Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

KQC về Ngân hàng Thương mại và Thị Trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.97 KB, 19 trang )

KQC về Ngân hàng Thương mại và Thị Trường chứng khoán
1. Thị trường chứng khoán và hoạt động của thị trường chứng khoán
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, 1992 các tổ chức thuộc nghiên cứu BTC và
ngân hàng nhà nước Việt Nam đã triển khai nghiên cứu đề án hinhg thành phát
triển thị trường vốn ở Việt Nam. Ngày 28/11/1996 Chính phủ ban hành nghị
định số 75/CP thành lập UBCKNN – là cơ quan thuộc chính phủ quản lý các
hoạt động về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam.
Ngày 11/07/1998, Nghị định số 48/1998/ NĐ-CP của chính phủ về chứng
khoán và TTCK và Quyết định số 127/1998/QĐ-TTH của thủ tướng chính phủ
về việc thành lập TTGDCK ở HN và TPHCM được ban hành. Ngày
19/02/2004, theo nghị định 66/2004/NĐ-CP của Chính phủ. UBCK được
chuyển về dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ tài chính. Ngày 08/03/2005,
TTGDCK HN chính thức được khai trương.
1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán
Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thị trường chứng khoán.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng khoán và thị trường vốn là
một. Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất
bên trong của các quá trình mua bán chứng khoán. TTCK là biểu hiện bên
ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không thể
phân biệt, tách rời nhau mà thoongd nhất phản ánh các quan hệ bên trong và bên
ngoài của thị trường thư bản.
- Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng : “ Thị trường chứng
khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không đồng nhất là một”. Như
vậy, theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn khác nhau, trong đó TTCK
chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu
chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được
giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK.
- Quan Điểm thứ ba, dựa trên những gì quan sát được đại đa số các Sở giao
dịch chứng khoám cho rằng “Thị trường chứng khoán là thị trường cổ phiếu”,
hay là nơi mua bán cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn.
Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán đặc trưng bởi thị trường mua bán


các công cụ tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu.
Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và
trong từng điều kiện lịch sử nhất định.
Tuy nhiên quan điểm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của
TTCK hiện nay, được trình bày trong giáo trình là:
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động phát hành mua bán
chuyển nhượng chứng khoán của các chủ thể trong nền kinh tế như: phát hành,
mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán (tặng cho...làm ở trung
tâm lưu ký chứng khoán).
1.2. Hoạt động của thị trường chứng khoán
Hoạt động của thị trường chứng khoán được thể hiện qua hoạt động của thị
trường tập trung, thị trường phi tập trung và một số thị trường chứng khoán
khác.
- Sở giao dịch chứng khoán hay còn gọi là thị trường tập trung, nơi diễn ra
giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán của các công ty lớn. Tại đây người
mua và người bán (đại lý,môi giới) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến
hành giao dịch trao đổi chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán được quản lý
một cách chặt chẽ bởi Ủy ban chứng khoán quốc gia, các giao dịch này chịu sự
điều tiết của Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Những thị trường
chứng khoán được biết đến là sở Giao dịch chứng khoán Luân Đôn, Sở giao
dịch chứng khoán Mỹ, Sở giao dịch chứng khoán Pa Ri.
- Thị trường chứng khoán phi tập trung: hoạt động của mô hình giao dịch
này thông qua quầy, là thị trường của các nhà buôn, những người tạo thị trường.
Các nhà buôn có một có một danh mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua và bán
với các nhà buôn khác cũng như các nhà đầu tư khi những người này chấp nhận
giá cả của họ. Thị trường chứng khoán phi tập trung không có địa điểm giao
dịch chính thức mà có thể diễn ra tại các quầy, sàn giao dịch của các thành viên
thông qua điện thoại hay mạng máy diện rộng. Khối lượng giao dịch của thị
trường này lớn hơn rất nhiều lần so với Sở giao dịch.
Ngoài hai thị trường nêu trên, người ta còn nói đến thị trường thứ ba, thị

trường dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thị
trường tập trung và thị trường OTC.
2. Hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán
NHTM có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển TTCK, cả
đối với thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
2.1 Các mô hình hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường
chứng khoán.
2.1.1 Trên thị trường sơ cấp (primary market):
- Các ngân hàng tham gia hoạt động với tư cách là người phát hành và bán
cổ phiếu của mình (ngân hàng cổ phần). các ngân hàng cổ phần phát hành cổ
phiếu để tạo nguồn vốn khi mới thành lập hoặc tăng vốn bổ sung them trong
quá trình hoạt động. ngoài ra, tất cả các ngân hàng (không phân biệt thành phần
sở hữu) cũng phát hành trái phiếu để huy động vốn từ nền kinh tế. Những việc
làm này (phát hành cổ phiếu, trái phiếu) đã tạo cho TTCK một khối lượng hàng
hóa rất lớn ở thị trường sơ cấp.
- Ngân hàng cung cấp các dịch vụ về tư vấn phát hành chứng khoán, làm đại
lý phát hành chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán. Các doanh nghiệp
muốn phát hành cổ phiếu (đối với công ty cổ phần) hoặc trái phiếu (đối với tất
cả các doanh nghiệp) để tạo vốn, hoặc bổ sung hay tăng vốn, có thể nhờ ngân
hàng làm các dịch vụ:
+ Tư vấn về vấn đề phát hành (lựa chọn loại chứng khoán phát hành, lợi
suất, thời hạn chứng khoán và các vấn đề kỹ thuật khác);
+ Nhờ ngân hàng làm đại lý phát hành chứng khoán hưởng phí hoa hồng
hoặc bao tiêu toàn bộ chứng khoán của một đợt phát hành và hưởng phí bao
tiêu.
2.1.2 Trên thị trường thứ cấp (secondary market):
Các ngân hàng thực hiện các dịch vụ với tư cách là một trung gian môi giới
chứng khoán như:
+ Mua bán chứng khoán hộ cho khách hàng để hưởng phí hoa hồng.
+ Bảo quản hộ chứng khoán.

+ Thu hồi vốn, nhận lãi chứng khoán hộ cho khách hàng cũng như dịch vụ
thanh toán các chứng khoán…Nói ngắn gọn, ngân hàng làm dịch vụ đại diện
cho khách hàng hàng trong việc lưu giữ và quản lý chứng khoán, ghi có vào tài
khoản của họ ( khi thu hồi vốn chứng khoán đến hạn, thu lãi chứng khoán, cổ
tức…) gửi tại ngân hàng.
+ Tư vấn mua bán chứng khoán, tư vấn về mặt giá cả chứng khoán khi mua
bán hoặc ngân hàng có thể mua bán chứng khoán cho chính mình để hưởng lợi
hoặc hưởng giá thặng dư hoặc vì nhiều mục đích khác.
Về mặt lý thuyết NHTM có thể thực hiện được tất cả các nghiệp vụ đã nêu
trên nhưng thực tế làm được hay không là do điều kiện cụ thể mỗi ngân hàng
trong từng nước.
Ngày nay, ở các nước, trên TTCK các Ngân hàng tham gia hoạt động với tư
cách là người phát hành và bán các cổ phiếu của mình ( Ngân hàng cổ phần),
hoặc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp, của các Ngân hàng khác và của nhà
nước, tức là với tư cách của một khách hàng bình thường trên thị trường. Đồng
thời và quan trọng hơn, các ngân hàng tham gia thị trường với chức năng môi
giới ăn hoa hồng hoặc chức năng kinh doanh chứng khoán.
Trong trường hơp làm chức năng môi giới, ngân hàng trên thực tế chỉ thực
hiện yêu cầu của khách hàng là lấy danh nghĩa của mình để mua bán chứng
khoán cho khách hàng và được hưởng một khoản hoa hồng theo thỏa thuận. với
chức năng này, ngân hàng không hề phải bỏ ra một đồng vốn nào, mọi khoản
chi phí khách hàng phải chịu trách nhiệm cung cấp. Hơn nữa, lợi dụng quyền
thay mặt mình và quyền không phải thông báo cho khách hàng biết đã mua
chứng khoán của ai hoặc bán cho ai, ngân hàng có thể bán ngay số chứng khoán
của mình cho khách hàng hoặc mua luôn số chứng khoán của khách hàng cho
mình, nếu thấy có lợi. Chẳng hạn, khi một khách hàng ủy quyền cho ngân hàng
mua cổ phiếu của một công ty nào đó với giá “rẻ nhất” tại thời điểm quy định,
thì ngân hàng sẽ không nhất thiết phải mua các cổ phiếu đó ở Sở GDCK, mà có
thể lấy chứng từ dự trữ của mình để bán cho khách hàng. Tất nhiên, trong
trường hợp như vậy, ngân hàng phải nắm vững tỷ giá chính thức để xác định

mức giá bán cho khách hàng.
Các ngân hàng cũng tích cực sử dụng chức năng kinh doanh chứng khoán,
tức là chức năng mua đi bán lại các loại chứng khoán bằng vốn của mình bỏ ra.
Đặc điểm của hình thức kinh doanh này là ngân hàng luôn luôn mua chứng
khoán của khách hàng bằng tiền mình và bán cho khách hàng từ dự trữ của
mình. Đồng thời việc thực hiện các nghiệp vụ này đối với khách hàng không vì
mục đích ăn hoa hồng, mà lợi nhuận chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nghĩa
là ngân hàng sẽ tìm cách mua các chứng khoán với giá thấp nhất, bán chúng với
giá cao nhất.
Một dạng khác của hoạt động kinh doanh trên TTCK của ngân hàng là hoạt
động đầu cơ chứng khoán. ở Sở GDCK khác nhau thị giá của cùng 1 loại chứng
khoán cũng GDCK có mối liên hệ về thông tin rất chặt chẽ. Do đó, các ngân
hàng sẽ mua các chứng khoán ở nơi có thị giá thấp để bán ở nơi có thị gía cao
để kiếm lời cho tới khi thị giá được cân bằng giữa các thị trường.
2.2 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng
khoán..
2.2.1 Ngân hàng là nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các
doanh nghiệp Nhà nước và hình thành các công ty cổ phần.
Ngân hàng tham gia vào việc thành lập công ty cổ phần hoặc cổ phần hóa
các doanh nghiệp Nhà nước với 1 tỷ lệ cổ phiếu đáng kể để có đủ điều kiện
tham gia quản trị kinh doanh, tín nhiệm. Công ty cổ phần dù mới thành lập hay
cổ phần hóa, vốn vẫn còn hạn hẹp so với yêu cầu của kỹ thuật và công nghệ
hiện đại, do đó ngân hàng phải là trợ thủ đắc lực cho các Công ty cổ phần, tạo
điều kiện cho các công ty cổ phần vay tín dụng. Như vậy, chính chế độ tín dụng
và ngân hàng đã xã hội hóa các nguồn vốn, giải quyết mâu thuẫn trong sự vận
động của nguồn vốn giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ tính chất tư nhân cá
biệt của nguồn vốn trong công ty cổ phần. một doanh nghiệp có thể bắt đầu hoạt
động của mình bằng một món nợ vay ngân hàng. Vay ngân hàng là một cơ sở
hoat động của các doanh nghiệp và năng lực kinh doanh của họ. các ngân hàng
là người đầu tiên đã lập ra việc kiểm tra các hoạt động của công ty, họ quyết

định có nên cho vay hay không và có nên tiếp tục cung cấp tín dụng hay không.
Ngân hàng sẽ cung cấp kinh doanh nếu biết được rằng một Công ty thành công
cuối cùng có thể hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Như vậy
kỷ cương tài chính của Ngân hàng sẽ đưa Công ty vào TTCK, sau đó TTCK sẽ
bổ sung một kỷ luật tài chính đối với Công ty.
2.2.2 Ngân hàng giúp các Công ty phát hành chứng khoán trên thị trường
chứng khoán sơ cấp.
Khi những nhà sáng lập một công ty nào đó muốn phát hành chứng khoán để
thu hút vốn, họ có thể dựa vào uy tín và kinh nghiệm của Ngân hàng để ký hợp
đồng về việc phát hành và bán các chứng khoán của mình. Như vậy, Ngân hàng
thực hiện chức năng môi giới phát hành chứng khoán giữa những người muốn
bán và những người mua chứng khoán. Khi đảm nhận vai trò này, Ngân hàng sẽ
giúp cho những người sáng lập công ty chọn lựa loại chứng khoán phát hành, tư
vấn về các vấn đề như lãi suất chứng khoán, thời hạn chứng khoán và các vấn
đề kỹ thuật khác. Trong những trường hợp đặc biệt, như sẽ phát hành khá lớn,
các ngân hàng có thể cùng nhau chia sẻ việc dự định số phát hành này nhằm
giảm thiểu rủi ro, hoặc mua toàn bộ các cổ phiếu, trái phiếu phát hành mới và
sau đó bán lại cho công chúng. Như vậy, Ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng
trên thị trường sơ cấp.
2.2.3 Ngân hàng làm trung gian mua bán chứng khoán ở thị trường thứ cấp.
Đây là dịch vụ ngân hàng rất phát triển ở các nước trên thế giới và ở nước ta
sau này, gọi là dịch vụ trung gian chứng khoán (Brokerate service). Hoạt động
loại này của ngân hàng trên thị trường thứ cấp cần phải có luật pháp đảm bảo
với các quy định chặt chẽ, nhằm tránh những trường hợp đầu cơ gây lộn xộn
trên thị trường chứng khoán.
Ở nước ta, khi thành lập Sở giao dịch chứng khoán, có thể nói ngân hàng là
ứng cử viên có nhiều ưu thế nhất vào chức danh người môi giới chứng khoán,
bởi lẽ:
- Ngân hàng là người hiểu biết khá tường tận về các doanh nghiệp phát hành
chứng khoán (thông qua các quan hệ tín dụng, thanh toán…).

- Ngân hàng là người sẵn có những phương tiện kỹ thuật cần thiết phù hợp
với yêu cầu của người môi giới.
- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ, nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn liên
quan chặt chẽ và gần gũi với những nghiệp vụ về chứng khoán.
2.2.4 Cung cấp các dịch vụ lưu giữ và quản lý chứng khoán cho khách hàng.
Dịch vụ này được thực hiện theo hai cách.
Ngân hàng có thể lưu giữ các chứng khoán được sử dụng như vật thế chấp
cho một khoản vay của khách hàng; các ngân hàng nhỏ không có đủ điều kiện
để giữ chứng khoán cho khách hàng, có thể giữ chứng khoán tại một ngân hàng
lớn; các doanh nghiệp công ty cũng có thể có yêu cầu này; những cá nhân có
nguồn tiền lớn cũng có thể nhờ ngân hàng quản lý sinh lời tài sản của họ và giao
chứng khoán cho ngân hàng quản lý.
Mặt khác, ngân hàng cũng được yêu cầu bởi những người có chứng khoán
thực hiện những dịch vụ có liên quan đến chứng khoán khi họ vắng mặt trong

×