Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC BHTN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.45 KB, 49 trang )

THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC BHTN Ở VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP Ở
VIỆT NAM
2.1.1. Thực trạng về lao động và việc làm ở Việt Nam
Mặc dù trong nhiều năm qua Việt Nam thực hiện tốt các chính sách dân
số để giảm bớt tỷ lệ tăng dân số, nhưng Việt Nam vẫn là một nước đông dân
không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới. Ngày 1/7/2000 dân số nước ta là
77,6 triệu người, và đến ngày 1/7/ 2007 con số này là trên 85 triệu người. Sự
bùng nổ dân số của những năm 80 (thế kỷ XX) sau khi đất nước thống nhất đã
làm dân số nước ta tăng nhanh và tạo ra một cơ cấu dân số trẻ trong những năm
gần đây. Số liệu bảng 2.1 cho thấy một số chỉ tiêu về dân số qua kết quả điều tra
ngày 1/1/2007 của Bộ Lao động thương binh và xã hội.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của kết quả điều tra 1/7/2007
Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số
Trong đó
Thành thị Nông thôn
1. Tổng dân số Người 85.448.030 23.276.246 62.171.784
2. Số người đủ 15 tuổi trở lên Người 66.967.576 19.022.311 47.945.266
3. Số người trong độ tuổi lao
động
Người 56.512.803 15.963.130 40.549.673
4. Tỉ lệ số người trong độ tuổi lao
động
% 64,14 61,81 66,34
(Nguån: Bé LĐ- TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2007)
Như vậy, tại thời điểm 1/7/2007 dân số từ đủ 15 tuổi trở lên chiếm
78,37% và dân số trong độ tuổi lao động chiếm 66,14% dân số cả nước, và phần
lớn dân số cũng như số người trong độ tuổi lao động sinh sống ở khu vực nông
thôn.
2.1.1.1. Về lao động
Sự gia tăng của dân số trong những năm qua đã kéo theo sự gia tăng của


lực lượng lao động. Số liệu bảng 2.2 cho thấy, năm 2003 nước ta có trên 42 triệu
lao động thì đến năm 2007 con số này là gần 47 triệu lao động. Với cơ cấu dân
số trẻ và lực lượng lao động dồi dào thì đây là một trong những lợi thế cạnh
tranh quan trọng của Việt Nam để thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần phát
triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
Bảng 2.2: Lao động và cơ cấu lao động theo giới tính và (2003-2007)
Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số lao
động
1.000
người
42.124,6 43.255,3 44.382,1 45.579,4 46.707,9
Tỉ lệ lao động
nam
% 50,7 51,0 51,3 51,4 51,6
Tỉ lệ lao động
nữ
% 49,0 48,7 48,6 48,4
Tốc độ tăng của
lực lượng lao
động
% 1,85 2,68 2,60 2,70 2,48
(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2003- 2007)
Nếu xét về cơ cấu dân số thì nữ cao hơn nam. Nhưng nếu xét theo cơ cấu
lực lượng lao động thì tỷ lệ nam lại cao hơn nữ. Số liệu bảng 2.2 cho thấy, cơ
cấu lao động nam luôn chiếm trên 50%, còn cơ cấu lao động nữ chiếm trên dưới
49% trong suốt giai đoạn 2003 đến 2007. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không
đáng kể và cho thấy lao động nữ có đóng góp không kém phần quan trọng vào
sự phát triển của đất nước.
Cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ

Bảng 2.3: Cơ cấu lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ (2003-2007)
Đơn vị: %
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Đồng bằng sông Hồng 22,54 22,5 22,5 22,34 22,28
Đông bắc 11,88 11,9 11,8 11,64 11,64
Tây bắc 3,11 3,2 3,2 3,17 3,18
Bắc trung bộ 12,11 12,1 12,1 12,11 12,19
Duyên hải nam trung bộ 8,31 8,3 8,3 8,21 8,22
Tây nguyên 5,37 5,6 5,6 5,58 5,59
Đông nam bộ 15,05 15,1 15,2 15,39 15,41
Đồng bằng sông Cửu
long
21,63 21,5 21,5 21,56 21,49
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2003- 2007)
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, qua các năm lưc lượng lao động vẫn tập trung
đông nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng, chiếm trên 22%. Đứng thứ hai là
khu vực đồng bằng Sông Cửu long, chiếm trên 21%. Tiếp theo là vùng Đông
Nam bộ, Bắc Trung bộ và Đông bắc có tỷ lệ trên 10%. Các vùng còn lại chiếm
tỷ lệ dưới 10%. Rõ ràng là do dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đô thị và đồng
bằng, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, nên lực lượng lao động cũng tập
trung chủ yếu ở những vùng này.
Cơ cấu lao động theo khu vực thành thị và nông thôn
Bảng 2.4: Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực
thành thị và nông thôn (2003-2007)
Đơn vị: %
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Thành thị 24,2 24,4 25,0 25,4 25,4
Nông thôn 75,8 75,6 75,0 74,6 74,6
Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2003-2007)
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực thành thị và
nông thôn năm 2003 và 2007
Năm 2003
Năm 2007
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực
thành thị và nông thôn. Nhìn chung lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập
trung ở khu vực nông thôn, chiếm trên dưới 75%. Con số này có xu hướng giảm
đi qua các năm nhưng không đáng kể. Năm 2007, lực lượng lao động làm việc ở
nông thôn vẫn chiếm 74,6% lực lượng lao động cả nước.
Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Bảng 2.5: Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ
thuật
(2003-2007)
Đơn vị: %
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Đã qua đào tạo 20,99 25,5 25,3 31,55 34,75
Chưa qua đào tạo 79,01 74,5 74,7 68,45 65,25
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2003-2007)
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ
thuật năm 2003 và 2007
Năm 2003
Năm 2007
Nước ta là một nước đông dân, có lực lượng lao động trẻ và dồi dào. Tuy
nhiên phần lớn lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
Số liệu bảng 2.5 cho thấy, năm 2003 nước ta có tới 79% lực lượng lao động
chưa được đào tạo, chỉ có 21% đã qua đào tạo bao gồm cả đào tạo ngắn hạn,
công nhân kỹ thuật và mức cao hơn. Con số đã qua đào tạo có xu hướng tăng
qua các năm nhưng vẫn còn thấp. Năm 2007, vẫn có tới 65,25% lực lượng lao

động chưa qua đào tạo, chỉ có 34,75% đã qua đào tạo.
2.1.1.2. Về lực lượng lao động có việc làm
Bảng 2.6: Lao động có việc phân theo ngành kinh tế, thành phần
kinh tế
và vùng lãnh thổ (2003-2007)
2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số
(tr.người)
40.573,8 41.586,3 42.526,9 43.338,9 44.171,9
Tốc độ tăng
(%)
- 2,50 2,26 1,91 1,92
Cơ cấu theo ngành kinh tế (%)
Nông lâm ngư 60,25 58,75 57,10 54,37 53,90
Công nghiệp-
XD
16,44 17,35 18,20 19,23 19,98
Dịch vụ 23,31 23,90 24,70 26,40 26,12
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Cơ cấu theo thành phần kinh tế (%)
Nhà nước 9,95 9,88 9,50 9,11 9,00
Ngoài quốc 88,14 87,83 87,84 87,81 87,51
doanh
Đầu tư n. ngoài 1,91 2,29 2,66 3,08 3,49
Tổng 100,00 100,0 100,0 100,0 100,0
Cơ cấu phân theo vùng lãnh thổ (%)
Đồng bằng
sông Hồng
22,70 22,59 22,51 22,42 22,44
Đông bắc 11,97 11,93 11,88 11,74 11,75

Tây bắc 3,16 3,22 3,21 3,21 3,23
Bắc trung bộ 12,21 12,14 12,14 12,13 12,26
Duyên hải nam
trung bộ
8,25 8,25 8,23 8,19 8,17
Tây nguyên 5,40 5,61 5,61 5,62 5,62
Đông nam bộ 14,75 14,84 14,93 15,17 15,13
Đồng bằng
sông Cửu long
21,56 21,41 21,49 21,52 21,40
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2003-2007;
Niên giám thống kê năm 2007)
Số liệu bảng 2.6 cho thấy, tình hình lao động có việc làm phân theo
ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ ở nước ta từ năm 2003 đến năm
2007 (tính tại thời điểm ngày 1//7 hàng năm).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm qua của nước ta đã tạo
ra nhiều cơ hội công ăn việc làm cho người lao động. Năm 2003 số lao động có
việc làm là trên 40 triệu người, đến năm 2007 con số này là trên 44 triệu người.
Do nước ta là nước nông nghiệp nên ngành nông lâm ngư nghiệp thu hút một
phần lớn lực lượng lao động. Năm 2003 có tới 60,25% lực lượng lao động có
việc làm thuộc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên, con số này đang có xu
hướng giảm dần qua các năm do sự phát triển của các ngành công nghiệp và
dịch vụ. Đến năm 2007, lao động có việc làm trong lĩnh vực nông lâm ngư giảm
xuống chỉ còn 53,9%.
Ngược lại với xu hướng giảm lao động làm việc ở khu vực nông lâm ngư,
lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng
lên. Nếu như năm 2003, lao động làm việc trong các ngành công nghiệp chiếm
16,44% và trong các ngành dịch vụ là 23,31%, thì đến năm 2007 con số này
tăng lên tương ứng là 19,98% và 26,12%. Có thể nói, đây là một dấu hiệu đáng

mừng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế đất nước: Đang chuyển dần từ nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ hiện đại.
Số liệu bảng 2.6 còn cho thấy, trong những năm qua kinh tế ngoài quốc
doanh đang tạo ra phần lớn việc làm cho người lao động. Có tới xấp xỉ 88% lực
lượng lao động có việc làm trong khu vực kinh tế này. Lao động làm việc trong
khu vực Nhà nước đang có xu hướng giảm đi do quá trình cổ phần hoá diễn ra
nhanh chóng. Trong khi đó, lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài lại đang tăng lên: năm 2003 có 1,91% thì đến năm 2007 có 3,49%
lao động có việc làm ở khu vực kinh tế này.
Xét cơ cấu lao động có việc làm theo vùng lãnh thổ, số liệu bảng 2.6 cho
thấy, đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long có số lượng lao động
đang làm việc cao nhất, do đây là hai khu vực có dân cư sinh sống đông nhất, có
điều kiện sống và làm việc tốt nhất. Tiếp đến là các khu vực Đông Nam bộ, Bắc
Trung bộ và Đông bắc. Tây bắc và Tây nguyên là khu vực có tỷ lệ lao động
đang làm việc thấp nhất do đây là khu vực miền núi có điều kiện sống và làm
việc còn nhiều khó khăn.
2.1.2. Thực trạng Thất nghiệp ở Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình chung
Theo điều tra lao động việc làm hàng năm của Bộ Lao động thương binh
và xã hội, tỷ lệ thất nghiệp tính chung cho lực lượng lao động ở nước ta trong
thời gian qua là thấp. Số liệu bảng 2.7 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp chung này năm
2003 là 2,25%, 3 năm tiếp theo có xu hướng giảm đi nhưng không đáng kể, và
đến năm 2007 tăng lên 2,52%.
Bảng 2.7: Tình hình thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam (2003-
2007)
Chỉ tiêu 2003 2004 200
5
2006 2007
Tổng số người thất nghiệp (1.000
người)

949 926 929 997 1.114
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,25 2,14 2,14 2,19 2,52
(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2003- 2007)
Sở dĩ tỷ lệ thất nghiệp chung của lực lượng lao động thấp là do nước ta có
tới 75% lực lượng lao động làm việc ở nông thôn. Phần lớn họ là nông dân và
các hộ lao động cá thể nhỏ nên gần như không có khả năng xảy ra thất nghiệp.
Còn lại chỉ có khoảng 17% lao động làm việc trong khu vực làm công ăn lương
là có khả năng xảy ra thất nghiệp. Chính vì vậy, xét về tỷ lệ thất nghiệp tính
riêng cho khu vực thành thị và nông thôn, số liệu bảng 2.8 cho thấy, tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn. Năm
2003 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,78%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở nông
thôn chỉ là 1,2%. Tuy nhiên, có một thực tế là, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị trong
những năm gần đây đang có xu hướng giảm đi, còn tỷ lệ thất nghiệp ở nông
thôn có xu hướng tăng lên. Năm 2007 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống
còn 4,64%, tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn tăng lên 1,65%. Thực tế này cho thấy
hiện nay và trong những năm tới nước ta cần phải quan tâm đến cả tình trạng
thất nghiệp ở nông thôn.
Bảng 2.8: Thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam
phân theo khu vực thành thị và nông thôn (2003-2007)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Thành thị Số người (1.000
người)
571 575 569 558 574
Tỷ lệ (%) 5.78 5.60 5.31 4,82 4,64
Nông
thôn
Số người (1.000
người)
378 351 360 439 540
Tỷ lệ (%) 1,20 1,10 1,10 1,30 1,65

(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2003- 2007;
Niên giám thống kê 2007)
2.1.2.2. Cơ cấu và loại hình thất nghiệp
a. Thất nghiệp theo giới tính
Số liệu bảng 2.9 cho thấy, mặc dù nam chiếm tỷ lệ lớn hơn nữ trong cơ
cấu lao động phân theo giới tính, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nữ lại cao hơn
nam. Năm 2003 tỷ lệ thất nghiệp của nữ là 2,63%, trong khi của nam chỉ là
1,88%. Những năm sau tỷ lệ thất nghiệp của lao động nam đã tăng lên, năm
2007 là 2,44% gần bằng tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ 2,61%.
Bảng 2.9: Thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam phân theo giới tính (2003-
2007)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 200
6
2007
Nam Số người (1.000
người)
402 410 445 496 567
Tỷ lệ (%) 1,88 1,86 1,99 2,18 2,44
Nữ Số người (1.000
người)
547 516 484 501 547
Tỷ lệ (%) 2,63 2,44 2,29 2,44 2,61
(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2003- 2007)
Một lý do quan trọng khiến nữ giới có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới
là do họ vừa phải tham gia lao động vừa phải thực hiện vai trò làm mẹ, làm vợ
của mình. Năm 2005, thất nghiệp ở độ tuổi 20 - 29 tuổi chiếm tới gần 26% tổng
số lao động thất nghiệp ở Việt Nam. Trong khi tỷ suất tham gia hoạt động kinh
tế của nhóm tuổi này là khá cao: nhóm 20-24 tuổi là 74,6%
1
, nhóm 25-29 tuổi là

83,7%, đồng thời tỷ suất sinh của nhóm tuổi này cũng là cao nhất. Cũng chính
vì lý do đó họ dễ bị thất nghiệp và thời gian thất nghiệp cũng thường dài hơn
những nhóm đối tượng khác. Hiện nay, hàng năm sẽ có hơn 7 triệu phụ nữ trong
nhóm tuổi 20-29, tạo nên một nhu cầu khá lớn về an toàn việc làm và an sinh xã
hội, an toàn thu nhập, trợ giúp về các dịch vụ gia đình và xã hội.
b. Thất nghiệp theo vùng kinh tế
Cho đến nay, nước ta vẫn là nước nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp
lại có tính chất mùa vụ nên tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực
nông thôn là khá thấp. Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu chỉ làm việc
trong thời gian nông vụ của năm. Sau khi kết thúc mùa vụ là thời gian nhàn rỗi
và không có việc làm. Đây có thể được coi là một dạng thất nghiệp trá hình (thất
nghiệp bán phần). Số liệu bảng 2.10 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ
lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn nước ta thời gian qua theo 8
vùng kinh tế.
Bảng 2.10: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở thành thị và tỷ lệ sử
dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn theo vùng kinh tế
(Giai đoạn 2003-2007)
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
1. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành
thị
5,78 5,60 5,31 4,82 4,64
- Đồng bằng sông Hồng 6,38 6,03 5,61 6,42 5,74
- Đông bắc 5,93 5,45 5,12 4,32 3,97
- Tây bắc 5,19 5,30 4,91 3,89 3,42
- Bắc trung bộ 5,45 5,35 4,98 5,50 4,92
- Duyên hải nam trung bộ 5,46 5,70 5,52 5,36 4,99
- Tây nguyên 4,39 4,53 4,23 2,38 2,11
- Đông nam bộ 6,08 5,92 5,62 5,47 4,83
1 2006: Điều tra biến động dân số, nguồn lao động và KHHGĐ 1/4/2006, biểu 3.12, trang 45

- Đồng bằng sông Cửu long 5,26 5,03 4,87 4,52 4,03
2. Tỷ lệ thời gian sử dụng
lao động ở nông thôn
77,65 79,10 80,6
5
81,79 81,96
- Đồng bằng sông Hồng 78,25 80,21 78,75 80,65 81,03
- Đông bắc 77,09 78,68 80,31 81,76 81,91
- Tây bắc 74,25 77,42 78,44 78,78 79,13
- Bắc trung bộ 75,60 76,13 76,45 77,91 78,09
- Duyên hải nam trung bộ 77,31 79,11 77,81 79,81 80,11
- Tây nguyên 80,43 80,60 81,61 82,70 82,94
- Đông nam bộ 78,45 81,34 82,90 83,46 83,77
- Đồng bằng sông Cửu long 78,27 78,37 80,0
0
81,70 82,04
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
Như vậy, hai vùng kinh tế lớn của đất nước là đồng bằng Sông Hồng và
Đông Nam bộ, nơi tập trung đông nhất lực lượng lao động và lao động có việc
làm, cũng là nơi có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao thứ nhất nhì cả
nước. Năm 2007, tỷ lệ này ở Đồng bằng Sông Hồng và Đông nam bộ tương ứng
là 5,74% và 4,83%, so với tỷ lệ thất nghiệp thành thị chung cả nước là 4,64%.
Tuy nhiên, đây là hai vùng có tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn khá
cao. Năm 2007, Đông nam bộ có tỷ lệ sử dụng thời gian lao động cao nhất cả
nước 83,77%, tiếp theo đến Tây nguyên 82,94%, Đông bắc 81,91%, đồng bằng
Sông Cửu long 82,04%, đồng bằng Sông Hồng 81,03%. Bắc trung bộ có tỷ lệ sử
dụng thời gian lao động thấp nhất 78,09% do đây là vùng sản xuất nông nghiệp
có tính mùa vụ rõ rệt nhất. Chính vì vậy, nhiều người dân ở vùng này đã phải di
chuyển ra các thành phố lớn để tìm việc làm thêm trong thời gian nhàn rỗi. Số
liệu bảng 2.11 cho thấy, tình hình thiếu việc làm của lực lượng lao động trong

độ tuổi và từ 15 tuổi trở lên ở nước ta theo 2 khu vực thành thị và nông thôn
năm 2007. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở vùng nông thôn thấp hơn ở thành thị,
nhưng tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lại cao và cao hơn nhiều so với thành thị.
Bảng 2.11: Tình hình lao động thiếu việc làm ở nước ta năm 2007
Chỉ tiêu Lao động từ 15 tuổi trở Lao động trong độ tuổi
lên
Thành thị Nông thôn Thành thị Nông
thôn
Số lao động thiếu
việc làm (1.000
người)
244 2.017 236 1.887
Tỷ lệ thiếu việc làm
(%)
2,06 5,79 2,07 5,76
(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2007)
c. Thất nghiệp theo độ tuổi
Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam nếu xem xét trên tiêu chí độ tuổi, số
liệu bảng 2.12 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là ở hai độ tuổi: từ 15 đến 19
tuổi và từ 20 đến 24 tuổi. Sở dĩ lứa tuổi này có tỷ lệ thất nghiệp cao vì rơi vào
giai đoạn học sinh mới tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc Trung học phổ thông
hoặc các trường dạy nghề, cao đẳng hay đại học mà chưa tìm được việc làm
ngay. Số liệu bảng 2.12 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm theo độ
tuổi tăng dần do kinh nghiệm làm việc và công việc dần ổn định hơn.
Bảng 2.12: Tình hình thất nghiệp phân theo độ tuổi (2005 và 2007)
Tuổi
2005 2007
Lực
lượng


(1.000
người)
Số người
thất
nghiệp
(1.000
người)
Tỷ lệ
thất
nghiệp
(%)
Lực
lượng

(1.000
người)
Số người
thất
nghiệp
(1.000
người)
Tỷ lệ
thất
nghiệp
(%)
15-19 3.567 141 3,95 3.410 239 7,01
20-24 5.820 314 5,40 6.445 354 5,49
25-29 5.118 169 3,30 5.785 191 3,30
30-34 5.661 86 1,52 5.632 97 1,72
35-39 6.052 75 1,24 6.157 77 1,25

40-44 6.002 51 0,85 6.134 60 0,98
45-49 5.171 78 0,93 5.319 48 0,90
50-54 3.358 27 0,80 4.041 35 0,87
55-59 1.065 11 1,03 2.018 20 0,99
60
+
1.677 7 0,42 1.767 9 0,51
(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2005)
Ngoài ra, theo kết quả điều tra độc lập do nhóm nghiên cứu đề tài thực
hiện, số liệu bảng 2.13 cho thấy, những người lao động thuộc thế hệ trước (từ 41
tuổi trở lên) ít bị thất nghiệp hơn so với những người lao động trẻ thuộc các thế
hệ gần đây (từ 40 tuổi trở xuống). Điều này phần nào cho thấy, khi nước ta sang
nền kinh tế thị trường, thị trường lao động phát triển tự do hơn theo quy luật
cung cầu, dẫn đến tình trạng thất nghiệp diễn ra phổ biến hơn. Kết quả điều tra
này cũng tương đồng với kết quả điều tra của Bộ lao động thương binh và xã
hội về lao động việc làm. Theo điều tra của Bộ lao động thương binh xã hội,
năm 2006 lực lượng lao động thất nghiệp chưa bao giờ làm việc và chưa tìm
được việc làm chiếm tới 68,61 %, còn lao động thất nghiệp đã từng làm việc và
mất việc chỉ chiếm 31,39%.
Bảng 2.13: Kết quả điều tra tình hình thất nghiệp theo độ tuổi do
Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện
Độ tuổi
Số lao động
điều tra
(người)
Số lao động đã
từng bị thất
nghiệp (người)
Số lao động đã
từng bị TN/ số

lao động điều tra
(%)
Từ 24 tuổi trở
xuống
74 32 43,24
25 đến 40 tuổi 390 176 45,13
Từ 41 tuổi trở lên 66 22 33,33
Tổng 530 230 43,40
(Nguồn:Kết quả điều tra của Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện, 2008)
Kết quả điều tra của Nhóm nghiên cứu đề tài về thời gian thất nghiệp
(bảng 2.14) cho thấy, mặc dù lứa tuổi từ 24 trở xuống có tỷ lệ thất nghiệp cao
nhưng thời gian thất nghiệp của họ phần lớn dưới 6 tháng (chiếm 93,75% số
người điều tra ở độ tuổi dưới 24). Nhóm tuổi này có tỷ lệ thất nghiệp cao do họ
là học sinh hay sinh viên vừa mới tốt nghiệp chưa tìm được việc làm ngay. Tuy
nhiên, thời gian để họ tìm việc thường trong khoảng 6 tháng. Thời gian tìm việc
của các nhóm tuổi lớn hơn có xu hướng kéo dài hơn. Thời gian thất nghiệp dưới
6 tháng của độ tuổi từ 25 đến 40 chiếm 56,82% số người được điều tra trong độ
tuổi đã từng bị thất nghiệp. Con số này ở độ tuổi từ 41 trở lên là 59,09%.
Bảng 2.14: Kết quả điều tra về thời gian thất nghiệp do
Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện
Độ tuổi
Từ 24 tuổi trở
xuống
25 đến 40 tuổi Từ 41 tuổi trở lên
Số
người
(người)
Cơ cấu
(%)
Số

người
(người)
Cơ cấu
(%)
Số
người
(người)
Cơ cấu
(%)
Thất nghiệp
dưới 6 tháng
30 93,75 100 56,82 13 59,09
Thất nghiệp
từ 6 tháng trở
lờn
2 6,25 76 43,18 9 40,91
Tổng số 32 100,00 176 100,00 22 100,00
(Nguồn: Kết quả điều tra của Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện, 2008)
Cũng theo kết quả điều tra của Nhóm nghiên cứu đề tài về nguyên nhân
thất nghiệp (bảng 2.15), ở độ tuổi dưới 24 có 40,63%, độ tuổi từ 25 đến 40 có
tới 53,96% và độ tuổi từ 41 trở lên có31,82% người lao động đã từng nghỉ việc
để đi tìm việc khác tốt hơn. Con số này cho thấy: một là, lao động trẻ mới tốt
nghiệp ra trường thường không tìm được việc làm phù hợp và lâu dài nên phải
làm những công việc tạm thời, khi có điều kiện họ sẵn sàng nghỉ việc để đi tìm
việc làm mới tốt hơn và phù hợp hơn. Hai là, sự tự do hoá thị trường lao động
tạo nhiều cơ hội hơn cho người lao động để tìm việc mới tốt hơn. Đây có thể coi
là trường hợp thất nghiệp tự nguyện và khi Việt Nam triển khai bảo hiểm thất
nghiệp cần được xem xét có thuộc diện được hưởng trợ cấp hay không. Điều
đáng lưu ý nữa là, đối với người lao động thuộc độ tuổi từ 41 trở lên, thất
nghiệp do doanh nghiệp giải thể và bị sa thải chiếm tỉ lệ khá cao là 13,63% và

22,73%. Đây là những người lao động đã có quá trình làm việc lâu năm, chủ
yếu là làm ở các doanh nghiệp nhà nước bị giải thể hoặc thu hẹp quy mô sản
xuất kinh doanh dẫn đến mất việc. Nhóm đối tượng này rất cần sự hỗ trợ từ phía
nhà nước để khắc phục những khó khăn do thất nghiệp gây ra cho họ và gia
đình.
Bảng 2.15: Kết quả điều tra về nguyên nhân thất nghiệp do
Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện
Độ tuổi
Từ 24 tuổi trở
xuống
25 đến 40 tuổi Từ 41 tuổi trở lên
Số
người
(người)
Cơ cấu
(%)
Số
người
(người)
Cơ cấu
(%)
Số
người
(người)
Cơ cấu
(%)
Nghỉ việc để
tìm việc khác
tốt hơn
13 40,63 95 53,98 7 31,82

DN giải thể 2 6,25 19 10,80 3 13,63
Bị sa thải 1 3,12 7 3,97 5 22,73
Lý do khác 16 50,00 55 31,25 7 31,82
Tổng số 32 100,00 176 100,00 22 100,00
(Nguồn:Kết quả điều tra của Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện, 2008)
d. Thất nghiệp theo trình độ học vấn
Xét tình hình thất nghiệp theo trình độ học vấn, số liệu bảng 2.16 cho
thấy, thất nghiệp chủ yếu xảy ra với đối tượng tốt nghiệp Trung học phổ thông
( chiếm 46,67%). Điều này là hợp lý khi xét tình trạng thất nghiệp theo độ tuổi
ở bảng 2.12 và lao động có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tới
50% lực lượng lao động. Tuy số người thất nghiệp chưa biết chữ và chưa tốt
nghiệp tiểu học ít, chỉ có khoảng 43 nghìn người và chiếm cơ cấu 7,35%, nhưng
lại có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất 5,97%. Do có trình độ học vấn thấp nên khả
năng tìm việc khó hơn và khả năng mất việc cao của lao động chưa biết chữ và
chưa tốt nghiệp tiểu học là tất yếu.
Bảng 2.16: Tình hình thất nghiệp ở khu vực thành thị phân theo
trình độ học vấn năm 2006
Trình độ
Chưa biết chữ
và chưa TN
tiểu học
Tốt
nghiệp
tiểu học
Tốt
nghiệp
THCS
Tốt
nghiệp
THPT

Tổng
Số người
(1.000
người)
43 131 138 273 585
Tỷ lệ thất
nghiệp (%)
5,97 5,11 5,22 5,22 4,82
Cơ cấu (%) 7,35 22,39 23,59 46,67 100,00
(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2006)
e. Thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Số liệu bảng 2.17 cho thấy, lao động chưa qua đào tạo có cơ cấu chiếm
tới 63,93%, tiếp đến là lao động đã qua đào tạo nghề 15,55%, lao động có trình
độ cao đẳng đại học trở lên 12,31% và lao động có trình độ trung học chuyên
nghiệp 8,20%. Lao động chưa qua đào tạo cũng có tỷ lệ thất nghiệp cao 7,91%,
chiếm vị trí thứ hai, do thiếu kỹ năng lao động. Lao động đã qua đào tạo nghề
và tương đương có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất 2,52%. Điều này phản ánh đúng
thực tế nước ta hiện nay đang rất cần lao động là công nhân kỹ thuật lành nghề;
trong khi lại đào tạo thừa cấp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Tình trạng sinh viên tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, thậm chí đại
học đi làm các công việc giản đơn, không cần đào tạo là phổ biến. Đây chính là
tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở nước ta trong những năm qua.
Bảng 2.17: Tình hình thất nghiệp ở thành thị phân theo
trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006
Trình độ
Chưa
qua đào
tạo
Đã qua đào
tạo nghề và

tương
đương
Trung học
chuyên
nghiệp
Cao
đẳng
đại học
trở lên
Tổng
Số người
(1.000 người)
374 91 48 72 585
Tỷ lệ thất
nghiệp (%)
7,91 2,52 9,16 3,97 4,82
Cơ cấu (%) 63,93 15,55 8,20 12,31 100,0
0
(Nguồn: Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra lao động, việc làm 2006)
Như vậy, có thể nói tình trạng thất nghiệp trong những năm qua ở Việt
Nam nếu tính chung cho cả nước là ở mức thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở
khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao nếu quy về
một tỷ lệ chung thì tỷ lệ thất nghiệp cả nước là ở mức cao hơn nhiều. Ngoài ra,
sự tự do hoá của thị trường lao động đang làm cho tình trạng thất nghiệp diễn ra
phổ biến hơn, đặc biệt với thế hệ trẻ. Thực trạng đó đòi hỏi nước ta phải có
những giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề này.
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM
VỪA QUA.
Hạn chế thất nghiệp và giải quyết tình trạng thất nghiệp luôn là vấn đề

nan giải, bởi lẽ đây là vấn đề phức tạp, là căn bệnh cố hữu của nền kinh tế thị
trường. Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực của thất nghiệp đến tất cả các
vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội, cho nên buộc Chính phủ các nước phải quan
tâm, giải quyết.
Ở nước ta, sau khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, tình trạng
thất nghiệp cũng diễn biến hết sức phức tạp. Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách và thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế và giải quyết tình
trạng thất nghiệp. Những chính sách và biện pháp chủ yếu là:
2.2.1. Chính sách dân số
Chính sách dân số đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và tổ chức
thực hiện ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX. Chính sách dân số là một
chính sách quốc gia, có tầm chiến lược lâu dài và đã được thực hiện đồng bộ ở
tất cả các ngành, các cấp và các địa phương trong cả nước. Mục đích của chính
sách này là giảm tỷ lệ sinh để đảm bảo cho cả nước có quy mô và cơ cấu dân số
hợp lý, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các tầng lớp dân cư,
phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững. Kết quả đạt được từ việc thực
hiện chính sách này đã làm cho tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,81% năm 1965
xuống còn 2,44% năm 1986 và 1,59% năm 2006. Chính vì chính sách dân số
được thực hiện từ rất sớm cho nên khi chuyển sang kinh tế thị trường, hệ quả
tích cực của nó đã được phát huy. Và hệ quả này chính là tốc độ gia tăng dân số
và nguồn lao động có xu hướng ngày càng giảm đi qua các thời kỳ.
Bảng 2.18. Tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động ở Việt Nam qua các
thời kỳ (1960 - 2007)
Thời kỳ
Dân số bình quân năm
Lao động bình quân
năm
Số lượng
(nghìn người)
Tốc độ

tăng (%)
Số lượng
(nghìn
người)
Tốc độ
tăng (%)
1. Thời kỳ 1960 đến 1975 58.896 - 29.568 -
2. Thời kỳ 1976 đến 1985 65.207 10,81 32.914 11,43
3. Thời kỳ 1986 đến 1990 70.707 8,36 35.818 9,02
4. Thời kỳ 1991 đến 1995 75.526 6,90 38.314 7,01
5. Thời kỳ 1996 đến 2000 80.107 6,03 40.812 6,64
6. Thời kỳ 2001 đến 2005 83.502 4,39 42.996 5,10
7. Thời kỳ 2006 đến 2007 85.041 1,59 43.607 1,64
(Nguồn: Tính từ Niên giám Thống kê hàng năm)
Số liệu ở bảng 2.18 cho thấy, chính sách dân số ở nước ta đã góp phần
quyết định làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai; cả
trước mắt và lâu dài. Chính sách này không chỉ được áp dụng ở nước ta mà còn
ở nhiều nước trên thế giới, như: Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia.
2.2.2. Trợ cấp thôi việc và mất việc làm
Trước năm 1986, nước ta quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, nên việc phân bố lao động được thực hiện theo kế hoạch của Nhà
nước. Mọi người đến tuổi lao động đều được Nhà nước tạo điều kiện để có việc
làm, do vậy chưa có khái niệm thất nghiệp và chưa hình thành thị trường lao
động. Từ năm 1986 trở lại đây, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị
trường đã xuất hiện một loạt các vấn đề liên quan đến lợi ích và cuộc sống
người lao động, trong đó tình trạng mất việc làm diễn ra khá phổ biến do nhiều
nguyên nhân khác nhau (như: doanh nghiệp bị giải thể do làm ăn thua lỗ; sắp
xếp lại các DNNN do làm ăn kém hiệu quả v.v...). Đây thực chất là tình trạng
thất nghiệp và khái niệm thất nghiệp cũng bắt đầu được sử dụng khá phổ biến.
Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ đã ban hành một loạt các Quyết định,

Nghị định nhằm hỗ trợ những người lao động bị thất nghiệp, giúp họ ổn định
cuộc sống và tự tạo việc làm. Các văn bản chủ yếu liên quan đến vần đề này là:
+ Quyết định 217/HĐBT của chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng ( Nay là Thủ
tướng Chính phủ) ban hành ngày 14 tháng 1 năm 1987 quy định về việc giải
quyết trợ cấp cho người lao động bị thôi việc ( Đối với người trong biên chế
Nhà nước) hoặc chấm dứt hợp đồng lao động bị thôi việc ( Đối với người lao
động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động) do doanh nghiệp thu hẹp sản
xuất, giải thể xí nghiệp thì mỗi năm làm việc được trợ cấp 1 tháng lương, kể cả
phụ cấp và bù giá ( nếu có). Nếu người lao động thôi việc hoặc chấm dứt hợp
đồng do vi phạm kỷ luật lao động, nhưng chưa đến mức thi hành kỷ luật buộc
thôi việc, hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mỗi năm công tác được
trợ cấp 1/2 tháng lương kể cả phụ cấp và bù giá ( nếu có). Những người đã được

×