Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH
HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
2.1. Một số đặc điểm kinh tế xã hội có liên quan đến công tác thu BHXH
tại BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Hiệp Hòa là một huyện trung du, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc
Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km. Phía Bắc giáp huyện Tân Yên. Phía
Nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh). Phía Đông giáp huyện Việt Yên.
Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 20.110
ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 67%, đất lâm nghiệp chiếm 0,9%. Hiệp
Hòa là một huyện đông dân cư nhất của tỉnh Bắc Giang, với 25 xã và 1 thị
trấn. Dân số tính đến năm 2009 là khoảng 21 vạn người, trong đó số người
trong độ tuổi lao động chiếm 45%.
Với khí hậu ôn hòa, địa hình đặc trưng là đồi thấp, giao thông tương đối
thuận lợi, đó là những điều kiện tốt để Hiệp Hòa có thể phát triển mạnh về
nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó, Hiệp Hòa còn
là huyện giàu truyền trống văn hóa, lịch sử, cái lôi cách mạng lâu đời, có thôn
Xuân Biều - xã Xuân Cẩm là nơi tiền khởi nghĩa cách mạng năm 1945, thôn
Vân Xuyên - xã Hoàng Vân là khu cách mạng tiền khởi nghĩa được công
nhận là an toàn khu 2 (ATK). Nhân dân Hiệp Hòa có truyền thống cần cù lao
động, với nhiều làng nghề truyền thống như: nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, mây
tre đan,...mang tính cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc. Tất cả các yếu tố đó
tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và truyền thống lịch sử
của huyện, đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho Hiệp Hòa trên đà phát triển.
Nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm gần
đây, Hiệp Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất
hàng hóa. Kinh tế Hiệp Hòa phát triển theo hướng tăng dần tỉ trọng công
nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Với
mục tiêu đó, toàn huyện đã nỗ lực phấn đấu thực hiện, đến nay tỷ trọng về
nông, lâm, thủy sản đã giảm xuống còn 63,69%; công nghiệp, xây dựng tăng
lên 12,94%; thương mại, dịch vụ chiếm 23,37%. Trong nông nghiệp tích cực
đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt, giá
trị kinh tế cao vào sản xuất đại trà đảm bảo năng suất, sản lượng, giá trị lợi
nhuận tăng dần qua các năm. Trong công nghiệp, dịch vụ, huyện đã tạo điều
kiện thuận lợi về mặt bằng diện tích hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thiện
các thủ tục đầu tư nhanh gọn, đúng quy định của Nhà nước để nhanh chóng
1
SV: Nguyễn Thị Hiếu Lớp Đ3BH4
1
Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp
đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. Đến nay có 14 dự án đầu
tư trong các lĩnh vực may mặc, sản xuất gạch, khai thác cát sỏi... đã đi vào
hoạt động với tổng số vốn đăng kí trên 449,5 tỷ đồng và 3 triệu USD, đã quy
hoạch được một số cụm công nghiệp tại thị trấn Thắng, Đức Thắng, Hương
Lâm, Xuân Cẩm, Mai Đình,....
Giáo dục và đào tạo huyện Hiệp Hòa chuyển biến tích cực về chất lượng
dạy và học; cơ sở, quy mô trường lớp hàng năm được đầu tư kiên cố hóa, xây
dựng mới, đảm bảo cho việc dạy và học của các nhà trường. Lĩnh vực y tế,
chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị
phục vụ khám, chữa bệnh, thường xuyên cải tạo, nâng cấp, xây dựng thêm các
phòng khám từ bệnh viện huyện đến trạm y tế xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân.
2.2. Khái quát về BHXH huyện Hiệp Hòa
2.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Hiệp
Hòa
Năm 1995 cùng với cả nước thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo
cơ chế mới, BHXH huyện Hiệp Hòa được thành lập và đi vào hoạt động theo
Quyết định số 32/QĐ-TCCB ngày 18/7/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt
Nam.
Là một đơn vị mới thành lập nên cơ quan BHXH huyện Hiệp Hòa cũng
gặp những khó khăn, thử thách nhất định. Khi đó, BHXH huyện Hiệp Hòa có
3 bộ phận chức năng. Số cán bộ, công chức là 4 người, trình độ chuyên môn
và kinh nghiệm còn yếu. Công tác của ngành chủ yếu được thực hiện thủ công
dẫn tới thời gian giải quyết chế độ cho NLĐ kéo dài. BHXH huyện Hiệp Hòa
chưa có trụ sở làm việc riêng, các phương tiện phục vụ công tác của ngành
còn thiếu thốn.
Năm 1998 được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa,
BHXH tỉnh Bắc Giang và BHXH Việt Nam, cơ quan BHXH huyện Hiệp Hòa
đã xây dựng được trụ sở làm việc mới.
Vượt qua những khó khăn ban đầu, bằng tinh thần trách nhiệm và quyết
tâm của đội ngũ cán bộ,công chức, BHXH huyện Hiệp Hòa đã nỗ lực phấn
đấu xây dựng BHXH huyện nhà ngày càng trưởng thành và phát triển.
Thực hiện Quyết định số 20/QĐ-2002/TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc sáp nhập BHYT Việt Nam vào BHXH Việt Nam, ngày 01/01/2003
2
SV: Nguyễn Thị Hiếu Lớp Đ3BH4
2
Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp
BHYT Hiệp Hòa chính thức sáp nhập vào BHXH huyện Hiệp Hòa. Dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh Bắc Giang, bộ máy tổ chức của cơ quan đã
nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động có hiệu quả. Đến nay BHXH huyện
Hiệp Hòa có 6 bộ phận với 12 cán bộ, công chức, viên chức. Trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ công tác được xây dựng, trang bị đủ sức đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong thời kì mới. Tập thể lãnh đạo BHXH huyện Hiệp Hòa
đã biết phát huy những thế mạnh trong thực hiện nhiệm vụ của ngành. Dưới
sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa, BHXH tỉnh
Bắc Giang, sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể có liên quan nên việc khai
thác và mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT tại BHXH huyện đã đạt
được nhiều thành công.
Sau 16 năm hoạt động, BHXH huyện Hiệp Hòa đã khẳng định vị thế
vững chắc, đồng hành cùng sự nghiệp an sinh xã hội trong công cuộc đổi mới
của Đảng, góp phần ổn định chính trị xã hội trên địa bàn huyện Hiệp Hòa,
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH
huyện Hiệp Hòa
Chức năng
BHXH huyện Hiệp Hoà là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Bắc Giang đặt
tại huyện, có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh Bắc Giang tổ chức thực
hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT; quản lí thu, chi BHXH, BHYT trên
địa bàn huyện Hiệp Hoà theo phân cấp quản lí của BHXH Việt Nam và quy
định của pháp luật.
BHXH huyện Hiệp Hoà chịu sự quản lí trực tiếp, toàn diện của Giám
đốc BHXH tỉnh Bắc Giang và chịu sự quản lí hành chính Nhà nước của Uỷ
ban nhân dân huyện Hiệp Hoà.
BHXH huyện Hiệp Hoà có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và
trụ sở riêng.
Nhiệm vụ
- Xây dựng, trình Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Giang kế hoạch phát triển
BHXH huyện Hiệp Hòa trong dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác
hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
3
SV: Nguyễn Thị Hiếu Lớp Đ3BH4
3
Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ
chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng kí quản lí các
đối tượng tham gia và hưởng BHXH, BHYT theo phân cấp.
- Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảo hiểm.
- Tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH, BHYT đối với các tổ chức và
cá nhân.
- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH,
BHYT.
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; từ chối việc
đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định; tổ chức kí
hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lí do uỷ ban nhân dân xã, thị trấn giới
thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT ở xã, thị trấn
theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh Bắc Giang.
- Tổ chức kí hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện,
tiêu chuẩn chuyên môn, kĩ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng
và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người
có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.
- Tổ chức kí hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lí do ủy ban nhân
dân xã, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách BHXH,
BHYT ở xã, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh Bắc Giang.
- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện
chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo
hiểm, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lí, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế
độ BHXH, BHYT theo quy định.
- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá
nhân tham gia bảo hiểm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã
hội ở huyện, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết
các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo
quy định của pháp luật.
- Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm
tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.
4
SV: Nguyễn Thị Hiếu Lớp Đ3BH4
4
Giám đốc
Phó Giám đốc
Bộ phận kế toánBộ phận chế độ chính sáchBộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Bộ phận thu
Bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
Bộ phận giám định BHYT
Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng
các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân
tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ, kịp thời
tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Hiệp Hòa
Sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH huyện Hiệp Hòa
- Giám đốc: có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của BHXH
huyện Hiệp Hòa theo phân cấp. Quyết định các công việc thuộc phạm vi và
thẩm quyền quản lí của BHXH huyện và chịu trách nhiệm về các quyết định
đó. Thực hiện các quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và quy định
quản lí hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Hiệp Hoà.
Tại BHXH huyện Hiệp Hòa, ngoài việc phụ trách các công tác chung
của cơ quan BHXH, Giám đốc BHXH còn trực tiếp phụ trách các bộ phận: bộ
phận kế toán, bộ phận chế độ chính sách, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả.
- Phó Giám đốc: là người được Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền giải
quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Giám đốc.
5
SV: Nguyễn Thị Hiếu Lớp Đ3BH4
5
Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp
Phó giám đốc BHXH huyện Hiệp Hòa trực tiếp quản lí các bộ phận sau:
bộ phận thu, bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, bộ phận giám định BHYT.
- Bộ phận thu: bộ phận này có những nhiệm vụ chính là thu BHXH bắt
buộc, BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Hiệp Hoà.
• Lập kế hoạch thu BHXH hàng tháng, quý, năm.
• Báo cáo tình hình thu theo định kì hàng tháng, quý, năm cho phòng
Thu của BHXH tỉnh Bắc Giang.
- Bộ phận kế toán: có những nhiệm vụ về kế toán chi BHXH sau:
• Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
• Chi trả các chế độ trợ cấp một lần.
• Chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
• Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT với các cơ sở
khám chữa bệnh.
• Chi trả trợ cấp thất nghiệp.
• Lập kế hoạch chi BHXH hàng tháng.
• Lập và quản lí chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của ngành
BHXH, của Nhà nước.
- Bộ phận chế độ chính sách: có nhiệm vụ
• Kiểm tra, xét duyệt hồ sơ, thẩm định việc thực hiện các chế độ, chính
sách BHXH, BHYT, BHTN.
• Lưu trữ hồ sơ các chế độ BHXH.
• Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và cá nhân về việc thực
hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
- Bộ phận cấp sổ, thẻ: có nhiệm vụ cấp và quản lí sổ BHXH; cấp và quản
lí thẻ BHYT cho người tham gia.
- Bộ phận giám định BHYT: có nhiệm vụ giám định việc thực hiện các
quyền lợi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh trên
địa bàn huyện Hiệp Hoà.
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: có trách nhiệm nhận hồ sơ của
các đối tượng tham gia BHXH, BHYT; phân loại và chuyển hồ sơ của các
6
SV: Nguyễn Thị Hiếu Lớp Đ3BH4
6
Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp
đối tượng đến các bộ phận có liên quan để giải quyết sau đó sẽ trả lời họ theo
giấy hẹn của cơ quan BHXH.
2.2.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH huyện Hiệp Hoà
BHXH huyện Hiệp Hoà có tất cả 12 công chức, viên chức. Trong đó có
8 nam (chiếm 66,67%) và 4 nữ (chiếm 33,33%). Về trình độ học vấn: 10
người có trình độ đại học, 2 người có trình độ cao đẳng. Để tránh sự chồng
chéo trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giám đốc BHXH huyện đã phân công
cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức phụ trách những nhiệm vụ cụ thể. Đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn phát huy tốt truyền thống đoàn kết
thống nhất, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc và tâm huyết với
ngành; có phẩm chất, đạo đức trong sáng. Hàng năm, BHXH huyện Hiệp Hoà
thường phối hợp với BHXH tỉnh Bắc Giang tổ chức các buổi tập huấn để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức
trong cơ quan với phương châm vừa làm vừa tổng kết thực tiễn, ứng phó linh
hoạt, chuyển tác phong làm việc từ hành chính thụ động sang tác phong phục
vụ, lấy việc thực hiện tốt chính sách và tác phong phục vụ là công cụ tuyên
truyền cho chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Bên cạnh
việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành, các cán bộ, công chức, viên chức
trong cơ quan cũng thường xuyên tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục
thể thao do ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa, BHXH tỉnh Bắc Giang tổ chức
và giành được khá nhiều giải thưởng cao như giải nhất cầu lông đơn nam khối
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Hiệp Hòa năm 2008, giải nhì cầu lông
toàn ngành BHXH tỉnh Bắc Giang năm 2009....
2.2.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật của BHXH huyện Hiệp Hòa
Cơ sở vật chất kĩ thuật cũng là một yếu tố giúp cơ quan BHXH huyện
Hiệp Hòa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật tốt
làm cho công việc được giải quyết nhanh chóng tạo, được niềm tin đối với
người tham gia.
Trụ sở làm việc của BHXH huyện Hiệp Hoà là toà nhà hai tầng nên được
chia ra thành các phòng riêng, bao gồm: phòng họp, phòng giám đốc, phòng
phó giám đốc, phòng thu, phòng chi, phòng chế độ chính sách, phòng cấp sổ
BHXH, thẻ BHYT.
Trang thiết bị làm việc gồm: 6 máy tính, 3 máy in đều được nối mạng
internet và có kết nối với máy chủ, nối mạng Lan với BHXH tỉnh Bắc Giang.
Ngoài ra, BHXH huyện còn được trang bị các yếu tố vật chất khác như: quạt
7
SV: Nguyễn Thị Hiếu Lớp Đ3BH4
7
Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp
điện, tivi, bàn ghế làm việc, ghế ngồi cho người tham gia và nhân dân đến làm
việc tại cơ quan BHXH.…Tất cả các thiết bị đó đều góp phần để cán bộ, công
chức, viên chức của cơ quan BHXH huyện Hiệp Hoà hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
2.3. Tình hình thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa
2.3.1. Phân công cán bộ làm công tác thu
Cơ quan BHXH huyện Hiệp Hoà phân công hai cán bộ trực tiếp làm
công tác thu BHXH. Mỗi cán bộ thu được giao quản lí thu ở một số khu vực
đơn vị sử dụng lao động cụ thể nên tránh sự chồng chéo trong thực hiện
nhiệm vụ thu. Do vậy dù khối lượng công việc thu rất lớn nhưng bằng trách
nhiệm làm việc, sự tâm huyết, nhiệt tình thì cán bộ thu luôn hoàn thành nhiệm
vụ đề ra. BHXH huyện Hiệp Hoà đã giao nhiệm vụ cho cán bộ thu như sau:
- Cán bộ thu tiếp xúc thường xuyên với các đơn vị sử dụng lao động.
+ Nắm được tổng số lao động thực tế đang làm việc, số lao động thuộc
diện tham gia BHXH, tình hình biến động số lượng lao động, thực hiện đối
chiếu với số lao động đã đăng kí tham gia BHXH để hạn chế các đơn vị sử
dụng lao động kê khai số lao động tham gia BHXH ít hơn so với thực tế, qua
đó đảm bảo quyền được tham gia BHXH của mọi người lao động.
+ Nắm được quỹ lương của đơn vị vì quỹ lương là căn cứ xác định
mức đóng BHXH, hạn chế có đơn vị sử dụng lao động đăng kí quỹ lương với
cơ quan BHXH thấp hơn với quỹ lương thực tế làm giảm số tiền phải đóng
BHXH của họ dẫn đến sau này khi giải quyết chế độ cho NLĐ thì mức hưởng
thấp, chất lượng cuộc sống giảm sút có thể không đảm bảo cuộc sống cho họ,
đặt gánh nặng lên Nhà nước nhằm ổn định an sinh xã hội.
+ Nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để thấy được
khả năng đóng BHXH của đơn vị đó, đưa ra biện pháp truy thu đối với đơn vị
sử dụng lao động làm ăn có hiệu quả nhưng cố tình không đóng BHXH, đồng
thời cũng phải tạo điều kiện cho những đơn vị sử dụng lao động gặp khó khăn
trong sản xuất, kinh doanh được hoãn số tiền BHXH phải nộp.
+ Tuyên truyền chế độ BHXH cho NSDLĐ và NLĐ, giúp họ nhận
thức được tham gia BHXH là quyền và nghĩa vụ của họ, những lợi ích mà
NLĐ và NSDLĐ nhận được khi tham gia BHXH.
+ Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động, quỹ tiền
lương tham gia đóng BHXH theo mẫu biểu quy định của cơ quan BHXH.
8
SV: Nguyễn Thị Hiếu Lớp Đ3BH4
8
Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp
+ Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập bảng tăng, giảm mức
đóng BHXH hàng tháng để nộp cho BHXH huyện Hiệp Hoà.
+ Quy định và thông báo lịch làm việc của cán bộ thu BHXH cho các
đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Hiệp Hoà. Thông thường BHXH
huyện Hiệp Hoà thường tiếp nhận các thay đổi từ ngày đầu tháng đến ngày 20
của tháng.
- BHXH huyện Hiệp Hoà thường xuyên thực hiện rà soát, lập danh sách
các đơn vị đang hoạt động trên địa bàn nhằm phát hiện thêm các đối tượng
mới cần tham gia BHXH trên địa bàn quản lí của huyện mình. Để nắm được
số đơn vị thuộc diện tham gia, BHXH huyện Hiệp Hoà thường phối hợp với
các cơ quan như phòng công thương, phòng Kế hoạch – Đầu tư, chi cục thuế
huyện Hiệp Hoà. Đồng thời tiếp xúc với uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn để
nắm được số hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có tại nơi đó.
Việc mở rộng đối tượng tham gia làm cho quỹ BHXH ngày càng tăng, thực
hiện chi trả kịp thời các chế độ, có nhiều lao động được bảo vệ trước những
rủi ro trong cuộc sống thông qua BHXH.
- Cán bộ thu BHXH thực hiện ghi chép kết quả đóng BHXH cho người
lao động
+ Hàng tháng, cán bộ thu căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền
lương đơn vị đăng kí và bảng tăng, giảm mức đóng BHXH để xác định số tiền
BHXH phải đóng.
+ Cán bộ thu ghi chép chi tiết và chính xác kết quả đóng BHXH của
từng cơ quan, từng đơn vị vào đầy đủ các mẫu sổ sách, thực hiện đối chiếu
với cán bộ thu của BHXH tỉnh Bắc Giang về kết quả đóng BHXH của từng
đơn vị của huyện Hiệp Hoà.
+ Cán bộ thu phải kiểm tra lại số lao động, quỹ tiền lương tham gia
BHXH hàng tháng của từng đơn vị, tổng hợp số đơn vị đã đóng BHXH, số
đơn vị đóng thiếu, chưa đóng trong kì.
2.3.2. Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc
Lập kế hoạch thu có vai trò rất quan trọng trong công tác thu BHXH.
Lập kế hoạch là khâu đầu tiên, có tính chất quyết định đến công tác thu
BHXH hàng năm của cơ quan BHXH các cấp. Kế hoạch lập ra càng sát với
thực tế và phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương thì công tác thu càng
hoàn thiện và có hiệu quả.
9
SV: Nguyễn Thị Hiếu Lớp Đ3BH4
9
Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp
Tại BHXH huyện Hiệp Hòa, lập kế hoạch thu được tiến hành vào đầu
tháng 10 hàng năm và được giao cho cán bộ thu thực hiện. Kế hoạch thu được
lập chi tiết tới từng đơn vị sử dụng lao động.
Để lập kế hoạch thu, trước hết cán bộ thu đã căn cứ vào tình hình biến
động số lao động, quỹ tiền lương do các đơn vị sử dụng lao động báo cáo
hàng tháng để xác định dự toán thu năm kế hoạch cho từng đơn vị.
Số tiền dự toán thu được tính toán theo công thức sau:
Số tiền dự toán thu = Số lao động dự toán × Lương bình quân dự toán × Tỉ lệ
đóng (%).
Ví dụ như: căn cứ vào thực hiện thu BHXH bắt buộc năm 2010 của công
ty may Hoàng Ninh (số lao động đang tham gia BHXH là 100 người, lương
bình quân là 21 triệu đồng/ người), cán bộ thu dự toán số lao động tham gia
BHXH năm 2011 là 120 người, lương bình quân là 21,91 triệu đồng/ người.
Như vậy, số tiền thu dự toán năm 2010 của Công ty may Hoàng Ninh = 120
người × 21,91 triệu đồng/ người × 22% = 578,42 triệu đồng.
Bảng 1: Kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại một số đơn vị tại BHXH
huyện Hiệp Hòa năm 2011.
Đơn vị
Thực hiện năm 2010 Dự toán năm 2011
Số
người
Lương bình
quân
(trđ/người)
Số tiền
thu (trđ)
Số
người
Lương bình
quân
(trđ/người)
Số tiền
thu (trđ)
DN tư nhân Minh
Quang
98 18,72 403,6 102 18,75 420,75
Công ty TNHH
Cường Phát
121 15,84 421,66 130 15,96 456,46
Hợp tác xã
Hoàng Vân
24 25,44 143,32 27 25,54 151,71
DN vật liệu xây
dựng Sơn Uyên
17 9,36 35,01 19 10,23 42,76
Công ty may Kim
Mai
65 17,76 253,97 72 18,12 287,02
(Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa)
Sau đó, cán bộ thu sẽ tổng hợp số tiền dự toán thu theo từng khu vực
như: khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu
vực ngoài quốc doanh,... và cuối cùng là xác định tổng thu của cả năm kế
hoạch.
Bên cạnh lập kế hoạch thu cho các đơn vị đang tham gia BHXH bắt
buộc, cán bộ thu còn đưa ra dự toán về các đơn vị có thể đăng kí tham gia
10
SV: Nguyễn Thị Hiếu Lớp Đ3BH4
10
Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp
BHXH năm kế hoạch. Vì cán bộ thu đã dựa vào tình hình phát triển kinh tế xã
hội của huyện Hiệp Hòa, dựa vào số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt
động tăng để đưa ra dự toán thu BHXH.
Bảng 2: Kế hoạch thu BHXH ở một số khu vực tại BHXH huyện Hiệp
Hòa năm 2011
Khu vực
Thực hiện năm 2010 Dự toán năm 2011
Số đơn vị Số người Số đơn vị Số người
DN ngoài quốc
doanh
64 1.338 70 1.429
Hợp tác xã 3 79 5 114
Hộ kinh doanh cá
thể
15 121 20 148
(Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa)
2.3.3. Quy trình thu BHXH bắt buộc
Đối với các đơn vị sử dụng lao động lần đầu tham gia BHXH bắt buộc:
Trước hết, NLĐ tại các đơn vị sử dụng lao động cần phải căn cứ vào
quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc hợp đồng lao động kê
khai 3 bản “Tờ khai tham gia BHXH bắt buộc” nộp cho NSDLĐ. Các thông
tin kê khai phải đúng sự thật, đầy đủ các nội dung. Đối với những NLĐ đã
được cấp sổ BHXH thì không phải kê khai mà chỉ phải nộp sổ BHXH
Thứ hai là cán bộ phụ trách BHXH tại đơn vị sử dụng lao động tiến hành
kiểm tra, đối chiếu tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc của từng NLĐ; sau
đó NSDLĐ tiến hành kí, xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội
dung trên tờ khai của NLĐ.
Thứ ba, NSDLĐ lập hồ sơ và gửi đến BHXH huyện Hiệp Hòa để tham
gia BHXH cho NLĐ. Hồ sơ phải đầy đủ các loại giấy tờ sau:
+ Công văn đăng kí tham gia BHXH.
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng kí kinh doanh
hoặc giấy phép hoạt động.
Đối với NSDLĐ là cá nhân thì họ sẽ nộp bản hợp đồng lao động đã kí
kết với NLĐ.
+ Hai bản “Danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc” (Mẫu số 02a -
TBH).
11
SV: Nguyễn Thị Hiếu Lớp Đ3BH4
11