>
I. Yêu cầu:


- Thực hiện đầy đủ các bước sinh hoạt sao


- HS có ý thức phê và tự phê, giúp nhau cùng tiến bộ
- Ôn một số bài ca múa giữa giờ


- Sinh hoạt theo chủ điểm


- Ôn chuyên hiệu: Chăm học, học giỏi.
<b>II. Tiến hành sinh hoạt:</b>


<b> 1. Ổn địn h :</b>


- HS ra sân, tập họp thành 4 sao


- GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.
<b> 2. GV phân cơng vị trí cho các sao:</b>


- Sao trưởng điều khiển sao mình sinh hoạt theo 6 bước:
+ Điểm danh


+ Kiểm tra vệ sinh cá nhân


+ Nhận xét các mặt hoạt động của sao (có tun dương, phê bình )
+ Đọc lời hứa


+ Hát bài: Sao của em
+ Phương hướng tuần tới
<b> 3. Tập họp thành vòng tròn:</b>


- Văn thể mĩ điều khiển lớp ôn một số bài múa tập thể
- GV theo dõi, nhắc nhở


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Lớp nhận xét, bình chọn sao múa đúng, đẹp
<b> 4. Sinh hoạt chủ điểm: </b>


Tổ chức cho các sao biểu diển các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
<b> 5. Ôn chuyên hiệu: Chăm học, học giỏi.</b>


<b> 6. Nhận xét, đánh giá:</b>
- Nhận xét giờ học


- Tuyên dương những sao có ý thức sinh hoạt tốt


- Dặn: Thực hiện tốt hơn nữa nề nếp học tập, ca múa, thể dục giữa giờ.



Mỗi sao chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ theo chủ điểm tháng để giờ sau trình diễn.
<b> Buổi chiều</b>


<b>Tiếng việt: LUYỆN ĐỌC, VIẾT BÀI: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA</b>
I. Yêu cầu:


- Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: rể, mỗi, vẫn, sức, chia lẻ, gãy dễ dàng,....
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Câu chuyện bó đũa..


- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.


- Đọc phân biệt giọng đọc của người dẫn chuyện thong thả, lời người cha ôn tồn..
- Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu


-Rèn kĩ năng N-V đúng tốc độ, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ đoạn 3 bài: Câu chuyện bó đũa.
- GD hs anh chị em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.


<i>*Ghi chú: động viên 2 em Vân, Đức (Khuyết tật) đọc, viết được bài.</i>
II .Các hoạt động dạy học<b> :</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>A. Bài cũ:</b>


- Gọi hs nêu tên bài Tập đọc vừa học
<b>B. Bài mới:</b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>
<b>2. Luyện đọc:</b>



* Gọi hs đọc tốt đọc lại toàn bài.
* Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu
- GV chú ý cách phát âm cho hs đọc yếu


-Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn (kết hợp đọc
đúng, đọc diễn cảm)


-Bài tập đọc có mấy nhân vật?


-Giọng đọc của mỗi nhân vật và người dẫn
chuyện cần thể hiện như thế nào?


- GV rèn cho hs đọc đúng, đọc hay cho hs ở từng
đoạn: ngắt, nghỉ, nhấn giọng hợp lí ở 1 số từ ngữ,
cách thể hiện giọng các nhân vật (nhất là đối với
hs yếu, KT) em Vũ, Anh, Vân, Đức


Hướng dẫn cụ thể ở câu:


VD: Một hơm,/ ơng đặt bó đũa/ và một túi tiền


- Câu chuyện bó đũa.
- Lắng nghe


- 1hs đọc
- Nối tiếp đọc


- Luyện phát âm, cá nhân, lớp.
- Nối tiếp đọc từng đoạn



- 3 nhân vật: người dẫn chuyện, cha, các
con.


- Suy nghĩ và nêu


- Luyện đọc cá nhân (hs yếu luyện đọc
nhiều)


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>trên bàn,/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ gái,/ rể lại/</i>
<i>và bảo://</i>


<i> - Ai bẽ gãy được bó đũa này/ thì cha thưởng</i>
<i>cho túi tiền.//</i>


<i> -Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/ </i>
<i>bẽ gãy từng chiếc/ một cách dễ dàng.// </i>


<i> -Như thế là/ các con đều thấy rằng/ chia lẽ ra</i>
<i>thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//</i>


- Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc.


-Tuyên dương hs yếu đọc có tiến bộ, ghi điểm
động viên.


* Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc :


- Tổ chức cho hs thi đọc phân vai


Cho hs nhắc lại cách đọc lời nhân vật


- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt,
đọc có tiến bộ.


- Cho hs xung phong đọc đoạn mình thích và nói
rõ vì sao?


<b>3. Viết chính tả:</b>


<b> - Đọc cho hs viết viết bài vào vở</b>


Lưu ý hs cách trình bày. Nhắc các em về tư thế
ngồi viết, cách cầm bút, tốc độ viết.


<i>Động viên emVân, Đức (khuyết tật) chép bài.</i>
*Chấm, chữa bài:


- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài
- Chấm bài, nhận xét.


4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bài


- Yêu cầu HS tìm các câu ca dao, tục ngữ khuyên
anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương
nhau.


- Nhận xét giờ học.
- Luyện đọc lại bài.



- Lắng nghe


- Các nhóm luyện đọc


- Thi đọc phân vai theo 3 đối tượng (giỏi,
khá, trung bình)


Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn bạn
đọc tốt.


- Đọc và trả lời:


-Lớp nghe -viết vào vở .


-Soát và sửa lỗi bằng bút chì .


- 1 hs đọc


+ Mơi hở răng lạnh


+ Anh em như thể tay chân...
- Lắng nghe.


<b>Tốn: LUYỆN TÌM MỘT SỐ HẠNG, SỐ BỊ TRỪ;GIẢI TOÁN.</b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


Giúp hs củng cố về:



-Cách tìm một số hạng, số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ.
- Áp dụng cách tìm số bị trừ để giải các BT có liên quan.


<b>- Rèn kĩ năng tìm số bị trừ và giải các bài tốn có liên quan.</b>
-GD tính cẩn thận, chính xác trong làm tốn .


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

II. Chuẩn bị : Nội dung luyện tập.
III. Các hoạt động dạy - học:


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>A. Bài cũ :</b>


- Yêu cầu hs thực hiện phép tính:
X + 9 = 17 x – 12 =29
- Nhận xét, ghi điểm


<b>B. Bài mới :</b>
<b>1.Giới thiệu bài :</b>
<b>2. Luyện tập :</b>


Bài 1: => Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết
trong phép tính.


Tìm x:


x – 6 = 36 x – 49 = 28 25 + x = 65


x + 25 = 48 19 + x = 22 x – 20 = 55
- Yêu cầu hs xác định tên gọi thành phần kết quả


của phép tính. Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ và
làm bài.


- Nhận xét, chữa


Bài 2: => Rèn luyện kĩ năng đặt tính, tính


Đặt tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ lần
lượt là:


35 và 16 53 và 48 70 và 68
? Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?


- Yêu cầu hs tự làm các phép tính


Bài 3: => Rèn kĩ năng giải tốn có lời văn
Tóm tắt:


Anh : 34 tuổi
Em kém anh : 16 tuổi
Em : .. .tuổi?


- Yêu cầu hs dựa theo tóm tắt đặt thành bài tốn
rồi giải vào vở


- Chấm 1 số bài , nhận xét.
Bài 4: .( hs khá, giỏi)


Trong một phép trừ có hiệu bằng số trừ và số bị
trừ hơn số trừ 16 đơn vị. Hỏi hiệu, số trừ, số bị trừ


mỗi số bằng bao nhiêu?


=> Gợi ý hs: Chú ý tìm hiệu trước, rồi tìm số trừ .
- Yêu cầu hs làm bài.


Chấm , chữa bài.
<b>3. Củng cố, dặn dò:</b>
- Hệ thống bài.


- 2 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào
bảng con


- Nghe


- 1hs nêu yêu cầu


- Trả lời. 3 hs (TB, Y) làm bảng lớp,
lớp làm bảng con..


- 1 hs đọc yêu cầu


- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ


- 3 hs làm bảng, lớp VN nhận xét bài
của bạn đối chiếu với bài của mình.
- 1 hs đọc tóm tắt bài tốn.


- Làm vào vở, 1em làm bảng.


- Nêu yêu cầu



Giải:


Vì số bị trừ hơn số trừ 16 đơn vị nên
hiệu bằng 16.


Vì hiệu bằng số trừ nên số trừ bằng 16.
Vậy số bị trừ bằng: 16 + 16 = 32


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Nhận xét giờ học.
- Xem lại các BT.


<b>Tự nhiên & Xã hội: LUYỆN BÀI PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ</b>
I. Yêu cầu:


- HS biết được những công việc cần làm để phòng chống ngộ độc khi ở nhà.
- Biết được nguyên nhân và cách ứng xử khi bị ngộ độc.


- Có ý thức phịng tránh ngộ độc khi ở nhà.


*Ghi chú: Em Vân, Đức (Khuyết tật) biết phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
<b>II. Chuẩn bị: - Nội dung luyện tập . Phiếu HĐ2.</b>


<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>A. Khởi động:</b>
<b>B. Bài mới: </b>
<b>1. Giới thiệu bài:</b>


<b>2. Tìm hiểu bài:</b>


* Hoạt động 1: HS làm bài tập ở VBT nhằm
củng cố những hiểu biết về những công việc cần
làm để phòng chống ngộ độc khi ở nhà


Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung BT.


- Yêu cầu hs làm vào VBT, 1 em làm vào phiếu
lớn.


Theo dõi HS làm bài, chữa.


- KL: Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà chúng ta
cần: xếp gọn gàng ngăn nắp những thứ thường
dùng trong gia đình.Thực hiện ăn sạch, uống
sạch. Thuốc và hững thứ độc, phải để xa tầm với
của trẻ em.. Không để lẫn thức ăn, nước uống với
các chất tẩy rửa hoặc hoá chất khác.


Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu
- Nội dung phiếu:


STT


Tên những thứ có
thể gây ngộ độc


Hiện
chúng


được để ở
đâu


Ghi chú
(Đề nghị
cất giữ an
toàn
hơn-nêu cần)
1


2
3


Thuốc tây


...
...


Trên bàn


...
...


Để vào tủ
(hoặc để
lên giá
cao)
...


- Hát



- Nghe


- 2 hs đọc


- Viết chữ Đ vào câu trả lời đúng, chữ S
vào câu trả lời sai.


? Vì sao 1 số người bị ngộ độc?


- Làm bài. Dán phiếu chữa bài, lớp theo
dõi đối chiếu với bài làm của mình..
- Lắng nghe, ghi nhớ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

4
5


...
...


...
...


...
...
- Phát phiếu lớn cho các nhóm thảo luận làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.Tuyên dương những nhóm
làm tốt.


- Kết luận



* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò


? Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà cần lưu ý
những gì?


- Nhận xét giờ học.


- Thực hiện tốt những điều đã học.


- Các nhóm nhận phiếu, làm bài.


Dán phiếu, chữa bài.Các chóm nhận xét
bổ sung cho cho nhóm bạn.


- Nghe, ghi nhớ
- Trả lời


- Lắng nghe


<b>TUẦN 14:</b>


Ngày soạn: Ngày 26/ 11/ 2010


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Tập đọc: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA</b>
I. Yêu cầu:


- Hiểu ND : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết,thương yêu nhau.
(trả lời được các CH 1,2,3,5)



- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.


- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : Xác định giá trị , Tự nhận thức về
bản


thân , Hợp tác , Giải quyết vấn đề .


- GD hs biết anh chị em trong nhà phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.
*(Ghi chú: HS khá, giỏi trả lời được CH4)


II. Chuẩn bị:


- Tranh minh hoạ bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động-học:


Hoạt động dạy Hoạt động học


Tiết 1
A. Bài cũ:


-Gọi 2 HS đọc + TLCH bài: Quà của bố
-Nhận xét , ghi điểm HS.


B. Bài mới<b> : </b>
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu:


2.2. Hướng dẫn luyện đọc:
a.Đọc từng câu:



- Yêu cầu hs đọc
- Tìm tiếng từ khó
- Luyện đọc.
b. Đọc từng đoạn:
- Gọi hs đọc


- Treo bảng phụ hướng dẫn đọc


Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho
các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.


Ai bẽ gãy được bó đũa này/ thì cha thưởng cho
túi tiền.//


-Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/
bẽ gãy từng chiếc/ một cách dễ dàng.//


-Như thế là/ các con đều thấy rằng/ chia lẽ ra
thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//


- Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải SGK: va chạm ,
con dâu , rể , đùm bọc , đoàn kết .


- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
Bạn nhận xét.


- Lắng nghe.
- Đọc thầm



- Nối tiếp đọc từng câu.


- Tìm và nêu : bó đũa , túi tiền ...
- Luyện phát âm, cá nhân, lớp.
- Nối tiếp đọc từng đoạn


- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc.


Va chạm : ý nói cải nhau vì những điều
nhỏ nhặt


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

c. Đọc từng đoạn trong nhóm
Yêu cầu các em đọc theo nhóm 3 .
d. Thi đọc:


- Theo dõi,nhận xét tuyên dương.
e.Đọc đồng thanh:


Tiết 2
3. Tìm hiểu bài:


-Yêu cầu đọc lại bài bài + TLCH
- Câu chuyện có những nhân vật nào?


- Các con của ơng cụ có u thương nhau khơng?
Từ ngữ nào cho em biết điều đó?


- Va chạm có nghĩa là gì?


-Người cha đã bảo các con mình làm gì?



- Tại sao 4 người con khơng ai bẻ gãy được bó
đũa?


-Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
-1 chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó
đũa được ngầm so sánh với gì?


u cầu giải nghĩa từ chia lẻ, hợp lại.


-Yêu cầu giải nghĩa từ đùm bọc và đoàn kết.
- Người cha muốn khuyên các con điều gì?
4. Luyện đọc lại:


- u cầu hs tìm giọng đọc tồn bài.


Tổ chức cho HS thi đọc lại truyện theo vai.
- Nhận xét và ghi điểm HS.


5. Củng cố – Dặn dị:


- Tìm các câu ca dao tục ngữ khuyên anh em
trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.


-Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Nhắn tin.


- Các nhóm luyện đọc



- Đại diện các nhóm thi đọc.


Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm
đọc tốt.


- Đọc 1 lần


- Đọc bài và TLCH


- Người cha, các con trai, gái, dâu, rể.
- Không yêu thương nhau. Từ ngữ cho


thấy điều đó là họ thường hay va chạm
với nhau.


- cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt


- Nếu ai bẻ gãy được bó đũa ơng sẽ thưởng
cho 1 túi tiền.


- Vì họ đã cầm cả bó đũa mà bẻ.


- Ơng cụ tháo bó đũa ra và bẻ gãy từng
chiếc dễ dàng.


-1 chiếc đũa so sánh với từng người con.
Cả bó đũa được so sánh với 4 người con.
- Chia lẻ nghĩa là tách rời từng cái, hợp lại


là để nguyên cả bó như bó đũa.



- Anh em trong nhà phải biết yêu thương
đùm bọc đoàn kết với nhau...


- Giọng người dẫn chuyện thong thả, lời
người cha ơn tồn.


- Các nhóm thực hiện yêu cầu .


Lớp theo dõi, nhạn xét, bình chọn nhóm,
cá nhân đọc tốt.


+ Mơi hở răng lạnh.


+ Anh em như thể tay chân.
- Lắng nghe, ghi nhớ.




Ngày soạn: Ngày 26/ 11/ 2010


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Tiếng việt: LUYỆN ĐỌC: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA</b>
I. Yêu cầu:


- Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: rể, mỗi, vẫn, sức, chia lẻ, gãy dễ dàng,....
- Hiểu ND bài Tập đọc


- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Câu chuyện bó đũa..
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.



- Đọc phân biệt giọng đọc của người dẫn chuyện thong thả, lời người cha ôn tồn..
- Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu


- GD hs anh chị em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau..
II .Các hoạt động dạy học<b> :</b>


Hoạt động dạy Hoạt động học


A. Bài cũ:


- Gọi hs nêu tên bài Tập đọc vừa học
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:


* Gọi hs đọc tốt đọc lại toàn bài.
* Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu
- GV chú ý cách phát âm cho hs đọc yếu


-Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn (kết hợp
đọc đúng, đọc diễn cảm)


-Bài tập đọc có mấy nhân vật?


-Giọng đọc của mỗi nhân vật và người dẫn
chuyện cần thể hiện như thế nào?


- GV rèn cho hs đọc đúng, đọc hay cho hs ở
từng đoạn: ngắt, nghỉ, nhấn giọng hợp lí ở 1 số


từ ngữ, cách thể hiện giọng các nhân vật (nhất
là đối với hs yếu) em Thái , Huy , Phương
Hướng dẫn cụ thể ở câu:


VD: Một hơm,/ ơng đặt bó đũa/ và một túi tiền
trên bàn,/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ gái,/ rể lại/
và bảo://


- Ai bẽ gãy được bó đũa này/ thì cha
thưởng cho túi tiền.//


-Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/
bẽ gãy từng chiếc/ một cách dễ dàng.//


-Như thế là/ các con đều thấy rằng/ chia lẽ ra
thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//


- Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc.


-Tuyên dương hs yếu đọc có tiến bộ, ghi điểm
động viên.


- Câu chuyện bó đũa.
- Lắng nghe


- 1hs đọc
- Nối tiếp đọc


- Luyện phát âm, cá nhân, lớp.
- Nối tiếp đọc từng đoạn



- 3 nhân vật: người dẫn chuyện, cha, các
con.


- Suy nghĩ và nêu


- Luyện đọc cá nhân ( hs yếu luyện đọc
nhiều)


Lớp theo dõi, nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

* Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc :


- Tổ chức cho hs thi đọc phân vai
Cho hs nhắc lại cách đọc lời nhân vật


- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt,
đọc có tiến bộ.


- Cho hs xung phong đọc đoạn mình thích và
nói rõ vì sao?


3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bài


- Yêu cầu HS tìm các câu ca dao, tục ngữ
khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu
thương nhau.



- Nhận xét giờ học.
- Luyện đọc lại bài.


- Các nhóm luyện đọc


- Thi đọc phân vai theo 3 đối tượng (giỏi,
khá, trung bình)


Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn bạn đọc
tốt.


- Đọc và trả lời:


- 1 hs đọc


+ Môi hở răng lạnh


+ Anh em như thể tay chân...
- Lắng nghe.


<b>Toán: 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 - 9</b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55-8; 56-7; 37-8; 68-9.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.


- Rèn kĩ năng làm thành thạo các dạng tốn nói trên.
- GD hs ý thức tự giác, tính chăm chỉ khi học tốn.
*(Ghi chú: Bài 1 cột 1, 2, 3; Bài 2a, b)



<b>II.Các hoạt động dạy - học: </b>


Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Bài cũ :


- Đọc thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Nhận xét, ghi điểm.


B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài:


2.Tổ chức cho HS thực hiện các phép trừ 55 - 8;
56 – 7; 37 – 8; 68 – 9:


- Yêu cầu HS thực hiện phép trừ: 55 – 8.


- Nhận xét,gọi HS nêu lại cách đặt tính và tính.
- Tiến hành tương tự như trên với các phép tính
cịn lại để HS rút ra cách thực hiện các phép trừ.
3. Luyện tập:


Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu


45 75 95 66 87


9 6 7 7 9


- Yêu cầu hs tự làm bài
Nhận xét, chữa.



- 2hs đọc.


- Nghe


- 1 hs lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- Làm bài, nhắc lại cách đặt tính và tính.


- Tính


- 4 hs làm bảng lớp, cả lớp làm bảng
con.


+


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

=> Lưu ý thuật tính của HS: cần nhớ 1 sang cột
chục.


Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu


x + 9 = 27 7 + x = 35
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Yêu cầu hs tự làm bài.


- Chấm, nhận xét, chữa.


Bài 3: Vẽ hình theo mẫu ( Nếu còn thời gian cho
các em làm bài 3 )


- Mẫu gồm có những hình gì ghép lại với nhau?


Gọi HS lên bảng chỉ hình tam giác và hình chữ
nhật trong mẫu.


- Yêu cầu hs tự vẽ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài.


- Nhận xét giờ học
- Xem lại các BT.


- Tìm x


- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Làm bài vào vở.


- 1HS nêu yêu cầu


- Hình tam giác và hình chữ nhật.
- 2 HS lên chỉ.


- Tự vẽ, sau đó 2 em ngồi cạnh nhau đổi
cheo vở kiểm tra.




- Lắng nghe, ghi nhớ


<b>Thủ công : GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN ( Tiết 2 )</b>
<b>I. Yêu cầu :</b>



- Biết cách gấp, cắt, dán hình trịn


- Gấp, cắt, dán được hình trịn. Hình có thể chưa trịn đều và có kích thước to, hỏ tùy
thích. Đường cắt có thể có thể mấp mơ


- Giáo dục học sinh hứng thú học môn thủ công


<b>Ghi chú Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được hình trịn. Hình tương đối trịn. Đường cắt</b>
ít mấp mơ. Hình dán phẳng. Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình trịn có kích thước khác.
<b>II. Chuẩn bị : Mẫu hình trịn được dán trên nền hình vng trên tờ giấy khổ A4 . Quy</b>
trình gấp cắt , dán hình trịn có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . Giấy thủ công và giấy
nháp khổ A4 , bút màu .


<b>III. Hoạt động dạy học : </b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


1. Kiểm tra bài cũ:


- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Nhận xét đánh giá .


2.Bài mới: Giới thiệu bài


Hôm nay các em thực hành làm “hình trịn “
a. Khai thác


* Hoạt động 3 : Yêu cầu thực hành gấp , cắt ,
dán hình trịn



- Gọi một em nêu lại các bước gấp , cắt dán
hình trịn


- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của
các tổ viên trong tổ mình .


- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Hai em nhắc lại tựa bài học .


- Một em nêu lại trình tự các bước gấp cắt
, dán hình trịn .


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- Lưu ý học sinh trang trí hình trịn bằng cách
làm bơng hoa , chùm bóng bay để sản phẩm
thêm đẹp .


- Yêu cầu lớp tiến hành gấp cắt dán hình trịn .
- Đến từng nhóm quan sát và giúp đỡ những
học sinh còn lúng túng .


- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của
nhóm .


-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm
đẹp .


- Nhắc nhớ những HS chưa thực hiện tốt
3. Củng cố - Dặn dò


- Yêu cầu nhắc lại các bước gấp cắt dán hình


trịn .


- Nhận xét đánh giá về tinh thần thái độ học tập
học sinh . Dặn giờ học sau mang giấy thủ
công , giấy nháp , bút màu để “ Cắt biển báo
hiệu giao thơng”


Bước 3: Dán hình trịn .


- Các nhóm thực hành gấp cắt dán bằng
giấy thủ cơng theo các bước để tạo ra hình
trịn theo hướng dẫn giáo viên .


- Các nhóm tổ chức trưng bày sản phẩm .
- Các tổ cử người ra thi xem sản phẩm của
tổ nào cân đối hơn , đẹp mắt hơn .


- Lớp nhận xét bình chọn tổ thắng cuộc .


- Hai em nhắc lại qui trình gấp cắt dán
hình trịn .


- Chuẩn bị dụng cụ tiết sau “ Cắt dán biển
báo hiệu giao thông“




Ngày soạn: Ngày 27/ 11/ 2010


Ngày giảng: Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010


Toán: 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29


I. Yêu cầu:


- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100,dạng 65-38; 46-17; 57-28; 78-29.
- Biết giải bài tốn có một phép trừ dạng trên.


- Rèn kĩ năng làm thành thạo các dạng tốn nói trên.
- GD hs đức tính trung thực, chịu khó khi làm bài.
*(Ghi chú: Bài 1 cột 1, 2, 3; Bài 2 cột 1; Bài 3)
II. Chuẩn bị:


III. Các hoạt động dạy-học:


Hoạt động dạy Hoạt động học


A. Bài cũ :


- Đặt tính rồi tính: 47 – 8; 88 – 9
-Nhận xét, ghi điểm.


B. Bài mới:


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

1. Giới thiệu bài:


2. Hướng dẫn hs thực hiện các phép trừ :
Phép trừ 65 – 38


- Nêu bài tốn: Có 65 que tính, bớt 38 que tính.
Hỏi cịn lại bao nhiêu que tính?



- Để biết cịn lại bao nhiêu que tính ta phải làm
gì?


- u cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện
phép tính trừ 65 – 38. HS dưới lớp làm bài vào
vở nháp.


- Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện
phép tính.


- Tiến hành tương tự với các phép tính cịn lại.
3. Luyện tập:


Bài 1: Tính


85 55 95 96 86


27 18 46 48 27


- Yêu cầu hs tự làm bài.


=> Lưu ý thuật tính của hs: cần nhớ 1 sang cột
chục.


Bài 2:


- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Số cần điền vào là số nào? Vì sao?



- Vậy trước khi điền số chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm tiếp, gọi 3 HS lên bảng làm
bài.


- Nhận xét, chữa.


<b>Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.</b>
-Bài toán cho biết gì ?
- Bài tốn hỏi gì ?


-Bài tốn thuộc dạng gì? Vì sao em biết?
- Muốn tính tuổi mẹ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự giải bài toán vào vở.
- Chấm 1 số bài, chữa.


- Nghe


- Nghe và phân tích đề.


- Thực hiện phép tính trừ 65 – 38 .
- Làm bài: 65


38
27


- Nêu lại cách đặt tính và tính.


- 1 hs nêu yêu cầu


- Làm bảng con.



Nhận xét bài của bạn trên bảng, về cách
đặt tính, cách thực hiện phép tính.


- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Điền số 80 vào vì 86 – 6 = 80.
- Thực hiện tính nhẩm tìm kết quả của
phép tính.


- Làm bài


Nhận xét bài của bạn và tự kiểm tra bài
của mình.


- Đọc đề bài.


-Năm nay bà 65 tuổi , mẹ kém bà 27 tuổi
Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi ?


- Bài tốn thuộc dạng bài tốn về ít hơn,
vì “kém hơn” nghĩa là “ít hơn”.


- Lấy tuổi bà trừ đi phần hơn.
-Làm bài


Bài giải:
Tuổi của mẹ là:
65 – 27 = 38 (tuổi)
Đáp số: 38 tuổi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

-4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Luyện tập


- Lắng nghe


<b>Đạo đức: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP </b>
(Tiết 1)


I. Yêu cầu:


- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.


- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch ,đẹp.


- Giữ gìn trường lớp sạch ,đẹp là trách nhiệm của học sinh .
- Đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.


- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : Kĩ năng hợp tác với mọi người trong
việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp . Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp
sạch đẹp .


- Giáo dục học sinh ln có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
*(Ghi chú: Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp)
II. Chuẩn bị:


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

III. Các hoạt động dạy- học:


Hoạt động dạy Hoạt động học



A. Bài cũ :


-Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ
bạn?


-Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?
- Nhận xét, đánh giá


B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Tìm hiểu bài:


 Hoạt động 1: Tham quan trường, lớp học.


- Dẫn HS đi tham quan sân trường, vườn trường,
quan sát lớp học.


-Yêu cầu HS làm Phiếu học tập sau khi tham
quan.


1) Em thấy vườn trường, sân trường mình ntn?
 Sạch, đẹp, thống mát


 Bẩn, mất vệ sinh
Ý kiến khác.


...
...
2) Sau khi quan sát, em thấy lớp em ntn? Ghi lại ý



kiến của em.


...
- GV tổng kết dựa trên những kết quả làm trong
Phiếu học tập của HS.


Kết luận:


- Các em cần phải giữ gìn trường lớp cho sạch
đẹp....


 Hoạt động 2: Những việc cần làm để giữ gìn
trường lớp trường sạch đẹp.


- Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận, ghi ra giấy,
những việc cần thiết để giữ trường lớp sạch đẹp.
Sau đó dán phiếu của nhóm mình lên bảng.


<b> Kết luận:</b>


Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ta có thể làm
một số cơng việc sau:


- Không vứt rác ra sàn lớp.


- HS trả lời. Bạn nhận xét.


- Lắng nghe



- HS đi tham quan theo hướng dẫn.


- HS làm Phiếu học tập và đại diện cá nhân
trình bày ý kiến.


Lắng nghe


- HS các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo
luận ra giấy khổ to.


Hình thức: Lần lượt các thành viên trong
nhóm sẽ ghi vào giấy ý kiến của mình.


- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
thảo luận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Không bôi bẩn, vẽ bậy ra bàn ghế và trên tường.
- Luôn kê bàn ghế ngay ngắn.


- Vứt rác đúng nơi quy định.
- Quét dọn lớp học hàng ngày…


 Hoạt động 3: Thực hành vệ sinh trên lớp


- Tùy vào điều kiện cũng như thực trạng thực tế
của lớp học mà GV cho HS thực hành.


=> Chú ý: Những công việc làm ở đây phải bảo
đảm vừa sức với lứa tuổi các em (như: nhặt rác bỏ
vào thùng, kê bàn ghế ngay ngắn…)



Theo dõi nhăc nhở các em.


- Nhận xét, tuyên dương tổ làm tốt.
3. Củng cố – Dặn dò:


- Nhận xét tiết học.


- Chuẩn bị: Tiết 2: Thực hành.


- Các tổ tiến hành làm vệ sinh lớp học.
Sau khi làm xong nhận xét


- Lắng nghe


<b>Tiếng Anh : Giáo viên chuyên trách</b>


<b>Chính tả (Nghe- viết): CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA</b>
I. Yêu cầu:


- Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xi có lời nói nhân vật.
- Làm được BT2 a / b; BT (3) a / b.


- GD cho các em đức tính cẩn thận, chính xác, ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:<b> </b>


- Bảng phụ ghi BT


III. Các hoạt động dạy-học:



Hoạt động dạy Hoạt động học


A. Bài cũ:


- GV đọc các trường hợp chính tả cần phân biệt
của tiết trước yêu cầu 2 HS lên bảng viết, cả lớp
viết bảng con.


- Nhận xét và điểm
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài:


2. Hướng dẫn nghe- viết


a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
- Đọc toàn bài CT 1 lần.


- Gọi hs đọc


- Đây là lời của ai nói với ai?


- Viết các từ ngữ sau: câu chuyện, yên lặng,
dung dăng dung dẻ, nhà giời,…


- Nghe


- Lắng nghe


- 1 HS đọc. Cả lớp theo dõi



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

-Người cha nói gì với các con?


b. Hướng dẫn trình bày.


-Lời người cha được viết sau dấu câu gì?
c. Hướng dẫn viết từ khó.


- Đọc, HS viết các từ khó theo dõi và chỉnh sửa
lỗi cho HS.


d. Viết chính tả.
- Đọc cho hs viết bài
e. Soát lỗi


g. Chấm bài, nhận xét


<b>3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.</b>
Bài 2 b:


- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.


- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 1 HS làm
bài trên bảng lớp.


- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.


- Yêu cầu cả lớp đọc các từ trong bài tập sau khi
đã điền đúng.



Bài 3:


- Yêu cầu hs làm VBT và đọc bài làm


4. Củng cố – Dặn dị:


Trị chơi: Thi tìm tiếng có i/iê.


- Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 đội, cho
các đội thi tìm. Đội nào tìm được nhiều từ hơn là
đội thắng cuộc.


- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Viết lại lỗi sai trong bài (nếu có)


- Người cha khun các con phải đồn kết.
Đồn kết mới có sức mạnh, chia lẻ ra sẽ
khơng có sức mạnh.


- Sau dấu 2 chấm và dấu gạch ngang đầu
dòng.


- Viết các từ: liền bảo, chia lẻ, hợp lại,
thương yêu, sức mạnh,…


- Nghe và viết bài
- Đổi vở dò bài


- Đọc yêu cầu.
- Làm bài.



- Nhận xét và tự kiểm tra bài mình.
- Đọc bài


- Mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm mười.


Làm bài, đọc


a/ ơng bà nội, lạnh, lạ.
b/ hiền, tiên, chín.
C/ dắt, bắc, cắt


- VD về lời giải: Lim, tìm hiểu, kìm, phím
đàn, con nhím, chúm chím, bím tóc, in ấn,
nhìn, vin cành,… tiên, hiền, liền, nghiền,
chùa chiền, viền, liền mạch, tiến lên, tiếng
đàn, kiểng, viếng thăm,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Chiều thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
<b>Giáo viên chuyên trách dạy</b>


Thứ tư ngày 1 tháng 12năm 2010
Đồng chí Loan dạy




Ngày soạn: Ngày 30/ 11/ 2010


Ngày giảng: Thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2010


<b> Toán: BẢNG TRỪ</b>


<b>I. Yêu cầu:</b>


- Thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20.


- Biết vận dụng bảng cộng,trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp.
-Giáo dục các em tính tích cực, tự giác khi làm bài .


*(Ghi chú: Bài 1; Bài 2 cột 1)
<b>II. Chuẩn bị: </b>


-GV: Hình vẽ bài tập 3, vẽ sẵn trên bảng phụ. Đồ dùng phục vụ trò chơi.
-HS: Vở, bảng con.


<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


Hoạt động dạy Hoạt động học


<b> Khởi động :</b>
<b>A. Bài cũ :</b>


- Đặt tính và thực hiện phép tính: 42 – 16; 71 –
52.


- Nhận xét, ghi điểm.
<b>B. Bài mới </b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>
<b>2. Luyện tập: </b>


<b>Bài 1: Tính nhẩm</b>


*Trị chơi: Thi lập bảng trừ:


-Chuẩn bị: 4 tờ giấy rô-ky to, 4 bút dạ màu.


- Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội chơi. Phát cho
mỗi đội 1 tờ giấy và 1 bút. Trong thời gian 5 phút
các đội phải lập xong bảng trừ.


- Hát


- 2 HS thực hiện.


- Nghe


- Nêu yêu cầu.
- Lắng nghe


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

+ Đội 1: Bảng 11 trừ đi một số


+ Đội 2: Bảng 12 trừ đi một số; 18 trừ đi
một số.


+ Đội 3: Bảng 13 và 17 trừ đi một số.
+ Đội 4: Bảng 14, 15, 16 trừ đi một số.
Đội nào làm xong, dán bảng trừ của đội mình lên
bảng.


- GV cùng cả lớp kiểm tra. GV gọi đại diện từng


đội lên đọc từng phép tính trong bảng trừ của đội
mình. Sau mỗi phép tính HS dưới lớp hô to
đúng/sai. Nếu sai GV đánh dấu đỏ vào phép tính
đó.


Kết thúc cuộc chơi: Đội nào ít phép tính sai nhất
là đội


thắng cuộc.
<b>Bài 2: Tính </b>


5 + 6 - 8 = 8 + 4 - 5 =


- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả vào
vở.


- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét.


<b>Bài 3: Vẽ hình theo mẫu.( Nếu cịn thời gian cho</b>
các em làm bài tập 3 )


- Cho HS quan sát mẫu, phân tích mẫu và tự vẽ
vào vở.


<b>4. Củng cố – Dặn dò:</b>
- Cho HS đọc lại bảng trừ
- Nhận xét tiết học.
-Ôn lại bảng trừ.



- 1 hs nêu yêu cầu


- Nhẩm và ghi kết quả. 1 HS thực hiện trên
bảng lớp.


- Nêu yêu cầu


- Dùng thước, bút chì thực hành nối các
điểm để có hình vẽ theo mẫu.


Đổi chéo vở kiểm tra.
- Đọc


- Lắng nghe, ghi nhớ.


<b>Chính tả: (Tập chép) TIẾNG VÕNG KÊU</b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Chép chính xác bài CT, biết trình bày đúng 2 khổ thơ đầu, của bài Tiếng võng kêu.
- Làm được BT2 a /b


- GD cho các em đức tính cẩn thận, chính xác, ý thức rèn chữ, giữ vở.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>Khởi động:</b>
<b>A. Bài cũ :</b>



-Gọi 2 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ đã
mắc lỗi của tiết trước.


- Nhận xét ghi điểm.
<b>B. Bài mới:</b>


<b>1. Giới thiệu bài: </b>


<b>2. Hướng dẫn viết chính tả.</b>
<b>a. Ghi nhớ nội dung đoạn thơ.</b>


- GV đọc đoạn thơ 1 lượt sau đó yêu cầu HS đọc
lại.


- Bài thơ cho ta biết điều gì?
<b>b. Hướng dẫn trình bày.</b>
- Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu dòng viết thế nào?
<b>c. Hướng dẫn viết từ khó.</b>


- Yêu cầu hs viết: vấn vương, kẽo cà kẽo kẹt, ngủ,
phất phơ


<b>d.Tập chép:</b>


- Yêu cầu lớp nhìn bảng chép bài.
<b>e. Sốt lỗi</b>


<b>g. Chấm bài: Chấm bài, nhận xét.</b>


<b>3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: </b>
- Treo bảng phụ, yêu cầu đọc đề bài.


- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu cả lớp làm
bài vào Vở bài tập.


- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.


- Kết luận về lời giải đúng và ghi điểm HS.


<b>4. Củng cố – Dặn dò:</b>


- Nhận xét chung về tiết học.


- Dặn dò HS viết lại các lỗi sai trong bài viết và
bài tập chính tả.


- Hát


- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con
các từ ngữ sau: lên bảng, nên người, bó
đũa, hiểu biết,…


- Lắng nghe


- Lắng nghe.


2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.


- Bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đốn giấc


mơ của em.


- Mỗi câu thơ có 4 chữ.


- Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- Viết từ khó vào bảng con.


- Chép bài vào vở.
- Đổi vở soát lỗi
- Nghe


- Đọc đề bài.
- Làm bài.


- Nhận xét, đối chiếu với bài của mình.
Lời giải:


a) Lắp lánh, nặng nề, lanh lợi, nóng
nảy.


b) Tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt
mài.


c) Thắc mắc, chắc chắn, nhặt nhạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- Chuẩn bị: Hai anh em.


<b>Âm nhạc : Giáo viên chuyên trách</b>


<b>Tự nhiên và Xã hội: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ</b>


<b>I. Yêu cầu:</b>


- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.


- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :


Kĩ năng ra quyết định : Nên hay khơng nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Kĩ
năng tự bảo vệ : Ứng phó với các tình huống ngộ độc .


-Giáo dục học sinh ln có ý thức ăn uống sạch sẽ .


*(Ghi chú: Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi,
thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc,...)


<b>II. Chuẩn bị:</b>


-Các hình vẽ trong SGK. Một vài vỏ thuốc tây. Bút dạ, giấy.
<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>Khởi động </b>
<b>A. Bài cũ :</b>


-Khu phố nơi em ở có sạch sẽ không?


- Để môi trường xung quanh bạn sạch sẽ, em đã
làm gì?



- Nhận xét.đánh giá.
<b>B. Bài mới: </b>


<b>1, Giới thiệu bài:</b>
<b>2. Tìm hiểu bài:</b>


 Hoạt động 1: Làm việc với SGK.


- Yêu cầu :Thảo luận nhóm để chỉ và nói tên
những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người
trong gia đình


- Yêu cầu :Trình bày kết quả theo từng hình:


- Trong những thứ đó thì thứ nào thường được
cất giữ trong nhà?


- Yêu cầu thảo luận nhóm đơi tìm ra các lí do
khiến chúng ta có thể bị ngộ độc.


- Hát


-2 HS trả lời.


- Lắng nghe


- HS thảo luận nhóm .


- Đại diện 3 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình
bày kết quả.



+ Thứ gây ngộ độc là bắp ngô.
+ Thứ gây ngộ độc là lọ thuốc.


+ Thứ gây ngộ độc ở đây là lọ thuốc trừ sâu.
-Thuốc tây, dầu hoả, thức ăn bị ôi thiu,….
- Thảo luận báo cáo kết quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- GV chốt kiến thức(sgk)


 Hoạt động 2: Phòng tránh ngộ độc.


-Yêu cầu :Quan sát các hình vẽ 4, 5, 6 và nói rõ
người trong hình đang làm gì? Làm thế có tác
dụng gì?


- u cầu :Trình bày kết quả theo từng hình:


GV kết luận: Để phịng tránh ngộ độc khi ở nhà,
chúng ta cần:


* Xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường
dùng trong gia đình.


* Thực hiện ăn sạch, uống sạch.


* Thuốc và những thứ độc, phải để xa tầm với
của trẻ em.


* Không để lẫn thức ăn, nước uống với các chất


tẩy rửa hoặc hoá chất khác.


 <b>Hoạt động 3:Đóng vai: Xử lí tình huống khi</b>
bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.


- Giao nhiệm vụ cho HS


+ Nhóm 1 và 3: nêu và xử lí tình huống bản thân
bị ngộ độc.


+ Nhóm 2 và 4: nêu và xử lí tình huống người
thân khi bị ngộ độc.


- u cầu các nhóm trình bày
- GV chốt kiến thức:


* Khi bản thân bị ngộ độc, phải tìm mọi cách gọi
người lớn và nói mình đã ăn hay uống thứ gì.
*Khi người thân bị ngộ độc, phải gọi ngay cấp
cứu hoặc người lớn; thông báo cho nhân viên y
tế biết người bệnh bị ngộ độc bởi thứ gì.


<b>4. Củng cố – Dặn dò:</b>
- HS đọc ghi nhớ .
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Trường học.


- QST thảo luận nhóm 4 .


- Đại diện 1, 2 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình


bày


- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe, ghi nhớ.


- Các nhóm thảo luận, sau đó lên trình diễn.
HS dưới lớp nhận xét, bổ sung cách giải
quyết tình huống của nhóm bạn.


- HS nghe, ghi nhớ.


- 4 HS đọc


Chiều thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2010
<b>Đồng chí Loan dạy</b>


Ngày soạn: Ngày 1 / 12/ 2010


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b> Toán: LUYỆN TẬP</b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Thuộc bảng 15,16,17,18 trừ đi một số.


- Biết thực hiện phép trù có nhớ trong phạm vi 100,dạng đã học.
- Biết giải bài tốn về ít hơn.


- Giáo dục các em ý thức tự giác trong học tập .
*(Ghi chú: Bài 1; Bài 2 (cột 1, 3); Bài 3b; Bài 4)
<b>II. Các hoạt độngdạy-học:</b>



<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>A. Bài cũ </b>


- Tính: 5 + 6 – 8 ; 7 + 7 - 9
- Nhận xét, ghi điểm.


<b>B. Bài mới </b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>
<b>2.Luyện tập:</b>
<b>Bài 1: Tính nhẩm</b>


18 - 9 = 17 - 8 = 16 - 7 =
15 - 6 = 12 - 3 = 12 - 4 =
- Yêu cầu hs tự nhẩm.


Gọi hs đọc các phép tính.
<b>Bài2: Đặt tính rồi tính</b>
35 - 8 63 - 5
72 - 34 94 - 36


- Yêu cầu HS tự làm bài.Gọi HS nhận xét bài bạn
trên bảng.


- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính.
Nhận xét ghi điểm.


<b>Bài 3: </b>



- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
8 + x = 42


- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết
trong phép cộng.


- Yêu cầu HS tự làm bài.


<b>Bài 4: </b>


- Gọi HS đọc đề bài, nhận dạng bài toán và tự tóm
tắt bài tốn vào vở


- Chấm , nhận xét chữa.


- 2 HS thực hiện.


- Đọc yêu cầu


- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
Đồng thanh các phép tính 1 lần.
- Nêu yêu cầu


- 3 HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm 2 phép
tính. Lớp làm bảng con.


- Trả lời.


- Tìm x



- Nêu cách tìm.


- 3 hs làm bảng lớp, lớp làm VN.


Nhận xét bài làm của bạn đối chiếu với bài
làm của mình.


Tóm tắt
Thùng to : 45 kg


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>3. Củng cố – Dặn dò :</b>
<b>- Nhận xét giờ học</b>


Bài giải
Thùng bé có là :


45 – 6 = 39 (kg)
Đáp số : 39 kg đường


Lắng nghe


<b>Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH </b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình(BT1).


- Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì ? (BT2);điền đúng dấu chấm ,dấu chấm
hỏi vào đoạn văn có ơ trống.(BT3).



-Giáo dục học sinh chăm chỉ , tự giác học tập .
<b>II. Chuẩn bị :</b>


- Bảng phụ kẻ khung ghi nội dung bài tập 2; nội dung bài tập 3
<b>III. Các ho t ạ động d y h c:ạ</b> <b>ọ</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>Khởi động</b>
<b>A. Bài cũ:</b>


- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu mỗi em đặt 1 câu
theo mẫu: Ai làm gì?


- Nhận xét và cho điểm.
<b>B. Bài mới </b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>


<b>2. Hướng dẫn làm bài tập:</b>
Bài 1:


- Gọi HS đọc đề bài.


Yêu cầu HS suy nghĩ và lần lượt phát biểu.
Nghe HS phát biểu và ghi các từ không trùng
nhau lên bảng.


-Yêu cầu HS đọc các từ đã tìm được sau đó
chép vào Vở bài tập.



Bài 2:


-Gọi HS đọc đề bài sau đó đọc câu mẫu.


- Gọi 3 HS làm bài, yêu cầu cả lớp làm vào
nháp


- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.


- Yêu cầu HS bổ sung các câu mà các bạn trên


- Hát


- HS thực hiện. Bạn nhận xét.


- Nghe


- Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa
anh chị em.


- Mỗi HS nói 3 từ. VD: Giúp đỡ, chăm sóc,
chăm lo, chăm chút, nhường nhịn, yêu
thương, quý mến,…


- 2em đọc các từ vừa tìm được , làm bài vào Vở
bài tập.


- Đọc đề bài.



- Làm bài. Chú ý viết tất cả các câu mà em sắp
xếp được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

bảng chưa sắp xếp được.


- Cho cả lớp đọc các câu sắp xếp được.
Lời giải:


- Anh thương yêu em. Chị chăm sóc em. Em
thương yêu anh. Em giúp đỡ chị. Chị em
nhường nhịn nhau. Chị em giúp đỡ nhau.


- Anh em thương yêu nhau. Chị em giúp đỡ
nhau. Chị nhường nhịn em. Anh nhường nhịn
em,…


- Lưu ý: Các câu: Anh em nhường nhịn anh,
chị em nhường nhịn em,… là những câu không
đúng.


Bài 3:


- Gọi 1 HS đọc đề bài và đọc đoạn văn cần điền
dấu.


- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài.


- Tại sao lại điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ
hai ?



<b>3. Củng cố – Dặn dò:</b>
- Tổng kết tiết học.


- Dặn dò HS luyện tập đặt câu theo mẫu Ai làm
gì?


- Chuẩn bị: Từ chỉ đặc điểm.


- Phát biểu
- Đọc bài.


- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.


- Làm bài, điền dấu chấm vào ô trống thứ 1 và
thứ 3. Điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ 2.
- Vì đây là câu hỏi.


- Nghe


<b>Tập làm văn: QST – TLCH ; VIẾT TIN NHẮN</b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về ND tranh (BT1).
- Viết được một mẫu tin nhắn ngắn gọn , đủ ý (BT2).


- Giáo dục các em ý thức tự giác trong học tập .
<b>II. Chuẩn bị:</b>


- Tranh minh họa bài tập 1. Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập 1.
<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>



<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>Khởi động </b>
<b>A. Bài cũ :</b>


- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn kể
về gia đình của em.


- Hát


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

- Nhận xét ghi điểm .
<b>B. Bài mới </b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>


<b>2. Hướng dẫn làm bài tập:</b>
<b>Bài 1:</b>


- Treo tranh minh họa.
- Tranh vẽ những gì?
- Bạn nhỏ đang làm gì?


- Mắt bạn nhìn búp bê thế nào?
- Tóc bạn nhỏ ntn?


- Bạn nhỏ mặc gì?


- u cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt
động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.



- Theo dõi và nhận xét chỉnh sửa cho HS.
<b>Bài 2:</b>


- Gọi HS đọc đề bài.


- Vì sao em phải viết tin nhắn?


- Nội dung tin nhắn cần viết những gì?
- Yêu cầu HS viết tin nhắn.


- Yêu cầu HS đọc và sửa chữa tin nhắn.
Lưu ý HS tin nhắn phải ngắn gọn, đầy đủ ý.


<b>3. Củng cố – Dặn dò:</b>
- Nhận xét giờ học.


- Lắng nghe
- Quan sát


- Tranh vẽ 1 bạn nhỏ, búp bê, mèo con.
- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn


- Mắt bạn nhìn búp bê rất tình cảm/ rất trìu
mến,…


- Tóc bạn nhỏ buộc 2 chiếc nơ rất đẹp./ Bạn
buộc tóc thành 2 bím xinh xinh .


- Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ,/ rất mát


mẻ,/ rất dễ thương,…


- 2 HS ngồi cạnh nhau, nói cho nhau nghe
sau đó 1 số em trình bày trước lớp.


- 1 hs đọc


- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố
mẹ khơng có nhà em cần viết tin nhắn cho


bố mẹ để bố mẹ không lo lắng.
- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- Cả lớp viết vào vở.


- Trình bày tin nhắn.
- 4 – 5 em đọc.
VD về lời giải:


+ Mẹ ơi! Bà đến đón con đi


chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bao
giờ mẹ về thì gọi điện sang cho ơng bà,
mẹ nhé. (con Thu Hương)


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

- Dặn dò HS nhớ thực hành viết tin nhắn khi cần
thiết.


- Chuẩn bị: Chia vui, kể về anh chị em.


- Lắng nghe



<b>Sinh hoạt sao</b>
I .Mục tiêu :


-Học sinh biết được tình hình học tập và các hoạt động trong tuần qua
-Học tốt chuyên hiệu : chăm học


-Triển khai phương hướng tuần tới
II. Tiến hành sinh hoạt :


1. Ổn định:


- HS ra sân, tập họp thành 4 sao
- GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.
2. GV phân cơng vị trí cho các sao:


- Sao trưởng điều khiển sao mình sinh hoạt theo 6 bước:
Bước :1Tập hợp điểm danh


Bước 2 : Kiểm tra vệ sinh cá nhân
Bước 3 :Kể lại việc làm tốt


Bước 4 : Đọc lời hứa sao nhi


Bước 5: Triển khai sinh hoạt theo chủ điểm : Chăm học
-Nêu những yêu cầu về học tập ?


+ Đi học đúng giờ , học bài và làm bài ở nhà đầy đủ .


+Chuẩn bị đồ dùng học tập và sách vở của các môn trong ngày .


+Có ý thức giữ vở sạch , viết chữ đẹp .


+Thực hiện đúng nội quy của nhà trường .
+Hăng say phát biểu xây dựng bài .


-Nêu tên và ý nghĩa của các ngày kỉ niệm ?
Ngày 8-3 là ngày gì ?


Ngày 20-11 là ngày gì ?
Ngày 2-9 là ngày gì ?
Ngày 1-6 là ngày gì ?


Bước 6 :Phát động kế hoạch tuần tới :
-Học tốt chuyên hiệu : Chăm học


Thi đua học tốt dành nhiều bông hoa điểm mười
-Làm nhiều việc tốt để giúp đỡ gia đình bạn bè
-Đi học chuyên cần , đúng giờ


-Đồ dùng học tập đầy đủ
3. Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét giờ học


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- Thực hiện tốt phương hướng đề ra .


Chiều thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
<b>Đồng chí Loan dạy</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48></div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Kể chuyện: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. Yêu cầu:



- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh,kể lại được từng đoạn của câu chuyện.


- Biết kể với giọng tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọn kể cho phù
hợp với nội dung.


- Biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.


- GD hs yêu thương, sống hòa thuận với anh, chị em.


*(Ghi chú: HS khá, giỏi biết phân vai, dựng lại câu chuyện (BT2)
II. Chuẩn bị:


-GV: Tranh minh họa sgk . Bảng ghi tóm tắt ý chính từng truyện.
- HS: SGK.


III. Các hoạt động dạy-học:


Hoạt động dạy Hoạt động học


. Khởi động :
A. Bài cũ :


- Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu
chuyện Bông hoa Niềm Vui.


- Nhận xét ghi điểm .
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài:



2. Hướng dẫn kể chuyện:


Bước 1: Kể từng đoạn truyện theo tranh.
- Treo tranh minh họa, gọi 1 HS nêu yêu cầu
1.


-Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung
từng tranh (tranh vẽ cảnh gì?)


- Yêu cầu kể trong nhóm.


- Yêu cầu kể trước lớp.


- Hát


- HS thực hiện. Bạn nhận xét.


- Lắng nghe


- Nêu: Dựa theo tranh kể lại từng đoạn
câu chuyện bó đũa.


- Nêu nội dung từng tranh.


+ Tranh 1: Các con cãi nhau khiến
người cha rất buồn và đau đầu.


+ Tranh 2: Người cha gọi các con
đến và đố các con, ai bẻ gãy được bó


đũa sẽ thưởng.


+ Tranh 3: Từng người cố gắng hết
sức để bẻ bó đũa mà khơng bẻ được.
+ Tranh 4: Người cha tháo bó đũa và
bẽ từng cái 1 cách dễ dàng.


+ Tranh 5: Những người con hiểu ra
lời khuyên của cha.


- Kể trong nhóm. Các bạn trong nhóm
theo dõi và bổ sung cho nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

- Yêu cầu nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
Bước 2: Phân vai dựng lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể phân vai theo từng tranh.
- Gọi các nhóm thể hiện


- Nhận xét sau mỗi lần kể, ghi điểm động
viên.å


3. Củng cố – Dặn dò:


- Gọi 1em kể lại toàn bộ câu chuyện
-Nhận xét giờ học.


-Dặn dò HS kể lại câu chuyện cho người thân
nghe.


- Chuẩn bị: Hai anh em.



1 tranh.
- Nhận xét.


- Nhận vai, tập kể lại câu chuyện theo
nhóm.


- 3 – 4 nhóm kể trước lớp. Các nhóm
khác theo dõi nhận xét, bình chọn
nhóm, cá nhân kể tốt.


- 1 hs kể


- Lắng nghe, ghi nhớ.


Toán: LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu:


- Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.


- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học.
- Biết giải toán về ít hơn.


- GD hs đức tính chăm chỉ, chịu khó khi học tốn.
*(Ghi chú: Bài 1; Bài 2 (cột 1, 2); Bài 3; Bài 4)
II. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi BT


III. Các hoạt động dạy-học:


Hoạt động dạy Hoạt động học



A. Bài cũ :


-Gọi hs lên bảng thực hiện đặt tính và tính :
75 - 39 ; 95 - 46


- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập :


-Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu hs nêu kết quả nhẩm
- Cho hs đọc đồng thanh
Bài 2:


- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?


- Yêu cầu tự làm và ghi ngay kết quả bài vào vở
- Hãy so sánh kết quả của 15 - 5 - 1 và 15 - 6


- 2 HS


- Nghe


- 1 em đọc đề bài


- Nối tiếp đọc kết quả nhẩm .
- Đọc 1 lần



- Tính nhẩm .


- Lớp thực hiện vào vở .


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- So sánh 5 + 1 và 6 ?


- Vì sao 15 - 5 - 1 = 15 - 6 ?


*Kết luận : Khi trừ 1 số đi một tổng cũng bằng
số đó trừ đi từng số hạng . Vì thế khi biết 15 - 5
- 1 = 9 có thể ghi ngay kết quả 15 - 6 = 9 .


Bài 3: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .


- Yêu cầu lớp làm bảng con, 4 em lên bảng làm
bài .


- Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn .
- Nhận xét, chữa


Bài 4: - Gọi hs đọc bài tốn
? Bài tốn thuộc dạng tốn gì ?


- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt đề toán và giải
vào vở.


- Nhận xét đánh giá


3. Củng cố - Dặn dò:



- Nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn về nhà học và làm bài tập .


- 5 + 1 = 6


- Vì 15 = 15 , 5 + 1 = 6 nên 15 - 5 - 1
bằng 15 - 6


- 1 em


- Làm theo yêu cầu
- Nhận xét bài bạn
- 1 em đọc


- Bài tốn về ít hơn .


- Làm bài. 1 em lên bảng giải.
Bài giải:


Số lít sữa chi vắt được là:
50 - 18 = 32 ( l )
Đáp số: 32 l
- Lắng nghe.




<b>Sinh hoạt sao</b>
I .Mục tiêu :



-Học sinh biết được tình hình học tập và các hoạt động trong tuần qua
-Học tốt chuyên hiệu : chăm học


-Triển khai phương hướng tuần tới
II. Tiến hành sinh hoạt :


1. Ổn định:


- HS ra sân, tập họp thành 4 sao
- GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.
2. GV phân công vị trí cho các sao:


- Sao trưởng điều khiển sao mình sinh hoạt theo 6 bước:
Bước :1Tập hợp điểm danh


Bước 2 : Kiểm tra vệ sinh cá nhân
Bước 3 :Kể lại việc làm tốt


Bước 4 : Đọc lời hứa sao nhi


Bước 5: Triển khai sinh hoạt theo chủ điểm : Chăm học
-Nêu những yêu cầu về học tập ?


+ Đi học đúng giờ , học bài và làm bài ở nhà đầy đủ .


+Chuẩn bị đồ dùng học tập và sách vở của các mơn trong ngày .
+Có ý thức giữ vở sạch , viết chữ đẹp .


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

-Nêu tên và ý nghĩa của các ngày kỉ niệm ?
Ngày 8-3 là ngày gì ?



Ngày 20-11 là ngày gì ?
Ngày 2-9 là ngày gì ?
Ngày 1-6 là ngày gì ?


Bước 6 :Phát động kế hoạch tuần tới :
-Học tốt chuyên hiệu : Chăm học


Thi đua học tốt dành nhiều bông hoa điểm mười
-Làm nhiều việc tốt để giúp đỡ gia đình bạn bè
-Đi học chuyên cần , đúng giờ


-Đồ dùng học tập đầy đủ
3. Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét giờ học


- Tuyên dương những sao có ý thức sinh hoạt tốt
4..Dặn dị :Học tốt chuyên hiệu đã triển khai


- Thực hiện tốt phương hướng đề ra .


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>Tập viết: CHỮ HOA M</b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


<b>- Viết đúng chữ hoa M(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Miệng (1 dòng cỡ </b>
vừa, 1 dịng cỡ nhỏ, Miệng nói tay làm. (3 lần).


<b>- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ</b>
viết thường trong chữ ghi tiếng.



Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ.


(Ghi chú: HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở TV2)
<b>II. Chuẩn bị:</b>


GV: Chữ mẫu M .
HS: Bảng, vở


<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b> Khởi động </b>
<b>A. Bài cũ:</b>


- Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: L, Lá
- GV nhận xét


<b>B. Bài mới </b>
<b>1 Giới thiệu bài:</b>


<b>2. Hướng dẫn viết chữ hoa M </b>


a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ M


- Chữ M cao mấy li? Rộng mấy ô?
- Viết bởi mấy nét?



- Nêu quy trình viết.


- Viết mẫu chữ M v a vi t v a nêu l i quy trìnhừ ế ừ ạ
vi t.ế


b. Hướng dẫn HS viết bảng con:
- Yêu cầu HS viết vào không trung
- Yêu cầu HS viết 2 lần


- GV nhận xét uốn nắn.


c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Giới thiệu câu: Miệng nói tay làm.
<b>? Nêu nghĩa cụm từ ứng dụng?</b>
- Quan sát và nhận xét:


Nêu độ cao các chữ cái.Cách đặt dấu thanh,
cách nối nét giữa các chữ, khoảng cách giữa


- Hát


- HS viết bảng con.
.


- Lắng nghe


- HS quan sát
- 5 li



- 4 nét: móc ngược trái, thẳng đứng,
thẳng xiên và móc ngược phải.
- Lắng nghe


- HS quan sát


- Viết không trung
- Viết bảng


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

các chữ .


- Viết mẫu: Miệng lưu ý cách nối nét giữa chữ
<i><b>M, i.</b></i>


- Yêu cầu HS viết bảng con
- Nhận xét và uốn nắn.
<b>d.Viết vở</b>


- Nêu yêu cầu viết.


- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
e. Chấm, nhận xét.


<b>3. Củng cố – Dặn dò :</b>
- Nhận xét tiết học.


- Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.


- Quan sát



- Viết bảng.


- HS viết vở


- Lắng nghe, ghi nhớ


<b> Tự nhiên và Xã hội: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ</b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.


*(Ghi chú: Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi, thiu, ăn
nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc,...)


<b>II. Chuẩn bị:</b>


-Các hình vẽ trong SGK. Một vài vỏ thuốc tây. Bút dạ, giấy.
<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt độngdạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>Khởi động </b>
<b>A. Bài cũ :</b>


? Khu phố nơi em ở có sạch sẽ không?


? Để môi trường xung quanh bạn sạch sẽ, em đã


- Hát



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

làm gì?


- Nhận xét.đđánh giá.
<b>B. Bài mới: </b>


<b>1, Giới thiệu bài:</b>
<b>2. Tìm hiểu bài:</b>


 Hoạt động 1: Làm việc với SGK.


- Yêu cầu :Thảo luận nhóm để chỉ và nói tên
những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người
trong gia đình


- Yêu cầu :Trình bày kết quả theo từng hình:


? Trong những thứ đó thì thứ nào thường được
cất giữ trong nhà?


- Yêu cầu thảo luận nhóm đơi tìm ra các lí do
khiến chúng ta có thể bị ngộ độc.


- GV chốt kiến thức(sgk)


 Hoạt động 2: Phòng tránh ngộ độc.


-Yêu cầu :Quan sát các hình vẽ 4, 5, 6 và nói rõ
người trong hình đang làm gì? Làm thế có tác
dụng gì?



- Yêu cầu :Trình bày kết quả theo từng hình:


GV kết luận: Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà,
chúng ta cần:


* Xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường
dùng trong gia đình.


* Thực hiện ăn sạch, uống sạch.


* Thuốc và những thứ độc, phải để xa tầm với
của trẻ em.


* Không để lẫn thức ăn, nước uống với các chất
tẩy rửa hoặc hố chất khác.


 <b>Hoạt động 3:Đóng vai: Xử lí tình huống khi</b>


bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
- Giao nhiệm vụ cho HS


+ Nhóm 1 và 3: nêu và xử lí tình huống bản thân
bị ngộ độc.


+ Nhóm 2 và 4: nêu và xử lí tình huống người


- Lắng nghe


- HS thảo luận nhóm .



- Đại diện 3 nhóm nhanh nhất sẽ lên
trình bày kết quả.


+ Thứ gây ngộ độc là bắp ngô.
+ Thứ gây ngộ độc là lọ thuốc.


+ Thứ gây ngộ độc ở đây là lọ thuốc
trừ sâu.


-Thuốc tây, dầu hoả, thức ăn bị ôi
thiu,….


- Thảo luận báo cáo kết quả.
- 1, 2 HS nhắc lại ý chính .
- QST thảo luận nhóm 4 .


- Đại diện 1, 2 nhóm nhanh nhất sẽ
lên trình bày


- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý
kiến.


- Lắng nghe, ghi nhớ.


- Các nhóm thảo luận, sau đó lên trình
diễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

thân khi bị ngộ độc.
- GV chốt kiến thức:



* Khi bản thân bị ngộ độc, phải tìm mọi cách gọi
người lớn và nói mình đã ăn hay uống thứ gì.
*Khi người thân bị ngộ độc, phải gọi ngay cấp
cứu hoặc người lớn; thông báo cho nhân viên y
tế biết người bệnh bị ngộ độc bởi thứ gì.


<b>4. Củng cố – Dặn dò:</b>
- HS đọc ghi nhớ .
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Trường học.


- HS nghe, ghi nhớ.


- 4 HS đọc


<b> Ngày soạn: Ngày 9 / 12/ 2009</b>


<b> Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009</b>
<b> Toán: LUYỆN TẬP</b>


<b>I. Yêu cầu:</b>


Biêt vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm , trừ có nhớ trong phạm vi 100, biết
giải bài tốn về ít hơn.Biết tìm số bị trừ , số hạng chưa biết .


*(Ghi chú: Bài 1; Bài 2 (cột 1, 3); Bài 3b; Bài 4)
<b>II. Các hoạt độngdạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>



<b>A. Bài cũ </b>


- Tính: 5 + 6 – 8 ; 7 + 7 - 9
- Nhận xét, ghi điểm.


<b>B. Bài mới </b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>
<b>2.Luyện tập:</b>
<b>Bài 1: Tính nhẩm</b>
- Yêu cầu hs tự nhẩm.
Gọi hs đọc các phép tính.
<b>Bài2: Đặt tính rồi tímh</b>


- Yêu cầu HS tự làm bài.Gọi HS nhận xét bài bạn
trên bảng.


- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính. -
- Nhận xét ghi điểm.


<b>Bài 3: </b>


? Bài tốn u cầu tìm gì ?


- u cầu HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết
trong phép cộng, số bị trừ trong phép trừ.


- Yêu cầu HS tự làm bài.



- 2 HS thực hiện.


- Đọc yêu cầu


- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
Đồng thanh các phép tính 1 lần.
- Nêu yêu cầu


- 3 HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm
2 phép tính. Lớp làm bảng con.


- Trả lời.


- Tìm x


- Nêu cách tìm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Bài 4: </b>


- Gọi HS đọc đề bài, nhận dạng bài toán và tự
làm bài.


- Chấm , nhận xét chữa.
<b>3. Củng cố – Dặn dò :</b>
<b>- Nhận xét giờ học</b>


với bài làm của mình.


Bài tốn thuộc dạng tốn ít hơn
45 – 6 = 39 (kg)



-- Lắng nghe


<b> Tập làm văn: QST – TLCH ; VIẾT NHẮN TIN </b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về ND tranh (BT1).
- Viết được một mẫu tin nhắn ngắn gọn đủ ý (BT2).


<b>II. Chuẩn bị:</b>


- Tranh minh họa bài tập 1. Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập 1.
<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>Khởi động </b>
<b>A. Bài cũ :</b>


- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn kể
về gia đình của em.


- Nhận xét ghi điểm .
<b>B. Bài mới </b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>


<b>2. Hướng dẫn làm bài tập:</b>
<b>Bài 1:</b>



- Treo tranh minh họa.
? Tranh vẽ những gì?
? Bạn nhỏ đang làm gì?


? Mắt bạn nhìn búp bê thế nào?
? Tóc bạn nhỏ ntn?


? Bạn nhỏ mặc gì?


- u cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt
động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.


- Theo dõi và nhận xét chỉnh sửa cho HS.
<b>Bài 2:</b>


- Gọi HS đọc đề bài.


- Hát


- HS thực hiện.


- Lắng nghe
- Quan sát


- Tranh vẽ 1 bạn nhỏ, búp bê, mèo
con.


- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn


- Mắt bạn nhìn búp bê rất tình cảm/


rất trìu mến,…


- Tóc bạn nhỏ buộc 2 chiếc nơ rất
đẹp./ Bạn buộc tóc thành 2 bím
xinh xinh .


- Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ,/ rất
mát mẻ,/ rất dễ thương,…


- 2 HS ngồi cạnh nhau, nói cho nhau
nghe sau đó 1 số em trình bày trước
lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

? Vì sao em phải viết tin nhắn?


? Nội dung tin nhắn cần viết những gì?
- Yêu cầu HS viết tin nhắn.


- Yêu cầu HS đọc và sửa chữa tin nhắn.
Lưu ý HS tin nhắn phải ngắn gọn, đầy đủ ý.


<b>3. Củng cố – Dặn dò:</b>
- Nhận xét giờ học.


- Dặn dò HS nhớ thực hành viết tin nhắn khi cần
thiết.


- Chuẩn bị: Chia vui, kể về anh chị em.


- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng


bố mẹ khơng có nhà, em


cần viết tin nhắn cho bố mẹ để bố mẹ
không lo lắng.


- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- Cả lớp viết vào vở.


- Trình bày tin nhắn.
- 4 – 5 em đọc.
VD về lời giải:


+ Mẹ ơi! Bà đến đón con đi


chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về.
Bao giờ mẹ về thì gọi điện sang
cho ông bà, mẹ nhé. (con Thu
Hương)


+ Mẹ ơi! Chiều nay bà sang nhà
nhưng chờ mãi mà mẹ chưa về. Bà
đưa con đi chơi với bà. Đến tối, hai bà
cháu sẽ về. (con Ngọc Mai)


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Chính tả: (Tập chép) TIẾNG VÕNG KÊU</b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Chép chính xác bài CT,trình bày đúng 2 khổ thơ đầu,của bài Tiếng võng kêu.
- Làm được BT(2) a / b /c,hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.



<b>II. Chuẩn bị:</b>


- Bảng lớp ghi đoạn thơ.
<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>Khởi động:</b>
<b>A. Bài cũ :</b>


-Gọi 2 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ đã
mắc lỗi của tiết trước.


- Nhận xét ghi điểm.
<b>B. Bài mới:</b>


<b>1. Giới thiệu bài: </b>


<b>2. Hướng dẫn viết chính tả.</b>
<b>a. Ghi nhớ nội dung đoạn thơ.</b>


- GV đọc đoạn thơ 1 lượt sau đó yêu cầu HS đọc
lại.


? Bài thơ cho ta biết điều gì?


- Hát


- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào
bảng con các từ ngữ sau: lên bảng,


nên người, bó đũa, hiểu biết,…


- Lắng nghe


- Lắng nghe.


2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>b. Hướng dẫn trình bày.</b>
? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
? Các chữ đầu dịng viết thế nào?
<b>c. Hướng dẫn viết từ khó.</b>


- Yêu cầu hs viết: vấn vương, kẽo cà kẽo kẹt, ngủ,
phất phơ


<b>d.Tập chép:</b>


- u cầu lớp nhìn bảng chép bài.
<b>e. Sốt lỗi</b>


<b>g. Chấm bài: Chấm bài, nhận xét.</b>
<b>3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: </b>
- Treo bảng phụ, yêu cầu đọc đề bài.


- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu cả lớp làm
bài vào Vở bài tập.


- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.



- Kết luận về lời giải đúng và ghi điểm HS.


<b>4. Củng cố – Dặn dò:</b>
- Nhận xét chung về tiết học.


- Dặn dò HS viết lại các lỗi sai trong bài viết và
bài tập chính tả.


- Chuẩn bị: Hai anh em.


- Mỗi câu thơ có 4 chữ.


- Viết hoa chữ cái đầu mỗi dịng thơ.
- Viết từ khó vào bảng con.


- Chép bài vào vở.
- Đổi vở soát lỗi
- Nghe


- Đọc đề bài.
- Làm bài.


- Nhận xét, đối chiếu với bài của
mình.


Lời giải:


a) Lắp lánh, nặng nề, lanh lợi,
<b>nóng nảy.</b>



b) Tin cậy, tìm tịi, khiêm tốn,
<b>miệt mài.</b>


c) Thắc mắc, chắc chắn, nhặt
nhạnh.


- Lắng nghe




Kể chuyện: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. Yêu cầu:


- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh,kể lại được từng đoạn của câu chuyện.


- Biết kể với giọng tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọn kể cho phù
hợp với nội dung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

- GD hs yêu thương, sống hòa thuận với anh, chị em.


*(Ghi chú: HS khá, giỏi biết phân vai, dựng lại câu chuyện (BT2)
II. Chuẩn bị:


-GV: Tranh minh họa sgk . Bảng ghi tóm tắt ý chính từng truyện.
- HS: SGK.


III. Các hoạt động dạy-học:


Hoạt động dạy Hoạt động học



. Khởi động :
A. Bài cũ :


- Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu
chuyện Bông hoa Niềm Vui.


- Nhận xét ghi điểm .
B. Bài mới:


1. Giới thiệu bài:


2. Hướng dẫn kể chuyện:


Bước 1: Kể từng đoạn truyện theo tranh.
- Treo tranh minh họa, gọi 1 HS nêu yêu cầu
1.


-Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung
từng tranh (tranh vẽ cảnh gì?)


- u cầu kể trong nhóm.


- u cầu kể trước lớp.


- Yêu cầu nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
Bước 2: Phân vai dựng lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể phân vai theo từng tranh.
- Gọi các nhóm thể hiện



- Hát


- HS thực hiện. Bạn nhận xét.


- Lắng nghe


- Nêu: Dựa theo tranh kể lại từng đoạn
câu chuyện bó đũa.


- Nêu nội dung từng tranh.


+ Tranh 1: Các con cãi nhau khiến
người cha rất buồn và đau đầu.


+ Tranh 2: Người cha gọi các con
đến và đố các con, ai bẻ gãy được bó
đũa sẽ thưởng.


+ Tranh 3: Từng người cố gắng hết
sức để bẻ bó đũa mà khơng bẻ được.
+ Tranh 4: Người cha tháo bó đũa và
bẽ từng cái 1 cách dễ dàng.


+ Tranh 5: Những người con hiểu ra
lời khuyên của cha.


- Kể trong nhóm. Các bạn trong nhóm
theo dõi và bổ sung cho nhau.


- Đại diện các nhóm kể truyện theo


tranh. Mỗi em chỉ kể lại nội dung của
1 tranh.


- Nhận xét.


- Nhận vai, tập kể lại câu chuyện theo
nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- Nhận xét sau mỗi lần kể, ghi điểm động
viên.å


3. Củng cố – Dặn dò:


- Gọi 1em kể lại toàn bộ câu chuyện
-Nhận xét giờ học.


-Dặn dò HS kể lại câu chuyện cho người thân
nghe.


- Chuẩn bị: Hai anh em.


nhóm, cá nhân kể tốt.
- 1 hs kể


- Lắng nghe, ghi nhớ.


<b>Chính tả (Nghe- viết): CÂU CHUYỆN BĨ ĐŨA</b>
<b>I. u cầu:</b>


- Nghe-viết chính xác bài CT,trình bày đúng đoạn văn xi có lời nói nhân vật.


- Làm được BT(2) a / b /c,hoặc Bt(3) a / b / c,hoặc BT phương ngữ do GV soạn.
<b>II. Chuẩn bị: </b>


- Bảng phụ ghi BT


<b>III. Các hoạt động dạy-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b> Khởi động </b>
<b>A. Bài cũ: </b>


- GV đọc các trường hợp chính tả cần phân biệt
của tiết trước yêu cầu 2 HS lên bảng viết, cả lớp
viết bảng con.


- Nhận xét và điểm
<b>B. Bài mới: </b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>


<b>2. Hướng dẫn nghe- viết</b>
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
- Đọc toàn bài CT 1 lần.


- Gọi hs đọc


? Đây là lời của ai nói với ai?
? Người cha nói gì với các con?



b. Hướng dẫn trình bày.


? Lời người cha được viết sau dấu câu gì?
c. Hướng dẫn viết từ khó.


- Đọc, HS viết các từ khó theo dõi và chỉnh sửa


- Hát


- Viết các từ ngữ sau: câu chuyện,
yên lặng, dung dăng dung dẻ, nhà
giời,…


- Nghe


- Lắng nghe


- 1 HS đọc. Cả lớp theo dõi


- Là lời của người cha nói với các
con.


- Người cha khuyên các con phải
đoàn kết. Đoàn kết mới có sức
mạnh, chia lẻ ra sẽ khơng có sức
mạnh.


- Sau dấu 2 chấm và dấu gạch ngang
đầu dịng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

lỗi cho HS.
d. Viết chính tả.
- Đọc cho hs viết bài
e. Soát lỗi


g. Chấm bài, nhận xét


<b>3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.</b>
<b>Bài 2 b:</b>


- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.


- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 1 HS làm
bài trên bảng lớp.


- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.


- Yêu cầu cả lớp đọc các từ trong bài tập sau khi
đã điền đúng.


<b>Bài 3:</b>


- Yêu cầu hs làm VBT và đọc bài làm


<b>4. Củng cố – Dặn dị:</b>


Trị chơi: Thi tìm tiếng có i/iê.


- Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 đội, cho
các đội thi tìm. Đội nào tìm được nhiều từ hơn là


đội thắng cuộc.


- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Viết lại lỗi sai trong bài (nếu có)


- Nghe và viết bài
- Đổi vở dò bài


- Đọc yêu cầu.
- Làm bài.


- Nhận xét và tự kiểm tra bài mình.
- Đọc bài


- Mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm
mười.


- Làm bài, đọc


a/ Oâng bà nội, lạnh, lạ.
b/ hiền, tiên, chín.
C/ dắt, bắc, cắt


- VD về lời giải: Lim, tìm hiểu, kìm,
phím đàn, con nhím, chúm chím,
bím tóc, in ấn, nhìn, vin cành,…
tiên, hiền, liền, nghiền, chùa chiền,
viền, liền mạch, tiến lên, tiếng đàn,
kiểng, viếng thăm,…



- Nghe


<b>Tập đọc: NHẮN TIN </b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Đọc rành mạch 2 mẫu tin nhắn;biết ngắt nghĩ hơi đúng chỗ.


- Nắm được cách viết tin nhắn(ngắn gọn,đủ ý).Trả lời được các CH trong SGK.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


- Tranh. Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
<b>III. Các hoạt động-học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>A. Bài cũ:</b>


-Gọi 2 HS đọc + TLCH bài: Câu chuyện bó
đũa


-Nhận xét , ghi điểm HS.
<b>B. Bài mới: </b>


<b>1. Giới thiệu bài :</b>
<b>2. Luyện đọc:</b>
<b>2.1. GV đọc mẫu : </b>


<b>2.2. Hướng dẫn luyện đọc:</b>
<b>a.Đọc từng câu : </b>



- Yêêu cầu hs đọc
- Tìm tiếng từ khó
- Luyện đọc.


b. Đọc từng mẫu nhắn tin trước lớp:
- Gọi hs đọc


- Treo bảng phụ hướng dẫn đọc


Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho
các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.


- Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải SGK
c. Đọc từng mẫu nhắn tin trong nhóm
d. Thi đọc:


- Theo dõi,nhận xét tuyên dương.
<b>3. Tìm hiểu bài:</b>


-Yêu cầu đọc lại bài bài + TLCH


? Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng
cách nào?


? Vì sao chị Nga và Hà nhắn tin cho Linh bằng
cách ấy?


- Yêu cầu đọc lại mẩu tin thứ nhất.
? Chị Nga nhắn tin Linh những gì?



? Hà nhắn tin Linh những gì?


- Yêu cầu HS đọc bài tập 5.
? Bài tập yêu cầu các em làm gì?
? Vì sao em phải viết tin nhắn.


- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
Bạn nhận xét.


- Lắng nghe.
- Đọc thầm


- Nối tiếp đọc từng câu.
- Tìm và nêu


- Luyện phát âm, cá nhân, lớp.
- Nối tiếp đọc


- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc.


- Nêu


- Các nhóm luyện đọc


- Đại diện các nhóm thi đọc.


Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn
nhóm đọc tốt.


- Đọc bài và TLCH



- Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh.
Nhắn bằng cách viết lời nhắn vào 1 tờ
giấy.


- Vì lúc chị Nga đi Linh chưa ngủ dậy.
Còn lúc Hà đến nhà Linh thì Linh
khơng có nhà.


- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc
thầm.


- Chị nhắn Linh quà sáng chị để trong
lồng bàn và dặn Linh các công việc
cần làm.


- Hà đến chơi nhưng Linh không có
nhà, Hà mang cho Linh bộ que chuyền
và dặn Linh mang cho mượn quyển bài
hát.


- Đọc bài.
- Viết tin nhắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

? Nội dung tin nhắn là gì?


- Yêu cầu HS thực hành viết tin nhắn sau đó
gọi một số em đọc. Nhận xét, khen ngợi các em
viết ngắn gọn, đủ ý.



<b>4. Củng cố – Dặn dị:</b>


?Bài hơm nay giúp giúp em hiểu gì về cách viết
nhăn tin?


-Nhận xét tiết học.


- Yêu cầu hs thực hành viết tin nhắn.


- Nội dung tin nhắn là: Em cho cô Phúc
mượn xe đạp.


- Viết tin nhắn.


- Đọc tin nhắn. Bạn nhận xét.


- Nêu ý kiến.
- Lắng nghe


<b> </b>


<b>Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH </b>
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình(BT1).


- Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì ? (BT2);điền đúng dấu chấm hỏi vào
đoạn văn có ơ trống.(BT3).


<b>II. Chuẩn bị</b>



- Bảng phụ kẻ khung ghi nội dung bài tập 2; nội dung bài tập 3
<b>III. Các hoạt động dạy học:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<b>Khởi động</b>
<b>A. Bài cũ:</b>


- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu mỗi em đặt 1 câu
theo mẫu: Ai làm gì?


- Nhận xét và cho điểm.
<b>B. Bài mới </b>


<b>1. Giới thiệu bài:</b>


<b>2. Hướng dẫn làm bài tập:</b>
<b>Bài 1:</b>


- Gọi HS đọc đề bài.


Yêu cầu HS suy nghĩ và lần lượt phát biểu.
Nghe HS phát biểu và ghi các từ không trùng
nhau lên bảng.


-Yêu cầu HS đọc các từ đã tìm được sau đó
chép vào Vở bài tập.


Bài 2:



-Gọi HS đọc đề bài sau đó đọc câu mẫu.


- Gọi 3 HS làm bài, yêu cầu cả lớp làm vào
nháp


- Hát


- HS thực hiện. Bạn nhận xét.


- Nghe


- Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương
u giữa anh chị em.


- Mỗi HS nói 3 từ. VD: Giúp đỡ, chăm
sóc, chăm lo, chăm chút, nhường
nhịn, yêu thương, quý mến,…


- Làm bài vào Vở bài tập.
- Đọc đề bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.


- Yêu cầu HS bổ sung các câu mà các bạn trên
bảng chưa sắp xếp được.


- Cho cả lớp đọc các câu sắp xếp được.
Lời giải:



- Anh thương yêu em. Chị chăm sóc em. Em
thương yêu anh. Em giúp đỡ chị. Chị em
nhường nhịn nhau. Chị em giúp đỡ nhau.


- Anh em thương yêu nhau. Chị em giúp đỡ
nhau. Chị nhường nhịn em. Anh nhường nhịn
em,…


- Lưu ý: Các câu: Anh em nhường nhịn anh,
chị em nhường nhịn em,… là những câu không
đúng.


Bài 3:


- Gọi 1 HS đọc đề bài và đọc đoạn văn cần điền
dấu.


- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài.


? Tại sao lại điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ
hai ?


<b>3. Củng cố – Dặn dò:</b>
- Tổng kết tiết học.


- Dặn dò HS luyện tập đặt câu theo mẫu Ai làm
gì?


- Chuẩn bị: Từ chỉ đặc điểm.



- Nhận xét.
- Phát biểu
- Đọc bài.


- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc
thầm.


- Làm bài, điền dấu chấm vào ô trống
thứ 1 và thứ 3. Điền dấu chấm hỏi
vào ô trống thứ 2.


- Vì đây là câu hỏi.


- Nghe


<i><b> LUYỆN TẬP</b></i>
<b>I. Yêu cầu:</b>


<i>1Kiến thức: Giúp HS củng cố về Các phép trừ có nhớ đã học các tiết 64, 65, 66 (tính nhẩm và</i>
tính viết).


<i>2Kỹ năng: Bài tốn về ít hơn.</i>


- Biểu tượng hình tam giác.


<i>3Thái độ: Ham thích học Tốn. Tính đúng nhanh, chính xác.</i>
<b>II. Chuẩn bị</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>III. Các hoạt động</b>



<i><b>Hoạt động của Thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của Trò</b></i>
THỦ CÔNG


GẤP CẮT DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2004


<b>MÔN: TẬP ĐỌC Chưa sửa</b>
<i>Tiết: TIẾNG VÕNG KÊU.</i>
<b>I. Mục tiêu</b>


<i>1Kiến thức: Đọc trơn được cả bài.</i>


- Đọc đúng các từ ngữ: phất phơ, vấn vương nụ cười, mênh mông, trong, sông, kẽo
kẹt, võng,…


- Ngắt đúng nhịp thơ 4 chữ (2/2).


<i>2Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ ngữ: giạn, phất phơ, vấn vương.</i>


- Hiểu nội dung bài thơ: Qua bài thơ ta thấy tình yêu thương tha thiết của tác giả
đối với quê hương và em gái của mình.


<i>3Thái độ: Ham thích học mơn Tiếng Việt.</i>
<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu thơ cần luyện đọc.
- HS: SGK.


<b>III. Các hoạt động</b>



<i><b>Hoạt động của Thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của Trò</b></i>


<b>1. Khởi động (1’)</b>
<b>2. Bài cũ (3’) Nhắn tin.</b>


- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc tin
nhắn viết trong bài tập 5 tiết tập
đọc trước và nêu tác dụng của tin
nhắn.


- Nhận xét và cho điểm HS.
<b>3. Bài mới </b>


<i>Giới thiệu: (1’)</i>


Trần Đăng Khoa là 1 nhà thơ rất quen
thuộc với tuổi thơ của em. Anh làm thơ
từ khi tuổi còn rất nhỏ. Những bài thơ
của anh rất gần gũi với tuổi thơ. Hôm
nay chúng ta sẽ cùng học bài Tiếng võng
kêu để biết được tình yêu thương của
anh với quê hương và người em gái nhỏ
của mình.


<i>Phát triển các hoạt động (27’)</i>
 Hoạt động 1: Luyện đọc.


<b></b> Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
 ĐDDH: SGK. Bảng phụ: từ, câu, bút
dạ.



- Hát


- HS thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

a/ Đọc mẫu.


- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng
nhẹ nhàng tình cảm.


b/ Đọc từng câu và luyện phát âm.


- Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện
phát âm.


- Yêu cầu đọc từng câu thơ.
c/ Đọc từng đoạn trước lớp.


- Hướng dẫn ngắt nhịp. Chủ yếu là
nhịp 2/2, riêng các câu 2, 3, 4 của
khổ thơ cuối chỉ nghỉ ở cuối câu
thơ.


- Yêu cầu đọc nối tiếp từng khổ
thơ.


d/ Đọc từng đoạn trong nhóm.
e/ Thi đọc giữa các nhóm.
g/ Đọc đồng thanh cả bài.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.



<b></b> Phương pháp: Trực quan, giảng giải.
 ĐDDH: Tranh


- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1.


- Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
- Câu thơ nào cho em thấy bạn nhỏ


đang ru em?


- Gian có nghĩa là gì?


- Tại sao nói: 3 gian nhà nhỏ. Đầy
tiếng võng kêu?


- Điều đó cho ta thấy bạn nhỏ rất yêu
em và chăm lo cho giấc ngủ của em.
Chúng ta tìm hiểu tiếp khổ thơ xem
bạn nhỏ cịn dành tình cảm của mình
cho gì nữa?


- Yêu cầu HS đọc khổ 2.


- 5 đến 7 HS đọc cá nhân. Cả
lớp đọc đồng thanh.


- HS nối tiếp nhau đọc. Mỗi
HS chỉ đọc 1 câu thơ.



- Luyện ngắt giọng khổ thơ
cuối.


Em ơi/ cứ ngủ/
Tay anh đưa đều/
Ba gian nhà nhỏ/
Đầy tiếng võng kêu/
Kẽo cà, kẽo kẹt.//
Kẽo cà, kẽo kẹt…


- Nối tiếp nhau đọc các khổ
thơ 1, 2, 3.


- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp
đọc thầm.


- Bạn đang ru cho em ngủ.
- Câu thơ: Tay anh đưa đều
- Gian có nghĩa là 1 phần của


nhà, có cột hoặc tường ngăn
với các phần khác.


- Vì bạn nhỏ ln kéo võng
đưa em không nghĩ nên khắp
nhà đâu cũng nghe tiếng võng.


- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp
đọc thầm.



- Câu thơ Bé Giang ngủ rồi/
tóc bay phơ phất/ Vương
vương nụ cười.// Cho thấy bạn
nhỏ đang ngắm em.


- Từ ngữ: Tóc bay phơ phất,
nụ cười vương vương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

- Câu thơ nào cho em thấy bạn nhỏ
đang ngắm em của mình.


- Những từ ngữ nào cho thấy em bé
Giang ngủ rất đáng yêu?


- Ngoài việc ngắm em ngủ bạn nhỏ
cịn làm gì nữa?


- Bạn nhỏ đốn em mơ thấy gì?


- Theo em liệu có đúng là em bé sẽ mơ
về những cảnh ấy khơng? Vì sao bạn
nhỏ lại nghĩ em sẽ mơ về những
cảnh này.


- Điều đó chứng tỏ em rất yêu quê
hương của mình.


 Hoạt động 3: Học thuộc lòng
<b></b> Phương pháp: Thi đua đọc bài.



 ĐDDH: SGK.


- Yêu cầu HS học thuộc lòng khổ
thơ em u thích.


- Tổ chức thi đọc thuộc lịng và giải
thích vì sao em thích khổ thơ đó.
<b>4. Củng cố – Dặn dò (3’)</b>


- Nhận xét tiết học.


- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài
thơ.


- Chuẩn bị: Hai anh em.


em.


- Bạn nhỏ đốn em sẽ gặp con
cị lặn lội bên sơng, gặp cánh
bướm bay…


- Vì đây là những cảnh vật
thân thiết, gần gũi với quê
hương của bạn.


- HS tự học thuộc lịng.
- HS thi đua đọc.


<b>MƠN: ĐẠO ĐỨC chưa sửa</b>



<i>Tiết: THỰC HÀNH: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP</i>
<b>I. Mục tiêu</b>


<i>1Kiến thức: Biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp</i>
- Biết vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.


<i>2Kỹ năng: Thực hiện tốt một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp</i>
<i>3Thái độ: Đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.</i>


- Khơng đồng tình, ủng hộ với những việc làm ảnh hưởng xấu đến trường lớp.
<b>II. Chuẩn bị</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>III. Các ho t ạ động</b>


<i><b>Hoạt động của Thầy</b></i> <i><b>Hoạt động của Trò</b></i>


<b>1. Khởi động (1’)</b>


<b>2. Bài cũ (3’) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.</b>


- Em cần phải giữ gìn trường lớp cho
sạch đẹp?


- Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ta
phải làm sao?


- GV nhận xét.
<b>3. Bài mới </b>



<i>Giới thiệu: (1’)</i>


- Thực hành: Giữ gìn trường lớp sạch
đẹp.


<i>Phát triển các hoạt động (27’)</i>


 Hoạt động 1: Đóng vai xử lý tình huống
<b></b> Phương pháp: Trực quan, phiếu học tập.


 ĐDDH: Phiếu học tập.


- Phát phiếu thảo luận và yêu cầu: Các
nhóm hãy thảo luận để tìm cách xử lí
các tình huống trong phiếu.


Tình huống 1 – Nhóm 1


- Giờ ra chơi bạn Ngọc, Lan, Huệ rủ
nhau ra cổng ăn kem. Sau khi ăn xong
các bạn vứt giấy đựng que kem ngay
giữa sân trường.


Tình huống 2 – Nhóm 2


- Hôm nay là ngày trực nhật của Mai.
Bạn đã đến lớp từ sớm và quét dọn, lau
bàn ghế sạch sẽ.


Tình huống 3 – Nhóm 3



- Nam vẽ rất đẹp và ham vẽ. Cậu đã
từng được giải thưởng của quận trong
cuộc thi vẽ của thiếu nhi. Hơm nay, vì
muốn các bạn biết tài của mình, Nam
đã vẽ ngay một bức tranh lên tường lớp
học.


Tình huống 4 – Nhóm 4


- Hà và Hưng được phân cơng chăm sóc
vườn hoa trước lớp. Hai bạn thích lắm,
chiều nào hai bạn cũng dành một ít
phút để tưới và bắt sâu cho hoa.


- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình


- Hát


- HS trả lời. Bạn nhận xét.


- Các nhóm HS thảo luận và đưa
ra cách xử lí tình huống.


Ví dụ:


- Các bạn nữ làm như thế là không
đúng. Các bạn nên vứt rác vào
thùng, không vứt rác lung tung,
làm bẩn sân trường.



- Bạn Mai làm như thế là đúng.
Quét hết rác bẩn sẽ làm cho lớp
sạch đẹp, thoáng mát.


++


- Bạn Nam làm như thế là sai. Bởi
vì vẽ như thế sẽ làm bẩn tường,
mất đi vẻ đẹp của trường, lớp.


- Các bạn này làm như thế là đúng.
Bởi vì chăm sóc cây hoa sẽ làm
cho hoa nở, đẹp trường lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày


kết quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

bày ý kiến và gọi các nhóm khác nhận
xét bổ sung.


- Yêu cầu HS tự liên hệ thực tế.


- Kết luận:


- Cần phải thực hiện đúng các qui định
về vệ sinh trường lớp để giữ gìn trường
lớp sạch đẹp.


 <i>Hoạt động 2: Ích lợi của việc giữ trường lớp</i>


sạch đẹp.


<b></b> Phương pháp:.
 ĐDDH:


- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
tiếp sức.


- Cả lớp chia làm 3 đội chơi. Nhiệm vụ của
các đội là trong vòng 5 phút, ghi được
càng nhiều lợi ích của giữ gìn trường lớp
sạch đẹp trên bảng càng tốt. Một bạn
trong nhóm ghi xong, về đưa phấn cho
bạn tiếp theo.


- Đội nào ghi được nhiều lợi ích đúng trong
vịng 5 phút, sẽ trở thành đội thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS chơi.


- Nhận xét HS chơi.
Kết luận:


- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp mang lại
nhiều lợi ích như:


+ Làm mơi trường lớp, trường trong lành,
sạch sẽ.


+ Giúp em học tập tốt hơn.



+ Thể hiện lịng u trường, u lớp.
Giúp các em có sức khoẻ tốt.


 Hoạt động 3: Trị chơi “Đốn xem tơi đang làm
gì?”


<b></b> Phương pháp:
 ĐDDH:


- Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3
em. Hai đội thay nhau làm 1 hành động
cho đội kia đoán tên. Các hành động
phải có nội dung về giữ gìn trường lớp
sạch đẹp. Đốn đúng được 5 điểm. Sau


chưa làm được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

5 đến 7 hành động thì tổng kết. Đội
nào có nhiều điểm hơn là đội thắng
cuộc.


<b>4. Củng cố – Dặn dò (3’)</b>
- Nhận xét tiết học.


- Chuẩn bị: Giữ gìn, trật tự vệ sinh nơi
cơng cộng


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×