Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phạm vi áp dụng công ước vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.08 KB, 72 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

PHẠM VI ÁP DỤNG CƠNG ƯỚC
VIENNA 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN CHÍ THẮNG
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THANH VÂN
MSSV: 1511270168

Lớp: 15DLK03

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi đến quý
thầy, cô giáo trong khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ
Chí Minh (HUTECH) lời cảm ơn chân thành.
Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy ThS. Nguyễn Chí Thắng đã nhiệt tình, tận
tâm hướng dẫn, giúp đỡ em sửa chữa và hịa thành bài Khóa luận tốt nghiệp
này.
Cuối cùng em cùng không quên gửi lời cảm ơn đến những người thân,


quý thầy cô, bạn bè,…luôn bên cạnh trợ giúp, tạo điều kiện, ủng hộ, sẻ chia,
chỉ dạy để em có thể hồn thành được khóa học cũng như chun đề Khóa
luận này.
Trong q trình nghiên cứu, cũng như là trong q trình làm bài Khóa
luận tốt nghiệp, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua. Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cơ để em học thêm được nhiều kinh
nghiệm.
Sinh viên

Trần Thị Thanh Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Trần Thị Thanh Vân, MSSV: 1511270168
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chun ngành (có trích dẫn
đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong khoá luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường
và pháp luật.

Sinh viên

Trần Thị Thanh Vân


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

APEC

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh

Cooperation

tế châu Á - Thái Bình
Dương

ASEAN
CIETAC

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia

Nations

Đông Nam Á

China International Economic

Ủy ban Trọng tài thương

and Trade Arbitration


mại Trung Quốc

Commission
CISG, Công ước

United Nations Convention on

Công ước Vienna 1980

Vienna 1980

Contracts for the International

của Liên Hiệp Quốc về

Sale of Goods.

hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế

CPTPP

Comprehensive and

Hiệp định Đối tác Toàn

Progressive Agreement for

diện và Tiến bộ xuyên


Trans-Pacific

Thái Bình Dương

Partnership – CPTPP
EEC

European Economic

Cộng đồng Kinh tế châu

Community

Âu

FOB

Free On Board

Miễn trách nhiệm

ICC

International Chamber of

Phòng thương mại Quốc

Commerce


tế

INCOTERMS

International Commercial

Các điều khoản thương

2010

Terms

mại Quốc tế

PECL

Principles of European

Bộ nguyên tắc về luật

Contract Law

hợp đồng châu Âu

Principles of international

Những nguyên tắc Hợp

commercial contracts


đồng Thương mại Quốc

PICC

tế
UCC

Uniform Commercial Code

Luật Thương mại Thống
nhất Hoa Kỳ


UCP 500

Uniform Customs and Practice

Quy tắc và thực hành

for Documentary Credits

thống nhất về tín dụng
chứng từ hay Tập qn
và thơng lệ thống nhất
về tín dụng chứng từ lần
sửa đổi thứ 500 năm
1993

UNCITRAL


United Nations Commission

Ủy ban Liên Hiệp Quốc

On International Trade Law

về Luật Thương mại
Quốc tế

UNIDROIT
VIAC
WTO

The International Institute for

Viện Thống nhất Tư

the Unification of Private Law

pháp Quốc tế

Vietnam International

Trung tâm Trọng tài

Arbitration Centre

Quốc tế Việt Nam

The World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế

giới


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài........................................................................... 1
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài......................................................... 2
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
6. Kết cấu của khoá luận..........................................................................................3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIENNA
1980............................................................................................................................ 4
1.1. Khái niệm và đặc điểm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế......... 4
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế......................... 4
1.1.2. Đặc điểm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.......................... 8
1.2. Tổng quan về Công ước Vienna 1980 và căn cứ áp dụng Công ước
Vienna 1980..................................................................................................... 14
1.2.1. Tổng quan về Công ước Vienna 1980............................................ 14
1.2.2. Căn cứ áp dụng Công ước Vienna 1980.........................................17
1.2.2.1. Căn cứ theo địa điểm kinh doanh.........................................17
1.2.2.2. Căn cứ theo đối tượng hợp đồng..........................................23
1.2.2.3. Căn cứ về nội dung hợp đồng...............................................27
1.3. Các vấn đề Công ước Vienna 1980 không điều chỉnh......................... 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG I....................................................................................... 32
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIENNA 1980............. 33
2.1. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại một số quốc gia và tại
Việt Nam.......................................................................................................... 33
2.1.1. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại một số Quốc gia....34
2.1.1.1. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại Trung Quốc 34

2.1.1.2.

Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại Nhật Bản..39

2.1.1.3. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại Hoa Kỳ........41
2.1.1.4. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại Pháp............46
2.1.2.

Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại Việt Nam............ 49

2.2. Thực tiễn về việc loại trừ phạm vi áp dụng Công ước Vienna 1980..52
2.3. Bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng Công ước Vienna 1980..........57
KẾT LUẬN CHƯƠNG II......................................................................................60
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................. 61
DANH MỤC THAM KHẢO.................................................................................62


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Việt Nam đang có nền kinh tế đang phát triển. Đang trên đường
tham gia, hội nhập quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị thượng đỉnh (APEC), Hiệp định Đối tác
tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP),…Bên cạnh đó Việt Nam
cũng ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước lớn như Hoa Kỳ, Anh, Nhật
Bản, Trung Quốc,…
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, mặt hàng xuất nhập khẩu ngày càng
được phát triển và mở rộng. Cho dù là thương vụ lớn hay nhỏ hợp đồng cũng không
thể thiếu trong các vụ giao dịch giữa các chủ thể với nhau. Trong đó hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế ngày càng gia tăng có giá trị lớn. Nhưng với hệ thống pháp
luật nước ta chưa thể đáp ứng được với các giao dịch, hợp đồng này xảy ra. Theo

Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam - VIAC tranh chấp trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế chiếm 80% trong tổng số các tranh chấp quốc tế. Trong đó CISG
điều chỉnh ba phần tư lượng hàng hóa tồn cầu.1 CISG có lẽ là nỗ lực hài hòa pháp
luật trong lĩnh vực thương mại hàng hóa thành cơng nhất trong lịch sử. Theo một
thống kê, có ít nhất 3000 vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
trong đó Tịa án và Trọng tài áp dụng CISG để giải quyết. Như vậy, CISG lúc này là
rất cần thiết và quan trọng.
Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp
quốc (CISG), được thơng qua năm 1980, là một mơ hình hữu ích cho các nước đang
nổi lên đang xem xét việc ban hành luật hợp đồng và mua bán hiện đại. Công ước
này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán có địa
điểm kinh doanh tại các nước là thành viên của công ước, song công ước có sự nhất
quán trong việc nhấn mạnh yếu tố tự do hợp đồng, theo đó các bên có quyền quy
định khác. Cơng ước Vienna 1980 được soạn thảo bởi nhóm làm việc gồm các luật
sư từ khắp các khu vực trên thế giới dưới sự bảo trợ của Uỷ ban Luật Thương mại
Quốc tế của Liên Hợp quốc (UNCITRAL).

VCCI, Báo cáo nghiên cứu: Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, 2010.
1

1


Ngày 18/12/2015 vừa qua, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập
Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc
(CISG) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. Việc gia nhập CISG đã đánh
dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về
thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam, góp phần hồn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và cho các doanh nghiệp

Việt Nam một khung pháp lý hiện đại, cơng bằng và an tồn để thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế.2
Khi CISG có hiệu lực ở Việt Nam, câu hỏi phổ biến được đặt ra là khi nào
thì CISG được áp dụng và khi nào thì Luật Thương mại Việt Nam áp dụng. Phạm vi
áp dụng của CISG là cơ sở để các chủ thể biết mình có thể lựa chọn CISG điều
chỉnh hợp đồng hay khơng và mình có thể áp dụng CISG vơ trong hợp đồng hay
giải quyết các tranh chấp phát sinh. Việc tìm hiểu phạm vi áp dụng trong Cơng ước
Vienna 1980 là rất cần thiết, vì Việt Nam là thành viên mới của Cơng ước này cịn
nhiều điều cịn bỡ ngỡ với Cơng ước này. Bên cạnh đó phạm vi áp dụng là quy định
đầu tiên các chủ thể cần biết để biết mà áp dụng các quy định khác trong CISG. Nên
việc tìm hiểu các quy định xung quanh phạm vi áp dụng trong CISG là rất cần thiết.
Chính vì nhận thấy, xác định được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết nên người
viết đã chọn đề tài “Phạm vi áp dụng của Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp nhằm giúp người đọc
hiểu rõ hơn về phạm vi áp dụng Công ước Vienna 1980 thông qua các căn cứ áp
dụng như căn cứ địa điểm kinh doanh, căn cứ theo đối tượng hợp đồng, căn cứ theo
nội dung hợp đồng.
Bên cạnh đó, đề tài cũng nếu được khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, các trường hợp loại trừ phạm vi áp dụng,…Đồng thời phân
tích một số vụ kiện xảy ra trên thực tế giúp người đọc hiểu rõ hơn từ đó liên hệ với
2
Việt Nam
chính
thức trở thành
thành
viên thứ 84 của CISG, nguồn:
/>download ngày: 10/05/2019.


1


thực tiễn Pháp luật Việt Nam và rút ra được bài học kinh nghiệm đối với việc áp
dụng Công ước Vienna 1980.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu về phạm vi
áp dụng, phạm vi không áp dụng, trường hợp loại trừ phạm vi áp dụng và thực
tiễn về phạm vi áp dung Công ước Vienna 1980 tại các nước.
Về không gian nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về phạm vi áp dụng CISG
của các nước thành viên của Công ước Vienna 1980, các nước áp dụng Công
ước Vienna 1980 và Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài các quy định về phạm vi áp dụng Công
ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

4. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước Vienna
1980 thì Cơng ước Vienna 1980 mới được bắt đầu biết đến và sử dụng rộng rãi tại
Việt Nam. Chủ đề về phạm vi áp dụng của Công ước Vienna 1980 tại Việt Nam
không phải là đề tài mới lạ, nhiều tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài này như
Báo cáo “Phạm vi áp dụng và không áp dụng của Công ước Vienna 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hố quốc tế” của Tiến sĩ Nơng Quốc Bình, bài viết này đề cập
đến phạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụng của Công ước Vienna 1980.
Đặc biệt là “Báo cáo nghiên cứu khả năng gia nhập Công ước Vienna 1980
của Việt Nam” của Bộ Công Thương, báo cáo này đề cập đến vấn đề như: Nội dung
cơ bản của Công ước, Những nội dung cơ bản của Công ước (Phạm vi áp dụng,
Quy định chung, Ký kết hợp đồng, …).
Các bài viết trên đều đề cập đến chủ đề là phạm vi áp dụng của Công ước

nhưng chưa có bài viết nào làm rõ được phạm vi áp dụng của Công ước là như thế
nào, các căn cứ áp dụng Công ước Vienna 1980 cụ thể ra sao. Khác với các bài
2


nghiên cứu trên, bài viết “Phạm vi áp dụng của Cơng ước Vienna 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế” đề cập về các căn cứ áp dụng của Công ước Vienna
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như địa điểm kinh doanh, đối tượng
hợp đồng, nội dung hợp đồng hay những vấn đề mà Công ước này không điều chỉnh
mà các bài nghiên cứu chưa đề cập đến.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ phạm vi áp dụng của Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế người viết áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tập trung phân tích khái niệm, ý nghĩa của
các quy định xoay quanh phạm vi áp dụng trong CISG.
Phương pháp so sánh: So sánh áp dụng CISG trong các Cơ quan giải quyết
tranh chấp ở các nước với nhau. Các khái niệm trong CISG và pháp luật Việt Nam
như khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, địa điểm kinh doanh,…
Phương pháp liệt kê, thống kê: Bài khóa luận sử dụng phương pháp liệt kê,
thống kê để liệt kê các vụ kiện, điều luật nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội
dung của khóa luận.
6. Kết cấu của khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa
luận gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về phạm vi áp dụng Công ước Vienna 1980
Chương 2: Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980

3



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC
VIENNA 1980
1.1. Khái niệm và đặc điểm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như thương mại hàng hóa, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ,
thương mại trong lĩnh vực đầu tư…Trong đó các giao dịch trong lĩnh vực thương
mại hàng hóa ln diễn ra sơi động nhất, giữ vị trí trung tâm trong các giao dịch
thương mại quốc tế.
Các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa quốc tế được thực hiện
chủ yếu thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, trong khoa
học pháp lý hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế hay nói chính xác hơn là chưa có một cách xác định thống nhất tính
quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, mà chỉ nêu lên một số khái niệm
hay một số cách xác định yếu tố quốc tế của loại hợp đồng này.
Hợp đồng là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu và có nhiều khái niệm về hợp
đồng. Theo như trong từ điển Tiếng Việt, hợp đồng là sự thỏa thuận, giao ước giữa
hai hay nhiều bên quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, thường được
viết thành văn bản.3 Còn theo như từ điển chuyên ngành pháp lý, hợp đồng là một
sự thỏa thuận với các Điều khoản cụ thể giữa hai hoặc nhiều nước hoặc tổ chức
trong đó có một hay nhiều lời hứa sẽ làm điều gì đó để đổi lấy một lợi ích có giá
trị.4
Bộ Luật Thương mại mẫu hay còn gọi là Bộ Luật Thương mại thống nhất
của Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code – UCC) định nghĩa: “Hợp đồng, để phân
biệt với “thoả thuận”, có nghĩa là tổng nghĩa vụ pháp lý mà kết quả từ thoả thuận
của các bên được quy định bởi (UCC) cũng như bổ sung bởi bất kì luật áp dụng
khác”.5 Cịn theo quan niệm của hệ thống pháp luật Common Law thì “Về bản chất,
hợp đồng là thoả thuận ràng buộc về mặt pháp lý giữa hai bên hoặc nhiều bên hoặc
Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (Từ điển Hoàng Phê, năm 2003), Nxb. Đà Nẵng, trang 466.
Xem chi tiết tại, nguồn: download ngày:

15/05/2019.
3
4

5

Nguyễn Ngọc Bích (2002), Bn bán với M , Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
4


(như một số định nghĩa đã đặt ra) một tập hợp các lời hứa ràng buộc về mặt pháp
lý được thực hiện bởi một bên hoặc nhiều bên”.6
Từ những phân tích, lập luận ở trên có thể rút ra được khái niệm, hợp đồng là
sử thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý giữa các bên, khi hợp đồng được giao
kết thì các bên có các quyền và nghĩa vụ, thực hiện những thỏa thuận đã nêu trong
hợp đồng và được pháp luật cơng nhận.
Hợp đồng mua bán hàng hóa cơ bản có bản chất chung của hợp đồng là sự
thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự.7 Pháp luật Việt Nam đến hiện nay chưa có một khái niệm hay một định
nghĩa nào cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa. Nhưng dựa trên cơ sở tại Điều 430
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định về hợp đồng mua bán tài sản và khoản
8 Điều 3 quy định về mua bán hàng hóa, có thể rút ra được khái niệm hợp đồng mua
bán hàng hóa như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, theo đó bên
bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, cịn bên mua có nghĩa vụ
nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán.8 Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa
trong thương mại được hiểu theo nghĩa rộng thì là một dạng cụ thể của hợp đồng
mua bán tài sản trong pháp luật dân sự.
Khái niệm “mua bán hàng hóa quốc tế” theo pháp luật Việt Nam. Theo Luật
Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định về mua bán hàng hóa được quy định tại

Chương II, trong đó có những điều luật quy định riêng về mua bán hàng hóa quốc tế
và khơng có điều luật nào xác định cụ thể chính xác về khái niệm, phạm vi của hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại Việt
Nam năm 2005 quy định về khái niệm “Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản,
kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai”. Và tại
khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Mua bán hàng
Phạm Quang Huy (2014), “Bình luận về hợp đồng chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai”,
Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 06 (262), kì 2 tháng 3/2014.
6

7

Xem Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015.

8

Đỗ Minh Anh (2016), Vấn đề sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trong Luật Thương mại để gia

nhập cơng ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguồn:
/>uong-mai-de-gia-nhap-cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te,download ngày
15/05/2019.
5


hố là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền
sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh toán
cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hố theo thỏa thuận”. Có thể thấy,
quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thơng qua hình thức pháp lý là
hợp đồng mua bán hàng hóa.
Pháp luật Việt Nam cũng khơng có quy định nào về khái niệm hợp đồng mua

bán hàng hóa quốc tế hoặc có yếu tố quốc tế, nước ngồi của hợp đồng mua bán
hàng hóa. Trong đó, tại Điều 27 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 chỉ quy định
về mua bán hàng hóa quốc tế như sau: “Mua bán hàng hố quốc tế được thực hiện
dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và
chuyển khẩu. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Có thể
thấy theo như Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì có thể suy luận rằng hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế là văn bản thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức trong
việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu
hàng hóa. Hai hay nhiều bên trở lên tham gia giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế là
một giao dịch dân sự9 hoặc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một
hợp đồng dân sự, có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước
ngồi. Có nơi cứ trú hoặc trụ sở ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
Mặt khác, theo như khái niệm “mua bán hàng hóa quốc tế” với tư cách là
hoạt động thương mại hoặc quan hệ thương mại theo khoản 1 Điều 27 Luật Thương
mại 2005 có phạm vi hẹp hơn so với “mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngồi”
xuất phát từ khái niệm “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi” theo khoản 2 Điều
663 Bộ luật Dân sự 2015.10 Căn cứ quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài theo khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, thì có thể xác định các dấu hiệu
của quan hệ mua bán hàng hóa là “có yếu tố nước ngồi” như sau: Ít nhất một trong
các bên tham gia mua bán hàng hóa là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; Các
9

Xem thêm tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015

Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
10

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện
hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngồi;
c) Các bên tham gia đều là cơng dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó
ở nước ngồi”.
6


bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ mua bán hàng hóa; Hàng hóa - đối tượng mua bán ở nước ngồi.
Trong khi đó, “mua bán hàng hóa quốc tế” theo Luật Thương mại Việt Nam
2005 chỉ căn cứ duy nhất là hàng hóa vận chuyển qua biên giới. Từ đó có thể thấy
khái niệm “mua bán hàng hóa quốc tế” của Luật Thương mại Việt Nam 2005 chưa
thống nhất được với “yếu tố nước ngoài” của Bộ luật Dân sự 2015. Vì vậy pháp
luật Việt Nam vẫn chưa có được một định nghĩa cụ thể về “hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế”.
Cơng ước Vienna 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa
Quốc tế khơng quy định về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng
Điều 1.1 CISG đã gián tiếp xác định tiêu chuẩn khẳng định tính chất quốc tế của
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác
nhau.11 Như vậy theo quy định tại Điều 1 của Công ước này thì yếu tố quốc tế của
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khơng phụ thuộc vào địa điểm ký kết hợp đồng
và cũng không phụ thuộc vào việc hàng hóa có dịch chuyển qua biên giới hay
khơng. Qua đó có thể thấy rõ sự khác biệt giữa khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế
theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Cơng ước Vienna 1980.
Tiêu chí về tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa theo CISG có khác
biệt so với pháp luật Việt Nam. Luật Thương mại Việt Nam 1997 dựa vào tiêu chí
quốc tịch của các thương nhân khi định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngồi quy định ở Điều 80.12 Trong khi đó, Điều 1.3 CISG nói rõ
là Cơng ước khơng xem xét đến yếu tố quốc tịch của các bên khi xác định phạm vi
áp dụng Công ước. Nhận thấy sự hạn chế trong quy định của Luật Thương mại năm

1997, Luật Thương mại 2005 Điều 27 thì quy định mua bán hàng hóa được xác định
theo phương pháp liệt kê: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái
nhập và chuyển khẩu. Tiêu chí để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
theo quy định này là sự chuyển dịch hàng hóa qua biên giới hải quan. Trong khi đó
CISG khơng quy định tiêu chí phải có sự chuyển dịch hàng hóa qua biên giới mà
chỉ cần các bên có địa điểm kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Cho nên, có thể
Xem thêm tại Điều 1 Cơng ước Vienna 1980 về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế.
Điều 80 Luật Thương mại Việt Nam 1997: “ Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngồi là
hợp đồng mua bán hàng hố được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân
11
12

nước ngoài”.
7


thấy sự không thống nhất về nội hàm khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế sẽ gây ra khó khăn và những cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng các
quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề mua bán hàng hóa quốc tế cho thương nhân
Việt Nam hay các nước khác có nền pháp luật tương tự Việt Nam.
Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Cơng ước La
Haye 1964 về mua bán hàng hóa quốc tế,13 Cơng ước Ottawa năm 1988 về thuê tài
chính quốc tế và về bao thanh tốn quốc tế chỉ sử dụng một tiêu chí duy nhất là địa
điểm địa điểm kinh doanh của các bên để xác định tính quốc tế của hợp đồng
thương mại quốc tế (trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Tất cả các
cơng ước nói trên, quy định rằng hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng được ký
kết giữa các bên có địa điểm kinh doanh nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác
nhau, nếu như các quốc gia này tham gia công ước hay luật của quốc gia tham gia
công ước được áp dụng phù hợp với những quy phạm của luật tư pháp quốc tế.
Như vậy, ngay cả CISG 1980 cũng như các nguồn luật khác, cũng không đưa

ra được một khái niệm cụ thể hay thống nhất về khái niệm hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế. Qua những phân tích trên có thể rút ra được khái niệm của hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mang yếu tố quốc tế, được ký kết giữa các
bên có địa điểm kinh doanh nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết đó là một hợp đồng, vì vậy nó
mang đầy đủ bản chất và đặc trưng của tất cả các loại hợp đồng nói chung. Ngồi ra,
do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các bên có địa
điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, nghĩa là có yếu tố nước ngồi tham gia,
vì vậy nó sẽ có những điểm khác biệt nhất định so với hợp đồng mua bán hàng hóa
thơng thường khơng có yếu tố nước ngồi. Vấn đề đặc điểm của hợp đồng nói
chung hay hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng rất ít khi được bàn luận và
nghiên cứu đến trong các tài liệu nghiên cứu. Điều đó khơng có nghĩa là việc luận
giải các đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là khơng quan trọng, mà
ngược lại việc phân tích k vấn đề này sẽ cho phép chúng ta có cái nhìn thật cụ thể,

13

Xem chi tiết tại khoản 1 Điều 1 Công ước La Haye 1964
8


hiểu rõ được bản chất về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trên cơ sở đó sẽ tạo
điều kiện cho việc phân tích những vấn đề khác.
Xuất phát từ những đặc trưng đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
thơng thường, cùng với sự tham gia của yếu tố nước ngồi trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Có thể đưa ra những đặc điểm cơ bản của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế như sau:
Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chủ thể của
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có địa

điểm kinh doanh đặt ở các nước khác nhau. Về phương diện pháp lý, các điều ước,
tập quán quốc tế điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hầu như khơng
đề cập đến chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Có thể thấy điều này lý
giải pháp luật điều chỉnh về chủ thể sẽ do pháp luật của quốc gia được áp dụng đối
với bên ký quyết định. Từ đó, dẫn đến một hệ quả là pháp luật của các quốc gia
khác nhau sẽ có những quy định khơng giống nhau về thẩm quyền được ký kết hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.14
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là thương nhân.
Trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được
thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên,
có đăng ký kinh doanh, có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại
các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.15
Theo như nghĩa thơng thường thì thương nhân được hiểu là người trực tiếp thực
hiện, tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại. Mỗi quốc gia đều có những
quy định pháp luật khác nhau về điều kiện trở thành thương nhân cho từng đối
tượng cụ thể. Đối với cá nhân những điều kiện hưởng tư cách thương nhân trong
pháp Luật Thương mại quốc gia thường bao gồm điều kiện thân nhân như độ tuổi,
năng lực hành vi, điều kiện tư pháp và nghề nghiệp.16

Luật sư Đặng Bá K
(2014), Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Nguồn:
download ngày:
14

20/05/2019.
15

Khoản 1 và khoản 2, Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam 2005.

PGS.TS Mai Hồng Quỳ - ThS. Trần Việt Dũng (2005), Luật Thương mại Quốc Tế, Nhà xuất bản Đại học

quốc gia TP.Hồ Chí Minh, tr 19.
16

9


Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hàng hóa là
đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tức là hàng có thể chuyển qua
biên giới của một nước. Hàng hóa muốn là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế phải thỏa mãn các quy định pháp luật về điều kiện hàng hóa được phép
mua bán, trao đổi theo pháp luật của các nước bên mua và bên bán. Pháp luật của
các quốc gia có những quy định khác nhau về quy định hàng hóa được phép trao đổi
mua bán, từ đó dẫn tới bất cận là hàng hóa theo nước này thì được phép thực hiện
hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa nhưng theo quy định của nước khác thì lại
cấm trao đổi mua bán hàng hóa. Như vậy, chỉ có hàng hóa nào mà đều được pháp
luật của các bên ký kết hợp đồng quy định là được phép trao đổi mua bán hàng hóa
thì mới trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Khái niệm về hàng hóa được ghi nhận trong pháp luật các quốc gia mặc dù
có sự khác biệt nhưng đều có chung xu hướng mở rộng đối tượng là hàng hóa được
phép lưu thơng thương mại. Theo tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam
năm 2005 quy định về khái niệm “Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể
cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai”, cịn theo
Cơng ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khơng quy định
những điều kiện cụ thể về hàng hóa. Tuy nhiên thơng qua các bình luận pháp lý và
vụ việc cụ thể trên thực tế, đối tượng được coi là “hàng hóa” theo CISG phải là các
tài sản hữu hình17 và có thể di chuyển được.18 Vậy, với khái niệm này thì hàng hóa
là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là hàng hóa hiện đang
tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai, hàng hóa là động sản được phép lưu
thông thương mại.
Thứ ba, về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Dựa trên

nguyên tắc tự do, bình đẳng các bên tham gia ký kết hợp đồng có quyền tự do lựa
chọn hình thức thể hiện ý chí thích hợp. Điều này chứng tỏ không nhất thiết phải
được bày tỏ dưới một hình thức nhất định, nó có thể được biểu lộ bằng lời nói, bằng
văn bản, bằng hành vi, cử chỉ cụ thể hay thâm chí là sự im lặng. Nhưng cần có sự
thiếp lập sự an tồn pháp lý trong quan hệ hợp đồng cũng như để bảo toàn chứng cứ
và bảo vệ trật tự pháp luật. Có những trường hợp hợp đồng giao kết phải tuân thủ
Peter Schlechtriem (2005), Requirements of Application and Sphere of Applicability of the CISG, Victoria
University of Wellington Law Review, p.781-794.
17

Judith L. Holdsworth, Practical Applications of the United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods ("CISG").
18

10


hình thức theo như pháp luật quy định, nếu khơng các bên phải chịu những hậu quả
bất lợi nhất định như hợp đồng vơ hiệu,…Như vậy hình thức hợp đồng được hiểu
không chỉ là phương hướng ghi nhận sự biểu lộ ý chí dưới dạng lời nói, văn bản,
hành vi, cử chỉ cụ thể mà còn là những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các
bên giao kết hợp đồng tuân thủ trong một số trường hợp nhất định.19
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được quy định khác
nhau trong pháp luật các quốc gia hay trong các Công ước quốc tế. Theo quy định
của Cơng ước Vienna 1980 thì cơng nhận ngun tắc tự do về hình thức hợp đồng,
nghĩa là một hợp đồng mua bán hàng hóa khơng nhất thiết phải bằng văn bản mà có
thể được thành lập bằng lời nói, bằng hành vi và có thể được chứng minh bằng mọi
cách, kể cả bằng nhân chứng.20 Vấn đề này cũng được quy định tương tự trong Bộ
nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế.21 Tại một số nước,
luật quốc gia quy định về hình thức văn bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế. Đối với các quốc gia này, CISG cho phép Quốc gia thành viên tiến hành bảo lưu
về hình thức hợp đồng.22 Bảo lưu về hình thức của hợp đồng được các quốc gia
tham gia tuyên bố bảo lưu theo Điều 96 CISG, một số nước thực hiện bảo lưu này
như: Argentina, Armenia, Belarus, Chile, Estonia, Hungary… Theo pháp luật Việt
Nam, hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể.23 Riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế theo khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005 chỉ cơng nhận theo hình thức
văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Cụ thể khi gia
nhập CISG, Việt Nam đã bảo lưu hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
theo Điều 96 CISG, theo đó chỉ cơng nhận hình thức duy nhất của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế là bằng văn bản. Điều này có nghĩa là các hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các Quốc gia thành
viên CISG vẫn phải được xác lập dưới hình thức văn bản.

TS. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong bộ luật dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà
Nội, tr 174-176.
19

20
21

Xem chi tiết Điều 11 Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Điều 1,2 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 về hợp đồng thương mại quốc tế quy định: “Bộ Nguyên tắc

UNIDROIT không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố hay bất kỳ một hành vi nào khác phải được giao kết hay
chứng minh bằng một hình thức đặc biệt. Chúng có thể được chứng minh bằng bất kì cách thức nào, kể cả
bằng nhân chứng”.
22
23


Xem chi tiết tại Điều 96 Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Xem chi tiết tại khoản 1 Điều 24 Luật Thương mại Việt Nam 2005.
11


Mặc dù trong các văn bản pháp lý quốc tế cũng như trong quy định pháp luật
của từng quốc gia hầu như khơng u cầu hình thức của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế cần phải được lập thành văn bản; Tuy nhiên, xuất phát từ sự tham gia
của yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đến sự quy định
khác nhau về hình thức hợp đồng, đến sự bất đồng ngôn ngữ giữa các bên tham gia
ký kết hợp đồng và nhiều vấn đề khác. Thì hình thức ký kết bằng văn bản hoặc hình
thức khác có giá trị tương đương các bên tham gia ký kết hợp đồng vẫn nên chọn để
tránh được các hậu quả pháp lý, những rủi ro và tranh chấp khơng đáng có.
Thứ tư, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Luật áp
dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp.
Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều
chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngồi (luật nước
người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm
chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc
cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Việc địa
điểm kinh doanh của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế nằm trên vùng
lãnh thổ của các quốc gia khác nhau khơng chỉ có các bên nằm trên lãnh thổ của các
nước khác nhau mà cịn có nghĩa là các bên liên quan đến các hệ thống pháp luật
khác nhau.24 Xuất phát từ chủ quyền của các quốc gia trong công pháp quốc tế, khi
một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì về
ngun tắc có bấy nhiêu hệ thống pháp luật đều có thể được áp dụng để điều chỉnh
quan hệ đó. Trong khi đó mỗi một quốc gia đều có một hệ thống pháp luật riêng của
mình và hệ thống pháp luật đó khác nhau. Từ đó dẫn đến tình trạng xung đột pháp
luật trong luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Xung độ pháp luật
xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để điều

chỉnh một quan hệ pháp luật hay nhiều quan hệ pháp luật khác. Như vậy, hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởi pháp luật của các quốc gia
khác nhau.
Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởi
điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế và các đạo luật mẫu về hợp đồng
thương mại quốc tế. Cụ thể như tập quán quốc tế về thương mại là những thói quen,
phong tục về thương mại được nhiều nước áp dụng và áp dụng một cách thường
PGS.TS Nguyễn Văn Luyện – TS Lê Thị Bích Thọ - TS Dương Anh Sơn (2004), Hợp đồng thương mại
quốc tế, Nhà xuát bản Công an nhân dân, tr 30.
24

12


xuyên với nội dung rõ ràng để dựa vào đó các bên xác định quyền và nghĩa vụ với
nhau. Như tập quán thương mại quốc tế chung: là các tập quán thương mại được
nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Ví
dụ: INCOTERMS 2010 về các điều kiện thương mại quốc tế do Phòng thương mại
quốc tế tập hợp và soạn thảo được rất nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận và áp
dụng trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Hay UCP 500 do ICC25 ban hành
đưa ra các quy tắc để thực hành thống nhất về thư tín dụng cũng được nhiều quốc
gia trên thế giới áp dụng vào hoạt động thanh toán quốc tế.26 Tập quán quốc tế về
thương mại chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng. Vì vậy, những vấn đề gì hợp đồng
đã quy định thì tập qn quốc tế khơng có giá trị, hay nói cách khác, hợp đồng mua
bán hàng hóa có giá trị pháp lý cao hơn so với tập quán thương mại quốc tế. Khi áp
dụng, cần chú ý là do tập quán quốc tế về thương mại có nhiều loại nên để tránh sự
nhầm lẫn hoặc hiểu khơng thống nhất về một tập qn nào đó, cần phải quy định cụ
thể tập quán đó trong hợp đồng. Tuy nhiên điều cần nhấn mạnh ở đây là mỗi quan
hệ thì chỉ có thể áp dụng một hệ thống pháp luật để điều chỉnh. Vấn đề cần phải giải
quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật để áp dụng điều chỉnh quan hệ đó.

Dựa trên nguyên tắc quyền tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng, các bên ký
kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể chọn hệ thống pháp luật để điều
chỉnh hợp đồng của mình. Việc lựa chọn luật điều chỉnh phải thỏa mãn các điều
kiện chọn luật và trong một số trường hợp quyền chọn luật bị hạn chế bởi quy định
của pháp luật và trong một số trường hợp quyền chọn luật bị hạn chế bởi quy định
của pháp luật quốc gia khi nó liên quan đến các vấn đề bị hạn chế. Trong trường
hợp các bên không chọn được pháp luật điều chỉnh cho hợp đồng thì các quy tắc
của tự pháp quốc tế được áp dụng để chọn ra hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp
đồng khi cần thiết.

UCP500 hay UCP 500 là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Uniform Customs and Practice for
Documentary Credits do Phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành năm 1993 bản sửa đổi lần thứ 500. Nó
được dịch ra tiếng Việt là Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ hay Tập quán và thơng lệ
25

thống nhất về tín dụng chứng từ lần sửa đổi thứ 500 năm 1993. Nó gồm 49 điều, được chia thành 7 phần (từ
A tới G) và đề cập tới các vấn đề có liên quan đến tín dụng chứng từ mà từ năm 1993 cho đến hiện nay (thời
điểm năm 2005) vẫn đang được áp dụng trong thanh tốn quốc tế các chứng từ thương mại.
Đặc
điểm
của
hợp
đồng
mua
bán
hàng
hóa
quốc
tế,
Nguồn:

/>download
ngày:
26

20/05/2019.
13


Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, dù được giao kết hồn chỉnh, chi tiết
đến đâu, bản thân nó cũng không thể dự kiến, chứa đựng tất cả những vấn đề,
những tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, cần phải bổ sung cho hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp
dụng cho hợp đồng đó. Vì hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nên luật điều
chỉnh hợp đồng này cũng có thể là luật người người bán, cũng có khi là luật nước
người mua,... Nếu luật áp dụng là luật nước người mua thì luật này là luật nước
ngồi đối với người bán. Người bán phải có sự hiểu biết về nó, trong đó ít ra người
bán phải hiểu rõ được luật này có bảo vệ quyền lợi cho người bán hay không. Và
ngược lại, đối với người mua cũng vậy. Như vậy, khơng chỉ người bán và người
mua cần có sự hiểu biết để lựa chọn, để tuân thủ luật áp dụng mà ngay cả cơ quan
giải quyết tranh chấp (Tòa án hoặc Trọng tài) cũng phải nghiên cứu vấn đề luật áp
dụng cho hợp đồng đó thì mới có thể làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình.27
1.2. Tổng quan về Công ước Vienna 1980 và căn cứ áp dụng Công ước Vienna
1980
1.2.1. Tổng quan về Công ước Vienna 1980
Công ước Vienna 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the
International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về
Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất
nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Trên thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ 20 bởi
UNIDROIT (Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư). UNIDROIT đã cho ra
đời của hai Công ước La Haye28 năm 1964: một Cơng ước có tên là “Luật thống
nhất về thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình”, Cơng ước thứ
hai là về “Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình”.29 Cơng
Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luật hợp đồng, Nguồn:
/>download
ngày:
27

20/05/2019.
Tên tiếng Anh là Hague Conventions.
Hai công ước này đã được 7 quốc gia phê chuẩn : Đức, Bỉ, Gambie, Ý, Hà Lan, Vương Quốc Anh, Saint
Martin và Ixraien. Hiện nay, các quốc gia này khi gia nhập Công ước Vienna 1980 đều đã tun bố từ bỏ hai
28
29

cơng ước nói trên.
14


ước thứ nhất điều chỉnh việc hình thành hợp đồng (chào hàng, chấp nhận chào
hàng). Công ước thứ hai đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua
và các biện pháp được áp dụng khi một hay các bên vi phạm hợp đồng. Tuy vậy, hai
Công ước La Haye năm 1964 trên thực tế rất ít được áp dụng. Lý do là vì hai Cơng
ước này do một thiết chế tư (UNIDROIT) soạn thảo nên không gây được ảnh hưởng
rộng rãi trên thế giới. Hơn nữa, chỉ có những quốc gia Châu Âu (theo hệ thống luật
Civil Law) tham gia vào việc soạn thảo hai Công ước và vì vậy, chúng hầu như chỉ
được biết đến và được áp dụng tại các quốc gia này.
Năm 1968, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thống

nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm
thay thế cho hai Công ước La Haye năm 1964. Được soạn thảo dựa trên các điều
khoản của hai Công ước La Haye, song Cơng ước Vienna 1980 có những điểm đổi
mới và hồn thiện cơ bản. Công ước này được thông qua tại Vienna (Áo) ngày 11
tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật Thương mại
quốc tế với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế.
CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988.30
Cho đến nay, CISG đã trở thành một trong các công ước quốc tế về thương
mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất. Với 85 Quốc gia thành viên31 (tính
đến ngày 15/06/2019), ước tính Cơng ước này điều chỉnh các giao dịch chiếm đến
hai phần ba thương mại hàng hóa thế giới.32 Trong danh sách 85 Quốc gia thành
viên của Công ước Vienna 1980, có sự góp mặt của các quốc gia thuộc các hệ thống
pháp luật khác nhau, các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển,
các quốc gia tư bản chủ nghĩa cũng như các quốc gia theo đường lối xã hội chủ
nghĩa trên mọi châu lục. Hầu hết các cường quốc về kinh tế trên thế giới (Hoa Kỳ,
Pháp, Đức, Canada, Australia, Nhật Bản…) đều đã tham gia CISG. Sự thành công
của Công ước Vienna 1980 được khẳng định trong thực tiễn với hơn 2500 vụ kiện

Bộ Công thương Việt Nam (2011), Báo cáo nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Vienna
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tr 3.
30

Danh sách các Quốc gia thành viên của Công ước Vienna 1980 (2011), Nguồn:
download ngày:
31

20/05/2019
International Trade Centre (UNCTAD/WTO) & Ministry of Trade of Vietnam (2007), Report on key
multilateral treaties affecting trade not ratified by Vietnam- A cost/benefit analysis, March 2007, tr.27
32


15


có liên quan33 (tức là các phán quyết, quyết định giải quyết các tranh chấp hợp
đồng sử dụng hoặc dựa trên các quy định của CISG). Điểm cần nhấn mạnh là 2500
vụ kiện này không chỉ phát sinh tại các Quốc gia thành viên. Tại các quốc gia chưa
phải là thành viên, Công ước vẫn được áp dụng, hoặc do các bên trong hợp đồng lựa
chọn Công ước Vienna 1980 như là luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc do các Tòa án,
Trọng tài dẫn chiếu đến để giải quyết tranh chấp.34
Công ước Vienna 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội
dung chính sau:
Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung. Phần này nêu lên các quy
định áp dụng của CISG, các nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn
giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, ngun tắc tự do về hình thức của
hợp đồng. Cơng ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch
mua bán hàng hóa quốc tế.
Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) Trong phần này,
Công ước đã quy định khá chi tiết, đầy đủ các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Định nghĩa chào hàng, nêu rõ đặc
điểm của chào hàng và phân biệt chào hàng với các “lời mời chào hàng”. Hay
những vấn đề như hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng. Ngồi ra,
Cơng ước cịn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có
hiệu lực.
Phần 3: Mua bán hàng hóa. Nội dung của phần này là các vấn đề pháp lý
trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phần này được chia thành 5 Chương với những
nội dung cơ bản như sau: Chương I: Những quy định chung, Chương II: Nghĩa vụ
của người bán, Chương III: Nghĩa vụ của người mua, Chương IV: Chuyển rủi ro,
Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua.
Phần 4: Các quy định cuối cùng. Phần này quy định về các thủ tục để các

quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời
Tính từ thời điểm Cơng ước này có hiệu lực (ngày 1/1/1988) cho đến nay (cập nhật ngày 28/03/2010).
Nguồn: www.cisg.law.pace.edu, dowload ngày:
33

Theo các cơ sở dữ liệu về vụ kiện áp dụng CISG, đã có một vụ kiện trong đó Tịa án Việt Nam áp dụng
CISG để giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
34

16


điểm Cơng ước có hiệu lực và một số vấn đề khác mang tính chất thủ tục khi tham
gia hay từ bỏ Công ước này.
1.2.2. Căn cứ áp dụng Công ước Vienna 1980
Công ước Vienna 1980 là văn bản hài hịa hóa pháp luật nhằm thống nhất
các quy phạm được áp dụng để điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
dù các bên của hợp đồng ở quốc gia nào. Cho đến thời điểm hiện tại, CISG là một
trong các điều ước quốc tế thành công nhất trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa
điểm kinh doanh tại các Quốc gia khác nhau: Khi hai Quốc gia này là các Quốc gia
thành viên của Công ước hoặc Khi các quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc
áp dụng luật của một Quốc gia thành viên Cơng ước. Do đó, đây là những điều cần
tìm hiểu: Hợp đồng gia cơng có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa hay khơng
(Điều 3 CISG); Các bên tham gia hợp đồng có địa điểm kinh doanh ở các quốc gia
khác nhau hay không (Điều 1 CISG); Khi nào Công ước được áp dụng theo Điều
1.1.a hay Điều 1.1.b CISG. Nếu Công ước được áp dụng theo quy định tại Điều
1.1.a CISG, thì có bất kỳ sự đối chiếu nào đã được thực hiện bởi Quốc gia thành
viên có liên quan hay khơng (Điều 92 - Điều 96 CISG). Hay các bên có thể loại trừ
việc áp dụng Công ước hay không (Điều 6). Và hiệu lực của CISG đã có thể áp

dụng hay chưa (Điều 100). Ngay cả khi CISG được áp dụng cho hợp đồng thì CISG
cũng khơng điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng đó. Các vấn đề như tính hiệu
lực của hợp đồng hoặc vấn đề về quyền sở hữu các hàng hóa đã bán nằm ngoài
phạm vi CISG (Điều 4). Như vậy, những vấn đề nêu trên sẽ được đề cập sau đây:
1.2.2.1. Căn cứ theo địa điểm kinh doanh
Căn cứ đầu tiên xác định phạm vi áp dụng CISG là căn cứ theo địa điểm kinh
doanh. Theo căn cứ này CISG được áp dụng theo hai trường hợp35 được quy định
tại Điều 1.1.a CISG quy định Công ước được áp dụng đối với những hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa các bên có địa điểm kinh doanh ở các nước khác nhau và những
nước này là thành viên Công ước. Dấu hiệu “lãnh thổ” của các bên ký kết (chứ
không phải dấu hiệu về quốc tịch hay các dấu hiệu khác) được dùng để xác định
tính quốc tế của hợp đồng. Điều 1 CISG liên quan chủ yếu đến tính quốc tế của hợp
35

Xem chi tiết tại Điều 1 Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
17


đồng. Tính quốc tế của việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa khơng liên quan gì
đến quốc tịch của các bên ký kết.36 Mặc dù thực tế, tại Điều 1.2 CISG quy định
rằng “tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác
định phạm vi áp dụng của Công ước này”, đặc tính thương mại của hợp đồng thực
tế là một điều kiện tiên quyết cơ bản cho việc áp dụng CISG. Như được giải thích
dưới đây, Cơng ước khơng được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa vì
mục đích tiêu dùng, mà chỉ áp dụng cho các hợp đồng thương mại. Một hợp đồng
được coi là thương mại miễn là nó khơng nhằm mục đích đáp ứng cho như cầu cá
nhân. Vì vậy, Cơng ước áp dụng cho cả cá nhân (khơng chỉ là thương nhân) mua
hàng hóa cho mục đích hoạt động doanh nghiệp ngành nghề của họ.
Công ước Vienna 1980 không định nghĩa khái niệm “địa điểm kinh doanh”.
Tuy nhiên, Điều 10 CISG đề cập đến khái niệm này: “nếu một bên có hơn một địa

điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh được tính đến sẽ có mỗi liên hệ chặt chẽ
nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình
huống mà các bên điều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc
vào thời điểm giao kết hợp đồng”. Như vậy, khi chủ thể của hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế có nhiều địa điểm kinh doanh thì Cơng ước Vienna 1980 sẽ áp
dụng nếu địa điểm kinh doanh đó có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng được đặt tại
quốc gia là thành viên của Công ước Vienna 1980. Trong trường hợp các bên khơng
có địa điểm kinh doanh thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ làm cơ sở xác
định. Theo đó, nếu nơi cư trú thường xuyên của các chủ thể nằm trên lãnh thổ của
nước là thành viên Cơng ước Vienna 1980 thì Công ước sẽ được áp dụng. Với nội
dung quy định trên đây, có thể thấy trong trường hợp nếu một bên hoặc cả hai bên
trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế khơng có địa điểm kinh doanh
hoặc khơng có nơi cư trú thường xun ở Quốc gia thành viên Cơng ước Vienna
1980 thì Cơng ước sẽ không áp dụng.37
Giả sử rằng tất cả các yêu cầu khác đều được đáp ứng theo Điều 1.1.a, nếu
hai bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở tại hai Quốc gia thành viên của CISG,
thì CISG sẽ được tự động áp dụng (nghĩa là khơng có quy định nào của tư pháp
quốc tế điều chỉnh).38 Đây là trường hợp áp dụng ngay cả khi các bên tham gia ký
Xem chi tiết vụ kiện Oberster Gerichtshof, Austria, 2 Ob 191/98x, Oct.15, 1998, Nguồn:
download ngày: 20/05/2019.
36

37
38

John O Honnold, UNIFORM LAW FOR INTERNATIONAL SALES.
Xem chi tiết tại Điều 10 Công ước Vienna 1980 về hợp dồng mua bán hàng hóa quốc tế.
18



×