Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.58 KB, 15 trang )

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ
1.1. Kinh tế thế giới
1.1.1. Diễn biến chính trong năm 2009
Năm 2009 đã khép lại với nhiều biến động kinh tế trên phạm vi toàn cầu, 1 năm
được khởi đầu với không khí bi quan bao trùm bởi những lo ngại đến từ cuộc khủng
hoảng được coi là sâu và rộng nhất từ sau Đại khủng hoảng 1929-1933.
Những kế hoạch kích cầu lớn chưa từng có, sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế
trong việc đưa ra những giải pháp can thiệp mạnh tay nhằm trợ giúp nền kinh tế vượt
qua suy thoái, các nền kinh tế hàng đầu thế giới bắt đầu tăng trưởng trở lại, những vụ
phá sản lớn, nỗi lo khủng hoảng nợ... là những câu chuyện cần điểm qua về kinh tế thế
giới trong năm 2009 này.
Để có cái nhìn khái quát về diễn biến kinh tế thế giới trong năm 2009, có thể chia
thành 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn trượt dốc: nền kinh tế thế giới trượt dốc mạnh trong quý I/2009 và tạo
đáy trong quý II/2009
Các nền kinh tế lún sâu vào suy thoái, trong đó Hoa Kỳ, Nhật Bản và khu vực đồng
tiền chung EURO có mức sụt giảm nặng nề nhất. Làn sóng phá sản dâng cao, thị trường
lao động bao trùm 1 màu xám ảm đạm. Các chỉ số công nghiệp, tiêu dùng, bán lẻ,
chứng khoán, bất động sản lần lượt ghi nhận những mức thấp kỉ lục. Kim ngạch thương
mại toàn cầu giảm 33% trong quý II so với cùng kì năm 2008.
Giai đoạn này cũng chứng kiến việc triển khai các biện pháp can thiệp tích cực của
các chính phủ trong một nỗ lực ngăn chặn và hạn chế các tác hại của khủng hoảng: sự
kết hợp các chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm đáng kể lãi suất cho vay, thi hành các
gói kích thích kinh tế quy mô lớn.
+) Chính sách tài khóa.
Bảng 1 thống kê các gói kích thích kinh tế của 55 nước đưa ra vào cuối năm 2008 và
đầu năm 2009 với tổng số lên đến 2,6 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 4,7% GDP của các
nước này. Độ lớn của gói kích thích kinh tế của các nước dao động từ 0,5% đến 15%
GDP.
Bảng 1: Các gói kích thích của 55 nước giai đoạn cuối năm 2008 đầu năm 2009
+) Chính sách tiền tệ


Trước bối cảnh suy thoái kinh tế, ngân hàng trung ương của hầu hết các nước đều
tiến hành chính sách giảm lãi suất, một số ngân hàng trung ương của các nước phát
triển đã cắt giảm lãi suất đến gần mức 0%. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), ngân hàng
Nhật Bản (BOJ), ngân hàng Anh, ngân hàng Canada và ngân hàng trung ương châu Âu
(ECB) đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp lịch sử.

Hình 1: Diễn biến lãi suất cơ bản của FED 2007-2009
Nguồn: Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED)
Những tín hiệu phục hồi của kinh tế thế giới bắt đầu xuất hiện trong quý II/2009
và ngày càng rõ rệt trong hai quý cuối năm, tuy nhiên sự phục hồi còn rất mong
manh.
Những biện pháp kích thích kinh tế của nhiều quốc gia bắt đầu phát huy tác dụng. Kể
từ đầu quý III, những tín hiệu lạc quan hơn về kinh tế thế giới đã liên tục được ghi
nhận.
Theo tính toán của các chuyên gia Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng
GDP năm 2009 của cả thế giới chỉ bị giảm 1,1%, trong đó của các nước phát triển bị
giảm 3,4%, còn nhóm các thị trường đang lên và các nước đang phát triển ước tính tăng
1,7% so với năm 2008. So với mức dự báo của IMF vào tháng 7-2009, mức dự báo hiện
tại về tốc độ tăng trưởng GDP thế giới đã được cải thiện 0,3%. Hơn nữa, theo dự báo
dài hạn, kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng dương ở mức 3,1% vào năm 2010 và
tiếp tục tăng trong những năm sau đó.
Cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, nhu cầu của các thị trường có xu hướng
tăng trở lại, thị trường chứng khoán và hàng hóa toàn cầu cũng khởi sắc. Theo số liệu
do tạp chí Business Week cung cấp, trong 11 tháng đầu năm 2009, các loại trái phiếu có
định mức tín nhiệm thấp trên thế giới đem đến cho giới đầu tư tỷ lệ lợi nhuận 58%, tiếp
đó là thị trường hàng hóa với mức lợi nhuận 36%, vàng (34%), chứng khoán (29%), trái
phiếu doanh nghiệp hạng đầu tư (23%), và trái phiếu chính phủ (8%).
Nền kinh tế đang được cải thiện nhưng còn rất mong manh.
Nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục sau cơn bão lớn. Tuy nhiên, giai đoạn này
vẫn được coi là chưa bền vững khi những khó khăn còn chồng chất và nguy cơ kinh tế

toàn cầu có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng kép là chưa thể loại bỏ. Tốc độ hồi phục
chậm, sự phục hồi còn rất mong manh, dễ tổn thương và chứa đựng nhiều rủi ro do phụ
thuộc vào các gói kích thích của các nền kinh tế lớn. Kinh tế thế giới đang phải đương
đầu với những thách thức sau khủng hoảng:
1. Các chương trình kích thích kinh tế đang dần hết hạn và được các chính phủ
rút lại, trong khi hệ thống ngân hàng tài chính vẫn bị tổn thương, thất nghiệp ở
mức cao.
2. Thế giới vẫn đang phải đối mặt với tình trạng nợ quốc gia tăng cao ở nhiều
nước: đổ vỡ tín dụng ở Dubai, khủng hoảng nợ Hy Lạp, nguy cơ tiếp theo tại
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia...
3. Nguy cơ hình thành bong bóng tài sản ở một số thị trường mới nổi như Trung
Quốc, biểu hiện đầu tiên là giá tài sản hay nguyên liệu, tất cả đều có xu hướng
tăng lên trên thị trường thế giới. Đó là những thách thức lớn đe dọa tiến trình
hồi phục kinh tế hậu khủng hoảng.
1.1.2. Xu thế kinh tế thế giới năm 2010
Kinh tế Thế giới sẽ tiếp tục phục hồi với tốc độ chậm. Châu Á đang phát triển sẽ
là đầu tàu kéo Thế giới khỏi khủng hoảng.
Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao
hơn so với mức 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước.
Còn theo dự báo của Liên hiệp quốc thì năm 2010, nền kinh tế thế giới có thể đạt mức
tăng trưởng 2,4%, tuy nhiên sự phục hồi này còn rất mong manh.
Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế dự báo sẽ phục hồi với tốc độ
cao hơn và đạt khoảng 5,3% trong năm 2010, thấp hơn mức tăng trưởng trước thời kỳ
khủng hoảng (bình quân khoảng 7%). Một số nước đang phát triển sẽ phục hồi sớm hơn
các nước khác. Kích thích tài chính và phục hồi thương mại và sản xuất sẽ thúc đẩy
tăng trưởng ở châu Á. Các nền kinh tế chuyển đổi cũng có sự phục hồi sau khi giảm sút
mạnh trong năm 2009. Tăng trưởng của các nước này dự báo sẽ đạt 1,6%, một sự phục
hồi yếu. Tốc độ tăng trưởng chung của châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) có thể đạt 7,1%.
Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi có thể tăng trưởng trong khoảng 3 - 4%.
Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu may ra chỉ tăng trưởng 1,7%.

Trật tự kinh tế mới đang hình thành với sự tham gia ngày càng tích cực của các nền
kinh tế mới phát triển.
Trật tự kinh tế mới đang hình thành theo hướng tăng cường tầm ảnh hưởng của các
nền kinh tế mới, có tốc độ tăng trưởng nhanh, dẫn đầu là nhóm BRICs song song với
giảm dần vai trò của các cường quốc kinh tế đương thời (nhóm G7)
Thế giới đang phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn mới: Thâm hụt ngân sách, nợ
công và bong bóng tài sản.
Gói kích thích kinh tế được thực hiện ở các nước trên thế giới năm 2009 bên cạnh
những mặt tích cực cũng tạo ra nhưng tiêu cực, đó là làm gia tăng nợ và thâm hụt ngân
sách. IMF dự báo thâm hụt ngân sách ở các nước EU sẽ đạt đến 6,5% GDP trong năm
2010. Thâm hụt ngân sách dự báo sẽ lên đến 10,3% GDP ở Nhật Bản, 11,6% ở Anh và
trên 10% ở Mỹ. Ở các nước đang phát triển, thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tuc tăng khoảng
từ 3-5% GDP. Và dư địa cho tiếp tục gói kích kinh tế ở các nước đang phát triển là rất
hạn chế trừ khi các nước này tiếp cận được các nguồn tài chính từ bên ngoài.
Lạm phát không phải là vấn đề ngắn hạn
Lạm phát dự đoán vẫn sẽ ở mức thấp trong năm 2010 mặc dù nhiều nước tiếp tục nới
lỏng chính sách tiền tệ. Sức ép tăng chi phí cũng sẽ không cao. Với sự phục hồi yếu của
nhu cầu sẽ hạn chế sự gia tăng tiếp theo của giá cả hàng hóa cơ bản, trong khi tỷ lệ thất
nghiệp leo thang và những nỗ lực của các doanh nghiệp để giảm chi phí sản xuất sẽ làm
cho áp lực tăng lương giảm xuống. Do vậy, sức ép lạm phát xuất phát từ hậu quả của
thâm ngụt ngân sách và gia tăng cung tiền trong thời kỳ khủng hoảng sẽ không phải là
vấn đề ngắn hạn mà mà là vấn đề của trung hạn sau khi nền kinh tế phục hồi. Áp lực
lạm phát chỉ có thể xuất hiện ở ở những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ,
mà chủ yếu là ở châu Á và những nước định giá thấp đồng nội tệ so với đôla Mỹ.
Thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái nhưng sẽ dần cải thiện
Với sự phục hồi yếu của nền kinh tế toàn cầu, thương mại toàn cầu dự báo sẽ
tăng khoảng 5% trong năm 2010. Tuy nhiên, khuynh hướng chủ nghĩa bảo hộ mậu
dịch gia tăng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng sẽ làm cho môi trường thương mại toàn
cầu kém hấp dẫn
1.2. Kinh tế Việt Nam.

1.2.1. Những nét chính năm 2009 và xu thế 2010.
Nhu cầu tiêu thụ trên thế giới giảm sút khiến kinh tế Việt Nam bị tác động nặng nề:
Do đặc thù nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, khủng hoảng đã khiến doanh
nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn. Bước thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam năm
2009 có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới: quý I sụt giảm sâu, quý
II có dấu hiệu phục hồi và dấu hiệu đó càng rõ nét hơn vào cuối năm.
Gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ đã giúp các doanh nghiệp vượt qua thời kì khó khăn
nhất của khủng hoảng.
Gói giải pháp hỗ trợ kinh tế dung thời điểm của chính phủ, trọng tâm là chương
trình hỗ trợ lãi suất 4% cho các khoản vay ngắn hạn (theo quyết định 131/QĐ-TTg ngày
23/01/2009), hỗ trợ 4% lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn (theo quyết định
443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009) đã đem lại nhiều thành quả, tiếp sức cho doanh nghiệp
vượt qua ảnh hưởng của khủng hoảng và tăng trưởng trở lại. Đây là chính sách đúng
đắn và quan trọng nhất năm 2009.
Sang năm 2010, những chính sách mang tính chất “kích thích” kinh tế trên diện
rộng của Chính phủ sẽ được rút lại, thay vào đó là những chính sách hỗ trợ có trọng tâm
hơn, với mục tiêu đẩy nhanh tái cấu trúc và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
a) Tốc độ tăng trưởng
Tăng trưởng mặc dù suy giảm so với những năm trước, nhưng vẫn ở mức cao so với
khu vực và thế giới, vượt qua mọi dự đoán của các tổ chức quốc tế.
Năm 2009, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,3%, vượt mức dự báo của
nhiều tổ chức quốc tế cũng như mục tiêu 5% được Chính phủ đề ra. Với triển vọng nền
kinh tế toàn cầu được cải thiện, kinh tế trong nước đang phục hồi tốt, việc hoàn thành

×