Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản theo bộ luật dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.08 KB, 65 trang )

1

..

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Khố luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới các thầy cô giảng viên khoa Luật trường Đại học Cơng nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh đã quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình và truyền đạt kiến thức cho
tơi trong suốt q trình học tập tại trường thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Bành
Quốc Tuấn người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và động viên tơi trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành tốt Khố luận tốt nghiệp này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến sự hỗ trợ, động viên của gia đình và bạn bè
trong q trình hồn thành Khố luận tốt nghiệp, cũng như trong suốt quá trình
học tập vừa qua.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế, bài Khố luận tốt
nghiệp này khơng thể tránh được những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý
của q thầy cơ để tơi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ
tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Trần Thị Mỹ Duyên, MSSV: 1411270609.
Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bành Quốc Tuấn, đảm
bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo.
Nếu sai sót, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của Nhà


Trường và Pháp luật.
SINH VIÊN THỰC HIỆN

TRẦN THỊ MỸ DUYÊN


3

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài sản là của cải vật chất, được con người dùng vào nhiều mục đích khác nhau
nhằm phục vụ, thoả mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, nhu cầu sản xuất
kinh doanh. Tài sản này có thể là tiền, là đồ vật, là giấy tờ có giá,…Tuỳ vào quan
điểm khác nhau mà việc phân loại tài sản cũng cũng khác (ví dụ: có thể phân loại tài
sản là tài sản hữu hình hay là tài sản vơ hình; phân làm bất động sản hay động sản;…).
Tuy nhiên, dù là tài sản là loại tài sản nào đi nữa thì mỗi tài sản đều là thứ có vai trị
nhất định đối với con người (con người này có thể hiểu là chủ sở hữu tài sản đó hay
người khơng phải là chủ sở hữu nó). Đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay, thì
yêu cầu phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả mọi tài sản trong xã hội là rất cần thiết.
Vì có những người có tài sản nhưng khơng có nhu cầu sử dụng, tiêu dùng nhưng có
người lại khơng có tài sản đó nhưng lại có nhu cầu sử dụng, tiêu dùng tài sản đó. Do
đó, các quy định về quyền đối với tài sản luôn được các Nhà nước trên thế giới quan
tâm, ghi nhận và bảo vệ. Theo đó, quyền đối với tài sản có bao gồm cả quyền sở hữu
và các quyền khác đối với tài sản.
Trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia, quyền sở hữu và các quyền khác
đối với tài sản là một chế định quan trọng, chiếm vị trí lớn trong pháp luật dân sự (sau
đây được viết tắt là PLDS), là xương sống trong các quan hệ tài sản, nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản, bảo đảm trật tự xã hội trong giao
lưu dân sự. Ở nước ta cũng không ngoại lệ, quyền sở hữu và các quyền khác đối với
tài sản là chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật và được quy định cụ thể trong

Bộ luật Dân sự (sau đây được viết là BLDS).
Từ Bộ luật Hồng Đức, đến Bộ luật Gia Long và các quy định pháp luật Việt
Nam từ trước đến nay đều có những quy định về quyền sở hữu và các quyền khác đối
với tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn cịn nhiều điểm chưa rõ ràng, từ đó dẫn đến
sự ra đời của BLDS 2015 nhằm đưa ra những quy định mới hơn cho nhiều vấn đề về
quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
Và có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề quyền sở hữu và các
quyền khác đối với tài sản. Tuy nhiên, các cơng trình này lại đi sâu nghiên cứu vào
một quy định cụ thể, một vấn đề cụ thể (như bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật Dân
sự Việt Nam) và đa số các cơng trình nghiên cứu này đều áp dụng những quy định
của pháp luật trong giai đoạn trước.
Do đó, với mong muốn đi sâu tìm hiểu những quy định về quyền sở hữu và các
quyền khác đối với tài sản và nêu ra một vài ý kiến cá nhân dựa trên cơ sở những kiến
thức đã được học và thực trạng pháp luật hiện hành, tác giả đã chọn đề tài “Quyền sở
hữu và các quyền khác đối với tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015” làm đề tài nghiên
cứu cho Khoá luận tốt nghiệp của mình.


4

2. Tình hình nghiên cứu
Đối với đề tài đã chọn, tác giả sẽ nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản; Pháp luật một số nước về quyền sở hữu và các quyền
khác đối với tài sản; Q trình phát triển và hồn thiện của pháp luật Việt Nam về
quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản; Những quy định của PLDS về quyền
sở hữu và các quyền khác đối với tài sản; Thực trạng áp dụng luật và những bất cập
cần giải quyết về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản theo BLDS 2015;
Đưa ra những giải pháp áp dụng luật vào thực tiễn sao cho hiệu quả về quyền sở hữu
và các quyền khác đối với tài sản theo BLDS 2015.
Quy định về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản là một quy định

quan trọng trong BLDS Việt Nam nói riêng và pháp luật Việt Nam từ trước đến nay
nói chung. Vì vậy, trên thực tế đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các vấn đề có
liên quan đến quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, tiêu biểu là Luận văn
Thạc sĩ của Tống Thị Hương, Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật Dân sự Việt Nam.
Luận văn này đã đi sâu nghiên cứu những quy định của pháp luật Dân sự về chế định
bảo vệ quyền sở hữu.
Bên cạnh đó một số tác giả nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến việc
xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong giai đoạn BLDS 2005 vẫn còn hiệu lực
như: Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Ngọc Vân, Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền
sở hữu theo thời hiệu.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về quyền sở hữu và các quyền khác
đối với tài sản như: Bình luận khoa học Những điểm mới của BLDS 2015, Hỏi – Đáp
Về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản theo BLDS 2015.
Những cơng trình nêu trên đã có sự phân tích tồn diện, tuy nhiên mỗi cơng
trình lại đi sâu nghiên cứu một số vấn đề cụ thể và áp dụng quy định của pháp luật
dân sự trong giai đoạn trước. Trong bối cảnh hiện nay, khi BLDS 2015 ra đời đã sửa
đổi, bổ sung và có những quy định mới mà các cơng trình trước chưa cập nhật. Thông
qua đề tài đã chọn, tác giả muốn mang đến một cái nhìn tồn diện hơn về quyền sở
hữu và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của BLDS 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền sở hữu và
các quyền khác đối với tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015.
Phạm vi nghiên cứu:
Khoá luận nghiên cứu về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản theo
quy định của BLDS 2015 và các văn bản khác có liên quan. Qua Khoá luận tác giả
sẽ hệ thống sơ lược những lý luận chung về quyền sở hữu và các quyền khác đối với
tài sản, tập trung phân tích những quy định của BLDS 2015 về quyền sở hữu và các
quyền khác đối với tài sản, việc áp dụng các quy định của pháp luật và những bất cập



5

cần giải quyết đồng thời nêu lên một số giải pháp áp dụng luật vào thực tiễn sao cho
hiệu quả về quyền sở hữu và các quyền khác đối với BLDS 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả xin nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn của đề tài. Trong
đó đề cập đến pháp luật dân sự nói chung và Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam nói
riêng bằng những phương pháp khác nhau.
Phương pháp hệ thống hố, tổng hợp và phân tích các tư liệu: Đề tài đã tổng
hợp, phân tích các quy định của pháp luật dân sự về quyền sở hữu và các quyền khác
đối với tài sản.
Phương pháp so sánh: Được sử dụng khi so sánh quy định về quyền sở hữu và
các quyền khác đối với tài sản theo BLDS 2015 với các BLDS cũ để đánh giá được
q trình hồn thiện và phát triển của quy định về vấn này theo PLDS.
Phương pháp chứng minh: Đề tài sử dụng một số các ví dụ, bài bình luận và bản
án để chứng minh cho đề tài của mình.
5. Kết cấu khố luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
Chương 2: Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về quyền sở hữu và các quyền
khác đối với tài sản.
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật, những bất cập cần giải quyết và các
giải pháp áp dụng luật vào thực tiễn cho hiệu quả về quyền sở hữu và các quyền khác
đối với tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015.


6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ CÁC

QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN
1.1. Khái niệm quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản
1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu
Quyền sở hữu được hiểu một cách đơn giản nó là sự thừa nhận của pháp luật về
quyền năng của một chủ thể đối với một tài sản. Tài sản đó về mặt pháp lý hồn tồn
thuộc về chủ thể đó hay cịn gọi là chủ sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm tổng hợp các
quy phạm pháp luật nhằm xác nhận, quy định và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu
trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình.
Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu chỉ xuất hiện khi xã hội
lồi người có sự phân chia giai cấp, xuất hiện nhà nước và pháp luật, nhà nước ban
hành pháp luật trong đó có pháp luật về quyền sở hữu.
Quyền sở hữu nếu hiểu theo nghĩa khách quan thì quyền sở hữu là hệ thống các
quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
Quyền sở hữu nếu hiểu theo nghĩa chủ quan thì quyền sở hữu được hiểu là mức
độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể (người có tài sản hay cịn gọi là chủ sở
hữu) được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những
điều kiện nhất định.
Có thể thấy khi nhắc đến quyền sở hữu đại đa số mọi người thường chỉ thấy đây
là mối quan hệ giữa con người và vật mà chưa thể nhìn thấy đằng sau mối quan hệ
này là mối quan hệ giữa chủ sở hữu với những người xung quanh về tài sản của sở
hữu chủ. Ví dụ: Khi tơi có một chiếc điện thoại thì có nghĩa là chiếc điện thoại này
chỉ có tơi mới có quyền sử dụng, hoặc bán, tặng cho nó cho người khác… đối với
chiếc điện thoại đó, cịn những người xung quanh khơng được xâm phạm đến chiếc
điện thoại của tôi1.
Nhưng không phải khi sử dụng một vật thuộc quyền sở hữu của mình thì chủ sở
hữu khơng phải muốn làm gì thì làm, khơng thể sử dụng một cách tuỳ tiện được mà
phải sử dụng sao cho tuân thủ theo một khuôn khổ nhất định, không được lợi dụng
quyền đó để làm thiệt hại và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, lợi ích cơng
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Có nghĩa là chủ sở hữu phải thực

hiện những quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt sao cho phải phù hợp với
quy định nội dung của nó đã được pháp luật quy định, đồng thời khi thực hiện các
quyền năng trên thì chủ sở hữu cũng phải tuân thủ các quy tắc sinh hoạt của xã hội.

TS. Lê Minh Hùng (Chủ biên), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế,
Nxb. Hồng Đức, Hội luật gia Việt Nam, trang 43.
1


7

Như đã nói ở trên khi nhắc đến quyền sở hữu thì khơng chỉ là mối quan hệ giữa
chủ sở hữu với tài sản của chủ sở hữu (mối quan hệ của con người với vật) thơi mà
cịn có mối quan hệ giữa chủ sở hữu với những người xung quanh về tài sản của chủ
sở hữu (đây là mối quan hệ pháp luật giữa con người với người về vật). Do đó, ngồi
những cách hiểu về quyền sở hữu trên thì theo một phương diện khác quyền sở hữu
cịn được hiểu là quan hệ pháp luật dân sự - quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Vì
bản thân nó là hệ quả của sự tác động của một bộ phận pháp luật vào các quan hệ xã
hội. Vì vậy, theo nghĩa này quyền sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố của quan hệ pháp
luật dân sự: chủ thể, khách thể, nội dung như mọi quan hệ pháp luật dân sự khác2.
Ở nước ta, theo pháp luật hiện hành quyền sở hữu được quy định tại Điều 158
BLDS 2015: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy đinh của luật”. Theo đó:
- Đối với quyền chiếm hữu thì chủ sở hữu sẽ được thực hiện mọi hành vi theo ý
chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không trái pháp luật, đạo
đức xã hội3;
- Với quyền sử dụng thì chủ sở hữu được quyền cho phép khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản4;
- Với quyền định đoạt thì chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài
sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản của mình5.

Từ những quy định này về quyền sở hữu có thể thấy ba quyền năng chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì người ta khơng thể sử dụng
tài sản đó nếu khơng giữ trong tay tài sản đó và thơng thường chủ sở hữu đã chuyển
quyền sử dụng tài sản cho người khác thì đồng thời cũng chuyển luôn cả quyền chiếm
hữu và khi đã chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng cho người khác rồi thì quyền định
đoạt của chủ sở hữu cũng sẽ bị hạn chế (ví dụ: tài sản bị đem đi cầm cố, thế chấp).
Như vậy, có thể thấy cả ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không chỉ có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà bên cạnh đó nó cịn phụ thuộc lẫn nhau nữa6.
1.1.2. Khái niệm quyền khác đối với tài sản
Trong thực tế có thể thấy, khơng phải ai cũng có tài sản của riêng mình để đáp
ứng và thoả mãn các nhu cầu sống, sinh hoạt của mình. Vì vậy, họ chỉ có thể thoả
mãn các nhu cầu của mình thơng qua việc sử dụng tài sản của người khác (sử dụng
này có thể là do thuê, mượn,…). Ngược lại, có những người có tài sản thì khơng phải
bao giờ họ cũng có nhu cầu sử dụng, khai thác công dụng tài sản của mình. Do đó,
PGS.TS. Đinh Văn Thanh và TS. Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, trang 178.
3
Điều 186 BLDS 2015.
4
Điều 189 BLDS 2015.
5
Điều 192 BLDS 2015.
6
TS. Lê Minh Hùng (Chủ biên), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế,
Nxb. Hồng Đức, Hội luật gia Việt Nam, trang 56.
2


8


xuất hiện sự gặp nhau về mặt nguyện vọng cũng như về mặt lợi ích giữa các bên là
người có tài sản và người khơng có tài sản trong việc khai thác cơng dụng của tài sản.
Ví dụ: chủ sở hữu tài sản có thể cho người khác một vài quyền năng trên tài sản của
mình và người này sẽ được thực hiện các quyền ấy trên tài sản được giao theo quy
định của pháp luật và theo ý chí của chủ sở hữu. Các quyền này có nội dung khác
nhau, có phạm vi áp dụng khác nhau nhưng chúng đều giống nhau ở chỗ là đều phát
sinh từ quyền sở hữu và có nội dung hẹp hơn nhiều so với quyền sở hữu. Vì vậy, các
quyền này được gọi chung là các quyền khác đối với tài sản (hay có thể gọi là vật
quyền hạn chế)7.
Quyền khác đối với tài sản là một chế định còn khá mới và có nhiều định nghĩa
khác nhau về quyền khác đối với tài sản trong lịch sử lập pháp và nghiên cứu pháp
luật thế giới.
Trước đây, khái niệm về quyền khác đối với tài sản đã được các luật gia La Mã
xây dựng, có thể hiểu, quyền khác đối với tài sản là quyền của một số người khác
(không phải là chủ sở hữu đối với tài sản) nhưng có thể thực hiện một số quyền đối
với tài sản đó. Rõ ràng, người có quyền khác đối với tài sản, khơng thể có các quyền
hạn đầy đủ đối với tài sản, giống như chủ sở hữu, họ có những quyền hạn chế hơn so
với chủ sở hữu đích thực của tài sản.
Ở nước ta, trong BLDS 2015 đã thể hiện sự phát triển và hoàn thiện pháp luật
hơn các Bộ luật trước khi lần đầu tiên có quy định về “Quyền khác đối với tài sản”.
Đây là chế định thể hiện sự tích cực, đột phá, nỗ lực và sáng tạo của các nhà soạn luật
trong quá trình tái pháp điển BLDS.
Theo BLDS 2015 đã đưa ra khái niệm về quyền khác đối với tài sản, theo đó,
quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản
thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Như vậy, theo BLDS 2015, quyền khác đối với
tài sản chính là quyền của người trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản khơng thuộc quyền
sở hữu của mình (quyền đối với tài sản của người khác), trong đó bao gồm các quyền
năng: Quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt8. Theo
đó:
- Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động

sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất
động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)9.

Xem thêm bài viết về Những điểm mới nổi bật về quyền sở hữu và những quyền khác trong BLDS
2015 của Trần Thị Huệ.
8
Điều 159 BLDS 2015.
9
Điều 245 BLDS 2015.
7


9

- Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được phép khai thác công dụng và
hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của một chủ thể khác trong
một thời hạn nhất định10.
- Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng
không gian trên mặt đất, mặt nước và lịng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về một
chủ thể khác11.
Tóm lại, ta có thể hiểu quyền khác đối với tài sản là sự thừa nhận của pháp luật
về quyền năng của một chủ thể đối với một tài sản, nhưng chủ thể này không là chủ
sở hữu của tài sản đó.
1.2. Pháp luật một số nước về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản
1.2.1. Luật La Mã
Chế định quyền sở hữu là chế định duy nhất mà các luật gia La Mã chưa đưa ra
được một khái niệm chính xác về quyền sở hữu cũng như nội dung của quyền sở
hữu, nhưng những luật gia này đã chỉ ra được những quyền năng cơ bản của chủ sở
hữu tài sản. Những quyền năng đó bao gồm: quyền sử dụng tài sản (Ius Utendi) đây
là quyền cho phép khai thác những lợi ích kinh tế từ tài sản phù hợp với tính năng,

tác dụng của tài sản đó; quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận (Ius Fruendi) về
nguyên tắc chủ sở hữu là người được hưởng thành quả, lợi nhuận từ tài sản thuộc sở
hữu của mình; quyền định đoạt tài sản (Ius Abutendi) bao gồm quyền định đoạt số
phận thực tế cũng như số phận pháp lý của tài sản như bán, thừa kế, ban tặng và
thậm chí là huỷ bỏ; quyền chiếm hữu tài sản (Ius Possidendi) và quyền đòi lại tài
sản (Ius Vicicandi). Về nguyên tắc chung, chủ sở hữu tài sản sẽ có tồn quyền đối
với tài sản của mình, thực hiện mọi hành vi mà pháp luật không cấm12.
Quyền sở hữu tài sản ở La Mã không phải là quyền tài sản duy nhất và tuyệt
đối. Ngoài quyền sở hữu pháp luật La Mã cịn có thêm quy định về quyền đối với
tài sản của người khác:
+ Luật La Mã cho phép vì những nhu cầu sở hữu của cư dân ở các địa bàn khác
nhau mà người ta có thể xâm hại đến quyền tài sản của người khác. Ví dụ: do yêu
cầu canh tác ở nông thôn và sử dụng nước ở thành phố, người ta có thể dẫn nước
qua ruộng người khác hoặc đặt ống dẫn nước qua sân hàng xóm (các quy định về
việc sử dụng bất động sản liền kề).
+ Pháp luật La Mã còn quy định về quyền chiếm hữu tài sản. Đó là quyền khai
thác lợi ích vật chất và tinh thần từ tài sản của người khác trao cho mình chiếm giữ
và có ý muốn thực hiện quyền đó. Chiếm hữu thực tế là căn cứ phát sinh chế định
quyền sở hữu. Chiếm hữu và quyền sở hữu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đôi khi
Điều 257 BLDS 2015.
Điều 267 BLDS 2015.
12
Giáo trình Luật La Mã, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2003.
10
11


10

người ta đồng nghĩa chiếm hữu với quyền sở hữu. Tuy nhiên, các nhà làm luật La

Mã cổ đại đã tách biệt chiếm hữu khỏi quyền sở hữu, phân biệt làm hai phạm trù
khác nhau có thể thuộc cùng một chủ thể, cũng có thể thuộc các chủ thể khác nhau.
1.2.2. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong Luật Dân sự Pháp
Theo quy định trong Hiến pháp của Pháp tại Điều 2 và Điều 7 có thể thấy quyền
sở hữu là quyền quan trọng đối với đất nước này, khi xác định đây là quyền thiêng
liêng và bất khả xâm phạm. Theo Công ước Châu Âu thì tất cả thể nhân và pháp nhân
đều có quyền sở hữu và quyền này được tôn trọng. Trong BLDS Pháp quy định quyền
sở hữu là quyền hưởng dụng và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối, miễn là không
sử dụng tài sản vào những việc pháp luật cấm13. Cụ thể, quyền hưởng dụng là quyền
hưởng dụng lợi tức, hoa màu; Quyền định đoạt là bao gồm quyền bán, cho, phá
huỷ…14
Trong BLDS Pháp chưa có một định nghĩa nào về quyền khác đối với tài sản.
Tuy nhiên, thông qua một số quy định ta có thể thấy quyền khác đối với tài sản như
những quy định liên quan đến địa dịch.
1.2.3. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự
Liên bang Nga
Trong BLDS Liên bang Nga, quyền sở hữu được quy định tại Điều 209 như sau:
“1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình.
2. Chủ sở hữu có quyền tự quyết định thực hiện bất cứ hoạt động nào đối với
tài sản thuộc sở hữu của mình, miễn là khơng trái pháp luật và bất cứ hành vi pháp
lý nào, miễn là khơng vi phạm đến quyền và lợi ích của người khác được pháp luật
bảo vệ, kể cả việc chuyển tài sản của mình thành sở hữu của người khác, chuyển giao
cho người khác quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình nhưng vẫn là chủ sở hữu
của những tài sản đó, thế chấp tài sản của mình hoặc theo các phương thức khác
cũng như định đoạt tài sản theo phương thức khác.”
Có thể thấy quy định về quyền sở hữu của Liên bang Nga cũng có nhiều điểm
tương đồng với các nước khác khi quy định quyền sở hữu gồm quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt.
Về quyền khác đối với tài sản thì trong BLDS Liên bang Nga chưa có khái niệm
hay quy định cụ thể nào về quyền khác đối với tài sản. Nhưng thông qua một số quy

định rải rác ta có thể thấy quyền khác đối với tài sản cũng được đề cập đến trong
những quy định liên quan đến địa dịch.

Điều 544 BLDS Pháp.
Xem thêm bài viết về Sự phát triển của Bộ luật Dân sự Pháp và một số chế định pháp lý cơ bản trong
BLDS Pháp, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình sửa đổi BLDS năm 2005 của Nguyễn Thị
Hạnh.
13
14


11

1.3. Q trình phát triển và hồn thiện của pháp luật Việt Nam về quyền sở
hữu và các quyền khác đối với tài sản
1.3.1. Pháp luật thời Lê
Quan niệm PLDS thời Lê về quyền sở hữu chủ yếu là xem xét về sở hữu ruộng
đất. PLDS thời này khơng có một định nghĩa nào về quyền sở hữu nhưng qua một số
quy định có thể hiểu, quyền sở hữu được cấu thành bởi ba quyền năng của chủ sở hữu
gồm: quyền chiếm giữ, quyền dụng ích và quyền chuyển nhượng đối với tài sản
(những quyền này chỉ điều chỉnh đối với những tài sản hữu hình, vì pháp luật thời
này chưa có điều chỉnh tài sản vơ hình)15.
Các hình thức sở hữu ruộng đất trong thời kỳ này một là ruộng đất sẽ thuộc sở
hữu nhà nước (ruộng đất công); hai là ruộng đất sẽ thuộc sở hữu tư nhân. Theo đó,
đối với ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước thì về ngun tắc, tồn bộ đất đai trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia đều thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước mà người đại diện
cao nhất là Vua. Tuy nhiên trên thực tế, nhà vua sẽ không tự mình sử dụng tất cả
ruộng đất đó mà sẽ phân chia cho từng đối tượng trong xã hội. Đồng thời giao cho
người được nhận đất quyền chiếm hữu – sử dụng để nhà nước phát canh thu tơ. Cịn
đối với hình thức ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân thì tuỳ người sở hữu là địa chủ

phong kiến hay là nơng dân mà có những quy định khác nhau.
Pháp luật thời Lê cũng chưa có quy định cụ thể nào về quyền khác đối với tài
sản. Nhưng nhìn chung pháp luật dân sự thời Lê cũng có vai trị rất quan trọng trong
đời sống chính trị, xã hội và đảm bảo trật tự xã hội theo những chuẩn mực vốn có và
cần thiết của một nhà nước kiểu phong kiến với chính thể quân chủ trung ương tập
trung.
1.3.2. Pháp luật thời Nguyễn
Pháp luật thời Nguyễn về quyền sở hữu cũng chủ yếu là xem xét về sở hữu
ruộng đất. PLDS thời này quy định có hai hình thức sở hữu ruộng đất cơ bản là công
hữu và tư hữu. Công hữu gồm ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước (còn gọi là quan điền)
và ruộng đất thuộc sở hữu làng xã (cịn gọi là cơng điền, cơng thổ). Tư hữu là ruộng
đất thuộc sở hữu tư nhân (còn gọi là ruộng tư). Việc phân loại hình thức ruộng đất
này có ý nghĩa nhất định. Mỗi hình thức ruộng khác nhau có các quy chế quản lý, sử
dụng, bảo vệ hay giải quyết tranh chấp cũng khác nhau16.
Pháp luật Dân sự thời Nguyễn cũng chưa có khái niệm hay quy định cụ thể nào
về quyền khác đối với tài sản. Nhưng nhìn chung, quy định về quyền sở hữu và các
quyền khác đối với tài sản trong thời kỳ này không quá khác so với quy định vào thời

Xem thêm Tài liệu học tập Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Cơng nghệ Tp.Hồ Chí
Minh, trang 133.
16
Xem thêm Tài liệu học tập Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Cơng nghệ Tp.Hồ Chí
Minh, trang 160.
15


12

Lê. Những quy định về quyền sở hữu trong thời kỳ này cũng đa số tập trung về ruộng
đất là chính như pháp luật thời Lê.

1.3.3. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong Bộ Dân luật năm
1972
Trong Bộ Dân luật năm 1972, chế định về quyền sở hữu được quy định tại quyển
II. Theo đó, quyền sở hữu là quyền hưởng dụng và tiêu dụng một tài sản một cách
tuyệt đối, miễn là không trái pháp luật17.
Trong Bộ Dân luật năm 1972 chưa có một định nghĩa nào về quyền khác đối
với tài sản. Tuy nhiên, thơng qua một số quy định ta có thể thấy quyền khác đối với
tài sản như những quy định liên quan đến địa dịch.
1.3.4. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự
1995
Trong BLDS 1995, quyền sở hữu được quy định thành một chế định pháp lý nói
về địa vị pháp lý của người sở hữu tài sản, các căn cứ xác lập, thay đổi và chấm dứt
quyền sở hữu, các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, các biện pháp bảo vệ quyền sở
hữu. Quyền sở hữu trong BLDS 1995 được quy định trong phần thứ hai “Tài sản và
quyền sở hữu” gồm có 7 chương, 113 điều (từ Điều 172 đến Điều 284). Tuy nhiên,
để hiểu rõ hơn về quyền sở hữu thì phải tham khảo thêm các phần khác trong Bộ luật
này.
Theo Điều 173 BLDS 1995 quy định quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ
sở hữu là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có đủ ba quyền năng là quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
Từ Điều 174 đến Điều 177 của BLDS 1995 đã nêu lên khái quát các nguyên tắc
pháp lý cơ bản đối với quyền sở hữu18.
Về đối tượng của quyền sở hữu tài sản được quy định tại Điều 172: Tài sản có
thể là vật có thực, tiền, giấy tờ có trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Mỗi loại
tài sản này đều có bản chất, tính năng sử dụng và giá trị kinh tế khác nhau cho nên
các hành vi mà chủ sở hữu được thực hiện đối với tài sản đó cũng sẽ khác nhau. Sự
phân biệt về các loại tài sản được quy định trong BLDS 1995 từ Điều 181 đến Điều
187.
Nội dung của quyền sở hữu trong BLDS 1995 được hiểu là toàn bộ các quyền

của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình cũng như các quyền của người
khác không phải là chủ sở hữu đối với chính tài sản đó, được trình bày trong các quy
định từ Điều 189 đến Điều 204. Ngoài ra, cần tham khảo thêm một số quy định tại
Điều 383 Bộ Dân luật năm 1972.
Điều 174 quy định về Đăng ký quyền sở hữu tài sản; Điều 175 quy định về Bảo vệ quyền sở hữu;
Điều 176 quy định về Căn cứ xác lập quyền sở hữu; Điều 177 quy định về Căn cứ chấm dứt quyền sở
hữu.
17
18


13

Chương VII “Những quy định khác về quyền sở hữu”19. Nội dung của quyền sở hữu
bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Theo đó:
- Quyền chiếm hữu được quy định từ Điều 189 đến Điều 197 BLDS 1995.
Quyền chiếm hữu được hiểu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản tức là việc người chiếm
hữu giữ vật trong phạm vi kiểm sốt của mình, ví dụ: cất tiền bạc, tư trang trong
tủ…Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trường
hợp được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật có quy định20. Quyền chiếm hữu
của chủ sở hữu giữ một vai trò quan trọng trong các quyền của chủ sở hữu vì nó tạo
điều kiện khách quan để người đó thực hiện vai trị làm chủ, chế ngự tài sản và không
những giúp chi phối đối với tài sản hiện có mà cịn tạo ra khả năng kiểm sốt đối với
hoa lợi, lợi tức từ nó sinh ra.
- Quyền sử dụng của chủ sở hữu được quy định trong BLDS 1995 từ Điều 198
đến Điều 200. Quyền sử dụng của chủ sở hữu là quyền cho phép chủ sở hữu được
khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Người không phải là chủ sở
hữu cũng có quyền sử dụng tài sản trong các trường hợp được chủ sở hữu chuyển
giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật có quy định21.
- Quyền định đoạt của chủ sở hữu được quy định trong BLDS 1995 từ Điều 201

đến Điều 204. Đây là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở
hữu tài sản, tức chủ sở hữu có quyền tự mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa
kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác đối với tài sản22.
Từ nội dung này ta có thể thấy chủ sở hữu một tài sản có tồn quyền đối với tài
sản thuộc sở hữu của mình.
Điều 205 đến Điều 240 BLDS 1995 quy định về các hình thức sở hữu. Xuất
phát từ ba chế độ sở hữu toàn dân, tập thể và tư nhân, BLDS 1995 đã quy định về bảy
hình thức sở hữu được Nhà nước cơng nhận: sở hữu tồn dân; sở hữu của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu của tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; sở hữu hỗn hợp; sở hữu chung. Với mỗi hình
thức sở hữu, BLDS 1995 lại có các điều luật quy định cụ thể về đặc điểm riêng của
mỗi loại, ví dụ quy định về tài sản của mỗi hình thức sở hữu, nguyên tắc chiếm hữu
sử dụng định đoạt riêng của mỗi loại tài sản.
Điều 241 đến Điều 262 BLDS 1995 quy định về “Xác lập và chấm dứt quyền
sở hữu”.
- Theo nguyên tắc quy định trong BLDS, người thu nhận một đồ vật chỉ trở
thành chủ sở hữu của vật đó nếu có những căn cứ pháp lý nhất định. Các căn cứ pháp
lý để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được quy định rất phong phú và khác nhau
Những quy định từ Điều 267 đến Điều 284 BLDS 1995.
Điều 189 BLDS 1995.
21
Điều 198 BLDS 1995.
22
Điều 201 BLDS 1995.
19
20


14


trong các Điều 241 đến Điều 255 BLDS 1995 – đây là những căn cứ xác lập giúp xác
lập quyền sở hữu chung cho các hình thức sở hữu, tuy nhiên việc xác lập quyền sở
hữu toàn dân sẽ do Nhà nước đại diện còn dựa trên những căn cứ pháp lý riêng, không
thể áp dụng cho việc xác lập quyền sở hữu của các hình thức khác như tịch thu, trưng
mua…
- Còn các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu thì được quy định trong BLDS 1995
từ Điều 256 đến Điều 262.
Từ Điều 263 đến Điều 266 BLDS 1995 quy định về “Bảo vệ quyền sở hữu”.
Theo đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi có tài sản bị chiếm đoạt trái pháp
luật thì có quyền địi lại tài sản; khi bị người khác cản trở việc thực hiện quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu trái pháp luật thì có quyền u cầu Tồ án, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và yêu cầu bồi thường
thiệt hại23.
Trong BLDS 1995 chưa có chế định về quyền khác đối với tài sản, nhưng có
thể thấy trong BLDS này có nhiều quy định rải rác về quyền khác đối với tài sản. Ví
dụ: tại Điều 271 BLDS 1995 quy định về “Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách
các bất động sản”24.
Các quy định về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong BLDS
1995 về cơ bản đã có sự hồn thiện hơn so với các Bộ luật trước đây, nó thực sự đi
vào đời sống xã hội, tạo ra những chuẩn mực pháp lý góp phần đảm bảo cơng bằng
xã hội, an tồn pháp lý cho các bên, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể, qua đó
góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ cho công cuộc đổi mới đất
nước trong giai đoạn đó.
1.3.5. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự
2005

Điều 263 BLDS 1995.
Điều 271 BLDS 1995 về Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản:
“1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất
thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc

dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các
bất động sản và những vật mốc giới là sở hữu chung của những người đó.
Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất
động sản liền kề đồng ý, thì mốc giới ngăn cách đó là của chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên
chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý
do chính đáng, thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều,
trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ
thơng khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền
kề đồng ý.
Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau, thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục
tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.”
23
24


15

Được xây dựng dựa trên cơ sở của Hiến pháp 1992, BLDS 1995, những thay
đổi của Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2001 và nhằm sửa đổi những hạn chế được
nhìn thấy trong BLDS 1995, BLDS 2005 ra đời để phù hợp với tình hình xã hội thời
đó. Trong BLDS 2005, quyền sở hữu được quy định tại phần thứ hai “Tài sản và
quyền sở hữu” bao gồm 7 chương (từ chương X đến chương XVI) với 117 điều (từ
Điều 163 đến Điều 279).
Những quy định chung về quyền sở hữu trong BLDS 2005 nằm từ Điều 164 đến
Điều 173. Trong đó, quy định về chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia
quan hệ PLDS: Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu tồn dân; các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; các tập thể; các cơng dân; các tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; các tổ chức kinh tế tư nhân.

Khách thể của quyền sở hữu trong BLDS 2005 được quy định từ Điều 174 đến
Điều 181. Ngồi ra, BLDS 2005 cịn quy định những tài sản chỉ thuộc sở hữu riêng
biệt.
Nội dung của quyền sở hữu trong BLDS 2005 được quy định từ Điều 182 đến
Điều 199. Theo quy định của BLDS 2005 về quyền sở hữu thì quyền sở hữu bao gồm
ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở
hữu25: Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản tức là việc người chiếm
hữu giữ vật trong phạm vi kiểm sốt của mình, ví dụ: cất tiền bạc, tư trang trong tủ…;
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; Quyền
định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản.
Từ nội dung này ta có thể thấy chủ sở hữu một tài sản có tồn quyền đối với tài sản
thuộc sở hữu của mình.
Dựa trên cơ sở chế độ sở hữu được khẳng định trong Hiến pháp 1992, BLDS
2005 quy định các hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở
hữu tư nhân; sở hữu chung; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp26.
Điều 233 đến Điều 254 BLDS 2005 quy định về “Xác lập và chấm dứt quyền
sở hữu”. Dựa trên nguồn gốc của những sự kiện pháp lý do BLDS quy định, căn cứ
để xác lập quyền sở hữu bao gồm: xác lập theo hợp đồng hoặc giao dịch một bên; xác
lập theo quy định của pháp luật; xác lập theo những căn cứ riêng biệt. Còn về căn cứ
chấm dứt quyền sở hữu, BLDS 2005 quy định có thể chấm dứt quyền sở hữu theo ý
chí của chủ sở hữu, hoặc theo những căn cứ do pháp luật quy định.
Từ Điều 255 đến Điều 261 trong BLDS 2005 là những quy định về “Bảo vệ
quyền sở hữu”. Theo đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền u cầu
25
26

Điều 164 BLDS 2005.
Những hình thức sở hữu này được quy định từ Điều 200 đến Điều 232 BLDS 2005.



16

Tồ án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu, quyền chiếm hữu tài sản của mình phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản
trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và được yêu cầu bồi
thường thiệt hại27.
Điều 262 đến Điều 279 BLDS 2005 là những quy định khác về quyền sở hữu.
BLDS cho phép chủ sở hữu có được những điều kiện thuận lợi khi sử dụng các quyền
của mình đối với tài sản của người khác và đồng thời cũng phải chịu sự ràng buộc
bởi một số nghĩa vụ nhất định để các chủ thể khác được thuận tiện khi sử dụng quyền
của mình.
Trong BLDS này vẫn có một số quy định rải rác về các quyền khác đối với tài
sản. Ví dụ: tại Điều 272 BLDS 2005 đã có quy định về “Quyền yêu cầu sửa chữa,
phá dỡ bất động sản liền kề”28. Nhưng về chế định quyền khác đối với tài sản thì
BLDS 2005 vẫn chưa có một định nghĩa nào về chế định này, chế định này cũng chưa
được làm thành một mục riêng biệt, và vai trò của các quyền này vẫn chưa được đánh
giá đúng mức.
Có thể thấy so với quy định về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản
trong BLDS 1995, cơ cấu, bố cục, của quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài
sản trong BLDS 2005 khơng có gì thay đổi, vẫn nằm ở phần thứ hai, bao gồm bảy
chương: những quy định chung về quyền sở hữu; các loại tài sản; nội dung quyền sở
hữu; các hình thức sở hữu; xác lập, chấm dứt quyền sở hữu; bảo vệ quyền sở hữu;
những quy định khác về quyền sở hữu. Tuy cơ cấu, bố cục giống nhau nhưng nội
dung của BLDS 2005 có phần tiến bộ và hồn thiện hơn so với BLDS 1995. Sự tiến
bộ và hoàn thiện này nhằm đáp ứng việc áp dụng luật đi vào đời sống xã hội, tạo ra
những chuẩn mực pháp lý góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội, an toàn pháp lý cho
các bên, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể, qua đó góp phần ổn định và phát
triển kinh tế, xã hội, phục vụ cho đất nước trong giai đoạn này.

1.3.6. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự
2015
Trong BLDS 2015 ở nội dung liên quan đến quyền sở hữu và các quyền khác
đối với tài sản đã được chuyển sang thành một phần riêng29. Trong Phần thứ hai này
quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản được quy định gồm bốn chương (từ
chương XI đến chương XIV) với 116 điều (từ Điều 158 đến Điều 273 BLDS 2015).
Điều 255 BLDS 2005.
Điều 272 BLDS 2005 về Quyền yêu cầu sửa chữa, phá dỡ bất động sản liền kề:
“Trong trường hợp cây cối, cơng trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc
nơi sinh hoạt cơng cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ cơng trình xây dựng đó.
Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, cơng trình xây dựng có nguy cơ
sập đổ phải chặt cây, phá dỡ; nếu người đó khơng chặt cây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề
có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do
chủ sở hữu cây cối, cơng trình xây dựng chịu.”
29
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
27
28


17

Những quy định chung về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản được
quy định từ Điều 158 đến Điều 178. Những quy định chung này là những quy định
về: nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản; bảo vệ
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản; giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản.
Về quyền sở hữu được định trong BLDS 2015 tại Chương XIII (từ Điều 186
đến Điều 244) với những nội dung: nội dung của quyền sở hữu; hình thức sở hữu;
xác lập, chấm dứt quyền sở hữu.

Nhìn chung, nội dung quyền sở hữu trong BLDS 2015 không khác với BLDS
2005, quyền sở hữu vẫn là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản
trong phạm vi pháp luật cho phép30. Nhưng quy định cụ thể về những quyền này có
sự thay đổi: Đối với quyền chiếm hữu thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo
ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không trái pháp luật, đạo
đức xã hội31; Quyền sử dụng trong BLDS 2015 thì vẫn giữ nguyên nội dung của
BLDS 2005 là quyền cho phép khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản;
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu
dùng hoặc tiêu huỷ tài sản32.
Hình thức sở hữu trong BLDS 2015 đã có sự thay đổi và hoàn thiện hơn so với
BLDS 2005 khi thay đổi từ bảy hình thức sở hữu xuống cịn ba hình thức sở hữu: sở
hữu toàn dân; sở hữu riêng; sở hữu chung. Cụ thể:
- Hình thức sở hữu tồn dân theo quy định tại BLDS 2015 là sự thay đổi tên từ
hình thức sở hữu nhà nước theo quy định tại BLDS 2005. Việc thay đổi tên hình thức
sở hữu nhà nước thành sở hữu toàn dân là do Điều 53 Hiến pháp 2013 đã quy định
về sở hữu toàn dân và BLDS cần phải ghi nhận hình thức sở hữu toàn dân để phù hợp
với Hiến pháp33. Xét về nội dung, hình thức sở hữu tồn dân và sở hữu nhà nước
mang nội dung giống nhau, song việc thay đổi tên gọi đã góp phần làm rõ bản chất
của hình thức sở hữu này. Đồng thời thể hiện rõ mục đích của Nhà nước ta là Nhà
nước của dân, do dân, vì dân.
- Hình thức sở hữu riêng là một hình thức sở hữu mới được ghi nhận trong
BLDS 2015. Tuy nhiên, hình thức sở hữu này chỉ được gói gọn trong hai điều luật là
Điều 205 và Điều 206 BLDS 2015 vì các quy định về ba quyền năng của quyền sở
hữu thực chất là quyền năng của chủ sở hữu riêng rồi nên phần sở hữu riêng khơng
có nhiều quy định. Chủ thể của hình thức sở hữu riêng được quy định tại khoản 1
Điều 158 BLDS 2015.
Điều 186 BLDS 2015.
32
Điều 192 BLDS 2015.
33

Điều 53 Hiến pháp 2013: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,
vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc
sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
30
31


18

Điều 205 BLDS 2015 là một cá nhân hoặc một pháp nhân. Như vậy, nếu một tổ chức
khơng có tư cách pháp nhân sở hữu tài sản thì khơng thể là hình thức sở hữu của riêng
tổ chức đó. Mà chúng ta có thể xem việc sở hữu của các tổ chức khơng có tư cách
pháp nhân là sở hữu chung của các thành viên tổ chức. Việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng được thực hiện theo quy định tại Điều 206 BLDS
201534.
- Hình thức sở hữu chung được pháp luật quy định từ Điều 207 đến Điều 220
BLDS 2015. Những quy định trong BLDS 2015 này là sự kế thừa từ các quy định về
hình thức sở hữu chung trong BLDS 2005 cũ (Điều 214 đến Điều 226). Ngồi những
sửa đổi mang tính kỹ thuật không làm thay đổi nội dung điều luật, BLDS 2015 cịn
có thêm những sửa đổi, bổ sung làm thay đổi cách áp dụng pháp luật.
Điều 221 đến Điều 244 là những quy định về xác lập, chấm dứt quyền sở hữu.
Đây là dựa vào những sự kiện xảy ra trong thực tế được pháp luật thừa nhận là có giá
trị làm cho quyền sở hữu đối với tài sản được xác lập hoặc chấm dứt. Cụ thể:
- Theo Điều 221 BLDS 2015 quy định các căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với
tài sản gồm: Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động
sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (Điều 222 BLDS 2015); được chuyển
quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tồ án, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác (Điều 223, 235 BLDS 2015); thu hoa lợi, lợi tức (Điều 224
BLDS 2015); tạo thành tài sản mới do sát nhập, trộn lẫn, chế biến (Điều 225-227
BLDS 2015); được thừa kế (Điều 234 BLDS 2015); chiếm hữu trong các điều kiện

do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu;
tài sản bị chơn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh
rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên (Điều
228-233 BLDS 2015); chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của
Bộ luật này; các trường hợp khác do pháp luật quy định.
- Theo Điều 237 BLDS 2015 quy định về căn cứ chấm dứt quyền sở hữu thì
quyền sở hữu sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Chủ sở hữu chuyển quyền
sở hữu của mình cho người khác (Điều 238 BLDS 2015); chủ sở hữu từ bỏ quyền sở
hữu của mình (Điều 239 BLDS 2015); tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ
(Điều 242 BLDS 2015); tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu (Điều
241 BLDS 2015); tài sản bị trưng mua (Điều 243 BLDS 2015); tài sản bị tịch thu
(Điều 244 BLDS 2015); tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo
Điều 206 BLDS 2015 về Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng:
“1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác khơng trái pháp luật.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm
ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
34


19

quy định của Bộ luật này (Điều 240 BLDS 2015); các trường hợp khác do pháp luật
quy định.
Ngoài ra, BLDS 2015 đã có sự hồn thiện về pháp luật khi lần đầu tiên có những
quy định về chế định quyền khác đối với tài sản được xây dựng trong BLDS. Đây là
là một chế định đột phá, có nhiều bổ sung, thay đổi cũng như có nhiều điểm mới so
với các BLDS trước đây của Việt Nam. Quyền khác đối với tài sản được quy định tại
Chương XIV (từ Điều 245 đến Điều 273). Theo đó, quyền khác đối với tài sản là
quyền của những chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của

chủ thể khác. Nói cách khác, quyền khác đối với tài sản của một chủ thể là các quyền
được xác lập trên tài sản mà người đó khơng phải là chủ sở hữu của tài sản đó. Tuy
nhiên, cần lưu ý là các quyền khác này có thể xác lập trên một phần hoặc tồn bộ tài
sản đó hoặc chỉ xác lập trên các thành tố khác có liên quan đến tài sản chứ khơng phải
bản thân tài sản đó. Trong BLDS 2015 đã đưa ra nội dung quyền khác đối với tài sản
gồm: quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng; quyền bề mặt.
- Quyền đối với bất động sản liền kề là “Quyền đối với bất động sản liền kề là
quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền)
nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của
người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)”35.
- Quyền hưởng dụng là dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và
hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một
thời hạn nhất định36.
- Quyền bề mặt là một chế định hoàn toàn mới của BLDS 2015 so với các BLDS
trước đây của Việt Nam. Theo Điều 267 BLDS 2015, “Quyền bề mặt là quyền của
một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và
lịng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác”.
Với sự phát triển và hoàn thiện của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu và các
quyền khác đối với tài sản, ta có thể thấy BLDS 2015 hiện hành đã có sự phát triển
và hồn thiện hơn so với các Bộ luật trước đây. BLDS 2015 đã đáp ứng được việc áp
dụng luật đi vào đời sống xã hội, tạo ra những chuẩn mực pháp lý góp phần đảm bảo
cơng bằng xã hội, an tồn pháp lý cho các bên, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ
thể, qua đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ cho đất nước ta
trong giai đoạn hiện nay tuy còn nhiều bất cập.

35
36

Điều 245 BLDS 2015.
Điều 257 BLDS 2015.



20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất mang tính chất lý luận chung
về khái niệm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản; đưa ra quy định pháp luật về
quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản ở một số nước trên thế giới và quá
trình phát triển và hoàn thiện pháp luật của nước ta về quyền sở hữu và các quyền
khác đối với tài sản. Với mong muốn đi sâu tìm hiểu những quy định về quyền sở
hữu và các quyền khác đối với tài sản theo BLDS 2015, cũng như tính chất Khố luận
và thời gian có hạn nên tác giả đã phân tích Chương 1 chủ yếu vào khái niệm quyền
sở hữu, khái niệm về quyền khác đối với tài sản và quá trình hoàn thiện và phát triển
của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản qua các
giai đoạn từ BLDS 1995 đến BLDS 2015. Sự phân tích này giúp người đọc có thể
hiểu hơn về sự hoàn thiện và phát triển pháp luật của nước ta từ những quy định ngày
một tiến bộ, sáng tạo. Những nội dung được phân tích trong chương này là vấn đề lý
luận làm cơ sở cho tác giả nghiên cứu và phân tích những quy định của pháp luật Việt
Nam về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản theo BLDS 2015, nhận ra
được những bất cập trong các quy định, đưa ra được nhận xét đối với thực trạng áp
dụng pháp luật và đề xuất ra được giải pháp hữu ích giúp áp dụng pháp luật vào thực
tiễn cho hiệu quả ở những chương tiếp theo.


21

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ QUYỀN SỞ
HỮU VÀ CÁC QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN
2.1. Quan hệ pháp luật dân sự về quyền sở hữu đối với tài sản theo pháp luật
dân sự Việt Nam

2.1.1. Chủ thể của quyền sở hữu đối với tài sản
Chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự về
sở hữu. Để trở thành chủ sở hữu của một tài sản, pháp luật có những quy định nhất
định, cụ thể với từng trường hợp, từng đối tượng.
Đối với những tài sản hữu hình (vật, giấy tờ có giá,…), thì chủ thể của quyền
sở hữu là những người có trong tay các tài sản theo quy định tại Chương VII, Phần
thứ nhất BLDS 2015 thuộc quyền sở hữu của mình (cịn gọi là chủ sở hữu) được xác
lập theo những căn cứ do BLDS quy định.
Để trở thành chủ sở hữu, trong một số trường hợp chủ thể của quyền sở hữu
phải thoả mãn một số điều kiện của pháp luật dân sự quy định. Đối với cá nhân, để
trở thành chủ sở hữu của một số tài sản thì cần phải có năng lực pháp luật và trong
một số trường hợp thì cá nhân phải có năng lực hành vi (năng lực hành vi của cá nhân
có thể đầy đủ hoặc khơng đầy đủ).
Mặc khác, có những tài sản BLDS quy định chỉ thuộc quyền sở hữu của những
chủ thể riêng biệt như tài sản thuộc sở hữu toàn dân được quy định tại Điều 197 BLDS
2015: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng
trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý tài sản
công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý.”
Đối với những tài sản vô hình (quyền tài sản như quyền sở hữu trí tuệ, quyền
thừa kế,…): chủ thể có quyền sở hữu trong trường hợp này là những cá nhân, pháp
nhân được pháp luật quy định và công nhận như quyền sở hữu đối với tác phẩm,
quyền tác giả, quyền thừa kế theo di chúc,…
2.1.2. Khách thể của quyền sở hữu đối với tài sản
Khách thể là một trong ba yếu tố cấu thành nên quan hệ pháp luật dân sự về
quyền sở hữu. Nó có thể là đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả những hoạt
động sáng tạo tinh thần (trí tuệ)37. Trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền sở hữu
đối với tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam thì khách thể của quyền sở hữu là tài
sản.


PGS.TS. Đinh Văn Thanh và TS. Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, trang 192.
37


22

❖ Khái niệm tài sản
Trong lịch sử lập pháp và nghiên cứu pháp luật thế giới có rất nhiều định nghĩa
khác nhau về tài sản.
Deluxe Back’s Law Dictionary giải thích: “Tài sản là một từ được sử dụng
chung để chỉ mọi thứ là đối tượng của quyền sở hữu, hoặc hữu hình hoặc vơ hình,
hoặc bất động sản hoặc động sản”38.
Theo Luật La Mã, tài sản bao gồm vật chất liệu và tài sản phi chất liệu – đó là
các quyền tài sản.
Bộ luật dân sự 1804 của Pháp, Bộ luật dân sự của Qúebec (Canada) quy định
tài sản bao gồm hai loại là bất động sản và động sản.
Bộ luật dân sự Đức 1900 quy định tài sản theo nghĩa pháp lý không chỉ là vật
chất liệu, mà chủ yếu là các quyền.
Các luật gia Hoa Kỳ thì cho rằng, tài sản là các quyền giữa mọi người liên quan
tới vật.
Còn trong từ điển tiếng Việt định nghĩa “Tài sản: của cải vật chất dùng vào mục
đích sản xuất hoặc tiêu dùng”39.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Điện thì thuật ngữ tài sản được hiểu theo 2 cách40:
(i) Cách thứ nhất: về phương diện pháp lý, tài sản là của cải được con người sử dụng;
(ii) Cách thứ hai: trong ngôn ngữ thông dụng, tài sản là một vật được con người sử
dụng, một vật cụ thể, nhận biết được bằng giác quan tiếp xúc…
Như vậy tài sản có thể hiểu theo nghĩa thông thường là của cải vật chất hoặc
tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu. Với ý nghĩa này tài sản luôn gắn một chủ thể
xác định trong một xã hội nhất định.

Khái niệm tài sản còn được đề cập tại Điều 105 BLDS 2015, theo đó “Tài sản
là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Ngoài ra, Điều 105 BLDS 2015 cịn
phân loại tài sản dựa trên 2 tiêu chí phân loại cơ bản: Bất động sản và động sản.
❖ Khái niệm bất động sản và động sản
Theo quy định tại Điều 107 BLDS 2015 về bất động sản và động sản như sau:
Bất động sản là bao gồm đất đai; nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài

Deluxe Back’s Law Distionary, West Publishing Co, 1990.
Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. VH-TT, Hà Nội, 1999, trang 1483.
40
Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về Tài sản trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,
trang 5.
38
39


23

sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng; tài sản khác theo quy định
của pháp luật. Cịn động sản là những tài sản khơng phải là bất động sản.
Cần phân loại đâu là bất động sản và đâu là động sản vì việc phân loại này là
rất quan trọng trong việc phân loại tài sản. Muốn phân loại tài sản này là bất động sản
hay động sản ta có thể dựa vào một số tiêu chí sau:
Loại

Bất động sản

Động sản

Đối tượng được xếp vào bất

động sản có phạm vi khá
hẹp. Theo khoản 1 Điều 107
BLDS 2015 đã liệt kê các
loại tài sản được xếp vào
nhóm bất động sản gồm có:

Đối tượng được xếp vào là
động sản có phạm vi khá
rộng.

Tiêu chí
Đối tượng

- Đất đai;
- Nhà, cơng trình xây dựng
gắn liền với đất đai;

BLDS 2015 khơng liệt kê
như trường hợp bất động sản
mà quy định: “Động sản là
những tài sản không phải là
bất động sản”.

- Tài sản khác gắn liền với
đất đai, nhà, cơng trình xây
dựng;
- Tài sản khác theo quy định
của pháp luật.
Tính chất đặc thù Là những tài sản không thể
di dời được mà vẫn giữ

nguyên được giá trị của tài
sản.
Đăng ký quyền
tài sản

Quyền sở hữu và quyền khác
đối với tài sản là bất động
sản được đăng ký theo quy
định của BLDS 2015 và
pháp luật về đăng ký tài sản.

Là những tài sản có thể di dời
được mà vẫn giữ nguyên
được giá trị của tài sản.

Quyền sở hữu và quyền khác
đối với động sản không phải
đăng ký, trừ trường hợp pháp
luật quy định.


24

Dựa vào những tiêu chí trên ta có thể phân loại được đâu là bất động sản và đâu
là động sản. Nhưng có thể thấy để phân loại được ta chủ yếu dựa vào tính chất đặc
thù (hay nói cách khác là đặc tính vật lý) của tài sản là có thể di dời được hay khơng
thể di dời được để phân loại.
❖ Phân loại vật và chế độ pháp lý đối với vật
- Phân loại vật:
Vật là tài sản rất quan trọng vì nó có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu

dùng. Vì vậy, Nhà nước căn cứ vào vai trò của vật trong đời sống xã hội và một số
thuộc tính của vật có ý nghĩa pháp lý để phân loại vật. Vật được chia thành một số
loại sau:
+ Vật chính và vật phụ: Dựa vào công dụng và mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau
mà vật được chia làm hai loại này, nên Điều 110 BLDS 2015 quy định:
Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác cơng dụng theo tính năng.
Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác cơng dụng của vật chính, là
một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
Như vậy, có thể thấy vật chính là vật sử dụng được một cách độc lập theo tính
năng, tác dụng vốn có của nó mà khơng phụ thuộc vào vật phụ. Ví dụ: laptop. Còn
vật phụ là vật dùng để đảm bảo cho vật chính sử dụng được một cách thuận tiện. Ví
dụ: mouse máy tính. Vật chính và vật phụ tuy là các vật tồn tại độc lập nhưng do
chúng có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau nên vật phụ luôn đi kèm vật chính. Do đó,
khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ. Nếu
giao vật chính mà khơng giao vật phụ là vi phạm nghĩa vụ giao vật, trừ trường hợp
có thoả thuận khác.
+ Vật chia được và vật không chia được: Về mặt vật lý thì vật nào cũng có thể
chia được nhưng về giá trị kinh tế thì có vật chia được cũng có vật khơng thể chia
được. Nên căn cứ vào tính chất và tính năng sử dụng của vật, sau khi phân chia vật,
vật được chia làm hai loại này. Vì vậy, Điều 111 BLDS 2015 quy định:
Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ ngun tính chất và tính năng sử
dụng ban đầu.
Vật khơng chia được là vật khi bị phân chia thì khơng giữ nguyên được tính
chất và tính năng sử dụng ban đầu.
Nói cách khác, vật chia được là vật nếu chia ra nó vẫn giữ được phẩm chất tác
dụng như ban đầu mặc dù có thay đổi về hình dạng hay trọng lượng. Ví dụ: 20 kg gạo
chia làm 2 bọc, mỗi bọc 10 kg vẫn có thể sử dụng được bình thường như tính năng
sử dụng ban đầu của nó. Cịn vật khơng chia được là những vật nếu đem chia ra sẽ
mất công dụng, giá trị kinh tế ban đầu của nó. Ví dụ: cái laptop là vật về mặt vật lý
có thể chia nhỏ được nhưng về mặt giá trị kinh tế thì khơng thể chia nhỏ được vì nếu



25

nó khơng cịn là cái laptop, cơng cụ hỗ trợ trong học tập và làm việc nữa mà chỉ là
linh kiện laptop; hoặc con trâu để cày nếu chia ra thì chỉ là thịt trâu41.
Lưu ý: Khi cần phân chia vật khơng chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
+ Vật tiêu hao và vật không tiêu hao: Dựa vào tính chất ổn định về giá trị và đặc
tính của tài sản sau khi sử dụng mà Điều 112 BLDS 2015 quy định:
Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc khơng giữ được
tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được
tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
Như vậy, vật tiêu hao là các vật không giữ được tính chất, hình dáng sau lần sử
dụng ban đầu. Ví dụ: gạo, muối, thực phẩm, bột giặt, xăng dầu. Khác với vật tiêu hao,
vật không tiêu hao giữ nguyên phẩm chất, hình dáng trong một thời gian dài. Ví dụ:
bàn ghế, xe máy, tủ lạnh, máy giặt. Nhưng vật tiêu hao và vật không tiêu hao đều là
vật hao mòn nên khái niệm “tiêu hao” ở đây là khái niệm pháp lý và chỉ mang tính
tương đối. Do đó, việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định đối tượng của
hợp đồng. Vì vậy, khoản 1 Điều 112 BLDS 2015 cịn quy định: “Vật tiêu hao khơng
thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn”. Vì khơng thể có
cho mượn gạo, muối…, vì sử dụng rồi sao trả lại y chang được.
+ Vật cùng loại và vật đặc định: Dựa vào mức độ cá biệt hoá của vật mà vật
được chia làm hai loại này. Cụ thể, Điều 113 BLDS 2015 quy định:
Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và
xác định được bằng những đơn vị đo lường.
Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng
về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
Như vậy, việc phân chia vật cùng loại và vật đặc định dựa vào hình dáng, tính
chất, tính năng sử dụng của vật. Nếu vật có cùng hình dáng, tính chất, cùng tính năng

sử dụng và xác định được bằng đơn vị đo lường (kg, m, lít…). Ví dụ: gạo, muối, xăng
cùng loại…thì vật đó được xác định là vật cùng loại. Đối với những vật có đặc điểm
riêng về ký hiệu, hình dáng, sắc màu, chất liệu, đặc tính, vị trí và với đặc điểm đó có
thể phân biệt được với vật khác, thì vật đó được coi là vật đặc định.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng những khái niệm này chỉ mang tính chất tương
đối bởi vì mọi vật trong đời sống nếu đi vào chi tiết hố những đặc điểm của nó thì
khó có sự trùng lặp lại, hoặc trong vật cùng loại người ta có thể rút ra một vật và nó
trở thành vật đặc định (đặc định hố). Ví dụ: xe đạp để trong cửa hàng, nếu mua ra
một cái lại là vật đặc định. Mặt khác, vật cùng loại nếu qua một thời gian sử dụng thì

TS. Lê Minh Hùng (Chủ biên), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa
kế, Nxb. Hồng Đức, Hội luật gia Việt Nam, trang 31.
41


×