Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Pháp luật về góp vốn mua cổ phần mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 50 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ
MINH

KHĨA LUẬN TỚT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỚN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN
VỐN GÓP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Ngành:

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THÀNH ĐỨC
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1411270378

: MAI THỊ THU THẢO
Lớp: 14DLK06

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
“ Không thầy đố mày làm nên” câu tục ngữ tuy giản dị nhưng bên trong nó
mang một ý nghĩa sâu sắc và vơ cùng chính xác. Từ xưa ơng cha ta đã vốn có truyền
thống tơn sư trọng đạo bởi lẽ mới có câu tục ngữ “ Khơng thầy đố mày làm nên”
nhằm khẳng định vai trị của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con
cháu phải biết ơn, tôn trọng thầy.


Mỗi sinh viên đều mang trong mình những ước mơ và khao khát chinh phục nó.
Là sinh viên của một ngơi trường danh giá, tơi ý thức được rằng, mình phải thật
nghiêm túc với những năm tháng học tập và rèn luyện tại đây. Và cuộc hành trình dài
nào cũng đều phải bắt đầu bằng những bước chân chập chững đầu tiên. Thật khó có
thể tránh được những lạ lẫm, bỡ ngỡ khi lần đầu được trải nghiệm những công việc
thực tế sau ba năm học. Hơn tháng thực tập - khoảng thời gian không đủ dài để khẳng
định khả năng của bản thân, nhưng phần nào đã giúp tơi hình dung rõ hơn định hướng
cơng việc của mình trong tương lai, cũng như tiếp thêm cho tôi sức mạnh và niềm tin
vào con đường mà mình đang lựa chọn.
Trong suốt khoản thời gian gắng bó với nhà trường từ khi là sinh viên khoa Luật
– Trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM – HUTECH em đã nhận được rất nhiều sự
hỗ trợ, giúp đỡ của q Thầy, Cơ, gia đình và bạn bè. Dù ít hay nhiều, dù trực tiếp
hay gián tiếp thì đó cũng là một phần to lớn giúp em có được thành cơng như ngày
hơm nay. Với lịng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến quý
thầy cô trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM nói chung và q Thầy Cơ Khoa Luật
– đại học Cơng Nghệ Tp.HCM nói riêng. Tơi xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy
Nguyễn Thành Đức - giảng viên hướng dẫn đã giúp tơi hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này. Những lời chia sẻ, lời khuyên và bài học của thầy khơng những trong
khóa luận này mà cịn những môn học mà tôi được học từ thầy: “ Thủ tục thành lập
doanh nghiệp” mang đến cho tôi những cái nhìn mới, những kiến thức mới mà tới giờ
tơi đã và đang áp dụng tại công ty tôi đang thực tập. Cám ơn thầy vì đã đồng hành
cùng tơi để tơi có thể hồn thành tốt bài khóa luận này. Dẫu kết quả đạt được thế nào
thì tơi cũng cảm thấy hài lịng vì mình đã dốc sức mình vào nó. Một lần nữa em xin
trân trọng cám ơn thầy.
Bên cạnh đó, xin chân thành cám ơn các thầy cơ, các bạn của tơi đã có thêm
những lời khun cũng như giúp đỡ để tơi có thể hồn thành bài luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Mai Thị Thu Thảo


MSSV: 1411270378

Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khóa luận tốt nghiệp
này được thu thập từ nguồn thực tế tại Đơn vị thực tập, trên các sách báo khoa học
chun ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định)
Nội dung trong khóa luận này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá
trình nghiên cứu và thực tế tại đơn vị thực tập KHƠNG SAO CHÉP từ các nguồn tài
liệu, khóa luận khác
Nếu sai sót Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo qui định của Nhà Trường
và Pháp luật.

Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)
Thảo

MAI THỊ THU THẢO


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài........................................................... 3


3.

Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3

4.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4

5.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4

6.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5

7.

Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 5

PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 6
CHƯƠNG I: TỞNG QUAN VỀ GĨP VỚN, MUA CỞ PHẦN, PHẦN VỚN
GĨP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM ......................................................................................................................... 6
1.1 Khái niệm và đặc điểm về góp vốn, mua cổ phẩn, phần vốn góp của nhà
đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam ......................................... 6
1.1.1

Khái niệm góp vớn, mua cở phần, mua phần vốn góp………………….6


1.1.2 Đặc điểm của góp vốn, mua cổ phần, phần vớn góp của nhà đầu tư nước
ngồi vào các doanh nghiệp tại Việt Nam.............................................................. 13
1.2 Vài trò, ý nghĩa của góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư
nước ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam .................................................... 14
1.2.1 Vai trị của việc góp vón, mua cở phần, phần vớn góp của nhà đầu tư nước
ngồi vào các doanh nghiệp tại Việt Nam.............................................................. 14
1.2.2 Ý nghĩa của góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước
ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam……………………………………….16

KẾT LUẬN CHƯƠNG I............................................................................ 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN, MUA
CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GOP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ...................................................................... 21
2.1 Quy định pháp luật hiện hành về góp vớn, mua cở phần, mua phần vớn
góp của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam ................. 21


2.1.1 Quy định về điều kiện chủ thể thực hiện việc góp vớn, mua cở phần, mua
phần vớn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam
……………………………………………………………………………………21
2.1.2 Trình tẹ thủ tục hồ sơ về gopd vớn, mua cở phần, mua phần vớn góp của
nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam…………………22
2.2 Những bất cập của pháp luật về góp vớn, mua cở phần, mua phần vớn góp
của nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam.............................................................. 28
2.2.1 Tình hình góp vớn ........................................................................................... 28
2.2.2 Những bất cập của pháp luật về góp vớn, mua cở phần, mua phần vớn góp
của nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam.............................................................. 37
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH GÓP VỚN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ GĨP VỚN, MUA
CỞ PHẦN, MUA PHẦN VỚN GĨP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NUỚC NGỒI VÀO
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM............................................................. 38

3.1 Sự cần thiết phải hồn thiện pháp luật góp vớn, mua cở phần, phần vớn góp
của nhà đầu tư nước ngồi vào các doanh nghiệp tại Việt Nam ......................... 38
3.2 Một số kiến nghị giải pháp hồn thiện pháp luật về góp vớn, mua cở phần,
phần vớn góp của nhà đầu tư nước ngồi vào các doanh nghiệp tại Việt Nam 39

KẾT LUẬN ................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 45


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LĐT

Luật đầu tư

LDN

Luật doanh nghiệp

FDI

Foreign Direct Investment đầu tư trực tiếp nước ngoài

NĐTNN

Nhà đầu tư nước ngồi

CTCP

Cơng ty cở phần


TNHH

Tránh nhiệm hữu hạn


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong q trình tồn cầu hóa hiện nay, đầu tư nước ngồi là hoạt động thu hút
được nhiều sự quan tâm chú ý của các quốc gia. Bởi lẽ, đầu tư nước ngoài góp phần
tích cực vào phát triển kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo việc làm cho người
lao động, nâng cao Việt Nam đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đã tăng trưởng
nhanh chóng, cho thấy tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta. Trong bối cảnh ấy, đòi hỏi các quy định của
pháp luật về hoạt động này phải được xây dựng một cách chặt chẽ và hợp lý, đảm bảo
thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà vẫn bảo vệ và phát triển thành phần kinh tế trong
nước. Cân bằng lợi ích của nhà nước và nhà đầu tư, tạo ra mối liên hệ hai bên cùng
có lợi.
Kinh tế phát triển, đất nước trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, muốn phát triển xa
hơn, rộng hơn, ngoài những nguồn lực tự thân, cần có những nguồn lực từ bên ngoài.
Kinh tế Việt Nam từ khi mở cửa hội nhập, đặc biệt là từ khi luật Đầu tư nước ngoài
lần đầu tiên được ban hành vào năm 1987 đến nay đã đạt được những thành tựu to
lớn, bên cạnh những nỗ lực của nhà nước và nhân dân trong công cuộc đổi mới, không
thể không kể đến những sự hỗ trợ từ bên ngoài, những nhà đầu tư nước ngồi đã góp
một phần khơng nhỏ vào những thành tựu ấy.

Luật đầu tư 2014 đã dùng khái niệm “Đầu tư kinh doanh” để thay thế hai khái
niệm trên. Tuy nhiên, dù được diễn đạt ở khái niệm nào đi chăng nữa thì về bản chất
vẫn là việc nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp
tại Việt Nam.
Pháp luật góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cùa nhà đầu tư nước ngồi
vào các doanh nghiệp Việt Nam là bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật
kinh doanh để tạo thành làng pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp và đầu
tư gián tiếp vào thị trường Việt Nam thơng qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp vào các doanh nghiêp tại Việt Nam. Góp vốn, mua cổ phần trong các
doanh nghiệp tại Việt Nam là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài lựa
chọn rất nhiều khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, chính vì thế, pháp luật góp vốn,
mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là bộ phận cấu thành không thể thiếu của
pháp luật kinh doanh để tạo hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài thực
hiện hoạt động đầu tư của họ. Nước ta trong gần 30 năm qua đã có nhiều lần thay đổi
pháp luật về đầu tư nhằm tạo một mơi trường minh bạch, thơng thống, hấp dẫn hơn
nữa vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, pháp Luật góp


2

vốn, mua cổ phần của nhà Đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
còn một số hạn chế, bất cập. Đó là, hệ thống pháp luật về đầu tư còn chưa đồng bộ;
quản lý nhà nước chưa theo kịp với yêu cầu phát triển, thủ tục hành chính cịn rườm
rà đối với nhà đầu tư nước ngồi; thủ tục thực hiện góp vốn, mua cổ phần cịn vịng
quanh đến mức khơng khả thi khiến nhà đầu tư nước ngồi mất rất nhiều thời gian,
chi phí và cơ hội đầu tư; sự quy định không thống nhất giữa các văn bản pháp luật về
các trường hợp được coi là nhà đầu tư nước ngồi; mức góp vốn, mua cổ phần vẫn
chưa rõ ràng, cụ thể, chẳng hạn về mức góp vốn, mua cổ phần đối với doanh nghiệp
kinh doanh nhiều ngành nghề có những điều kiện hạn chế khác nhau… Những bất
cập này cần được khắc phục nhằm phát huy hơn nữa vai trị của pháp luật góp vốn,

mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đáp
ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Luật Đầu tư năm 2014 (LĐT 2014) được Quốc hội thông qua ngày 26-11-2014. Nhìn
tổng thể, LĐT 2014 giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của LĐT 2005, bao gồm quy định
về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt
Nam ra nước ngoài. Dù vậy, đâu đó vẫn cịn một sự lưỡng lự giữa mong muốn thu
hút đầu tư nước ngoài và bảo hộ đầu tư trong nước, giữa quyền quản lý của Nhà nước
và quyền tự do đầu tư của nhà đầu tư.
Hiện nay, Việt Nam quy định còn chưa rõ ràng và đầy đủ về các văn bản pháp
luật điều chỉnh quan hệ đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp của nhà đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó cịn có những mặc tích cực khiên các
doanh nghiệp Việt Nam gặp một số hạn chế, bất cập nhất định. Vướng mắc về quy
định pháp luật hoặc vấn đề được hiểu theo một chiều, không thống nhất và gây nhiều
tranh cãi nhất là về mặt thủ tục hành chính vẫn cịn chồng chéo, khơng rõ ràng. Quản
lý nhà nước chưa theo kịp với nhu cầu phát triển, các thủ tục hành chính vẫn cịn
rườm rà đối với nhà đầu tư nước ngoài,....Những bất cập này cần được khắc phục sửa
đổi kịp thời nhằm phát huy hơn nửa vai trị của góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
cùa nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu
hội nhập kinh tế. Trong bối cảnh đã và đang hịa mình vào cộng đồng kinh tế ASIAN
với sức ép ngày càng khốc liệt Việt Nam cần có một mơi trường đầu tư chun nghiệp
và hoàn thiện để tạo được lợi thế cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Với việc tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO và kí kết Hiệp định đối tác chiến
lược xuyên Thái Bình Dương TPP, pháp luật đầu tư đặt dưới sức ép buộc phải thực
hiện những điều chỉnh về chính sách và pháp luật liên quan đến môi trường kinh
doanh nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và quy định của WTO. Vì vậy, việc
tìm hiểu, nghiên cứu để có những kiến thức tổng quát cũng như những đánh giá khách
quan về pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là
thực sự cần thiết .



3

Nghiên cứu đề tài này là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để hoàn thiện
pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế trong nước và mơi trường kinh tế quốc tế góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam.
2. Tởng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong
các doanh nghiệp Việt Nam là lĩnh vực được nhiều tác giả quan tâm. Những cơng
trình của tác giá đi trước là kết quả nghiên cứu quý báu nên tác giá đã kế thừa những
thành tựu đã đạt được và nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực góp vốn, mua cổ phần, phần
vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc đề ra
các chính sách pháp luật để thu hút và thực hiện quản lý hoạt động đầu tư của nhà
đầu tư nước ngồi vào Việt Nam khơng cịn là một vấn đề quá mới mẻ, nhưng vẫn
luôn được quan tâm bởi tính chất quan trọng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy, trong những năm qua, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về
pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngồi.
Tuy nhiên đây cũng khơng phải là đề tài cũ. Bởi kể từ khi luật mới được ban
hành và có hiệu lực, vẫn chưa có cơng trình nào thực sự đi phân tích sâu về vấn đề
góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp tại Việt Nam, khi
mà luật mới còn quá mới mẻ với nhiều người và họ chưa biết quy cách áp dụng nó
trong thực tiễn ra sao, và theo nhiều chuyên gia, ngay cả luật mới cũng còn nhiều
điểm gây tranh cãi, vậy những bất cập của luật cũ là gì, luật mới giải quyết nó ra sao
và cịn điều gì chưa hồn thiện? Từ những lý do này, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài này,
nhằm mục đích nghiên cứu một cách sâu sắc vấn đề góp vốn, mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp tại Việt Nam trên dựa trên Luật Đầu tư 2014
vừa có hiệu lực vào 01/07/2015, mang lại cho sinh viên và người đọc quan tâm một
góc nhìn tồn diện về hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài vào trong các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu đi sâu vào góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của
nhà đầu tư nước ngồi vào các doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của LĐT
2014 vừa mới ban hành và được áp dụng gần 4 năm trên thực tế. Có thể thấy bên cạnh
những điểm mới hết sức tiến bộ thì việc vận dụng các quy định pháp luật đã gây
khơng ít khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các nhà đầu tư đặc
biệt là đối với nhà đầu tư nước ngồi. Cho đến thời điểm hiện nay, phải nói rằng, đầu
tư nước ngồi có tác động rất mạnh đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhờ có “trụ
cột” này mà Việt Nam trong nhiều năm qua được biết đến là một quốc gia phát triển


4

năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy
mục đích khi nghiên cứu đề tài này là:
- Làm rõ được những điểm mạnh cũng như hạn chế trong hoạt động góp vốn,
mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong luật Đầu tư 2014
- Đưa ra được ra được cái nhìn khái quát nhất về hoạt động đầu tư của nhà đầu
tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam và phần nào đó góp phần hồn thiện
phát luật về đầu tư trong tương lai
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế của pháp luật Việt Nam liên
quan đến hoạt động đầu tư nói chung cũng như về góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam nói
riêng
4. Đới tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề về góp, mua cơ phần, mua phần vốn góp của
nhà đâu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp
luật Việt Nam theo LĐT 2014 LDN 2014 và các văn bản quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành cùng một số Luật chuyên ngành.
5.


Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu một só vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên quan đén
góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cảu nhà đâu tư nước ngồi vào các doanh
nghiệp tại Việt Nam. Trong luận văn này tập nghiên cứu các quy định của LĐT 2014,
LDN 2014 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cùng một số Luật
chuyên ngành, điều ước quốc tế có liên quan
Đề tài nghiên cứu sẽ tập trung vào các vấn đề pháp lý cơ bản nhất của pháp luật về
đầu tư:
Thứ nhất, đề tài sẽ đi vào phân tích hai khái niệm cơ bản là khái niệm “góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài” và khái niệm “nhà đầu tư nước ngồi”
qua đó làm rõ thêm đặc điểm, vai trị của hoat động góp vốn, mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài trong pháp luật Việt Nam.
Thứ hai là phân tích về các hình thức góp vốn, mua cổ phần; điều kiện để nhà
đầu tư nước ngồi được góp vốn, mua cổ phần cũng như là mức góp vốn, mua cổ
phần cụ thể đối với một số ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có khả năng chi
phối mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam cũng như là thủ tục tương ứng với các trường
hợp. Bên cạnh đó, đề tài cịn đi nghiên cứu, đánh giá một số lĩnh vực có ảnh hưởng
nhất định tới hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong cam
kết của Việt Nam với WTO như lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, vận tải biển… để từ
đó có cái nhìn tổng qt nhất nhằm đưa ra phương hướng hoàn thiện cho pháp luật


5

về đầu tư liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
trong tương lai.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này được vận dụng phương pháp luận. Trên nền tảng của phương
pháp luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp triển khai, khái

quát, đánh giá, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp tiên hành nghiên cứu
làm sang tỏ các vấn đề của đề tài. Đưa ra các nhận xét về pháp lý có liên quan đến
góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của NĐT nước ngồi vào các doanh nghiệp
tại Việt Nam. Để từ đó, nêu lên được những thành tựu, những điểm tiến bộ của Luật
Đầu tư 2014 so với Luật Đầu tư 2014 và đồng thời tìm các ra các vấn đề cịn tồn đọng
và nguyên nhân của những hạn chế đó cũng như là một số rủi ro đối với hoạt động
góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
Trong suốt hành trình nghiên cứu của khóa luận khơng sử dụng riêng một
phương pháp mà sẽ vận dụng kết hợp một cách linh hoạt để hồn thành khóa luận của
mình một cách tốt nhất.
7. Kết cấu của đề tài
Bố cục được chia thành ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. phần
nội dung được chia thành 3 chương bao gồm:
CHƯƠNG I: Tổng quan về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước
ngồi tại các doanh nghiệp việt nam
CHƯƠNG II: Thực trạng pháp luật về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn gop của nhà
đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam
CHƯƠNG III: Tình hình góp vốn và kiến nghị về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
gop của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỞNG QUAN VỀ GĨP VỚN, MUA CỞ PHẦN, PHẦN VỚN
GĨP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM
1.1 Khái niệm và đặc điểm về góp vốn, mua cổ phẩn, phần vốn góp của nhà đầu tư
nước ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam

1.1.1 Khái niệm góp vốn, mua cổ phần, mua phần vớn góp
Khái niệm góp vớn
Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trịn các doanh nghiệp Việt Nam là
hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn rất nhiều khi tiến hành đầu
tư vào Việt Nam. Theo từ điển Luật học góp vốn là việc nhà đầu tư đưa tài sản dưới
dạng hình thức khác nhau vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng sở
hữu doanh nghiệp.
Dưới góc độ kinh tế, góp vốn là hành vi mà các tổ chức, cá nhân gộp tài sản của
mình lại thành một phần chung để cùng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, tỉ
lệ tài sản góp của các bên sẽ được dùng làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, tài sản
sau này. Theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Góp vốn là việc góp tài
sản để trở thành vốn điều lệ của cơng ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập
doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”. Theo
đó, tài sản đưa vào góp vốn bao gồm Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ
thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tài sản góp vốn
khơng phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành
viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được
thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Góp vốn được hiểu là “ Việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của cơng ty.
Góp vốn bao gồm vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của
doanh nghiệp đã được thành lập”1.
Như vậy góp vốn chỉ đặt ra với loại hình doanh nghiệp là các loại cơng ty cịn
doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đặc thù do môt cá nhân làm chủ nên

1

Theo quy định tại khoản 13 điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2014.



7

khơng cần phải việc tiến hành hoạt động góp vốn. Vốn của doanh nghiệp tư nhân gọi
là vốn đầu tư và do chủ doanh nghiệp tư nhân tư đăng ký. Ngoài ra theo quy định
pháp luật, khi chủ doanh nghiệp muốn tăng vốn đầu tư thì cũng khơng cần tiến hành
thủ tục chuyển quyền sở hữu công ty cổ phần, công ty tránh nhiệm hữu hạn và công
ty hợp danh.
Thành viên sở hữu phần vốn góp trong cơng ty TNHH cịn cố đơng sở hữu cổ
phần trong cơng ty cổ phần. Về bản chất, phần vốn góp và cổ phần thể hiện quyền sở
hữu của thành viên và cổ đông với phần vốn của mình. Luật đầu tư 2014 quy định
nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. So với
Luật đầu tư 2005, Luật đầu tư 2014 quy định cụ thể, chi tiết hơn về hình thức cũng
như điều kiện đối với hình thức đầu tư này.
Luật đầu tư 2005 cịn hạn chế về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần đối với Nhà đầu tư
trong nhiều ngành nghề. Tuy nhiên thời điểm đó Luật đầu tư 2005 và Nghị định
108/2006/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 22 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn Luật đầu tư
lại có hiệu lực thi hành vài tháng trước khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện lộ
trình cam kết với Tổ chức này về mở cửa thị trường đầu tư trong các ngành nghề dịch
vụ cũng như các cam kết khác liên quan đến hoạt động đầu tư. Phải đến năm 2015,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới hồn tất và cơng bố Danh điều kiện đầu tư với Nhà đầu
tư nước ngoài lên trang Hệ thống thơng tin về đầu tư nước ngồi. Danh mục được áp
dụng với trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp,
trong đó quy định cụ thể về điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ với Nhà đầu tư.
Vậy, phải mất 10 năm quy định trong Luật đầu tư 2005 mới có thể đi vào thực
hiện. Ngồi ra, với hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, Nghị định
108/2006/NĐ-CP cũng không đưa ra được hướng dẫn cụ thể, chỉ có thể quy định dẫn
chiếu đến “Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan”. Từ đó có thể thấy rằng Luật
đầu tư 2014 đã hoàn thiện một khối lượng rất lớn những quy định mà Luật đầu tư
2005 cịn bỏ ngõ, quy định chưa tới đối với hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp.

Góp vốn được hiểu là “việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của cơng ty”,
bao gồm “góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh
nghiệp đã được thành lập” Luật Đầu tư 2014 dành riêng quy định cụ thể về hình thức
và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngồi. Theo đó, hoạt động đầu tư góp
vốn vào tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới một trong ba
hình thức sau: mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của cơng
ty cổ phần; góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp danh; hoặc góp
vốn vào tổ chức kinh tế khác.


8

Luật Đầu tư 2014 cho phép nhà đầu tư nước ngồi được mua cổ phần của cơng
ty cổ phần, mua phần vốn góp từ các thành viên của cơng ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp danh và các tổ chức kinh tế khác. Đối với hình thức mua cổ phần, nhà
đầu tư nước ngồi có thể mua trực tiếp từ công ty hoặc từ các cổ đông trong công ty.
Đối với hình thức mua phần vốn góp, nhà đầu tư nước ngồi sẽ trở thành thành viên
của cơng ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn của cơng ty hợp danh hoặc
thành viên của các loại hình tổ chức kinh tế khác.
Tương tự hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài và
tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi chiếm đa số khi góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp vào tổ chức kinh tế khơng bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, trừ
các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 3 Điều 22 Luật Đầu tư 2014 và
tuân theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Khái niệm về mua cổ phần
Cổ phần là “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau”2. Giá trị của
mỗi phần chia được gọi là mệnh giá của cổ phần đó, mệnh giá bao nhiêu là do cơng
ty quyết định, Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định mệnh giá của cổ phần, mệnh
giá luôn luôn bằng nhau giữa các cổ phần và giữa các thời điểm. Khác với mệnh giá,
thị giá của cổ phần là giá giao dịch của cổ phần đó trên thị trường, thị giá khơng ln

bằng nhau giữa các cổ phần, nó phụ thuộc vào giá thỏa thuận dựa vào sự biến động
của thị trường. Thị giá khơng phụ thuộc vào mệnh giá, nó có thể cao hơn hoặc thấp
hơn mệnh giá. Do đó, việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần là việc mà nhà đầu tư
thực hiện các giao dịch nhằm nhận chuyển giao quyền sở hữu đối với cổ phần, trở
thành cổ đơng của cơng ty đó. Từ việc sở hữu cổ phần, cổ đông sẽ tham gia chia sẻ
rủi ro và lợi nhuận trong các hoạt động của công ty, và nếu tỉ lệ cổ phần đạt mốc luật
định, cổ đơng cịn có thể tham gia vào việc quản lý Cơng ty cổ phần (CTCP). Việc
mua cổ phần có thể thực hiện ở thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp. Trong đó,
thị trường sơ cấp là thị trường phát hành lần đầu các loại chứng khoán ra thị trường,
thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã qua giao dịch
ở thị trường sơ cấp. Việc mua cổ phần được thể hiện thơng qua việc mua giấy tờ có
giá. Cổ phiếu là một loại giấy tờ có giá, nó là chứng chỉ do cơng ty cổ phần phát hành,
bút tốn ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần
của cơng ty đó. Chỉ có cơng ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ
phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một
cơng ty cổ phần và cổ đơng là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Thủ tục mua
cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi có sự khác biệt nhất định so với nhà đầu tư trong
2

Theo khái niệm tại điểm a khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014


9

nước, nhà đầu tư nước ngồi khơng được mua cổ phần của các doanh nghiệp kinh
doanh ngành nghề cấm đối với họ. Ngoài ra, thủ tục mua bán cổ phần của nhà đầu tư
nước ngồi cịn phải tn thủ các quy định của Luật đầu tư 2014. Đồng thời, mức sở
hữu của họ đối với cổ phần trong các công ty kinh doanh một số ngành nghề đặc thù
cũng phải tuân thủ các luật liên quan khác.
Mua cổ phần là một trong những biện pháp nhầm tăng cường kiểm soát công ty

và tăng giá cổ phần cho các doanh nghiệp và đưa vào điêu lệ cho các công ty cổ
phần. Tác dụng của việc mua cổ phần có thể thấy là làm tăng lợi nhuận cho nhà đầu
tư đang nắm giữ cổ phiếu đó. Cơng ty chỉ mua cổ phần khi có kết quả kinh doanh tốt
và dư giả tiền mặt. Việc mua lại cổ phần sẽ bị giới hạn lại số cổ đông được chia cổ
tức, làm cho số cổ tức được chia tăng lên, tức lợi nhuận trên mỗi cổ phần cũng tăng
lên.
Nhìn từ góc độ kỹ thuật, việc mua lại cổ phần của công ty sẽ giúp cải thiện một
số chỉ số tài chính cơ bản của công ty. Việc mua lại cổ phần sẽ làm giảm lượng tiền
mặt, khi đó tiền măt cũng chính là một tài sản, điều này dẫn đến suất sinh lowijj trên
tổng sản tăng lên đáng kể. Cho nên vậy, rất nhiều công ty niêm yết mua lại cổ phiếu
sẽ làm đáng kể số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Từ đó giảm áp lực pha loãng cổ
phiếu do các đợt phát hành cổ phiếu ồ ạt gây ra. Điều này có thể góp phần hữu hiệu
giảm bớt nguồn cung chứng khốn trên thi trường nói chung, làm giá cổ phiếu có xu
hướng tăng lên. Do tác động trên, thực tế còn nảy sinh cả tác động về mặt tâm lý với
nhà đầu tư khi có tin về việc mua lại cổ phần.
Khái niệm về phần vớn góp
Trong xã hội hiện đại phần góp vốn trong cơng ty có tư cách pháp nhân gọi là
phần góp vốn là tài sản có giá trị lớn trong sản nghiệp của chủ sở hữu. Không phải
được hình hành từ thế giới vật chất như các tài sản hữu hình. Cũng khơng phải là sản
phẩm hình thành từ con tim và khối óc như các đối tượng của sỏ hữu trí tuệ. Phần
góp vốn là kết quả của sự phân thân về giá trị của tài sản góp vốn vào cơng ty. Phần
góp vốn và tài sản góp vốn vào cơng ty là hai tài sản độc lập và thuộc về hai sản
nghiệp của hai chủ thể khác nhau.
Phần góp vốn là tài sản, sản nghiệp của người góp vốn. Tài sản đem góp vốn là tài
sản thuộc sản nghiệp của công ty nhận tài sản góp vốn. Thế nhưng khơng phải lúc
nào người ta cũng phân biệt được sự khác nhau này.
Góp vốn vào cơng ty có tư cách pháp nhân là việc một người thơng qua hợp đồng
góp vốn, chun quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản của mình cho cơng
ty có tư cách pháp nhân và đổi lại họ trở thành chủ sở hữu đối với phần vốn góp của



10

cơng ty đó. Tài sản góp vốm có thể bằng tiền hoặc hiện vật. Hiện vật theo nghĩa rộng
nhất là tài sản hữu hình hoặc vơ hình mà khơng phải là tiền
Ví dụ: vàng, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất
các yếu tố vơ hình của sản nghiệp thương mại ( biển hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu,
mạng lười tiêu thụ hàng hóa,....).
Hoặc có thể định giá tài sản góp vốn. Luật doanh nghiệp có quy định có thể đinh giá
tài sản góp vốn khơng phải là tiền (tiền Việt Nam. hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi),
vàng thì phải được định giá như các tải sản góp vốn được nêu ở ví dụ trên.
Bằng việc góp vốn người góp vốn được nhận phần vốn góp có giá trị tương đương
ứng với giá trị tài sản góp vốn. Giá trị phần vốn góp là tham số cho rất nhiều quyền
của chủ sở hữu phần vốn góp có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp,
được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp, nhận giá trị tài sản khi phá sản hoặc
tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp của mình,...
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 có quy định về phần góp vốn. “Phần
vốn góp là tổng giá trị tài sản của thành viên đã góp hoặc cam kết góp vốn vào cơng
ty tránh nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ của phần vốn
góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty tránh nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp
danh”3.
Như vậy, góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là một hình thức
nhà đầu tư nước ngồi bỏ vốn ra thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam để được
trao quyền quản lý và được quyền phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Pháp
luật về góp vơn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt
Nam là bộ phận của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầ tư nước ngoài.
Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài
Trong một nền kinh tế thị trường, khai niệm đầu tư khơng cịn xa lạ. Liên quan
đến việc sử dụng vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh, người ta cịn có thể dễ dàng
bắt gặp các thuật ngữ: “đầu tư tài chính”, “đầu tư thương mại”, “đầu tư phát triển”

hay một khía cạnh khác về nguồn vốn vơ hình gắn liền với từng chủ thể nhất định chỉ
xuất hiện khi chủ thể đó tham gia vào q trình sản xuất, kinh doanh, đầu tư vào vốn
con người.
Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài là một trong những thuật ngữ được tranh cãi
nhiều nhất trong suốt quá trình ban hành và áp dụng pháp luật về đầu tư cho nhà đầu

3

Quy định khoản 21 đíều 4 luật doanh nghiệp 2014


11

tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong lĩnh vực khoa học, khái niệm đầu tư được nghiên
cứu và tiếp cận từ nhiều góc độ dưới góc độ kinh tế, góp vốn là hành vi mà các tổ
chức, cá nhân gộp tài sản của mình lại thành một phần chung để cùng thực hiện hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tỉ lệ tài sản góp của các bên sẽ được dùng làm căn cứ để
phân chia lợi nhuận, tài sản sau này.
Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014: “Nhà đầu tư (NĐT) là tổ chức, cá nhân
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước
ngồi và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ”4. và Luật Đầu tư 2014 cũng có
đưa ra khái niệm về nhà đầ tư nước ngồi: “Nhà đầu tư nước ngồi là cá nhân có quốc
tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu
tư kinh doanh tại Việt Nam”. Như vậy, sẽ có hai đối tượng “thực hiện hoạt động đầu
tư5:
Đối tượng 1: đối tượng đã bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư
Đối tượng 2: là pháp nhân mới được hình thành để thực hiện dự án đầu tư (đối
với trường hợp dự án đầu tư có thành lập pháp nhân mới)
Theo đó, NĐTNN chỉ là những chủ thể tham gia góp vốn để thực hiện hoạt động đầu
tư, trường hợp dự án sử dụng nguồn vốn FDI nhưng có thành lập pháp nhân mới thì

khơng xem pháp nhân đó là NĐTNN. Như vậy, doanh nghiệp FDI được thành lập
theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư thì được
xem là NĐTTN.Tuy nhiên, các văn bản khác và thực tiễn đều ghi nhận những doanh
nghiệp FDI loại này vẫn được xác định là NĐTNN. Quy định tại khoản 5 điều 3 Luật
Đầu tư và khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là hạn chế của nhà lập pháp trong quá
trình soạn thảo, cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp và thống nhất
với các văn bản hướng dẫn và thực tiễn, đảm bảo quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư.
Luật Đầu tư 2014 chỉ ra cụ thể bốn hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm thành
lập tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư
theo hình thức hợp đồng và thực hiện dự án đầu tư 6. Như những phân tích trên, dù
khái niệm “đầu tư” được diễn đạt bằng nhiều cách thức khác nhau nhưng một cách
khái quát được hiểu là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành những
hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội với hi vọng thu được những lợi ích trong
tương lai.

Khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2014
Khoản 14 điều 3 Luật Đầu tư 2014
6
Khoản 5 điều 3 luật đầu tư 2014
4
5


12

Chủ thể tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh được gọi chung là “nhà đầu
tư”. Tuy cùng tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh nhưng khác với nhà đầu tư trong
nước, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đó thơng qua hành vi mang tài sản
từ quốc gia này sang quốc gia khác, tức là “di cư” có tính tốn để nhằm mục đích lợi
nhuận bởi vì ở đó, họ sẽ “sở hữu lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp của nước tiếp

nhận đầu tư; được ưu đãi và có điều kiện thuận lợi tại nước tiếp nhận đầu tư và có lợi
ích về đầu tư lớn hơn so với doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư”.
Tại Việt Nam, khái niệm “nhà đầu tư nước ngồi” khơng chỉ được sử dụng trong
Luật Đầu tư mà cịn xuất hiện trong các đạo luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp.
Điều này là dễ hiểu, bởi các văn bản quy phạm pháp luật trên đều do cơ quan nhà
nước ban hành hoặc phối hợp ban hành và là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc điều
chỉnh các quan hệ phát sinh, do đó yêu cầu về tính thống nhất trong phải được đảm
bảo những trường hợp nhất định.
Việc xác định tư cách nhà đầu tư trong nước hay nước ngồi có vai trị rất quan
trọng, khơng chỉ riêng đối với nhà đầu tư mà cịn với các cơ quan có thẩm quyền, vì
thơng qua đó sẽ xác định được điều kiện và thủ tục đầu tư áp dụng.
Luật Đầu tư 2014 quy định các cá nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ chức thành
lập theo pháp luật nước ngoài nếu thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt
Nam thì đều là nhà đầu tư nước ngoài. Với quy định này, nhà đầu tư nước ngồi là
chủ thể có quốc tịch nước ngồi (đối với cá nhân) hay được thành lập theo pháp luật
nước ngoài (đối với tổ chức) thực hiện hoạt động kinh doanh mang bản chất của đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam. Hoạt động đầu tư này tương tự nhưng cao hơn xuất khẩu
hàng hóa vì hoạt động xuất khẩu hàng hóa (hay chính là hoạt động bn bán hàng
hóa ở nước sở tại) là bước đi tìm kiếm thị trường, tìm hiểu luật lệ để có cơ sở ra quyết
định đầu tư.
Đối với nhà đầu tư có quốc tịch nước ngoài và nhà đầu tư là tổ chức kinh tế có
vốn đầu tư nước ngồi chiếm đa số sẽ áp dụng các quy định của nhà đầu tư nước
ngoài khi thành lập mới doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ
chức kinh tế.
Luật Đầu tư 2014 có quy định, nếu doanh nghiệp đó có vốn đầu tư nước ngoài
từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số các thành viên hợp danh trong cơng ty hợp
danh là cá nhân nước ngồi thì được đối xử như nhà đầu tư nước ngoài7. Đối với
trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải căn cứ vào việc người này
còn mang quốc tịch Việt Nam hay khơng. Nếu họ khơng cịn quốc tịch Việt Nam thì
7


Theo Điều 23 Luật Đầu tư 2014


13

là nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, trong cả hai trường hợp trên, pháp luật xem họ
là nhà đầu tư trong nước.
Như vậy, theo quy định của Luật Đầu tư 2014, việc xác định chủ thể là nhà đầu tư
nước ngồi chỉ dựa vào tiêu chí quốc tịch và số vốn điều lệ họ nắm giữ trong công ty.
Và điều này đã gây ra khơng ít khó khăn, bởi khơng có sự thống nhất khi mà các văn
bản có liên quan này chỉ điều chỉnh trong một phạm vi nhất định. Khoản 14 Điều 3
Luật Đầu tư 2014 tiếp cận khái niệm nhà đầu tư nước ngồi từ góc độ quốc tịch. Dù
hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nhưng theo quy định trong văn bản luật
này, khái niệm nhà đầu tư nước ngoài được và chỉ được xác định theo tiêu chí quốc
tịch. Đối với quy định tỉ lệ phần vốn của nhà đầu tư nước ngồi trong các tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Điều 23 Luật Đầu tư 2014 chỉ nhằm mục đích
xác định cách thức đối xử với tổ chức này mà thơi, cịn về bản chất, đó vẫn là tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong
nước. Do đó, khơng thể xem đây là tiêu chí về vốn để xác định tư cách nhà đầu tư
nước ngồi. Tuy nhiên, quy định này khơng phải khơng có hạn chế. Bởi vì “sự thay
đổi tỉ lệ vốn góp trong các doanh nghiệp là thường xuyên, nếu căn cứ vào tỉ lệ % vốn
góp của nhà đầu tư nước ngồi, sẽ xảy ra tình trạng doanh nghiệp bị thay đổi địa vị
pháp lý liên tục.
1.1.2 Đặc điểm của góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
vào các doanh nghiệp tại Việt Nam
Thủ tục đầu tư mang những đặc điểm chung của thủ tục hành chính đồng thời
có những đặc điểm riêng biệt. Trong đó có thể rút ra những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, thủ tục đầu tư được điều chỉnh bởi các quy phạm thủ tục hành chính
trong lĩnh vực đầu tư.

- Thứ hai, thủ tục đầu tư là trình tự thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước về
đầu tư.
- Thứ ba, thủ tục đầu tư do chủ thể tiến hành hoạt động đầu tư thực hiện nhằm
mục đích sinh lợi.
- Thứ tư, thủ tục đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút đầu tư, phát
triển kinh tế đất nước.
- Cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác bât kì
lúc nào ( trừ ngoại tệ). Cổ đơng có khả năng chuyển vốn từ nơi này sang nơi khấc,
từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác một cách dễ dàng thơng qua hình thức chuyển
nhượng, mua bán cổ phần tạo cho cac cổ đơng có được sự linh hoạt trong đầu tư
vốn của mình. Các cổ phần của cơng ty cổ phần (trừ các trường hợp bị cấm hoặc


14

hạn chế chuyển nhượng) đều có thể được chuyển nhượng dễ dàng, chúng được ghi
lại vào danh mục chuyển nhượng tại trung tâm/sở giao dịch chứng khốn và có thể
được mua bán trong các phiên mở cửa một cách nhanh chóng
Khả năng tự do chuyển nhượng cổ phần giúp các nhà đầu tư dễ dàng tham gia
vào và rút khỏi công ty bằng cách mua hay chuyển nhượng cổ phần, đồng thời
giúp công ty thu hút vốn đầu tư một cách thuận lợi hơn so với cac loại hình doanh
nghiệp khác
- Cơng ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại cũng như trái phiếu và
các công cụ chứng khoán khác để huy động vốn. Vấn đề này
- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết khơng được chuyển nhượng cổ
phần đó cho người khác
- Các cổ đơng có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu. Tính thanh khoản
của cổ phiếu là khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt hoặc thành chứng
khoán của cổ phiếu


1.2 Vài trò, ý nghĩa của góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước
ngồi vào các doanh nghiệp tại Việt Nam
1.2.1 Vai trị của việc góp vón, mua cở phần, phần vớn góp của nhà đầu tư nước
ngoài vào các doanh nghiệp tại Việt Nam
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài
nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói
chung. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có cách
hiểu khác nhau về đầu tư.
Trong một xã hội có giai cấp, sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật là yếu tố
khách quan. Nói cách khác nhà nước và pháp luật chính là “ sản phẩm của một xã hội
khi đã phát triển đến một giai đoạn nhất định”. Nhà nước là chủ thể ban hành ra pháp
luật. Pháp luật vừa giữ vai trò làm bình ổn quan hệ kinh tế vừa điều chỉnh các quan
hệ kinh tế nhằm tạo dựng lên một nền kinh tế có tính tổ chức cao và phát triển ổn
định. Pháp luật với tư cách là bộ phận kiến trúc thượng tầng do yếu tố cơ sở hạ tầng
là quan hệ xã hội quyết định. Đồng thời phản ánh, định hướng và tác động ngược lại
đối với các mối quan hệ này.


15

Pháp luật về thủ tục đầu tư nói chung và thủ tục đầu tư nước ngồi nói riêng là
tác phẩm do nhà nước tạo nên, là văn bản pháp lý chứa đựng những quy phạm và
công cụ pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Việc quy
định về thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong pháp luật Việt Nam là không
thể thiếu và thực sự cần thiết.
Sự phát triển của quốc gia được thể hiện thông qua các thông số về phát triển
kinh tế. Điều đó có nghĩa là phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để đảm bảo cho sự
phát triển, là động lực của các quốc gia trên thế giới nói chung và các nước phát triển
nói riêng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào yếu tố nguồn lực và khả

năng huy động nguồn lực, sử dụng nguồn lực vào quâ trình sản xuất để tạo ra của cải
vật chất cho xã hội. Q trình đó được tiếp diễn liên tục và tạo thành chu kì sản xuất
với quy mơ ngày càng mở rộng. Đây là cơ sở và cũng là kêt quả được tích lũy từ hoạt
động đầu tư. Như vậy, đầu tư có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Hoạt động
đầu tư làm tăng năng lực sản xuất, cung ứng các sản phầm vật chất, dịch vụ cho nền
kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế và chuyển giao cơng nghệ, từ
đó tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
Góp vốn, mua cổ phần là một hình thức rất phổ biến khi nhà đầu tư nước ngoài thực
hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt
Nam, thì hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh
nghiệp tại Việt Nam càng có nhiều vai trị quan trọng. Nhìn chung vai trị của việc
góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với sự tăng trưởng kinh tế như sau:
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động, tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động. Với ưu điểm khơng để lại những món nợ
quốc gia và mang tính ổn định cao, hình thức đầu tư này là nguồn bổ sung vốn quan
trọng, qua đó góp phần kích thích kinh tế - xã hội phát triển.
Khi nguồn vốn góp, cổ phần đủ lớn để các nhà đầu tư thực hiện quyền quản lý
doanh nghiệp hình thức đầu tư trực tiếp , các doanh nghiệp không những đạt được
mục tiêu thu hút vốn mà cịn có cơ hội được học tập kinh nghiệm quản lý, học tập
trình độ phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến của nước ngoài, đối với các doanh
nghiệp trong nước, ảnh hưởng này tạo ra một động lực giúp họ phải nhanh chóng học
hỏi, vươn lên để qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Nguồn ngoại tệ đổ vào trong nước giúp các cơ quan quản lý tiền tệ bổ sung
được nguồn dự trữ ngoại hối, thực hiện các chính sách tiền tệ được thuận lợi hơn,
góp phần cân đối cán cân thanh tốn thương mại quốc tế.
- Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cũng là một dạng của hình thức đầu tư
trực tiếp, chủ yếu thu hút đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ hoặc


16


những ngành mà quốc gia nhận đầu tư có năng lực phát triển, qua đó làm tăng tỉ
trọng của những ngành này trong cơ cấu ngành phát triển quốc gia, từ đó thúc đẩy
qua trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp với phân công lao động quốc
tế, phù hợp với lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia.
- Pháp luật về thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi góp phần điều chỉnh
quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam của nhà
đầu tư nước ngoài.
- Pháp luật về đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài là phương tiện để nhà nước
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong quan hệ đầu tư kinh doanh do nhà đầ
tư nước ngoài là một bên chủ thể trong quan hệ này.
- Là cơ sở pháp lý ghi nhận những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh
doanh của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời nhiệm vụ này cịn đóng
vai trị là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài vào
thị trường Việt Nam.
- Về pháp luật đầu tư tại Việt Nam cịn đóng vai trị là sự nội luật hóa câc điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đầu tư tác động đến quy mô của nền kinh tế, thông qua việc tác động đến tổng
cầu và tổng cung
- Quy mô đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng trì trệ trong thời kì kế hoạch hóa tập
trung. Nhưng sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là từ khi tiến hành công
cuộc đổi mới, nền kinh tế đã từng bước phát triển, sản lượng kinh tế ngày càng cao.
Đây chính là kết quả của q trình đổi mới tồn diện trên tất cả các lĩnh vực đầu tư,
đặc biệt là việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
1.2.2. Ý nghĩa góp vốn, mua cổ phần, phần vớn góp của nhà đầu tư nước ngồi
vào các doanh nghiệp tại Việt Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với đặc trưng cơ bản là đảm bảo quyền sở hữu và
quyền quản lý.Tuy nhiên, cần thừa nhận rằng mục đích của NĐTNN và nước nhận

đầu tư là không giống nhau. Nếu NĐTNN mong muốn thu lợi nhuận cao nhất thì
nước chủ nhà lại quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế - xã hội và sự phát triển tổng
thể của nền kinh tế theo những mục tiêu, chiến lược đã đề ra. Việc nghiên cứu và xây
dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài phải đảm bảo giải quyết được
mâu thuẫn này trên cơ sở dung hòa lợi ích của cả hai phía nhằm đạt được những mục
tiêu đã đề ra bởi chỉ trên cơ sở thống nhất lợi ích mới mong có sự hợp tác phát triển.


17

Điều kiện góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi trong các doanh
nghiệp Việt Nam chính là một quy định địi hỏi phải có sự dung hịa, thống nhất như
vậy.Đối với nhà nước, đại diện là các cơ quan quản lý về hoạt động đầu tư, quy định
này là cơ chế đảm bảo hiệu quả quản lý. Thông qua tài khoản vốn đầu tư và quy định
buộc NĐTNN thực hiện mọi hoạt động liên quan đến đầu tư phải thơng qua tài khoản
đó, Nhà nước sẽ dễ dàng kiểm sốt và ngăn chặn những hành vi khơng lành mạnh
của chủ thể này, điển hình là hành vi tẩu tán tài sản khi thua lỗ hay lợi dụng hoạt động
đầu tư để “Rửa tiền”. Mặt khác, việc quản lý tốtnguồn vốn đầu tư nước ngồi cịn
giúp Nhà nước tránh thất thu thuế và kiểm soát chặt chẽ nguồn ngoại tệ. Khơng thể
vì lý do thiếu vốn, khả năng tài chính thấp mà cho phép những hoạt động kinh tế
ngầm diễn ra gây mất uy tín của Nhà nước trên thị trường quốc tế.
Dưới góc độ doanh nghiệp nhận đầu tư, quy định về điều kiện góp vốn, mua cổ
phần là cơ sở để hợp pháp hóa việc thu hút nguồn vốn và chuyển giao công nghệ,
kinh nghiệm quản lý của các cơng ty nước ngồi. Bên cạnh đó, trên cơ sở một tài
khoản vốn đầu tư nằm tại ngân hàng thương mại ở trong nước, các doanh nghiệp Việt
Nam có thể nắm bắt và đánh giá về nhu cầu cũng như sự thiện chí của các NĐTNN
khi bỏ vốn vào doanh nghiệp của mình, đồng thời đó cũng là một cơ chế bảo đảm
trong những trường hợp NĐTNN thoái vốn, trốn nợ.
Như vậy, về mặt lý luận, quy định về tài khoản vốn đầu tư có vai trị hết sức quan
trọng, là cơ chế mà thơng qua đó nhà nước phát huy được vai trò quản lý và kiểm sốt

hoạt động đầu tư nước ngồi một cách chặt chẽ. Đồng thời, quy định này cịn có ý
nghĩa bảo vệ nền kinh tế trong nước tránh khỏi những tác động tiêu cực từ nguồn
ngoại tệ vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tránh cho doanh nghiệp Việt Nam bị một số
NĐTNN biến thành trung gian để thực hiện hoạt động rửa tiền và những hành vi vi
phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định này trên thực tiễn thì lại xuất
hiện nhiều kẻ hở và hạn chế, cho thấy nhà làm luật cần sớm đưa ra những sửa đổi và
bổ sung sao cho phù hợp với thực tế hiện nay.
FDI có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi
quốc gia.Đó là nguồn ngoại tệ chủ yếu để kích thích nền kinh tế, là cơ sở đảm bảo
cho sự tăng trưởng cao và ổn định. Riêng ở Việt Nam, sau 25 năm thực hiện chính
sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngồi, có thể nhìn thấy tầm quan trọng của FDI qua
những mặt sau:
Thứ nhất, đầu tư nước ngoài thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế
Thứ hai, đảm bảo trình độ cơng nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển chung trên
toàn thế giới


18

Thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực ĐTNN đã góp phần thúc đẩy
chuyển giao cơng nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong
nhiều lĩnh vực. ĐTNN tạo mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi với doanh nghiệp trong nước, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp trong
nước tiếp cận với những thành tựu khoa học – kỹ thuật tiên tiến.
Thứ ba, là vai trị tích cực trong việc tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực và thay đồi cơ cấu lao động
Hiện nay khu vực ĐTNN tạo ra trên 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3- 4
triệu lao động gián tiếp, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được
xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngồi, nâng cao trình độ

của cơng nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, trong đó một bộ phận đã có năng lực
quản lý, trình độ khoa học, cơng nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. Ngoài
ra, ĐTNN đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động thông qua
hiệu ứng lan tỏa lao động, cập nhật kỹ năng cho bên cung ứng và bên mua hàng.
Thứ tư, ĐTNN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa điện đại hóa
Đầu tư nước ngồi đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nơng
nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nơng sản xuất khẩu và tiếp
thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt
tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra một số phương thức mới, có hiệu quả cao, nhất là các dự án
đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu, góp phần cải thiện tập quán canh tác
vớiđiềukiệntầng.
Khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất
lượng cao như khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê,ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán,
tư vấn luật, vận tải biển, siêu thị... Các dịch vụ này cũng góp phần tạo ra phương thức
mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa và
góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Thứ năm, đầu tư nước ngồi có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp
độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm
Thứ sáu, đầu tư nước ngồi góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị
doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện mơi trường kinh doanh
Thực tiễn đầu tư nước ngồi đã cho nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích về cơng
tác quản lý kinh tế và doanh nghiệp, góp phần thay đổi tư duy quản lý, thúc đẩy q
trình hồn thiện luật pháp, chính sách theo hướng bình đẳng, cơng khai, minh bạch,


19

phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với xu
thế hội nhập.
Thứ bảy, đầu tư nước ngồi đã góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế

Hoạt động thu hút ĐTNN đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại, tạo thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN, ký Hiệp định khung
với EU, hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
với 62 Quốc gia và vùng lãnh thổ, Hiệp định đối tác EPA với Nhật Bản và nhiều nước
khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Nhìn tổng quan qua chương I tác giả đã làm rõ được các khái niệm như: khái
niệm về góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, khái niệm về nhà đầu tư nước
ngồi. Từ đó tác giả đã đưa ra được đặc điểm, vai trị và ý nghĩa của việc góp vốn,
mua cổ phần, mua phần vốn góp của NĐTNN vào các doanh nghiệp. Từ đó ta có thể
dễ dàng nhận thấy được tầm quan trọng của việc đầu tư nước ngoài đối với nền kinh
tế tại Việt Nam.


×