Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.02 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>DẠY HỌC ĐỊA LÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST </b>
NCS. Nguyễn Thị Ngà
Chuyên ngành PP DH Địa lý
<b>TĨM TẮT </b>
<i>Việc ứng dụng cơng nghệ thông tin và sử dụng Internet trong dạy và học ngày càng trở </i>
<i>nên quan trọng với tất cả các môn học trong nhà trường. Trong hệ thống các PPDH tích cực thì </i>
<i>WebQuest là một PPDH thực hiện tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. </i>
<i>WebQuest là một PPDH trong đó SV tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập là một chủ đề phức </i>
<i>hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thơng tin cơ bản về chủ đề nghiên cứu được truy cập </i>
<i>từ những trang liên kết (links) do GV chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên </i>
<i>cứu và khám phá, kết quả học tập được SV trình bày và tự đánh giá. </i>
<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>
Cùng với việc ra đời và phát triển của Internet, ngày nay việc thu thập và xử lí thơng tin
trên mạng là một kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu, học tập cũng như trong lao động nghề
nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng Internet trong dạy và học ngày càng
trở nên quan trọng. Tuy nhiên, việc sinh viên (SV) truy cập thông tin một cách tự do trên
mạng trong dạy học lại có những nhược điểm: kéo dài thời gian vì lượng thơng tin trên mạng
lớn, Sv dễ bị chệch hướng khỏi bản thân đề tài, nội dung học tập đã bị nhiễu, gây khó khăn cho
việc đánh giá và thụ động trong tự đánh giá của SV. Để khắc phục những nhược điểm trên của
việc học qua mạng năm 1995 Bernie Dodge ở trường đại học San Diego State University (Mỹ)
đã xây dựng Webquest trong dạy học. Sau đó, Tom March (Úc) và Heinz Moser (Thụy Sĩ)
kế nhiệm nghiên cứu và phát triển. Ý tưởng của những nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học
là đưa ra hoặc gợi ý cho SV tìm ra những tình huống thực tiễn có tính thời sự hoặc lịch sử dựa
trên cơ sở những dữ liệu tìm được SV cần xác định quan điểm của mình về chủ đề đó trên cơ sở
lập luận. SV tìm được những thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua những trang kết nối (links) đã
được giáo viên lựa chọn trước.
nghệ thông tin và Internet. Theo bản chất của PPDH này có thể gọi WebQuest là Phương phám
“khám phá trên mạng”, là một PP đặc biệt của dạy học sử dụng truy cập Internet.
Trong trường Cao đẳng Sư Phạm địa lí là chun ngành có tiềm năng ứng dụng công
nghệ thông tin và mạng Internet cao. Hầu hết các học phần của chuyên ngành ít nhiều đều phải
sử dụng đến các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập như phần mềm Entacas 6. , Mapinfor,
GIS… giá trị thực tế của các phần mềm này rất cao nhưng khó sử dụng và phải tùy thuộc vào
điều kiện từng vùng, từng trường. Hơn nữa tính thời hạn cập nhật, tính bản quyền của các phần
mềm này khiến cho GV ngại sử dụng. Việc áp dụng các PPDH tích cực để nâng cao chất lượng
đào tạo là công việc thường xuyên và là việc khó khăn nhưng buộc GV phải thực hiện và GV
phải biết áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho nên, việc hướng dẫn SV học tập tập
bằng PP khám phá trên mạng là một trong những giải pháp tối ưu nhất giúp cho GV địa lí
thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả và đối với SV thì Webquest vừa là cơng cụ khai thác tri
thức, vừa là công cụ rèn kĩ năng tự học, tự đánh giá rất tốt.
<b>II. NỘI DUNG </b>
<b>1. Phương pháp dạy học WEBQUEST </b>
<b>1. Khái niệm </b>
Theo nghĩa hẹp thì WebQuest là một phương pháp dạy học (WebQuest- Method) và được định
nghĩa như sau:
“ Webquest là một PPDH trong đó SV tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập là một chủ đề
phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề nghiên cứu
được truy cập từ những trang lien kết (links) do GV chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định
hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được SV trình bày và tự đánh giá.”
<b>2. Phân loại </b>
WebQuest được chia thành hai loại
<i><b>2.1. WebQuest lớn </b></i>
- Nhiệm vụ học tập đòi hỏi khoảng thời gian dài (khoảng một tháng) để SV xử lí một vấn đề
phức tạp là một dự án học tập.
<i><b>2.2. WebQuest nhỏ </b></i>
- Nhiệm vụ học tập được thực hiện trong một vài tiết học (từ 2 đến 4 tiết). SV xử lí một đề tài,
nhiệm vụ học tập bằng cách tìm kiếm thơng tin và xử lí săp xếp, lập cấu trúc thông tin theo
những tiêu chí kết hợp với kiến thức có trước của SV để xây dựng sản phẩm học tập bắng nhiều
hình thức khác nhau .
- WebQuest có thể được sử dụng trong tất các các loại hình trường, trong các môn học, đặc
biệt rất thích hợp cho việc dạy liên môn. Tuy nhiên, để sử dụng WebQuest SV cần phải có
kĩ năng đọc cơ bản và có thể tiếp thu, xử lí các thơng tin dạng văn bản và có kiến thức cơ bản
trong thao tác với máy tính và Internet.
Ví dụ: Khi học về Địa lí tự nhiên Việt Nam bài Địa hình Việt Nam GV có thể đưa ra tình huống :
tại sao Tây Bắc Bắc Bộ lại là miến có cấu trúc địa chất trẻ, các đơn vị kiên tạo địa hình có độ cao
lớn? SV sẽ tìm kiếm thông tin, dữ liệu trên mạng Internet để báo cáo, trình bày kết quả nghiên
cứu của nhóm trước lớp.
<i><b>2.3. Đặc điểm của học tập với WebQuest </b></i>
- Chủ đề dạy học gắn với các tình huống thực tiễn và mang tính phức hợp
- Định hướng hứng thú SV
- Tính tự lực cao của người học
- Quá trình học tập là q trình tích cực và kiến tạo
- Q trình học tập mang tính xã hội và tương tác
<i><b>2.4. Qui trình thiết kế WebQuest: </b></i>
- Tiến hành dạy và học bắng PP WebQuest theo các bước trong sơ đồ sau:
Sơ đồ: Qui trình thiết kế WebQuest
2.5. Tiến trình thực hiện WebQuest
<i>Bước 1. Giới thiệu chủ đề, tạo tình huống, tạo động cơ học tập </i>
- GV hướng dẫn SV đặt ra một tình huống có vấn đề về nội dung học tập để tạo động cơ học tập
sao cho SV khao khát muốn quan tâm và muốn tìm ra một giải pháp cho vấn đề.
<i>Bước 2. Xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu hoạt động </i>
- SV nhận các nhiệm vụ cụ thể, xác định mục tiêu riêng cần có những bổ sung, điều chỉnh cần
thiết. Thông thường các nhiệm vụ được giải quyết theo nhóm.
<i>Bước 4. Thực hiện (theo đúng qui trình xây dựng WebQuest) </i>
- SV thực hiện nhiệm vụ trong nhóm, GV đóng vai trị tư vấn.Trong trang Web có những chỉ
dẫn, cung cấp cho người học những trợ giúp hành động cụ thể để giải quyết nhiệm vụ.
<i>Bước 5. Trình bày </i>
- SV trình bày các kết quả của nhóm trước lớp sử dụng powerPoint hoặc tài liệu văn bản, có thể
đưa lên mạng.các biên bản đã ghi trong quá trình thực hiện để hỗ trợ,
<i>Bước 6. Đánh giá </i>
- SV tự đánh giá kết quả, tài liệu, phương pháp và hành vi học tập trong WebQuest. Có thể
sử dụng sử dụng đàm thoại, phiếu điều tra. Sau đó GV mới đánh giá kết quả học tập của SV.
<i><b>2.6. Các dạng nhiệm vụ </b></i>
- Trong học tập bằng WebQuest có rất nhiều dạng nhiệm vụ khác nhau để GV giao cho SV học
tập, nghiên cứu.
+ Dạng nhiệm vụ tái hiện thông tin (bài tường thuật): SV tìm kiếm thơng tin và xử lí để trả lời
các câu hỏi riêng rẽ, chứng minh rằng SV hiểu những thơng tin đó. Kết quả tìm kiếm thơng tin
sẽ được trình bày theo nhiều cách khác nhau: như bằng powerpoint, áp phích, poster, các
bài viết ngắn….Nếu chỉ là cắt dán thơng tin mà khơng sử lí thơng tin đã tìm được như tóm
tắt, hệ thống hóa thì khơng phải WebQuest.
+ Dạng tổng hợp thông tin (bài tập biên soạn): SV có nhiệm vụ lấy thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau và liên kết, tổng hợp chúng trong một sản phẩm chung, kết quả có thể được cơng bố
trên Internet, hoặc là một sản phẩm không thuộc dạng kĩ thuật số. Các thơng tin tập hợp đươc
phải được xử lí.
+ Giải điều bí ẩn: Việc đưa vào một điều bí ẩn là cách thích hợp và có tác dụng làm cho người
học quan tâm đến nhiệm vụ học tập. Trong khi đó vấn đề sẽ là thiết kế một bí ẩn mà SV khơng
thể tìm thấy lời giải của nó chỉ trên mạng Internet mà phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau, lập ra các mối liên kết và rút ra kết luận.
+ Bài tập báo chí: SV được giao nhiệm vụ với tư cách nhà báo tiến hành lập báo cáo về hiện
trạng nguyên nhân và tác động lẫn nhau của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội… Để thực
hiện nhiệm vụ này SV phải thu thập và xử lí thơng tin thành một bản tin, một bài phóng sự, một
bài bình luận hoặc một dạng bài báo.
+ Tạo ra các sản phẩm sáng tạo (bài tập sáng tạo): SV có nhiệm vụ chuyển đổi những thơng tin
đã xử lí thành một sản phẩm sáng tạo: ví dụ như: Một bức tranh, một lát cắt địa lí, một sơ đồ tư
duy, một tiết mục kịch, một tác phẩm châm biếm, một tấm áp phích, poster ảnh, một trò chơi,
một bài thơ…
+ Lập đề xuất thống nhất (bài tập tạo lập sự đồng thuận) Ban đầu mỗi người đề xuất một ý kiến,
một quan điểm sau đó thơng qua tranh luận và dẫn đến một đề xuất chung cho một nhóm thính
giả cụ thể.
+ Thuyết phục những người khác (bài tập thuyết phục): SV phải tìm kiếm thơng tin hỗ trợ cho
quan điểm lựa chọn phát triển những ví dụ có sức thuyết phục về quan điểm tương ứng.
+ Tự biết mình (bài tập tự biết mình): các nhiệm vụ yêu cầu SV xử lí các câu hỏi liên quan đến
bản thân cá nhân mình mà khơng có câu trả lời nhanh
+ Phân tích các nội dung chun mơn (Bài tập phân tích). Người học phải xử lí cụ thể hơn với
một hoặc nhiều nội dung chun mơn để tìm ra những điểm tương đồng và các khác biệt cũng
như các tác động của chúng.
+ Đề ra quyết định (bài tập quyết định): Để có thể đưa ra quyết định, phải có thơng tin về nội
dung cụ thể và phát triển các tiêu chuẩn làm cơ sở cho quyết định.
+ Điều tra và nghiên cứu (bài tập khoa học): Sv tiến hành một nhiệm vụ nghiên cứu thông qua
điều tra hoặc các PP nghiên cứu khác ở bài tập dạng này SV cần tìm ra một nhiệm vụ với mức độ
khó khăn phù hợp. Khi giải bài tập SV cần chú ý thực hiện các bước sau:
+ Lập ra các giả thiết: Kiểm tra các giả thiết dựa trên các dữ liệu từ những nguồn tự chọn.
Ví dụ: Khi dạy bài Khí hậu Việt Nam bằng WebQuest ở nội dung mở rộng, tích hợp “Biến đổi
khí hậu ứng phó và thích nghi”
<i>a. Nhập đề: </i>
- SV giới thiệu đề tài ch ra những nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu
Với khái niệm Biến đổi khí hậu nhiều người ngh đến sự tăng nhiệt độ của trái đất làm cho nhiệt
độ tại một số vùng lạnh được cải thiện, sự tan băng ở các vùng cực làm nước biển dâng…Vậy
thái độ của chúng ta đối với biến đổi khí hậu như thế nào?
<i>b. Xác định nhiệm vụ </i>
SV xác định nhiệm vụ: Để giải quyết vấn đề cần tìm hiểu thơng tin để trả lời hai câu hỏi:
+ Biến đổi khí hậu là gì?
Để trả lời hai câu hỏi này lớp học được chia thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Các nhà nghiên cứu về Biến đổi khí hậu
Nhóm 2 : Các nhà bảo vệ môi trường
Nhóm 3 : Các nhà lập pháp
Nhóm 4: Tổ chức chống biến đổi khí hậu.
Mỗi nhóm có một nhiệm vụ riêng nhằm chuẩn bị cho hội thảo về Biến đổi khí hậu với chủ đề
của từng nhóm sẽ lần lượt là:
Biến đổi khí hậu có phải là vấn đề nóng bỏng, cần quan tâm của cả thế giới hay không?
Biến đổi khí hậu có phá hủy mơi trường của chúng ta hay khơng?
Có cần phải tun truyền về biến đổi khí hậu khơng và vì sao?
Mọi người cần biết những gì về biến đổi khí hậu?
<i>c. Hướng dẫn nguồn thơng tin </i>
GV giới thiệu các trang web trên internet liên quan đến chủ đề đã được chọn lọc và liên kết trên
trang WebQuest về chủ đề. Chẳng hạn như các trang có tên sau:
Biến đổi khí hậu là gì?
Các kịch bản đối phó và thích nghi với biến đổi khí hậu?
Các vùng biến đổi khí hậu điển hình
Làm thế nào để nhận biết Biến đổi khí hậu?
Có thể thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu hay khơng?
Đồng bằng sông Cửu Long các giải pháp với biến đổi khí hậu?
Tiểu vùng Sơng Mê Koong với Biến đổi khí hậu….
<i>d. Thực hiện </i>
- SV là việc theo nhóm tìm kiếm thơng tin chủ yếu dựa trên các trang Web đã chỉ dẫn, thu thập,
sắp xếp, xử lí và đanh giá thơng tin theo chủ đề của nhóm, rút ra những kết luận và quan điểm
riêng về chủ đề trên cơ sở xử lí thơng tin tìm được.
<i>e. Trình bày kết quả </i>
- Kết quả báo cáo của các nhóm có thể đưa lên trang Web công bố
- Tổ chức “hội thảo quốc tế về Biến đổi khí hậu” đó là thảo luận tồn lớp, các nhóm trình bày kết
quả nghiên cứu của nhóm mình.
<i>g. Đánh giá: </i>
- GV và SV đánh giá kết quả và quá trình thực hiện WebQuest
- SV tự rút ra kết luận cho các câu hỏi sau:
+ Anh (chị) hiểu thế nào về biến đổi khí hậu? bản thân anh (chị) có chịu sự tác động của biến đổi
khí hậu khơng?
+ Các kịch bản ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu chỉ tồn tại trên văn bản hay đã thực
hiện có hiệu quả ở Việt Nam?
+ Bạn là người ửng hộ hay phản đổi chống biến đổi khí hậu?
<b>III. KẾT LUẬN </b>
Với PPDH bằng WebQuest GV có thể thiết kế tổ chức cho SV học tập với số lượng lớn
và địa điểm học tập linh hoạt không nhất thiết phải trên lớp mà SV có thể học tập ở bất cứ nơi
nào có kết nối mạng Internet và hiệu quả học tập đem lại rất đáng quan tâm.
Hiện nay, với phương thức đào tạo theo tín chỉ trong các trường đại học, cao đẳng thì
Sv khơng cần thiết phải đều đặn tới lớp mới có điểm tích lũy và cũng khơng cố định thời gian tốt
nghiệp khóa học. Đồng thời cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự ứng
dụng kết nối Internet không dây đã giúp cho việc học tập của SV trở lên dễ dàng, thuận lợi hơn
rất nhiều bởi các nguồn cung cấp thông tin, khai thác tri thức rất phong phú. Ngoài giáo trình,
sách tham khảo thì mạng Internet là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ và vô tận nhưng để việc
khai thác tri thức qua mạng của SV đạt hiệu quả cao GV cần phải định hướng thật cụ thể, rõ ràng
và cung cấp các địa chỉ liên kết đáng tin cậy cho SV tìm kiếm, khám phá tri thức, vận
dụng PP WebQuest trong học tập.
WebQuest là một PPDH khơng khó thức hiện mà hiệu quả giáo dục lại rất cao bởi cùng
lúc nó vừa giúp SV khám phá kiến thức vừa rèn kĩ năng, kĩ xảo cho SV, giúp cho SV có được
<b>GEOGRAPHY BY TEACHING METHODS WEBQUEST </b>
SUMMARY
The application of information technology and Internet use in teaching and learning is
becoming increasingly important for all subjects in schools. In the system of active teaching
methods, the WebQuest is a teaching method made the tasks of information technology
applications in teaching. WebQuest is a teaching method in which students perform a
self-learning task is a complex topic, linked to practical situations. The basic information about
the research topic is accessed from the links page (links) selected by the teacher beforehand. The
learning-oriented research and discovery, the study results are presented and student
self-assessment.
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
1. Nguyễn Trọng Phúc (1998), Phương pháp dạy học địa lí, NXB Giáo dục.
2 . Đặng văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc (2000), Lí luận dạy học địa lí, NXB GD.
3. Thủ thuật dạy học - Tài liệu dịch của dự án Việt - B năm 2003 .
4. Các PPDH tích cực - Tài liệu dịch của dự án Việt-B năm 2000 .