Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.97 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
BA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Khái quát quá trình hoạt động
Ngân hàng công thương Ba Đình (NHCT Ba Đình ) được thành lập
từ năm 1961 với tư cách là một chi nhánh của NHNN quận Ba Đình, hoạt
động như một chi nhánh của NHNN Việt Nam với hai chức năng quản lý
nhà nước và kinh doanh tiền tệ.
Thực hiện nghị quyết 3 khoá VI của Ban chấp hành trung ương và
theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của HĐBT về việc chuyển
hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành ngân hàng
hai cấp. Nghị quyết này tạo tiền đề cho quá trình đổi mới của nghành ngân
hàng chuyển hoạt động của ngân hàng Ba Đình từ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước chuyên vào
nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ.
Ngày 14/11/1990 chủ tịch HĐBT ra quyết định 402/CT về việc
thành lập NHCT Việt Nam. Ngân hàng công thương Ba Đình trở thành một
chi nhánh của ngân hàng công thương Hà Nội. Ngày 1/4/1993 NHCT Việt
Nam đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý từ 3 cấp lên 2 cấp, NHCT Ba Đình
hoạt động với tư cách là chi nhánh trực thuộc thẳng NHCT Việt Nam có
trách nhiệm tiến hành các hoạt động kinh doanh theo đúng các quy định mà
NHCT Việt Nam ban hành. Từ đó việc quản lý và kinh doanh không phải
bằng các chỉ tiêu : Nộp vốn điều hoà, doanh thu, chi phí mà bằng các chỉ
tiêu mới. Nộp vốn huy động thu nhập và lợi nhuận hạch toán gắn thu nhập
với kết quả kinh doanh của chi nhánh. Bước đầu hoạt động kinh doanh chi
nhánh gặp nhiều khó khăn như nguồn vốn huy động với lãi suất cao, đầu tư
cho vay còn yếu... Tuy vậy chi nhánh đã từng bước khắc phục khó khăn
dần dần khẳng định được vị trí của mình. Hiện nay chi nhánh NHCT Ba
Đình là một trong những chi nhánh có quy mô lớn nhất của NHCT Việt
Nam và là một ngân hàng lớn trên địa bàn Hà nội, với tổng số vốn huy


động đạt 2160 tỷ đồng tăng 544 tỷ so với năm 1999 và gấp 6,8 lần so với
năm 1993, tốc độ tăng đạt 33,67% tính đến 31/12/2000
1.1. Công tác huy động vốn
Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều qua các năm, tuy tăng
chậm nhưng sự tăng trưởng vững chắc chứng tỏ ngân hàng đã có sự tín
nhiệm của khách hàng và khẳng định được vai trò của mình
Năm 1996 tổng nguồn vốn huy động đạt 869.175 triệu VND tăng 1%
so với năm 1995 (861.310 triệu VND ). Đặc biệt, năm 1997 con số này là
1.075.475 triệu đồng tăng 24% hay 206.302 triệu so với năm 1996. Năm
1998 huy động vốn tăng với tốc độ chậm hơn đạt 1.271.265 triệu VND
tăng 18% so với năm 1997 và gấp 1,5 lần so với năm 1995.
Đặc biệt nguồn vốn huy động này liên tục tăng cao hơn vào các năm
1999,2000. Năm 1999 tổng nguồn vốn huy động là 1.615.961 tăng 49%
hay 344.696 triệu VND so với năm 1998, con số này tăng nhanh và mạnh
trong năm 2000 so với số vốn tính đến 31/12 là 2.160.004 triệu VND tăng
544 triệu so với năm trước, tốc độ tăng 33,67 % so với kế hoạch đề ra, mức
tăng trưởng đã đạt 2,24 lần tạo nên một khối lượng khá lớn làm cơ vững
chắc cho tốc độ phát triển kinh doanh không ngừng của chi nhánh bước vào
thiên niên kỷ mới. Vì vậy có thể nói rằng NHCT Ba Đình đã trở thành một
trong những chi nhánh có nguồn vốn huy động lớn nhất trong hệ thống
ngân hàng công thương.
Biẻu 1 ngang1.2. Hoạt động đầu tư tín dụng và kinh doanh
Trên cơ sở tăng trưởng nguồng vốn huy động, hoạt động đầu tư và
cho vay, đầu tư kinh doanh lien tục được phát triển qua các năm. Doanh số
cho vay năm 1998 là 1.549 tỷ đồng bằng 107% doanh số chovay 1997,
101% doanh số cho vay 1996 và tăng gấp 5 lần doanh số cho vay năm
1995. Cho đến năm 2000 doanh số cho vay đạt 1.043.063tỷ VND tăng so
với năm 1999là 291tỷ, tốc độ tăng 40%.
Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn là 888.864tỷ tăng 261.453tỷ so
với năm 1999, doanh số cho vay dài hạn 125.507tỷ. Doanh số thu nợ khó

đòi 2880 tỷ đồng, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn 2635 tỷ và doanh số
thu nợ dài hạn là 245 tỷ đồng. Số nợ quá hạn giảm đáng kể. Đến
31/12/2000 tổng dư nợ và đầu tư kinh doanh đạt 1.043.063 tỷ đồng tăng1,7
lần so với năm 1998 và tăng 1,5 lần so với năm 1999.
1.3. Công tác thanh toán:
- Doanh số thanh toán năm 2000 đạt 23.562 tỷ đồng với khối lượng thanh
toán 234.477 lượt chứng từ, tăng 34% so với năm 1999. Trong đó:
+ Thanh toán tiền mặt: 3818 tỷ, chiếm 16%
+ Thanh toán bằng chuyển khoản:19.744 tỷ chiếm 84%
- Công tác thanh toán không ngừng được cải thiện với dịch vụ chuyển
tiền nhanh, thanh toán qua mạng vi tính.
+ Năm 2000 mở L/C 638 món, số tiền 59.810.752 USD tăng hơn
năm 1999 31% hay 69 món.
+ Năm 2000 thanh toán L/C thu được khoản phí lớn đạt 3.131.765 tỷ
VND tăng 16,9% so với năm 1999.
+ Thông báo L/C xuất 213 món, số tiền 2.936.791 USD tăng hơn
năm 1999 là 148 món, gấp 3,7 lần doanh số năm 1999.
+ Chuyển nhờ thu đi và thanh toán nhờ thu 25 món, số tiền 751.244
tăng 20 món cho với năm 1999.
+ Chuyển nhờ thu đến 80 món, số tiền 2.822.275 tăng 39 món so với
năm 99.
+ Năm 2000 chi trả kiều hối được 825 triệu USD và séc du lịch 9000
USD.
+ Doanh số thẻ thanh toán VISA, MASTER năm 2000: 4030 USD.
+ Doanh số mua ngoại tệ (quy đổi USD) năm 2000 đạt 61.792.796
USD tăng hơn 39% so với năm 1999.
+ Doanh số bán ngoại tệ(quy đổi USD) năm 2000 đạt 61.895.750
USD. Năm 2000 nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đã đáp ứng yêu cầu của
khách hàng, hạn chế những rủi ro về tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu, doanh số kinh doanh ngoại tệ tăng cả về chủng loại.

1.4. Nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng phát triển.
Nghiệp vụ bảo lãnh được triển khai dưới hình thức, doanh số bảo
lãnh ngỳa càng tăng.Với doanh số bảo lãnh năm 1995 là 168.564 tỷ VND,
thì năm 96 đạt được 362.479 tỷ VND, năm 1997 có giảm đi nhưng năm
1998 đã tăng đạt 212.706 triệu và từ đó đến nay doanh số nghiệp vụ này
luôn tăng, khẳn định được vai trò của mình trong nghiệp vụ kinh doanh
ngân hàng, cụ thể năm 1995 với con số 168.564 tỷ VND thì đến năm 2000
con số này là 428 tỷ VND tăng 254 %, về mặt tuyệt đối tăng 259.436 tỷ
VND, so với năm 1999 tăng 5.6 %. Cùng với sự tăng trưởng của doanh số
thì số lượng được bảo lãnh ngày càng tăng từ 62 món năm 1995 tăng lên
404 món năm 1998 và naưm 2000 doanh số trên 643 món bảo lãnh và được
triển khai đa dạng nhiều loại bảo lãnh trong và ngoài nước như: bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dụ thầu, bảo lãnh bảo hành,bảo lãnh thuế, bảo
lãnh mở L/C trả chậm...Phí thu từ hoạt động kinh doanh đối ngoại và
nghiệp vụ bảo lãnh là đáng kể và chiếm từ 15- 17% lợi nhuận hạch toán.
Như vậy trong những năm qua hoạt động của NHCT Ba Đình đã có
những chuyển biến rõ rệt. Huy động vốn và sử dụng vốn thực hiện tốt.
Tuy nhiên nguồn vốn huy động chủ yếu vẫn là loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn
(tiết kiệm) của cư dân chiếm gần 60% trong tổng nguồn vốn huy động, nên
NH bị hạn chế về đầu tư dài hạn, gây nhiều bất lợi trong linh doanh. Trong
khi hệ số sử dụng vốn bình quân còn thấp 48% năm 1998, 52% năm
1999...Vì vậy ngân hàng vẫn chưa phát huy được hết lợi thế về nguồn vốn
của mìng đã gây ra cho ngân hàng mứac độ chênh lệch lãi suất thấp. Bên
cạnh đó tình hình cho vay và dư nợ có tăng đáng kể, song tỷ trọng đầu tư
trung và dài hạn và dư nợ ngoài quốc doanh còn thấp, dẫn đến tình trạng đa
dạng hoá đầu tư trong kinh doanh của ngân hàng còn hạn chế.
Mặc dù thị trường luôn biến động, năm 2000 là một năm đầy thử
thách trong hoạt động kinh doanh - tiền tệ - dịch vụ ngân hàng, song với sự
lỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh, lơị nhuận
hạch toán đã đạt và vượt kế hoạch của NHCT Việt nam giao. Chi nhánh đã

tăng tốc độ đầu tư vốn bình quân lên 18%, thu dịch vụ ngân hàng tăng
mạnh từ 18- 20%. Do vậy từ năm 1995 trở lại đây Chi nhánh NHCT Ba
Đình liên tục được nhân hàng công thương Việt Nam công nhận là chi
nhánh xuất sắc nhất của hệ thống NHCT.
Nhìn chung trong những năm qua NHCT Ba Đình đã thành công
trong đổi mới, cải tiến phong cách lề lối làm việc để đạt được hiệu quả cao
như ngày hôm nay. Nắm bắt được những chủ trương chính sách đổi mới
của Đảng, cùng với sự vươn lên của bản thân, NHCT Ba Đình xứng đáng là
một trong những Chi nhánh làm ăn có hiệu quả nhất của hệ thông NHCT
Việt Nam.
II. CHU TRÌNH VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
1. Quy trình chung về hoạt đông bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công
thương Ba Đình.
Ngày nay, các hoạt động dịch vụ kinh doanh thương mại trong nền
kinh tế của các ngân hàng thương mại nói chung và của hệ thống ngân hàng
công thương nói riêng và phát triển hết sức mạnh mẽ.Vai trò của ngân hàng
trong việc đẩy mạnh thương mại, hoà nhập xu thế của thế giới, đổi mới
kinh tế hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết.Với những bước đi vững chắc
trong nhữn năm gần đây, hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Ba Đình đã có những kết quả khả quan và đạt được bưóc phát
triển đáng khích lệ, bước đầu tạo uy tín và nâng cao chất lượng hoạt động
chung của cả chi nhánh.
Bảo lãnh là một nghiệp vụ mới tại Việt Nam, nhưng các qui định về
nghiệp vụ được ban hành và sửa đổi nhiều lần. Ngân hàng nhà nước đã làn
lượt ban hành các quyết định số 192 ngày 17/9/1992, quyết định số 23/
QĐ- NH 14 ngày 21/2 /1994 về việc "Ban hành quy chế bảo lãnh và tái bảo
lãnh vay vốn nước ngoài". Quyết định số 196/QĐ- NH14 ngày 16/9/1994
về việc " Ban hành quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các NH". Quyết định
số 207/QĐ- NH7 ngày 01/07/1997 về việc " Ban hành quy chế mở thư TD

nhập hàng hoá trả chậm". Công văn số 895/1998/ CV- NHNN3 (26/9/98)
về việc " Chấn chỉnh công tác cho vay, bảo lãnh.... và gần đây nhất là quyết
định số 283/2000/QĐ- NHNN14 ngày 25/8/2000 của thống đốc NHNN ban
hành "Quyết định quy chế bảo lãnh NH".
Trên cơ sở những văn bản đó, các chi nhánh, trong cùng hệ thống
thực hiện một cách có hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh, NHCT VN lần lượt ban
hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện. Quyết định số 263/NHCT- QĐ
ngày 07/09/1994 "Quy định nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn nước
ngoài". Công văn số 685/NHCT- CĐTH (17/05/1995) về "Hưóng dẫn thực
hiện lập và sử dụng quỹ bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài".
Quyết định số 623/NHCT- TD (06/06/1995) về "Hướng dẫn nghiệp cụ bảo
lãnh NH trong nước". Văn bản số 250/NHCT- TD (31/10/1997) về việc "
Chấn chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh trong nước". Quyết định 1810/NHCT- TD
(15/08/1997) về " Bảo lãnh vay vốn nước ngoài bằng phương thức mở L/C
trả chậm... ." và một số văn bản hiện hành của chính phủ, NHNN, NHCT
có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
Căn cứ vào những quy định của NHNN và các hướng dẫn, quy định
của NHCT Việt Nam, NHCT Ba Đình tuân thủ thực hiện các vấn đề chung
có liên quan đến bảo lãnh như sau:
1.1. Đối tượng bảo lãnh.
NH bảo lãnh cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh
hợp pháp tại Việt Nam gồm:
+ DN nhà nước.
+ DN tư nhân
+ DN liên doanh
+ Công ty cổ phần
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Công ty hợp doanh
Trong thực tế, NHCT Ba Đình chủ yếu bảo lãnh cho các doanh
nghiệp nhà nước (chiếm khoảng 90% tổng doanh số bảo lãnh) không nhận

bảo lãnh cho NH và các tổ chức tín dụng khác mà chuyển lên hội sở của
NHCT Việt Nam. Sở dĩ như vậy là do NHCT Ba Đình chỉ là một chi nhánh
thuộc NHCT Việt Nam, chứ không phải là một ngân hàng thương mại độc
lập xét cả về mặt luật pháp cũng như về khả năng tài chính đều không đủ
để đảm bảo bảo lãnh trong phậm vi là ngân hàng hay các TC- TD.
1.2. Điều kiện để được NH bảo lãnh.
Để được ngân hàng bảo lãnh, khách hàng phải hội đủ các điều kiện
sau:
- Có đầy đủ năng lực dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy
định của pháp luật.
- Được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
- Có giấy đăng ký và giấy phép kinh doanh, có đủ vốn pháp định.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phải được Bộ kế hoạch
và đầu tư cấp giấy phép.
- Có hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh
- Có tin nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với ngân hàng, cụ
thể:
+ Có hợp đồng kiên quan đến việc bảo lãnh
+ Không có nợ khó đòi (trừ nợ được khoanh), không có dư nợ do trả
thay bảo lãnh.
- Có giấy phép xuất nhập khẩu nếu hoạt động xuất nhập khẩu có liên
quan đến bảo lãnh và phải kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với ngân
hàng Nhà nước tại thời điểm xin bảo lãnh.
- Các nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh phải hợp pháp và thuộc các dự
án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả.
- Có đủ tài sản thế chấp hợp pháp hoặc được bảob lãnh bằng tài sản
thế chấp hợp pháp của bên thứ ba. Tài sản thế chấp không được bằng chính
vật tư hàng hoá được hình thành từ nguồn vốn bảo lãnh hoặc vay ngân
hàng trước đây, trừ trường hợp được Chính phủ quy đinh.

* Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài thì doanh nghiệp phải có
thêm những điều kiện sau: (Theo quyết định số 23/ QĐ- NH14và quyết
định số 263/NHCT- QĐ):
- Khoản xin vay bảo lãnh năm trong tổng hạn mức vay vốn nước
ngoài được Chính phủ phê duyệt và được NHNN chấp thuận bằng văn bản.
- Thực hiện đúng các quy định của luật pháp về quản lý vay và trả nợ
nước ngoài.
- Có phương án và sử dụng nguồn vốn được bảo lãnh có hiệu quả
đảm bảo nguyên tắc tự vay tự trả đúng hạn.
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phải có luận chứng kinh
tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền duyệt. Trình tự xây dựng và xét duyệt
luận chứng kinh tế kỹ thuật theo đúng quy định của điêù lệ quản lý xây
dựng cơ bản của Nhà nước.
- Trong hợp đồng vay vốn phải ghi rõ điều kiện cụ thể về lãi suất,
các loại phí thời hạn vay, thời gian ân hạn và ngày trả nợ cuối cùng, điều
kiện bảo lãnh.
- Thực hiện thanh toán quốc tế qua NHCT Việt Nam
- Với bảo lãnh mở L/C trả chậm vay vốn nước ngoài để nhập hàng
hoá thì tiền bán hàng phải nhập vào tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, không
được bán hàng theo phương thức trả chậm. Tiền bán hàng không được sử
dụng để quay vòng vốn. Trường hợp hàng nhập về để trong kho của doanh
nghiệp hay đi thuê đều phải làm cam kết chỉ xuất kho khi có giấy của ngân
hàng.
1.3. Các hình thức bảo lãnh
Hiện nay NHCT Ba Đình thực hiện bảo lãnh theo hai hình thức:
- Bảo lãnh trong nước: Bảo lãnh cho các hợp đồng kinh tế trong
nước như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng
trước, bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh thanh toán.
- Bảo lãnh mở L/C trả chậm: Bảo lãnh cho các hợp đồng vay vốn
nước ngoài dươic hình thức tín dụng thượng mại trả chậm.

1.4. Quỹ bảo lãnh
Quỹ bảo lãnh đươc lập ra để sử dụng trong trường hợp khách hàng
(bên được bảo lãnh) không trả được đến hạn cho bên vay thì ngân hàng
nhận bảo lãnh phải dùng quỹ bảo lãnh để trả nợ thay.
Nếu ngân hàng nhận bảo lãnh để trả thay cho một số khoản bảo lãnh
mà vẫn không đủ thì phải dùng tiếp vốn kinh doanh để trả thay và cho vay
bắt buộc.
Quỹ bảo lãnhcủa NHCT Việt Nam được xác nhận căn cứ vào số vốn
được phép kinh doanh (gồm cả VND và ngoại tệ) và mục tiêu kinh doanh
của từng thời kỳ, quý, năm. Quỹ nay được hình thành do việc trích từng lần
từ vốn kinh doanh của NHCT Việt Nam khi nhận bảo lãnh cho khách hàng,
tối thiểu bằng 5%giá trị món bảo lãnh và được hạch toán vào một tài khoản
riêng tại NHCT Việt Nam.
Tổng giám đốc ngân hàng công thương Việt Nam quy định quỹ bảo
lãnh và tổng mức bảo lãnh của hệ thống ngân hàng công thương, đồng thời
căn cứ vào nhu cầu bảo lãnh của từng chi nhánh NHCT để phân bổ và giao
kế hoạch hạn mức bảo lãnh cho từng chi nhánh. Các chi nhánh phải xây
dựng kế hoạch quỹ bảo lãnh trong kế hoạch cân đối vốn kinh doanh tổng
hợp. Từng lần nhận bảo lãnh, NHCT Ba Đình căn cứ vào khả năng an toàn
của món bảo lãnh để trích lập quỹ bảo lãnh từ vốn kinh doanh của Chi
nhánh bằng 5%trên giá trị món bảo lãnh, và chuyển ngay khoản trích này
vê quỹ tại Hội sở chính NHCT.
Trong khi nhà nước chưa quy định cho NHCT một tiểu khoản riêng
trong tài khoản tiền gửi của NHCT tại NHNN nên việc trích lập quỹ bảo
lãnh sẽ đượcthực hiện tại Hội sở chính NHCT Việt Nam. Số tiền quỹ bảo
lãnh sẽ được hạch toán chung trên tài khoản tiền gứi thanh toán tại Sở giao
dịch NHNN. Tiền ký quỹ bảo lãnh của khách hàng được trả bằng 1/2 mức
lãitiền gửi không kỳ hạn của NHCT Việt Nam. Tại chi nhánh số tiền ký
quỹ bảo lãnh do khách hàng nộp trực tiếp hoặc vay của ngân hàng tối thiểu
bằng 5% giá trị tiền xin bảo lãnh. Riêng đối với L/C trả chậm vay vốn nước

ngoài thì mức ký quỹ được thực hiện như sau:
- Đối với mặt hàng nằm trong danh mục Nhà nước hạn chế nhập
khẩu mức ký quỹ tối thiểu là 80%. Năm 1997 Bộ kế hoạch và Đầu tư đã
công bố danh mục hạn chế nhập khẩu tại văn bản 240/BKH/ TC- TM- DV
này 10/01/1997.
- Các mặt hàng tiêu dùng được Nhà nước cho phép nhập khẩu, thực
hiện ký quỹ 80%.
- Mặt hàng phân bón được Chính phủ chỉ định và giao hạn ngạch,
mức ký quỹ là 5%
- Các mặt hàng còn lại ký quỹ 10%
- Doanh nghiệp mở L/C trả chậm không được ký quỹ bằng vốn vay
của ngân hàng hoặc các khoản vốn đang được ngân hàng bảo lãnh.
- Trong các trường hợp cụ thể Giám đốc Chi nhánh được quyền
quyết định mức ký quỹ cao hơn mức tối thiểu do Tổng giám đốc NHCT
Việt Nam quy định.
Quỹ bảo lãnh đối với từng món được trích lập và duy trì cho đến hết
hiệu lực của khoản bảo lãnh đó. Sau khi món bảo lãnh hoàn thành NHCT
Ba Đình làm thủ tục rút số vốn từ quỹ bảo lãnh về.
Trường hợp đến hạn, khách hàng được bảo lãnh không được trả nợ,
ngân hàng nhận bảo lãnh phải trả nợ thay. NHCT Ba Đình phải trích quỹ
bảo lãnh đang có sở Hội sở chính để trả thay, nếu còn thiếu phải dùng vốn
kinh doanh tại chinh nhánh hoặc xin vay vốn điều hoà nội bộ. Hội sở chính
NHCT Việt Nam không dùng vốn đã ký quỹ bảo lãnh của tòn hệ thống
NHCT để trả thay cho NHCT Ba Đình.NHCT Ba Đình phải coi mức trích
5% để lập quỹ bảo lãnh dự phòng thanh toán trả thay cho khách hàng trong
bảo lãnh là yêu cầu bắt buộc, phải thực hiện nghiêm túc. Trường hợp số
tiền trả thay khách hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh vượt quá quỹ bảo lãnh
hiện có cuả chi nhánh, chi nhánh phải ngừng việc bảo lãnh mới, đồng thời
lập báo cáo giải trình về NHCT VIệt Nam, những món bảo lãnh tiếp NHCT
Việt Nam sẽ xem xét giả quyết, quy định theo từng trường hợp cụ thể.

1.5. Hạn mức và thẩm quyền ký bảo lãnh.
Trên cơ sở quỹ bảo lãnh dự kiến, NHCT Ba Đình được phép bảo
lãnh với tổng mức tối da không vượt quá 20 lần số tiền quỹ bảo lãnh kế
hoạch mà tổng giám đốc NHCT Việt Nam đã duyệt và thông báo từng quý,
năm (tức là khả năng mất an toàn vốn trong bảo lãnh tối đa là 5%).
Tổng số tiền bảo lãnh cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn
tự có của NHCT và cho 10 khách hàng lớn nhất không vượt quá 30% vốn
tự có của ngân hàng công thương Việt Nam.
Đối với ngân hàng CT Ba Đình, theo công văn số 1581/CV- NHCT5
(01/07/1998). Tổng giám đốc NHCT Việt nam uỷ quyền mức phán quyết
cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng cho GĐ chi nhánh NHCT Ba
Đình như sau:
Chỉ tiêu đối với tổng
công ty 90, 91
đối với thành viên tct
90, 91 DNNN. Thuộc
bộ, UBND, TP, là
DN loại A
đối tượng khác
- Tổng mức dư nợ
và cho vay cao
nhất.
Trong đó:
+ Mức cho vay
một dự án trung-
dài hạn
+ Mức bảo lãnh
trong nước trong
lĩnh vực XD (một
món)

+ Mức bảo lãnh
trong nước mua
hàng trả chậm
(một món)
70
15
5
2
40
10
2
1
20
5
0,5
0,2
Bảo lãnh trong nước trong lĩnh vực XD bao gồm: bảo lãnh dự thầu,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành
chất lượng công trình theo hợp đồng....
Các trường hợp bảo lãnh trong nước theo mức uỷ quyền trên, khách
hàng phải nộp đủ các yêu cầu, điều kiện, theo đúng cơ chế bảo lãnh hiện
hành, chi nhánh mới được giải quyết và tự chịu trách nhiệm trong việc ký
bảo lãnh các trường hợp này, hàng tháng chi nhánh tổng hợp báo cáo về
ngân hàng công thương Việt Nam.
Trong trường hợp khách hàng có tiền ký quỹ đủ 100% số tiền xin
bảo lãnh, chi nhánh có quyền giải quyết theo quy định và theo số thực tế.
Chi nhánh có trách nhiệm thực hiện đúng các quy trình, thủ tục theo cơ chế
bảo lãnh hiện hành, thực hiện chỉ đạo của chính phủ về quản lý các mặt
hàng xuất nhập khẩu và tự chịu trách nhiệm trong việc ký các món bảo lãnh
này.

Hiện nay tổng giám đốc NHCT Việt Nam chưa uỷ quyền cho Giám
đốc NHCT Ba Đình về bảo lãnh vay vốn nước ngoài dưới hình thức mở thư
tín dụng mua hàng trả chậm, phát hành thư bảo lãnh....
Trường hợp nhu cầu thực tế của doanh nghiệp cao hơn mức uỷ
quyền về bảo lãnh chi nhánh gửi tờ trình và kèm theo hồ sơ về NHCT VN
xem xét giải quyết. Những trường hợp đặt biệt về bảo lãnh sẽ có văn bản
uỷ quyền riêng của NHCT VN.
1.6. Thời hạn bảo lãnh.
Căn cứ vào quyết định 283/2000/QĐ- NHNN14 về " Quy chế bảo
lãnh NH" và công văn số 2653/CV- NHCT5 " Hướng dẫn thực hiện quy
chhé bảo lãnh', thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực
hiện nghĩa vụ đã được các bên tham gia thoả thuận bằng văn bản. Trong
trường hợp thay đổi thời hạn bảo lãnh đã được thoả thuận phải được ngân
hàng bảo lãnh chấp nhận bằng văn bản.
Riêng đối với các món bảo lãh trong nước thì thời hạn bảo lãnh
không quá 36 tháng và phải phù hợp với văn bản quy định của Nhà nước về
điều lệ, trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản, đấu thầu trong xây dựng cơ bản,
quy chế xuất nhập khẩu, và xuất nhập khẩu uỷ thác... Các trường hợp có
thời hạn vượt quá 36 tháng phải trình Tổng giám đốc quyết định.
1.7. Đồng tiền sử dụng trong bảo lãnh
Đồng tiền sử dụng trong bảo lãnh là đồng tiền quy định trong hợp
đồng hoặc văn bản thảo thuận giữi hai bên bảo lãnh và bên yêu cầu bảo
lãnh. Trước hết, NHCT Việt Nam chưa nhận bảo lãnh bằng vàng mà chỉ
nhận bảo lãnh bằng ngoại tệ trong trường hợp các doanh nghiệp có hoạt
động xuất nhập khẩu, được phép sử dụng ngoại tệ theo chế độ quản lý
ngoại hối của Nhà nước. Trường hợp các hợp đồng trong nước bằng VND

×