Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 58 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014

Ngành:

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Bành Quốc Tuấn
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1411270831

: Trần Ngọc Nữ
Lớp: 14DLK10

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành khóa luận này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến PGS.TS.Bành Quốc Tuấn, người thầy đã truyền dạy cho em những kiến
thức nền tảng ở trường, tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình
triển khai đến khi em có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tiếp đến em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Luật sư Nguyễn Hồng Sơn


– Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Khơng Gian Luật, người đã dìu dắt, hướng
dẫn tận tình, cho em những bài học kinh nghiệm quý giá nhất về pháp luật, về nghề
Luật sư. Trong suốt q trình em thực tập ở Cơng ty, anh đã tạo mọi điều kiện để
em có thể học hỏi, nâng cao các kỹ năng cần thiết nhất để em có thể hồn thành tốt
q trình thực tập và cung cấp cho em những tài liệu để nghiên cứu khóa luận về đề
tài “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân
và gia đình 2014”. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Luật sư Phạm Thị
Xuân Uyên, người đã tiếp thêm cho em động lực, năng lượng để em có thể thực
hiện ước mơ với ngành Luật kinh tế này.
Trong q trình hồn thành khóa luận này, do kinh nghiệm thực tế còn non
yếu, chắc chắn em còn nhiều thiếu sót nên rất mong các thầy cơ bỏ qua. Đồng thời
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các thầy cơ để giúp em tích lũy thêm
kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong tương lai.
Em rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô, các anh chị
và các bạn trong Công ty TNHH Không Gian Luật.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Trần Ngọc Nữ

MSSV: 1411270831

Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khóa luận tốt nghiệp này
được thu thập từ nguồn thực tế tại Đơn vị thực tập, trên các sách báo khoa học
chun ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định) ;
Nội dung trong khóa luận này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá trình
nghiên cứu và thực tế tại Cơng ty TNHH Khơng Gian Luật KHÔNG SAO CHÉP
từ các nguồn tài liệu, báo cáo khác.

Nếu sai sót Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo qui định của Nhà Trường và
Pháp luật.

Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
5. Kết cấu khóa luận .............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN............................................................. 5
1.1. Khái niệm về tài sản chung của vợ chồng .................................................... 5
1.2. Tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản thỏa thuận....................... 6
1.2.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng ................................................. 6
1.2.2. Nội dung của văn bản thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng ................ 8
1.2.3. Thời điểm chế độ tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận có hiệu lực 10
1.2.4. Thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng bị vô hiệu...................................... 11
1.3. Tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản luật định ....................... 11
1.3.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng ............................................... 12
1.3.2. Nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng .......................................... 19
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 VỀ
CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN .............................. 23
2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật hơn nhân và gia đình Việt
Nam về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .......................................... 23
2.1.1. Pháp luật điều chỉnh chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân theo Luật

Hơn nhân và gia đình năm 1959 ............................................................................ 23
2.1.2. Pháp luật điều chỉnh chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 ............................................................................ 23
2.1.3. Pháp luật điều chỉnh chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 ............................................................................ 24
2.1.4. Pháp luật điều chỉnh chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo Luật
Hơn nhân và gia đình năm 2014 ............................................................................ 26


2.2. Nội dung điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về chia tài sản
chung trong thời kỳ hơn nhân ............................................................................ 27
2.2.1. Mục đích phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .......................... 27
2.2.2. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo chế độ tài sản theo thỏa
thuận....................................................................................................................... 29
2.2.3. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo chế độ tài sản theo luật
định ....................................................................................................................... .30
2.2.4. Hậu quả pháp lý chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ....................... 33
2.2.5. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu ................................. 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 40
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHIA
TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 ................................................................................... 42
3.1. Thực tiễn q trình chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân .............. 42
3.1.1. Thực trạng chia tài chung trong thời kỳ hôn nhân ....................................... 42
3.1.2. Một số giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật ......................................... 47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 50
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 53



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay, do nhu cầu và cách sống của con người bị ảnh hưởng bởi
lối sống phương Tây nên mỗi người đều có một tư duy về hơn nhân rất hiện đại và
có sự biến đổi sâu sắc. Bởi vì mối quan hệ của vợ chồng là một mối quan hệ có tính
chất đặc biệt, ngồi gắn bó với nhau do hiệu lực của việc đăng kí kết hơn thì họ cịn
gắn bó với nhau bởi tình cảm, con cái. Hai người nam nữ khi chưa bước vào hôn
nhân, họ là những người có tài sản riêng, hồn tồn tự do trong việc định đoạt tài
sản của mình. Khi bước vào hơn nhân, điều đó đã khác. Trong thời kì hôn nhân, hai
người phải ràng buộc với nhau bởi rất nhiều bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi. Lợi
ích của họ vì thế đã hịa làm một để trở thành một thứ có tên là lợi ích gia đình. Khi
chung sống họ không phân biệt tài sản chung hay tài sản riêng của nhau, họ sử dụng
tất cả tài sản nhằm duy trì sự phát triển của gia đình. Tài sản chung là thứ cần có để
tạo điều kiện cho việc nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia các giao dịch. Suy
cho cùng, tài sản chung hay là tài sản riêng của vợ, chồng cũng phải được khai thác
để nhằm bảo đảm cho sự tồn tại, duy trì và phát triển của gia đình. Vì vậy, tài sản
chung và tài sản riêng trong trường hợp này bị trộn lẫn nên khó khăn trong việc
phân định khi xảy ra tranh chấp. Trong thời kì hơn nhân, vợ chồng có thể thỏa thuận
với nhau về việc phân chia tài sản chung để đáp ứng mục đích riêng hoặc dùng để
phát triển sự nghiệp riêng của mỗi người.
Như vậy cho thấy, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hơn
nhân là một vấn đề quan trọng trong chế độ tài sản của vợ chồng. Pháp luật điều
chỉnh hành vi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm hỗ trợ các cặp vợ
chồng được chủ động hơn trong khối tài sản của mình. Nhưng qua quá trình chia tài
sản trong thời kỳ hơn nhân có rất nhiều bất cập dẫn đến các tranh chấp. Do vậy, việc
nghiên cứu vấn đề “ Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hơn nhân” có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi
vào cuộc sống.

1



2. Tình hình nghiên cứu
Hơn nhân là mối quan hệ thiết yếu trong sự phát triển của xã hội nên các vấn
đề liên quan đến hơn nhân và gia đình luôn được nhiều độc giả cũng như các nhà
lập pháp quan tâm. Do đó đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về các quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình nói chung và việc chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hơn nhân nói riêng. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân chỉ được nghiên cứu chung trong các các cơng trình nghiên cứu về chia tài sản
chung của vợ chồng hoặc một vài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu một vài khía
cạnh cụ thể của vấn đề này.
Các cơng trình nghiên cứu như:
- Khóa luận tốt nghiệp của Tơ Quang Đô với đề tài “Việc chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Quy định pháp luật và thực tiễn”, Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2009).
- Luận văn cao học của Phạm Hồng Minh Hoàng về “Chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội (2013) là tập
trung nghiên cứu một số điểm bất cập của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
trong thực tiễn.
- Khóa luận Đặng Lê Phương Uyên về “Pháp luật về phân chia tài sản của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Khoa Luật Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
(năm 2018).
Bên cạnh đó cịn có một số giáo trình có đề cập đến việc chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như:
- Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình của trường Đại học Luật Hà Nội
(2012).
- Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình của trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh (2017).
- Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình của trường Đại học Cần Thơ (2007).
- Ngồi ra, cịn có một số sách và giáo trình khác nhưng chưa có cơng trình nào

đi sâu phân tích các vụ việc thực tế về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân.

2


Một số bài báo, tạp chí nghiên cứu về vấn đề này như:
- Bài viết “Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại” của tác
giả Nguyễn Văn Cừ trên Tạp chí Tịa án nhân dân số 11 năm 2003, và Tạp chí Tịa
án nhân dân số 9 năm 2000, trang 18-21.
- Bài viết “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân
theo pháp luật hơn nhân và gia đình hiện hành” của tác giả Nguyễn Hồng Hải đăng
trên Tạp chí Luật học số 5/2003.
- Bài viết “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân” của tác giả Nguyễn Phương Lan, Tạp chí Luật học số 6/2002.
Ngồi ra cịn có các buổi hội thảo khoa học về đề tài “Quy định về tài sản hình
thành trong tương lai và những tác động đến việc phân chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân” của Ngô Thị Anh Vân (2017) và “Quy định về tài
sản trong bộ luật dân sự 2015 và ảnh hưởng của nó đến các quy định khác trong
pháp luật Việt Nam”, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu:
- Khóa luận tập trung các vấn đề về lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân; nghiên cứu sự phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình
qua các thời kỳ; quy định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân và các nghị định hướng dẫn thi hành luật này. Ngồi
ra cịn nghiên cứu một số vụ việc thực tiễn về chia tài sản chung trong thời kỳ hơn
nhân.
Về phạm vi nghiên cứu:
- Khóa luận nghiên cứu các quy định của pháp luật về chia tài sản chung trong

thời kỳ hôn nhân trong một số văn bản pháp luật như: Luật Hơn nhân và gia đình
1959; Luật Hơn nhân và gia đình 1986; Luật Hơn nhân và gia đình 2000; Luật Hơn
nhân và gia đình 2014; Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên
quan.
- Đặc biệt, khóa luận cịn nghiên cứu một số trường hợp thực tế về chia tài sản
chung trong thời kỳ hơn nhân qua q trình áp dụng vào thực tiễn theo Luật Hơn
nhân và gia đình 2014.

3


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên một số phương pháp như phương pháp phân
tích, so sánh, phương pháp liệt kê, phương pháp tổng hợp,… từ đó làm rõ từng vấn
đề và nội dung cần nghiên cứu. Ngồi ra bám sát vào Luật hơn nhân và gia đình
2014 và các nghị định hướng dẫn thi hành.
- Phương pháp lịch sử: trình bày tiến trình hình thành và phát triển của pháp luật
hơn nhân và gia đình về vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân qua từng
thời kỳ.
- Phương pháp liệt kê: liệt kê một số lý do chia tài sản chung trong thời kỳ hơn
nhân từ đó tổng hợp được mục đích của vợ chồng khi chia tài sản chung trong thời
kỳ hơn nhân.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: trình bày, phân tích dựa trên việc tìm hiểu
quy định pháp luật, các bài nghiên cứu và thực trạng chia tài sản chung trong thời
kỳ hơn. Từ đó đưa ra những đánh giá; nhận xét trên cơ sở nghiên cứu; tìm hiểu.
- Phương pháp so sánh: so sánh điểm mới của pháp luật hơn nhân và gia đình
qua từng thời kỳ.
- Phương pháp tổng hợp: rút ra những vấn đề đã nghiên cứu trong thực tuễn. Từ
đó, đưa ra giải pháp phù hợp nhằm góp phần hồn thiện pháp luật hơn nhân và gia
đình về chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân.

5. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân.
Chương 2: Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Chương 3: Thực tiễn quá trình áp dụng pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

4


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
1.1. Khái niệm về tài sản chung của vợ chồng
Để tìm hiểu và xác định chính xác tài sản chung của vợ chồng thì trước tiên
phải tìm hiểu rõ như thế nào là tài sản chung. Tài sản chung của vợ, chồng là những
tài sản được hình thành trong thời kỳ hơn nhân. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1
Điều 33 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 được định nghĩa cụ thể như sau:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hơn là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung hợp
nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu của mỗi

chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung. Do vậy, bình thường khơng
thể xác định được phần tài sản nào là của vợ, phần tài sản nào là của chồng trong
khối tài sản chung hợp nhất, chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung vợ chồng thì
mới xác định được phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó. Do xuất
phát từ tính chất của quan hệ hơn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung cơng sức
trong việc tạo nên khối tài sản nhằm xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia đình thực
hiện tốt các chức năng xã hội của nó, pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung
của vợ chồng chỉ căn cứ vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh tài sản mà không căn
cứ vào cơng sức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển khối tài
sản chung đó. Có thể do điều kiện sức khỏe, đặc điểm công việc và nghề nghiệp nên
sự đóng góp cơng sức của vợ chồng vào việc xây dựng khối tài sản chung
không bằng nhau, nhưng quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang
bằng nhau. Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do công sức của cả
hai vợ chồng trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ hoặc chồng làm ra trong thời kỳ
hôn nhân. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là do vợ chồng làm

5


ra bằng công sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt
và những tài sản khác do vợ chồng thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Đối với
tài sản chung của vợ chồng thì vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
1.2. Tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản thỏa thuận
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 lần đầu tiên ghi nhận chế độ tài sản của
vợ chồng theo thỏa thuận, quy định này hoàn toàn mới trong chế độ tài sản của vợ
chồng, thể hiện quan điểm lập pháp tiến bộ của các nhà làm Luật. Nếu Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2000 trước đây chỉ quy định duy nhất một chế độ tài sản của
vợ chồng theo luật định thì Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ hai
chế độ tài sản của vợ chồng, đó là: chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận và

chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. 1
Quy định chung mang tính tổng quát này về chế độ tài sản của vợ chồng đã
khẳng định nhà nước ta thừa nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Bên
cạnh đó, pháp luật cũng dự liệu một chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho các
cặp vợ chồng không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận. Đồng thời, những quy
định chung được đặt ra là để áp dụng chung trong tất cả các trường hợp mà không
phân biệt vợ chồng theo chế độ tài sản nào. Đây chính là cơ sở pháp lý đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, của gia đình, của người thứ ba và bảo vệ trật
tự xã hội.2
Theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình 2014 hiện nay ghi nhận chế độ
tài sản theo thỏa thuận. Trước khi nam nữ trở thành vợ, chồng họ có quyền quyết
định lựa chọn chế độ tài sản của họ sau này. Việc thỏa thuận này được xác lập dựa
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, khơng trái với đạo đức và xã hội. Đặc điểm
chính của văn bản thỏa thuận này thì bắt buộc nó phải được lập trước thời kỳ hôn
nhân.
1.2.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
Việc áp dụng chế độ tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận cần phải đáp
ứng các điều kiện như sau:

1
2

/> />
6


Thứ nhất, căn cứ theo Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì phải được lập
thành văn bản, văn bản đó phải được lập trước thời kỳ hơn nhân và bắt buộc phải
công chứng, chứng thực.
Thứ hai, phải đảm bảo các nguyên tắc chung về chế độ tài sản vợ chồng quy

định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như:
“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia
đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi
thường.”
Thứ ba, phải đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của con người quy định tại Điều 30 Luật Hôn nhân và gia
đình 2014:
“1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của gia đình.
2. Trong trường hợp vợ chồng khơng có tài sản chung hoặc tài sản chung không
đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài
sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.”
Thứ tư, đối với những giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ,
chồng thì phải được vợ chồng cùng thỏa thuận nếu là tài sản riêng của vợ chồng thì
chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch nhưng phải đảm bảo
chỗ ở cho vợ, chồng theo quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Thứ năm, đối với giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản
ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật
không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng phải thực hiện đúng quy định tại
Điều 32 Luật hơn nhân và gia đình 2014.3

3

Điều 32 Luật Hơn nhân và gia đình 2014


7


Thứ sáu, trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng
thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ
ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người
thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật
Dân sự 2015.4
Thứ bảy, trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp
dụng thì trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung
một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản
theo luật định.
Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được
công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Thỏa thuận sửa đổi, bổ
sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được cơng chứng
hoặc chứng thực. Vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những
thông tin liên quan theo quy định. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời
điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị
pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.5
1.2.2. Nội dung của văn bản thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng
Theo căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
- Thỏa thuận tất cả các vấn đề liên quan đến tài sản chung và tài sản riêng như:
- Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
- Giữa vợ và chồng khơng có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ,
chồng có được trước khi kết hơn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản
chung;
- Giữa vợ và chồng khơng có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có
được trước khi kết hơn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người
có được tài sản đó;


4

Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015

5

Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công

an nhân dân, trang 205.

8


- Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
- Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch
có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
- Nội dung khác có liên quan.
Xét về mặt nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì
đây là một quy định tương đối đầy đủ và hợp lý.
Về bản chất, việc vợ chồng xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng mang
tính chất của giao dịch dân sự. Các nội dung cơ bản bắt buộc như: quyền và nghĩa
vụ cơ bản của các bên đối với tài sản chung, tài sản riêng,…nếu vợ chồng không
thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì luật hồn tồn cho phép áp dụng các
quy định của pháp luật để để điều chỉnh. Đây là một cơ chế mở, dự tính cho trường
hợp nếu các bên chưa kịp thời thỏa thuận các nội dung phát sinh ngồi thỏa thuận.
Pháp luật có những quy định về chế độ tài sản theo luật định để “bù đắp” vào
những thiếu sót của bản thỏa thuận, mục đích nhằm hỗ trợ cho chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận được thực hiện tốt nhất trên thực tế. Theo Điều 15 Nghị định
126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn

nhân và gia đình 2014:
“1. Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau
đây:
a) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ,
chồng
b) Giữa vợ và chồng khơng có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do
vợ, chồng có được trước khi kết hơn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản
chung;
c) Giữa vợ và chồng khơng có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có
được trước khi kết hơn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người
có được tài sản đó;
d) Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.

9


2. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù hợp với quy định tại các Điều
29, 30, 31 và 32 của Luật Hơn nhân và gia đình. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi
ích liên quan có quyền u cầu Tịa án tun bố thỏa thuận vơ hiệu theo quy định
tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.”
1.2.3. Thời điểm chế độ tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận có hiệu lực
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì chế độ tài
sản theo thỏa thuận có hiệu lực là kể từ ngày đăng ký kết hôn: “Trong trường hợp
hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải
được lập trước khi kết hơn, bằng hình thức văn bản có cơng chứng hoặc chứng
thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký
kết hôn.”
Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chỉ ra thời điểm lựa chọn, lập chế độ
tài sản theo thỏa thuận là “phải được lập trước khi kết hôn”. Việc ấn định thời điểm

công nhận vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hơn
là hồn tồn hợp lý. Theo như Điều luật, nếu các bên vợ chồng thống nhất lựa chọn
chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc thỏa thuận này phải diễn ra
trước khi kết hôn, tức là trước khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, nếu trước khi
đăng ký kết hôn, hai bên không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì sẽ mặc
định áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
Quy định thời điểm xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận phải được lập trước
khi kết hôn là một quy định hợp lý và có cơ sở, thống nhất với nội dung có liên
quan trong Luật Hơn nhân và gia đình 2014. Sở dĩ luật ấn định thời điểm công nhận
lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thỏa thuận nhằm đảm bảo cho chế
độ này được áp dụng trên thực tế.
Nếu Luật Hơn nhân và gia đình 2014 không ấn định thời điểm công nhận vợ
chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận là thời điểm trước khi đăng ký kết
hôn, mà là thời điểm sau khi đăng ký kết hơn thì sẽ dẫn tới trường hợp tranh chấp
về tài sản xảy ra trong khoảng thời gian sau khi đăng ký kết hôn tới thời điểm hai
bên xác lập chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận sẽ do pháp luật điều chỉnh. Để
tôn trọng tối đa sự thỏa thuận của các bên vợ chồng, trong việc phân chia tài sản
cũng như giải quyết tranh chấp nên ngay từ trước khi kết hôn, vợ chồng bắt buộc
phải lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận (nếu muốn) và kể từ ngày đăng ký kết

10


hơn thì thỏa thuận này có hiệu lực pháp luật, đồng thời đây cũng là căn cứ quan
trọng để phân định tài sản cũng như giải quyết tranh chấp về vấn đề tài sản xảy ra,
nếu có.
Về thời điểm có hiệu lực của chế độ này là “được xác lập kể từ ngày đăng ký kết
hôn”. Quy định này là một quy định hợp lý, góp phần giúp cho việc áp dụng pháp
luật một cách thống nhất, rõ ràng, đồng bộ. Suy cho cùng, chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận chỉ có giá trị và phát sinh hiệu lực khi hai bên có sự

kiện “đăng ký kết hôn”. Chế độ tài sản theo thỏa thuận chỉ được áp dụng đối với
quan hệ vợ, chồng hợp pháp (có đăng ký kết hơn), cịn đối với trường hợp nam nữ
sống chung với nhau như vợ, chồng thì khơng được áp dụng. Do đó, thời điểm xác
lập cũng như phát sinh hiệu lực của chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
nhất thiết phải là thời điểm tính từ ngày đăng ký kết hôn.
1.2.4. Thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng bị vô hiệu
Căn cứ theo quy định tại tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nếu vi
phạm các nguyên tắc này thì chế độ thỏa thuận tài sản sẽ bị vô hiệu:
- Khơng tn thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật
dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vi phạm một trong các quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hơn
nhân và gia đình 2014
- Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền
được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác
của gia đình.
Như vậy, đối với các chế độ thỏa thuận tài sản chung của vợ, chồng bắt buộc
phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều này. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi
ích liên quan có quyền u cầu Tịa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu. Khi thỏa thuận
này vơ hiệu thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
1.3. Tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản luật định
Tài sản chung được đặt ra “trong thời kỳ hơn nhân” bởi vì khi hai người nam nữ
chưa bước vào hôn nhân, họ là những người có tài sản riêng, hồn tồn tự do trong
việc định đoạt tài sản của mình. Khi bước vào hơn nhân, điều đó đã khác. Trong
thời kì hơn nhân, hai người phải ràng buộc với nhau bởi rất nhiều bổn phận, nghĩa

11


vụ và quyền lợi. Lợi ích của họ vì thế đã hịa làm một để trở thành một thứ có tên là
lợi ích gia đình. Bản chất của hơn nhân là vợ chồng phải cùng nhau chung sức,

chung lòng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, phải cùng
nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Căn cứ xác lập tài sản
vợ chồng trước hết phải dựa vào “thời kỳ hôn nhân”. Nếu trước thời kỳ hôn nhân
mà vợ chồng khơng có thỏa thuận nào khác về tài sản thì đương nhiên áp dụng chế
độ tài sản chung của vợ, chồng theo luật định. Căn cứ vào Khoản 13 Điều 3 của
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 giải thích thời kỳ hơn nhân là “khoảng thời
gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm
dứt hôn nhân”. Việc quy định thời kỳ hôn nhân là căn cứ để xác định tài sản của vợ
chồng là một quy định mang tính truyền thống trong Luật Hơn nhân và gia đình của
nhiều nước.
1.3.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung được xác lập từ thời điểm vợ chồng đăng kí kết hơn. Như vậy,
cho thấy tất cả những tài sản được hình thành trong thời kỳ hơn nhân, được sử dụng
vào mục đích đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ
chồng nếu vợ chồng khơng có giấy tờ, chứng cứ, chứng minh đó là tài sản riêng thì
đó được xác định là tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật Hơn nhân và gia
đình 2014, bao gồm:
- Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh
Đây là một loại tài sản đặc trưng nhất trong quan hệ vợ, chồng; là thu nhập
thường xuyên, cơ bản, chính đáng và chủ yếu của mỗi người, để đảm bảo cuộc sống
vật chất ổn định, lâu dài của gia đình. Nó là nguồn thu nhập dùng để duy trì nguồn
sống của hầu hết tất cả cặp vợ chồng. Pháp luật không căn cứ vào mức thu nhập để
quy định mà chỉ quy định các thu nhập này trong thời kì hôn nhân đều là tài sản
chung của vợ chồng. Dù vợ chồng làm việc ở những ngành nghề khác nhau với mức
thu nhập khác nhau và cũng không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng tạo ra thì
mọi thu nhập từ lao động, từ hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng đều là tài
sản chung. Bởi vì do nhiều yếu tố như sức khỏe; năng lực; nghề nghiệp; bằng cấp;


12


mà các thu nhập này có thể khác nhau nhưng pháp luật vẫn thừa nhận thể hiện sự
bình đẳng ngang nhau trong mối quan hệ vợ chồng.
Thu nhập do lao động bao gồm: tiền lương; tiền công; tiền thù lao khốn việc;
tiền nhuận bút; cơng tác phí; trợ cấp thường xuyên; định kì hoặc bất thường; trợ cấp
lễ tết; trợ cấp sinh hoạt theo chức vụ.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: có thể mang tính chất vụ việc; thời
vụ; thường xun; có thể mang tính chất hoạt động chân tay hoặc trí tuệ.
Ví dụ: Ơng A mở tiệm bn bán tập hóa thì lợi nhuận thu được từ việc kinh
doanh này đó là tài sản chung, đã là tài sản chung trên nguyên tắc vợ chồng có
quyền chiếm đoạt, định đoạt, sử dụng ngang nhau vì nhu cầu của gia đình.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
Đây là khoản thu nhập thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi là sản
vật tự nhiên mà tài sản mang lại từ tài sản riêng của vợ chồng. Ví dụ: trứng do gia
cầm đẻ ra; hoa màu có được khi trồng trọt.6
Lợi tức là các khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng
của mình. Thơng thường, lợi tức được tính thành một số tiền nhất định. Ví dụ:
khoản tiền có được do thuê nhà, khoản lãi vay có được từ việc cho vay tài sản.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong nhiều trường hợp là thu nhập
quan trọng nhất của vợ chồng. Nhưng quy định này bị mâu thuẫn với quy định tại
Điều 223 của Bộ luật Dân sự 2015 thì “chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền
sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó”. Với quy định này thì hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng được xác định là tài sản riêng của vợ
chồng. Theo nguyên tắc áp dụng thì sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành khi nào
luật chun ngành khơng quy định thì mới áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 về chế độ
tài sản.7 Do vậy vợ chồng cùng góp cơng, góp sức để từ đó phát sinh ra hoa lợi, hoa
tức nhằm duy trì đời sống, nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của gia
đình nên pháp luật quy định đây là tài sản chung của vợ chồng là hợp lý.


6

/>
7

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam tái
bản có sửa đổi, bổ sung, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Trang 204.

13


Trong quá trình chung sống các bên trong quá trình chung sống vẫn có thể thỏa
thuận đó là tài sản riêng, điều này pháp luật khơng cấm vì pháp luật luôn tôn trọng
nguyên tắc tự thỏa thuận và quyền định đoạt tài sản riêng của mỗi người.8
Ví dụ: Người chồng trước khi kết hơn có ni 20 con bị, 100 con vịt. Nhưng
sau khi kết hơn thì hoa lợi phát sinh từ con của 10 con bò; trứng, con của 100 con
vịt lại là nguồn thu chính của gia đình. Căn cứ vào quy định trên thì những hoa lợi
phát sinh từ 20 con bò và 100 con vịt được xác định là tài sản chung của vợ, chồng.
Nhưng nếu vợ chồng muốn thỏa thuận đó là tài sản riêng thì pháp luật vẫn cơng
nhận.
- Tài sản mà vợ chồng được từ thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
Tài sản do vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung trong thời kỳ hôn
nhân cũng là tài sản chung. Đây là tài sản có tính chất đặc thù trong khối tài sản
chung vợ chồng, bởi tài sản này hình thành không phải dựa trên cơ sở vợ chồng tạo
ra từ lao động, sản xuất mà nó hình thành trên cơ sở ý chí định đoạt của người khác
và phải tuân theo quy định của pháp luật thừa kế và pháp luật về cho tặng tài sản.
Vợ chồng có thể được tặng cho hoặc được thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân,
những tài sản này đương nhiên thuộc khối tài sản chung. Người tặng cho thường là
cha mẹ của vợ hoặc chồng và việc tặng cho được thực hiện nhằm khích lệ, biện

pháp hỗ trợ vật chất giúp cả hai vợ chồng có tài sản để phát triển gia đình; thường là
nơi sinh sống, phương tiện đi lại để vợ chồng có thể xây dựng cuộc sống và tạo lập
sự nghiệp.
Thứ nhất, đối với tài sản vợ hoặc chồng được thừa kế; tặng cho riêng sẽ trở
thành tài sản chung của vợ chồng khi có sự thể hiện ý chí của người sở hữu đồng ý
nhập tài sản được thừa kế riêng vào khối tài sản chung.
Thứ hai, trên hợp đồng tặng cho, di chúc thừa kế thể hiện rõ là tặng cho, để lại
tài sản thừa kế cho cả hai vợ chồng thì đó là tài sản chung. Ví dụ như: “ Tơi muốn
tặng cho cả 2 vợ chồng…”; “Tôi để lại di sản là căn nhà này, miếng đất này cho cả
2 vợ chồng..”. Thì cho thấy đây là trường hợp xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất

8

Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công
an nhân dân, trang 223.

14


của vợ chồng phụ thuộc vào sự định đoạt, ý chí chủ quan của chủ sở hữu hoặc theo
quy đinh của pháp luật về tặng cho, thừa kế.9
- Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
Theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình 2014 thì “ vợ chồng thỏa thuận là
tài sản chung” . Loại tài sản này được thành lập dựa vào ý chí chủ quan của vợ
chồng. Căn cứ vào quy định này thì trong q trình hơn nhân vợ chồng có thể thỏa
thuận để sáp nhập tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng. Quy định này
giúp cho các cặp vợ chồng hiện nay có thể có thêm sự lựa chọn phù hợp với quan
niệm và tình trạng hơn nhân gia đình ở Việt Nam, đảm bảo đời sống hơn nhân có sự
hài hịa và đa dạng.
Thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải

được lập thành văn bản, những loại tài sản đăng ký quyền sở hữu (bất động sản,
động sản) thì bắt buộc phải tuân thủ hình thức của pháp luật quy định phải được
công chứng, chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền.
Có rất nhiều trường hợp thỏa thuận về tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ,
việc công nhận sự thỏa thuận này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba. Bởi vì
việc thỏa thuận giữa vợ, chồng diễn ra rất ít người biết, người thứ ba sẽ không thể
nào xác định được khi nào lợi ích của mình bị xâm phạm. Việc nhập tài sản riêng
vào tài sản chung có nhiều trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba như
chủ nợ. Khi kê biên tài sản này để thực hiện các nghĩa vụ trên thì chỉ kê biên được
một phần tài sản đó, nếu khơng có sự thỏa thuận này thì chủ nợ có quyền kê biên
tồn bộ tài sản. Do đó việc thỏa thuận đưa tài sản riêng nhập vào tài sản riêng trong
trường hợp này một phần đã ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba. Vì vậy, Luật
hơn nhân và gia đình 2014 cần quy định về trường hợp phải thông báo cho người
thứ ba biết khi hai vợ chồng có thỏa thuận. Việc quy định chặt chẽ và chi tiết hơn
trong trường hợp này để tránh việc chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ, tẩu
tán tài sản.
- Tài sản mà vợ chồng khơng có chứng cứ, chứng minh là tài sản riêng thì đó là
tài sản chung

9

/>
15


Đây là một trong những căn cứ gây tranh chấp nhiều nhất trong quan hệ vợ
chồng. Vì mối quan hệ vợ chồng là một mối quan hệ đặc biệt nó gắn nhiều yếu tố
như tình cảm, đạo đức, con cái, nghĩa vụ; nên thường khi chung sống họ không tách
bạch giữa tài sản chung và tài sản riêng. Do đó, khi có mâu thuẫn xảy ra dẫn đến
tranh chấp thì họ khơng có chứng cứ, chứng minh đây là tài sản riêng của vợ chồng.

Vì vậy theo nguyên tắc suy đốn này thì tài sản nào khơng có chứng cứ, chứng
minh đó là tài sản riêng thì là tài sản chung. Việc này khơng đảm bảo đến lợi ích
của vợ chồng bởi vì có nhiều loại tài sản khơng đăng ký quyền sở hữu rất khó khăn
trong việc chứng minh đó là tài sản riêng.
Ngồi ra việc suy đốn này có nhiều trường hợp nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Đa
số xảy xa nhiều nhất đó là trốn nợ. Khi kê biên tài sản riêng của vợ hoặc chồng để
thực hiện nghĩa vụ trả nợ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì nếu muốn trốn tránh nghĩa
vụ thì vợ hoặc chồng sẽ câu kết với nhau để thỏa thuận đây là tài sản chung. Khi
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thì người vợ hoặc chồng lại không đưa ra được bất kì
chứng cứ, chứng minh để xác định đây là tài sản riêng thì đây sẽ được suy đốn là
tài sản chung. Tài sản chung trên nguyên tắc là chia đôi, nên trong trường hợp này
tài sản bị kê biên không còn đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ trả nợ nữa.
- Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
Các loại trợ cấp: Trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp thai sản; trợ cấp hưu trí; trợ cấp
thương tật; trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp thương binh; liệt sĩ; trợ cấp đối với
người có cơng với cách mạng.
Tiền thưởng: gắn liền với huân chương, huy chương, danh hiệu cao q, bằng
khen, giấy khen, cơng trình nghiên cứu (sáng tác, phát minh, sáng chế) được thực
hiện theo khuôn khổ đơn hàng của người khác;
Tiền thưởng hoặc tiền hiện vật thưởng do thực hiện xong một công việc theo sự
phân công với kết quả tốt (thi đấu thể thao, văn nghê,..) hoặc do thực hiện tốt một
cơng việc có hứa thưởng (tìm được vật thất lạc. hợp đồng hứa thưởng có điều kiện,
vượt qua lịng kiên nhẫn, can đảm, sức bền, lập kỉ lục Guiness, trả lời đúng câu hỏi,
tham gia các gameshow trên truyền hình, dự đốn đúng kết quả thể thao,..)
Tiền thưởng đột xuất và bất ngờ do thực hiện tốt một cơng việc làm hài lịng
người thưởng, dù người này khơng hứa thưởng trước đó (chặn bắt trộm, cướp, tố

16



giác tội phạm, chữa cháy, cứu người bị nạn, cứu tài sản trong một vụ thiên tai, hỏa
hạn, lũ lụt,..).10
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số
điều kiện thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì các khoản thu nhập hợp pháp khác
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể như sau:
Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy
định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Hơn nhân và gia đình cụ thể là: các khoản trợ cấp,
ưu đãi mà vợ chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có cơng
với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ chồng.
Tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân
sự 2015 đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ
quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
Theo quy định của điều luật trên cho thấy, tài sản được xác định “hợp pháp” là
những tài sản được hình thành phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với những
thu nhập bất hợp pháp như tham nhũng, trộm cắp, lừa đảo,… thì khơng được xem là
tài sản chung. Những tài sản có được từ những hành vi khi bị phát hiện sẽ bắt buộc
phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc có thể bị thu hồi, tiêu hủy.11
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
hoặc có được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Theo quy định này thì việc quyền sử dụng đất có được trong thời kỳ hơn nhân
đều thuộc sở hữu chung của vợ chồng chỉ loại trừ hai trường hợp là được tặng cho,
thừa kế riêng. Cần quy định thêm đối với trường hợp quyền sử dụng được hình
thành trong thời kỳ hơn nhân bằng tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của
vợ, chồng. Theo quy định xác lập tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân
“…Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của
10

Trường Đại học Cần Thơ (2007), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình tập 2, Nhà xuất bản Trường Đại


học Cần Thơ, trang 10.
11

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam tái
bản có sửa đổi, bổ sung, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, trang 216.

17


vợ, chồng”12. Theo như quy định này thì nếu quyền sử dụng đất được hình thành từ
tài sản riêng của vợ chồng cũng được xác định là tài sản riêng của vợ chồng.
Ví dụ: Ơng A trước thời kỳ hơn nhân có mua một miếng đất, đây được xác định
là tài sản riêng của ông A – ông A cũng khơng có thỏa thuận sáp nhập vào tài sản
chung. Ngày 10/10/2017 ông A kết hôn với bà B. Hai bên khơng có bất cứ tài sản
chung gì. Ngày 01/01/2018 thì ông A bán miếng đất là tài sản riêng trước thời kỳ
hôn nhân của ông A cho ông C. Và sau đó ơng A sử dụng số tiền bán được để mua
một miếng đất khác. Khi đến chi nhánh văn phịng đăng ký đất đai thì được xác
nhận đây là quyền sử dụng đất có được trong thời kỳ hơn nhân và yêu cầu ông A và
bà B cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông A khơng đồng ý
vì đây là tài sản được hình thành từ nguồn tiền do ông A bán miếng đất là tài sản
riêng. Theo căn cứ vào quy định trên thì chỉ loại trừ 2 trường hợp đó là được tặng
cho và thừa kế riêng. Còn việc quyền sử dụng đất có được do nguồn gốc là từ tài
sản riêng lại không được đề cập đến. Nhưng theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 của
Luật hôn nhân và gia đình 2014 về căn cứ xác định tài sản riêng thì “ tài sản được
hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng”.
Miếng đất này được hình thành từ nguồn tiền có được từ tài sản riêng của ông A
nên được xác định là tài sản riêng. Nhưng việc chứng minh trong thực tế rất khó
khăn. Nếu ơng A khơng chứng minh được nguồn tiền từ tài sản riêng để mua miếng
đất này thì có thể sẽ được xác định đó là tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc

chứng minh nguồn tiền này có thể từ: tài khoản ngân hàng, hợp đồng chuyển
nhượng, thời gian hình thành nguồn tiền, chứng minh khả năng tài chính của vợ
chồng13;
Từ ví dụ thực tiễn trên cho thấy luật cần quy định chặt chẽ hơn trong trường hợp
này để tránh dẫn đến các bất cập xảy ra trong thực tế. Bởi vì việc tiền là vật khơng
có đăng ký quyền sở hữu nên việc chứng minh nguồn tiền trong thực tế rất khó
khăn.

12
13

Điều 43 Luật Hơn nhân và gia đình 2014
Trường Đại học Cần Thơ (2007), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình tập 2, Nhà xuất bản Trường Đại

học Cần Thơ, trang 11.

18


Tóm lại, tài sản chung của vợ chồng sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung
hợp nhất có thể phân chia. Trong quá trình chung sống vợ chồng có thể thỏa thuận
với nhau phân chia tài sản chung hay sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Theo
đó, vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng cơng sức của
mỗi người, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu và sở hữu tài
sản chung. Vợ chồng cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm
hữu và sử dung tài sản chung.
1.3.2. Nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng
Nhằm đảm bảo lợi ích của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân thì hiện nay Luật
hơn nhân và gia đình 2014 có quy định cách thức xác lập tài sản chung như sau:
- Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng:

Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
“Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định
phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy
chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng
có thỏa thuận khác”.
Như vậy, với quy định trên thì các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử
dụng thì bắt buộc phải ghi tên của cả hai vợ chồng vào trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu, quyền sử dụng. Nhưng pháp luật hiện nay vẫn cho phép vợ chồng có
thể thỏa thuận ghi tên vợ hoặc chồng vào các giấy tờ đăng kí qyền sở hữu. Do đó
trong trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận với nhau chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng
thì chưa hẳn đây là tài sản riêng. Nếu tài sản này được hình thành trong thời kỳ hơn
nhân nếu khơng có chứng cứ, chứng minh đây là tài sản riêng thì sẽ được suy luận
là tài sản chung.
Căn cứ Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài
sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng vào giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ
trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Thơng tư 15/2014/TTBCA ngày 04/04/2014 của Bộ Công an về đăng ký xe tại Điều 25 quy định: Xe là
tài sản chung của vợ chồng thì chủ xe tự nguyện khai là tài sản chung của vợ chồng,
phải ghi đầy đủ họ tên và chữ ký của vợ, chồng trong giấy khai đăng ký xe.

19


Như vậy, đối với những tài sản có giá trị lớn, pháp luật quy định phải đăng ký
quyền sở hữu, sử dụng, trong đó tài sản chung của vợ chồng sẽ được thể hiện cả tên
vợ và chồng trên những giấy chứng nhận sở hữu, sử dụng và khi thực hiện các
quyền đối với những tài sản chung này thì phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng.
Có các trường hợp mặc dù là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có vợ hoặc
chồng đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu thì rất khó khăn trong

việc thực hiện mua bán. Trước đây các hợp đồng mua bán chỉ lập bằng giấy tay và
không có cơng chứng nên thường xảy ra các tranh chấp về tài sản chung. Nhưng căn
cứ theo pháp luật đất đai, đối với quyền sử dụng đất khi mua bán phải được lập
thành văn bản và thực hiện các thủ tục (cơng chứng, chứng thực) tại cơ quan có
thẩm quyền.
Như vậy, việc chuyển nhượng, tặng cho, để lại di sản thừa kế tài sản chung bắt
buộc phải có sự thỏa thuận đồng ý của người vợ chồng (thỏa thuận này phải lập
thành văn bản có cơng chứng, chứng thực đối với tài sản phải đăng ký quyền sở
hữu).
Ví dụ: Ơng A bán cho ông B miếng đất, đất này được vợ, chồng ông A mua
trong thời kỳ hôn nhân. Do vợ, chồng ông A chung sống rất tin tưởng lẫn nhau nên
đã thỏa thuận là chỉ có ơng A đại đứng tên miếng đất. Việc này không phải để xác
nhận miếng đất này thuộc tài sản riêng của ông A mà trong trường hợp này đó vẫn
là tài sản chung. Trên nguyên tắc thì khi mua bán bắt buộc phải có sự đồng ý của vợ
ơng A. Nếu khơng có sự đồng ý của người vợ mà ông A vẫn thực hiện việc mua bán
miếng đất thì giao dịch này khơng có giá trị pháp lý. Khi có u cầu thì người vợ có
thể u cầu tịa án tun bố giao dịch vô hiệu, ông A và ông B phải hồn trả cho
nhau những gì đã nhận. Khi mua bán xảy ra trong thực tế, hợp đồng mua bán được
lập tại phịng cơng chứng, nhân viên cơng chứng sẽ u cầu xác nhận tình trạng hơn
nhân và xem xét đất này có được hình thành trong thời kỳ hơn nhân hay khơng, sau
đó mới thực hiện việc cơng chứng.
- Đối với tài sản khơng có đăng ký quyền sở hữu
Đối với những tài sản này thì chúng ta có thể sử dụng ngun tắc suy đốn.
Những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung. Nếu vợ hoặc
chồng khơng có chứng cứ, chứng minh đó là tài sản riêng thì đây được xem là tài
sản chung. Trên thực tế, việc chứng minh này vô cùng khó khăn. Bởi vì những tài

20



×