Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 129 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

LÊ TRỌNG TÍN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: KẾ TỐN
Mã ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

LÊ TRỌNG TÍN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán


Mã số: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN TÙNG

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN VĂN TÙNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Cơng nghệ Thành Phố Hồ
Chí Minh ngày 03 tháng 02 Năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Chức danh Hội đồng

TT

Họ và tên

1

PGS.TS. Võ Văn Nhị

2

PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh

Phản biện 1

3


TS. Phạm Ngọc Toàn

Phản biện 2

4

PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Ủy viên, Thư ký

Chủ tịch

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày ….. tháng….. năm 201..


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: LÊ TRỌNG TÍN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 01/07/1972

Nơi sinh: Tp.HCM

Chun ngành

MSHV: 1441850068

: Kế toán

I- Tên đề tài:
“Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
II- Nhiệm vụ và nội dung
1. Thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Phân tích tác động của yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mà cụ thể là Thời gian luân chuyển hàng tồn kho (ID), Quy mô doanh
nghiệp (SIZE), số năm hoạt động kể từ ngày niêm yết (AGE), tỷ lệ nợ trên tổng tài
sản (DEBT), tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần (GROWTH).
3. Phân tích, đánh giá, luận giải thông qua xây dựng một mô hình nghiên cứu.
4. Đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh.
III- Ngày giao nhiệm vụ

: …./…/201..

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ

: ..../…./201..

V- Cán bộ hướng dẫn

: TS. TRẦN VĂN TÙNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS.TRẦN VĂN TÙNG


i

LỜI CAM ĐOAN
---***--Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và được thu thập từ những nguồn
dữ liệu được kiểm chứng, khách quan. Tơi xin chịu trách nhiệm về tính độc lập và

trung thực của luận văn, các kết quả của luận văn này chưa được ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Trọng Tín


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS.Trần Văn Tùng, người
hướng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tác giả trong suốt
quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Xin cảm ơn Phòng QLĐH - ĐTSĐH trường Đại học Công Nghệ TP. HCM,
Ban Giám Hiệu nhà trường đã tạo môi trường học tập tốt nhất, các quý thầy cô nhiệt
tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt các kiến thức quý báu đến học viên.
Tác giả xin bày tỏ sự cám ơn chân thành đến các bạn bè, đồng nghiệp tại
Trường cơng nghệ Sài Gịn đã chia sẻ, giúp đỡ tác giả hoàn tất luận văn này.

Tác giả luận văn

Lê Trọng Tín


iii

TĨM TẮT
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố tác động đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tác động đó có thể ảnh hưởng tiêu cực

hoặc tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Return On Assets- ROA).
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem các yếu tố sau tác động đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam không như thế nào?
Các yếu tố được nghiên cứu trong luận văn bao gồm: Thời gian luân chuyển hàng
tồn kho (ID), Quy mô doanh nghiệp (SIZE), số năm hoạt động kể từ ngày niêm yết
(AGE), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (DEBT), tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần
(GROWTH).
Để đạt mục tiêu này, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng với mẫu nghiên cứu được thu thập trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Tác giả sử dụng phần mềm Eviews để xử lý số liệu đã thu thập của nghiên
cứu. Kết thúc nghiên cứu, đề tài đã thu được một số kết quả như sau:
Thứ nhất, biến độc lập ID (Inventory Days) thời gian luân chuyển hàng tồn
kho là khoảng thời gian cần thiết để cơng ty có thể luân chuyển được hết số lượng
hàng tồn kho có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc giảm số ngày lưu kho bình quân của hàng tồn kho sẽ làm tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (doanh nghiệp sản xuất và thương
mại)
Thứ hai, khi chạy mơ hình hồi qui riêng cho doanh nghiệp thương mại và
riêng cho doanh nghiệp sản xuất thì sự tác động của thời gian luân chuyển hàng tồn
kho đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hai loại hình doanh nghiệp này là như
nhau.
Các yếu tố cịn lại là : Quy mơ doanh nghiệp (SIZE), số năm hoạt động kể từ
ngày niêm yết (AGE), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (DEBT), tốc độ tăng trưởng doanh
thu thuần (GROWTH), kết quả hồi quy cho thấy:
+ Biến quy mơ doanh nghiệp (SIZE), khơng có ý nghĩa thống kê trong hai
loại hình doanh nghiệp là sản xuất và thương mại.


iv


+ Biến số năm hoạt động kể từ ngày niêm yết (AGE), có mối quan hệ ngược
chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và thương mại.
+ Biến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (DEBT) trong doanh nghiệp sản xuất có tác
động ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong khi đó biến tỷ lệ nợ trên
tổng tài sản (DEBT) trong doanh nghiệp thương mại lại khơng có ý nghĩa thống kê
có nghĩa là khơng có mối quan hệ và khơng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần (GROWTH), có có mối quan hệ tích
cực với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và thương mại.


v

ABSTRACT
There have been many studies in the world about the factors affecting on
the the performance of many businesses. The impact can have a negative or
positive effect on the performance of the business (Return On Assets - ROA).
The purpose of this study is to find out how the following factors affect business
performance of enterprises in Vietnam is not like? The factors studied in the
dissertation include: Inventory Turnaround Time (ID), Business Size (SIZE),
Years of Operation from AGE, Debt to Total Ratio Product (DEBT), net revenue
growth (GROWTH).
However, the researched topics were limited to showing the relationship of
inventory with business performance, but not yet in depth to study the specific
impact of this relationship on enterprises in Vietnam. Therefore, the purpose of
this study is to find out whether the inventory affects the business performance
of enterprises in Vietnam or not.
To achieve this goal, the author used quantitative and qualitative research
methods with samples collected on the Vietnamese stock market. The author
used Eviews software to process the collected data. At the end of the study, the

results were as follows:
First, the independent variable ID (Inventory Days), which is the amount
of time required for a company to be able to stock up on inventory, has a positive
effect on business performance. Reducing the average inventory days of
inventory increases the efficiency of businesses (manufacturing and trading).
Secondly, when the author ran a regression model for commercial
enterprises and for manufacturing enterprises particularly, the impact of
inventory on the business performance of the two types of enterprises were
different.
In addition, the author also investigated other factors affecting the business
performance, excepting the inventory factor, including: size of business (Size),
the number of years of operation since the date of listing (Age), the debt on total
assets ratio (Debt), and the growth rate of net revenue (Growth).


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .....................................................x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ......................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xii
1.Đặt vấn đề ................................................................................................................1
2.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................1
3.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2

3.1 Mục tiêu tổng quát: ...........................................................................................2
3.2 Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................2
4.Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................... 3
5.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
5.1Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
5.2Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
6.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 3
7.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................ 4
7.1Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................4
7.2Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................4
8.Bố cục của đề tài ........................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................5
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................................... 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................................ 8
1.3 Nhận xét các cơng trình nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu 11
1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu trước đây ..................................................................... 11
1.3.2 Khe hổng nghiên cứu .................................................................................13


vii

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................16
2.1 Khái niệm hàng tồn kho:............................................................................................... 16
2.1.1. Khái niệm hàng tồn kho ...........................................................................16
2.1.2. Xác định giá trị hàng tồn kho ...................................................................17
2.1.3. Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho

...............................................................................................................19


2.1.4. Vai trò của hàng tồn kho ..........................................................................21
2.1.5. Trình bày khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính ......................21
2.2 Khái niệm và các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh: ................ 23
2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................................23
2.2.2 Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. .......25
2.3 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh ........................................27
2.3.1 Thuyết kinh tế học về chi phí giao dịch (Transaction Cost Economics Williamson 1995) ...............................................................................................27
2.3.2 The Theory of Constraints (TOC): Lý thuyết các mặt hạn chế ...............27
2.3.3 . Quick Response Manufacturing (QRM - thuyết sản xuất đáp ứng nhanh):
............................................................................................................................28
2.3.4 Queuing Theory – Lý Thuyết Xếp hàng ..................................................29
2.3.5 Theory in operations management: Thuyết về quản lý hoạt động ...........29
2.3.6 Theory of Economic Order Quantity (Wilson EOQ Model) – Thuyết về
lượng đặt hàng kinh tế ........................................................................................30
2.4 Tác động của hàng tồn kho đến hiệu quả hoạt động kinh doanh....................31
2.4.1 Hàng tồn kho tác động tích cực lên hiệu quả hoạt động ..........................31
2.4.2 Hàng tồn kho tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động ..........................34
2.4.3 Hàng tồn kho không liên quan đến hiệu quả hoạt động ...........................34
2.5 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
(ROA), ngoài yếu tố thời gian luân chuyển hàng tồn kho đã nêu ở trên. .................... 38
2.5.1 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) ..................................................................38
2.5.2 Số năm hoạt động kể từ năm niêm yết (Age)..........................................40


viii

2.5.3 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (DEBT)...........................................................40
2.5.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần (GROWTH) ..................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................44

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................45
3.1 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 45
3.1.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................45
3.1.2 Nghiên cứu định lượng.............................................................................45
3.1.3 Quy trình nghiên cứu................................................................................46
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................................... 46
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................46
3.2.2 Thu thập dữ liệu .......................................................................................47
3.2.3 Xử lý và phân tích dữ liệu ........................................................................47
3.3 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................................ 48
3.3.1 Giải thích biến phụ thuộc .........................................................................49
3.3.2 Giải thích biến độc lập .............................................................................50
3.4 Phương pháp hồi quy ..................................................................................................... 54
3.4.1 Mơ hình tác động cố định ( ixed E ect Model - FEM) ..........................55
3.4.2 Mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random E ect Model - REM) ...............56
3.4.3

iểm định Hausman .................................................................................57

Chương 4: ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .........................................60
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu và thống kê mô tả: ........................................................ 60
4.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu........................................................................60
4.1.2 Phân tích thống kê mô tả: .........................................................................60
4.1.2.1 Đối với doanh nghiệp sản xuất ...........................................................60
4.1.2.2. Doanh nghiệp thương mại .................................................................62
4.2 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu:................................................................... 64
4.2.1 Phân tích tương quan:...............................................................................64
4.2.2 Lựa chọn mơ hình hồi quy: ......................................................................65
4.2.3 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan: .........................................................67
4.2.4 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi: .....................................67



ix

4.3 Bàn luận kết quả .............................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................73
CHƯƠNG 5 :

ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................74

5.1 Kết luận: ............................................................................................................................ 74
5.2 Kiến nghị: .......................................................................................................................... 75
5.2.1 Cải thiện việc quản lý HT để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
cho các DNNY trên TTCK Việt Nam. ...............................................................75
5.2.2 Cải thiện tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ...........................................................77
5.2.3 Tăng trưởng doanh thu thuần ...................................................................77
5.2.4 Số năm hoạt động kể từ năm niêm yết (Age)...........................................78
5.3 Giới hạn của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo: ................................... 78
5.4.1. Giới hạn của nghiên cứu: .........................................................................78
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo: ....................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................80
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

BCTC


: Báo cáo tài chính

DNNY

: Doanh nghiệp niêm yết

GVHB

: Giá vốn hàng bán

HTK

: Hàng tồn kho

TTCK

: Thị trường chứng khoán

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
AGE

: Số năm hoạt động kể từ ngày niêm yết

DEBT

: Tỷ lê nợ trên tổng tài sản

GROWTH

: Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần


HNX

: Hanoi Stock Exchange (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)

HOSE

: Ho Chi Minh Stock Exchange (Sở giao dịch chứng khốn Thành phố
Hồ Chí Minh)

IAS

: International Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán quốc tế)

ID

: Inventory Days (thời gian luân chuyển hàng tồn kho)

JIT

: Just-In-Time (Đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại đúng nơi vào đúng thời điểm cần thiết)

ROA

: Return on Assets (tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản)

SIZE

: Quy mô doanh nghiệp



xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1A: Thống kê mô tả các biến trong mơ hình – Sản xuất ..............................60
Bảng 4.1B: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình – Thương mại.........................62
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình ...........................64
Bảng 4.3: Hệ số VIF của các biến độc lập trong mơ hình ........................................65
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy FEM ...............................................................................65
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy REM ...............................................................................66
Bảng 4.6: Kiểm định Hausman Test .........................................................................66
Bảng 4.7: Kiểm định Breusch-Godfrey(LM Test) ....................................................67
Bảng 4.8: Kiểm White test ........................................................................................67
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy REM ...............................................................................68


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................46
Hình 3.2 : Mơ hình nghiên cứu .................................................................................49


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập cùng với sự
phát triển của thế giới cũng như theo xu hướng của thời hiện đại ngày nay. Đây
cũng là cơ hội đồng thời cũng đã tạo ra sức ép không nhỏ đối với nền kinh tế nước

ta nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Các doanh nghiệp phải chịu
sức ép cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các đối thủ từ
bên trong. Chính vì những điều này doanh nghiệp phải khơng ngừng phát huy
những ưu thế, khắc phục những yếu kém còn tồn tại, tạo cơ hội để phát triển trong
thời hiện đại ngày nay.
Để tìm được lối đi của sự thành công, muốn tồn tại và phát triển vững mạnh,
các doanh nghiệp phải đối đầu với các thách thức không thể lường trước được. Để
đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần phải thiết lập cho mình một chiến lược
vững mạnh. Và một trong những chiến lược này là phải quản trị thật tốt và chặt chẽ
nguồn vốn lưu động hiệu quả, trong đó chỉ tiêu quan trọng là quản lý thời gian luân
chuyển hàng tồn kho, quản lý tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (DEBT), gia tăng tốc độ
tăng trưởng doanh thu thuần (GROWTH).....
Để đạt được các mục tiêu chiến lược trong tương lai, tạo cho doanh nghiệp
một vị thế vững chắc trên thị trường nói chung và các doanh nghiệp trên thị trường
chứng khốn nói riêng. Nên tơi quyết định chọn đề tài: “ Các yếu tố tác động đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề luôn được sự quan tâm hàng
đầu của các nhà đầu tư. Nó chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố, trong đó
nhân tố thời gian luân chuyển hàng tồn kho (ID), Quy mô doanh nghiệp (SIZE), số
năm hoạt động kể từ ngày niêm yết (AGE), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (DEBT), tốc độ
tăng trưởng doanh thu thuần (GROWTH) có thể được xem là một số nhân tố quan
trọng.
2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


2

Đối với doanh nghiệp hiệu quả hoạt động không chỉ là thước đo chất lượng
phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của

doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì địi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả.
Hiệu quả hoạt động càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển
kinh tế, đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh tế chính là lợi nhuận thu được trên cơ
sở không ngừng mở rộng sản xuất, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên
thương trường.
80.000 là con số doanh nghiệp đã bị giải thể và tạm ngưng hoạt động trong
năm 2015, theo báo cáo thường niên do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt
Nam (VCCI) và Ngân hàng Phát triển Châu Á công bố sáng 13/4/2016. Đồng thời,
tỷ trọng doanh nghiệp siêu nhỏ ngày càng tăng, nguy cơ Việt Nam thiếu các doanh
nghiệp cỡ trung bình đã trở thành hiện hữu.
Do vậy để nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp phải tìm ra
nguyên nhân và cách khắc phục để tìm cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và
phát triển. Nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết nên tác giả đã lựa chọn đề tài trên để
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát:
Đề tài nghiên cứu hướng tới mục tiêu sau đây:
Kiểm tra tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
DNNY trên TTCK Việt Nam.
3.2 Mục tiêu cụ thể:
-

Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNY
trên TTCK Việt Nam, trong đó có yếu tố thời gian luân chuyển hàng tồn kho
(ID), Quy mô doanh nghiệp (SIZE), số năm hoạt động kể từ ngày niêm yết
(AGE), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (DEBT), tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần
(GROWTH).

-


Xác định mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.


3

-

Đề xuất các giải pháp cho các DNNY trên TTCK để gia tăng hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Từ việc xác định được các mục tiêu trên, luận văn này sẽ tập trung trả lời
cho các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Các yếu tố có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các DNNY trên TTCK Việt Nam hay không ?”
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DNNY trên TTC Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh cho các DNNY trên TTC Việt Nam?
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Ngiên cứu các yếu tố: Thời gian luân chuyển hàng tồn kho (ID), Quy mô doanh
nghiệp (SIZE), số năm hoạt động kể từ ngày niêm yết (AGE), tỷ lệ nợ trên tổng tài
sản (DEBT), tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần (GROWTH) tác động đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các DNNY trên TTCK Việt Nam.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi và đối tượng của đề tài này là các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực
sản xuất và thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí

Minh (HOSE) và thị trường chứng khốn Hà Nội (HNX) giai đoạn từ năm 2012 2015.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định
lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để mô tả các lý thuyết về hàng
tồn kho và lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích
về mối quan hệ giữa quản lý hàng tồn kho với hiệu quả hoạt động kinh doanh của


4

doanh nghiệp, bằng việc xem xét các tài liệu có liên quan.
Chúng tơi sử dụng phương pháp định tính để phân tích, thống kê và tổng hợp
thơng tin trên cơ sở đã khảo sát các văn bản, các tài liệu, sách báo và các đề tài
nghiên cứu trước đây.
Với dữ liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm
yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao
dịch chứng khốn Hà Nội (HNX), tác giả tiến hành phân tích dựa trên phương pháp
nghiên cứu định lượng với việc sử dụng dữ liệu bảng (panel data) để giải quyết và
trả lời các câu hỏi đã đặt ra, nhằm đạt mục tiêu của đề tài đặt ra ban đầu.
Phân tích dữ liệu được thực hiện trên phần mềm Eviews để xem xét sự tác
động của thời gian luân chuyển HT và các yếu tố khác tác động đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và thương mại.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu đã xác định được mơ hình nghiên cứu và xác định mức
độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các DNNY trên TTC

Việt


Nam.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
ết quả nghiên cứu của đề tài nhằm giúp doanh nghiệp nhận biết và tìm kiếm
giải pháp gia tăng ROA (hiệu quả hoạt động kinh doanh) thông qua việc tăng cường
quản lý hàng tồn kho.
8.

Bố cục của đề tài
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: ết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: ết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 . Các nghiên cứu trên thế giới
Mục tiêu của các doanh nghiệp khi tham gia trên thị trường đều mong muốn
đạt được hiệu quả cao trong quá trình hoạt động, và để có thể tiến tới mục tiêu đã đề
ra thì doanh nghiệp buộc phải sử dụng một cách có hiệu quả nhất các tài sản hiện có
và một trong các loại tài sản đó có thể kể đến là hàng tồn kho. Để quản lý hàng tồn
kho sao cho có hiệu quả thì việc tính tốn, cân nhắc phương pháp quản lý hàng tồn
kho là một vấn đề nan giản. Có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp quản lý hàng
tồn kho như :
Nghiên cứu của Lieberman và Demeester (1999) thì nghiên cứu tác động của
các quá trình sản xuất JIT (Just-In-Time: "Đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại
đúng nơi - vào đúng thời điểm cần thiết") về năng suất trong ngành công nghiệp ô
tô Nhật Bản. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng việc giảm tồn kho khi áp dụng JIT

(Just In Time) giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất của họ.
Nghiên cứu của Rajagopalan and Malhotra (2001) nghiên cứu xem xét liệu
các loại hàng tồn kho của các công ty sản xuất Mỹ đã giảm theo thời gian do việc áp
dụng các nguyên tắc JIT (Just In Time). Họ nghiên cứu các xu hướng thời gian
trong mỗi loại của hàng tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và hàng tồn kho
thành phẩm, sử dụng tổng hợp dữ liệu chuỗi thời gian ngành công nghiệp của Cục
Điều tra Dân số Mỹ cho 20 ngành công nghiệp trong giai đoạn 1961-1994. Họ nhận
ra rằng nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang giảm trong phần lớn các ngành cơng
nghiệp. Tuy nhiên họ khơng tìm thấy bất kỳ xu hướng chung trong hàng tồn kho
thành phẩm.
Nghiên cứu của Chen et al. (2005) sử dụng dữ liệu hàng tồn kho công ty các
công ty sản xuất cho giai đoạn 1981-2000 để nghiên cứu các xu hướng trong mức
tồn kho cho từng tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Với
kết quả từ ước lượng dữ liệu bảng cho mơ hình hồi quy, nghiên cứu kết luận rằng
các thành phần của hàng tồn kho là có xu hướng giảm, trong đó sản phẩm dở dang
đã giảm đáng kể, thành phẩm thì khơng. Kết quả này khá phù hợp với Rajagopalan


6

và Malhotra (2001) mặc dù, hai nghiên cứu sử dụng dữ liệu với độ chi tiết khác
nhau.
Qua các nghiên cứu trên ta thấy việc áp dụng mơ hình quản lý hàng tồn kho
JIT (Just In Time) mang lại hiệu quả trong hoạt động năng suất công ty tăng, trong
điều kiện vẫn phải duy trì một lượng tồn kho vì theo các nghiên cứu thì hàng tồn
kho có xu hướng giảm khi áp dụng JIT (Just In Time). Vì vậy lựa chọn được
phương pháp quản lý hàng tồn kho chỉ là bước đi đầu tiên trong việc nâng cao hiệu
quả của hàng tồn kho, bước tiếp theo là phải xác định cụ thể xem có tồn tại mối
quan hệ giữa hàng tồn kho và hiệu quả hoạt động kinh doanh không và nếu có thì
bản chất của mối quan hệ là gì từ đó có chiến lược phù hợp cho sự hoạt động có

hiệu quả. Với mong muốn tìm ra lời đáp cho các vấn đề này, các nhà nghiên cứu
trên thế giới đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu liên quan, cụ thể:
Nghiên cứu của Gaur et al (2005) tiến hành một nghiên cứu phân tích kinh tế
về tỷ lệ hàng tồn kho của 311 nhà bán lẻ Mỹ giai đoạn 1987-2000. Nghiên cứu phân
tích kết quả ước lượng dữ liệu bảng mơ hình hồi quy và chỉ ra rằng tỷ lệ hàng tồn
kho (được xác định bằng tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán trong quý của công ty i trong
năm t với trị giá hàng tồn kho bình qn của cơng ty i trong năm t) có mối tương
quan cao với hiệu suất lợi nhuận gộp (được đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp
trong quý của công ty i trong năm t với doanh thu trong q tương ứng), nó thay đổi
khơng chỉ giữa các doanh nghiệp mà còn trong các doanh nghiệp theo thời gian.
Mở rộng kết quả nghiên cứu của Gaur et al (2005) với việc bổ sung nguồn dữ
liệu nghiên cứu, Gaur et al (2007) nghiên cứu những ảnh hưởng của quy mô doanh
nghiệp và tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng với tỷ lệ hàng tồn kho bằng cách sử
dụng dữ liệu của 353 công ty bán lẻ Mỹ niêm yết trong giai đoạn 1985 - 2003.
Nghiên cứu tiến hành phân tích kết quả ước lượng hồi quy chỉ ra rằng hàng tồn kho
trong dịch vụ bán lẻ có một mối tương quan cao với tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ lệ vốn
và tỷ lệ doanh số.
Nghiên cứu của Boute và cộng sự (2007) về phân tích lợi nhuận tồn kho của
ngành sản xuất Bỉ, khu vực bán sỉ, bán lẻ và tác động tài chính của việc giảm hàng
tồn kho với mơ hình ngiên cứu gồm các biến: ROA_biến phụ thuộc, được tính bằng


7

cách tính tỷ lệ % giữa lợi nhuận và tổng giá trị tài sản, nghiên cứu sử dụng tỷ lệ
hàng tồn kho ngày (ID) cho từng loại hàng tồn kho (nguyên vật liệu, sản phẩm dở
dang, thành phẩm )_các biến độc lập, thay vì giá trị tuyệt đối để thích ứng với tình
hình lạm phát và sự thay đổi sản lượng của ngành theo công thức:
IDRaw materials inventory =( inventory raw materials x365 days)/ material costs
IDWork in process =( inventory work in process x 365 days)/ (material costs +

(0.5 x value added))
IDFinished goods = (inventory finished goods x 365 days)/ material costs value
added
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích Anova với kết quả cho rằng quá
trình sản xuất rời rạc sẽ kéo theo tỷ lệ tồn kho cao và nghiên cứu cũng cho rằng có
mối tương quan tiêu cực giữa tỷ lệ tồn kho và hiệu quả tài chính (ROA) nhưng là
tương quan yếu (29%). Cụ thể, những công ty có tồn kho cao (trên 25%) có hiệu
quả tài chính xấu hơn những cơng ty có tỷ lệ tồn kho thấp (thấp nhất 25%).
Cũng liên quan đến nghiên cứu về hàng tồn kho và hiệu quả hoạt động kinh
doanh nhưng nội dung nghiên cứu của Beshkooh và cộng sự (2013) là về ảnh hưởng
của quản lý tồn kho JIT (Just In Time) trong hiệu quả hoạt động của công ty với dữ
liệu của 73 công ty sản xuất trên sàn chứng khốn Tehran từ 2006-2010. Ngồi các
biến EBITSit, GPSi,t là biến phụ thuộc; các biến INVi,t, RMISi,t, WIPSi,t, FGISi,t
với vị trí là các biến độc lập; biến điều chỉnh Sizei,t, nghiên cứu sử dụng thêm các
biến liên quan đến tài sản làm biến phụ thuộc như: O.Ci,t: vòng quay hoạt động của
cơng ty i năm t, T.A.Ti,t: vịng quay tổng tài sản của công ty i năm t, .A.Ti,t: vịng
quay tài sản cố định của cơng ty i năm t, cách xác định các biến cụ thể như sau:
O.Ci,t

=

{360/(

Salesi,t/avg

accounts

recievablei,t)}+

{360/(CGSi,t/avg


inventoryi,t)}
T.A.Ti,t = Salesi,t /a.v.g total assetsi,t
F.A.Ti,t = Salesi,t /a.v.g fixed assetsi,t
Nghiên cứu tiến hành ước lượng hồi quy mơ hình trên Eview và kết luận rằng
cả hàng tồn kho tổng và từng thành phần của hàng tồn kho đều có mối tương quan
chặt chẽ với hiệu quả hoạt động của công ty sản xuất Tehran, với hàng tồn kho ít thì


8

hiệu quả tài chính sẽ tốt hơn. Cụ thể RMIS, WIPS, GIS là có tương quan tiêu cực
đến GPS. Cịn đối với EBITS thì

GI và WIP có tác động mạnh và tiêu cực, RMI

thì có tác động tích cực nhưng hệ số là không đáng kể.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) về mối
quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của các công ty niêm
yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX từ 2006 đến 2012 áp dụng hai phương
pháp nghiên cứu: phân tích tương quan và phân tích hồi quy bằng các phương pháp
Pooled OLS, GLS và FEM trên dữ liệu bảng, với mơ hình nghiên cứu gồm biến phụ
thuộc GOP: tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp = (doanh thu thuần – giá vốn hàng bán)/
(Tổng tài sản – tài sản tài chính), các biến độc lập và biến điều chỉnh:
- IP: Kỳ lưu kho = (hàng tồn kho/giá vốn hàng bán)*365
- Size: quy mơ cơng ty tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản.
- FAR: tỷ số tài sản tài chính = tài sản tài chính/tổng tài sản.
- CR: tỷ số thanh toán hiện hành = tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn. Nghiên cứu
tìm ra rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa kỳ lưu kho với tỷ lệ lợi nhuận gộp từ

hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu của Bùi Thu Hồng (2015) “Sự tác động của hàng tồn kho đến
hiệu quả kinh doanh các công ty trên sàn chứng khoán giai đoạn 2006 - 2013”
Kết thúc nghiên cứu, đề tài đã thu được một số kết quả. Thứ nhất, các thành
phần của hàng tồn kho và hàng tồn kho tổng có tác động đến hiệu quả hoạt động
của các cơng ty trên sàn chứng khốn, trong đó GIS (hiệu suất thành phẩm của
công ty i trong năm t) là tác động mạnh nhất. Thứ hai, sự tác động này là khác nhau
giữa công ty sản xuất và công ty thương mại. Cuối cùng sự tác động của hàng tồn
kho đến hiệu quả hoạt động của các công ty cũng khác nhau giữa 2 thời kỳ khủng
hoảng và không khủng hoảng kinh tế.
Để trả lời cho câu hỏi về sự tác động của hàng hàng tồn kho đến hiệu quả hoạt
động, đề tài sử dụng mơ hình (3.1), hàng tồn kho trong mơ hình này được cụ thể
thành các thành phần của hàng tồn kho (RMI, WIP, FGI) nhằm tìm ra sự tác động


9

của từng phần hàng tồn kho:
GPSi,t = β0 + β1RMISi,t + β2WIPSi,t + β3 GISi,t + β4SIZESi,t + β5SESi,t + ε
(3.1)
Trong đó:
GPSi,t: hiệu suất lợi nhuận gộp của cơng ty i trong năm t.
RMISi,t: hiệu suất nguyên vật liệu của công ty i trong năm t.
WIPSi,t: hiệu suất sản phẩm dở dang của công ty i trong năm t.
FGISi,t: hiệu suất thành phẩm của công ty i trong năm t.
SIZEi,t: hiệu suất theo quy mô của công ty i trong năm t.
SESi,t: tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu của công ty i trong năm t.
ể trả lời cho câu hỏi 2, đề tài sử dụng sử dụng biến INVSi,t thay cho các
biến về các thành phần của hàng tồn kho và mơ hình được xây dựng với việc thêm
biến giả INDi nhằm kiểm định xem có sự khác nhau trong sự tác động của hàng tồn

kho đến hiệu quả hoạt động của công ty, đề tài sử dụng biến tương tác
INVSi,t*INDi để xác định cụ thể mức độ khác nhau (nếu có) của sự tác động.
GPSi,t = λ0 + λ1INVSi,t + λ2INDi + λ3 INVSi,t*INDi + λ4SIZESi,t + λ5SESi,t +
ε (3.2)
Trong đó:
INVSi,t: hiệu suất hàng tồn kho của công ty i trong năm t. INDi: biến giả
(IND=1 nếu i là cơng ty sản xuất).
Nếu chỉ có hệ số λ2 ≠ 0 có ý nghĩa thống kê nghĩa là có sự khác nhau về sự tác
động của INVS đến GPS giữa 2 loại hình doanh nghiệp nhưng mức độ tác động là
khơng khác nhau. Nếu chỉ có hệ số λ3 ≠ 0 có ý nghĩa thống kê, điều này có ý nghĩa
mức độ tác động của INVS đến hiệu suất GP của 2 loại hình là khác nhau. Nếu theo
lý thuyết trên thì ta chỉ cần kiểm định hệ số hồi quy (λ3) của biến tương quan để trả
lời cho câu hỏi 3. Tuy nhiên vì ta chưa thể xác định được mơ hình hồi quy là có
khác nhau về hệ số tung độ gốc (mơ hình hồi quy khơng có biến tương quan) hay
khác nhau về hệ số độ dốc (mơ hình hồi quy khơng biến giả) nên ta vẫn sử dụng mơ
hình (3.2).
ể trả lời cho câu hỏi 3: “Trong giai đoạn khủng hoảng và không khủng


×