Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Phạm vi áp dụng của công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CISG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.27 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CƠNG ƯỚC VIÊN VỀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA QUỐC TẾ (CISG)

Ngành:

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Chí Thắng
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1411270725

: Văn Đặng Hồng Linh
Lớp: 14DLK08

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


1

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện Khóa luận tốt nghiệp này, tơi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ và đóng góp q báu.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới Thầy ThS. Nguyễn Chí Thắng – Giảng viên
Khoa Luật Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã ln ủng


hộ, động viên, tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tạo những điều kiện tốt nhất cho tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến gia đình, người thân, thầy cơ, bạn
bè trong khoa Luật đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thiện Khóa luận tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên Văn Đặng Hồng Linh, MSSV: 1411270725 lớp 14DLK08
Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan, Khóa luận “Phạm vi áp dụng của Công ước Viên về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và
được sự hướng dẫn của giảng viên, ThS. Nguyễn Chí Thắng. Nội dung nghiên cứu
và kết quả của Khóa luận này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các thơng tin, số liệu, ví dụ phục vụ cho việc phân tích, đánh
giá, nhận xét do chính tơi thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, đều được trích dẫn và
được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra Khóa luận còn sử dụng một số
quan điểm, nhận xét, đánh giá của một số tác giả có trích dẫn nguồn đầy đủ.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
Khóa luận của mình.
Sinh viên thực hiện

Văn Đặng Hồng Linh


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CISG

Convention on contracts
for the International Sale
of Goods

Công ước Viên năm 1980
của Liên Hợp quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa
quốc tế

ICC

International Chamber of
Commerce

Phòng Thương mại Quốc tế

ULF

Uniform Law on the
Formation of Contracts
for the International Sale
of Goods 1964


Luật thống nhất về giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế năm 1964

ULIS

Uniform Law on the
International Sale of
Goods 1964

Luật thống nhất về mua bán
hàng hóa quốc tế năm 1964

UNCITRAL

United Nation
Commission on
International Trade Law

Uỷ ban về Luật thương mại
quốc tế của Liên hợp quốc

Insitut International pour
l`Unification des Droits
Privé

Viện Thống nhất Tư pháp
Quốc tế


UNIDROIT

1.1(a/b)

Điểm a/b khoản 1 điều 1


4

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................3
MỤC LỤC .............................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................6
2. Tình hình nghiên cứu......................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................8
5. Kết cấu khóa luận. ..........................................................................................9
Chương 1. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .....................................................................10
1.1. Giới thiệu chung về CISG .........................................................................10
1.1.1. Lịch sử hình thành Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế ........................................................................................................10
1.1.2. Vai trò của CISG ................................................................................11
1.1.3. Một số nội dung cơ bản của Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế .........................................................................................12
1.2. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG và trụ sở
thương mại theo CISG ..........................................................................................12
1.2.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG ...............................12
1.2.2. Khái niệm về “Trụ sở thương mại” theo CISG..................................15

1.3. Phạm vi áp dụng của Cơng ước viên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế ...................................................................................................................16
1.3.1. Quốc gia là quốc gia thành viên có trụ sở thương mại tại các quốc gia
khác nhau ..........................................................................................................16
1.3.2. Quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu áp dụng luật của quốc gia thành viên
Công ước. ..........................................................................................................18
1.3.3. Áp dụng Công ước theo thỏa thuận để điều chỉnh hợp đồng ............23
1.3.4. Loại trừ phạm vi áp dụng của Công ước Viên ...................................24


5

1.4. Các vấn đề khác về phạm vi áp dụng của Cơng ước viên trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. ....................................................................................33
1.4.1. Trường hợp Công ước không điều chỉnh ...........................................33
1.4.2. Khả năng áp dụng của Công ước với các loại hợp đồng khác ...........34
1.4.3. Phạm vi áp dụng của Công ước đối với hiệu lực hợp đồng và quyền sở
hữu hàng hóa .....................................................................................................35
1.4.4. Trách nhiệm pháp lý về cái chết hoặc thương tích cá nhân do hàng hóa
gây ra. ................................................................................................................36
Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG) – LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM .....37
2.1. Thực tiễn áp dụng CISG đối với thế giới ..................................................37
2.2. Thực tiễn áp dụng CISG tại Việt Nam ......................................................40
2.2.1. Đánh giá việc gia nhập CISG của Việt Nam .....................................41
2.2.2. Thực tiễn và kiến nghị cho Doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng CISG
...........................................................................................................................45
KẾT LUẬN ..........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................49



6

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong quan hệ quốc tế xu hướng hồ bình, ổn định và hợp tác để phát
triển ngày càng trở thành những đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trên thế
giới. Các nước đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi tăng trưởng kinh tế, có ý
nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia đồng thời
tham gia vào quá trình hợp tác, liên kết khu vực và thế giới trong mọi lĩnh vực. Để
hòa chung với nhịp độ phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang thực
hiện các chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rông quan hệ với các nước trong khu
vực cũng như trên thế giới ở nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, trước yêu cầu đổi mới phát
triển kinh tế, chúng ta cần tiếp cận, đẩy mạnh nghiên cứu và vận dụng pháp luật quốc
tế nhằm tạo cơ sở cho các hoạt động đối nội và đối ngoại, thúc đẩy các quan hệ thương
mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa các thương nhân Việt Nam với các
chủ thể thương mại quốc tế.
Hoạt động mua bán hàng hóa và những vấn đề liên quan luôn được quan tâm
hơn bao giờ hết. Chính vì vậy Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế đã ra đời, trở thành một chế định cơ bản của thương mại quốc tế và phổ biến
nhất hiện nay. Công ước được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tính ổn định và
được nhiều quốc gia áp dụng.
Việc trở thành thành viên của Công ước vừa là thuận lợi đồng thời cũng là
thách thức lớn đối với Việt Nam đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Về mặt pháp
luật, các doanh nghiệp sẽ có thêm một nguồn luật điều chỉnh cho hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế của mình, tránh được các rủi ro pháp lý liên quan. Tuy nhiên, trên
thực tế pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cịn có rất nhiều
điểm khác biệt so với CISG, chính vì vậy việc việc nghiên cứu chuyên sâu các quy
định của công ước này sẽ giúp cho việc áp dụng công ước ở Việt Nam được thuận lợi
và chính xác hơn. Về mặt thực tiễn, từ trước khi trở thành thành viên chính thức đến

nay, CISG vẫn được áp dụng ở Việt Nam với những hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế với các doanh nghiệp nước ngồi, tuy nhiên việc áp dụng cịn manh tính sơ
khai. Khi chính thức trở thành thành viên của CISG, việc chọn CISG làm nguồn luật
áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cả doanh nghiệp Việt Nam với nước
ngồi sẽ chiếm đại đa số. Vì vậy, việc nghiên cứu CISG với những bản án của tòa án
quốc tế sẽ là cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm áp dụng CISG cho Việt Nam, trong bối
cảnh Cơng ước này cịn q mới với chúng ta.
Vì các lý do trên và trong phạm vi khóa luận này, tơi chọn và trình bày những
kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu CISG ở vấn đề : “Phạm vi áp dụng của


7

Cơng ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)” làm đề tài cho
khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước :
Ở Việt Nam, tính đến nay, chưa có cơng trình hay sách chuyên khảo nào
nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về phạm vi áp dụng theo Công ước Viên. Mặc
dù vậy, các nghiên cứu đơn lẻ về phạm vi áp dụng Công ước và các vấn đề khác về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng đã có:
- Nghiên cứu “Phạm vi áp dụng và khơng áp dụng của Công ước Viên 1980
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của TS. Nơng Quốc Bình – giảng viên khoa
pháp luật quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản trong tạp chí Luật học số
10/2011.
- Luận án Tiến sỹ Luật học của tác giả Võ Sỹ Mạnh, Trường Đại Học Ngoại
Thương : “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế và định hướng hồn thiện các quy định có liên quan của pháp
luật việt nam”.
- Cuốn sách “Luật hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luận bản án” của tác

giả Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2013 (tái bản lần thứ tư, tập
2), trong đó tác giả đã đưa ra một số bản án liên quan đến các vấn đề liên quan đến
hợp đồng.
- Ngồi ra cịn có thể kể đến các nghiên cứu: TS. Đinh Thị Mỹ Loan và các
cán bộ nghiên cứu thuộc Vụ Pháp chế Bộ Cơng Thương về lợi ích mà Cơng ước mang
lại cho hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp cũng như hệ thống pháp
luật Việt Nam; GS.TS Nguyễn Thị Mơ và các giảng viên của Trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội năm 2005 cũng đánh giá và phân tích về tầm quan trọng và lợi ích
của Cơng ước Viên 1980 đối với các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Ở nước ngồi, cũng có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến phạm vi áp
dụng của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), có thể kể
đến như:
- Bài viết “Selling Goods Internationally: The Scope of the 1980 United
Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG)” (Dịch
ra tiếng Việt là Mua bán hàng hóa quốc tế: Phạm vi của Công ước Liên hợp quốc


8

1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) của các tác giả J.Martin-Davidson,
Susan đăng trên tạp chí SSRN Electronic journal năm 2008.
- Cuốn sách “Uniform law for international sales under the 1980 United
Nations Convention” của tác giả John O. Honnold, Nxb Wolters Kluwer Law &
Business- năm 2009 (tái bản lần thứ tư - dịch ra tiếng Việt là Luật thống nhất cho
mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Liên hợp quốc năm 1980 ) được chỉnh sửa
và cập nhật bởi Harry M.Flechtner.
Đây là những tài liệu tham khảo bổ ích vì nó giúp hiểu rõ hơn về mục đích
cuối cùng của quy định về phạm vi áp dụng của Công ước là nhằm để giúp các bên
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể áp dụng Công ước Viên trong các

giao dịch của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là là các quy định của Cơng ước Viên
(ngồi ra cịn có các quy định của pháp luật Việt Nam ) về phạm vi áp dụng. Đối
tượng nghiên cứu của khóa luận còn là những án lệ, những vụ tranh chấp cũng như
thực tiễn xét xử của các tòa án và trọng tài của một số quốc gia là thành viên của
Công ước Viên liên quan đến việc áp dụng các quy định của Công ước Viên về phạm
vi áp dụng của Công ước để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung : Đề tài này chỉ nghiên cứu giới hạn ở phạm vi áp dụng
Công ước Viên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Phạm vi khơng gian : Khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định về phạm vi
của Công ước với hợp đồng, đề tài phân tích thực tiễn và án lệ tịa án, trọng tài ở một
số nước là những nước đã gia nhập Công ước Viên.
- Phạm vi thời gian : Khi phân tích về những vấn đề phát sinh từ thực tiễn áp
dụng Công ươc Viên, đề tài lấy số liệu từ năm 1988, năm Cơng ước Viên có hiệu lực
cho đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích được sử dụng trong khóa luận để phân tích các quy
định của CISG và pháp luật Việt Nam về phạm vi áp dụng của Cơng ước, phân tích
các bản án, những vụ án điển hình trong tồn bộ khóa luận.


9

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh các quy định của CISG và
pháp luật Việt Nam về các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong khóa luận để thống kê số lượng

thành viên, các bản án, số lượng các hợp đồng với nguồn luật điều chỉnh là CISG.
5. Kết cấu khóa luận.
Ngồi Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm
2 chương :
Chương 1: Phạm vi áp dụng của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế (CISG) – Liên hệ với Việt Nam.


10

Chương 1. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1. Giới thiệu chung về CISG
1.1.1. Lịch sử hình thành Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
Cơng ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa (tên viết tắt tiếng anh là
CISG – Convention on contracts for the International Sale of Goods), được soạn thảo
bởi Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL). CISG đã
được công nhận là nỗ lực thành công nhất để thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ XX bởi UNIDROIT
(Viện nghiên cứu quốc tế và thống nhất luật tư). UNIDROIT đã cho ra đời hai Công
ước La Haye năm 1964. Công ước thứ nhất là “Luật thống nhất về giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế năm 1964” (ULF) - điều chỉnh việc hình thành hợp đồng
(chào hàng, chấp nhận chào hàng). Cơng ước thứ hai có tên “Luật thống nhất về mua
bán hàng hóa quốc tế năm 1964” (ULIS) - đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người
bán, người mua và các biện pháp được áp dụng khi một/các bên vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, hai công ước La Haye năm 1964 rất ít được áp dụng. Có 4 lý do
chính khiến các nước bài trừ ULIS và ULF và muốn phát triển một công ước mới: (1)
Hội nghị La Haye chỉ có 28 nước tham dự với rất ít đại diện từ các nước Xã hội Chủ
nghĩa và các nước đang phát triển, vì thế người ta tin rằng các Cơng ước này được
soạn có lợi hơn cho người bán từ các nước tư bản; (2) Các Công ước này sử dụng các
khái niệm quá trừu tượng và phức tạp, rất dễ gây hiểu nhầm; (3) Các Công ước này
thiên hướng về thương mại giữa các quốc gia cùng chung biên giới hơn là thương
mại quốc tế liên quan đến vận tải biển; (4) Quy mô áp dụng của chúng q rộng, vì
chúng được áp dụng bất kể có xung đột pháp luật hay không1.
Năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc về một
khuôn khổ mới với “Sự mở rộng ra các nước có nền pháp lý, kinh tế chính trị khác
nhau”, UNCITRAL đã cam kết tạo ra một sự kế thừa cho hai hiệp định thương mại
quốc tế ULIS và ULF. Mục tiêu của UNCITRAL là tạo ra một Công ước có thể thu
hút sự tham gia ngày càng nhiều trong số các quy tắc bán hàng quốc tế thống nhất.
Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Cơng ước La Haye, song Cơng ước
Viên 1980 có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản hơn.
Sơ lược lịch sử Công ước Viên 1980 (CISG), Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế,
http://trungtamwto. vn/forum/topic/so-luoc-lich-su-cong-uoc-vien-1980-cisg, truy cập ngày 12/02/2018.
1


11

CISG được thực hiện trong 3 giai đoạn: (1) (1970-1977) Nhóm cơng tác của
UNCITRAL đã đưa ra hai dự thảo. Thứ nhất là Dự thảo Công ước về Bán hàng năm
1976, đưa ra các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua theo hợp đồng bán
hàng. Dự thảo này thường được gọi là dự thảo “Bán hàng” để phân biệt nó với bản
dự thảo về “Thành lập” Hợp đồng bán hàng do Nhóm Cơng tác hồn thành vào tháng
9 năm 1977. (2) (1977-1978) Trong giai đoạn thứ hai, Ủy ban đã xem xét bản thảo
“Bán hàng” và “Thành lập” của nhóm cơng tác và kết hợp chúng thành một văn bản

- Dự thảo Công ước Hợp đồng Bán Hàng Quốc tế năm 1978. Ủy ban đã đưa ra dự
thảo này một sự nhất trí chấp thuận và đề nghị Đại hội đồng triệu tập một cuộc hội
nghị ngoại giao để xem xét bản thảo và hoàn thiện một Công ước. Cuối cùng, Hội
nghị Ngoại giao (1980 Vienna) - Hội nghị của Ủy ban Liên hợp quốc về LTM quốc
tế với sự có mặt của đại diện khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế. CISG có hiệu
lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 của Cơng ước).
1.1.2. Vai trị của CISG
Có hiệu lực từ ngày 01/01/1988, cho đến nay, Cơng ước của Liên Hợp Quốc
năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi là “CISG” hay “Công
ước Viên”) đã trở thành một trong các công ước quốc tế về thương mại được phê
chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất. Ước tính Cơng ước này điều chỉnh các giao dịch
chiếm đến 80% thương mại hàng hóa thế giới. Trong 85 quốc gia thành viên của Công
ước Viên năm 1980, có sự góp mặt của các quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật
khác nhau, các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển trên mọi
châu lục. Hầu hết các cường quốc về kinh tế trên thế giới (Hoa Kỳ, Pháp, Đức,
Canada, Australia, Nhật Bản, …) đều đã tham gia CISG.
Sự thành công của Công ước Viên 1980 được khẳng định trong thực tiễn với
hơn 2500 vụ tranh chấp đã được Tòa án và trọng tài các nước/quốc tế giải quyết có
liên quan đến việc áp dụng và diễn giải Công ước Viên 1980 được báo cáo. Điểm cần
nhấn mạnh là 2500 vụ việc này không chỉ phát sinh tại các quốc gia thành viên. Tại
các quốc gia chưa phải là thành viên, Công ước vẫn được áp dụng, hoặc do các bên
trong hợp đồng lựa chọn Công ước Viên 1980 như là luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc
do các tòa án, trọng tài dẫn chiếu đến để giải quyết tranh chấp. Nhiều doanh nhân tại
các quốc gia chưa phải là thành viên CISG đã tự nguyện áp dụng CISG cho các giao
dịch thương mại quốc tế của mình, bởi vì họ thấy được những ưu việt của CISG so
với luật quốc gia. 2

Bài viết “Thành công của CISG”, Truy cập tại 2010/11/01/thanh-cong-củacisg/. Truy cập ngày 12/02/2018.
2



12

Theo các chuyên gia và các doanh nghiệp, có nhiều yếu tố lý giải tại sao CISG
lại là một trong những Công ước thống nhất về luật tư thành công nhất: Thứ nhất,
CISG được soạn thảo và thực thi dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc - tổ chức quốc
tế liên chính phủ lớn nhất hành tinh. Thứ hai, cách thức soạn thảo CISG cho thấy
những nỗ lực thực sự trong việc tạo ra các quy phạm thực chất thống nhất về mua bán
hàng hóa quốc tế. Thứ ba, nội dung của Công ước được đánh giá là hiện đại, linh
hoạt, phù hợp với thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế. Thứ tư, CISG có được sự ủng
hộ rất lớn từ phía các trọng tài quốc tế và của ICC.
1.1.3. Một số nội dung cơ bản của Công ước viên 1980 về Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế
Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung
chính sau:
Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1- 13)
Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)
Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88)
Với tên gọi là “mua bán hàng hóa”, nội dung của phần này là các vấn đề pháp
lý trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phần này được chia thành 5 chương với những
nội dung cơ bản như sau:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Nghĩa vụ của người bán
Chương III: Nghĩa vụ của người mua
Chương IV: Chuyển rủi ro
Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua
Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 - 101)
1.2. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG và trụ sở
thương mại theo CISG
1.2.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG

a. Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhìn chung là hợp đồng mua bán hàng
hóa có tính quốc tế. CISG khơng chưa có định nghĩa cụ thể về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Điều 1 của Cơng ước viên chỉ ra rằng:


13

“1. Công ước này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các
bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau:
a. khi các quốc gia này là các Quốc gia thành viên của Công ước này; hoặc
b. khi các quy tắc của tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của
một Quốc gia thành viên của Công ước này.
2. Việc các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau khơng được
tính đến nếu việc này khơng thể nhận biết được trong hợp đồng, trong các giao dịch
trước đó giữa các bên và trong thơng tin trao đổi giữa các bên vào bất kỳ thời điểm
nào trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng.
3. Quốc tịch của các bên, tính chất dân sự hoặc thương mại của họ và của hợp
đồng đều không được xét đến khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này. “
Từ đó, có thể thấy yếu tố để xác định tính quốc tế là việc các bên giao kết hợp
đồng có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Điều này khác biệt với tinh
thần của pháp luật Việt Nam về tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Luật Thương mại 2005 nói rằng:
“1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng
văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. “3
Hay Luật Quản lý Ngoại thương 2017 cũng ghi nhận:
“1. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được
thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái

nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua
bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”4
Từ hai điều luật trên, có thể suy luận hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo
pháp luật Việt Nam là văn bản thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên bao gồm bên bán
và bên mua trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và
chuyển khẩu hàng hoá. Với năm khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái
xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu được quy định, tức tiêu chí hàng hóa là động
sản; hàng có thể được di chuyển qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của

3
4

Điều 27 Luật Thương mại 2005.
Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý Ngoại thương 2017.


14

một nước (vùng lãnh thổ); hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan
riêng...để xem xét tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Tóm lại, Từ quy định tại Điều 1, kết hợp với quy định tại Điều 40, Điều 53
Cơng ước có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các
bên có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau, theo đó một bên (người bán) có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu
về hàng hóa cho bên kia (người mua) và người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng
và nhận hàng.
b. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng thương mại có tính
quốc tế hay có yếu tố nước ngồi. Tính chất quốc tế của hợp đồng đã tạo ra điểm khác

biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế so với các hợp đồng thương mại thơng
thường:
-

Chủ thể của hợp đồng: là các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác
nhau. Ví dụ Thương nhân A (Việt Nam) kí hợp đồng mua bán với thương nhân
B (Singapore). Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của
họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang
quốc tịch. Chủ thể bên Việt Nam là thương nhân được phép hoạt động thương
mại trực tiếp với người nước ngồi.

-

Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng có thể được chuyển qua biên giới từ nước
người bán sang nước người mua hoặc sang một nước thứ ba. Công ước viên
không quy định cụ thể khái niệm về hàng hóa. Tuy nhiên thơng qua các tài liệu
quốc tế với những bình luận pháp lý và các vụ việc trên thực tiễn có thể nhận
thấy rằng đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa theo CISG phải là các tài
sản hữu hình và có thể di chuyển được. Dù vậy CISG cũng quy định các trường
hợp loại trừ.

-

Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ. Thực tế cho thấy các hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được thanh toán bằng USD.

-

Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế có thể là Tịa án hoặc Trọng tài nước ngoài đối với một hoặc cả hai bên.


-

Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất đa
dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng chịu sự điều chỉnh của nhiều
nguồn luật trong đó có cả điều ước quốc tế, án lệ, v.v.

Thứ hai, mục đích của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sinh lợi: Mua
bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán chuyển giao hàng hóa


15

và quyền sở hữu đối với hàng hóa cho người mua và người mua nhận hàng và trả
tiền. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà các bên
giao kết hợp đồng này hướng tới. Vì thế, mục đích của các bên trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế cũng gắn liền với mục đích mua hàng để sinh lợi của
các bên. Ngồi ra các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là
các thương nhân, tức là chủ thể tiến hành hoạt động thương mại. Vì vậy, có thể
nói, mục đích mua hàng của người bán cũng như người mua, dù được mô tả trực
tiếp hay gián tiếp, thì đó cũng là nhằm sinh lợi từ việc chuyển giao hàng, quyền
sở hữu đối với hàng và thanh toán.
1.2.2. Khái niệm về “Trụ sở thương mại” theo CISG
Khái niệm “trụ sở thương mại” (Place of Business – địa điểm kinh doanh) là
yếu tố trong việc xác định tính quốc tế. Tuy nhiên, Cơng ước khơng xác định nó, mặc
dù nó giải quyết vấn đề mà một bên có nhiều trụ sở thương mại phải được tính đến
trong việc xác định tính quốc tế (Điều 10).
Một số tịa án khác cũng đưa ra ý kiến, “trụ sở thương mại” được định nghĩa
như “nơi thực hiện một hoạt động kinh doanh trong thực tế [...]; Điều đó địi hỏi một
khoảng thời gian, sự ổn định cũng như một số quyền tự chủ nhất định”.5 Tương tự

cũng có một tịa án đưa ý kiến rằng “một tổ chức kinh doanh lâu dài và ổn định chứ
không phải là nơi mà chỉ thực hiện các công tác chuẩn bị cho việc ký kết một hợp
đồng”.6 Một tòa án khác chỉ đơn giản cho rằng “trụ sở thương mại” được nêu trong
Điều 1 và 10 CISG là trụ sở thương mại thực tế”.7 Một tịa án khác thì kết luận rằng
văn phịng liên lạc không thể được coi là một “trụ sở thương mại” theo như Cơng
ước.8
Trường hợp các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau được giải
quyết bởi Công ước theo khoản a Điều 10 quy định: “Nếu một bên có nhiều hơn một
trụ sở thương mại thì địa điểm kinh doanh được xác định là nơi có mối quan hệ gần
gũi nhất với việc giao kết và thực hiện hợp đồng, có xem xét đến hồn cảnh mà các
bên biết hoặc dự liệu vào bất kỳ thời điểm nào trước hoặc thời điểm giao kết hợp
đồng”. Điều này hoạt động từ cơ sở một bên có thể có nhiều trụ sở thương mại và lựa
chọn phạm vi áp dụng của trụ sở thương mại trên mối quan hệ với hợp đồng mua bán
hàng hóa cá nhân. Điểm a điều 10 có vai trị đặc biệt trong việc xác định khả năng áp
dụng của Công ước.

Trường hợp CLOUT số 930 [ SWITZERLAND Tòa án bang Valais 23 tháng 5 năm 2006 ]
[ Trường hợp giải thưởng Trọng tài ICC số 9781 năm 2000 ].
7
Trường hợp CLOUT số 360 [ Đức Amtsgericht Duisburg 13 tháng 4 năm 2000 ]
8
Xem trường hợp CLOUT số 158 [ Pháp Cour d'appel de Paris ngày 22 tháng 4 năm 1992 ]
5
6


16

Xét ví dụ (1): Người bán ở quốc gia A tham gia đàm phán với người mua ở
quốc gia B về hợp đồng để sản xuất máy móc. Khi đàm phán, đại diện của người bán

thuê một khách sạn để thực hiện các giai đoạn cuối của hợp đồng. Từ ví dụ này vấn
đề đặt ra về việc xác định trụ sở kinh doanh tức phòng mà đại diện người bán thuê.
Căn cứ theo Điều 1 của Công ước và những định nghĩa “trụ sở thương mại”
được nêu ở trên thì có thể hiểu là một nơi thường trú thường xuyên cho việc giao dịch
chung của kinh doanh và sẽ không bao gồm nơi tạm trú tạm thời trong các cuộc đàm
phán theo điểm a điều 10. Hơn nữa, tham chiếu đến “trụ sở thương mại” trong các
phần khác của Công ước cho thấy rằng cụm từ này không bao gồm “địa điểm” tạm
thời như phịng khách sạn trong ví dụ (1).
1.3. Phạm vi áp dụng của Công ước viên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế
1.3.1. Quốc gia là quốc gia thành viên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác
nhau
Tính quốc tế khơng phải là tiêu chí đầy đủ để xác định phạm vi áp dụng của
Công ước. Khoản 1 điều 1 CISG liệt kê hai tiêu chí thay thế bổ sung cho khả năng áp
dụng, một trong số đó phải được đáp ứng để Cơng ước được áp dụng như một phần
luật của tịa án.
Công ước với mục tiêu là hạn chế sự không chắc chắn về mặt pháp lý gây cản
trở thương mại giữa các hệ thống pháp lý khác nhau. Phạm vi áp dụng dựa trên 1.1(a)
đáp ứng sự quan tâm này một cách chắc chắn theo hai cách:
(1) Phạm vi áp dụng khơng phụ thuộc vào những rủi ro vốn có trong các quy
tắc xung đột chung (PIL);
(2) Khi các bên có trụ sở thương mại tại các Quốc gia thành viên khác nhau,
phạm vi áp dụng của luật nội địa dù được lựa chọn theo thỏa thuận hoặc theo các quy
tắc xung đột được thay thế bằng phạm vi áp dụng của luật thống nhất mà hai quốc gia
đã đồng ý (có thể một trong các bên khơng biết đến).
Bối cảnh hiện nay các luật xung đột được nhận nhiều sự quan tâm nên việc
tang cường tính chắn chắc thơng qua luật thống nhất được đánh giá rất cao và mang
lại nhiều ý nghĩa. Các khía cạnh về “nguyên tắc” của các Luật thống nhất là tối thiểu,
được chứng minh bởi sự tự do của các bên để từ chối Cơng ước hoặc sửa đổi các quy
tắc của nó (Điều 6) dựa trên sự tôn trọng của Công ước đối với các quy định về hiệu

lực theo luật nội địa hiện hành.
Cơng ước cũng có vai trị trong việc giảm chi phí bất ổn pháp lý tức các chi
phí khi tìm hiểu và tiếp cận nguồn luật mới. Các chi phí doanh nghiệp này là mối


17

quan tâm đối với các bên và các quốc gia nơi họ có trụ sở thương mại hơn là các quốc
gia nơi các giai đoạn của giao dịch diễn ra.
Theo tiêu chí được quy định tại Điều 1.1(a), Cơng ước áp dụng “trực tiếp”
hoặc “tự chủ”, nghĩa là không cần phải tuân thủ các quy tắc của tư pháp quốc tế khi
các bên có trụ sở thương mại ở các Quốc gia thành viên. Khi danh sách các Quốc gia
thành viên phát triển lên, tiêu chí này dẫn đến việc Công ước được áp dụng trong
nhiều trường hợp hơn. Cụ thể, trường hợp trụ sở thương mại của người bán và người
mua ở các quốc gia thành viên khác nhau thì các tịa án của tất cả các quốc gia thành
viên bị ràng buộc áp dụng Công ước. Thời điểm khi một quốc gia trở thành Nước
thành viên được xác định theo Điều 99 và các quy định thời gian để áp dụng Công
ước theo Điều 1.1(a) quy định tại Điều 100.
Trụ sở thương mại như ở định nghĩa đã nêu được hiểu là nơi thường trú và
thường xuyên cho giao dịch kinh doanh nói chung và sẽ khơng bao gồm nơi tạm trú
tạm thời trong cuộc đàm phán chào hàng. Cách giải thích này đươc đưa ra cũng từ
điểm a điều 10 hơn nữa tham chiếu đến khái niệm này trong các phần khác của Công
ước cũng khẳng định thêm ý kiến này theo quy định tại Điều 24, 42 và 69 về trụ sở
kinh doanh là một trang web hoạt động liên tục. Cụ thể hơn trong vụ nguyên đơn là
một người mua của Pháp đã mua một số linh kiện điện tử từ người bán ở Đức là bị
đơn thơng qua văn phịng liên lạc của người bán tại Pháp.9 Theo đó tịa phúc thẩm
cho rằng văn phịng liên lạc của người bán tại Pháp khơng phải là thực thể pháp lý
độc lập nên hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa một
công ty Pháp và một công ty Đức. Từ đó CISG được áp dụng trong trường hợp này.
Như vậy ta có thể thấy định nghĩa trụ sở kinh doanh của Điều 1.1(a) được áp dụng

khi xét văn phòng đại diện chỉ là nơi liên lạc chứ không phải trụ sở thương mại – một
trong những tiêu chí để xác định phạm vi áp dụng của Công ước trong các hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Hay trong tranh chấp giữa bị đơn là chủ sở hữu một cửa
hàng bánh pizza mang quốc tịch Ý có trụ sở kinh doanh ở Đức đã đặt sản xuất hộp
bánh pizza của nhà sản xuất là nguyên đơn của Ý.10 Trụ sở kinh doanh duy nhất của
người bán là ở Ý còn của người mua là ở Đức. Cả Đức và Ý đều là quốc gia thành
viên của CISG trong thời gian thực hiện hợp đồng và không quốc gia nào tuyên bố
bảo lưu theo Điều 95 CISG. Các bên ký hợp đồng mua bán hộp bánh pizza, họ không
đồng ý loại trừ Cơng ước. Đồng thời hàng hóa trên khơng dành cho mục đích cá nhân,
gia đình hay hộ gia đình nên Cơng ước cũng khơng được loại trừ theo Điều 2 CISG.
Như vậy, phạm vi áp dụng của Công ước không phụ thuộc vào quốc tịch của các bên
Trường hợp Fauba France FIDIS GC Electronique (người mua Pháp) vs Fujitsu Mikroelectronik
( )
10
Trường hợp Germany 13 April 2000 Lower Court Duisburg (Pizza cartons case)
( />9


18

vì trong trường hợp trên dù chung quốc tịch thì khi có trụ sở kinh doanh ở hai quốc
gia khác nhau Công ước vẫn được áp dụng theo Điều 1.1(a) Vậy khái niệm trụ sở
thương mại ngoài là yếu tố xác định tính quốc tế thì cịn để xem xét phạm vi điều
chỉnh của Công ước đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, là dẫn chiếu
được các tịa án sử dụng để áp dụng Cơng ước viên vào giải quyết tranh chấp.
Hồng Kông, Ma Cao thuộc trường hợp một nước áp dụng Công ước viên không chắc
chắn. Điều này xuất phát từ việc trước khi là đặc khu hành chính của Trung Quốc,
Hồng Kơng và Ma Cao từng là thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha. Vào thời điểm
chuyển giao, Trung Quốc khi gửi danh sách các điều ước quốc tế được áp dụng cho
đặc khu hành chính đến Liên Hiệp Quốc trong đó khơng có CISG dù các nhà nghiên

cứu của Trung Quốc khẳng định CISG vẫn được áp dụng ở hai đặc khu hành chính
này. Như vậy, có thể hiểu rằng Trung Quốc đã không mở rộng khả năng áp dụng
Công ước cho đặc khu hành chính của mình. Từ đó, việc áp dụng theo Điều 1.1(a) tại
các tịa án có các ý kiến khác nhau. Một số tòa án cho rằng các bên có trụ sở thương
mại tại Hồng Kơng được xem là có trụ sở thương mại tại một quốc gia không thành
viên.11 Dù vậy, thực tế cho thấy Công ước đã được áp dụng ở Hồng Kông kể cả theo
điều 1.1(a).
Phạm vi áp dụng Công ước theo điều 1.1(a) nhanh chóng được các quốc gia
thành viên đồng thuận và sử dụng trong các cuộc đàm phán thỏa thuận các điều khoản
hợp đồng.
1.3.2. Quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu áp dụng luật của quốc gia thành viên
Công ước.
Điều 1.1(b) quy định về các trường hợp áp dụng CISG ngay cả khi một bên
hoặc cả hai bên trong hợp đồng khơng có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia thành
viên, theo đó, CISG được áp dụng “khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được
áp dụng là luật của quốc gia thành viên Công ước”. Đây được gọi là trường hợp áp
dụng “gián tiếp” Công ước và mở rộng đáng kể phạm vi áp dụng của Công ước này
đối với các hợp đồng được ký giữa một bên có trụ sở tại quốc gia thành viên Cơng
ước cịn bên kia thì khơng. Có nhiều tranh luận trên cơ sở áp dụng các quy tắc của tư
pháp quốc tế ở điều 1.1(b) sẽ làm suy yếu sự vững chắc về mặt pháp lý – mục tiêu
chính của Cơng ước.
Ngồi ra ở trường hợp quy tắc tư pháp quốc tế của tịa án dẫn chiếu đến Cơng
ước Rome năm 1980 về Luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng (the Law Applicable to
Contractual Obligations) lựa chọn pháp luật của Quốc gia thành viên cũng có thể dẫn

[ Tịa án Quận UNITED STATES , Quận phía Đơng Arkansas 23 tháng 12 năm 2009 ]

11



19

đến sự áp dụng của Công ước theo điều 1.1(b). Theo nguyên tắc tự chủ của các bên
mà cả CISG và Cơng ước Rome năm 1980 có đề cập (từ Điều 3 Công ước Rome
1980). Trong các thủ tục trọng tài hay các thủ tục tố tụng của tòa án quốc gia (hoặc
tiểu bang) các bên có thể được chọn hoặc không chọn Công ước để điều chỉnh tranh
chấp của họ. Điều này xuất phát từ thực tế một số Công ước khác12 chỉ cho phép các
bên chọn luật của một quốc gia để áp dụng trong tranh chấp của họ. Như vậy, trong
trường hợp muốn kết hợp lựa chọn các quy định bằng cách tham chiếu các quy tắc
của Cơng ước vào hợp đồng thì các quy tắc của Công ước không được vượt quá các
quy tắc bắt buộc của Luật áp dụng khác.
Điều 1.1(b) vẫn có thể được áp dụng trong trường hợp các bên không thỏa
thuận chọn luật thì tịa án phải sử dụng các yếu tố khách quan của tư pháp quốc tế để
xác định luật áp dụng. Cụm từ “các quy tắc tư pháp quốc tế” ở đây được hiểu là các
quy phạm xung đột, hay là rộng hơn nữa là bao gồm cả nguyên tắc về quyền tự do
lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sẽ đươc làm rõ từ một số ví dụ sau:
“Ví dụ 1: Cơng ty Nhật Bản (quốc gia thành viên) và công ty Indonesia (chưa
phải là thành viên) ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó không quy định về
luật áp dụng. Cơ quan giải quyết tranh chấp xác định luật áp dụng dựa trên các quy
phạm xung đột. Nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật Nhật Bản thì CISG sẽ là
luật điều chỉnh hợp đồng do Nhật Bản là quốc gia thành viên của CISG.
Ví dụ 2: Cơng ty Indonesia (chưa phải là thành viên) và công ty Thái Lan (chưa
phải là thành viên) ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó khơng quy định về
luật áp dụng. Cơ quan giải quyết tranh chấp xác định luật áp dụng dựa trên các quy
phạm xung đột. Nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật Nhật Bản (là quốc gia
thành viên) thì CISG sẽ là luật điều chỉnh hợp đồng do Nhật Bản là quốc gia thành
viên của CISG.
Ví dụ 3: Cơng ty Nhật Bản (quốc gia thành viên) và công ty Indonesia (chưa
phải là thành viên) ký kết hợp đồng mua bánhàng hóa trong đó hai bên thỏa thuận
luật Nhật Bản là luật điều chỉnh hợp đồng thì sẽ áp dụng CISG hay luật Nhật Bản?

Ví dụ 4: Cơng ty Indonesia (chưa phải là thành viên) và công ty Thái Lan (chưa
phải là thành viên) ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó hai bên thỏa thuận
luật Nhật Bản là luật điều chỉnh hợp đồng thì sẽ áp dụng CISG hay luật Nhật Bản?
Về câu hỏi (3) và (4), có hai khuynh hướng:

Cơng ước Rome về Luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng năm 1980; Công ước Hague năm 1955 về Luật áp
dụng cho mua bán quốc tế.
12


20

(i) Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lựa chọn luật Nhật Bản được coi là
sự loại trừ áp dụng CISG;
(ii) CISG sẽ được áp dụng vì Nhật Bản là thành viên Công ước. Thực tiễn giải
quyết tranh chấp cho thấy khuynh hướng thứ hai ngày càng được thừa nhận rộng rãi
hơn và một sự loại trừCISG cần phải được thể hiện một cách rõ ràng.
Một án lệ của Tòa Trọng tài ICC đã chứng minh điều này.13 Hợp đồng mua
bán được ký kết giữa người bán Ý (quốc gia thành viên) và người mua Séc (lúc đó
chưa phải thành viên); tranh chấp xảy ra khi thực hiện hợp đồng và người mua đã
kiện người bán ra trọng tài. Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa trọng tài khẳng định rằng:
“Dựa theo hợp đồng, luật Áo là luật giải quyết tranh chấp”. Hơn nữa, vì rằng CISG
đã có hiệu lực ở Áo tại thời điểm hợp đồng được ký kết nên bằng việc áp dụng Điều
1.1(b), Tòa trọng tài quyết định CISG là luật điều chỉnh hợp đồng và giải quyết tranh
chấp. Cũng với ví dụ (3) và (4) ở trên nhưng luật được lựa chọn làluật của một quốc
gia thành viên đã bảo lưu Điều 1.1(b) (ví dụ luật của Singapore) thì CISG sẽ khơng
được áp dụng.”14
Cơng ước cho phép các quốc gia thành viên thực hiện bảo lưu để hạn chế một
số quy định cụ thể của Công ước sẽ không áp dụng đối với nước tuyên bố bảo lưu.
Hiệu quả của hành vi này làm sáng tỏ thêm trong việc giải thích các quy tắc về khả

năng áp dụng trong Điều 1.
Dù Cơng ước khơng có tính ràng buộc các nước phải tham gia nhưng từ thực
tiễn các tòa án nội địa áp dụng CISG được dẫn chiếu từ các quy tắc của tư pháp quốc
tế đến luật của quốc gia thành viên. Tòa án nội địa khẳng định áp dụng Công ước và
không bảo lưu cho thấy rằng Cơng ước được áp dụng giúp tịa án giải quyết các tranh
chấp cho các giao dịch.
Bảo lưu luật nội địa theo Điều 95 CISG
Tại Hội nghị Ngoại giao năm 1980, một đại biểu lập luận rằng các nước có
pháp chế đặc biệt về thương mại quốc tế nên được phép tránh “ảnh hưởng của Điều
1.1(b) có thể sẽ áp dụng cho pháp chế đặc biệt của họ”15 vì vậy một số đại biểu đã đề
xuất xóa đoạn điểm b khoản 1 của Điều 1. Các đại biểu dẫn chứng về các quốc gia ví
dụ như Tiệp Khắc đã ban hành một mã thống nhất đặc biệt cho thương mại quốc tế
thì một Cơng ước như CISG thiết kế như một thể thống nhất có thể gây phức tạp khi
13

ICC Arbitration case no 7660, 23/8/1994, xem thêm tại: />Trích dẫn câu hỏi số 8 “Giải thích nội dung và cách xác định phạm vi áp dụng CISG theo Điều 1.1.b CISG”
từ 101 câu hỏi – đáp về Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) – VIAC.
15
Hội nghị Liên hợp quốc về Hợp đồng Bán hàng hóa quốc tế, Vienna, 10 tháng 3 - 11 tháng 4 năm 1980, Hồ
sơ chính thức, Tài liệu của Hội nghị và Hồ sơ tóm tắt các cuộc họp toàn thể và các cuộc họp của Uỷ ban chính,
1981, 229.
14


21

đưa vào thực tiễn áp dụng. Đồng thời họ cũng đưa ra rằng các quốc gia thành viên có
quyề lựa chọn luật áp dụng khi các quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của
quốc gia thành viên khi thành lập hợp đồng cũng như các khía cạnh khác. Những
phản đối này dường như cũng xuất phát từ khó khăn trong việc áp dụng hệ thống

pháp lý thống nhất. Từ đó, Điều 95 đã được giới thiệu để cho các quốc gia thành viên
có cơ hội lựa chọn không bị ràng buộc bởi Điều 1.1(b).16 Ở quốc gia thành viên, các
thẩm phán cho rằng bảo lưu theo Điều 95 thể hiện không áp dụng Điều 1.1(b) nhưng
vẫn không ảnh hưởng đến phạm vi áp dụng Công ước theo điều 1.1(a) Tuy nhiên, đề
xuất xóa bỏ đoạn 1. b đã bị bãi bỏ. Và như một sự thỏa hiệp, các Điều khoản cuối
cùng của Công ước (Phần IV) trong đó có:17
Ðiều 95:
“Mọi quốc gia có thể cho rằng, khi nộp văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn
y hay gia nhập, rằng quốc gia đó sẽ khơng bị ràng buộc bởi các quy định tại đoạn b
khoản 1 Điều thứ nhất của Cơng ước này.“
Có nghĩa khi có tranh chấp xảy ra giữa một bên có trụ sở thương mại ở quốc
gia thành viên Cơng ước và một bên có trụ sở thương mại tại quốc gia không thành
viên, các quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của một nước thành viên đã bảo
lưu Điều 95 thì luật được xác định dựa trên xung đột của quy định pháp luật. Và việc
này không ảnh hưởng đến phạm vi áp dụng của Công ước theo Điều 1.1(a).
Các quốc gia bảo lưu theo Điều 95 như18 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng
hòa Séc, Saint Vincent và Grenadines, Singapore,19 Slovakia và Hoa Kỳ.20 Thực tiễn
cho thấy có nhiều trưởng hợp trong đó một bên là quốc gia thành viên chọn bảo lưu
Điều 1.1(b) và bên kia là quốc gia khơng thành viên.
Xét ví dụ được John O. Honnold đưa ra: Địa điểm kinh doanh của người bán
nằm ở quốc gia A và địa điểm kinh doanh của người mua năm ở quốc gia B. Quốc
Cho đến nay các quốc gia sau đây đã tuyên bố bảo lưu theo điều 95: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng
hòa Séc, Saint Vincent và Grenadines, Singapore, Slovakia, Hoa Kỳ. Khi nó gia nhập Công ước Canada tuyên
bố bảo lưu theo điều 95 đối với một tỉnh duy nhất - British Columbia - nhưng sau đó nó đã rút lại tuyên bố đó.
GERMANY đã tun bố rằng nó sẽ khơng áp dụng điều 1.1(b) đối với bất kỳ quốc gia nào đã tuyên bố rằng
nó sẽ khơng áp dụng điều 1.1(b).
17
Điều 95 được dựa trên một đề xuất Tiệp Khắc được đưa ra cho Hội nghị Toàn thể Hội nghị vào ngày 10
tháng 4 năm 1980. Hồ sơ chính thức 229 230. Để từ chối trước đó trong Ủy ban thứ hai, hãy xem HOẶC 439.
Để có một cuộc thảo luận chung, xem Schlechtriem (1986) 24 27 ; Bình luận BB 654 657 (Evans) , Cf. Réczei,

29 giờ sáng J. Comp. L. 513, 518 521 (1981) .
18
goods/1980CISG_status.html
19
Đạo luật bán hàng của Singapore (Công ước Liên hợp quốc):“Đoạn 1.b của Điều 1 của Cơng ước sẽ khơng
có hiệu lực pháp luật tại Singapore và theo đó Cơng ước sẽ áp dụng cho các hợp đồng bán hàng chỉ giữa các
bên có địa điểm kinh doanh ở các tiểu bang khác nhau khi Hoa Kỳ là các quốc gia ký kết.”
20
Sau khi gia nhập Công ước vào năm 1991, Canada đã đưa ra tuyên bố điều 95 rằng đơn vị lãnh thổ của British
Columbia sẽ không bị ràng buộc bởi điều 1 (1) (b). Vào tháng 7 năm 1992, tờ khai này đã bị rút lại.
16


22

gia A là một nước thành viên còn quốc gia B thì khơng. Người mua mang đến một
hành động chống lại người bán ở quốc gia A; quốc gia A đã giữ lại Điều 1.1(b). Các
quy tắc về tư pháp quốc tế của quốc gia chỉ đến Luật của quốc gia A. Trong ví dụ
này, Điều 1.1(a) khơng được áp dụng kể từ khi các bên khơng có trụ sở thuơng mại
trong hai quốc gia thành viên khác nhau. Tuy nhiên, Điều 1.1(b) viện dẫn Công ước
từ “các quy tắc của tư pháp quốc tế dẫn đến việc áp dụng luật nội địa của một nước
thành viên”. Trong trường hợp khoản 1 điều 1 quy định Công ước được áp dụng. Qua
đó cho thấy hầu hết các trường hợp, tuyên bố bảo lưu theo Điều 95 làm giảm khả
năng áp dụng Công ước và mở rộng khả năng áp dụng Luật nội địa của Nước bảo
lưu. Tuy vậy một quốc gia thành viên có luật nội địa khơng phù hợp với các hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng và giao dịch quốc tế nói chung vẫn chọn áp dụng
rộng rãi Công ước theo Điều 1.1(b) và không chọn bảo lưu. CISG cũng được xem là
một nguồn luật thay thế luật nước ngồi vì mang hướng hiện đại phù hợp xu hướng
quốc tế. Tuy vậy, hầu hết các trường hợp các quy tắc xung đột (PIL) sẽ dẫn chiếu đến
pháp luật nước người bán hoặc người mua. Trong trường hợp này nếu cả hai bên đều

ở quốc gia thành viên thì Cơng ước áp dụng theo Điều 1.1(a). Đồng thời nếu Cơng
ước áp dụng theo Điều 1.1(b) thì sự bảo lưu điều này phải được xem xét từ quan điểm
của quốc gia thành viên đó vì tùy chọn này là quyền của họ.
Điều 1.1(b) được áp dụng khi các quy tắc xung đột dẫn chiếu đến luật của một
quốc gia thành viên Công ước thực hiện giao dịch với đối tác là các nước không tham
gia CISG. Nếu các quốc gia này lo ngại việc đối đầu với luật pháp nước ngồi, họ có
thể tn theo Cơng ước. Như giáo sư J. Honnold đã đưa ra ý kiến “khi một quốc gia
A bảo lưu Điều 1.1(b) thì quốc gia A sẽ áp dụng Công ước chỉ khi giao dịch thỏa mãn
Điều 1.1(a)- giao dịch giữa hai bên tại hai nước thành viên. Vì Điều 1.1(b) đã bị loại
trừ, quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của quốc gia A nên nước này sẽ áp
dụng nội luật thay vì CISG”21. Lấy ví dụ, CISG sẽ khơng được áp dụng cho hợp đồng
giữa một bên Singapore và một bên Indonesia vì Singapore là thành viên đã bảo lưu
điều này. Hợp đồng chỉ có thể được điều chỉnh bởi CISG khi bên giao kết hợp đồng
với bên Singapore cũng ở quốc gia thành viên Công ước. Điều này đặc biệt đúng
trong trường hợp của Hoa Kỳ: trong mọi trường hợp, nếu khơng có thỏa thuận luật
áp dụng của các bên thì Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (UCC) vẫn sẽ được
áp dụng nếu quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu pháp luật Hoa Kỳ là luật áp dụng (hoặc
luật của bang nếu bang đó khơng phê chuẩn UCC).
Nếu hợp đồng mua bán giữa một công ty có trụ sở tại một quốc gia thành viên
và một cơng ty có trụ sở tại một quốc gia chưa phải là thành viên và hai bên thỏa
thuận áp dụng luật của một quốc gia thứ ba là thành viên của CISG nhưng đã bảo lưu
21

J. Honnold, Uniform Law for International Sales under the 1980 United Nations Convention, 1982.


23

việc áp dụng CISG theo Điều 1.1(b) thì CISG cũng khơng được áp dụng mà thay vào
đó là luật quốc gia được lựa chọn. Hiệu lực của Điều 95 làm ảnh hưởng đến phạm vi

áp dụng của Công ước. Vậy lý do để các quốc gia bảo lưu là gì? Thứ nhất, ở các quốc
gia việc áp dụng nguồn luật quen thuộc sẽ là ưu thế cho họ khi xảy ra tranh chấp, các
điều ước quốc tế hay các luật thống nhất chỉ được họ áp dụng với mục đích tránh việc
phải áp dụng luật nước ngoài. Thay thế luật nước ngoài bằng luật quốc tế thống nhất
được coi là một trong những lợi thế quan trọng của việc trở thành quốc gia thành viên.
Từ đó có thể nhận thấy rằng Điều 95 về bảo lưu nên được thực hiện bởi quốc gia
thành viên có thiện chí sẵn sàng áp dụng Cơng ước.
Ngồi ra, Điều 95 khơng quy định rằng một quốc gia bảo lưu phải áp dụng luật
nội địa của mình, nó chỉ giải phóng quốc gia đó khỏi Điều 1.1(b). Nếu khi xác định
luật áp dụng mà các quy tắc xung đột (PIL) chỉ ra người mua thuộc quốc gia khơng
là thành viên Cơng ước thì tịa án của quốc gia bên người bán sẽ áp dụng luật nội địa
của quốc gia bên người mua. Như vậy, các quy tắc xung đột không phải để loại trừ
phạm vi áp dụng của Điều 1.1(b) mà là đóng vai trị để xác định hệ thống pháp luật
phù hợp. Hay John O. Honnold cũng đưa ra một ví dụ: nguyên đơn (người bán) có
thể lựa chọn luật áp dụng theo người mua tại một quốc gia không thành viên. Các quy
tắc xung đột của quốc gia bên người mua có thể giống các quy định của quốc gia
người bán. Đối với các giao dịch được xử lý bởi tòa án của quốc gia thứ ba là thành
viên Công ước hay một quốc gia thành viên tương tự lựa chọn bảo lưu Điều 1.1(b)
khi được các quy tắc xung đột dẫn chiếu đến thì Cơng ước sẽ được áp dụng.
Tóm lại, khi sự bảo lưu được thực hiện sẽ thay đổi các quy định về phạm vi
áp dụng cho quốc gia đó, các quy định sẽ được áp dụng bởi tòa án của bất kỳ quốc
gia nào trong trường hợp các bên có trụ sở kinh doanh trong quốc gia đã bảo lưu.
1.3.3. Áp dụng Công ước theo thỏa thuận để điều chỉnh hợp đồng
Mặc dù Công ước không cung cấp bất kỳ định nghĩa nào về loại hợp đồng này,
một mô tả trực tiếp có thể tham khảo từ các Điều 30 và Điều 5322. Phạm vi áp dụng
của Công ước được thể hiện thơng qua q trình đàm phán thỏa thuận các điều khoản
trong hợp đồng. Các bên trong hợp đồng sẽ thỏa thuận điều khoản chọn luật áp dụng
khi có tranh chấp xảy ra. Thay vì khả năng thỏa thuận thất bại khi cả hai muốn chọn
luật nội địa của mình vì lợi ích của mỗi bên thì Cơng ước được xem là cơ sở pháp lý
thống nhất để áp dụng trong trường hợp này. Như vậy, một hợp đồng mua bán hàng

hố được bảo đảm bởi Cơng ước có thể được định nghĩa như hợp đồng theo đó một
bên (bên bán) bị ràng buộc để vận chuyển giao hàng và chuyển giao quyền sở hữu tài
sản hàng hóa đã bán và bên kia (người mua) có nghĩa vụ phải thanh toán và chấp
[ Trường hợp CLOUT N. 916 [ Tòa án thương mại cao CROATIA 19 tháng 12 năm 2006].

22


24

nhận hàng hố. Điều 3 có một quy định đặc biệt mở rộng – trong giới hạn nhất địnhphạm vi áp dụng thực tế của Công ước cho hợp đồng mua bán hàng hóa được chế tạo
hay sản xuất cũng như hợp đồng mà theo đó người bán bị ràng buộc phải thực hiện
một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau từ các tịa án về phạm vi áp dụng của Cơng ước
đối với các loại thỏa thuận như thỏa thuận phân phối, thỏa thuận nhượng quyền
thương mại, thỏa thuận trao đổi, v.v
1.3.4. Loại trừ phạm vi áp dụng của Công ước Viên
Theo Điều 6 của Cơng ước, các bên có thể loại trừ việc áp dụng Cơng ước
(tồn bộ hoặc một phần) hoặc khơng tn thủ theo các điều khoản. Vì vậy, ngay cả
khi Cơng ước có thể áp dụng thì tịa án phải xác định các bên đã khơng loại trừ Công
ước và cũng không bị loại khỏi hiệu lực của các điều khoản, từ đó thiếu sự nâng cao
về quy định loại trừ phạm vi áp dụng của Công ước. Bởi vì Cơng ước khơng phải là
sự bắt buộc đối với các quốc gia thành viên nên các nhà nghiên cứu cũng như nhà
soạn thảo thừa nhận rằng rõ rang Cơng ước có thể được loại trừ từ quyền tự chủ của
các bên.
“Liên quan đến Điều 6, vấn đề đặt ra là các bên có cần phải thỏa thuận rõ ràng
trong hợp đồng về việc áp dụng Công ước Viên hay không. Điều 6 không cho ta câu
trả lời. Rủi ro pháp lý cho các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính
là ở đây bởi lẽ các bên có thể phải đứng trước nguy cơ bị áp dụng một nguồn luật để
điều chỉnh hợp đồng khác với ý chí ban đầu chỉ vì khơng cẩn trọng trong việc quy

định loại trừ CISG. Nếu các bên quy định bằng điều khoản rõ ràng trong hợp đồng
rằng CISG sẽ bị loại trừ khỏi nguồn luật điều chỉnh hợp đồng giữa họ thì khơng phát
sinh vấn đề tranh chấp gì. Khi đó, trong trường hợp các bên vừa loại trừ một cách rõ
ràng CISG vừa quy định luật áp dụng thì hợp đồng giữa các bên sẽ được điều chỉnh
bởi pháp luật đó theo nguyên tắc “autonomy of choice”. Còn nếu các bên chỉ quy
định một cách rõ ràng việc loại trừ CISG mà không kèm theo thỏa thuận chọn luật áp
dụng thì tịa án có thẩm quyền sẽ vận dụng các quy phạm xung đột trong hệ thống tư
pháp quốc tế của quốc gia mình để giải quyết.”23
Loại trừ nhanh
Để loại trừ Công ước các bên cần liệt kê ra các điều khoản trong hợp đồng nêu
rõ ràng việc loại trừ này. Loại trừ nhanh có hai loại: loại trừ có sự chỉ dẫn của luật áp
dụng hợp đồng của các bên và ngược lại loại trừ khơng có sự chỉ dẫn của luật áp dụng
hợp đồng của các bên. Trường hợp các bên loại trừ hoàn tồn Cơng ước và nêu rõ
23

Nghiên cứu từ ThS Huỳnh Thị Thu Trang và ThS Lê Tấn Phát thuộcTrường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.


×