Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.32 KB, 22 trang )

Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC
I. QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ THU
Nhà nước quy địnhvề việc đóng góp BHXH như sau:
• Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của
những người tham gia BHXH trong đơn vị, trong đó có 10% để chi các chế độ
hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh
nghề nghiệp. Đối với người lao động đi làm có thời hạn ở nước ngoài đóng bằng
10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất. Đối với cán bộ xã, ngân sách Nhà nước
đóng bằng 10% so với trợ cấp của cán bộ xã để chi các chế độ trợ cấp hàng
tháng, trợ cấp một lần, tiền mai táng. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng bằng
15% so với tổng quỹ tiền lương của những quân nhân, công an nhân dân hưởng
lương, trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, đóng bằng 2% mức lương
tối thiểu theo tổng số quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt
phí để chi 2 chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất.
• Người lao động, quân nhân, công an nhân dân hưởng lương đóng 5%
trên tổng quỹ lương cho quỹ BHXH để chi 2 chế độ hưu trí và tử tuất; cán bộ xã
đóng 5% trên mức sinh hoạt phí để chi các chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp
một lần, tiền mai táng.
• Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH
đối với người lao động.
• Đầu tư sinh lời.
• Các nguồn thu khác.
Điều lệ BHXH cũng quy định:
 Tiền lương, trợ cấp tháng làm căn cứ đóng BHXH bao gồm lương theo
ngạch bậc, quân hàm, chức vụ và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ,
1
Đề án chuyên nghành
1


Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A

thâm niên, hệ số chênh lêch bảo lưu (nếu có). Đối với cán bộ xã căn cứ theo mức
trợ cấp sinh hoạt hàng tháng; quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh
hoạt phí căn cứ theo mức tiền lương tối thiểu.
 Ngân sách Nhà nước chuyển vào quỹ BHXH số tiền đủ chi các chế độ
hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tử tuất,
bảo hiểm y tế của những người được hưởng BHXH trước ngày thi hành Điều lệ
BHXH và hỗ trợ để chi lương hưu cho người lao động thuộc khu vực Nhà nước
về hưu kể từ ngày thi hành Điều lệ BHXH.
 Việc tổ chức thu BHXH do tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện.
 Quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất theo chế độ tài chính của
Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ BHXH được thực
hiện các biện pháp để bảo tồn và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ.
II. THỰC TRẠNG VỀ THU BHXH
Về thực trạng đối tượng tham gia BHXH thể hiện cụ thể theo bảng sau:
Bảng: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THU BHXH
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
1 Lao động tham
gia BHXH chung
Người 3.231.444 3.572.352 3.765.389 3.860.000 4.127.680 4.375.925 4.522.784
2 Lương bình quân
tháng đóng
BHXH
đồng 335.872 419.381 425.485 436.042 540.801 596.750 597.860
3 Số tiền thực thu
trong năm
tr. đ 2.569.733 3.514.226 3.875.956 4.186.054 5.198.221 6.348.185 6.928.152

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Ghi chú: Tiền thu BHXH và tiền lương tính theo mức tiền lương tối thiểu
từng thời điểm (năm 1996 mức 120.000 đồng; năm 1997 đến 1998 mức 144.000
đồng; năm 2000 mức 180.000 đồng; năm 2001và năm 2002 mức 210.000 đồng).
2
Đề án chuyên nghành
2
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A

Qua các bảng có thể nhận thấy:
- Đối tượng tham gia BHXH kể từ 1/1995 đến năm 12/2002 tăng khá nhanh,
từ 2,85 triệu người năm 1995 tăng lên 4,52 triệu người năm 2002, thời gian này
số giảm do nghỉ hưu và nghỉ hưởng trợ cấp một lần là 0,75 triệu người. Như vậy
số đối tượng tham gia BHXH tăng là 2,27 triệu người ( bình quân 324 nghìn
người/năm), đây là nội dung cơ bản để tăng thu và tăng quỹ BHXH, đảm bảo cân
đối lâu dài về quỹ.
- Tỷ lệ cơ cấu về giới tính tương đối ngang nhau (nam 51,4%, nữ 48,6%),
điều này ảnh hưởng lớn đến quỹ BHXH vì nữ tuổi nghỉ hưu sớm hơn nam 5 tuổi.
- Số thu BHXH tăng bình quân hàng năm 630 tỷ đồng do đối tượng tham
gia BHXH tăng và mức tiền lương tối thiểu tăng (tiền lương bình quân làm căn
cứ đóng BHXH tăng). Với xu hướng này giúp cho số thu BHXH hàng năm tăng
về số tuyệt đối.
- Số người có thời gian tham gia BHXH trước 1/1995 giảm dần qua các
năm do đủ điều kiện nghỉ hưu và nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp một lần, bình
quân giảm 109,5 nghìn người/năm (tương đương mức giảm 4%/năm); đối tượng
này phụ thuộc vào điều kiện tuổi đời (theo nhóm độ tuổi chia ra lao động nam và
lao động nữ).
- Về thời gian tham gia BHXH, tính đến năm 2002 bình quân chung là
13,12 năm/người, nhưng số người có thời gian tham gia BHXH trước 1/1995 tính
đến thời điểm này bình quân đã là 22,32 năm/người. Như vậy số người nghỉ hưu

những năm từ nay đến năm 2012 vẫn chủ yếu thuộc loại đối tượng tham gia trước
1/1995.
Có thể nói việc đánh giá thực trạng tham gia BHXH và xác định các số
liệu thống kê về đối tượng tham gia BHXH nêu trên là căn cứ chủ yếu để xác
định các tiêu thức liên quan đến số người nghỉ hưu hàng năm, phục vụ cho tính
3
Đề án chuyên nghành
3
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A

toán xác định số tiền ngân sách Nhà nước chuyển cho quỹ BHXH hàng năm và
cân đối quỹ BHXH có cơ sở khoa học và chính xác.
III. TÌNH HÌNH CHI TRẢ BHXH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CHI TRẢ BHXH
Việc quy định về điều kiện hưởng BHXH phải tính đến một loạt các yếu tố
liên quan đến toàn bộ hệ thống các chế độ cũng như từng chế độ BHXH cụ thể.
Chẳng hạn, khi xác định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH tuổi già phải dựa vào cơ
sở sinh học là tuổi đời và giới tính, của người lao động là chủ yếu. Bởi vì tuổi già
để hưởng trợ cấp hưu trí của mỗi giới mỗi vùng, mỗi quốc gia có những khác
biệt nhất định. Do đó có những nước quy định: nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi sẽ
được nghỉ hưu. Nhưng cũng có những nước quy định: nam 65 tuổi và nữ 60 tuổi
v.v…Hoặc khi xác định điều hưởng trợ cấp cho chế độ tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp phải tính đến các yếu tố: điều kiện và môi trường lao động; bảo hộ
lao động v.v…Các yếu tố này thường quan hệ và tác động qua lại với nhau ít
nhiều ảnh hưởng đến điều kiện BHXH của từng chế độ và toàn bộ hệ thống các
chế độ BHXH.
Thời gian hưởng trợ cấp và mức hưởng trợ cấp BHXH nói chung phụ thuộc
vào từng trường hợp cụ thể và thời gian đóng phí bảo hiểm của người lao động,
trên cơ sở tương ứng giữa đóng và hưởng. Đồng thời mức trợ cấp còn phụ thuộc
vào khả năng thanh toán chung của từng quỹ tài chính BHXH; mức sống chung

của các tầng lớp dân cư và người lao động. Nhưng về nguyên tắc, mức trợ cấp
này không cao hơn tiền lương hoặc tiền công khi người lao động đang làm việc
và nó chỉ bằng một tỉ lệ phần trăm nhất định so với mức tiền lương hay tiền
công.
2. THỰC TRẠNG CHI BHXH Ở VIỆT NAM.
Mục đích chính của công tác chi trả các chế độ BHXH là quản lý đối tượng
4
Đề án chuyên nghành
4
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A

hưởng BHXH, chi đúng, chi đủ, kịp thời để ngày càng thực hiện tốt hơn công tác
quản lý đối tượng, chi trả BHXH, đáp ứng yêu cầu quản lý, từng bước hoàn thiện
quy trình, thủ tục chi trả BHXH.
Trong những năm qua, việc tổ chức chi trả cho các chế độ BHXH được thực
hiện như sau:
Về tổ chức chi trả 3 chế độ trợ cấp tức thời ( chế độ trợ cấp tiền lương khi
nghỉ ốm đau, chế độ trợ cấp tiền lương khi nghỉ thai sản, chế độ trợ cấp khi bị
suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gây ra).
Việc chi trả trợ cấp cho 3 chế độ trên phải thể hiện được sự công bằng, công
khai, an toàn, kịp thời, đúng nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng quyền
lợi về BHXH theo quy định của pháp luật, nhằm giữ vững mối quan hệ 3 bên:
người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH, từ đó đẩy mạnh hoạt
động thu BHXH không xâm hại đến quyền lợi của người lao động. BHXH tỉnh
( thành phố) giao cho BHXH quận, huyện trực tiếp tổ chức thực hiện chi trả chế
độ trợ cấp ốm đau, thai sản theo cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trên cơ sở hồ
sơ chứng từ nghỉ ốm, nghỉ thai sản của từng người đã được Nhà nước quy định.
Cán bộ BHXH quận, huyên được phân công theo dõi cơ quan đơn vị sử dụng lao
động nào có nhiệm vụ đối chiếu kết quả đóng BHXH, hướng dẫn ghi sổ BHXH
và đối chiếu chứng từ nghỉ ốm, nghỉ thai sản để thực hiện chi trả. Việc chi trả

được thực hiện theo 2 phương thức: chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho người lao
động có chứng từ nghỉ ốm đau, thai sản hoặc chi trả bằng chuyển khoản thông
qua đơn vị sử dụng lao động nếu thực tế đơn vị sử dụng lao động đã ứng tiền chi
trả cho người lao động. Riêng trường hợp nghỉ sinh con, nghỉ ốm dài ngày và
hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, BHXH quận, huyện có trách
nhiệm hướng dẫn cơ sở lập hồ sơ chuyển lên BHXH tỉnh ( thành phố) giải quyết.
Nếu đối tượng được hưởng trợ cấp một lần mức suy giảm khả năng lao động
5
Đề án chuyên nghành
5
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A

dưới 31%, BHXH tỉnh ( thành phố) trực tiếp chi trả cho người bị tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp. Nếu đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng, việc chi
trả BHXH tỉnh ( thành phố) có quyết định giao cho BHXH quận, huyện thực
hiện kể cả trường hợp nghỉ sinh con, nghỉ ốm dàI ngày.Thủ tục xem xét ra quyết
định cho hưởng trợ cấp 3 chế độ trên được thực hiện theo quy định của BHXH
Việt Nam.
Về chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng bao gồm: lương hưu, trợ cấp
mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tử tuất,
trợ cấp người nuôi dưỡng. Việc chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng do
BHXH quận, huyện trực tiếp thực hiện theo địa bàn dân cư phường, xã, cụm,
xóm, tổ dân phố. Danh sách đối tượng được hưởng do BHXH tỉnh ( thành phố)
chuyển về cùng với nguồn kinh phí chi trả hàng tháng có đIều chỉnh tăng, giảm
theo danh sách quận, huyện báo lên. Dưới sự chỉ đạo của quận, huyện uỷ và
UBND quận, huyên mỗi phường, xã có thể thành lập 1 ban chi trả. Ban chi trả có
nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH căn cứ vào danh sách đã được lập
theo địa bàn dân cư. BHXH quận, huyện cử cán bộ trực tiếp cùng với ban chi trả
đến từng đối tượng, trên cơ sở đó theo dõi tăng, giảm hàng tháng của các đối
tượng được hưởng trợ cấp BHXH và thực hiện việc chi trả đúng, đủ, kịp thời,

chính xác.
Từ quá trình thu có thể rút ra nhưng nhận xét sau:
- Số chi từ ngân sách Nhà nước giảm dần qua các năm, nhưng mức giảm
thấp, bình quân giảm 1,26%/năm (đã quy theo mức lương tối thiểu chung); Số
chi từ quỹ BHXH tăng ngày càng nhanh, bình quân tăng 25,2%/năm (đã quy
theo mức lương tối thiểu chung).
6
Đề án chuyên nghành
6
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A

- Tỷ trọng chi BHXH cho chế độ hưu trí, trợ cấp một lần, mất sức lao động
và tử tuất chiếm đa số trong tổng số chi bhxh, năm 2001 chiếm 91,77% (8.495 tỷ
đồng/ 9.257 tỷ đồng).
- Qũy BHXH chi đối tượng hưởng chế độ hưu trí (hàng tháng, một lần, bảo
hiểm y tế, lệ phi chi trả) tăng khá nhanh: năm 1996 là 197,7 tỷ đồng, năm 2001
đã chi là 1.336,7 tỷ đồng, bình quân tăng 32,6%/năm (đã quy theo mức lương tối
thiểu chung). Trong đó tiền chi các khoản trợ cấp ngắn hạn tương đối ổn định
qua các năm, còn lại tăng chủ yếu các khoản chi lương hưu hàng tháng, bảo hiểm
y tế và lệ phí chi trả.
- Số tiền chi đối tượng hưởng chế độ hưu trí (gồm hàng tháng, trợ cấp một
lần, trên 30 năm công tác và bảo hiểm y tế) từ nguồn quỹ BHXH trong những
năm từ 1/1995 đến 2001 toàn bộ là công nhân viên chức Nhà nước đã có thời
gian khá dài công tác trước 1/1995 (đến hết năm 2001 chiếm tỷ lệ là 79,19% so
với tổng thời gian tham gia BHXH) và có thời gian ngắn tham gia đóng BHXH
vào quỹ BHXH.
- Số người hưởng trợ cấp một lần có trên 30 năm đóng BHXH chiếm bình
quân 51,52% số người nghỉ hưu trí hàng tháng, với mức hưởng tương ứng của
một người là 2.802.000 đồng (bằng 13,4 tháng tiền lương tối thiểu).
- Từ năm 1995 đến năm 2001 số người nghỉ hưởng trợ cấp một lần có thời

gian tham gia BHXH bình quân là 8,5 năm với mức lương bình quân tháng làm
căn cứ tính trợ cấp là 374.780 đồng (tính theo mức tiền lương tối thiểu 210.000
đ/tháng), mức hưởng trợ cấp bình quân một người tương ứng 18 tháng tiền lương
tối thiểu. Đa số người nghỉ hưởng trợ cấp một lần là đối tượng trước 1/1995, đã
có thời gian khá dài công tác trước 1/1995 và có thời gian ngắn tham gia đóng
BHXH vào quỹ BHXH.
7
Đề án chuyên nghành
7
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A

- Về tuổi nghỉ hưu, nếu so với thời kỳ trước 1/1995 bình quân 50,84 tuổi
thì sau 1/1995 đã tăng lên bình quân 54,35 tuổi, trong đó bình quân tuổi nghỉ hưu
của nam là 57,1; bình quân tuổi nghỉ hưu của nữ là 51,35, nhưng so với tuổi quy
định chung (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) thì khi thực hiện còn giảm bình quân
đối với nam là 2,9 tuổi, nữ là 3,75 tuổi. Đó là do chính sách quy định một số đối
tượng được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn và các đối tượng do sức khoẻ suy giảm
cũng được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định với mức lương hưu thấp hơn. Số
nghỉ hưu dưới tuổi quy định chung so với tổng số người nghỉ hưu chiếm tỷ trọng
đáng phải lưu ý, qua số liệu thống kê thì tỷ trọng là 52,3% đối với nam và 56,7%
đối với nữ. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc cân đối quỹ BHXH vì thời gian
đóng vào cho quỹ bị giảm đi, tương ứng là thời gian chi trả lương hưu từ quỹ
tăng lên.
- Về tuổi chết bình quân của những người nghỉ hưu, theo xu hướng chung thì
tuổi này ngày càng tăng. Đến thời điểm năm 2001: nam tuổi chết bình quân là
68,67; nữ bình quân là 69,66 tuổi. Đây là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến việc cân
đối quỹ BHXH vì tăng thời gian hưởng chế độ hưu trí và xu hướng tất yếu này
tăng hàng năm.
3. NHỮNG TIÊU CỰC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CHI TRẢ.
Mặc dù trong công tác chi trả các chế độ BHXH, cơ quan BHXH đã có

nhiều cố gắng nhưng vẫn còn một số tiêu cực.
Mọi đối tượng khi tham gia BH nói chung và BHXH nói riêng ai cũng
mong muốn khi gặp phải rủi ro đều được hưởng trợ cấp một cách nhanh nhất để
bù đắp phần nào thiệt hại xảy đến với bản thân và gia đình. Thế nhưng yếu tố
nhanh chóng, kịp thời trong việc chi trả trợ cấp của BHXH lại là điều đáng bàn.
Việc chậm trễ chi trả trợ cấp có thể do một trong hai nguyên nhân:
Nguyên nhân thứ nhất: xuất phát từ phía doanh nghiệp nơi người lao động
8
Đề án chuyên nghành
8

×